Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu MÙA HÈ TRÊN MẶT HỒ AO THƯỜNG NỔI LÊN NHIỀU BÓNG KHÍ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.72 KB, 5 trang )

MÙA HÈ TRÊN MẶT HỒ AO THƯỜNG NỔI LÊN NHIỀU
BÓNG KHÍ
Vào mùa hè, khi bạn boi thuyền dạo trên mặt hồ, bạn có thể nhận
thấy có nhiều bóng khí nhỏ nổi lên mặt hồ. Đó có phải là do cá đớp
không khí gây ra không?
Thực ra đó là do ở đáy hồ có một "xưởng sản xuất" khí hồ ao tự
nhiên. Công nhân của xưởng máy này chính là các vi khuẩn. Các vi
khuẩn này sinh sống trên rơm cỏ cũng như trong các chất hữu cơ tạo
nên các con men. Ở đáy hồ còn có nhiều loại cỏ tạp, rễ cây , có nhiều
vật liệu có sợi. Trong tình trạng thiếu oxy, khi bị lên men sẽ bị phân
huỷ sinh ra khí hồ ao. Thành phần chính của khí hồ ao là metan. Đó là
chất khí không màu, không mùi, hầu như không tan trong nước. Vì vậy
trên mặt hồ có nhiều bóng khí nhỏ.
Không chỉ ở đáy hồ mới cỏ "xưởng máy" sản xuất khí hồ ao, mà
ngay ở dưới đấy cũng còn tàng trữ một lượng lớn các động thực vật tồn
trại trong đại dưong, ao hồ thòi cổ đại, các động, thực vật thời cổ đại
cũng bị phân huỷ và tạo thành khí hồ ao (người ta gọi đó là khí thiên
nhiên). Ở nước ta cũng có nhiều nơi có khí thiên nhiên và cũng đã bắt
đầu được tìm cách sử dụng trong sản xuất cũng như trong đời sống
hằng ngày. Ở Trung Quốc vào đời nhà Tần, những cư dân ở Tứ Xuyên
đã biết dùng khí thiên nhiên để chưng cất nước chế tạo muối. Trong khí
thiên nhiên có chứa 80 - 90% metan, thậm chí có thể đạt đến 99%.
Phân, nước tiểu, rễ cây, cỏ dại, rác đều có chứa Gác loại vật liệu sợi.
Nếu thu thập các vật liệu này và để cho lên men ta có thể thu được
lượng lớn khí hồ ao. Khí hồ ao chứa nhiều metan, rất dễ cháy, gặp lửa
sẽ cháy thành ngọn lửa màu xanh, 1m
3
khí thiên nhiên khi đốt cháy sẽ
sinh ra 22990 - 27170 kcal tương đương khi đốt 0,6 kg xăng hoặc 0,8
kg than antraxit. Hiện nay ở nồng thôn, nhiều người đã tổ chức sản xuất
khí hồ ao theo hình thức các hầm "bioga" để dùng vào việc đun nấu,


thắp sáng không chỉ tiết kiệm được than, củi, rơm rạ, mà còn rất tiện
lợi, vệ sinh, không gây ô nhiễm.
Khí hồ ao cũng là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất công
nghiệp. Từ khí hồ ao người ta điều chế được mồ hóng, chất dẻo, sợi
tổng hợp, tổng hợp được cồn, axit axetic, dược phẩm, sơn, thuốc
nhuộm, thuốc mê cùng những sản phẩm khác.

MÙA ĐÔNG HAY BỊ NGỘ ĐỘC KHÍ THAN
Than đá trông đen thui, đen nhưng lại là quý giá. Trong các xưởng
sản xuất khí than, than đá là nguyên liệu để sản xuất khí đốt và nhiều
sản phẩm phụ khác lại có thể giảm bót sự gây ô nhiễm môi trường. Đối
với các gia đình, việc sử dụng khí đốt làm nhiên liệu tiện lợi hơn việc
dùng nhiên liệu rắn như than, củi, rơm rạ để làm chất đốt.
Tiếp theo việc dùng khí đốt cho các loại bếp ga, nhiều gia đình còn lắp
đặt thêm lò sưỏi bằng khí đốt, bếp khí đun nước sôi. Khí đốt quả rất có
ích cho cuộc sống của chúng ta.Nếu bạn không chú ý, khí than rất có
hại cho sức khỏe. Khi có lượng lớn khí đốt rò rỉ rất dễ gây cháy nổ rất
nguy hiểm. Ngoài ra người ta còn chịu sức ép lớn là khí đốt có độc tính
mạnh, khiến người có thể bị trúng độc không hay biết, thậm chí có thể
gây tử vong.
Vì sao khí than lại làm cho người ta ngộ độc? Sự trúng độc gây ra do
hít phải khí độc. Chúng ta đều biết trong máu người có hồng cầu chứa
các protein có công năng vận chuyển oxy. Khi người ta hít thở oxy vào
phổi, hồng cầu có thể kết hợp với oxy tạo thành hợp chất giàu oxy và
thông qua sự tuần hoàn, máu được vận chuyển đến tất cả các bộ phận
của cơ thể. Vì trong khí than có chứa cacbon monoxit cacbon monoxit
lại tác dụng với protein trong hồng cầu rất mạnh, mạnh gấp 200 lần so
với oxy. Khi người ta hít thở cacbon monoxit vào phổi, protein trong
hồng cầu sẽ tác dụng với cacbon monoxit nên oxy không tác dụng được
với protein trong hồng cầu, oxy sẽ không được đưa vào nuôi sống cơ

thể. Nếu quá trình hít thở phải cacbon monoxit kéo dài thì cơ thể người
sẽ thiếu oxy gây tử vong. Theo tính toán nếu hàm lượng cacbon
monoxit trong không khí vượt quá người ta sẽ cảm thấy đau đầu, buồn
nôn. Nếu trải qua tình trạng này một thời gian dài sẽ hôn mê, nếu
không tiến hành cấp cứu kịp thòi có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Khí than có độc, thế nhưng hiện tượng trúng độc vì sao lại hay xảy ra
trong mùa đông? Nguyên do là vào mùa đông khi có gió mùa đông bắc,
tròi lạnh, mọi nhà đều đóng kín cửa, không ít nhà đóng kín tất cả các
cửa sổ. Hơn nữa vào mùa đông việc sử dụng khí than trong sinh hoạt
thường nhiều hơn, nên khả năng rò rỉkhí than sẽ trở nên lớn hơn các
mùa khác, nên trong mùa đông dễ xảy ra sự cố ngộ độc do khí than.
Mặt khác khi khí than cháy không hoàn toàn cũng làm tăng nguy cơ
ngộ độc.
Cacbon monoxit là chất khí không màu, không mùi, nên người khó
phát hiện được nó. Nhưng còn may là trong khí than còn có một ít loại
khí có chứa lưu huỳnh rất khó ngửi. Khi chú ý đến đặc điểm này ta có
thể kịp thời phát hiện sự có mặt của khí than trong nhà. Vì vậy để bảo
đảm an toàn, khi cần lắp đặt các thiết bị sử dụng khí đốt phải cần đến
các cán bộ chuyên môn thực hiện, nhờ đó có thể tránh được mối tai
họavô hình. Ngoài ra vào ban đêm khi không sử dụng khí (nhất là vào
mùa đông) cần khoá kín các đường ống dẫn khí. Nếu có điều kiện mỗi
gia đình nên lắp các thiết bị cảnh báo sự rò rỉ khí. Bình thường cần phải
chú ý việc thông gió trong nhà ỡ, đặc biệt vào mùa đông, để bảo đảm
không khí trong nhà được trong sạch.Chỉ cần biết sử dụng khí đốt khoa
học, họp lý thì có thể tránh được hoàn toàn hiện tượng trúng độc.

×