Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.39 KB, 129 trang )

1

Luận văn
Du lịch sinh thái- bí quyết để
phát triển bền vững


2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST)
nói riêng đã và đang phát triển nhanh chống trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt,
trong những năm gần đây DLST như một hiện tượng và xu thế phát triển ngày
càng chiếm được sự quan tâm của các nước trên thế giới. Bởi đó, khơng chỉ là
một loại hình du lịch thiên nhiên hấp dẫn mà còn là du lịch có trách nhiệm,
hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn mơi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa,
phát triển cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và
phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng có tính
chất tồn cầu của DLST đối với bảo tồn mơi trường tự nhiên, các giá trị văn
hóa bản địa của các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội nên ngày du lịch thế
giới 27-9-2002 được Tổ chức Du lịch thế giới chọn chủ đề “Du lịch sinh tháibí quyết để phát triển bền vững” và Liên Hiệp Quốc đã quyết định lấy năm
2002 làm năm quốc tế về DLST.
Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu, một hiện tượng phổ biến trong
đời sống xã hội. Du lịch đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế xã
hội. Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định:
Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng
cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện
tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch
trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ khu vực. Xây
dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy


mạnh hợp tác liên kết với các nước [9, tr.178].


3

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: “Khuyến khích
đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả du lịch, đa dạng hóa sản
phẩm và các loại hình du lịch” [10, tr.202].
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001- 2010 được Thủ
Tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày
22.7.2002 đã xác định: DLST là một trong hai định hướng ưu tiên phát triển
góp phần đảm bảo phát triển du lịch bền vững, đưa du lịch thực sự trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Du lịch là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong thu nhập
quốc dân. Trong giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…nhằm mục tiêu dân
giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và bảo vệ vững chắc
độc lập dân tộc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì du lịch nói chung,
DLST nói riêng ngày càng đóng vai trị quan trọng. DLST là hình thức du lịch
đặc thù, du lịch có trách nhiệm với môi trường thiên nhiên và môi trường xã
hội, được du khách quốc tế và trong nước rất quan tâm.
Tỉnh Kiên Giang nằm trong vùng Tây Nam Bộ - một trong những khu
vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch của Việt Nam. Tỉnh Kiên Giang
được thiên nhiên ưu đãi: Có rừng, có biển, có hải đảo có đồi núi, đồng bằng,
danh lam thắng cảnh đẹp và hệ sinh thái phong phú; tiềm năng kinh tế tương
đối đa dạng, đã tạo ra một lợi thế về du lịch rất lớn. KDTSQ của tỉnh Kiên
Giang được UNESCO công nhận là KDTSQ thế giới (năm 2006). Đó là điều
kiện thuận lợi để tỉnh Kiên Giang đẩy mạnh phát triển du lịch nói chung và
DLST nói riêng.
Lịch sử Kiên Giang gắn liền với truyền thống cách mạng anh hùng của

cả nước, có đường biên giới dài, nơi đây là căn cứ cách mạng, sản sinh ra
nhiều anh hùng dân tộc. Chính điều này tạo ra lợi thế về du lịch.


4

Đại hội Đảng bộ Tỉnh Kiên Giang lần thứ VIII đã khẳng định: Tập
trung đầu tư ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhanh
và bền vững. Thực hiện nghị quyết của Tỉnh Ủy về phát triển Phú Quốc thành
khu DLST chất lượng cao của cả nước và khu vực, đồng thời phát triển đồng
bộ các vùng du lịch trọng điểm khác của tỉnh [7, tr.55-56].
Du lịch nói chung và DLST nói riêng được Tỉnh xác định là ngành kinh
tế mũi nhọn, lợi thế so sánh quan trọng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển
kinh tế - xã hội.
Trong những năm qua, du lịch của tỉnh Kiên Giang đã phát triển nhanh
chống và ngày càng thu hút thêm nhiều du khách nội địa quốc tế. Tiềm năng
du lịch của tỉnh Kiên Giang đặc biệt là biển, đảo, rừng, cảnh quan thiên
nhiên… đã từng bước khai thác có hiệu quả. Thực tế cho thấy, tiềm năng
DLST ở tỉnh Kiên Giang là rất lớn. Nhưng trong thời gian qua, do nhiều yếu
tố khách quan và chủ quan việc khai thác du lịch ở đây chưa xứng tầm. Lượng
khách du lịch đến Kiên Giang cịn ít, chỉ mang tính tự phát, các trung tâm lữ
hành các tỉnh và trong nước chưa quan tâm đúng mức.
Sản phẩm du lịch là yếu tố quyết định sự thành công của một điểm du
lịch. Nếu được quan tâm đúng mức, đầu tư xứng tầm, sự phối hợp đồng bộ,
khai thác kịp thời, hợp lý,…DLST ở tỉnh Kiên Giang sẽ trở thành điểm đến
hấp dẫn của du khách trong và ngồi nước, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát
triển kinh tế - xã hội.
Do đó, việc nghiên cứu DLST là một trong những vấn đề bức xúc.
Đồng thời, việc nghiên cứu này còn đóng góp, bổ sung nhận thức và sự vận
dụng phát triển của DLST nói chung. Vì vậy tơi chọn đề tài “Du lịch sinh

thái ở Tỉnh Kiên Giang” làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế
chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu


5

Cho đến nay, du lịch nói chung, DLST nói riêng đã có nhiều tác giả
nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, phạm vi khác nhau.
Điển hình là một số cơng trình nghiên cứu:
- “Thị trường du lịch của Tỉnh Quang Ninh”, Luận văn thạc sĩ kinh tế
của Trần Xuân Ảnh (2006) luận văn làm rõ cơ sở lý luận về thị trường du lịch
và một số kinh nghiệm phát triển thị trường du lịch ở một số địa phương.
- “Kinh tế du lịch Thừa Thiên Huế- Tiềm năng và phương hướng phát
triển”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Hịa học viện chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh (1997).
- “Du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Tỉnh Bình
Thuận”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Dụng Văn Duy (2004) Luận văn nói rõ
đặc điểm, vai trò của du lịch trong sự phát triển kinh tế, các nhân tố tác động
đến du lịch trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
- “Phát triển du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế
của Trần Quốc Nhật (1996) luận văn làm rõ tính tất yếu khách quan và vai trị
của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
- “Kinh tế du lịch ở Thanh Hóa, thực trạng và giải pháp phát triển”,
Luận văn thạc sĩ kinh tế Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005).
- “Phát triển du lịch ở An Giang”, Luận văn thạc sĩ kinh tế của Bùi Thị
Hằng (1999)
- “Phát triển du lịch Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế”, luận văn tốt nghiệp cao cấp lý
luận chính trị của Lê Mai Khanh (2005).

Tỉnh Kiên Giang có một số đề tài nghiên cứu du lịch:
“Khai thác tiềm năng du lịch đảo Phú Quốc Tỉnh Kiên Giang”, Luận
văn thạc sĩ kinh tế của Huỳnh Vĩnh Lạc (2005).


6

Ngồi ra, cịn có quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại – du lịch
của Tỉnh đến năm 2010, Quy hoạch phát triển du lịch ở đảo Phú Quốc, Hà Tiên,
Hòn Đất, Kiên Lương, định hướng phát triển du lịch ở U Minh Thượng…
Tuy nhiên, đó là định hướng phát triển du lịch ở từng vùng, ngành khác
nhau, việc đi sâu nghiên cứu vai trò, đánh giá thực trạng DLST ở Tỉnh Kiên
Giang thì vẩn cịn mới mẽ, ít người nghiên cứu. Là một cơng trình khoa học
được nghiên cứu trên cơ sở kế thừa nhiều cơng trình nghiên cứu trước đó, nhưng
được vận dụng vào địa bàn mới. Đây là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất cao.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích
Trên cơ sở làm rõ đặc điểm, vai trị của DLST với vấn đề phát triển
kinh tế - xã hội, phân tích đánh giá thực trạng DLST ở tỉnh Kiên Giang thời
gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển DLST trong
thời gian tới.
* Nhiệm vụ
- Làm rõ đặc điểm vai trò, nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của DLST.
- Phân tích thực trạng của DLST ở tỉnh Kiên Giang thời gian qua, rút
ra những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu để tiếp tục phát triển DLST ở tỉnh
Kiên Giang trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là làm rõ vai trò, đánh giá đúng

thực trạng của DLST ở tỉnh Kiên Giang và đề xuất các giải pháp để tiếp tục
phát huy vai trò của kinh tế DLST đối với phát triển kinh tế-xã hội.
* Phạm vi nghiên cứu
DLST trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh Kiên Giang từ
năm 2001 đến năm 2007.


7

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác – lênin, các
quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách pháp luật của nhà
nước về phát triển du lịch, đồng thời kế thừa những vấn đề lý luận về du
lịch và DLST của các học giả kinh tế trước đó để áp dụng vào hồn cảnh
cụ thể ở tỉnh Kiên Giang.
Luận văn còn sử dụng phương pháp trong nghiên cứu kết hợp lý luận
với thực tiễn, phân tích, thống kê, tổng hợp, lơgic-lịch.
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích rõ vai trị, đánh gia đúng tiềm năng DLST đề ra các
giải pháp để tiếp tục phát triển DLST ở tỉnh Kiên Giang.
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo trong việc xây dựng
các kế hoạch phát triển DLST ở tỉnh Kiên Giang.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn có phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn kết cấu thành 3 chương, 7 tiết.


8



9

Chương 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1. DU LỊCH SINH THÁI VÀ CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI

1.1.1. Du lịch sinh thái và những đặc điểm cơ bản
1.1.1.1. Những quan niệm về du lịch sinh thái
Trong những năm qua, DLST như một hiện tượng và xu thế phát triển
ngày càng chiếm được sự quan tâm của các nước trên thế giới. Ngồi ý nghĩa
góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng;
phát triển DLST đã mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập quốc gia và thu nhập cho cộng đồng dân cư
địa phương, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, nơi có cảnh quan thiên nhiên, văn
hóa hấp dẫn. Mặt khác, DLST cịn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức
khoẻ cộng đồng thơng qua giáo dục mơi trường, văn hóa, lịch sử và nghỉ ngơi
giải trí. DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm, thơng qua các hoạt động nâng
cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phát triển phúc lợi cộng đồng và đảm bảo
cho sự phát triển bền vững.
Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và
nhanh chống thu hút được sự quan tâm của nhiều người thuộc các lĩnh vực
khác nhau. Tuy nhiên, đến nay chưa có nhận thức thống nhất, cịn nhiều
cách tiếp cận khác nhau về khái niệm DLST. Các tổ chức và cá nhân tham
gia nghiên cứu về loại hình du lịch này đều đưa ra những định nghĩa của
riêng mình:
Một trong những định nghĩa được coi là sớm về DLST mà đến nay
vẫn được nhiều người quan tâm là định nghĩa của Hội DLST Quốc tế đưa ra
năm 1991: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với các
vùng tự nhiên, bảo vệ môi trường và duy trì cuộc sống yên bình của người
dân địa phương” [16, tr.11].



10

Định nghĩa này đề cao trách nhiệm bảo vệ môi trường, giữ gìn, tơn tạo,
tránh sự ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái, và cả cuộc
sống của cư dân địa phương.
Theo quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF - World Wild Fund): "Du
lịch sinh thái đề cập tới các hoạt động du lịch đi tới các khu vực thiên nhiên
hoang dã, gây tác động tối thiểu tới môi trường tự nhiên và cuộc sống của các
loài động thực vật hoang dã trong khi mang lại một số lợi ích kinh tế cho cộng
đồng địa phương và những người bản địa phục vụ tại đó" [16, tr.11].
Ở định nghĩa này, cũng đề cập đến hoạt động của DLST, đó là các khu
vực tự nhiên hoang dã và điều quan trọng là giảm thiểu những tác động tiêu
cực đối môi trường tự nhiên, mang lại những lợi ích kinh tế cho cộng cư dân
địa phương, những người bản địa làm việc trực tiếp trong ngành du lịch.
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO - World Tourism Organisation):
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được thực hiện tại những
khu vực tự nhiên cịn ít bị can thiệp bởi con người, với mục đích để
chiêm ngưỡng, học hỏi về các loài động thực vật cư ngụ trong khu
vực đó, giúp giảm thiểu và tránh được các tác động tiêu cực tới khu
vực mà du khách đến thăm. Ngồi ra, du lịch sinh thái phải đóng
góp vào công tác bảo tồn những khu vực tự nhiên và phát triển
những khu vực cộng đồng lân cận một cách bền vững đồng thời
phải nâng cao được khả năng nhận thức về môi trường và công tác
bảo tồn đối với người dân bản địa và du khách đến thăm [16, tr.11].
Đây là một định nghĩa tương đối đầy đủ nó phản nội dung hoạt động
cũng như những đặc điểm, mục đích của DLST. Đó là loại hình du lịch mang
tính giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân
trong việc bảo tồn giữ gìn mơi trường tự nhiên và mơi trường văn hố để đảm

bảo cho sự phát triển bền vững ở những nơi mà du khách tới thăm quan.


11

Tại hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST tháng 91999 tại Hà Nội: "Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục mơi trường, có đóng góp cho nỗ
lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương" [29].
Có thể nói đây là một định nghĩa đầu tiên của Việt Nam về DLST mang đầy
đủ những ý nghĩa và nội dung của loại hình du lịch này. Nó được coi là cơ sở lý
luận cho các nghiên cứu và ứng dụng thực tế việc phát triển DLST ở Việt Nam.
Luật du lịch Việt nam (2005) đưa ra khái niệm DLST như sau: “Du lịch
sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa
phương, với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [26, tr.11].
Mặc dù có thể khác nhau về diễn đạt và cách thể hiện nhưng trong các
định nghĩa về DLST đều có sự thống nhất cao về nội dung ở bốn điểm: Thứ
nhất, được thực hiện trong môi trường tự nhiên còn hoang sơ hoặc tương đối
hoang sơ gắn với văn hố bản địa. Thứ hai, hỗ trợ tích cực cho cơng tác bảo tồn
các đặc tính tự nhiên, văn hố và xã hội. Thứ ba, có tính giáo dục mơi trường cao
và có trách nhiệm với mơi trường. Thứ tư, phải mang lại lợi ích cho cư dân địa
phương và có sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương.
Các quan niệm trên về DLST đã tiếp cận theo nghĩa rộng bao quát được
nội dung, tính chất, mục đích của DLST.
Xét trên phạm vi nghiên cứu có thể cho rằng: Du lịch sinh thái phản ánh
mối quan hệ tích cực của con người với tự nhiên. Trong đó con người hịa nhập
vào tự nhiên, biến mình thành một bộ phận của tự nhiên, vừa khai thác tự
nhiên, hưởng dụng vẽ đẹp, lợi ích của tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng
ngoạn của mình, đồng thời ni dưỡng và phát triển tự nhiên, bảo đảm cho con
người và tự nhiên một cuộc sống trường tồn.



12

Theo đó, du dịch sinh thái là hình thức phát triển du lịch bền vững. Nội
dung hoạt động diễn ra trong mơi trường thiên nhiên, khơng chỉ là loại hình du
lịch thiên nhiên hấp dẫn, mà còn là du lịch có trách nhiệm, hỗ trợ các mục tiêu
bảo vệ mơi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng và
có tính giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, duy
trì các nguồn tài nguyên du lịch, tiến tới phát triển bền vững. Mục đích lớn nhất
của DLST là góp phần tăng trưởng kinh tế, xã hội của quốc gia và địa phương.
Đây có thể coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển của DLST.
Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái là những mặt bổ
sung cho nhau của cùng một chương trình hành động. Phát triển du lịch phải
đi liền với bảo vệ môi trường. Nếu không bảo vệ được môi trường sinh thái
thì du lịch sẽ khơng phát triển. Do đó phát triển DLST tương đồng với phát
triển du lịch bền vững. Nếu khơng phát triển du lịch theo hướng bền vững
thì việc bảo vệ mơi trường sẽ thất bại. Do đó, vừa phải tuân theo xu hướng
phát triển du lịch đồng thời phải bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó,
DLST cịn đóng vai trị quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội của
quốc gia và địa phương.
Tóm lại, DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi
trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên
nhiên và đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện
hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động
tiêu cực do khách quan gây ra và tạo ra ích lợi cho những người dân địa
phương tham gia tích cực.
1.1.1.2. Những đặc trưng cơ bản về du lịch sinh thái
- Các đặc trưng xuất phát từ sản phẩm du lịch sinh thái
Sản phẩm DLST về cơ bản cũng không cụ thể không tồn tại dưới dạng

vật thể. Thành phần chính của sản phẩm DLST là dịch vụ, hàng hóa chiếm tỷ
trọng nhỏ. Sản phẩm DLST đa dạng và phong phú.


13

Do vậy việc đánh giá chất lượng sản phẩm DLST là rất khó khăn, vì
thường mang tính chủ quan và phần lớn là không phụ thuộc người kinh doanh
mà phụ thuộc vào người tiêu dùng - khách du lịch. Chất lượng sản phẩm
DLST phụ thuộc vào tài nguyên du lịch.
Sản phẩm DLST thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du
lịch. Do vậy, sản phẩm DLST ít có khả năng di chuyển được. Trên thực tế,
khơng thể đưa sản phẩm DLST đến nơi có người tiêu dùng - khách du lịch mà
bắt buộc người tiêu dùng phải đến với nơi có sản phẩm DLST để thỏa mãn
nhu cầu của mình thơng qua việc tiêu dùng.
Sản phẩm của DLST được tạo ra trên cơ sở giảm thiểu tác hại đến môi
trường. Dịch dụ vận chuyển: chủ yếu bằng phương tiện như đi bộ trong rừng,
xe đạp, du thuyền... ; dịch vụ lưu trú: DLST đòi hỏi chủ yếu là nhà nghỉ sinh
thái, sử dụng vật liệu ở địa phương; dịch vụ ăn uống, đồ ăn, thức uống sạch,
an tồn;…những sản phẩm DLST này thật sự ít gây tác hại cho môi trường
sinh thái.
- Các đặc trưng xuất phát từ tạo lập các sản phẩm DLST
Quá trình tạo lập sản phẩm DLST phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và cơng
phu, mang tính thẩm mỹ cao. Việc xây dựng nhà nghỉ sinh thái, sản xuất hàng
lưu niệm....địi hỏi phải có thời gian và đáp ứng được các tiêu chí. Tiêu chí
của DLST là khai thác tối đa nguyên liệu sẵn có tại địa phương nhưng khơng
làm tổn hại đến tài nguyên để tạo ra hàng hóa và dịch vụ phục vụ nhu cầu du
khách. Chính vì vậy, việc tạo lập sản phẩm DLST tốn nhiều thời gian, phải
chuẩn bị kỹ lưỡng để tạo ra những sản phẩm đặc thù.
Tạo lập sản phẩm du lịch không theo ý muốn chủ quan của những

người kinh doanh dịch vụ mà phải theo quy định chung nhằm tạo ra sự đồng
bộ, đảm bảo cảnh quan môi trường. Việc xây dựng cơ sở lưu trú, phương tiện
vận chuyển khách du lịch phải theo quy hoạch thống nhất đảm bảo cảnh quan
thiên nhiên, không làm tổn hại đến môi trường sống xung quanh.


14

Hướng dẫn viên địi hỏi phải có chun mơn, đồng thời là tuyên truyền
viên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái, phải có kiến thức hiểu biết sâu
rộng trong nhiều lĩnh vực như: kiến thức văn hóa dân tộc, am hiểu về tài nguyên
thiên nhiên, động thực vật, ý thức cao trong bảo vệ môi trường, ...
- Các đặc trưng xuất phát từ tiêu dùng sản phẩm DLST
Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm DLST trùng nhau
về không gian và thời gian. Chúng khơng thể cất đi, tồn kho như các hàng hóa
thơng thường khác. Do vậy, để tạo ra sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là
khó khăn. Việc thu hút khách du lịch nhằm tiêu thụ sản phẩm DLST là vấn đề
vô cùng quan trọng đối với các nhà kinh doanh du lịch.
Việc tiêu dùng sản phẩm DLST thường khơng diễn ra điều đặn, mà có thể
tập trung vào những thời điểm nhất định trong ngày (đối với dịch vụ lưu trú, nhà
hàng, cơ sở ăn uống), trong tuần (đối với sản phẩm thể loại du lịch cuối tuần),
trong năm (đối với sản phẩm là một số loại hình du lịch như: du lịch biển, du lịch
nghỉ núi...) Vì vậy, trên thực tế hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính
mùa vụ. Sự dao động trong tiêu dùng sản phẩm DLST gây khó khăn cho việc tổ
chức và hoạt động kinh doanh và từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Trong quá trình tiêu dùng, sản phẩm DLST ít mất đi vì được tạo ra gắn
liền với yếu tố tài nguyên du lịch. Du khách thỏa mãn nhu cầu khi tiêu dùng
sản phẩm du sinh thái thông qua quan sát, ngắm nhìn, chiêm ngưỡng,...Do đó
sản phẩm DLST thường vẫn tồn tại.
Ngoài ra, DLST hoạt động chủ yếu trong môi trường thiên nhiên với

đặc điểm đi kèm là: loại hình du lịch khuyến khích bảo vệ mơi trường sinh
thái, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư và đem lại lợi ích về
kinh tế xã hội thúc đẩy sự phát triển bền vững. Loại hình này ln được sự
quan tâm điều hành của Chính phủ và các tổ chức môi trường thế giới.


15

DLST là một dạng hoạt động tiêu dùng ở trình độ cao, lại biểu hiện
với hình thức kinh doanh. Người du lịch phải chi tiêu một khoản tiền nhất
định cho việc đi lại, ăn ở, vui chơi, mua sắm…; xã hội phải cung cấp các
điều kiện tất yếu về việc giao thông, phương tiện du lịch cho hoạt động
này. Trong quá trình tiêu dùng sản phẩm du lịch tất nhiên có liên quan với
việc trao đổi về mặt chính trị, văn hóa từ đó tạo nên chỉnh thể du lịch. Do
đó, muốn tiêu dùng sản phẩm du lịch dễ dàng đòi hỏi phải phát triển đồng
bộ trên nhiều lĩnh vực.
1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tạo lập và tiêu dùng sản phẩm du
lịch sinh thái
- Các nhân tố ảnh hưởng tới tạo lập các sản phẩm du lịch sinh thái
Tạo lập các sản phẩm DLST ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch.
DLST là một ngành kinh tế có định hướng tài ngun rõ rệt. DLST cịn
có mối liên hệ mật thiết với địa điểm mà khách du lịch có ý định tới thăm quan
là cảnh quan quan thiên nhiên tươi đẹp, môi trường trong lành, sự đa dạng, đặc
sắc của văn hoá truyền thống bản địa, ngành nghề truyền thống. Tài nguyên
của DLST gồm: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn hai yếu tố này
gắn kết với nhau tạo nên sự hấp dẫn của DLST.
Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức hoạt động, phạm vi
cũng như cơ cấu và chuyên môn của khu, điểm DLST. Với mỗi loại tài
nguyên có thể tổ chức loại hình du lịch với những đặc trưng riêng, loại hình
riêng để phục vụ các nhu cầu và mục đích khác nhau của du khách.

Quy mô hoạt động du lịch được xác định trên cơ sở khối lượng, chất
lượng nguồn tài nguyên du lịch. Tài nguyên là yếu tố cơ bản tạo ra sản phẩm
của DLST và nó cũng tham gia vào việc tạo ra tính mùa vụ trong hoạt động du
lịch, quyết định tính nhịp điệu của dịng khách, thị trường khách du lịch.
Tài nguyên du lịch được xem là tiền đề để phát triển DLST. Thực tế cho
thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp


16

dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. DLST là loại hình du
lịch gắn liền với thiên nhiên và môi trường nên nguồn tài nguyên lại càng quan
trọng hơn và cũng có nguy cơ thường xuyên bị đe dọa xâm hại và tàn phá.
Muốn phát triển DLST một cách bền vững thì một hoạt động mang tính ngun
tắc là việc khai thác phải đi đơi với việc bảo vệ và nuôi dưỡng tài nguyên.
Một quốc gia, một khu vực được du khách quan tâm chỉ khi ở đó có
nguồn tài nguyên về du lịch phong phú, hệ động, thực vật đa dạng được bảo
tồn và phát triển, môi trường thiên nhiên trong lành, môi trường văn hóa xã
hội độc đáo. Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cho du
lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì chính tài ngun là cơ sở quan
trọng để phát triển các loại hình và sản phẩm DLST. Việc phát triển nhà
nghỉ sinh thái người dân khai thác gỗ trong rừng làm cho nguồn tài nguyên
rừng cạn kiệt, xảy ra tình trạng phá rừng. Dịch vụ ăn uống hàng tiêu dùng
hàng lưu niệm người khai thác săn bắn động vật, hải sản quý hiếm từ đó
ảnh hưởng đến việc bảo tồn. Du khách dùng lửa để đun nấu, nướng các loài
động vật, thủy sản trong khi đi tham quan làm xảy ra nguy cơ cháy rừng,
nguy hại đến tài nguyên rừng...
Tạo lập sản phẩm DLST chịu ảnh hưởng bởi cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ DLST là toàn bộ phương tiện vật chất
tham gia vào việc tạo ra sản phẩm dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đáp ứng mọi

nhu cầu của khách du lịch. Với DLST nó bao gồm các hoạt động nhằm cung cấp
các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu đi lại, ăn uống, lưu trú, mua sắm, giải trí,
thơng tin liên lạc, các hoạt động giảng giải, hướng dẫn, nghiên cứu thiên nhiên
và văn hoá… của khách du lịch. Vì vậy, phạm vi hoạt động kinh doanh rất rộng,
bao gồm hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí,
cho đến hệ thống giao thơng vận tải, điện, nước, thơng tin liên lạc…
Mặc dù DLST là hình thức du lịch dựa nhiều vào thiên nhiên, tạo lập sản
phẩm DLST phải đảm bảo nguyên tắc hạn chế tối đa việc tác hại đến môi trường


17

thiên nhiên và hệ sinh thái. Tuy nhiên, đây là một hoạt động phục vụ “con
người” trong khi cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một trong những nhân tố ảnh hưởng
đến việc phát triển và thu hút khách du lịch đó là: đường giao thơng, phương tiện
đi lại, cơ sở lưu trú, dịch vụ y tế, các dịch vụ bổ sung như hệ thống thông tin liên
lạc, các hoạt động vui chơi giải trí, hàng lưu niệm… đặc biệt vấn đề thông tin
liên lạc là một khâu quan trọng đối với phát triển du lịch nói chung và phát triển
DLST nói riêng. Mặc dù, muốn tách khỏi sự ồn ào của đời sống đô thị công
nghiệp tuy nhiên du khách vẫn cần có thơng tin liên lạc để liên lạc với người
thân, bạn bè và giải quyết công việc làm ăn.
Những nơi có điều kiện cho phát triển DLST thường nằm ở vùng
sâu, vùng xa việc đi lại thường gặp nhiều khó khăn, vì vậy đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng để du khách có thể đến được những điểm thăm quan là rất
cần thiết. Tuy nhiên, nếu việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng không
hợp lý và khoa học thì sẽ dễ dẫn đến phá vỡ cảnh quan môi trường. Việc
lập quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho phù hợp, thân thiện với môi
trường là vô cùng quan trọng. Hệ thống giao thông phải được thiết kế để
chống xói mịn và đảm bảo nơi cư trú cho động thực vật. Triệt để sử dụng
các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Các thiết bị xử lý chất thải, nước thải

phải được sử dụng phù hợp, hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nơi vui chơi giải
trí là những hạng mục cơ sở hạ tầng cần được đặc biệt coi trọng về mặt
thiết kế cũng như việc sử dụng vật liệu xây dựng và địa điểm xây dựng…
Đó là u cầu quan trọng khơng chỉ đảm bảo cho sự phát triển DLST bền
vững mà cịn có cả ý nghĩa kinh tế xã hội. Xây dựng cơ sở vật chất đảm
bảo cho việc cung cấp và làm thỏa mãn nhu cầu của khách tham quan cùng
với việc đảm bảo cho phát triển bền vững là yêu cầu quan trọng của DLST.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng sản phẩm du lịch sinh thái
Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá: Đây là một khâu quan trọng trong
quá trình tiêu dùng sản phẩm du lịch, phát triển và xây dựng thương hiệu,


18

hình ảnh. Đối với DLST việc tuyên truyền quảng bá và hoạt động xúc tiến
thương mại còn quan trọng hơn.
Trên thực tế nhu tiêu dùng sản phẩm du DLST ngày càng cao. Nếu một
điểm du lịch hay một khu du lịch dù có cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hấp
dẫn, môi trường trong lành, hệ sinh thái da dạng nhưng nếu những thơng tin
về nó khơng được quảng bá, khơng đến được với du khách thì chắc chắn điểm
du lịch đó cũng khơng có nhiều khách đến thăm, tiêu dùng sản phẩm DLST
gặp nhiều khó khăn.
Hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá bằng nhiều hình thức
khác nhau. Một trong những đặc điểm của tiêu dùng sản phẩm DLST là nó
chỉ xuất hiện khi khách hàng, khách du lịch đến sử dụng, thăm quan…
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học - kỹ thuật, sự phát triển
mạnh mẽ của các phương tiện thơng tin, do đó có rất nhiều hình thức quảng
bá, xúc tiến phát triển du lịch. Việc xây dựng, duy trì và nâng cao chất
lượng sản phẩm DLST, môi trường cảnh quan thiên nhiên độc đáo hay thái
độ phục vụ, hành vi ứng xử có văn hóa của nhân viên phục vụ, cộng đồng

dân cư địa phương đó là những phương thức quảng bá hữu hiệu nhất. Nếu
như công tác quảng bá được chú trọng đúng mức, duy trì thường xun thì nó
sẽ là một nhân tố quan trọng cho việc phát triển DLST.
Số lượng dân cư và chất lượng lao động: Việc tiêu dùng sản phẩm
DLST thơng qua khách du lịch. Vì vậy, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh
doanh và quan trọng hơn là ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, hệ động thực
vật. Hệ sinh thái, môi trường tự nhiên sẽ rất dễ bị phá vỡ nếu mật độ dân cư
quá đơng, trình độ dân trí thấp.
Đối với DLST, sự tham gia của cư dân địa phương đóng một vai trị
quan trọng. Trên thực tế, mối quan hệ giữa người dân bản địa và các nguồn tài
nguyên thiên nhiên là một quan hệ gắn bó được thiết lập lâu đời. Ở nhiều nơi,
người dân địa phương sử dụng tài nguyên thiên nhiên như phương tiện sống


19

hay một kế sinh nhai của mình và họ biết cách để bảo vệ, kiểm soát việc sử
dụng tài nguyên thiên nhiên để tránh đi tình trạng tàn phá tài nguyên.
Lao động là yếu tố quan trọng trong tiêu dùng sản phẩm và phát triển
DLST. Lao động làm việc trong các đơn vị này ngồi những kiến thức về
chun mơn nghiệp vụ, họ còn phải là các chuyên gia về môi trường, sự hiểu
biết sâu rộng về hệ động, thực vật tại khu vực mà họ làm việc, giảng giải
thuyết minh cho khách tham quan.
Rõ ràng vai trò của dân cư và ngồn nhân lực là rất quan trọng, phải có những
chiến lược để quy hoạch dân cư và phát triển nguồn nhân lực một cách khoa học có
như vậy mới đảm bảo cho DLST đi đúng hướng và phát triển bền vững.
Việc tạo ra và tiêu dùng sản phẩm DLST ngay tại chỗ, tức là thời điểm
sản xuất và tiêu thụ diễn ra liền kề tại một địa điểm. Do đó, để tạo ra ăn khớp
giữa sản xuất và tiêu dùng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc thu hút khách du
lịch là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các nhà kinh doanh du lịch. Sản

phẩm DLST là các hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách, do đó
việc tiêu dùng cũng bị giới hạn bởi không gian và thời gian, chất lượng sản
phẩm. Nhu cầu tiêu của khách du lịch đa dạng, tiêu dùng sản phẩm DLST có
tính đa chức năng. Chính vì vậy, việc tiêu dùng sản phẩm DLST cũng bị ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm DLST.
Ngồi ra, trong q trình tiêu dùng sản phẩm DLST khơng mất đi nó
vẫn tồn tại. Đặc điểm này cho thấy, nếu dùng công cụ điều tiết lượng cung
ứng sản phẩm ra thị trường thì khơng thể có tác động nhanh chống như các
hàng hóa khác.
Tiêu dùng sản phẩm DLST củng bị ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu và
mùa vụ.
Trước hết đa số khách DLST là những người có tuổi, trình độ văn hóa,
thu nhập cao, thường họ đi du lịch vào những kỳ nghỉ cùng với gia đình, bạn
bè. Nếu thời tiết, khí hậu và mùa vụ khơng phù hợp thì ảnh hưởng đến tiêu
dùng sản phẩm DLST. Ngoài ra, do đặc trưng của tiêu dùng sản phẩm DLST


20

cho nên cũng mang tính thời vụ cao. Sự giao động về thời gian trong tiêu
dùng sản phẩm DLST gây khó khăn cho tổ chức và hoạt động kinh doanh.
Khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch ln là vấn đề bức xúc.
Ngoài ra, tiêu dùng sản phẩm DLST chịu ảnh hưởng đến các qui định,
các cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật. Chính yếu tố này đảm bảo cho
DLST phát triển đồng thời cũng làm hạn chế nhu cầu tiêu dùng, không thể đáp
ứng, phục vụ đầy đủ yêu cầu tiêu dùng của du khách.
1.1.2. Các hình thức tồn tại của du lịch sinh thái
DLST là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên DLST rất
phong phú và đa dạng cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
Do đó, DLST tồn tại với nhiều hình thức khác nhau. Dựa vào tài nguyên DLST và sự

hướng dụng các sản phẩm du lịch có thể chia DLST thành các loại hình sau:
- Một là: du lịch biển: đó là du lịch mà du khách đến thưởng ngoạn các
phong cảnh hữu tình của mặt biển, đáy biển và các phong cảnh đẹp của đảo,
bán đảo và hưởng dụng các sản phẩm do biển cung cấp như: cua, sò, cá, san
hô, thảm cỏ biển…
Mục tiêu chủ yếu của du khách là về với thiên nhiên, tham gia các hoạt
động du lịch biển, đảo như: tắm biển, thể thao biển, lặn biển, xem chim thú
các loài động thực vật trên đảo, dưới biển, nghỉ dưỡng biển, câu cá, thẻ mực,
du thuyền trên biển,.... Thời gian thuận lợi cho loại hình này là mùa nóng, khi
nhiệt độ nước biển và khơng khí trên 200C. Tuy nhiên, thường bị ảnh hưởng
đến thời tiết, nhưng lại có nơi có thể tổ chức du lịch quanh năm. Mặt khác,
điều kiện chất lượng mặt nước biển, bãi biển, độ dốc không phải nơi nào cũng
phù hợp cho du lịch tắm biển. Loại hình này được những người có thu nhập
cao ưa thích và có thể lưu lại dài ngày.
- Hai là: Du lịch núi và hang động: là loại hình du lịch mà du khách
khám phá các đỉnh núi cao, hang động huyền ảo, ngắm phong cảnh, chim thú
lạ…Do tính độc đáo loại hình du lịch này rất thích hợp cho du lịch tham quan,


21

nghỉ núi, khám phá núi và hang động, cắm trại, mạo hiểm...rất thích hợp
những du khách ưa thích cảm giác mạnh.
- Ba là: Du lịch rừng sinh thái thiên nhiên: là oại hình du lịch mà du
khách tham quan hệ sinh thái thiên nhiên hoang dã, ngắm phong cảnh, xem
chim, thú và hưởng dụng các sản phẩm của rừng cung cấp như: cá, thú… Hệ
sinh thái thiên nhiên điển hình là Vườn quốc gia, KDTSQ. Đây là một khu
vực thiên nhiên hoang dã có đặc điểm nổi bậc về hệ sinh thái và các loài
động, thực vật được bảo vệ để duy trì đảm bảo phát triển bền vững.
Hệ sinh thái Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên là những vùng có

sức cuốn hút lớn đối với khách du lịch. Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên được xây dựng nhằm ngăn chặn việc khai thác quá mức đời sống hoang
dã và cảnh quan mơi trường. Do tính độc đáo của nó, cho nên rất thuận lợi
cho phát triển các loại hình du lịch như: du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, giải
trí ngồi trời, tìm hiểu thiên nhiên hoang dã, giáo dục, văn hóa, du lịch khám
phá, cấm trại, về nguồn, xem chim thú, câu cá, đi bộ trong rừng,…
Loại hình du lịch này có khả năng thu hút người có thu nhập, trình độ
cao, những người làm việc bận rộn, căn thẳng, người thành thị họ muốn
thưởng thức cuộc sống yên tỉnh, môi trường trong lành, tiềm hiểu lịch sử,
nghiên cứu khoa học...Đây là hình thức tồn tại đặc trưng của DLST. Loại hình
này khuyến khích phát triển nhà nghỉ sinh thái, bảo tồn thiên nhiên, chống ô
nhiễm môi trường.
-Bốn là: Du lịch thăm bản làng dân tộc: Đây là nguồn tài nguyên nhân
văn ở các khu sinh thái tự nhiên. Ở các làng bản dân tộc, nét độc đáo thu hút
khách du lịch trong và ngoài nước đó là cộng đồng dân cư với vốn văn hố
truyền thống của họ như: các món ăn đặc sản, kiến trúc nghệ thuật, lối sống,
sinh hoạt lễ hội và văn hố dân gian…loại hình này rất hấp dẫn du khách
nước ngồi.
- Năm là: Du lịch thơn q: Đối với người dân đơ thị, làng q là nơi
có khơng khí trong lành, cảnh vật thanh bình và khơng gian thống đãng. Tất


22

cả các yếu tố đó, lại hồn tồn khơng cịn tìm thấy ở thành thị. Như vậy, về
nơng thơn có thể giúp họ phục hồi sức khỏe sau những chuỗi ngày làm việc
căng thẳng. Về phương diện kinh tế, người dân đơ thị nhận thấy giá cả nhiều
hàng hóa nơng sản thực phẩm ở nông thôn rẻ hơn, tươi hơn. Điều đó làm cho
tăng mối thiện cảm khi du khách tiềm năng quyết định du lịch về nông thôn.
Mặt khác, về mặt tình cảm người đơ thị tìm thấy ở nơng thơn cội nguồn của

mình. Dưới gốc độ xã hội, người thành thị thấy người dân ở làng quê tình cảm
chân thành, mến khách và trung thực.
Loại hình du lịch thơn q được ưa thích là tham quan phong cảnh làng
quê, du thuyền trên sông nước, câu cá, thăm vườn cây ăn trái, trải nghiệm
cuộc sống làng quê - ở nhà dân, du lịch về nguồn, thăm giếng người thân.
Sáu là: Du lịch gắn với chữa bệnh: là loại hình du lịch thưởng ngoạn
cảnh quan thiên nhiên, yên tỉnh, môi trường trong lành gắn với chữa bệnh như
suối nước, nghỉ dưỡng…. loại hình nay rất thích hợp cho người lớn tuổi.
1.2. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI

1.2.1. Vai trò của du lịch sinh thái với vấn đề phát triển kinh tế
1.2.1.1. Vai trị của du lịch sinh thái trong tích luỹ vốn cho phát triển
nơng nghiệp và cơng nghiệp
DLST có tác động tích cực góp phần làm tăng trưởng kinh tế của các
quốc gia. DLST đạt hiệu quả kinh tế cao là nguồn thu đáng kể cho ngân sách
nhà nước và được xem là ngành “cơng nghiệp khơng khói”, “xuất khẩu tại
chỗ” đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn góp phần tăng nhanh nguồn thu cho vùng
du lịch, thông qua tiêu dùng sản phẩm du lịch và xuất khẩu hàng hóa.
Tổ chức du lịch thế giới tổng kết trong vịng 40 năm (1950-1991) Số
tiền các nước thu được do tiếp nhận khách du lịch tăng 57,4 lần (từ 2,1 tỷ
USD lên 278 tỷ USD). Chi tiêu bình quân của một khách du lịch quốc tế đã
tăng từ 80 USD năm 1950 lên 681 USD năm 1991. Tốc độ tăng trưởng bình


23

quân của du lịch quốc tế hàng năm 7% lượng khách và 11% về thu nhập, chiếm
6,5% tổng sản phẩm quốc dân và bằng 1/3 doanh thu khối dịch du tồn cầu.
Thơng qua tiêu dùng sản phẩm DLST, tác động đến lĩnh vực lưu thông

và xuất hiện “cung - cầu” hàng hố, dịch vụ. Lượng khách càng nhiều thì nhu
cầu hàng hố, dịch vụ càng lớn. Hàng hóa dịch vụ bao gồm vơ hình và hữu
hình. Chính vì vậy, nó tác động mạnh đến các lĩnh vực, các ngành kinh tế như
công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải,... Lượng khách đến
điểm du lịch sẽ tiêu thụ một lượng hàng hố lớn dưới dạng các món ăn, đồ
uống, hàng lưu niệm…tạo cho ngành nông nghiệp phát triển, giúp cho địa
phương có được nguồn thu ngoại tệ tại chỗ với hiệu quả cao. Nông nghiệp
phát triển kéo theo công nghiệp phát triển để sản xuất ra những mặt hàng
phục vụ cho nhu cầu của khách như: Công nghiệp chế biến, bảo quản,…Việc
xuất khẩu thông qua khách du lịch sẽ có lợi hơn rất nhiều vì bán giá nội địa,
giá thành thấp, tiết kiệm chi phí bảo quản, vận chuyển…Từ đó làm tăng thu
nhập cho vùng du lịch và tăng hiệu quả nền kinh tế.
Từ nguồn thu DLST sẽ có thêm nguồn vốn, khoa học kỹ thuật để đầu tư
đẩy mạnh cho phát triển công nghiệp và nông nghiệp phục vụ ngày càng tốt
hơn nhu cầu của khách du lịch. Mở rộng đầu tư, trùng tu, tôn tạo, nghiên cứu
bảo tồn các khu DLST. DLST là cầu nối để phát triển nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ.
Trong điều kiện nước ta hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào nền kinh
tế thế giới sẽ có điều kiện thuận lợi mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá và
dịch vụ, huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của các tổ
chức cá nhân như: nguồn vốn hỗ trợ ưu đãi của Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ
Tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), nguồn vốn tài trợ
của các tổ chức môi trường thế giới, nguồn vốn đầu tư của các tập đoàn kinh tế,


24

các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước... các nguồn vốn này sẽ tạo điều
kiện phát triển DLST nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
1.2.1.2. Vai trò của du lịch sinh thái trong tăng thu nhập

DLST là một trong những giải pháp tích cực để nâng cao thu nhập.
Nguồn tài nguyên hoang sơ, thú q hiếm, khơng khí trong lành, nền văn hóa
độc đáo là tiền đề để phát triển DLST, từ đó sẽ tạo ra cơ hội để phát triển kinh
tế ở địa phương. Khi DLST phát triển người dân được nhận vào làm tại các cơ
sở kinh doanh du lịch trở thành hướng dẫn viên hoặc tham gia phục vụ du lịch
tại địa phương. Điều này, làm giảm sức ép đối với các khu bảo tồn và làm
giảm việc tàn phá tài nguyên thiên nhiên của con người.
Sự phát triển DLST có quan hệ và tác động qua lại với trình độ phát
triển kinh tế xã hội. Kinh tế xã hội phát triển cao thúc đẩy sự ra đời và phát
triển DLST. Đồng thời, DLST phát triển tác động trở lại thúc đẩy kinh tế phát
triển nhanh hơn, thực hiện phân công lại lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng của ngành cơng nghiệp và dịch vụ,
nâng cao thu nhập xã hội, cải thiện đời sống con người.
Phát triển DLST thu hút một lượng lao động lớn tham gia trực tiếp và
gián tiếp vào các hoạt động phục vụ khách du lịch. Trong đó, thu nhập từ các
hoạt động phục vụ khách du lịch như: lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên, các
hàng hố mỹ nghệ mang tính chất đặc thù của địa phương chiếm tỷ trọng lớn.
Điều này, làm cho đời sống của cư dân địa phương ngày càng được cải thiện
và đảm bảo có một mức sống tốt hơn.
Nhiều nước trên thế giới phát triển du lịch thu hút một lượng lao động
rất lớn. Đơn cử như việc phục vụ khách sạn du lịch bình qn ở châu Âu cứ 1
phịng sử dụng 1 đến 1,2 lao động; Đặc biệt, có những đảo du lịch huy động
lực lượng lao động từ 30-35% lao động ở địa phương. Theo số liệu của Tổ
chức Du lịch thế giới toàn ngành du lịch thế giới đã tạo ra trên 200 triệu chỗ
làm việc, thu hút được 10,2% lực lượng lao động toàn cầu. Dự kiến đến năm


25

2010 sẽ tạo thêm 150 triệu chỗ làm. Ở nước ta, tại các cơ sở lưu trú du lịch, tỷ

lệ lao động bình qn từ 1,2 đến 1,7 người/phịng với mức thu nhập hiện nay
khoảng từ tám trăm đến 1,5 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập gián tiếp trung
bình khoảng sáu trăm đến 1,2 triệu đồng/tháng.
Phát triển DLST còn được coi là một giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi
cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn và phát triển nền kinh tế hàng hoá
với các ngành nghề đa dạng, đưa tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ
tăng nhanh.
Khách DLST ngồi việc đi du lịch họ cịn có những nhu cầu thưởng
thức những món ăn đặc sản địa phương, mua sắm quà lưu niệm... điều này sẽ
tạo việc làm, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thúc đẩy phát triển
những ngành nghề thủ công truyền thống như sản xuất đồ lưu niệm bằng
nguyên liệu mây, tre, gỗ, đá, dệt thổ cẩm...
Văn hóa địa phương ln hấp dẫn khách DLST, họ muốn được xem,
tìm hiểu nghiên cứu. Khi DLST phát triển nó như là một hình thức để giữ gìn
bản sắc, văn hóa bản địa, vừa tạo thu nhập cho nhân dân địa phương thông
qua các buổi biểu diễn văn nghệ, các lễ hội truyền thống.
1.2.1.3. Vai trò của du lịch sinh thái trong thúc đẩy đầu tư
Trong quá trình hoạt động, DLST địi hỏi số lượng lớn vật tư, hàng hoá
đa dạng, chất lượng cao. DLST là lĩnh vực đầu tư vốn ít và thu lợi nhuận cao.
Do đó, thu hút nhiều nhà đầu tư kinh doanh du lịch, dịch vụ. Ngồi ra, DLST
góp phần huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân vào vòng chu chuyển.
Khách du lịch mang tiền tư nơi khác đến tiêu dùng ở khu du lịch góp phần
làm sống động kinh tế của vùng và đất nước. Thông qua lĩnh vực lưu thơng
mà DLST có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế
như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… Do đó, cần phải có sự đầu tư đáng
kể để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.


×