Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Một số giải pháp nâng cao năng lực tư vấn đối với Công ty CP tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (VCC) trong quá trình hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 107 trang )












LUẬN VĂN:

Một số giải pháp nâng cao năng lực tư vấn đối
với Công ty CP tư vấn xây dựng công nghiệp và
đô thị Việt Nam (VCC) trong quá trình hội nhập









MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài:
Hoạt động tư vấn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó không
chỉ là hoạt động mang tính nghề nghiệp mà còn là đòn bẩy mang lại hiệu quả kinh tế kỹ
thuật cao cho xã hội.


Ở Việt Nam, hoạt động tư vấn mới được ghi nhận và phổ biến rộng rãi khoảng bảy,
tám năm trở lại đây, do vậy mà vẫn còn rất mới đối với cả các nhà tư vấn lẫn các đối tác sử
dụng, khai thác tư vấn. Cùng với sự chuyển mình của hoạt động này, các tổ chức tư vấn
xây dựng đã và đang từng bước thay đổi để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường. Bên
cạnh đó, Nhà nước và các Bộ, Ngành đã ban hành hàng loạt chính sách qui chế quản lý
loại hình hoạt động kinh doanh chất xám này và những chính sách đó đã và đang phát huy
hiệu lực trong việc quản lý và khai thác hoạt động tư vấn trong toàn quốc.
Với lực lượng đông đảo các nhà tư vấn (khoảng trên 1000 doanh nghiệp cùng hàng
vạn kiến trúc sư, kỹ sư, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý trên cả nước) đang hoạt động
hết sức năng động trên toàn quốc, lĩnh vực tư vấn xây dựng đang vươn lên phát huy nội
lực, từ chỗ chỉ thực hiện khảo sát thiết kế đến nay đã đảm nhiệm 14 loại hình hoạt động tư
vấn theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển quá nhanh về số lượng còn
nhiều vấn đề nổi cộm về chất lượng công tác tư vấn như: năng lực của các tổ chức tư vấn
còn hạn chế, ưu thế cạnh tranh của tư vấn trong nước đối với các công ty nước ngoài còn
kém, cạnh tranh gay gắt và thiếu lành mạnh giữa các tổ chức tư vấn, việc quản lý và các cơ
chế chính sách đối với các tổ chức tư vấn còn nhiều vấn đề bất cập. Điều này đòi hỏi các tổ
chức tư vấn cần phải nhìn nhận, đánh giá, nắm bắt mọi diễn biến của hoạt động kinh doanh
để tự đổi mới từ các khâu tổ chức, quản lý đến củng cố lại đội ngũ cán bộ, dần đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của thị trường tư vấn.
Vài năm trở lại đây, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra cho tư vấn xây
dựng việt nam những cơ hội và thách thức mới. Với chính sách của nhà nước về việc mở
cửa thị trường xây dựng cho nhà thầu nước ngoài, tư vấn việt nam sẽ tận dụng được uy tín
thương mại và kỹ thuật của họ để vươn lên, học tập được kỹ năng quản lý toàn diện một

dự án, nâng cao được kiến thức công nghệ, nắm bắt được thị trường quốc tế. Tuy nhiên,
mở cửa cho các nhà thầu nước ngoài đồng nghĩa với việc các công ty việt nam sẽ bị cạnh
tranh quyết liệt hơn cả trong đấu thầu trong nước và quốc tế, do khả năng, trình độ, vốn
liếng còn hạn chế.
Trong mối quan hệ giữa tư vấn trong nước và tư vấn nước ngoài, tư vấn xây dựng
việt nam thường đóng vai trò thầu phụ. Các nhà thầu chính nước ngoài chỉ dành cơ hội cho

nhà thầu phụ trong nước những phần việc nhỏ nhoi, với chi phí thấp hơn nhiều so với họ.
Thách thức, cơ hội và áp lực đan xen đòi hỏi bản lĩnh và sự phấn đấu của chính lực lượng
tư vấn xây dựng việt nam có bước đi thích hợp, khai thác thế lợi, hạn chế tiêu cực, từng
bước, bắt kịp với trình độ quốc tế, tiến tới vươn ra bên ngoài ngày càng lớn.
Trong điều kiện như vậy, việc đưa ra những tiêu chí, biện pháp và lịch trình cho các
doanh nghiệp tư vấn việt nam trên con đường hội nhập là một nhu cầu bức thiết cả trước
mắt và lâu dài, nhất là xét đến bối cảnh hiện nay khi việt nam đang gia nhập tổ chức
thương mại thế giới. Đó là lý do đòi hỏi phải tăng cường năng lực tư vấn xây dựng việt
nam.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tư vấn xây dựng, năng lực
tư vấn xây dựng và sự cần thiết khách quan phải nâng cao năng lực tư vấn xây dựng việt
nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực tư vấn một số doanh nghiệp tư
vấn xây dựng trong thời gian vừa qua, qua đó đi sâu phân tích và đánh giá, những mặt
mạnh, mặt yếu, những thành quả đạt được về năng lực tư vấn của công ty cổ phần tư vấn
xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam.
- Đề xuất các tiêu chí, giải pháp, mục tiêu cơ bản nhằm nâng cao năng lực tư vấn
của công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a, Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu là các Doanh nghiệp tư vấn xây
dựng nói chung và công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam
(VCC) nói riêng trong hoạt động tư vấn xây dựng công trình.

b, Phm vi nghiờn cu l lnh vc t vn thit k cỏc cụng trỡnh cụng nghip v dõn
dng.
4. Phng phỏp nghiờn cu v ngun t liu:
a, Phng phỏp nghiờn cu: Phng phỏp lun, phng phỏp i chiu, phng
phỏp phõn tớch tng hp kt hp vi phng phỏp nghiờn cu nh tớnh v nh lng, mụ
hỡnh húa cỏc s liu iu tra thc t, thng kờ, phõn tớch so sỏnh, tip cn h thng, la

chn ti u, phng phỏp chuyờn gia.
b, Ngun t liu:
- Cỏc vn bn v ng li chớnh sỏch ca ng v Nh nc v phỏt trin kinh t.
- Cỏc vn bn phỏp quy v qun lý u t xõy dng v u thu.
- Cỏc nghiờn cu trc cú liờn quan n vn t vn.
- Cỏc s liu v hot ng sn xut kinh doanh ca Cụng ty t vn xõy dng cụng
nghip v ụ th Vit Nam (VCC) trong thi gian qua.
t c nhng mc tiờu ra, phng phỏp thc hin c tin hnh nh sau:















Nghiên cứu tài liệu


Các qui định chính sách
hiện hành.
Các tài liệu về quản lý
xây dựng.

Các nghiên cứu trớc có
liên quan
đến vấn đề t vấn.


Các số liệu về hoạt động
Điều tra thực tế


Các công ty t vấn xây
dựng trong cả nớc.
Các ban quản lý.
Các cơ quan hoạch định
chính sách.
Phân tích và đánh giá

Phân tích đánh giá hoạt động t vấn nớc
ta hiện nay.


Phân tích đánh giá hoạt động t vấn
của
Xác định tiêu chí và mục tiêu đối
với VCC
Xác định các tiêu chí cần đạt đợc
về chuyên môn và nghiệp vụ.


Xác định mục tiêu, chơng trìn
h,

Nõng cao nng lc
cụng tỏc t vn ca VCC








5. Đóng góp của luận văn:
Thứ nhất: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về tư vấn, năng lực tư vấn của các
nhà doanh nghiệp tư vấn xây dựng trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Thứ hai: Khảo sát và phân tích đánh giá có hệ thống thực trạng năng lực tư vấn xây
dựng của một số doanh nghiệp và Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị
Việt Nam trong thời gian qua đến nay.
Thứ ba, Định hướng và đề xuất các tiêu chí giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực
tư vấn của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam.
6. Bố cục của luận văn:
Tên đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực tư vấn của Công ty CP tư vấn xây dựng
công nghiệp và đô thị Việt Nam (VCC) trong quá trình hội nhập.
Đề tài bao gồm các nội dung sau:
Chương I: Một số vấn đề chung về tư vấn xây dựng
Chương II: Tình hình và hiện trạng tư vấn xây dựng Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực tư vấn đối với
Công ty CP tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (VCC) trong quá
trình hội nhập
Kiến nghị
Kết luận









CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

1.1. Khái niệm về tư vấn, tư vấn xây dựng:
Dịch vụ Tư vấn đã xuất hiện và được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam từ nhiều năm
trước đây, tuy vậy, Tư vấn vẫn còn là một khái niệm rất mới ở Việt Nam. Trước đây, trong
các giới hữu quan ở Việt Nam, Tư vấn thường được hiểu một cách phổ biến như là "việc
bán những lời khuyên nghề nghiệp" và "thường có sự hiểu lẫn lộn giữa Tư vấn và Môi
giới, giữa hoạt động tư vấn và việc đưa ra những lời khuyên đơn giản". Việc định nghĩa
"tư vấn là gì" vẫn đang còn là vấn đề tranh cãi.
- Tư vấn (consulting), thuật ngữ "consulting" có thể có rất nhiều nghĩa, tựu chung
lại một ý tưởng chính là đưa ra các lời khuyên về nghiệp vụ. Công ty tư vấn sẽ "tư vấn"
một doanh nghiệp theo đúng cách mà một người đưa ra lời khuyên cho bạn bè hay người
thân lúc cấp thiết.
- Tư vấn là một dịch vụ trí tuệ, một hoạt động “chất xám” cung ứng cho khách hàng
những lời khuyên đúng đắn về chiến lược, sách lược, biện pháp hành động và giúp đỡ,
hướng dẫn khách hàng thực hiện những lời khuyên đó, kể cả tiến hành những nghiên cứu
soạn thảo dự án và giám sát quá trình thực thi dự án đạt hiệu quả yêu cầu.
- Tư vấn xây dựng là một loại hình tư vấn đa dạng trong công nghiệp xây dựng,
kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn có quan hệ chặt chẽ với tư vấn đầu tư, thực hiện
phần việc tư vấn tiếp nối sau việc của tư vấn đầu tư.
Tư vấn xây dựng giúp cho khách hàng - chủ đầu tư xây dựng, các cơ quan và cá
nhân có nhu cầu - quản lý dự án XD: tổ chức việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng và

tổ chức đấu thầu để mua sắm thiết bị đầu tư, đấu thầu xây lắp công trình, giám sát thi công xây
dựng, nghiệm thu công việc đã hoàn thành.

- Tư vấn xây dựng còn có thể được hiểu là các kiến trúc sư, kỹ sư, v.v. , những
chuyên gia xây dựng có kỹ năng đa dạng, cung cấp các dịch vụ thiết kế, quản lý cho một
dự án xây dựng thông qua các hợp đồng kinh tế. Cách hiểu này phản ánh bản chất đa dạng
của hoạt động tư vấn xây dựng, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong mọi giai đoạn của
dự án và đòi hỏi không những khả năng về kỹ thuật, quản lý, mà còn phụ thuộc một cách
quyết định vào sự hiểu biết và những kỹ năng khác, bao gồm "cập nhật", "phát hiện",
"sáng tác", lựa chọn", "chuyển giao".
1.2. Năng lực tư vấn xây dựng:
Năng lực tư vấn xây dựng phản ánh khả năng, quy mô, phạm vi của đơn vị trong
lĩnh vực tư vấn xây dựng, được thể hiện trên một số tiêu chí sau:

 Các loại hình dịch vụ tư vấn
 Mặt bằng nhân lực
 Năng lực chuyên môn
 Năng lực khác
 Cơ cấu tổ chức
 Cơ hội phát triển
Một công ty tư vấn xây dựng muốn tồn tại và phát triển phải hội tụ được những tiêu
chí sau:

 Giỏi về nghiệp vụ chuyên môn;
 Có năng lực làm việc tốt với chủ đầu tư;
 Có tín nhiệm;
 Độc lập, khách quan;
 Có khả năng sáng tạo và đổi mới;
 Có dịch vụ đa dạng;
 Có tầm nhìn, biết hướng về tương lai;

 Có tiếng tăm và hình ảnh tốt;
 Hoạt động có hiệu quả.

Các tiêu chí trên thể hiện rõ ràng những đòi hỏi về trình độ nghề nghiệp, kinh
nghiệm và những kỹ năng, hiểu biết khác cần thiết đối với một tổ chức tư vấn xây dựng.
Toàn bộ những điểm trên gắn kết chặt chẽ như chuỗi mắt xích phản ánh một cách đồng bộ
năng lực của đơn vị tư vấn.
1.3. Các loại hình tư vấn xây dựng trong nước:
Công cuộc đổi mới kinh tế đã đưa nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới,
với Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về chuyển
đổi công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Có thể tóm tắt các loại hình tổ chức tư vấn
hiện tại như sau:
1.3.1. Các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa:
a) Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ
b) Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc các Tổng công ty
c) Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc các Sở địa phương
1.3.2. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn
b) Công ty tư nhân
c) Công ty liên doanh với nước ngoài
d) Công ty liên danh
e) Văn phòng tư vấn nước ngoài tại Việt nam
1.3.3. Các tổ chức tư vấn sự nghiệp có thu:
a) Viện nghiên cứu và Trung tâm tư vấn trực thuộc Viện nghiên cứu
b) Trung tâm tư vấn trực thuộc Trường đại học
1.4. Các loại hình tư vấn xây dựng quốc tế:
Hình thành dưới các dạng sau:
* Tập đoàn tư vấn đa quốc gia
* Tập đoàn tư vấn
* Công ty tư vấn chuyên ngành

1.5. Quy trình hoạt động của tư vấn xây dựng trong nước:
1.5.1. Đặc điểm cơ bản của các tổ chức tư vấn xây dựng:

1.5.1.1. Khối doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa:
Những điểm mạnh:
 Đây là lực lượng nòng cốt, chủ yếu của tư vấn xây dựng Việt Nam (chiếm 80%).
 Có lực lượng cán bộ tư vấn lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm với đầy đủ lực lượng
cán bộ các chuyên ngành có thể thực hiện các dự án lớn, đồng bộ.
 Tổ chức có bề dày truyền thống từ những năm còn là Viện thiết kế
 Phạm vi cung cấp dịch vụ đa dạng
 Có cơ chế chính sách để phát triển sản xuất và đầu tư chi phí cho công tác đào
tạo.
Những điểm yếu:
 Bộ máy quản lý không được gọn nhẹ. Số lượng lao động thường là lớn từ (100-
500người) khó tinh giảm bởi chế độ chính sách.
 Quyền chủ động của doanh nghiệp trên nhiều mặt bị hạn chế bởi cơ chế của Nhà
nước (như nhân sự, tiền lương…).
 Tổ chức tư vấn với quy mô vừa và nhỏ có doanh thu hàng năm từ vài tỷ đến
mấy trăm triệu chiếm 70%, thể hiện sự manh mún về mặt tổ chức, chỉ đáp ứng
yêu cầu phát triển trước mắt của từng doanh nghiệp, từng địa phương, từng vùng
mà trước hết là giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
1.5.1.2. Khối doanh nghiệp tư vấn ngoài quốc doanh:
Những điểm mạnh:
 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, điều hành năng động, tính tự chủ cao.
 Tác phong làm việc công nghiệp, được trả lương thỏa đáng.
 Cơ chế huy động các chuyên gia giỏi luôn thích ứng với thị trường.
Những điểm yếu:
 Không đồng bộ các chuyên ngành, nên chỉ thích hợp với các công trình có quy
mô vừa và nhỏ.
 Không chủ động trong quá trình sản xuất do phải thuê chuyên gia bên ngoài.

1.5.1.3. Các tổ chức tư vấn sự nghiệp có thu:

Là các đơn vị trong Viện nghiên cứu có chức năng tư vấn xây dựng và các bộ phận
tư vấn xây dựng thuộc trường đại học. Những tổ chức tư vấn dạng này có các điểm mạnh,
điểm yếu sau đây:
Những điểm mạnh:
 Phần lớn nhân viên được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, được đảm bảo về
tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phúc lợi khác.
 Có nhiều chuyên gia giỏi, chuyên sâu (của Viện - Trường đại học)
 Có nhiều lợi thế về chính sách thuế và lao động
Những điểm yếu:
 Phần nào hạn chế tính chuyên nghiệp do còn phải thực hiện nhiệm vụ chính là
công tác nghiên cứu, đào tạo…
1.5.2. Cơ cấu tổ chức của đơn vị tư vấn xây dựng:
1.5.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý chức năng:
Là kiểu cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng với những nhiệm vụ quản lý được
phân chia cho các đơn vị riêng biệt thực hiện dưới dạng các phòng chức năng, hình
thành nên các phân hệ chuyên môn hóa và những người lãnh đạo chức năng. Đặc
điểm cơ bản này là chức năng quản lý phân chia thành từng đơn vị chuyên môn
đảm nhận. Lãnh đạo cao nhất của tổ chức làm nhiệm vụ phối hợp điều hòa các chức
năng.
1.5.2.2. Cơ cấu trực tuyến:
Là dạng cơ cấu tổ chức quản lý chỉ có một cấp trên chỉ huy và một số cấp dưới thực
hiện. Toàn bộ vấn đề quản lý được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng.
Đặc điểm của cơ cấu này là người lãnh đạo của hệ thống một mình phải thực hiện
tất cả các chức năng quản lý và chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi kết quả của đơn
vị mình.
1.5.2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý hỗn hợp:
Trong đó các nhiệm vụ quản lý giao cho những đơn vị chức năng riêng biệt (các
phòng chức năng) làm tham mưu tư vấn cho lãnh đạo cao nhất của tổ chức. Đặc

điểm của cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu kết hợp là lãnh đạo các phòng chức năng

tư vấn, chuẩn bị các quyết định quản lý và đưa tới cấp thực hiện (các văn phòng,
xưởng, xí nghiệp trực thuộc công ty) theo chỉ đạo của lãnh đạo Công ty. Việc điều
hành quản lý vẫn theo trực tuyến.
1.5.3. Mô hình tổ chức sản xuất sản phẩm tư vấn:
Một trong những khâu quan trọng nhất của đơn vị tư vấn là việc tổ chức dây chuyền
sản xuất các sản phẩm tư vấn. Qua việc xem xét đã cho thấy mỗi một tổ chức tư vấn có
một cách thức tổ chức sản xuất riêng, tuy cơ cấu tổ chức có khác nhau về số lượng các đơn
vị chuyên môn và các phòng nghiệp vụ nhưng tựu trung lại được quy về năm mô hình cơ
bản sau đây:
1.5.3.1. Mô hình sản xuất theo chuyên môn hóa:
Phạm vi áp dụng loại mô hình này được áp dụng ở một số Công ty tư vấn lớn trực
thuộc Bộ. Cơ cấu tổ chức sản xuất này cho thấy những ưu điểm và nhược điểm sau:
 Đây là mô hình có tính hiện đại, được áp dụng ở nhiều nước tiên tiến, mang tính
chuyên môn hóa theo các bộ môn.
 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, hội nhập với tư vấn nước ngoài.
 Tập trung nguồn lực, chuyên gia giỏi để thực thi dự án cùng một lúc với nhiều
dự án và những dự án lớn để đáp ứng yêu cầu tiến độ của khách hàng.
 Tạo ra môi trường thuận lợi cho việc học hỏi, trao đổi chuyên môn, đào tạo cán
bộ trẻ cho các bộ môn kỹ thuật.
 Thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị có cùng chuyên ngành. Tích
lũy lớn, lợi nhuận cao, tạo điều kiện cho phát triển doanh nghiệp.
 Đơn vị Chủ trì đồ án và Chủ nhiệm đồ án khó điều hành trực tiếp công việc mà
phải qua các đơn vị bộ môn chuyên ngành, do vậy tăng thêm đầu mối xử lý công
việc, kéo dài thời gian thực hiện.
 Việc trao đổi thông tin để phối hợp giữa các Chủ trì thiết kế với Chủ nhiệm đồ
án và giữa các Chủ trì thiết kế với nhau chưa được kịp thời
 Việc hình thành các đơn vị chuyên ngành, làm tăng đầu mối quản lý và tăng chi
phí hành chính

Có hai kiểu sơ đồ thể hiện loại mô hình này như sau:
























Hình 1: Mô hình sản xuất theo chuyên môn hóa

1.5.3.2. Mô hình sản xuất theo hình thức tổng hợp các bộ môn:




Giám đ
ốc

Phó Giám đốc

K
ết cấu


Phòng
Tài v


Phòng
T
ổ chức

Các văn phòng
K
ết cấu

Các D
ự án

Phòng
k
ế hoạch

Phó Giám đốc


Ki
ến trúc

Phó Giám đốc

K
ỹ thuật

Quản lý
k
ỹ thuật

Các văn phòng

Văn phòng Kỹ thuật
ME, nư
ớc, dự toán…




















Hỡnh 2: Mụ hỡnh sn xut theo hỡnh thc tng hp cỏc b mụn
Phm vi ỏp dng: mụ hỡnh sn xut ny cng c ỏp dng a s cỏc t chc t
vn (cỏc cụng ty, tng cụng ty v doanh nghip t nhõn). c im:
Chu trỡnh sn xut c khộp kớn, n v Ch trỡ ỏn v Ch nhim ỏn hon
ton cú th ch ng, trc tip t chc trin khai cụng vic. Vic trao i thụng tin gia
cỏc b mụn din ra nhanh chúng, kp thi. Tin thc hin d ỏn c rỳt ngn ỏng k.
Cht lng sn phm c Ch nhim d ỏn kim soỏt cht ch trong quỏ trỡnh
thit k. H s thit k kim soỏt tt v d dng c iu chnh khi cú yờu cu.
Tit kim chi phớ hnh chớnh nh gim bt u mi. Khỏ thớch ng vi vic trin
khai cụng vic hin nay.
Vic thanh toỏn lng sn phm c nhanh chúng do quy v mt n v ch trỡ.
Lc lng cỏn b chuyờn ngnh b dn mng ra cỏc n v thit k nờn khú ỏp


Giám đốc
Các Phó giám
đốc kỹ thuật
Tài vụ, Kế
hoạch, Tổ
chức


Quản lý kỹ

thuật

Văn phòng
1

Văn phòng
2

Văn phòng
3
Dự
án

Dự
án

Dự
án


ứng được các yêu cầu của những dự án lớn.
 Hạn chế việc trao đổi học hỏi kinh nghiệm chuyên môn của các bộ môn ngay
trong quá trình thiết kế.
Tuy có nhiều ưu điểm hơn so với mô hình chuyên môn hóa nhưng đây vẫn chưa phải
là mô hình tối ưu, chưa đáp ứng được tất cả các đòi hỏi của các thể loại và quy mô dự án.
1.5.3.3. Mô hình sản xuất kết hợp chuyên môn hóa và tổng hợp:
Phạm vi áp dụng thích hợp với các công ty lớn.
 Áp dụng mô hình này giúp khắc phục những hạn chế đã nêu ở hai mô hình nói
trên. Các đơn vị thiết kế tổng hợp có nhiệm vụ thực hiện các dự án vừa và nhỏ (mà tỷ
trọng loại này chiếm từ 50 - 70% khối lượng công việc) để đáp ứng yêu cầu của đại đa số

các Chủ đầu tư. Với những dự án lớn có yêu cầu kỹ, mỹ thuật cao thì sử dụng các đơn vị
chuyên ngành để thực hiện. Tùy điều kiện cụ thể của từng nơi mà quy mô nhân lực của các
đơn vị chuyên ngành nhiều ít khác nhau.
1.5.3.4. Mô hình sản xuất theo sơ đồ đầu mối:






Phạm vi áp dụng dạng mô hình này thường áp dụng ở các Công ty tư vấn trực thuộc
các Hội nghề nghiệp. Đặc điểm:
 Bộ máy quản lý hết sức gọn nhẹ, khoảng từ 4-6 người, chi phí hành chính nhỏ.
Sản lượng thực hiện có thể lớn do cơ chế kinh tế "thoáng", thủ tục thanh toán đơn giản,
nhanh chóng.
 Việc tư vấn do các cộng tác viên khai thác được mang danh nghĩa Công ty để triển
khai thực hiện. Lực lượng kỹ thuật kiểm hồ sơ phần lớn do các chuyên gia có uy tín bên
ngoài Công ty đảm nhận.
 Công ty không quản lý được lực lượng cộng tác viên nên dễ lúng túng khi phải sửa

Gi¸m ®èc

KiÓm so¸t chÊt
lîng


KÕ ho¹ch hîp
®ång



C¸c céng t¸c
viªn

V¨n phßng t
vÊn
trùc thuéc


đổi hồ sơ hoặc xử lý các sự cố xảy ra.
 Khó nhận được các dự án lớn, quan trọng, gặp khó khăn trong quá trình triển khai
xây dựng.
 Lợi nhuận và tích luỹ không cao, ít có điều kiện đào tạo nâng cao trình độ cho
nhân viên.
1.5.3.5. Mô hình sản xuất theo sơ đồ một chuyên ngành:







Phạm vi áp dụng mô hình này thích hợp với dạng Văn phòng Kiến trúc, công ty tư
nhân, Đặc điểm:
 Bộ máy tổ chức gọn nhẹ
 Thuê chuyên gia các bộ môn kỹ thuật chuyên ngành bên ngoài để thực hiện dự án.
Nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, được trả lương cao.
 Chỉ có một tổ chức nhỏ làm đầu mối công việc giao dịch và chịu trách nhiệm pháp
nhân, từ đó thuê lại các cá nhân bên ngoài để thực hiện công việc.
 Không chủ động về nhân lực trong việc triển khai công việc và xử lý những phát
sinh.

 Khó có điều kiện thực hiện các dự án lớn, phức tạp về kỹ thuật.
 Không có tích lũy hoặc tích luỹ rất nhỏ để tăng trưởng và dành cho đào tạo.
1.6. Quy trình hoạt động của tư vấn xây dựng quốc tế:
1.6.1. Tập đoàn tư vấn đa quốc gia:
Đại bộ phận các tập đoàn đa quốc gia thuộc sở hữu tư nhân. Đặc trưng cơ bản của mô
hình đa quốc gia là tính đa ngành nghề trong tập đoàn, thường cung cấp các dịch vụ trong
các ngành nghề khác nhau như: xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, giao thông;

Gi¸m ®èc
Bé phËn TK
kiÕn tróc
Bé phËn hîp
®ång


KÕ to¸n

Bé phËn hîp
®ång


KÕ to¸n

Chuyªn gia,
céng t¸c viªn K


thủy lợi, cảng biển, năng lượng, mỏ, môi trường… Tập đoàn tư vấn có các chi nhánh trải
rộng tại nhiều nước trên thế giới. Các tập đoàn đa quốc gia thường có từ 1200 người đến
3000 nhân viên. Công ty Mẹ đặt tại nước sở tại, Công ty con (hoặc Chi nhánh) có trụ sở

chính ở các nước và các văn phòng đại diện tại các địa phương của nước đó.
Đặc điểm của các tổ chức đa quốc gia:
a. Hình thành hệ thống các công ty trong nước và các công ty ở nước ngoài. Các công
ty ở nước ngoài được phân chia theo khu vực - tạm gọi là công ty khu vực. Bên cạnh đó có
các văn phòng đại diện cho Công ty ở các nước trong khu vực, các văn phòng này thực
hiện công tác tiếp thị, tìm kiếm dự án và chịu sự điều hành trực tiếp của các công ty khu
vực. Khi dự án triển khai, nhân lực có thể được điều động chủ yếu giữa các công ty trong
khu vực và tập đoàn (khi cần thiết).
b. Các công ty đa quốc gia cung cấp các dịch vụ đa chuyên môn thuộc các lĩnh vực khác
nhau như: nhà ở và công trình công cộng, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng
lượng và công trình biển… Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, công ty Mẹ có thể giao
việc, điều hành và phối hợp các công ty con chuyên ngành triển khai có hiệu quả các dự án
theo yêu cầu của khách hàng.
Sơ đồ tổ chức của tập đoàn tư vấn Scott Willson - Vương quốc Anh




Tập đoàn cổ phần
quốc tế Scott
Wilson
Công ty cổ phần
Scott Wilson
Công ty Scott
Wilson
Scottland
Công ty đường sắt
Scott Wilson
(Scottland)
Công ty Scott

Wilson &
Kirkpatrik
Công ty Scott
Willson Châu phi
Công ty tư nhân
Scott Wilson
Zimbabwe
Công ty góp vốn
Scott Wilson
Bosnhia
Công ty góp vốn
Scott Wilson
Malawi
Công ty Scott
Wilson Châu Á -
Thái bình dương
Công ty Scott
Wilson
Malaixia
Công ty Scott
Wilson &
Kirkpatrik
Th
ái

Lan

Công ty quốc tế
Scott Wilson
Công ty tư nhân

Scott Wilson
Wilson Irwin
J
ohns
ton


1.6.2. Tập đoàn tư vấn:
Tại một số nước đã hình thành những tập đoàn tư vấn theo kiểu mô hình công ty Mẹ -
công ty Con. Ở đó, công ty Mẹ chi phối công ty con bằng chế độ kinh tế giao vốn và điều
phối công việc của các công ty Con trong việc thực thi các dự án. Mỗi công ty con là một
công ty tư vấn chuyên ngành, hoạt động độc lập trong sự phối hợp với các công ty tư vấn
khác cùng nằm trong một tập đoàn để thực thi dự án.
Ví dụ: Singapore, có tập đoàn tư vấn JTC trực thuộc Bộ thương mại và công nghiệp.
Tập đoàn JTC có các công ty thành viên là: Công ty tư vấn Jurong; Công ty tư vấn cầu
cảng jurong; Công ty tư nhân sân vườn Jurong; Công ty giải trí Singapore. Ở Trung Quốc
có tổng công ty tư vấn Thượng Hải…
1.6.3. Công ty tư vấn chuyên ngành:
Là dạng mô hình khá phổ biến ở nhiều nước, có ba loại mô hình cơ bản là: chuyên
ngành kiến trúc, ngành dự toán và chuyên ngành kỹ thuật. Các công ty chuyên ngành kỹ
thuật thường đảm nhận các dịch vụ kỹ thuật cho nhiều lĩnh vực xây dựng: dân dụng, công
nghiệp, giao thông; thủy lợi, điện lực; công trình biển… Các công ty Kiến trúc cung cấp
các dịch vụ tư vấn kiến trúc cho các ngành nêu trên. Việc áp dụng mô hình tư vấn chuyên
ngành đã tập hợp được những đội ngũ chuyên gia giỏi để thực thi một lĩnh vực chuyên
môn của dự án. Một số công ty tư vấn chuyên ngành kỹ thuật như:
 Beca Carter Holding & Ferner (S.E.Asia) Pte. Ltd. Lĩnh vực chuyên ngành: cơ
điện, kết cấu và công trình kỹ thuật.
 Squire Mech. Pte. Ltd. Lĩnh vực chuyên ngành: cơ điện
 Mốt số tư vấn chuyên ngành kiến trúc như: Daryl Jakson (Úc), Allies and Morrison
Architects (Anh).

Công ty tư vấn chuyên ngành dự toán như David Langdon & Everest
Ngoài ra một số công ty cung cấp các dịch vụ hỗn hợp (kiến trúc -kỹ thuật)
 Heerim - Arch.& Eng. (Hàn Quốc) - lĩnh vực hoạt động: kiến trúc và kỹ thuật.
 PCI (Nhật bản) - Lĩnh vực hoạt động: dân dụng, kỹ thuật hạ tầng, thủy lợi môi
trường, công nghệ thông tin.
 Parsons Brinckerhoff (Mỹ) - Lĩnh vực hoạt động: kiến trúc, kết cấu, cơ điện, môi

trường, hạ tầng, đường sắt, đường không, đường biển…
 Jurong Consultants Singapore: Lĩnh vực hoạt động: Quy hoạch, kiến trúc, kết cấu
công trình, cơ điện, dự toán, quản lý dự án, đánh giá chất lượng công trình…
 ST Architects & Engineers (Singapore) - lĩnh vực hoạt động: quy hoạch, kiến trúc,
kết cấu, cơ điện, khảo sát…
Như vậy có thể thấy hầu hết các công ty tư vấn chuyên ngành kỹ thuật đều hoạt
động trên các lĩnh vực xây dựng… Điều đó đã tạo cho các công ty tư vấn những thị trường
đa dạng, nhiều tiềm năng với mục tiêu cuối cùng là thu được nhiều lợi nhuận.
Các công ty thường đặt văn phòng ở các trung tâm hay thành phố lớn. Mỗi văn phòng
thường có quy mô từ vài chục đến 100 nhân viên. Việc chia các văn phòng đại diện theo
vùng lãnh thổ với quy mô tương đối gọn nhẹ có thể hoạt động độc lập một mặt tạo cho
công ty vừa có thể thực thi các dự án vừa và nhỏ, mặt khác có thể dễ dàng huy động nhân
lực thực thi các dự án lớn. Một số công ty tư vấn chuyên ngành như: Davis langdon &
Everest (Anh) - Chuyên về kinh tế dự toán; Mae (Anh) chuyên về kiến trúc; DarylJackson
(úc) - chuyên về kiến trúc; T.Y Lin South East Asion Pte.Ltd (Singapore)- chuyên về kết
cấu và hạ tầng, Squie mech (Singapore)- chuyên về cơ điện; Beca Singapore - chuyên về
cơ điện và kết cấu. Giữa các công ty kiến trúc và kỹ thuật thường có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau để thực thi dự án. Việc thực thi một dự án với sự tham gia của nhiều công ty
không có sự khó khăn.
Về cơ cấu điều hành, mỗi một lĩnh vực đều có một chuyên gia có kinh nghiệm phụ
trách chung các dự án, mỗi một dự án chỉ định một Chủ nhiệm dự án. Có thể tham khảo sơ
đồ tổ chức một đội dự án như sau:








Chủ nhiệm Dự án
Kỹ sư trưởng Điện
Kỹ sư trưởng Cơ
Kiểm tra chất lượng
Đội hỗ trợ kỹ thuật và thiết kế



Nhận xét chung:
 Hầu hết các công ty tư vấn nước ngoài là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty
cổ phần
 Lĩnh vực hoạt động rộng khắp trên tất cả các ngành nghề xây dựng cơ bản, do đó
việc điều hành hết sức linh hoạt và hiệu quả cao.
 Quy mô tập đoàn từ 1200 đến 3000 nhân viên. Quy mô công ty trung bình từ 100
đến 300 nhân viên. Dưới 100 nhân viên là công ty nhỏ.
 Việc hình thành các công ty chuyên ngành cung cấp các dịch vụ cho các ngành
nghề khác nhau giúp cho việc mở rộng thị trường và tăng tính cạnh tranh để có được sản
phẩm tốt.
 Mỗi một công ty chuyên ngành đều có một bộ phận chịu trách nhiệm về các dự án ở
nước ngoài giúp cho việc điều phối nhân lực và xử lý công việc được tập trung về một đầu
mối.
 Tại mỗi một bộ phận (khu vực, phòng chức năng) do một người có trình độ cao
đứng đầu và toàn quyền quyết định những vấn đề do mình phụ trách.
 Thực thi công việc theo cơ chế Đội dự án với Chủ nhiệm dự án có quyền hạn và

trách nhiệm rất cao đối với sản phẩm tư vấn của mình. Chỉ cần chữ ký của CNDA là đủ
điều kiện để xuất hồ sơ.
 Có lực lượng chuyên gia giỏi của từng chuyên ngành và khả năng phối hợp cộng tác
giữa các chuyên gia giỏi của từng chuyên ngành trong một dự án.


















CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH VÀ HIỆN TRẠNG TƯ VẤN XÂY DỰNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát chung:
Theo thống kê, hiện nay nước ta có khoảng trên 1.000 công ty tư vấn lớn nhỏ.
Trong số này doanh nghiệp hạng I và hạng II (hoặc tương đương) chiếm gần 50%, số còn
lại là doanh nghiệp hạng III và IV của các địa phương, hoạt động trong tất cả các lĩnh vực
bao gồm: Đầu tư, công nghiệp, giao thông, xây dựng (chỉ tính tư vấn liên quan đến lĩnh
vực kinh tế). Số lượng các doanh nghiệp tư vấn xây dựng đã tăng lên gấp 2 lần so với số

đã có tính năm 1995 và chất lượng được nâng cao rõ rệt, số lượng các công ty tư vấn
ngoài quốc doanh đã tăng lên đáng kể. Theo số liệu sơ bộ điều tra: Lập dự án chiếm 10-
15% doanh thu; Khảo sát 10-15% doanh thu; Thiết kế 50-60%; Thẩm định 5%. Theo thời
gian, số lượng và cơ cấu giữa các loại doanh nghiệp có nhiều biến đổi. Có thể tóm tắt như
sau:
Sau khi có quyết định 158/BXD – QLXD ngày 22/6/1993: Có khoảng 20 công ty tư
vấn xây dựng ra đời từ Viện (hoặc bộ phận thiết kế) chuyển đổi.
Năm 1995 có 250 doanh nghiệp tư vấn xây dựng đại bộ phận là doanh nghiệp Nhà
nước.
1996-1997: có 419 doanh nghiệp. Trong đó:
Quốc doanh chiếm 89% (101). Trong đó Trung ương chiếm 48%

Thuộc các Thuộc các Tổng công ty, Công ty: 27% (38)
Thuộc các cơ quan sự nghiệp 14% (29)
Ở địa phương 30% (doanh nghiệp hạng III,IV) là ngoài quốc doanh
1998: Có khoảng 600 doanh nghiệp
2006 có hơn 1000 doanh nghiệp (chưa kể cá doanh nghiệp thuộc Quân đội, công
an).
Qua số liệu thống kê có thể thấy:
+ Trong quãng thời gian trên 10 năm, các doanh nghiệp tư vấn đã phát triển nhanh
chóng từ con số 20 ban đầu lên hơn 1000 doanh nghiệp bao gồm đủ các loại hình.
+ Thành phần các doanh nghiệp Nhà nước chiếm đại bộ phận trong thời gian ban
đầu, nay chỉ còn khoảng 24%, loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã chiếm trên
50% và có xu hướng ngày càng phát triển do chủ trương đẩy mạnh cổ phần hoá.
+ Các Tổng công ty 90, 91, Công ty loại 1 đều thành lập các doanh nghiệp tư vấn
trực thuộc, các trường Đại học, Cao đẳng (có nơi cả Trung học chuyên nghiệp), các Viện
nghiên cứu, các Hội đều thành lập các doanh nghiệp tư vấn sự nghiệp có thu, có nơi ở
dạng công ty ngoài quốc doanh, có nơi thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn.
+ Trừ khoảng 20 công ty thuộc loại lớn ra ( trong đó có 2-3 công ty với tổng số cán
bộ công nhân viên từ 1000-2000) làm trụ cột trong các Bộ như Bộ Xây dựng, Bộ Giao

thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Bưu chính
Viễn thông, đại bộ phận các doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ.
+ Một loại hình doanh nghiệp mới: Công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty
nhà nước, số doanh nghiệp này ngày càng tăng theo chủ trương đẩy mạnh việc chuyển đổi
tổ chức các doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ.
Đánh giá về chất luợng thì ngoài một số công ty hoạt động tương đối chất lượng và
uy tín như các công ty: Tư vấn thiết kế Điện trong lĩnh vực năng lượng, thuỷ lợi, hoá chất,
xây dựng, môi trường đô thị… còn lại, vẫn trong tình trạng yếu kém về nhiều mặt.
Nếu đánh giá chung, dựa trên sự so sánh với các công ty tư vấn nước ngoài cũng
như sự phát triển của nền kinh tế, thì bản thân tư vấn Việt Nam vẫn còn thua kém và chưa
tương xứng với vai trò là “nghề cung cấp tri thức để đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của

xã hội” như định nghĩa của Hiệp hội Tư vấn quốc tế. Bằng chứng là, rất nhiều công trình
mang tầm cỡ quốc gia thuộc những ngành, lĩnh vực trọng yếu trong nền kinh tế (công
nghiệp khai thác dầu khí, điện, hoá chất, xi măng)…đều phải thuê tư vấn nước ngoài. Cho
dù, thời gian gần đây đã có một vài công ty (trực thuộc chủ đầu tư) đã “dám” đứng ra nhận
tổng thầu (từ ý tưởng đến dự án tiền khả thi, khả thi và sau đó là lập dự án, thiết kế và
giám sát thi công…), nhưng thực ra, sau đó lại đi thuê tư vấn nước ngoài vào làm việc.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trình độ chuyên môn của các công ty tư
vấn nói chung và đội ngũ các nhà tư vấn Việt Nam nói riêng còn yếu, chưa đáp ứng được
những đòi hỏi của thực tiễn. Bên cạnh đó, không ít chủ đầu tư còn e ngại và hay có thói
quen “sính” ngoại, mà đáng ra, có những công trình nằm trong tầm tay (xét về trình độ
chuyên môn) của tư vấn Việt Nam, thì lại đi thuê tư vấn nước ngoài.
Bên cạnh các công ty tư vấn góp phần đem lại những công trình mang tầm vóc quốc
gia, đem lại niềm tự hào của Việt Nam trước con mắt của bạn bè thế giới, vẫn còn có
những công ty tư vấn thiếu năng lực, chưa hoàn thành đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của
mình, để lại những hậu quả nặng nề không thể tính bằng tiền. Nguyên nhân của thực trạng
trên, trước hết phải kể đến việc các tổ chức tư vấn thiếu nguồn tài chính để đầu tư chiều
sâu về trang thiết bị, về tài liệu, về đào tạo, làm ảnh hưởng đến chất lượng đồ án thiết kế;
Tài liệu khảo sát điều tra cơ bản có trường hợp không đảm bảo chất lượng, đã gây nhiều

sai sót trong thiết kế xây dựng; Trình độ và năng lực chuyên môn của một số cán bộ tư vấn
chưa cao, thiếu kinh nghiệm thực tế. Cũng như trách nhiệm tư vấn chưa cao
Đặc biệt, trong thời gian qua, khi một số công trình xây dựng có vấn đề về chất
lượng hay một số dự án thuộc các lĩnh vực như mía đường, xi măng… không mang lại
hiệu quả kinh tế cao, ngoài trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư, các cơ quan chuyên
môn và giới báo chí cũng thường đề cập đến trách nhiệm của cơ quan tư vấn.
Chắc chắn một điều không thể phủ nhận được, trong công cuộc đổi mới và hội nhập
kinh tế quốc tế, cùng với sự đi lên của đất nước, lĩnh vực tư vấn đóng góp một phần quan
trọng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau như trình độ chuyên môn thấp, thì thực
tế đã xuất hiện “tiêu cực” xung quanh công tác này. Lĩnh vực giao thông- xây dựng là một
ví dụ điển hình. Đáng lẽ có nhiều công trình, ngay từ khi thi công, nếu khâu “Tư vấn giám

sát” không móc ngoặc với chủ đầu tư, làm đúng bổn phận, thì chắc chắn sẽ không để xảy
ra những đường Liên Cảng A5 hay Thuỷ điện Trị An… Và, để biện minh cho những thiếu
sót trên, các công ty tư vấn thường đổ lỗi cho việc “họ” không được độc lập về mặt hành
chính, mà phải phụ thuộc vào chủ đầu tư, nên đã để xảy ra tình trạng này. Nói như vậy
cũng có phần đúng, nhưng cần trả lời câu hỏi tại sao có những công trình cho dù chủ đầu
tư bị lỗ hoặc hòa vốn, song nhờ giám sát chặt chẽ của tư vấn, nên chất lượng vẫn tốt và
thời gian thi công vẫn đảm bảo? Chẳng hạn, như Dự án xây dựng cầu Bãi Cháy ở Quảng
Ninh là minh chứng điển hình. Rõ ràng, trong những trường hợp trên, khâu tư vấn đóng
vai trò hết sức quan trọng và nếu những người làm công tác tư vấn không có cái “tâm “
trong sáng, thì chắc chắc sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
“Không riêng gì chương trình mía đường, hiện nay ở một số địa phương đang xảy
ra tình trạng chạy đua để đầu tư xây dựng các dự án, bất chấp dự án đó có mang lại hiệu
quả kinh tế hay không? điển hình là các dự án về bia, nước giải khát, lắp ráp và sản xuất ô
tô -xe máy… Tất nhiên, dưới góc độ tư vấn, nhiều khi người ta thừa hiểu rằng, có những
dự án chắc chắn khi đi vào hoạt động sẽ không mang hiệu quả kinh tế cao hoặc thậm chí là
phá sản (không thể hoạt động), song vẫn phải “nhắm mắt” lập dự án và thiết kế “bừa”, cốt
sao vừa lòng lãnh đạo tỉnh nhà. Vì nếu không làm theo cái gọi là luật bất thành văn của
lãnh đạo, thì sau này đừng có hy vọng trở lại địa phương tham gia tư vấn. Rõ ràng, để xảy

ra hiện tượng hiệu quả dự án thấp, chưa hẳn trách nhiệm đã thuộc về công tác tư vấn, mà
phần chính thuộc về chủ đầu tư.
Thực tế hiện nay, trong những dự án có sử dụng vốn vay hoặc viện trợ của các tổ
chức tài chính quốc tế, người ta thường đưa ra yêu cầu chỉ được phép dùng các công ty tư
vấn độc lập (không phải của Nhà nước). Trong khi đó, cũng giống như Trung Quốc, ở Việt
Nam hiện có đến 85% công ty tư vấn thuộc các doanh nghiệp nhà nước (nghĩa là bị ràng
buộc hành chính bởi các cơ quan chủ quản cả về mặt nhân sự lẫn tài chính), làm ảnh
hưởng đến công tác chuyên môn của những công ty này.
2.2. Cơ cấu tổ chức:

Qua khảo sát thực tế, hiện nay đơn vị tư vấn của Việt Nam đều áp dụng cơ cấu tổ
chức quản lý theo kiểu Cơ cấu tổ chức quản lý hỗn hợp tức là kết hợp 2 kiểu cơ cấu: Cơ
cấu tổ chức quản lý chức năng và Cơ cấu trực tuyến theo mô hình nguyên lý.









Hình1: Sơ đồ nguyên lý cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu kết hợp trực tuyến - chức năng
Tuy cùng theo một sơ đồ nguyên lý nhưng sơ đồ tổ chức chi tiết của mỗi đơn vị tư vấn lại
khác nhau bởi những lý do sau:
 Tùy điều kiện và tính chất cụ thể của mỗi đơn vị mà xác định số lượng các
phòng chức năng nhiều hay ít.
 Tùy theo số lượng cán bộ, nhu cầu đòi hỏi của thị trường và đặc điểm riêng của
từng nơi mà số lượng các đơn vị sản xuất nhiều hay ít.
2.3. Mô hình tổ chức sản xuất sản phẩm tư vấn:

Một số Công ty tư vấn lớn trực thuộc Bộ như VNCC và Tổng công ty (chiếm
khoảng 50% số lượng khảo sát) áp dụng theo kiểu mô hình sản xuất theo chuyên môn hóa
do tính chất hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, hội nhập với tư vấn nước
ngoài.
Các công ty, tổng công ty và doanh nghiệp tư nhân qua khảo sát đại đa số áp dụng
Mô hình sản xuất theo hình thức tổng hợp các bộ môn do Chu trình sản xuất được khép
kín, đơn vị hoàn toàn có thể chủ động trong công việc, trao đổi thông tin nhanh chóng, kịp
thời, tiến độ thực hiện dự án được rút ngắn, tiết kiệm được chi phí, hồ sơ được kiểm soát
tốt.
Ban lãnh đạo
Công ty




Các đơn vị chức năng
ĐHSX TCKT TH




Văn phòng, Đơn vị tư vấn
SX1 SX2 SX3 SX4 SX …

Các công ty lớn ( số ít khảo sát ) có áp dụng mô hình sản xuất kết hợp chuyên môn
hóa và tổng hợp do tính chất quản lý phức tạp, đòi hỏi quy mô lớn, tính tổng hợp về
chuyên ngành cao.
Các Công ty tư vấn trực thuộc các Hội nghề nghiệp thường áp dụng mô hình sản xuất
theo sơ đồ đầu mối do bộ máy gọn nhẹ, sản lượng thực hiện có thể lớn do cơ chế kinh tế
"thoáng", thủ tục thanh toán đơn giản, nhanh chóng, thường do các nhân đứng ra làm chủ.

Các Văn phòng Kiến trúc, công ty tư nhân thường áp dụng mô Mô hình sản xuất theo
sơ đồ một chuyên ngành do tính chất của chuyên ngành mà đơn vị tự thực hiện kết hợp với
việc thuê chuyên gia các bộ môn kỹ thuật chuyên ngành bên ngoài để thực hiện dự án.
Việc hình thành mô hình tổ chức sản xuất của mỗi đơn vị đều căn cứ theo tính chất
đặc thù và khả năng của đơn vị đó
2.4. Đánh giá năng lực chuyên môn (Công nghiệp - Dân dụng):
2.4.1. Khái quát:
Trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm là những yếu tố hết sức quan trọng để
đánh giá năng lực nhà tư vấn. Chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn phụ thuộc vào chính
những yếu tố này. Những nội dung chủ yếu được đề cập trong đánh giá năng lực chuyên
môn bao gồm: khả năng thực hiện các loại hình dịch vụ tư vấn; khả năng nắm vững dây
chuyền công nghệ và ứng dụng công nghệ và vật liệu mới; trình độ và kinh nghiệm của
nhà tư vấn; nắm bắt thông lệ quốc tế và trình độ ngoại ngữ.
2.4.2. Các loại hình Dịch vụ tư vấn:
2.4.2.1. Khái quát về sự phát triển các dịch vụ tư vấn thời gian gần đây:
Trong những năm của nền kinh tế bao cấp, khái niệm về dịch vụ tư vấn hầu như chỉ
gói gọn trong công tác thiết kế và khảo sát. Điều này cũng phù hợp với cơ chế quản lý và
chỉ đạo tập trung của nền kinh tế lúc bấy giờ. Những năm gần đây, cùng với việc chuyển
đổi sang cơ chế thị trường, nhu cầu về hội nhập và mở cửa cùng với sự thâm nhập của các
công ty tư vấn, nhà thầu quốc tế cũng đặt ra những yêu cầu và phương thức mới trong việc
thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng. Trong bối cảnh như vậy, các loại hình về dịch vụ
tư vấn đã dần được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tư vấn kỹ thuật, kinh tế, pháp lý của
chủ đầu tư và của các cơ quan quản lý xây dựng thể hiện trong các số liệu điều tra dưới

×