Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG DLST TẠI CỤM DL ÔNG KÈO HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 101 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
o0o






ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
HOẠT ĐỘNG DLST TẠI CỤM DL ÔNG KÈO
HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI



NGÀNH HỌC: MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH: 108




GVHD: TH.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN
MSSV : 103108070




THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 12 / 2007


BỘ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆTNAM
ĐẠI HỌC DL KTCN TPHCM ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KHOA : MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
BỘ MÔN: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

HỌ VÀ TÊN : NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN MSSV: 103108070
NGÀNH HỌC : MÔI TRƯỜNG LỚP : 03ĐHMT3

1. Đầu đề Đồ án tốt nghiệp
Xây dựng chương trình hoạt động dlst tại cụm du lịch Ông Kèo huyện
Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.
2.Nhiệm vụ yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu
Tự khảo sát
3.Ngày giao Luận văn tốt nghiệp 1/10/2007
4.Ngày hoàn thành nhiệm vụ 25/12/2007
5.Họ và tên người hướng dẫn Thạc sỹ Lê Thị Vu Lan
Nội dung và yêu cầu ĐATN đã được thông qua Bộ môn
Ngày … tháng….năm 2006
Chủ nhiệm bộ môn Người hướng dẫn chính






PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN Th.S Lê Thị Vu Lan
Người duyệt (chấm sơ bộ):……………………………
Đơn vị :………………………………………………
Ngày bảo vệ:…………………………………………
Điểm tổng kết:………………………………………
Nơi lưu trữ Luận văn tốt nghiệp:……………………




NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN





























Điểm số bằng số___________Điểm số bằng chữ._______________

TP.HCM, ngày….tháng….năm 2007






Thạc Sỹ Lê Thị Vu Lan





LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành Đồ án tốt nghiệp này em xin chân thành

Cảm ơn Cô Lê Thị Vu Lan, Cô hướng dẫn trực tiếp Luận văn tốt nghiệp, đã
tận tình chỉ giảng, hướng dẫn em trong thời gian qua .


Cảm ơn các cán bộ làm việc tại UBND huyện Nhơn Trạch, xã Vĩnh Thanh tạo
điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu, thu thập tài liệu về hoạt động kinh tế và du
lịch của huyện Nhơn Trạch .

Cảm ơn các thầy cô Khoa Môi Trường đã nhiệt tình giảng dạy trong suốt hơn
bốn năm qua để giúp em có kiến thức thực hiện đồ án tốt nghiệp này.

Cảm ơn các bạn học, gia đình đã động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập.


TP Hồ Chí Minh, tháng 12/2006
SV Nguyễn Thị Tuệ Hiền













MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU. 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 1
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4. Nội dung của đề tài 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu 3
1.5.1. Phương pháp luận 3
1.5.2. Phương pháp cụ thể 4
1.6. Giới hạn của đề tài 6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
2.1. Tổng quan về DLST 7
2.1.1. Khái niệm chung về DLST 7
2.1.2. Những nguyên tắc của DLST 7
2.1.3. Một số mô hình DLST bền vững 11
2.2. Sơ bộ DLST trên Thế giới và Việt Nam 15
2.2.1. Tình hình DLST hiện nay trên Thế giới và Việt Nam 15
2.2.2. Thực trạng phát triển DLST tỉnh Đồng Nai 20



CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG DLST TẠI CỤM
DL ÔNG KÈO HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI 45
3.1. Tình hình phát triển du lịch huyện Nhơn Trạch 45
3.1.1. Tình hình chung 45
3.1.2. Phương hướng 46


3.1.3. Kiến nghị – Giải pháp 48

3.2. Sơ lược về cụm du lịch Ông Kèo 49
3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển cụm du lịch Ông Kèo 49
3.2.2. Vài nét về cụm du lịch Ông Kèo 51
3.2.3. Chức năng và nhiệm vụ 53
3.2.4. Tổ chức nhân sự 53
3.2.5. Tài nguyên tự nhiên 54
3.2.6. Tài nguyên nhân văn 56
3.3. Kết quả khảo sát 65
3.3.1. Một số nguyên nhân làm giảm khách du lịch 65
3.3.2. Đánh giá mô hình hoạt động hiện tại 66
3.4. Đề xuất chương trình hoạt động 68
3.4.1. Bảng thống kê về các phiếu điều tra thu được 68
3.4.2. Đề xuất chương trình 70
3.4.3. Quy hoạch các phân khu chức năng 75
3.4.4. Phương thức hoạt động cho từng phân khu 79
3.5. Đánh giá hiệu quả PTBV của KDL sau khi áp dụng chương trình hoạt
động DLST 84
3.5.1. Về sinh thái môi trường đặc thù 84
3.5.2. Về thẩm mỹ sinh thái 85
3.5.3. Về kinh tế 86
3.5.4. Về xã hội 87
3.6. Tính khả thi và hiệu quả áp dụng mô hình quy hoạch cho cụm DL Ông
Kèo 87
3.6.1. Tính khả thi 88
3.6.2. Hiệu quả áp dụng mô hình 89
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 90
4.1. Kết luận 90
4.2. Kiến nghị 91
PHỤ LỤC



TÀI LIỆU THAM KHẢO



















DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


ĐATN Đồ án tốt nghiệp
KDL Khu du lịch
DLST Du lịch sinh thái
DLBV Du lịch bền vững
DLSTBV Du lịch sinh thái bền vững
KDLST Khu du lịch sinh thái



KDLBCV Khu du lịch Bò Cạp Vàng
KDLBLT Khu du lịch Bằng Lăng Tím
KDLĐHG Khu du lịch Đảo Hoa Gió
KDLSTV Khu du lịch Sư Tử Vàng
KDLTGV Khu du lịch Tam Giác Vàng
KDLHĐ Khu du lịch Hương Đồng
KCN Khu công nghiệp
ECOMOST European Community Models Of Sustainable Tourism
Mô hình du lịch bền vững của cộng đồng Châu Âu.












DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1: Lượng khách du lịch tỉnh Đồng Nai 35
Bảng 2: Doanh thu DLST tỉnh Đồng Nai 35
Bảng3: Dự báo doanh thu du lịch và lượt khách đến năm 2010 36
Bảng 4: Đơn vị kinh doanh và số hộ tư nhân kinh doanh du lịch 36

Bảng 5: Bảng thống kê tỉ trọng trình độ lao động so với tổng lao động 37
Bảng 6: Thống kê hoạt động du lịch tháng 2 - 10 năm 2007 66
Bảng 7: Thống kê phiếu điều tra cho người dân địa phương 68


Bảng 8: Thống kê phiếu điều tra cho khách du lịch 69




























DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 : Vị trí phát phiếu điều tra cho du khách 5
Hình 2 : Vị trí phát phiếu điều tra cho dân địa phương 5
Hình 3 : Cụm du lịch Ông Kèo 49
Hình 4: Sông Đồng Nai khu vực cụm du lịch 55
Hình 5: Cây xanh trong cụm du lịch 56
Hình 6: Đền thờ Liệt sĩ Nhơn Trạch 57
Hình 7: Đình Phú Mỹ 58
Hình 8: Bia- Công viên tưởng niệm Giồng Sắn 61
Hình 9: Khu ẩm thực tại KDL Bò Cạp Vàng 62


Hình 10: Hoạt động vui chơi sông nước 63
Hình 11: Hoạt động chúc Tết khách du lịch 64
Hình 12: chương trình hoạt động cho KDLST 72
Hình 13: KDLST sau khi thực hiện chương trình hoạt động 78
Hình 14: Sơ đồ thu gom và xử lý rác 84
Hình 15: PTBV cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường 92







PHỤ LỤC

Phiếu điều tra cho người dân địa phương

Câu

Nội dung
1
Anh chị có nghe đến Du lịch sinh thái ?
a.Có
b.Không
2
Anh chị có thấy quan tâm khi khu vực lân cận nhà mình sẽ trở thành một khu
du lịch sinh thái ?
a.Rất nhiều
b.Có nghĩ đến
c.Không quan tâm
3
Anh chị có ý định sẽ kinh doanh sản phẩm du lịch nếu được gợi ý hay không?
a.Sẽ kinh doanh
b.Không đủ điều kiện
C. Không nghĩ đến


4
Nếu là họat động kinh doanh du lịch, anh chị sẽ phải trả thuế và theo anh chị
thì mức thuế đó nên:
a.Nhỏ
b.Trung bình
c.Cao
5
Nếu có Khu Du lịch sinh thái trong địa phương thì anh chị nghĩ thu nhập gia

đình tăng lên:
a.Nhiều
b.Vừa phải
c.Ít
d. Không thay đổi
6
Gia đình anh chị có sử dụng loại máy móc phục vụ sinh hoạt hằng ngày
a.Máy lạnh
b.Quạt máy
c.Ti vi
d. Không dùng
7
Gia đình anh chị sử dụng loại nước gì ?
a.Nước giếng
b.Nước máy
c. Nước sông
8
Anh chị thải bỏ rác sinh họat gia đình bằng cách nào ?
a. Đào đất sau vườn để làm hố rác
b. Đổ xuống sông
b. Bỏ rác theo chương trình đổ rác của công ty Dịch vụ công ích địa phương.
9
Gia đình anh chị có thường đi du lịch không ?
a.Thường xuyên
b.Thỉnh thoảng
c.Không bao giờ
10 Anh chị có vào cuïm DLST oâng Keøo lần nào chưa?
a.Nhiều lần
b.Vài lần



c.Chưa lần nào









Phiếu điều tra cho du khách

Câu

Nội dung câu hỏi
1
Theo anh chị , anh chị yêu thích loại hình du lịch nào ?
a. Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng
b.Du lịch tại các khu vui chơi nhân tạo.
c.Phiêu lưu thám hiểm
d.Thể thao
2
Anh chị đã hay có dự định vào
cuïm DLST oâng Keøo
?
a.Không có ý định vào
b.Dự định vào
c.1 lần
d. Nhiều lần

3
Anh chị đi theo hình thức nào?
a. Đòan công ty du lịch
b. Gia đình,bạn bè tự túc
c. Hình thức khác


4
Trong một khu du lịch bất kì , điều gì làm anh chị thích thú nhất?
a.Cảnh quan
b. Dịch vụ, phục vụ
c. Giá cả
d. Giao thông thuận tiện
5
Những điều làm anh chị không hài lòng trong một khu du lịch hoặc trong
quá trình đi du lịch tại KDL Ông Kèo?
a. Trình độ phục vụ không cao
b. Cảnh quan ít thu hút
c. Các hoạt động vui chơi còn ít
d. Đã phù hợp
6
Mô hình hiện tại của
cuïm DLST oâng Keøo
, anh chị có muốn thêm họat
động hoặc dịch vụ hay cảnh trí nào vào gì nữa không? ( Du khách tự điền
vào)
a. Nhà hàng, khách sạn
b. Khu vui chơi trẻ em
c. Sân gold
d. Không cần thay đổi nhiều

7
Anh chị thấy giá cả trong
cuïm DLST oâng Keøo
này thế nào ?
a.Hợp lý
b.Quá cao
c.Rẻ
8
Mức độ phục vụ tại

cuïm DLST oâng Keøo
này anh chị thấy thế nào ?
a. Đáp ứng được yêu cầu
b. Khả năng phục vụ chỉ tương đối
c. Cần hướng dẫn nhiều hơn về phục vụ


9
Nhận xét của anh chị về hệ thống đường giao thông đi đến

cuïm DLST oâng
Keøo này
a. Thuận tiện
b. Cần dịch vụ đưa đón khách
c.Khó khăn không đáng kể
10
Anh chị thường đi du lịch vào dịp nào?
a.Lễ tết
b.Cuối tuần
c.Cuối năm

d.Thời gian rảnh.










TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NĂM 2005 - Sở Thương
Mại & Du lịch Đồng Nai, 2005
2. BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NĂM 2005 CỦA HUYỆN
NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI
3. DU LỊCH SINH THÁI – Lê Huy Bá – NXB ĐHQG TP.HCM -2005
4. QUY HOẠCH DU LỊCH – G.Cazes & R.Lanquar & Y.Raynouard (Đào Đình
Bắc dịch ) – NXB ĐHQG Hà Nội , 2005
5. TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM - Phạm Trung Lương – NXB ĐHQG
Hà Nội ,2000


6. DU LỊCH BỀN VỮNG - Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu - NXB ĐHQG Hà
Nội,2001
7. DU LỊCH SINH THÁI, HƯỚNG DẪN CHO CÁC NHÀ LẬP KẾ HOẠCH
VÀ QUẢN LÝ - Kred Lindberg - Cục Môi Trường Xuất bản,1999
8. QUY HOẠCH DU LỊCH – Bùi Thị Hải Yến – NXB Giáo Dục, 2006


9. Các website : www.dulichvietnam.com.vn

www.dulichdongnai.com.vn

www.ecotourism.org

www.saigontourist.com

www.dongnai.gov.vn







ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.2. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỉnh Đồng Nai là vùng đất trù phú, là nơi có nhiều tiềm năng phát triển công
nghiệp cũng như dịch vụ các loại trong đó có du lịch. Hiện nay, ở Đồng Nai đã có
một số KDL đang hoạt động, rất nhiều các công viên, các khu vui chơi giải trí cũng
như nhiều khu di tích lịch sử văn hoá truyền thống đang dần khẳng định vị trí trong
ngành du lịch của tỉnh. Sự can thiệp của con người vào tài nguyên môi trường ngày
một làm cho tài nguyên môi trường ở đây suy thoái nhanh chóng, giới hạn sinh thái
bị phá vỡ dẫn đến các thành phần môi trường bị suy thoái và trở nên ô nhiễm nghiêm
trọng.

Để tránh khỏi sự suy thoái này thì có rất nhiều phương cách bảo vệ môi
trường theo hướng phát triển bền vững. Với tiềm năng của nguồn tài nguyên thiên
nhiên thì du lịch sinh thái là cách đưa mọi người về với cội nguồn để họ hiểu được
lợi ích của thiên nhiên. Từ đó có ý thức bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên và môi
trường.
Du lịch sinh thái bền vững không những là công cụ bảo vệ tài nguyên môi
trường tốt mà còn mang lại việc làm cho nhiều người lao động trong vùng.
Cụm du lịch Ông Kèo huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai là nơi có hội đủ điều
kiện tài nguyên tự nhiên và nhân văn để phát triển Du Lịch Sinh Thái. Với những lý
do nêu trên kết hợp với những kiến thức được tích lũy trong quá trình học tập và
cuộc sống em mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng chương trình hoạt động
DLST tại cụm du lịch Ông Kèo huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai”.
1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tiềm năng của cụm DL Ông Kèo huyện Nhơn
Trạch tỉnh Đồng Nai.
Dựa trên tiêu chí của tỉnh, xây dựng chương trình hoạt động DLST tại cụm
DL ông Kèo huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai phù hợp với địa hình, tài nguyên
thiên nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc đặc trưng.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 2
Với các điều kiện tài nguyên tự nhiên và nhân văn sẵn có của các KDL riêng
lẻ, đề tài nhằm liên kết thành một KDLST hoạt động thống nhất về phương thức
quản lý và tăng hiệu quả bảo vệ môi trường phát triển bền vững.

1.4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài đạt mục tiêu về Sinh thái- môi trường, xem xét khả năng chịu tải của
vùng sinh thái, tính nhạy cảm của sinh vật và các hệ sinh thái. Phát triển DLST đi đôi
với việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Đưa ra mô hình có những nét đổi mới riêng tạo nên sự thu hút. Xây dựng khâu
tổ chức quản lý hoàn hảo kết hợp giữa Du lịch và Sinh thái nhằm tăng hiệu quả bảo

vệ môi trường phát triển bền vững.
Qua hoạt động DLST xây dựng công tác giáo dục nhân văn, tuyên truyền bảo
vệ môi trường sinh thái. Giải quyết vấn đề việc làm cho người dân trong địa phương.
1.5. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
 Tìm hiểu thực trạng phát triển DLST tỉnh Đồng Nai.
 Đề xuất chương trình phát triển DLST đến 2010 và định hướng đến 2020
 Xây dựng chương trình hoạt động DLST tại cụm du lịch Ông Kèo huyện Nhơn
Trạch tỉnh Đồng Nai.
- Khảo sát thị hiếu của du khách với các khu du lịch sẵn có hiện nay.
- Khảo sát quan điểm của người dân địa phương về cụm du lịch hiện tại.
- Đánh giá tiềm năng phát triển của của khu du lịch.
- Xây dựng chương trình hoạt động cho cụm du lịch Ông Kèo.
 Nhận định về hiệu quả khi áp dụng chương trình.
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1. Phương pháp luận
DLST được tạo bởi hai thành phần chính du lịch và sinh thái. Trong phần sinh
thái còn nhiều phần nhỏ cấu tạo nên như đất, nước, không khí, sinh vật và con
người…Trong phần Du lịch có các phần nhỏ tạo nên là: cơ sở hạ tầng, người quản lý,
người hướng dẫn…Đề tài đặc biệt chú ý đến sự tương hỗ giữa hai yếu tố này. Không
xem nhẹ thành phần nào trong toàn bộ hệ thống.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 3
“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của
con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Sự
phát triển bền vững kinh tế xã hội nói chung và bất kỳ ngành nào cũng cần đạt ba
mục tiêu cơ bản là:
- Bền vững kinh tế.
- Bền vững tài nguyên môi trường.
- Bền vững về văn hoá và xã hội.
Sự bền vững tài nguyên và môi trường đòi hỏi khai thác, sử dụng tài nguyên

để đáp ứng cho nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ tương lai.
Đối với văn hoá xã hội thì sự phát triển bền vững cần đảm bảo đem lại lợi ích
lâu dài cho xã hội như: tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao
mức sống của người dân và sự ổn định xã hội, đồng thời giữ gìn các bản sắc văn hoá
dân tộc.
Xu thế phát triển ngày nay thì du lịch sinh thái được sự quan tâm của nhiều
người, bởi đó là một loại hình du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên, và là loại
hình duy nhất hỗ trợ đắc lực cho công tác bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn các giá trị
văn hoá bản địa, phát triển cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch
nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 4
1.5.2. Phương pháp cụ thể
 Thu thập tài liệu
Tham khảo tổng hợp các tài liệu:
- Tài liệu du lịch sinh thái, du lịch bền vững, quy hoạch du lịch, bài giảng
của GSTS – KH Lê Huy Bá, Th.S Lê Thị Vu Lan …và các sách vở tài liệu
có liên quan đến các vấn đề hoạt động và quản lý tại các KDL hiện tại .
- Các báo cáo về quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh Đồng Nai thời kì 2003-
2020 và các dự án cải tạo nâng cấp các khu du lịch tỉnh Đồng Nai .
Các wesbsite : , htttp://wwwsaigontourist.com……
 Khảo sát thực địa
Đi thực tế tại KDL để quan sát, chụp ảnh. Trong quá trình đi tham quan, quan
sát, ghi chép lại tất cả những điều thu nhặt được.
 Lập phiếu điều tra, thống kê và phân tích
Lập phiếu điều tra khảo sát từ chính nhân dân trong khu vực lân cận và du
khách đang nghỉ ngơi ở KDL để nắm được khả năng hình thành và tình hình phát
triển của KDLST này. Lập phiếu điều tra và phát phiếu điều tra cho những người dân
địa phương trong vùng, những du khách có mặt trong KDL trong suốt thời gian đi

khảo sát. Lập tất cả 100 phiếu cho mỗi loại. Tổng phiếu phát ra là 200 phiếu. Tổng số
phiếu thu lại là 200 phiếu. Thống kê phần trăm số phiếu và phân tích cụ thể để đưa ra
kết quả gần đúng về các yêu cầu nêu ra trong bảng phiếu điều tra. Từ đó có những
kết luận cho việc quy hoạch du lịch sinh thái cho DL Ông Kèo huyện Nhơn Trạch
tỉnh Đồng Nai .


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 5

Hình 1 : Vị trí phát phiếu điều tra cho du khách













Hình 2 : Vị trí phát phiếu điều tra cho dân địa phương











SÔNG ĐỒNG NAI
NaiNAI

2 1 3 4
6 5 7
Cổng vào
KDLBCV
Khu nghỉ dưỡng
KDLBCV
Cổng vào KCL.BLT
Khu nghĩ dưỡng
KDL.DHG
SÔNG ĐỒNG NAI

Cổng vào KDL TGV
Cổng vào KDLSTV Khu nghỉ dưỡng KDLHĐ
HƯƠNG LỘ 19



CỤM
DU LỊCH
ĐƯỜNG VÀO KHU DU LỊCH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 6

 Phương pháp mô hình hoá
Tham khảo các chương trình hoạt động DLST từ các khu DLST khác trong
các khu vực lân cận và các nơi có thể đi thực tế để từ đó tổng hợp ra một chương
trình. Chương trình này có thể sử dụng cho cụm du lịch Ông Kèo thông qua việc
tham quan xem xét một số KDL đang hoạt động trong tỉnh như KDL Bửu Long, Khu
Green Club Resort, KDL Hoà Bình, KDL Thác Giang Điền.

1.7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
 Giới hạn về thời gian
Đề tài được nghiên cứu và xây dựng trong thời gian 3 tháng (từ tháng
09/2007-tháng 12/2007)
 Giới hạn về không gian
Phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu để xây dựng DL theo hướng bền vững cho
cụm DL Ông Kèo huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai, không xây dựng cho toàn tỉnh.
 Giới hạn về nội dung
Đề tài chỉ khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Đồng Nai, huyện Nhơn Trạch, tình hình
hoạt động hiện tại của cụm du lịch để từ đó xây dựng chương trình DLST cụm du lịch
Ông Kèo huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. Không xây dựng phát triển tổng thể tất cả các
khu du lịch sinh thái của tỉnh Đồng Nai.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2. TỔNG QUAN VỀ DLST
2.1.1. Khái niệm chung về DLST
Tại hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” từ
7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa: “DLST là loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực
bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Vậy du lịch sinh thái là:

- Loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên phát huy giá trị tài nguyên.
- Loại hình du lịch hướng tới giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức về
bảo vệ môi trường cho tất cả các đối tượng có liên quan.
- Du lịch trực tiếp mang lại nhiều nguồn lợi ích về kinh tế và cải thiện
phúc lợi cho cộng đồng.
- Loại hình du lịch phải coi trọng việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
- Giảm tối đa tác hại của du lịch đến môi trường tự nhiên.
Trong nền công nghiệp du lịch đương đại, cả năm yếu tố trên gắn bó chặt chẽ
với nhau, khẳng định du lịch sinh thái là loại hình du lịch bền vững cùng với vai trò
phát triển cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
(Nguồn: Lê Huy Bá - Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2005)
2.1.2. Những nguyên tắc của DLST
2.1.2.1. Cơ sở của nguyên tắc DLST
Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của du khách, giảm thiểu các tác động lên môi
trường sinh thái và đem lại phúc lợi (sinh thái, kinh tế, xã hội) cho cộng đồng địa
phương, DLST lấy một số cơ sở sau để phát triển:
- Tìm hiểu và bảo vệ các giá trị thiên nhiên, văn hoá .
- Giáo dục môi trường.
- Phải có tổ chức về nghiệp vụ du lịch, hạn chế ở mức thấp nhất tác động xấu
đến môi trường.
- Phải hỗ trợ cho bảo vệ môi trường.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 8
(Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan - Bài giảng du lịch sinh thái - Tp. Hồ Chí Minh,
2003)
2.1.2.2. Những nguyên tắc của DLST
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù làm đối
tượng để phục vụ cho du khách yêu thiên nhiên, thưởng ngoạn cảnh quan hay nghiên
cứu về các hệ sinh thái, nó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển
kinh tế du lịch với bảo vệ tài nguyên môi trường thiên nhiên và phát triển bền vững.

Khi quy hoạch hay thiết kế các khu du lịch sinh thái hay muốn phát triển
DLSTBV cần phải tuân theo 4 nguyên tắc sau:
 Nguyên tắc thứ nhất: Yếu tố môi trường sinh thái đặc thù
Khu du lịch sinh thái phải thực sự đại diện cho một loại hình sinh thái nhất
định, có đủ sức hấp dẫn du khách. Mặt khác, các nhà quản lý cũng cần xem xét khả
năng tự làm sạch của hệ sinh thái đó như thế nào. Khả năng chịu tải lượng ô nhiễm là
bao nhiêu, trong thời gian là bao lâu.
Do vậy, cần đánh giá tác động lên hệ sinh thái một cách nghiêm túc, không
thể qua loa như loại hình du lịch khác. Vì chúng ta biết, đối với các khu bảo tồn thêm
một quãng đường đi là rút ngắn năm lần quãng đường sinh tồn của nó.
 Nguyên tắc thứ hai: Yếu tố thẩm mỹ sinh thái
Những câu hỏi về thẩm mỹ trong DLST cần phải được nêu ra và giải quyết
trọn vẹn trước khi quy hoạch và phát triển hành động. Mặt khác cũng nên phân loại
du khách theo các hình thức du lịch nghiên cứu, thưởng ngoạn hay vui chơi, thậm chí
kể cả xác định lượng khách tối đa cho mỗi lần tham quan để không gây xáo trộn mỹ
quan sinh thái, số người tham quan du lịch nếu quá đông sẽ làm giảm sự hứng thú và
mong đợi. Nếu thẩm mỹ sinh thái bị phá hoại thì du khách sẽ chán nản và không
muốn quay trở lại khu du lịch này.
Nếu muốn tăng sự hấp dẫn thì phương pháp cổ điển nhất là làm phong phú
các loại hình du lịch sinh thái, điều này sẽ dễ gây ra việc xâm hại các mỹ quan sinh
thái. Do đó các nhà quy hoạch và thiết kế khu du lịch sinh thái phải thật sự cân nhắc
kỹ các yếu tố thẩm mỹ sinh thái này.
 Nguyên tắc thứ ba: Yếu tố kinh tế
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 9
Phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn nói chung, ở các khu du lịch sinh
thái nói riêng phải chịu nguyên tắc chi trả phí tài nguyên và phí sinh thái.
Mặc khác, du lịch sinh thái cũng nhằm mục đích nâng cao đời sống kinh tế
của cư dân bản địa. Cần tính đến việc huấn luyện dân địa phương biết chuyên môn
về sinh thái du lịch, tạo công ăn việc làm cho họ.

 Nguyên tắc thứ tư: Yếu tố xã hội
Điều có thể xảy ra là có sự bất hoà giữa cư dân địa phương, truyền thống văn
hoá, tập tục sinh hoạt của cư dân địa phương bị du khách, nhất là du khách không có
ý thức cao làm xáo trộn, tổn hại đến sinh thái nơi này.
Phải gắn những hoạt động du lịch với việc nâng cao nhận thức xã hội cho các
cư dân địa phương. Vì vậy, cần khai thác các nguyên tắc trên theo cơ cấu du lịch sinh
thái như sau:
- Tăng cường nôã lực bảo vệ lợi ích của du lịch sinh thái ở khu vực đó bằng
cách mời đại diện địa phương tham gia vào các dự án bảo tồn khu vực, tôn
trọng nền văn hoá bản địa.
- Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại khu du lịch một cách bền vững
và có hiệu quả.
- Hạn chế tối đa những tác động môi trường do rác và các chất thải gây nên
làm mất vẻ mỹ quan của khu du lịch và gây ô nhiễm môi trường tại những nơi
khai thác du lịch sinh thái.
- Tận dụng các hình thức tiếp thị, kích thích các nhu cầu của du khách tìm về
khu du lịch đó.
- Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái để có thể hiểu biết sâu sắc
về văn hoá, lịch sử và các vấn đề về kinh tế - xã hội tại địa phương, nhất là
kiến thức về sinh thái.
- Tránh buôn bán các loại động thực vật thuộc phạm vi khu du lịch. Tăng
cường số lượng động vật bằng cách thả vào đó những động vật đặc trưng có
thể kiểm soát.
- Tìm hiểu những nội quy và cách thức bảo vệ cho một khu du lịch.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 10
- Quy hoạch hệ thống giao thông, tránh tạo ra quá nhiều đường xáù không cần
thiết, tránh gây ra những tác động xấu đối với môi trường do hoạt động giao
thông đi lại.
- Tạo khoảng cách an toàn đối với các loại động vật trong khu vực.

- Từ những cơ sở ban đầu, những thành quả từ du lịch sinh thái nhất là những
nguyên cứu quý giá của các tổ chức du lịch trên quy mô rộng đã có những
thuận lợi nhất định. Tuy nhiên, để du lịch sinh thái phát triển đúng hướng thì
cần thiết thì cần phải quan tâm nhiều hơn về mặt sinh thái.
(Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan - Bài giảng du lịch sinh thái - Tp. Hồ Chí Minh,
2003)
2.1.2.3. Cơ sở của sự phát triển bền vững trong DLST
Giảm đến mức thấp nhất việc khánh kiệt tài nguyên môi trường: đất, nước
ngọt, các thuỷ vực, khoáng sản… đảm bảo sử dụng lâu dài các dạng tài nguyên
không tái tạo lại được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn hoặc thay thế
chúng. Như vậy, cần phải sử dụng tài nguyên theo nguyên tắc “ nhu cầu sử dụng
không vượt quá khả năng bù đắp ( tái tạo) tài nguyên đó ”.
Bảo tồn tính da dạng sinh học, bảo tồn tính di truyền của các loài động vật và
thực vật nuôi trồng cũng như hoang dã . Đảm bảo việc sử dụng lâu bền bằng cách
quản lý phương thức và mức độ sử dụng, làm cho các nguồn tài nguyên đó vẫn còn
có khả năng hồi phục.
Duy trì các hệ sinh thái thiết yếu, đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng và nên
nhớ rằng sức chịu đựng của các hệ sinh thái trên trái đất là có giới hạn.
Nếu có điều kiện thì duy trì các hệ sinh thái tự nhiên. Hoạt động trong khả
năng chịu đựng của trái đất . Phục hồi lại môi trường đã bị suy thoái, giữ gìn cân
bằng các hệ sinh thái.
(Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan - Bài giảng Du lịch sinh thái - Tp. Hồ Chí Minh,
2003)
2.1.3. Một số mô hình DLST bền vững
2.1.3.1. Làng DLST ở Australia
 Làng DLST bền vững dựa trên tiêu chuẩn chọn lựa đặc trưng:
- Điển hình cho một vùng, có chùa, đền hay nhà thờ.

×