Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Tài liệu ĐỀ TÀI " KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.68 KB, 93 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ − QUẢN TRỊ KINH DOANH
________________________


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ
XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX



Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. ĐÀM THỊ PHONG BA TRƯƠNG KIM THÀNH
MSSV: 4053630
Lớp: Kế toán tổng hợp K31


Cần Thơ - 2009
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba ii SVTH: Trương Kim Thành

LỜI CẢM ƠN



Trong su
ốt quá trình học tập tại Khoa Kinh
tế - Qu
ản trị kinh doanh trường
Đ
ại học Cần Thơ, em đã được sự hướng dẫn tận tình của Quý thầy cô và đã tiếp thu
đư
ợc rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện luận văn tốt
nghi
ệp
em đ
ã được sự giúp đỡ của quý thầy cô
.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám
Hiệu trường Đại Học Cần Thơ đ
ã t
ạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập
nghiên cứu, cám ơn các thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đặc biệt là các thầy cô
khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đ
ã truy
ền đạt cho chúng em những kiến thức quý
báu sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho chúng em về sau này. Đặc biệt em chân
thành cám ơn cô Đàm Thị Phong Ba đ
ã hư
ớng dẫn tận tình và đóng góp những ý
kiến quý báo để em có thể giúp em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc công ty cổ phần chế biến và xuất
nhập khẩu thủy sản Cadovimex, em c
ũng xin c
ảm ơn các anh, chị Phòng Kinh tế -

Kế hoạch, anh Dương Ngọc Thới - Kế toán trưởng Công ty đ
ã hư
ớng dẫn, giới thiệu
và giúp đỡ em rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu ở Công ty.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp chân t
ình c
ủa quý Thầy Cô, cơ
quan thực tập và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Em kính chúc quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên trong Công ty
dồi dào sức khoẻ, gặt hái được nhiều thành công.
Xin trân trọng cám ơn!
Cần Thơ, ngày 24 tháng 04 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Trương Kim Thành


www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba iii SVTH: Trương Kim Thành


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.


Ngày 24 tháng 04 năm 2009
Sinh viên thực hiện


Trương Kim Thành
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba iv SVTH: Trương Kim Thành

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


………………………




…………………




…………………






Ngày…. Tháng….năm….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba v SVTH: Trương Kim Thành

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



…… …………………




…………………




…………………






Ngày…. Tháng….năm….
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba vi SVTH: Trương Kim Thành

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN



…………………




…………………




…………………





Ngày……tháng….năm…

GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba vii SVTH: Trương Kim Thành

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GI
ỚI THIỆU

1
1.1. Đ
ẶT
V
ẤN
Đ

NGHIÊN C
ỨU
1
1.1.1. S
ự cần thiết nghiên cứu
1
1.1.2. Căn c
ứ thực tiễn
2
1.2. M
ỤC

TIÊU NGHIÊN C
ỨU
2
1.2.1. M
ục tiêu chung
2
1.2.2. M
ục tiêu cụ thể
3
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1. Không gian 3
1.3.2. Thời gian 3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1. Khái quát về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 4
2.1.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 7
2.1.3. Phân tích sự biến động 15
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 21
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 21
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT
NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX
22
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 22
3.1.1. Giới thiệu Công ty 22
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 23
3.1.3. Những thành tựu đã đạt được 24
www.kinhtehoc.net


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba viii SVTH: Trương Kim Thành

3.1.4. Hệ thống quản lý chất lượng Công ty đang áp dụng 25
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY 27
3.2.1. Sơ đồ tổ chức tại Công ty 27
3.2.2. Các Phòng, Ban và đơn vị kinh doanh 29
3.3. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG
3 NĂM (2005-2007) 33
3.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm (2005-2007) 33
3.3.2. Tình hình xuất khẩu của Công ty trong 3 năm (2005-2007) 37
3.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 39
3.4.1. Thuận lợi 39
3.4.2. Khó khăn 41
3.4.3. Định hướng phát triển của Công ty 42
CHƯƠNG 4: TÌNH HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP
KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX
44
4.1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY 44
4.1.1. Quy trình sản xuất tôm đông lạnh 44
4.1.2. Quy trình sản xuất mực đông lạnh 45
4.2. CÁC NGUYÊN TẮC TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI
CÔNG TY 46
4.2.1. Nguyên tắc tập hợp các loại chi phí sản xuất 46
4.2.4. Nguyên tắc tính giá thành sản phẩm 46
4.3. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY

….47
4.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 47
4.3.2. H
ạch toán chi phí nhân công trực tiếp
48
4.3.3. H
ạch toán chi phí sản xuất chung
51
4.3.4. Đánh giá s
ản phẩm dở dang
55
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba ix SVTH: Trương Kim Thành

4.3.5. Tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm 57
4.4. PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐẾN GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM 58
4.4.1 Phân tích biến động chung của chi phí sản xuất trong 3 năm 2005, 2006,
2007 58
4.4.2. Phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch của từng khoản mục
chi phí sản xuất trong 3 năm 2005, 2006, 2007 61
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP
71
5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 71
5.1. GIẢI PHÁP 71
5.3.1. Tạo nguồn nguyên liệu bền vững 71
5.3.2. Nâng cao tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất 72

5.3.3. Tiết kiệm các loại chi phí để hạ giá thành sản phẩm 73
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
76
6.1. KẾT LUẬN 76
6.2. KIẾN NGHỊ 77
6.2.1. Đối với Công ty 77
6.2.2. Đối với Nhà nước 78

www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba x SVTH: Trương Kim Thành

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG
3 NĂM 2005, 2006, 2007 34
Bảng 2: TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU 37
Bảng 3: TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP TRONG QUÝ 1 NĂM
2008 50
Bảng 4: TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG TRONG QUÝ 1 NĂM
2008 53
Bảng 5: TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG QUÝ 1 NĂM 2008 55
Bảng 6: PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH MẶT HÀNG TÔM ĐÔNG LẠNH 58
Bảng 7:PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH MẶT HÀNG MỰC ĐÔNG LẠNH 58
Bảng 8: BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM
2005, 2006, 2007 59
Bảng 9: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
CỦA SẢN PHẨM TÔM ĐÔNG LẠNH NĂM 2005, 2006, 2007 61

Bảng 10: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
CỦA SẢN PHẨM MỰC ĐÔNG LẠNH NĂM 2005, 2006, 2007… 63
Bảng 11: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP CỦA
SẢN PHẨM TÔM ĐÔNG LẠNH NĂM 2005, 2006, 2007 65
Bảng 12: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP CỦA
SẢN PHẨM MỰC ĐÔNG LẠNH NĂM 2005, 2006, 2007…… 66
Bảng 13: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG KHẢ BIẾN
SẢN PHẨM TÔM ĐÔNG LẠNH NĂM 2005, 2006, 2007 67
Bảng 14: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG KHẢ BIẾN
SẢN PHẨM MỰC ĐÔNG LẠNH NĂM 2005, 2006, 2007 68
Bảng 15: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG ĐỊNH PHÍ SẢN XUẤT CHUNG NĂM 2005,
2006, 2007 69
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba xi SVTH: Trương Kim Thành

DANH MỤC HÌNH
Trang
Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 8
Sơ đồ 2: sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 9
Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 10
Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất theo kê khai thường xuyên 11
Sơ đồ 5: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất theo kiểm kê định kỳ 12
Sơ đồ 6: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý tại Công ty 27
Sơ đồ 7: Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức chứng từ ghi sổ 31
Sơ đồ 8: Quy trình sản xuất tôm đông lạnh 44
Sơ đồ 9: Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiêp quý 1 – CADOVIMEX 48
Sơ đồ 10: Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp quý 1 – CADOVIMEX 50

Sơ đồ 11: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung quý 1 – CADOVIMEX… 54
Sơ đồ 12: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
quý 1 - CADOVIMEX 57
Biểu đồ 1: Tình hình lợi nhuận sau thuế của Công ty 36
Biểu đồ 2:Doanh thu xuất khẩu theo từng thị trường 38
Biểu đồ 3: Biến động chi phí sản xuất 61
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba xii SVTH: Trương Kim Thành

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT


Tiếng Việt
NVL: Nguyên vật liệu
PX: Phân xưởng
TK: Tài khoản
BPSX: Bộ phận sản xuất
CPSX: Chi phí sản xuất
CPSXDD: Chi phí sản xuất dở dang
CPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT: Chi phí nhân cong trực tiếp
CPSXC: Chi phí sản xuất chung
TSCĐ: Tài sản cố định
SXDD: Sản xuất dở dang
SP: Sản phẩm
SPDD: Sản phẩm dở dang
Z: Giá thành

PS:Phát sinh
Đvsp: đơn vị sản phẩm
XNK: Xuất nhập khẩu
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế

Tiếng Anh:
HOSO: Tôm sú nguyên con
HLSO: Tôm sú, tôm thẻ, tôm chì, bỏ đầu
VASEP: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba xiii SVTH: Trương Kim Thành

SSOP: Sanitation Standard Operating Procedure - Quy phạm vệ sinh quy định
quy trình và các thủ tục kiểm soát vệ sinh tại nhà máy
GMP: Good Manufactoring Practices - Quy phạm sản xuất quy định các biện
pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu
cầu về chất lượng
ISO 9001:2000 – 14001:2004: International Organization for Standardization
BRC: British Retail Consortium – Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc
IFS: International Food Standards – Tổ chức Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế
US HACCP: US Hazard Analysis and Critical Control Point – Bộ Quy tắc
Đánh giá và Kiểm soát điểm tới hạn của Hoa Kỳ
SQF 2000: Safe Quality Foods 2000 – Bộ quy tắc Thực phẩm Chất lượng An
toàn 2000
SA 8000: Social Accountability 8000 – Bộ Quy tắc An toàn Xã hội 8000

HALAL: Foods Certified as Muslim – Approved – Chứng nhận Thực phẩm
phù hợp với Hồi Giáo


www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 1 SVTH: Trương Kim Thành
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc
phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại từng thời điểm, đồng thời cung
cấp những thông tin kinh tế cho xã hội hữu ích cho các cổ đông cũng như các nhà
đầu tư quan tâm đến Công ty và giúp cho Nhà nước trong việc chỉ đạo điều hành
các hoạt động kinh tế nhằm phục vụ tốt cho công cuộc định hướng phát triển của
đất nước.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của các
nhà quản lý doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán của sản phẩm,
khi đó nó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp, mà
mục tiêu của các doanh nghiệp là phải tìm kiếm lợi nhuận do đó việc tổ chức thực
hiện tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh
nghiệp là hết sức cần thiết. Riêng công tác hạch toán giá thành sản phẩm là khâu
phức tạp nhất trong công tác kế toán của doanh nghiệp, nó đòi hỏi người kế toán
phải có đầy đủ kinh nghiệm để xác định đúng đắn các loại chi phí, chi phí nào hợp
lý được tính vào giá thành của sản phẩm, chi phí nào không được tính vào giá
thành sản phẩm. Nếu xác định không đúng đắn chúng ta có thể bỏ sót các hoặc
thêm vào các chi phí không hợp lý làm giá thành của sản phẩm bị đội lên và làm

mất tính cạnh tranh về giá cả của mặt hàng trên thị trường.
Đối các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là với những doanh nghiệp sản
xuất có qui mô lớn, sản xuất những mặt hàng có tính cạnh tranh cao, ngoài các
yếu tố nguồn vốn, nguồn nguyên liệu, thị trường,… thì một trong những nội dung
có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là công việc quản trị chi phí và tính giá thành sản
phẩm. Khi chúng ta bước vào nền kinh tế thị trường thì cũng là là lúc chúng ta
phải chịu chi phối bởi các tác động của các yếu tố khách quan bên ngoài, cũng
như sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong nước nhất là cạnh tranh về
giá cả. Do đó bắt buộc doanh nghiệp phải hết sức tỉnh táo trong kinh doanh, phải
hạch toán một cách đúng đắn, đầy đủ, và quản lý các khoản chi phí một cách hợp
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 2 SVTH: Trương Kim Thành
lý, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và tạo cho mình
một chổ đứng vững chắc trên thương trường.
Qua một thời gian thực tập tại Công ty và nhận thấy được tầm quan trọng
của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên tôi quyết
định chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
1.1.2. Căn cứ thực tiễn
Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, theo quy
định của Nhà nước thì doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều đòi hỏi phải có bộ phận
kế toán để hạch toán các loại chi phí, thuế, doanh thu và lợi nhuận Riêng đối với
doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thì hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đồng thời nó
cũng là mối quan tâm của các cơ quan chức năng Nhà nước trong việc thực hiện
công tác quản lý các doanh nghiệp.
Giá thành sản phẩm với chức năng vốn có của nó đã trở thành chỉ tiêu kinh

tế có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý chất lượng và hiệu quả của việc sản xuất
kinh doanh. Có thể nói rằng giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ
các biện pháp kinh tế, tổ chức, quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang
thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó việc hiểu rõ các yếu tố chi
phí cấu thành nên giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết để từ đó giúp doanh
nghiệp quản lý các loại chi phí của mình tốt hơn nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá
thành sản phẩm.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm và cách thức hạch
toán chi phí của Công ty nhằm xem xét tính hợp lý trong công tác tính giá thành
sản phẩm tại Công ty. Đồng thời phân tích sự tác động của các yếu tố chi phí sản
xuất đến giá thành sản phẩm. Từ đó đề ra một số biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 3 SVTH: Trương Kim Thành
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chế
biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex.
- Hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
- Phân tích sự tác động của các yếu tố chi phí sản xuất đến giá thành sản
phẩm.
- Đánh giá công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm của Công ty.
- Đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm của Công ty.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian

Đề tài được tiến hành trong Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu
thủy sản Cadovimex.
1.3.2. Thời gian
Thời gian tiến hành đề tài: Từ 02/02/2009 đến 25/04/2009
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ
phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex trong quý 1 năm 2008, phân
tích biến động chung của chi phí sản xuất và phân tích sự biến động của từng
khoản mục chi phí sản xuất tại Công ty trong 3 năm 2005, 2006, 2007.
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 4 SVTH: Trương Kim Thành
CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái quát về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2.1.1.1. Chi phí sản xuất
a. Khái niệm chi phí sản xuất
Quá trình sản xuất sản phẩm là quá trình phát sinh thường xuyên, liên tục
các khoản chi phí sản xuất với mục đích tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Chi phí sản xuất bao gồm rất nhiều khoản khác nhau như: chi phí về
nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí về khấu hao TSCĐ… Nói một cách
tổng quát, chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp
đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất có các đặc
điểm: vận động, thay đổi không ngừng; mang tính đa dạng và phức tạp gắn liền
với tính đa dạng, phức tạp của ngành nghề sản xuất, quy trình sản xuất.
b. Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản chi phí có nội dung, công dụng và

mục đích sử dụng khác nhau. Do đó để phục vụ cho công tác quản lý v à hạch toán
cần phải phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức phù hợp. Sau đây là một số tiêu
thức phổ biến để phân loại chi phí sản xuất.
- Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động:
Đây là cách phân loại phổ biến nhất vì nó rõ ràng và chi tiết. Cách phân
loại này căn cứ vào chức năng hoạt động mà chi phí phát sinh để phân loại, dựa
vào cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành 3 loại:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: tất cả chi phí gồm nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất kinh
doanh. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào đối tượng
chịu phí. Tuy nhiên, khi nguyên liệu trực tiếp được sử dụng cho nhiều loại sản
phẩm mà không thể xác định mức tiêu hao thực tế cho từng loại sản phẩm (hoặc
đối tượng chịu chi phí) thì kế toán phải tiến hành phân bổ theo tiêu thức thích hợp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: tất cả các chi phí có liên quan đến bộ phận
lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, tiền công, các khoản phụ
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 5 SVTH: Trương Kim Thành
cấp, các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí theo quy định. Chi phí
nhân công trực tiếp đươc hạch toán trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí. Cũng
như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, khi chi phí nhân công trực tiếp li ên quan đến
nhiều đối tượng và không thể xác định trực tiếp mức tiêu hao cho từng đối tượng
thì phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức thích hợp.
+ Chi phí sản xuất chung: là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền
với từng phân xưởng sản xuất, là loại chi phí tổng hợp gồm: chi phí nhân viên
phân xưởng, chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất của phân xưởng, chi phí khấu
hao TSCĐ ở phân xưởng.
Chi phí này được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất hoặc bộ phận sản
xuất kinh doanh hàng tháng và cuối mỗi tháng tiến hành phân bổ và kết chuyển

cho các đối tượng hạch toán chi phí.
Chi phí sản xuất chung có 4 đặc điểm:
• Gồm nhiều khoản mục khác nhau.
• Các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản xuất chung đều có tính chất gián
tiếp đối với từng đơn vị sản phẩm nên không thể tính thẳng vào sản phẩm dịch vụ
phục vụ.
• Chi phí sản xuất chung gồm cả biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.
Trong đó định phí chiếm tỷ lệ cao nhất.
• Do có nhiều khoản mục chi phí nên chúng được nhiều bộ phận khác nhau
quản lý và rất khó kiểm soát.
- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ:
+ Chi phí sản phẩm
Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra
hoặc được mua vào. Nó phát sinh trong một thời kỳ và ảnh hưởng đến nhiều kỳ
sản xuất kinh doanh, kỳ tính kết quả kinh doanh.
+ Chi phí thời kỳ
Chi phí thời kỳ là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
nhuận trong một kỳ kế toán. Chi phí thời kỳ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp tồn tại khá phổ biến như chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí
quảng cáo, chi phí thuê nhà, chi phí văn phòng… Những chi phí này được tính hết
thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 6 SVTH: Trương Kim Thành
Ở những doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản phẩm phát sinh trong lĩnh vực
sản xuất dưới hình thức chi phí sản xuất. Sau đó, chúng chuyển hóa thành giá trị
thành phẩm tồn kho chờ bán. Khi tiêu thụ, chúng chuyển hóa thành giá vốn hàng
bán được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ. Ngược lại, chi phí
thời kỳ, thời kỳ chúng phát sinh cũng chính là thời kỳ ghi nhận trên báo cáo kết

quả kinh doanh.
- Phân loại chi phí theo các tiêu thức khác:
Ngoài những cách phân loại trên thì chi phí sản xuất còn được phân loại
theo các tiêu thức sau:
+ Theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
Chi phí được chia thành 3 loại:
• Biến phí.
• Định phí.
• Chi phí hỗn hợp.
+ Phân loại nhằm ra quyết định
• Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
• Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được.
• Chi phí chênh lệch.
• Chi phí cơ hội.
• Chi phí chìm.
2.1.1.2. Giá thành sản phẩm
a. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm,
dịch vụ hoàn thành nhất định. Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ảnh
chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính tại
doanh nghiệp, cụ thể là phản ảnh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động,
tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà
doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt mục đích sản xuất là khối lượng sản phẩm
nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và lợi nhuận cao.
b. Phân loại
Trong doanh nghiệp sản xuất, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại:
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 7 SVTH: Trương Kim Thành

- Giá thành định mức: giá thành sản phẩm được xây dựng dựa trên tiêu
chuẩn định mức của chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung).
- Giá thành kế hoạch (giá thành dự toán): giá thành sản phẩm được tính
trên cơ sở tiêu chuẩn chi phí định mức nhưng có điều chỉnh theo năng lực hoạt
động trong kỳ kế hoạch.
- Giá thành thực tế: giá thành sản phẩm được tính dựa trên cơ sở chi phí
thực tế phát sinh. Giá thành định mức và giá thành kế hoạch thường được lập
trước khi sản xuất, còn giá thành thực tế thì hẳn nhiên chỉ có được sau quá trình
sản xuất. Do đó, doanh nghiệp luôn thực hiện công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm song song với các kỹ thuật để có được giá thành định
mức, giá thành kế hoạch sau đó điều chỉnh về giá thành thực tế.
2.1.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.1.2.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn
thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản
phẩm.
Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi
phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị đại lượng, kết quả hoàn
thành (thông thường kỳ tính giá thành được chọn trùng với kỳ báo cáo kế toán:
tháng, quý, năm,…).
2.1.2.2. Tập hợp chi phí sản xuất
a. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật
liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất
sản phẩm.
Tài khoản sử dụng: TK 621 “chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”
Kết cấu TK 621 được thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau:





www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 8 SVTH: Trương Kim Thành
TK 111, 112, 331,… TK 621 TK154








TK 152







Sơ đồ 1 : SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP

Nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu được hạch toán trực tiếp vào đối
tượng chịu chi phí. Nếu có liên quan đến nhiều đối tượng và không thể xác định
được trực tiếp mức tiêu hao cho từng đối tượng phải tiến hành phân bổ theo các
tiêu thức có thể như: định mức tiêu hao, hệ số phân bổ, tỷ lệ với trọng lượng, tỷ lệ
với giờ máy hoạt động…

Mức phân bổ
CPNVLTT cho
từng đối tượng
=
Tổng giá trị NVL trực
tiếp xuất sử dụng
x

Tiêu thức phân bổ
của từng đối tượng
Tổng tiêu thức dùng để
phân bổ
b. Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí chi phí liên
quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công,
các khoản phụ cấp, các khoản trích về KPCĐ, BHXH, BHYT,… tính vào chi phí
theo quy định.
Tài khoản sử dụng: TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”
Kết cấu TK 622 được thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau:



Trị giá NVL mua về
giao ngay cho BPSX
Trị giá nguyên vật
liệu xuất kho
Trị giá NVL dùng không
hết để lại PX (bút toán đỏ)
Trị giá NVL dùng không hết nhập lại kho
Kết chuyển chi phí

NVL trực tiếp
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 9 SVTH: Trương Kim Thành
TK 334 TK 622 TK 154








TK 335


TK338



Sơ đồ 2: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP

Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi
phí. Nếu có liên quan đến nhiều đối tượng và không thể xác định được trực tiếp
mức tiêu hao cho từng đối tượng phải tiến hành phân bổ theo các tiêu thức có thể
như: định mức tiền lương, hệ số phân bổ, số giờ hoặc ngày công tiêu chuẩn…
Mức phân bổ
CPNCTT cho
từng đối tượng

=

Tổng tiền lương nhân
công trực tiếp sản xuất
x

Tiêu thức phân bổ
của từng đối tượng
Tổng tiêu thức dùng để
phân bổ
c. Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với
từng phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung là loại chi phí tổng hợp bao
gồm các khoản: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ
sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các
chi phí khác bằng tiền dùng ở phân xưởng.
Phần chi phí sản xuất chung cố định được tính vào chi phí chế biến cho mỗi
đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, nếu mức sản phẩm thực tế sản
xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì vẫn phải tính cho đơn vị sản phẩm theo
mức công suất bình thường. Phần chi phí sản xuất chung cố định phân bổ còn thừa
được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Tiền lương nhân công
trực tiếp sản xuất
Trích trước tiền lương
nghỉ phép cho công nhân
Các khoản trích theo
lương tính vào CPSX
Kết chuyển chi phí nhân
công trực tiếp
www.kinhtehoc.net


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 10 SVTH: Trương Kim Thành
Nếu phân xưởng sản xuất ra 2 loại sản phẩm trở lên và tổ chức theo dõi
riêng chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm (đối tượng hạch toán chi phí là từng
loại sản phẩm) thì chi phí sản xuất chung phải được phân bổ cho từng loại sản
phẩm để kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm. Các tiêu thức phân bổ có thể:
tỷ lệ với tiền lương công nhân trực tiếp, tỷ lệ với nguyên vật liệu trực tiếp, tỷ lệ
với giờ máy chạy…
Mức phân bổ CPSXC
cho từng đối tượng
=

CPSXC thực tế
trong kỳ
x

Tiêu thức phân bổ
của từng đối tượng
Tổng tiêu thức
dùng để phân bổ
Tài khoản sử dụng : TK 627 “chi phí sản xuất chung”
Kết cấu TK 627 được thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau:

TK 334, 338 TK 627 TK 111, 152, 338,…









TK 335














TK 214




TK 154









TK 142, 242














TK 152, 153














TK 111, 112, 331,…















Sơ đồ 3: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

Phân bổ chi phí phát
sinh có giá trị lớn
Chi phí dịch vụ
mua ngoài khác
Lương và các khoản trích theo
lương nhân viên phân xưởng
Các khoản trích trước thuộc
phân xưởng sản xuất
Các khoản trích khấu hao
TSCĐ thuộc PXSX
Kết chuyển CPSXC

Xuất vật tư sử
dụng cho PXSX
Khoản làm giảm CPSXC
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 11 SVTH: Trương Kim Thành
2.1.2.3. Tổng hợp chi phí sản xuất
• Theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Tài khoản sử dụng: TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Kết cấu TK 154 được thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau:

TK 621 TK 154 TK 111, 152








TK622




TK 155









TK627




TK 157, 632









Sơ đồ 4: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN

• Theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Tài khoản sử dụng: TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
TK 631 “Giá thành sản xuất”
Kết cấu TK 154 và TK 631 được thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau:
Kết chuyển CPNVLTT
Kết chuyển CPSXC
Kết chuyển CPNCTT

Khoản làm giảm chi
phí sản xuất
Giá thành sản phẩm
hoàn thành nhập kho
Xuất bán ngay hoặc gửi
bán thông qua kho
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 12 SVTH: Trương Kim Thành
TK 154 TK 631 TK 154








TK 621




TK 111, 138, 611









TK 622




TK632








TK627
















Sơ đồ 5: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ

2.1.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm mà tại thời điểm tính giá
thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn
của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
a. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán theo chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất
chung thì tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này phù hợp với những
doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính)
chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.
Sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc
nguyên vật liệu chính) các chi phí khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành.
Nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) xuất dùng toàn bộ ngay từ
Kết chuyển chi phí
SXDD đầu kỳ
Kết chuyển CPSXC
Kết chuyển CPNCTT
Kết chuyển CPNVLTT
Kết chuyển chi phí
SXDD cuối kỳ
Các khoản làm giảm chi

phí sản xuất sản phẩm
Giá thành sản phẩm hoàn
thành nhập kho, xuất bán
www.kinhtehoc.net

×