Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tài liệu Đề Tài: Phân tích tình hình tiêu thu sản phẩm tôm của công ty Cafatex, Hậu Giang docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.58 KB, 91 trang )

NGUYỄN THỊ KIỀU PHƯƠNG
Mã số SV : 4054227
Lớp: KTNN 1 K31
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
  
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
SẢN PHẨM TÔM CỦA CÔNG TY
CAFATEX
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
LÊ LONG HẬU
Tháng 05/2009
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Đặt vấn đề:
Trong những năm gần đây, quyết định mở cửa và hội nhập với thị
trường thế giới của nước ta đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trên tất cả các
lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực ti ên phong, mạnh mẽ và sôi động nhất đó
chính là: kinh tế. Rất nhiều tập đoàn toàn cầu đã có mặt tại Việt Nam, có thể
nói rằng: một mặt hàng nào đó vừa được chào hàng tại Mỹ thì hầu như ngay
lập tức có thể tìm thấy ở các trung tâm thương mại của Thành phố Hồ Chí
Minh (như Thương xá Tax, Diamond Plaza, Zen Plaza ). Khoảng cách của
các quốc gia đang thu hẹp đến độ chúng ta có cảm tưởng cả thế giới đang
sống chung trong một nhà. Năm 2008, vấn đề khủng hoảng kinh tế đang diễn
ra trên khắp thế giới làm cho tất cả các nước bị ảnh hưởng. Trong tình hình
đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm không còn hạn hẹp ở một khu vực địa lý
nhất định, một vài quốc gia nhất định mà nó đã mở rộng ra khắp toàn cầu.


Theo đó, các quốc gia hay nói cụ thể hơn, các công ty ngày nay phải cạnh
tranh với nhau rất gay gắt.
Để có thể kinh doanh thành công và thu lại nhiều lợi nhuận, thì các công ty
cần có một nhận định đúng đắn trước những biến đổi của thị trường để có thể
đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp. Thị trường cần gì? Bao
nhiêu? Chất lượng thế nào? là những câu hỏi mà các công ty cần phải biết câu
trả lời để từ đó hoạch định ra được các kế hoạch hành động cụ thể cho từng thị
trường mà họ thâm nhập. Nếu không có những hiểu biết đúng đắn mà tung ra
những hàng hoá kinh doanh trên các thị trường mới lạ là một việc làm cầm chắc
ở đó sự thất bại. Và mặc dù kinh doanh trên những thị trường quen thuộc nhưng
nếu không chịu tìm hiểu, nắm bắt những cơ hội mới, chống lại những đổi thay
của thị trường thì sẽ khó có được những thành công mà họ mong muốn, thậm chí
có thể dẫn đến sự tụt hậu, lỗi thời và kém hiệu suất. Đối với Công ty Cổ phần
Thủy sản Cafatex, là một trong những công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của
Việt Nam. Sở dĩ, Công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ và đi lên như hiện nay
chính là vì Công ty đã trải qua một thời gian dài để nghiên cứu, tìm hiểu, phân
tích kỹ từng nhân tố của thị trường. Từ đó, đánh giá những mặt thuận lợi và khó
khăn, để xác định được một cách chính xác từng thị trường từ thị trường mục
tiêu, thị trường chủ lực đến thị trường tiềm năng cho quá trình tiêu thụ sản phẩm
của Công ty nhằm đạt hiệu quả cao nhất, đẩy mạnh sự phát triển của Công ty.
Nếu sản phẩm mà Công ty tạo ra không tiêu thụ được sẽ làm cho quá trình hoạt
động kinh doanh của Công ty bị đình trệ, ngược lại, nếu sản phẩm của Công ty
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
2
được tiêu thụ mạnh thì sẽ tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công
ty nhanh thêm, lợi nhuận tích luỹ ngày càng nhiều hơn và đó là yếu tố quyết định
sự tồn tại và phát triển của Công ty. Nhưng tỷ trọng giá trị xuất khẩu Tôm trong
tổng kim ngạch xuất khẩu Tôm của Việt Nam còn rất thấp. Nhất là sau vụ kiện
bán phá giá của Mỹ, giá trị xuất khẩu trực tiếp của sản phẩm này giảm xuống rất

nhiều. Công ty đã mở rộng sang các thị trường mới nên đã hạn chế được phần
nào những khó khăn của hoạt động xuất khẩu. Nổi bậc nhất là thị trường, giá trị
xuất khẩu ở thị trường này trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng rất cao
nhưng như chúng ta đã biết thị EU nổi tiếng khó tính nhất hiện nay nên để đẩy
mạnh được hoạt động xuất khẩu Tôm vào thị trường này và gia tăng giá trị xuất
khẩu trong thời gian tới công ty cần xác định EU là thị trường mục tiêu và chủ
lực và là cơ sở để tìm hiểu những thị trường khác. Từ đó, phải phân tích kĩ các
nhân tố của thị trường đồng thời đánh giá những thuận lợi và khó khăn để có các
giải pháp khắc phục hạn chế và phát huy thế mạnh nhằm làm gia tăng giá trị kim
ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty, đưa Cafatex trở thành một trong những
công ty phát triển mạnh nhất trong cả nước, cũng như nổi tiếng trong khu vực và
trên thế giới. Đó chính là lý do mà em chọn đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ
sản phẩm Tôm của Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex”.
2. Sự cần thiết nghiên cứu:
Khi Việt Nam tiến hành mở cửa, thực hiện quá trình hội nhập thế giới,
những khó khăn ban đầu là điều không thể tránh khỏi. Với xuất phát điểm là
một nước nông nghiệp lạc hậu, yếu kém về kỹ thuật, công nghệ và cả những
kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường thế giới, bỡ ngỡ những bước đi
đầu tiên, không thể tránh khỏi những cú ngã vô cùng đau đớn. Nhưng cũng
từ đó chúng ta đã có được những bài học vô cùng quý giá. Không ngừng cố
gắng vươn lên, đút kết những kinh nghiệm trong thời gian qua, qua đó nhận
ra rằng: để kinh doanh có hiệu quả thì phải biết người biết ta. Đặc biệt là
trong quan hệ nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và nhất là thị trường tiêu thụ
là một việc làm không thể thiếu.
Nói về xuất nhập khẩu thì chúng ta luôn tự hào với kết quả khá cao
trong việc xuất khẩu hàng nông, lâm, thuỷ hải sản. Đặc sắc nhất là mặt hàng
thuỷ sản - nhất là tôm. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam đã
và đang thành công với việc tiêu thụ tôm đạt hiệu quả. Để có được kết quả
này, chúng ta đã phải trãi qua cả một quá trình cố gắng không ngừng. Thế
nhưng không phải đã là hết khó khăn. Để có thể duy trì và phát triển hơn nữa

thì tiêu thụ tôm ở Việt Nam cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Đặc biệt là
trong công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ - một công việc mà các công
ty, doanh nghiệp Việt Nam ta thường hay lơ là, ít quan tâm; nhưng đó lại là
việc làm đầu tiên nhất, quan trọng nhất nếu công ty muốn thành công và
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
3
mang lại lợi nhuận cao cho bản thân công ty nói riêng và cho toàn xã hội
Việt Nam nói chung.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1. Mục tiêu chung:
Chế biến và xuất khẩu mặt hàng thuỷ hải sản là hoạt động kinh doanh
chủ yếu của Công ty Cổ phần Thuỷ sản Cafatex. Thông qua,việc phân tích các
yếu tố liên quan đến tình hình tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của Công ty qua các
năm 2006 – 2007 – 2008. Đồng thời, dựa trên quá trình phân tích để tìm ra và
đánh giá các nhân tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản
phẩm tôm ở hiện tại cũng như trong tương lai. Từ đó, đề ra những biện pháp cụ
thể nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Công ty trong thời gian tới.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm của Công ty trong những năm gần
đây đồng thời đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu đó.
- Phân tích các nhân tố của thị trường ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
của Công ty bao gồm các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan.
- Đánh giá những nhân tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng ở hiện tại và
tương lai.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh.
Từ đó, đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm làm gia tăng giá trị và hiệu
quả xuất khẩu Tôm của Công ty trong những năm tới.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1. Số liệu nghiên cứu:
Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập chủ
yếu trong các báo cáo tài chính, báo cáo xuất khẩu của Công ty, tạp chí thủy sản,
từ nguồn internet, đồng thời, thông qua việc ghi nhận các nhận xét, các đánh giá
về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty do các phòng ban cung cấp.
2. Phương pháp luận:
- Thu thập thông tin dữ liệu liên quan đến thị trường và kết quả tiêu thụ
Tôm của Công ty Cafatex
- Mục tiêu chung là nắm rõ về những biến động của thị trường xuất khẩu
để có chính sách kinh doanh phù hợp.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
4
- Với các phương pháp:
+ Tổng hợp thông tin - phân tích thông tin:
 Thiết lập bảng, biểu đồ, sơ đồ.
 So sánh, đối chiếu.
 Phân tích, nhận xét, đánh giá.
+ Ma trận SWOT.
- Sơ đồ phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu
Tôm của Công ty.
Sơ đồ 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Tôm của Công ty.
3. Phương pháp phân tích:
- Phân tích hoạt động xuất khẩu Tôm ở thị trường EU.
 Dùng phương pháp:
Tổng hợp thông tin – phân tích thông tin.
 Thiết lập bảng, biểu đồ, sơ đồ.
 So sánh, đối chiếu.
 Phân tích, nhận xét, đánh giá.
- Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ:

Công ty
Nguồn
cung
ứng
Hìnhthức
thu mua
Giá thu mua
Loại tôm
thu mua
Thị
trường
tiêu thụ
Loại tôm
xuất khẩu
Thị trường
xuất khẩu
Hình thức
xuất khẩu
Mức biến
động giá
xuất khẩu
Môi trường vĩ

Hình thức
bao bì
Đối thủ cạnh
tranh
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
5


Dùng phương pháp:
Phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội, đe doạ của Công ty
và từ đó đưa ra giải pháp thích hợp.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Công ty có tầm hoạt động kinh doanh khá rộng lớn, nhiều liên doanh, nhiều
đợn vị trực thuộc; không những thế Công ty còn có các hoạt động xuất khẩu
nhiều mặt hàng với nhiều chủng loại khác nhau như; thuỷ sản chế biến, xay xát
gạo, chế biến đường, nước đá, sản xuất gạch nung, may mặc, Trong đó, mặt
hàng chủ lực góp phần lớn cho doanh thu của Công ty chính là Tôm đông lạnh.
Với thời gian cho phép, bài luận văn này chỉ tập trung phân tích hoạt động tiêu
thụ sản phẩm Tôm ở thị trường EU mà không phân tích các hoạt động kinh
doanh khác của Công ty.
2. Giới hạn vùng nghiên cứu:
- Các nghiên cứu về tình hình tiêu thụ Tôm chỉ gói gọn ở thị trường EU.
- Các số liệu thu thập chỉ thông qua phòng kế toán của Công ty và các
thông tin thu thập từ sách báo, internet.
3. Giới hạn thời gian:
Mỗi sinh viên năm cuối được nhà trường tạo điều kiện cho phép được thực
tập tại các công ty để tăng cường khả năng thực hành và tiếp cận thực tế. Cùng
với sự đồng ý của Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Thuỷ sản CAFATEX Hậu
Giang, em có được thời gian là 10 tuần để tiếp cận thực tế đồng thời hoàn thành
bài luận văn tốt nghiệp của mình. Do đó thời gian nghiên cứu và thực hiện bài
luận văn này là trong vòng 10 tuần thực tập tại Công ty.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC TIÊU THỤ SẢN PHẨM:
1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm:
Thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định
của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ cũng như của các doanh nghiệp về
số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hoá. Đó là những mối quan hệ giữa tổng
số cung và tổng số cầu với cơ cấu cung cầu của từng loại hàng hoá cụ thể.
Thị trường là nơi mà người mua và người bán tìm đến với nhau thông qua
trao đổi thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên cần biết.
Các doanh nghiệp thông qua thị trường mà tìm cách giải quyết các vấn đề:
- Phải sản xuất loại hàng gì? Cho ai?
- Số lượng bao nhiêu?
- Mẫu mã, kiểu cách, chất lượng như thế nào?
Còn người tiêu dùng thì biết được
- Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình?
- Nhu cầu được thoả mãn như thế nao?
- Khả năng thanh toán ra sao?
Tất cả những câu hỏi trên chỉ có thể được trả lời chính xác thông qua thị
trường. Trong công tác quản lý kinh tế, xây dựng kế hoạch mà không dựa vào thị
trường để tính toán và kiểm chứng số cung- cầu thì kế hoạch sẽ không có cơ sở
khoa học và mất phương hướng, mất cân đối. Ngược lại việc tổ chức và mở rộng
thị trường mà thoát ly khỏi sự điều tiết của công cụ kế hoạch hoá thì tất yếu sẽ
dẫn đến sự mất cân đối trong hoạt động kinh doanh.
Từ đó ta thấy rằng: sự nhận thức phiến diện về thị trường cũng như sự
điều tiêt thị trường theo ý muốn chủ quan, duy ý chí trong quản lý và chỉ đạo
kinh tế đều đồng nghĩa với việc đi ngược lại với các hệ thống của quy luật kinh
tế vốn đã có sẵn trong thị trường và hậu quả cuối cùng của nó là sẽ làm cho nền
kinh tế rất khó phát triển.
Trên thị trường các quyết định của người lao động, người tiêu dùng và của
các doanh nghiệp đều tác động đến quan hệ cung cầu thông qua giá cả. Tuy
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex

GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
7
nhiên hiện nay ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường, tác động đến quan hệ
cung cầu theo cơ chế gián tiếp còn có các quyết định của chính phủ từng nước.
2. Vai trò:
Thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Qua
thị trường có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực sản xuất thông qua
hệ thống giá cả. Trên thị trường giá cả hàng hoá về tư liệu sản xuất, các nguồn
lực về tư liệu sản xuất, sức lao động, … luôn luôn biến động nhằm đảo bảo các
nguồn lực giới hạn này được sử dụng để sản xuất đúng hàng hoá, dịch vụ mà xã
hội có nhu cầu. Thị trường là khách quan do đó từng doanh nghiệp không có khả
năng làm thay đổi thị trường. Nó phải dựa trên cơ sở nhận biết nhu cầu xã hội và
thế mạnh kinh doanh của mình mà có phương án kinh doanh phù hợp với đòi hỏi
của thị trường.
II. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU:
1. Khái niệm:
Tiêu thụ là phẩm hàng hoá chuyển từ trạng thái vật chất sang trạng thái tiền
tệ và sản phẩm hàng giai đoạn của vòng chu chuyển vốn ở doanh nghiệp, là quá
trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Sản hoá có tiêu
thụ được thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn để tiến hành tái sản xuất mở
rộng và ngày càng phát triển.
Trong kỳ phân tích, doanh nghiệp tiêu thụ nhiều hay ít là biểu hiện ở chỉ
tiêu khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, chỉ tiêu này được tính bằng đơn vị
giá trị và được gọi là giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ hay doanh thu bán hàng.
2. Vai trò và ý nghĩa của việc phân tích tình hình tiêu thụ:
2.1. Vai trò của việc phân tích tình hình tiêu thụ
Tiêu thụ là quá trình chuyển hoá hình thái từ giá trị của hàng hoá sang giá
trị tiền tệ, sự chuyển hoá này đem đến cho khách hàng một sự thoả mãn về mặt
giá trị sử dụng của hàng hoá. Do đó, vai trò của việc phân tích tình hình tiêu thụ
sản phẩm là tìm ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan, rút ra những tồn

tại và đề ra những biện pháp khắc phục để tận dụng triệt để thế mạnh của doanh
nghiệp nhằm đưa doanh số tới mức cao nhất. Để thực hiện tốt quá trình này trước
đó các tổ chức kinh doanh phải tiếp cận thị trường, tìm hiểu, khám phá nguyện
vọng của khách hàng.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
8
2.1. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tiêu thụ
Trong cơ chế thị trường hiện nay, nền kinh tế sản xuất kinh doanh không
còn tập trung gò bó như trước nữa mà có sự linh động xuất phát từ nhu cầu thực
tiễn của người tiêu dùng. Do đó, đẩy mạnh tiêu thụ có thể nói là một khâu vô
cùng quan trọng để đánh giá hiệu hoạt động của công ty.
Khâu tiêu thụ được xem là khâu quan trọng nhất trong suốt quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì, nó chính là cửa khẩu của công ty nên
cánh cửa này mở càng to thì đồng tiền, đồng vốn của công ty sẽ được lưu thông
một cách trôi chảy hơn, nhanh hơn. Hay nói cách khác, chính hoạt động này là
yếu tố cho phép công ty thu hồi vốn để tiếp tục tái đầu tư, hoạt động sản xuất
kinh doanh được liên tục và là cơ sở tồn tại của công ty. Vì lẽ đó, chúng ta có thể
coi khâu tiêu thụ có tính chất quyết định vận mệnh của công ty.
II. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU.
1. Khái niệm và vai trò của thị trường xuất khẩu
Khái niệm:
Thị trường xuất khẩu (hay còn gọi là thị trường thế giới) là tập hợp những
khách hàng tiềm năng của một Công ty hay một doanh nghiệp ở nước ngoài
(khác nước xuất khẩu).
1.2. Vai trò:
Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế
đất nước, điều này được thể hiện thông qua các lý do sau:
- Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng trong giao thương quốc tế đáp
ứng nhu cầu nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất.

- Xuất khẩu được xem là công cụ đoàn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế.
Bởi vì việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô và phát
triển sản xuất nhiều ngành nghề từ đó làm tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội và
nâng cao mức sống cho người dân.
- Xuất khẩu còn thúc đẩy việc phát minh, sáng tạo, phát triển và ứng dụng
khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Xuất khẩu tác động đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng
sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đói và tương đối của đất nước.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
9
- Cuối cùng xuất khẩu góp phần thúc đẩy và tăng cướng hợp tác quốc tế
giữa các nước trên thế giới.
Tóm lại: đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là hướng phát triển tất yếu mang
tính chiến lược để xây dựng một đất nước phát triển phồn thịnh.
2. Nhiệm vụ của phân tích thị trường xuất khẩu:
Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, nghiên cứu và phân tích đúng đắn tình
hình thị trường là một yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp:
- Xác định nước nào là thị trường có triển vọng nhất cho việc xuất khẩu
hàng của doanh nghiệp hoặc họ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu như thế nào và khả
năng mua bán là bao nhiêu.
- Xác định mức cạnh tranh trên thị trường hiện tại và tương lai, điểm mạnh,
điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.
- Cần áp dụng những phương thức mua bán nào cho phù hợp. Sản phẩm
muốn mua, bán, thâm nhập thị trường đó cần đạt số lượng bao nhiêu, chất lượng
thế nào, bao bì đóng gói ra sao.
- Thu thập thông tin đầy đủ, chính xác về thị trường.
- Tiến hành rút ra sự vận động của thị trường, dự báo được dung lượng của
thị trường, mức biến động của giá cả. Trên cơ sở đó xử lý các nguồn thông tin,
đề ra các chiến lược marketing.

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU:
- Đặc điểm của thị trường: những thông tin về những nét văn hoá và thị
hiếu tiêu dùng của thị trường.
- Quy chế chính sách của thị trường xuất khẩu.
+ Thuế quan:
Thuế quan là một khoản tiền mà chủ hàng hoá xuất nhập khẩu hoặc quá
cảnh phải nộp cho hải quan đại diện cho nước chủ nhà. Kết quả của thuế quan là
làm tăng chi phí của việc đưa hàng hoá đến một nước.
+ Hạn ngạch:
Hạn ngạch nhập khẩu nghĩa là số lượng hàng hoá hoặc giá trị hàng hoá mà
chính phủ một nước quy định nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể
nào đó trong một thời gian nhất định, thường là một năm.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
10
Hạn ngạch tuyệt đối: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc giá trị hàng hóa
được phép nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể trong một khoảng
thời gian nhất định.
Hạn ngạch thuế quan: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc giá trị hàng hóa
được phép nhập khẩu được hưởng thuế quan ưu đãi, nếu số lượng hoặc giá trị
hàng hóa vượt qua ngưỡng tối đa này sẽ chịu mức thuế quan cao.
Thường những giới hạn này được áp dụng bằng cách cấp giấy phép cho
một công ty hay tôm nhân. Khi hạn ngạch quy định cho cả mặt hàng và thị
trường thì hàng hóa đó chỉ được nhập khẩu từ thị trường với tổng số lượng và
thời gian nhất đã định.
+ Hạn chế xuất khẩu tự nguyện:
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary Export Restrains – VERs) là một
biến thể của hạn ngạch nhập khẩu do phía nước xuất khẩu đặt ra thay vì nước
nhập khẩu. Ví dụ như việc Nhật Bản hạn chế xuất khẩu ô tô sang Mỹ kể từ năm
1981.

VERs nói chung được đưa ra theo yêu cầu của nước nhập khẩu và được
nước xuất khẩu chấp nhận nhằm chặn trước những hạn chế mậu dịch khác.
VERs có những lợi thế chính trị và pháp lý nhất định nên trong những
năm gần đây chúng trở thành những công cụ rất được ưa dung trong chính sách
ngoại thương.
+ Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn công nghệ, lao đông, về vệ sinh an
toàn thực phẩm, môi trường, …
Vận dụng thỏa thuận về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
(Technical Barries to Trade - TBT) và “Những ngoại lệ chung” trong WTO, các
nước còn đưa ra những tiêu chuẩn mà có thể hàng háo sản xuất nội địa dễ dàng
đáp ứng hơn hàng hóa nhập khẩu, như các quy định về công nghệ, quy trình sản
xuất, về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, …
+ Chính sách ngoại thương:
Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh
tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã được xác định
trong lĩnh vực ngoại thương của một nước trong một thời kỳ nhất định.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
11
Chính sách ngoại thương là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh
tế của một đất nước, nó góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất
nước trong từng thời kỳ.
Mục tiêu phát triển kinh tế của một đất nước trong từng thời kỳ có khác
nhau cho nên đường lối chính sách ngoại thương phải thay đổi để đạt được
những mục têu cụ thể của chính sách kinh tế. Không có chính sách ngoại thương
áp dụng cho mọi thời kỳ phát triển kinh tế. Tuy nhiên các chính sách ngoại
thương đều có tác dụng bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh từ
bên ngoài tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và bành trướng ra
bên ngoài.
Mỗi nước đều có những đặc thù chính trị, kinh tế - xã hội và điều kiện tự

nhiên để phát triển kinh tế , vì vậy mỗi nước đều có chính sách phát triển ngoại
thuơng riêng với các biện pháp cụ thể.
+ Nguyên tắc Tối huệ quốc MFN (Most Favoured Nation):
Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) là biểu hiện của việc “không phân biệt
đối xử” trong quan hệ mậu dịch giữa các nước. Nó có nghĩa là các bên tham gia
trong quan hệ kinh tế buôn bán sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không
kém hơn những ưu đãi mà mình đã hoặc sẽ dành cho nước khác.
Nguyên tắc này được hiểu theo hai cách:
 Thứ nhất: Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia trong
các quan hệ kinh tế – thương mại quốc tế đã hoặc sẽ dành cho bất kỳ một nước
thứ ba nào thì cũng được giành cho bên tham gia kia được hưởng một cách
không điều kiện.
 Thứ hai: Hàng hóa di chuyển từ một bên tham gia trong các quan hệ
kinh tế – thương mại này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không phải
chịu mức thuế và các phí tổn cao hơn, không bị chịu những thủ tục phiền hà hơn
so với hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác. Theo luật pháp quốc tế thì điều chủ
yếu của quy chế Tối huệ quốc là không phải cho nhau hưởng các đặc quyền mà
là đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền về cơ hội giao dịch
thương mại và kinh tế.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
12
+ Thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (Generalized System of Preference)
Nghiên cứu chế độ Tối huệ quốc cần phải nghiên cứu chế độ MFN đặc
biệt giành cho các nước chậm tiến và đang phát triển thông qua chế độ ưu đãi
phổ cập GSP.
GSP là hệ thống ưu đãi về thuế quan do các nước công nghiệp phát triển
dành cho 1 số sản phẩm nhất định mà họ nhập khẩu từ các nước đang phát triển
(gọi là các nước nhận ưu đãi).
Nội dung chính của chế độ GSP là:

 Giảm thuế hoặc miễn thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước
đang hoặc kém phát triển.
 GSP áp dụng cho các loại hàngcông nghiệp thành phẩm hoặc bán thành
phẩm và hàng loạt các mặt hàng công nghiệp chế biến.
 Quy định đối với hàng hóa được hưởng chế độ GSP: Không phải bất kỳ
sản phẩm nào nhập khẩu vào các nước cho hưởng từ các nước được hưởng đều
được giảm hay miễn thuế theo GSP. Để được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi
GSP, hàng nhập khẩu vào những nước cho hưởng phải thỏa mãn 3 điều kiện như
sau:
 Điều kiện xuất sứ từ nước được hưởng.
 Điều kiện về vận tải (Ví dụ : hàng vận chuyển không qua lãnh thổ nước
thứ ba hoặc không qua mua bán, tái chế lại).
 Điều kiện về giấy chứng nhận xuất sứ.
- Đối thủ cạnh tranh: là những doanh nghiệp trong và ngoài nứoc hoạt
động sản xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự có
thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đối thủ cạnh tranh gồm
có: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tương lai, đối thủ cạnh tranh
trực tiếp và gián tiếp.
- Thị trường nguyên liệu: là nơi diễn ra hoạt động mua bán nguyên liệu,
cung cấp cho các doanh nghiệp nguyên liệu sản xuất sản phẩm.
- Chính sách, kế hoạch phân phối sản phẩm của công ty.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
13
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN THUỶ SẢN CAFATEX
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN CAFATEX:
1. Quá trình hình thành và phát triển:
- Tiền thân của công ty cổ phần thủy sản CAFATEX là xí nghiệp đông lạnh

thủy sản II (thành lập tháng 5/1987) trực thuộc Liên hiệp Công ty thủy sản xuất
nhập khẩu Hậu Giang, với nhiệm vụ chính lúc bấy giờ là thu mua – chế biến –
cung ứng hàng thủy sản xuất khẩu.
- Tháng 7/1992 sau khi tỉnh Hậu Giang cũ được chia cắt thành 2 tỉnh mới là
Cần Thơ và Sóc Trăng, theo quyết định số 416/QĐ.UBT.92 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Cần Thơ ký ngày 01/07/1992 đã quyết định thành lập xí nghiệp chế biến
thủy súc sản Cần Thơ trên cơ sở xí nghiệp đông lạnh thủy sản II (cũ) nguyên là
đơn vị chuyên sản xuất và cung ứng sản phẩm thủy sản đông lạnh cho hệ thống
seaprodex Việt Nam xuất khẩu.
- Tháng 3/2007 với chủ trương của chính phủ công ty chuyển từ doanh
nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp với tên
gọi là công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
 Thông tin về Công ty cổ phần thủy sản CAFATEX.
- Tên giao dịch: CAFATEX FISHERY JOINT STOCK Co. (viết tắt là:
Cafatex corporation)
- Loại hình pháp lý: Công ty cổ phần.
- Trụ sở: km 2081 quốc lộ 1A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
- Điện thoại: 071. 847 775
- Số tài khoản : 011.1.00.000046.5 tại Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ.
- Mã số thuế : 1800158710
- Vốn điều lệ: 49.404.825.769 VND trong đó :
+ Vốn nhà nước: 14.327.399.473
+ Vốn cổ đông thuộc công ty: 27.078.785.004
+ Vốn cổ đông bên ngoài : 7.998.641.292
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
14
2. Mục tiêu, chức năng và phạm vi sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1. Mục tiêu:
Mục tiêu của công ty là tập trung huy động các nguồn lực về: vốn, công

nghệ, nhân lực một cách cao nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị
trường để thu lợi nhuận tối đa, tạo ra việc làm và tăng thu nhập một cách ổn định
cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, tiếp tục phát triển
tăng thêm giá trị thương hiệu CAFATEX, phát triển công ty bền vững và lâu dài.
Đưa thương hiệu CAFATEX trở thành 1 thương hiệu quen thuộc và tin cậy
trong lòng của khách hàng, đưa doanh nghiệp CAFATEX phát triển bền vững lâu
dài và trở thành 1 trong những doanh nghiệpdẫn đầu về doanh thu cũng như quy
mô trong ngành xuất khẩu và khai thác thủy sản.
2.2. Chức năng:
 Nuôi trồng, khai thác, thu mua, chế biến, đóng gói thủy súc sản xuất
khẩu.
 Kinh doanh xuất - nhập khẩu và phân phối sản phẩm thủy - súc sản qua
chế biến, đóng gói thực phẩm và hàng tiêu dùng khác cho thị trường trong và
ngoài nước.
 Kinh doanh xuất - nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị máy móc cho ngành
nuôi trồng, khai thác, chế biến đóng gói thủy sản cho thị trường trong và ngoài
nước.
2.3.Cơ cấu tổ chức:
Bộ máy tổ chức theo sơ đồ sau
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
15
SƠ ĐỒ 1: BỘ MÁY TỔ CHỨC
CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN
CAFATEX
(Cafatex Corporation)
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
BAN KIỂM
SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN NGUYÊN LIỆU
BAN DỰ ÁN
P.BÁN
HÀNG
P.XUẤT
NHẬP
KHẨU
Trong đó:
Kho thành
phẩm
P.CÔNG NGHỆ
KIỂM NGHỆ
Trong đó:
- P.kiểm cảm quan
- P.kiểm sinh hoá
- Nhóm quản lý chất
lượng, kiểm tra
nguyên liệu
P.TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
Trong đó:
- Kho vật tư
P.CƠ ĐIỆN
LẠNH
Trong đó:
- Tổ vận hành
- Tổ điện, điện tử,
điện lạnh

- Tổ sửa chữa
thiết bị.
PHÒNG
TỔNG VỤ
Trong đó:
- Đội xe
- Đội bảo vệ PCCC
- Đội vệ sinh thu gom
- Trạm y tế
- Tổ BHLĐ
- Bếp ăn công nghiệp
- Ban d ự án
VP ĐAI DIỆN
TẠI TP.HCM
XƯỞNG TÔM
NHẬT BẢN
XƯỞNG TÔM
BẮC MỸ - CHÂU
ÂU
XƯỞNG ĐIỀU
PHỐI
TINH CHẾ TÔM
P.TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN ISO - MAKETING
TRẠM
THU MUA TÔM
VĨNH LỢI
XÍ NGHIỆP
THUỶ SẢN
TÂY ĐÔ

TRẠM THU
MUA TÔM
LÁNG TR ÂM
NHÀ MÁY
CHẾ BIẾN TÔM
CAFATEX CẦN
THƠ DL65
CAFATEX DL65
Ghi chú:
: Văn phòng công ty
: Các xưởng trực tiếp
sản xuất
: Các đơn vị trực thuộc
công ty
: Các đơn vị không
trực thuộc công ty
XƯỞNG
SƠ CHẾ TÔM
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
16
2.3.1. Ban tổng giám đốc:
Ban tổng giám đốc công ty gồm:
Tổng giám đốc: Nguyễn Văn Kịch
Quyền hạn và nhiệm vụ: định hướng hoạt kinh doanh của đơn vị. Tổ chức
xây dựng các mốí quan hệ kinh tế với khách hàng thông qua các hợp đồng kinh
tế. Đề ra các biện pháp thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sao cho đảm bảo hoạt động
kinh doanh có hiệu quả. Giám đốc có quyền điều hành quản lý toàn bộ quá trình
hoạt động kinh doanh của công ty theo chế độ một thủ trưởng. Tổng giám đốc có
quyền tuyển dụng và bố trí lao động cũng như việc đề bạt, khen thưởng, kỉ luật

trong công ty. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn diện trước nhà nước
và tập thể công nhân viên của mình.
Phó tổng giám đốc: Giúp việc cho tổng giám đốc, chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của tổng giám đốc trong phạm vi được giao. Mặt khác phó Tổng giám đốc có thể
thay mặt Tổng giám đốc để giải quyết những công việc có tính chất thường
xuyên của đơn vị khi tổng giám đốc vắng mặt.
2.3.2. Hệ thống các phòng chức năng và các xưởng sản xuất công ty:
Công ty tổ chức hệ thống các phòng chức năng và các xưởng sản xuất như
sau:
Các phòng chức năng:
Phòng tổng vụ: Giúp việc cho Tổng giám đốc thực hiện các chức trách
sau:
Lập kế hoạch tổ chức tuyển dụng và đào tạo cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ và
công nhân phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
Lập hợp đồng lao động đối với can bộ - công nhân viên chức và được uỷ
nhiệm của Tổng giám đốc ký hợp đồng lao động đối với đối tượng là công nhân
viên của công ty theo mẫu quy định.
Nghiên cứu tham mưu cho Tổng giám đốc ký thoả ước lao động tập thể
với đại diện người lao động, thực hiện đúng luật lao động với các chính sách có
liên quan đến người lao động.
Nghiên cứu chế độ quản lý và kỷ luật lao động, các định mức lao động,
tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp và các chính sách, chế độ đối với
người lao động, phúc lợi công ích trên cơ sở pháp luật. Tổng kết kết quả lao động
và thanh toán tiền lương hàng tháng theo phương án lương của công ty.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
17
Nghiên cứu thực hiện chế độ bảo hộ lao động phù hợp và kiểm tra thực
hiện đảm bảo an toàn lao động trong toàn xí nghiệp theo đúng quy định của chính
phủ ban hành, công tác hành chính, lễ tân đáp ứng được nhu cầu sản xuất và kinh

doanh đối ngoại của công ty.
Dựa vào chiến lựợc kinh doanh của công ty, lập dự án đầu tư, quản lý việc
thực hiện đầu tư khai thác có hiệu quả dự án sau đầu tư.
Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, phòng gian bảo mật, bảo vệ bí mật công
nghệ, bảo vệ tài sản, bảo đảm được an ninh trật tự, an toàn cho sản xuất và hoạt
động kinh doanh của công ty, kiểm soát nghiêm ngặt phòng chống cháy nổ, an
toàn cho sản xất, cho con người, cho tài sản công ty.
Mua và cung cấp vật tư hành chính theo kế hoạch tháng, phục vụ cho công
tác quản lý sản xuất kinh doanh và theo dõi, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các
loại vật tư thiết bị, tiện nghi thuộc khu vực hành chính và quản lý của công ty.
Thực hiện báo cáo định kỳ các công tác nghiệp vụ của phòng theo quy
đinh của công ty.
Phòng tài chính kế toán:
Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kế toán, thống kê
ở công ty theo quy định pháp luật và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh
của công ty.
Phản ánh ghi chép, hạch toán kịp thời, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng pháp
luật.
Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống luân chuyển chứng từ có liên quan
đến hàng hoá, tài sản vật tư tiền vốn, đồng thời tổ chức kiểm tra chứng từ kế toán
thống kê ở tất cả bộ phận trong nội bộ công ty.
Tính toán và trích nộp đúng đủ kịp thời các khoản thuế, các quỹ của công
ty và thanh toán đúng hạn các khoản vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả
theo quy đinh của pháp luật.
Xác định và phản ánh chính xác kịp thời đúng chế độ kiểm kê tài sản,
chuẩn bị đầy đủ kịp thời các thủ tục và tài liệu cần thiết cho việc xử lý các khoản
mất mát, hao hụt và hư hại tài sản đồng thời đề xuất các biện pháp giải quyết, xử
lý.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex

GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
18
Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán tài chính và quyết toán
công ty theo quy định luật pháp.
Tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ thể lệ tài chính, kế
toán thống kê, thông tin kinh tế cho các bộ phận và tôm nhân có liên quan trong
công ty để cùng phối hợp thực hiện.
Tổ chức bảo quản lưu trữ các tài liệu kế toán, bảo mật các tài liệu thuộc
phạm vi mật theo quy định công ty.
Thực hiện kế hoạch đào tạo và tự đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội
ngũ cán bộ nhân viên tài chính trong công ty, đồng thời tổ chức nghiên cứu, từng
bước áp dụng những thành tựu của công nghệ tin học trong công tác tài chính,
hạch toán kế toán thống kê của công ty nhằm tăng hiệu năng công tác quản lý và
tham mưu về mặt tài chính đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản trị
sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát
Việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn của công ty.
Việc thực hiện kế hoạch sản xuất- kỹ thuật – tài chính, phí lưu thông, các
dự toán chỉ tiêu hành chính, các định mức kinh té kỹ thuật.
Việc chấp hành các chính sách kinh tế tài chính, các chế độ tiêu chuẩn,
định mức chỉ tiêu và kỷ luật tài chính vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế.
Việc tiến hành kiểm kê các loại tài sản và đánh giá lại tài sản theo đúng
pháp luật.
Việc giải quyết và xử lý các khoản thiếu hụt, mất mát, hư hỏng, các khoản
nợ không đòi được và các khoản thiệt hại khác.
Nhiệm vụ tham mưu Tổng giám đốc công ty
Phân tích hoạt động kinh tế thường xuyên, nhằm đánh giá đúng đắn tình
hình, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, phát hiện những lãng
phí và thiệt hại đã xảy ra, những việc làm không có hiệu quả, những sự trì trệ
trong sản xuất kinh doanh để có biện pháp khắc phục, đảm bảo kết quả hoạt động

và doanh lợi của công ty ngày càng tăng.
Thông qua công tác tài chính kế toán, tham gia nghiên cứu cải tiến tổ chức
xây dựng phương án sản xuất, cải tiến quản lý kinh doanh của công ty nhằm khai
thác khả năng tiềm tàng, tiết kiệm nâng cao không ngừng hiệu quả của đồng vốn.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
19
Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh, đảm
bảo và phát huy chế độ tự chủ tài chính của công ty.
Phòng xuất nhập khẩu:
Phòng xuất nhập khẩu giúp việc cho Tổng giám đốc thực hiện các chức
trách sau:
Thực hiện công tác xuất nhập khẩu và quản lý tập trung hồ sơ xuất nhập
khẩu của công ty.
Quản lý điều phối công tác vận chuyển đường bộ và quan hệ các hãng tàu
vận chuyển đường bộ phục vụ công tác xuất nhập hàng hoá cho công ty.
Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trữ lạnh hàng hoá đông lạnh thành phẩm của
công ty đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hàng hoá.
Tham gia theo dõi, quản lý thiết bị kho đông lạnh nhằm luôn đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho hàng hoá.
Thực hiện báo cáo định kỳ các nghiệp vụ phát sinh theo quy định của
công ty.
Phòng bán hàng:
Phòng bán hàng thực hiện các chức trách sau: nghiên cứu tiếp thị, giao
dịch giúp việc cho Tổng giám đốc.
Xác lập sản phẩm mục tiêu của công ty
Thiết lập hệ thống quá trình sản xuất sản phẩm của công ty.
Tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Phát triển thị trường chung cho sản phẩm của công ty.
Mua nguyên liệu và sản phẩm đông lạnh trong và ngoài nước.

Thực hiện báo cáo định kỳ và đối chiếu với các bộ phận liên quan đúng
theo quy định của công ty.
Phòng công nghệ kiểm nghiệm:
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ hiện có, Đồng thời tiếp nhận
công nghệ mới từ khách hàng và tổ chức kinh tế, kỹ thuật trong và ngoài nước.
Quản lý và giám sát quy trình công nghệ sản xuất và chịu trách nhiệm tổ chức
huấn luyện, đào tạo cho cán bộ kỹ thuật, công nhân các phân xưởng. Kiểm tra
thực hiện theo các chương trình quản lý chất lượng.
Phòng cơ điện lạnh:
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
20
Tổ chức quản lý, sử dụng , kiểm tra, bảo trì, sửa chữa, hướng dẫn…các
loại máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất, luôn đảm bảo liên tục theo yêu cầu
sản xuất và bảo quản của công ty.
Tổ chức nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, vận hành và bảo trì nhằm tạo điều
kiện khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị.
Thực hiện các báo cáo định kỳ và các công việc phát sinh cho Tổng giám
đốc công ty.
Ban nguyên liệu:
Xây dựng hệ thống thông tin, nắm sát thực tế tình hình nguyên liệu về
mùa vụ, sản lương, giá…
Tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ thu mua nguyên liệu đáp ứng yêu cầu
của công ty.
Quản lý về mặt chuyên môn kỹ thuật công tác thu mua ở các trạm thu mua
nguyên liệu của công ty.
Thực hiện báo cáo định kỳ công tác của Ban và các nghiệp vụ phát sinh
theo đúng quy định của công ty.
Ban Iso – Marketing:
Hợp tác phát triển hệ thống tiêu thụ.

Thiết lập mốI quan hẹ với các thị trường tiêu thụ.
Tổ chức triển khai tham gia các hội chợ quốc tế và trong nước.
Thiết lập các bao bì, cataloge…cho công ty.
Trực tiếp quản lý hồ sơ tài liệu liên quan đến các vụ tranh chấp kinh tế của
công ty.
Văn phòng đại diện tạiTP.HCM:
Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Quản lý hàng hoá gởi các kho thuộc
khu vực thành phố HCM.
 Các xưởng sản xuất:
Nhận lệnh chế biến từ phòng bán hàng đã được ban tổng giám đốc duyệt.
Tổ chức quản lý nhân lực và điều hành sản xuất theo quy trình công nghệ của
công ty.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
21
2.3.3. Tình hình nhân sự và tiền lương:
Đến cuối năm 2008 thì lực lượng lao động của toàn Công ty là 2.153
người. Trong đó:
+ Trực tiếp sản xuất có 1.920 người( chiếm 89,2%).
+ Gián tiếp sản xuất có 233 người( chiếm 10,8%). Trong đó Đại học là
143 người, trung cấp 95 người, lao động phổ thông 1.915 người.
Công ty từng bước đào tạo nhân viên trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Bên
cạnh đó cò đảm bảo thu nhập tiền lương cho nhân viên , bình quân khoảng
1.500.000đ/người tháng.
Bảng 1: Tình hình nhân sự
Trình độ học vấn
Cơ cấu lao động
Số lao động
Đại học
Trung cấp

Cấp 3
Trực tiếp sản xuất
Gián tiếp sản xuất
1.920
233
-
143
27
68
1.893
22
Tổng số lao động
2.153
143
95
1.915
%
100,00
6,64
4,41
88,95
(Nguồn: Công ty Cafatex)
Những người sản xuất gián tiếp là những người làm việc ở các bộ phận
thuộc các phòng ban như: các cấp quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên thu
mua nguyên liệu.
Công ty là một doanh nghiệp lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất
khẩu ra nhiều nước trên thế giới nên bố trí các phòng , ban theo từng chức năng
của công ty như hiện nay là thích hợp. Việc nhóm các hoạt động chuyên môn hóa
theo chức năng cho phép phát huy và sử dụng hiệu quả các tài năng chuyên môn
và quản lý.

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
22
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006 – 2007 - 2008:
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2006 - 2008)
ĐVT: Tri ệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm
2007
Năm 2008
2007/2006
% Chênh
lệnh
2008/2007
%
Chênh
lệch
Tổng doanh thu
1.063.099
893.831
817.311
-169.268
-15,9
-76.520
-8,6
Trong đó: doanh
thu bán hàng
thuỷ sản

1.045.006
877.714
816.795
-167.289
-16,0
-60.919
-6,9
Các khoản giảm
trừ
12.303
9.827
1.559
-2.476
20,1
-8.268
-84,1
Doanh thu thuần
1.050.796
884.004
815.752
-166.792
15,9
-68.252
-7,7
Giá vốn hàng
bán
939.762
811.121
748.980
-128.641

13,7
-62.141
-7,7
Lợi nhuận gộp
111.034
72.883
66.772
-38.151
34,4
-6.111
-8,4
Doanh thu hoạt
động tài chính
6.124
7.737
6.528
1.613
26,3
-1.209
-15,6
Chi phí tài chính
22.966
23.923
25.327
957
4,2
1.404
5,9
Chi phí bán hàng
72.581

38.359
27.704
-34.222
47,2
-10.655
27,8
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
15.156
13.996
15.842
-1.160
7,6
1.846
13,2
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động
kinh doanh
6.455
4.342
4.427
-2.113
32,7
85
2,0
Thu nhập khác
3.743
5.865
1.448
2122

56,7
-4.417
75,3
Chi phí khác
2.071
4.857
1.459
2.786
134,5
-3.398
70,0
Lợi nhuận khác
1.672
1.008
(11)
-664
39,7
1.019
101,1
Tổng lợi nhuận
trước thuế
8.127
5.350
4.416
-2.777
34,2
-934
17,5
Thuế thu nhập
doanh nghiệp

hiện hành
0
37,5
115,7
37,5
100
78,2
208,5
Lợi nhuận sau
thuế
8.127
5.312,5
4.300,3
-2.814,5
-34,6
-1.012,2
-19,1
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cafatex 2006 – 2008)
Qua bảng số liệu ta thấy:
- Tổng doanh thu: Qua bảng số liệu tổng doanh thu năm 2007 giảm
khoảng 169 tỷ VNĐ so với năm 2006, sang năm 2008 lại giảm đi khoảng 76 tỷ
VNĐ so với năm 2007.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
23
- Riêng doanh thu hàng xuất khẩu năm 2007 giảm 167 tỷ VNĐ so với
2006 và năm 2008 cũng lại bị giảm khoảng 61 tỷ VNĐ so với năm 2007.
- Về các khoản giảm trừ thì năm 2007 giảm khoảng 2,4 tỷ VNĐ so với
năm 2006 và năm 2008 thì giảm 8,2 tỷ VNĐ so với năm 2007.
- Riêng về thuế thu nhập doanh nghiệp do Công ty Cổ phần hóa từ DNNN

nên Công ty được miễn giảm thuế TNDN 04 năm (Công ty đã được miễn thuế
100% đến hết năm 2006) và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp cho 09 năm tiếp
theo từ khi có thu nhập chịu thuế. Và trong 2 năm sau này 2007 - 2008 Công ty
được giảm 50% thuế TNDN.
Biểu đồ 1:Tình hình lợi nhuận sau thuế
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty)
Qua phân tích ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 giảm 2,8
tỷ VNĐ so với năm 2006 tức giảm 34,6% do trong năm 2007 Công ty đã tăng chi
phí cho công tác quảng cáo tuyên truyền sản phẩm mới tôm Đông cao cấp.
Nhưng sang năm 2008 thì lợi nhuận sau thuế lại giảm trên 1 tỷ VNĐ tức giảm đi
19% so với năm 2007 nguyên nhân là do năm 2008 tình hình kinh tế thế giới suy
thoái, đời sống khó khăn, chi tiêu giảm nên doanh thu sản phẩm giảm đáng kể
Qua bảng 2 và biểu đồ 1, ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công
qua 3 năm nhìn chung là đạt hiệu quả chưa theo ý muốn do những biến động của
nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên nếu so sánh hiệu quả giữa các năm ta có thể đánh
giá chung như sau:
8,127
5,313
4,300
0
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
7,000
8,000
9,000

LOI
NHUAN
SAU
THUE
(1,000đ)
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương
24
- Năm 2006 là năm mà công ty kinh doanh đạt hiệu quả nhất. Tổng doanh
thu của công ty cao. Lợi nhuận trước thuế năm 2007 đạt 5.349.066.925 triệu
đồng giảm 34,2% so với năm 2006. Về mặt hiệu quả thì doanh thu thuần đạt
884.003.977 triệu đồng giảm 15,9% so với năm 2006. Trong khi đó tổng chi phí
hoạt động kinh doanh của công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng 42,8% là do
Công ty chào đưa ra sản phẩm mới Tôm Đông cao cấp nên chi phí chào hàng,
giới thiệu, quảng cáo tăng lên
- Năm 2008: Lợi nhuận trước thuế năm 2008 đạt 4.414.498.973 VNĐ
giảm 17,5% so với năm 2007. Về mặt hiệu quả thì doanh thu thuần đạt
815.752.384.503 VNĐ giảm 7,7% so với năm 2007. Trong khi đó tổng chi phí
hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008 so với năm 2007 giảm tới 42,7%.
Chính điều này đã làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008
tăng khoảng 2% so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận sau thuế năm
2008 của công ty giảm đáng kể là do tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu. Nhà
máy chỉ hoạt động 60 – 70% công suất làm cho tốc độ xuất khẩu chậm lại. Mà
trong đó nguyên nhân chính là do tình trạng thả nuôi tôm sớm trước vụ vẫn còn,
tại một số khu vực nuôi tôm ở ĐBSCL nhiều hộ nuôi tôm đang lao đao trong việc
quản lý bệnh tôm và có hiện tượng nuôi bị chết do thời tiết thay đổi. Mặt khác
nguyên liệu từ khai thác cũng bị hạn chế, giá xăng dầu tăng trong khi giá thuỷ
sản không tăng nên có tác động xấu đến việc khai thác hải sản. Ngoài ra nhiều hộ
nuôi tôm ở ĐBSCL đã không thả nuôi tôm sú nghịch mùa bởi lo ngại tôm chết

hàng loạt như những năm trước nên dẫn đến thiếu nguyên liệu làm cho sản lượng
tôm sú chế biến xuất khẩu của nhà máy bị sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó giá các
nguồn nguyên liệu khác cũng tăng đáng kể.
Như vậy có thể kết luận rằng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
trong vài năm gần đây có những chuyển biến to lớn mặt dù năm 2008 có chiều
hướng suy giảm. Chuyển biến ấy thể hiện nổ lực của công ty trong việc tìm cách
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và không ngừng mở rộng quy mô, mở
rộng thị trường nhằm đưa Cafatex trở thành một công ty phát triển vững mạnh
trên thị trường.

×