Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Đề Tài Mạng Máy Tính WireLess

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Công Nghệ Thông Tin
MẠNG MÁY TÍNH
Báo Cáo Đề Tài Cá Nhân: WireLess
 GVHD: TS.Nguyễn Quang Tấn
 SV Thực Hiện: Nguyễn Trình
 Mã số SV: K36104093
 Lớp: CNTT-2
 Email:
WireLess Nguyễn Trình
TP.HCM 2012
Mục Lục
1 – LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ CÁC CẤU TRÚC LIÊN KẾT MẠNG 5
1.1 Lịch sử phát triển 5
1.2 Các cấu trúc liên kết mạng 6
1.2.1. Point to point connection 6
1.2.2. Star topology 6
1.2.3. Tree topology 6
1.2.4. Mesh network topology 7
2 – CÁC LOẠI MẠNG KHÔNG DÂY 7
2.1 Giới thiệu 7
2.2 Các loại mạng không dây: 7
2.2.1. WPAN 8
2.2.2. WLAN 9
2.2.3 WMAN 11
3 - NHỮNG GIAO THỨC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MẠNG WIRELESS 12
3.1 Giới thiệu 12
3.2 Các giao thức được sử dụng trong mạng Wireless 13
3.2.1. Bluetooth 13
3.2.2. Giao thức không dây tầng ứng dụng (Wireless Application Protocol (WAP))14


3.2.3. Giao thức không dây tầng phiên (Wireless Session Protocol(WSP)) 14
3.2.4. Các giao thức không dây tầng mạng 15
3.2.5. Giao thức Internet không dây (Wireless Internet Protocols) 15
3.2.6. Giao thức định tuyến không dây (Wireless Routing Protocol(WRP)) 15
3.2.7. Giao thức chuyển tải liên lạc không dây (Wireless Communications Transfer
Protocol(WCTP)) 15
3.2.8 Giao thức giao dịch không dây (Wireless Transaction Protocol(WTP)) 16
3.3 CÁC TIÊU CHUẨN CHO MẠNG KHÔNG DÂY 16
3.3.1 Bluetooth 16
2
WireLess Nguyễn Trình
3.3.2 Các tiêu chuẩn của IEEE dành cho Wireless (IEEE 802.11 (WLAN), 802.15
(WPAN), 802.16 (WMAN), 802.20(WWAN) ) 16
4 – CÁC KIỂU TẤN CÔNG MẠNG KHÔNG DÂY THƯỜNG GẶP 19
4.1 Giới thiệu 19
4.2 Các kiểu tấn công trên Wireless 19
4.2.1. Man-in-the-middle(người đứng giữa) 19
4.2.2. Malicious Association(khi kẻ ác ra tay) 20
4.2.3. Dial-of-Service Attacks( hack không được thì phá) 21
4.2.4. Mac Spoofing-Identity theft (kẻ cấp mạo danh) 21
5 - CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA DÙNG HIỆN NAY 22
5.1 IDS 22
5.2 WPA2 23
6 – CÁC THIẾT BỊ WIRELESS 24
6.1 Một số nhà sản xuất 24
6.1.1. CISCO 24
6.1.2. BUFFALO 25
6.1.3. D-LINK 25
6.2 Các thiết bị mạng 25
6.2.1. Repeater 25

6.2.2. Hub 25
6.2.3. Bridge 26
6.2.4. Switch 26
6.2.5. Router 27
6.2.6. Gateway 27
6.2.7. Modem 28
6.2.8. Multiplexer 28
6.2.9. Access point 28
6.2.10. USB Bluetooth 29
6.2.11. CSU/DSU 29
6.2.12. Điện thoại di động 29
3
WireLess Nguyễn Trình
6.2.13. Máy tính xách tay 30
6.2.14. PDA 30
6.3 Cách cài đặt một số thiết bị 31
6.3.1 Cách cài đặt và lưu ý sử dụng USB Bluetooth 31
6.3.2 Hướng dẫn cài đặt modem (MODEM ROUTER ADSL POSTEF) 37
6.3.3. Cách cài đặt và lưu ý khi dùng Access point 45
6.3.4. Cách thiết lập mạng Ad-hoc 50
7- SO SÁNH GIỮA MẠNG KHÔNG DÂY VÀ MẠNG CÓ DÂY 53
Tài Liệu Tham Khảo 53
4
WireLess Nguyễn Trình
1 – LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ CÁC CẤU TRÚC LIÊN KẾT MẠNG
1.1 Lịch sử phát triển
Thuật ngữ Wireless dùng để chỉ các loại mạng máy tính mà môi trường truyền thông
của chúng là sóng điện từ hay sóng radio. Wireless có lịch sử phát triển từ rất lâu trước khi có
những tiến bộ nhảy vọt như bây giờ.
- 1897: Heinrich Hertz là người đầu tiên thực nghiệm sóng radio sử dụng Spark Gap T ó

trong tương lai
- 1896: Lịch sử wireless được đánh dấu khởi nguồn từ phát minh hệ thống điện toán
không dây
của nhà khoa học người Italy Guglielmo Marconi .
- 1927: Ngành radiotelephone được thương mại hóa thành dịch vụ và hoạt động giữa 2
nước Britain và US.
- 1946: Chiếc xe hơi đàu tiên gắn hệ thống điện thoại di động được chế tạo ở St.Louis,
sử dụng kĩ thuật Push-to-talk.
- 1948: Claude Shannon giới thiệu 2 trang giấy chuẩn về nguyên lý thông tin, bao gồm
cơ sở để nén dữ liệu (mã hóa nguồn) và phương pháp phát hiện và sửa lỗi (mã hóa kênh).
- 1950: TD-2, hệ thống vệ tinh mặt đất đầu tiên được thiết lập với 2400 mạch điện thoại.
- 1950s: vào cuối thập niên, một vài hệ thống di động push-to-talk được thiết lập trong
những thành phố lớn cho CB-radio, taxis, police…
- 1950s: cũng vào cuối thập niên 1950, hệ thống sử dụng thiết bị paging access control
equipment (PACE) được thiết lập.
- 1960s: vào đầu thập niên, hệ thống Improved Mobile Telephone System (IMTS) phát
triển thu phát dữ liệu đồng thời, tăng số lượng kênh truyền, và công suất lớn hơn.
- 1962: vệ tinh đầu tiên mang tên Telstar được đưa vào quỹ đạo.
- 1964: Tổ chức thế giới về vệ tinh viễn thông International Telecommunications
Satellite Consortium (INTELSAT) thành lập, và vào năm 1965 phóng vệ tinh địa tĩnh Early
Bird.
- 1968: tổ chức Defense Advanced Research Projects Agency – US (DARPA) chọn
BBN để phát triển dự án ARPANET ( Advanced Research Projects Agency Network), cha đẻ
của Internet hiện đại.
- 1970s: Packet switching xuất hiện như là một phương thức truyền dữ liệu hiệu quả,
với chuẩn X.25 xuất hiện vào cuối thập niên.
- 1977: Advanced Mobile Phone System (AMPS), phát minh bởi Bell Labs,được cài đặt
đầu tiên ở US với những vùng địa lý đước phân chia thành những tế bào
- 1983: ngày 1 tháng 1, TCP/IP được chọn chính thức là giao thức ARPANET, từ đó sự
phát triển diễn ra ngày càng nhanh chóng.

- 1992: hơn 1 triệu máy chủ nối mạng , và sau mỗi năm số lượng kết nối lại tăng gần
gấp đôi.
5
WireLess Nguyễn Trình
- 1993: Internet Protocol version 4 (IPv4) được thiết lập cho việc truyền dẩn tin cậy trên
Internet cùng với Transmission Control Protocol (TCP).
- 1994–5: FCC cấp giấy phép cho phổ Personal Communication Services (PCS) (1.7 to
2.3 GHz) trị giá 7.7 tỉ đô.
- 1998: Ericsson, IBM, Intel, Nokia, và Toshiba thông báo việc hợp tác để phát triển
công nghệ Bluetooth truyền dữ liệu không dây giữa các thiết bị máy tính xách tay, điện thoại
tế bào, máy tính cố định.
- 1990s: cuối thập niên, Virtual Private Networks (VPNs) dựa trên lớp thứ 2: Layer 2
Tunneling Protocol (L2TP) và IPSEC kĩ thuật an ninh được sử dụng.
- 2000: chuẩn 802.11b ra đời.
- 2000–1: Wired Equivalent Privacy (WEP) Security bị phá vỡ. Việc tìm kiếm vấn đề
an ninh cho chuẩn 802.11(x)-based networks gia tăng.
1.2 Các cấu trúc liên kết mạng
1.2.1. Point to point connection
1.2.2. Star topology
1.2.3. Tree topology
6
WireLess Nguyễn Trình
1.2.4. Mesh network topology
2 – CÁC LOẠI MẠNG KHÔNG DÂY
2.1 Giới thiệu
Có 4 loại wireless network chính: WPAN(wireless personal area network),
WLAN(wireless local area network), WMAN(wireless metropolitan area network),
MOBILE DEVICES NETWORK (WAN). Chúng khác nhau về quy mô địa lý, giá
tiền, và phương thức hoạt động.
Bảng so sánh các công nghệ mạng:

PAN LAN MAN MOBILE DEVICES
NETWORK (WAN)
Standards
802.15 802.11a,
802.11b,
802.11g
HiperLAN/2
802.11
MMDS,
LMDS
GSM, GPRS
CDMA, 2.53G
Speed <1 Mbps 254 Mbps 22+ Mbps 10384 Mbps
Range Short Medium Medium-
Long
Long
Application
Peer to peer
Device to
device
Enterprise
networks
Fixed,
last-mile
access
PDAs, mobile phones,
cellular
2.2 Các loại mạng không dây:
7
WireLess Nguyễn Trình

2.2.1. WPAN
2.2.1.1 Giới thiệu
WPANs là mạng wireless hoạt động trong phạm vi POS (Personal Operation
Space ), khoảng cách giữa các thiết bị thường dưới 10m.
Nghiên cứu đầu tiên về mạng WPAN bắt nguồn từ dự án nghiên cứu của tập
đoàn IBM vào năm 1996, gọi là ‘Near-field Intra-body Communication PAN (NIC
PAN)’ là công nghệ sử dụng con người làm môi trường truyền dẫn.
1994: dự án Bluetooth bởi tập đoàn Ericson nghiên cứu về giải pháp liên lạc
không giây giữa các điện thoại. Bluetooth trở thành chuẩn của mạng WPAN.
1999: SIG tung ra Version 0.1 của Bluetooth.
2001: Version 1.1 of Bluetooth được giới thiệu
Cả 2 phiên bản này đều hỗ trợ tốc độ 64 Kbps cho kênh thoại và tốc độ tối đa cho
kênh dữ liệu bất đồng bộ và bất đối xứng là 721 kbps cho một hướng và 57.6 kbps
cho hướng còn lại, nếu là đối xứng thì tốc độ tối đa cho cả 2 hướng là 432 kbps.
Bluetooth sử dụng điều chế Frequency Hopping Spread Spectrum (FHSS) ở dải tần
ISM 2.4 GHz
1997: Một chuẩn khác của mạng WPAN được phát triển bởi tổ chức Home RF
working.
1999: Version 1.0 Home RF thích hợp hơn Bluetooth trong việc truyền âm
thanh, hình ảnh, video hay dữ liệu chất lượng cao được giới thiệu. Tuy nhiên, Home
RF đã không nhận được nhiều tài trợ từ các tập đoàn công nghiệp như Bluetooth.
Cũng giống như Bluetooth, Home RF hỗ trợ âm thanh thoại và kênh truyền dữ liệu
bất đồng bộ sử dụng.
Sau này tổ chức IEEE cũng quyết định tham gia vào lĩnh vực phát triển công
nghệ mạng WPAN.
3/1999: 802.15 Working Group được hình thành.
Working Group 802.15 có 4 Task Group (TG):
 TG1. Group này làm việc trên PAN dựa trên c
 TG2. Group này hoạt động với mục tiêu tạo điều kiện cho sự
kết hợp giữa PAN và WLAN network.

 TG3. Group này nhằm tới mục tiêu tạo ra chuẩn PAN với tốc
độ dữ liệu vượt 20 Mbps trong khi đó vẫn duy trì giá thành
8
WireLess Nguyễn Trình
thấp, công suất tiêu thụ và khả năng kết hợp đạt chuẩn công
nghiệp.
 TG4. Group này hướng tới việc sản xuất ra chuẩn PAN cho
phép low-rate operation trong khi mức tiêu thụ công suất rất
thấp, có thể kéo dài tuổi thọ của battery vài tháng hay thậm chí
vài năm.
2.2.1.2 ứng dụng của WPAN
Kĩ thuật mạng PAN có thể được tích họp, cài đặt trong nhiều thiết bị khác
nhau như điện thoại tế bào, pagers, headphones, giao diện PC,… để chia sẻ những
thông tin không dây.
Những ứng dụng có thể đạt được:
 Personal device synchronization. Automatic data synchronization between
mobile wireless equipment such as a mobile phone, notebook PC,…
 Ad hoc connectivity. Transferring files, and other information to another
user’s PANenabled device.
 Localized wireless LAN access. PAN-enabled devices can gain access to
services offered by wired LANs through PAN-compatible Access Points
(APs).
 Internet access. Downloads of email or browsing a web page using a PAN-
enabled device, such as a mobile phone.
 Wireless synchronization. Synchronization of portable devices with the
stationary servers
via PAN APs.
2.2.1.3 So sánh với mạng WLAN
- Khích thước và khối lượng thiết bị nhỏ hơn WLAN
- Giá thành thấp: thiết bị PAN nhằm cung cấp kết nối không dây cho các thiết

bị điện tử thương mại. Để có thể đạt được thiết bị kích thước nhỏ, chức năng của PAN
còn được tích hợp trong các thiết bị. Để được thị trường chấp nhận, giá thành của
chức năng PAN trên tồng giá thành của thiết bị phải nhỏ.
2.2.2. WLAN
2.2.2.1. Giới thiệu
Mạng Wireles hoạt động trong phạm vi toà nhà, văn phòng hay cơ quan,
trường học…
9
WireLess Nguyễn Trình
Wi-Fi là thuật ngữ quen thuộc chỉ những dạng mạng WLAN mà dựa trên
chuẩn 802.11 của tổ chức IEEE cũng giống như Ethernet và Token Ring là tên gọi
gần gũi hơn của chuẩn tương ứng là IEE 802.3 và 802.5.
Vào giữa thập niên 1980, sự phát triển của công nghệ WLAN bắt đầu và được thúc
đẩy bởi quyết định của tổ chức the US Federal Communication Commission (FFC)
cho phép sử dụng rộng rãi trong cộng đồng dải băng tần ISM( Industrial, Scientific
and Medical).
1984: chuẩn IEEE Working Group 802.4 ra đời chịu trách nhiệm cho sự phát triển của
phương thức token-passing bus access method.
1997: chuẩn 802.11đầu tiên được phát triển để phục vụ cho vấn đề kĩ thuật lẫn thị
trường.
2.2.2.2 Giao thức WLAN
1. BSSs (Basic service sets)
10
WireLess Nguyễn Trình
IBSS cũng được cho là một dạng kết nối mạng Ad-hoc vì nó chủ yếu là mạng peer-to-
peer (ngang hàng) WLAN. Việc thông tin được thiết lậpkhông dây giữa các máy chủ
mà không cần Access Point.
2. BSS(Infrastructure basic service set) đòi hỏi phải có một station chuyên
dụng hay còn gọi là Access Point.
3. ESSs (Extended service sets)

Nhiều infrastructure BSSs có thể được kết nối với nhau qua giao diện
uplink. Trong thế giới của 802.11, giao diện uplink kết nối BSS với hệ thống
phân phối distribution system (DS). Tập hợp các BSSs được kết nối với DS
được gọi là ESS.
2.2.3 WMAN
Wireless Metropolitan area networks are a type of wireless network that
connects several Wireless LANs.
11
WireLess Nguyễn Trình
WMANs dựa trên chuẩn 802.16. WiMAX là thuật ngữ chỉ mạng wireless
MAN và dựa trên chuẩn IEEE 802.16d/802.16e.
1988: tập hợp các chuẩn 802.16 được bắt đầu phát triển bởi IEEE.
2002: chuẩn 802.16 đầu tiên được giới thiệu.
3 - NHỮNG GIAO THỨC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MẠNG
WIRELESS
3.1 Giới thiệu
12
WireLess Nguyễn Trình
Có nhiều giao thức được sử dụng trong mạng wireless, những giao thức
thường gặp được giới thiệu trong bài:
 Bluetooth
 Wireless Application Protocol
 Wireless Session Protocol
 Wireless Internet Protocol
 Wireless Network Protocol
 Wireless Routing Protocol
 Wireless Communications Transfer Protocol
 Wireless transaction protocol
 …
Ngoài ra còn có nhiều giao thức khác do các hãng viễn thông khác nhau trên

thế giới đưa ra nhưng có tầm ứng dụng nhỏ hơn.
3.2 Các giao thức được sử dụng trong mạng Wireless
3.2.1. Bluetooth
Bluetooth sử dụng nhiều loại giao thức khác nhau: ngăn chứa điều khiển
(Controller stack) chứa đựng the timing critical radio interface và ngăn chứa host(host
stack) làm việc với dữ liệu mức cao.
+ Ngăn chứa điều khiển:
1 - Liên kết định hướng bất đồng bộ(Asynchronous Connection-Oriented (ACL)
link): đây là kiểu liên kết không dây thông thường sử dụng cho những gói dữ liệu
dùng trình tự hỏi vòng TDMA. Các gói dữ liệu ở đây phân biệt nhau bởi chiều
dài(length), sửa lổi(forward error correction), kiểu điều chế(modulation). Kết nối phải
được thiết lập và chấp nhận giữa hai thiết bị trước khi truyền. Nếu không được xác
nhận, gói ACL sẽ được gửi lại với một số lượng lần gửi lại được kiểm soát. Thời gian
để thiết bị tự ngắt kết nối khoảng 20 giây và có thể tùy chỉnh.
- Liên kết định hướng đồng bộ(Synchronous connection oriented (SCO) link):
sử dụng cho dữ liệu thoại, sử dụng khe thời gian, dữ liệu mất thì không truyền lại
nhưng tính năng sửa lỗi có thể tùy chọn(trong eSCO)
- Giao thức quản lý liên kết(Link management protocol (LMP)): hoạt động
theo kiểu truyền thông điệp, nó sẽ tác động khi tính đồng bộ giữa hai thiết bị thay đổi.
- Giao diện của bộ điều khiển máy chủ(Host/controller interface (HCI)): với
những thiết bị đơn giản thì ngăn chứa máy chủ và bộ điều khiển tích hợp trên cùng
một IC.
+ Ngăn chứa máy chủ(Host Stack):
- Giao thức thích nghi và điều khiển liên kết luận lý(Logical link control and
adaptation protocol (L2CAP)): dồn dữ liệu giữa những lớp giao thức khác nhau (lớp
giao thức cao hơn), phân chia và ráp lại các gói dữ liệu, quản lý việc truyền dữ liệu tới
một nhóm thiết bị sử dụng Bluetooth khác, quản lý chất lượng dịch vụ cho các lớp
giao thức cao hơn. L2CAP có thể được cấu hình để đảm bảo độ tin cậy cho mỗi kênh
bằng cách truyền lại hoặc kiểm tra CRC.
- Giao thức gói mạng Bluetooth (Bluetooth network encapsulation protocol

(BNEP)): phát đi những gói mạng phía trên của L2CAP, giao thức này được sử dụng
bởi PAN(personal area networking) profile mô tả việc nhiều thiết bị sử dụng
Bluetooth để tạo thành mạng Ad-Hoc.
Vị trí của BNEP và L2CAP:
13
WireLess Nguyễn Trình

- Giao tiếp bằng sóng cao tần (Radio frequency communication (RFComm.)):
cũng nằm phía trên L2CAP, giả lập cổng nối tiếp RS-232 lên tới 60 liên kết cùng một
lúc. Nó cũng tạo ra chuỗi dữ liệu tin cậy tương tự TCP, nhiều thiết bị sử dụng giao
thức này vì tính hỗ trợ rông rãi và giao diện lập trình ứng dụng trong hầu hết các hệ
điều hành.
- Giao thức tìm dịch vụ (Service discovery protocol (SDP)): cho phép các thiết
bị tìm ra loại dịch vụ nào chúng hỗ trợ lẫn nhau để tiến hành kết nối. Tất cả các dịch
vụ được xác định bởi một bộ xác định 128 bit là UUID (Universally Unique
Identifier), với Bluetooth thì chỉ cần 16 bit.
- Giao thức điều khiển truyền tải xa (TCP (Telephony Control Protocol)): sử
dụng để thiết lập và điều khiển việc gọi dữ liệu hay trò chuyện giữa hai thiết bị.
- Giao thức truyền tải điều khiển về nghe nhìn (Audio/visual control transport
protocol (AVCTP)): dùng qua kênh của L2CAP, ứng dụng trong các thiết bị như
stereo headset để điều khiển thiết bị chơi nhạc.
- Giao thức truyền tải dữ liệu nghe nhìn (Audio/visual data transport protocol
(AVDTP)).
- Giao thức trao đổi dữ liệu dữ liệu giữa các thiết bị hồng ngoại (Object
exchange (OBEX)): cũng được dùng trong những thiết lập yêu cầu trao đổi dữ liệu
đơn giản trong Bluetooth.
3.2.2. Giao thức không dây tầng ứng dụng (Wireless Application Protocol
(WAP))
Là một tiêu chuẩn quốc tế mở cho giao tiếp mạng ở tầng ứng dụng trong môi
trường không dây, thường được sử dụng để truy cập các Mobile Web từ điện thoại di

động hay PDA. Giao thức này tạo ra những dịch vụ dữ liệu tương tác mà trước đó rất
bị hạn chế như tải nhạc, đọc báo, Email… WAP hiện đã có các phiên bản 1.0, 1.1,
1.2, 2.0.
3.2.3. Giao thức không dây tầng phiên (Wireless Session Protocol(WSP))
Chính là một phiên làm việc để duyệt Web, bắt đầu khi người sử dụng kết nối
tới một địa chỉ tài nguyên (URL) và kết thúc khi người sử dụng rời khỏi địa chỉ đó.
Quá trình thiết lập phiên sẽ không bao gồm các cơ chế bắt tay. WSP được dựa trên
14
WireLess Nguyễn Trình
HTTP 1.1 với rất ít cải tiến, giúp tăng cường khả năng hoạt động của HTTP 1.1 trong
môi trường không dây.
3.2.4. Các giao thức không dây tầng mạng
+ ExOR (wireless network protocol): là sự kết hợp giữa giao thức định tuyến
(Routing protocol) và điều khiển đa truy nhập(MAC(Media Access Control)) dùng
cho mạng Ad-hoc với thuật toán như sau: nguồn thông tin phát quảng bá một lượng
các gói tin…
+ HSLS (Hazy-Sighted Link State Routing Protocol): là giao thức tầng mạng
hỗn hợp không dây, được phát triển bởi tổ chức CUWiN. Đây là một thuật toán cho
phép các máy tính giao tiếp qua radio số trong một mạng hỗn hợp để gửi thông điệp
tới ngững máy tính nằm ngoài vùng radio trực tiếp.
+ DSR (Dynamic Source Routing): là một giao thức định tuyến cho những
mạng hỗn hợp không dây. Đây là kiểu giao thức theo yêu cầu, giúp hạn chế dung
lượng của những gói điều khiển trong mạng Ad-hoc.
3.2.5. Giao thức Internet không dây (Wireless Internet Protocols)
Những giao thức này có thể phát đi những trang có dạng ngôn ngữ đánh dấu
siêu văn bản mở rộng(Extensible HyperText Markup Language(XHTML)) thích hợp
cho những thiết bị không dây mà không cần giao thức truyền tải ngôn ngữ đánh dấu
của WAP proxies.
3.2.6. Giao thức định tuyến không dây (Wireless Routing Protocol(WRP))
Là giao thức được dùng trong mạng Mobile Ad-hoc Networks (MANETs).

WRP sử dụng phiên bản nâng cấp của giao thức định tuyến vector khoảng cách, sử
dụng thuật toán Bellman-Ford, giúp giảm thiểu những vòng lặp định tuyến và đảm
bảo độ tin cậy trong việc trao đổi thông điệp. Các giao thức định tuyến:
+ Pro-active (table-driven) routing
+ Reactive (on-demand) routing
+ Flow-oriented routing
+ Adaptive (situation-aware) routing
+ Hybrid (both pro-active and reactive) routing
+ Hierarchical routing protocols
+ Geographical routing protocols
+ Power-aware routing protocols
+ Multicast routing
+ Geographical multicast protocols (Geocasting)
+ …
3.2.7. Giao thức chuyển tải liên lạc không dây (Wireless Communications
Transfer Protocol(WCTP))
Là một phương pháp để gửi thông điệp đến các thiết bị không dây như Pagers
trong mạng dịch vụ liên lạc cá nhân băng hẹp (NPCS). Giao thức này sử dụng HTTP
như là lớp vận chuyển tới hệ thống kết nối mạng thế giới (World Wide Web). Phiên
bản hiện tại của giao thức này là WCTP 1.3
15
WireLess Nguyễn Trình
3.2.8 Giao thức giao dịch không dây (Wireless Transaction Protocol(WTP))
Là giao thức được sử dụng trong viễn thông di động, đây là một lớp giao thức
của giao thức truy cập không dây (Wireless Access Protocol(WAP)) giúp điện thoại
di động truy cập Internet.
3.3 CÁC TIÊU CHUẨN CHO MẠNG KHÔNG DÂY
3.3.1 Bluetooth
Các thiết bị dùng chuẩn này sử dụng công suất thấp và tầm xa khoảng 30ft,
mạng Bluetooth hoạt động ở dải tần 2.4 GHz với số lượng thiết bị được liên kết tối đa

là 8, tốc độ tối đa là 1Mbps.
3.3.2 Các tiêu chuẩn của IEEE dành cho Wireless (IEEE 802.11 (WLAN), 802.15
(WPAN), 802.16 (WMAN), 802.20(WWAN) )
+ IEEE 802.11 (Wireless Local Area Network(WLAN)):
Wireless LAN Medium Access Control (MAC) and Physical Layer (PHY)
Specifications
Tiêu chuẩn không dây đầu tiên của IEEE 802 là 802.11, được công nhận vào năm
1997, định nghĩa ba lớp vật lý là: FHSS ở 2.4 GHz, DSSS(Direct Sequence Spread
Spectrum) ở 2.4 GHz và hồng ngoại.
+ 802.11a: nếu so sánh với 802.11b thì chuẩn này nhanh hơn về tốc độ
(54Mbps) và hoạt động trên một dải tần hoàn toàn khác (5 GHz UNII Band). Kĩ thuật
mã hóa được dùng là phương pháp dồn theo tần số trực giao (Orthogonal Frequency
Division Multiplexing (OFDM)). Hoạt động ở tốc độ cao hơn và ở dải tần ít nhiễu
hơn so với dải tần 2.4 GHz, 802.11a đã chiếm thị trường lớn hơn 802.11b.
Vấn đề của 802.11a là với cùng một năng lượng và độ khuếch đại thì tín hiệu
5 GHz chỉ đi xa bằng một nữa so với tín hiệu 2.4 GHz. Đây thực sự là vấn đề của
những nhà kĩ thuật cần phải giải quyết trước khi hiện thực hóa tiêu chuẩn này. Hơn
nữa, các thiết bị hoạt động ở chuẩn này không tương thích với 802.11b và các thiết bị
truy cập cả hai băng tần ngày càng giảm giá thì cũng không rẻ bằng các thiết bị dùng
chuẩn 802.11b.
+ 802.11b: đây là tiêu chuẩn cơ bản dùng trong mạng không dây ít năm về
trước. Các mô tả của nó như sau: tốc độ tối đa là 11Mbps, sử dụng DSSS ở 2.4 GHz,
dùng cáp Ethernet 10BaseT, có thể tự điều chỉnh tốc độ truyền dữ liệu thích hợp nhất
(1, 2, 5.5, 11 Mbps) tùy vào cường độ tín hiệu mà nó nhận được. 802.11b được xem là
16
WireLess Nguyễn Trình
đủ tốt để phục vụ đại trà với hàng triệu thiết bị đã được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn
này.
+ 802.11g: cũng sử dung kĩ thuật OFDM như 802.11a nhưng ở dải tần 2.4
GHz. Điều này có nghĩa là chuẩn này có thể đạt dược tốc độ 54 Mbps và đồng thời

tương thích với 802.11b. 802.11g sẽ được sử dụng rộng rãi nhờ có được những ưu
điểm của 802.11a với giá rẻ hơn mà vẫn duy trì khả năng tương thích.
+ 802.11n: tốc độ có thể đạt được lên tới 300Mbps, hỗ trợ cả hai tần số là 2.4
GHz và 5 GHz. Nhờ sử dụng công nghệ MIMO (Multi-Input_Multi-Output) nên tầm
phủ sóng khá xa. Các tiêu chẩn IEEE 802.11:
— IEEE Std 802.11a™-1999 (Amendment 1)
— IEEE Std 802.11b™-1999 (Amendment 2)
— IEEE Std 802.11b-1999/Corrigendum 1-2001
— IEEE Std 802.11d™-2001 (Amendment 3)
— IEEE Std 802.11g™-2003 (Amendment 4)
— IEEE Std 802.11h™-2003 (Amendment 5)
— IEEE Std 802.11i™-2004 (Amendment 6)
— IEEE Std 802.11j™-2004 (Amendment 7)
— IEEE Std 802.11e™-2005 (Amendment 8)
+ 802.16 (Wireless Metropolitan Area Network (WMAN)): là những tiêu
chuẩn của mạng không dây băng thông rộng, tên thương mại là WiMAX (Worldwide
Interoperability for Microwave Access)sự công nhận chuẩn này cũng là bước vượt
qua những vấn đề về khoảng cách mà người sử dụng chuẩn 802.11 gặp phải. Những
mô tả trong chuẩn 802.16 được thiết kế đặc biệt cho những cơ sở hạ tầng phục vụ cho
mạng không dây của toàn bộ thành phố. Phạm vi bao phủ được tính bằng Kilomet.
Chuẩn này sử dụng dải tần từ 10 GHz – 66 GHz tạo ra những dịch vụ có chất lượng
thương mại cho những vùng cố định như phạm vi một tòa nhà… Sự bổ sung có tầm
ảnh hưởng rộng nhất của chuẩn này là Mobile WirelessMAN (802.16e). Các tiêu
chuẩn IEEE 802.16:
- 802.16-2001
- 802.16.2-2001
- 802.16c-2002
- 802.16a-2003
- P802.16b (Project)
- P802.16d

- 802.16-2004
- P802.16.2a
- 802.16.2-2004
- 802.16-2004/Cor 1-2005
- 802.16e-2005
- 802.16k-2007
- 802.16g-2007
- P802.16i
- 802.16-2009
- 802.16j-2009
- P802.16h
- P802.16m
+ 802.20(Wireless Wide Area Network(WWAN)):
- Là tiêu chuẩn nhằm tạo ra sự phát triển của mạng truy cập không dây
băng thông rộng có tính tương thích với nhiều nhà cung cấp. Được mong đợi
sẽ tạo ra một mạng không dây thường trực, đáng tin cậy với giá thành thấp
17
WireLess Nguyễn Trình
như tên gọi là Mobile-Fi. Giao diện Air Interface hoạt động với dải tần dưới
3.5 GHz mức bit rate trên 1 Mbps với tốc độ tối đa khoảng 80 Mbps. Được tối
ưu hóa cho việc vận chuyển dữ liệu gói và hỗ trợ độ linh động lên đến 250
Km/h. Hiệu quả phổ (Spectrum Efficiency(SE)) trên 1 bit/sec/Hz dùng công
nghệ MIMO. Băng thông đạt được khoảng 5, 10, 20 MHz.
Sự thiết lập của nhóm truy cập không dây băng thông rộng (the Mobile
Broadband Wireless Access (MBWA) Working Group) được hội đồng tiêu
chuẩn IEEE công nhận vào tháng 12/2002 với mục đích chuẩn bị cho những
đặc tả giao diện AI dựa trên gói thiết kế cho những dịch vụ dựa trên IP.
+ 802.15(Wireless Personal Area Network(WPAN)): tiêu chuẩn mô tả
về mạng cá nhân không dây, bao gồm bảy nhóm nhiệm vụ (Task Groups):
+ Nhóm nhiệm vụ 1 (WPAN/Bluetooth): xuất phát từ tiêu chuẩn

WPAN dựa trên Bluetooth V1.1, gồm những đặc tả về lớp vật lý và điều khiển
đa truy nhập. Phiên bản cập nhật của tiêu chuẩn này dựa trên việc hợp tác tạo
ra Bluetooth V1.2 được IEEE xuất bản là IEEE 802.15.1-2005.
+ Nhóm nhiệm vụ 2 (Coexistence): IEEE 802.15.2-2003 nêu ra vấn đề
về việc cùng tồn tại giữa mạng WPAN với các thiết bị không dây khác hoạt
động ở dải tần không được đăng kí như mạng không dây nội bộ WLAN.
+ Nhóm nhiệm vụ 3 (High Rate WPAN): IEEE 802.15.3(a,b,c)-2003 là
những tiêu chuẩn về tầng Vật Lý và điều khiển đa truy nhạp để đạt tốc độ cao
(11 đến 55 Mbps)
+ Nhóm nhiệm vụ 4 (Low Rate WPAN): IEEE 802.15.4(a,b)-2003 giải
quyết tình trạng tốc độ bit thấp nhưng thời gian sống dài và độ phức tạp thấp.
+ Nhóm nhiệm vụ 5 (Mesh Networking).
+ Nhóm nhiệm vụ 6 (BAN (Body Area Network technologies)).
+ Nhóm nhiệm vụ 7 (VLC (Visible Light Communications)).
18
WireLess Nguyễn Trình
4 – CÁC KIỂU TẤN CÔNG MẠNG KHÔNG DÂY THƯỜNG GẶP
4.1 Giới thiệu
Hệ thống wireless hiện nay đã được áp dụng nhiều trên thế giới. Trước những
thuận lợi do wireless mang lại, Việt Nam cũng đang có xu hướng phát triển ứng dụng
này.
Với Wlan ta có thể dễ dàng thiết kế cho hệ thống mạng LAN nội bộ. Sẽ không
còn tình trạng dây nhợ chập chùng trong phòng làm việc của công ty.Thế nhưng ta lại
gặp khó khăn trong vấn đề bảo mật. Các hacker sẽ dễ tấn công hơn chính dựa trên ứng
dụng lớn của wireless-truyền không dây.
4.2 Các kiểu tấn công trên Wireless
Hacker thường xâm nhập vào hệ thống mạng và đánh cấp thông tin cũng như
vô hiệu hóa theo các cách sau:
4.2.1. Man-in-the-middle(người đứng giữa)
Đây là hình thức tấn công theo kiểu giả dạng , một “Kẻ đứng giữa” có thể

xuyên thủng 1 kết nối bảo mật VPN (Virtual Private Network) giữa 1 máy trạm và
trạm kết nối.Bằng cách chèn 1 trạm kết nối giả lập giữa máy trạm và trạm kết nối, kẻ
phá hoại nghiễm nhiên trở thành “man in the middle” và hắn ta sẽ giả lập thành Trạm
kết nối đối với máy trạm và thành máy trạm đối với trạm kết nối “kẻ đứng giữa” sẽ
buộc máy trạm đăng nhập lại vào trạm kết nối - nạn nhân sẽ phải đáp ứng và đăng
19
WireLess Nguyễn Trình
nhập lại lên Access Point và ngược lại Access Point phải đáp ứng kết nối thành công
và dĩ nhiên thông qua “kẻ đứng giữa” đáng ghét.
Để bắt đầu 1 cuộc tấn công, hacker âm thầm thu thập các thông tin quan trọng
của máy trạm khi kết nối đến Access Point như username, servername, địa chỉ IP của
client và server, ID dùng để kết nối, các phương thức phê chuẩn…
Sau đó hacker này sẽ kết nối với Access Point bằng cách gởi yêu cầu kết nối
với thông tin trên và hiển nhiên thông tin yêu cầu này là của 1 máy trạm hợp
lệ.Access Point sẽ yêu cầu kết nối VPN đến máy trạm, khi máy trạm nhận được yêu
cầu sẽ gởi thông tin để tạo kết nối.”Kẻ đứng giữa” sẽ lắng nghe những thông tin này
từ 2 phía để thu thập thông tin đáp ứng .Sau khi “lắng nghe” tất cả quy trình kết nối
thì “kẻ đứng giữa” này bắt đầu hành động .Hắn sẽ gởi tín hiểu giả mạo với gói lượng
dữ liệu lớn tăng dần và đá văng kết nối của máy trạm hợp lệ ra khỏi hệ thống và tiếp
tục gởi để ngăn máy trạm không thể kết nối (vd: 0x00ffffff).Lúc này hắn đàng hoàng
đi vào hệ thống như 1 máy trạm hợp lệ.
Với kiểu tấn công này chỉ có cách 24/7 giám sát hệ thống bằng cách thiết lập
IDS đúng sẽ phát hiện và ngăn chặn kiểu tấn công này.
4.2.2. Malicious Association(khi kẻ ác ra tay)
Kẻ phá hoại có thể sử dụng cộng cụ tool hoặc tìm kiếm trên internet tạo 1 kết
nối hợp pháp vào Access Point và có thể thay đổi sửa chữa lại cấu hình của
WLAN.Hacker có thể dụng tools HostAP để giả lập máy mình như một Access Point
khi một nạn nhân(máy trạm) bất kỳ gởi yêu cầu kết nối thông qua Access Point thì sẽ
20
WireLess Nguyễn Trình

được máy của hacker (đã được giả lập làm Access Point) tạo kết nối đến.Thậm chí
hacker có thể cấp IP (DHCP) cho máy nạn nhân và bắt đầu khai thác phiên làm việc
này để tấn công.
Lúc này kẻ phá hoại có thể khai thác mọi lỗ hổng của máy tính của nạn nhân
một cách dễ dàng bằng các công cụ có sẵn trên internet hoặc bằng thủ thuật riêng của
kẻ phá hoại.Sau đó hắn có thể lợi dụng máy tính này để tấn công tiếp trong mạng.
Cách tấn công này cho thấy rằng các máy trạm không quan tâm hoặc không
cần biết network hoặc Access Point mình kết nối vào.Nạn nhân có thể bị bẫy hoặc bị
ép buộc kết đến Access Point giả lập của ai đó cố ý phá hoại.Thậm chí WLAN có
dùng VPN cũng không thoát khỏi số phận vì kiểu tấn công này không phải đánh vào
break VPN mà nó đánh vào sự yếu kém về kiến thức mạng của admin và người sử
dụng.
Để tránh tình trạng này hệ thống phải luôn được giám sát và giám sát luôn
không gian kết nối của WLAN để chắc chắn rằng các máy trạm luôn được kết nối với
các trạm kết nối (Access Point) đã được phê chuẩn.Giám sát thường xuyên là cách
duy nhất để bạn quản lý WLAN 1 cách tốt hơn, biết rõ các kết nối của máy trạm và
Access Point.
4.2.3. Dial-of-Service Attacks( hack không được thì phá)
Tất cả các quản trị mạng hoặc manager đều rất sợ cách tấn công này vì nó rất
dễ phát động và hậu quả cũng rất nặng nề.Nhất là đối với lãnh vực mạng không dây,
có rất nhiều cách tấn công DoS tinh vi rất đáng lo ngại.
Bởi vì tần số sử dụng hiện tại cho chuẩn 802.11 b thậm chí 802.11g sử dụng
tần số 2.4Ghz ra dio rất lộn xộn và không kiểm soát được.Và tần số này cũng xài
chung cho rất nhiều thiết bị như lò nướng VIBA, điện thoại mẹ bồng con…và nhiều
thiết bị nữa tạo nên sự đa dạng trong cách tấn công DoS của hacker.Hacker có thể
dùng 1 trong những thiết bị trên để tạo cuộc tấn công bằng cách gây nhiễu không gian
truyền thông và có thể làm shutdown cả hệ thống mạng. Kẻ tấn công còn có thể giả
lập máy trạm của mình là 1 Access Point để thực hiện DoS attack.
Sau khi giả lập Access Point hacker sẽ làm tràn ngập không gian truyền thông
dai dẳng với các lệnh phân cách để đá văng những kết nối trong WLAN và tiếp tục

ngăn chặn các kết nối.
4.2.4. Mac Spoofing-Identity theft (kẻ cấp mạo danh)
21
WireLess Nguyễn Trình
Có nhiều hệ thống WLAN sử dụng phương thức phê chuẩn cho phép kết nối
khi máy trạm có địa chỉ MAC đã được phê chuẩn trên AcessPoint. Công cụ sử dụng
trong các tấn công này có thể kể đến Kismet hoặc Ethereal, rất dễ cho hacker thay đổi
địa chỉ MAC và trở thành 1 kết nối hợp lệ, được phê chuẩn.
After entering the network, hacker has a mask
Để giám sát không gian của hệ thống WLAN ta có thể phát hiện ra địa chỉ
MAC giả mạo bằng cách kiểm tra sự trùng lắp của nhiều địa chỉ MAC trên hệ
thống.Hệ thống phòng chống và phát hiện (IDS) của Wireless Lan sẽ phát hiện sự giả
mạo bằng cách phân tích ‘fingerprints’ của nhà sản xuất LAN card.Cái này là duy
nhất.
5 - CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA DÙNG HIỆN NAY
5.1 IDS
Hệ thống Instrusion Detection Systems, giám sát sự giả mạo ARP trên mạng.
Hệ thống này sẽ lưu lại trên mạng với những địa chỉ ARP đã giả mạo. Thông thường
hệ thống sẽ so sánh IP Addres và MAC Address, nếu không phù hợp sẽ phát ra cảnh
báo. -Cách tốt nhất bảo vệ bạn, công ty hoặc doanh nghiệp trước sự giả mạo đó là sử
dụng mã hóa. Tuy không ngăn chặn được những chức năng giả mạo, nhưng nó bắt
Sniffer chỉ đọc được những dữ liệu đã bị mã hóa. gắng giả mạo ARP là một gateway.
Để ngăn chăn việc này, bạn có thể giữ MAC Address của gateway thật lâu trong bộ
nhớ. Hoặc bạn có thể thay đổi thừơng xuyên MAC Address cho gateway và một vài
hệ thống quan trọng trong mạng của bạn.
Đế chống lại kiểu tấn công Dos thì yêu cầu đầu tiên là phải xác định được
nguồn tín hiệu RF. Việc này có thể làm bằng cách sử dụng một Spectrum Analyzer
(máy phân tích phổ). Có nhiều loại Spectrum Analyzer trên thị trường nhưng bạn nên
dùng loại cầm tay, dùng pin cho tiện sử dụng. Một cách khác là dùng các ứng dụng
Spectrum Analyzer phần mềm kèm theo các sản phẩm WLAN cho client.

Ngoài ra còn có biện pháp sau(quản lý hệ thống theo phân đoạn):
• Đầu tiên là triển khai phần mềm giám sát từng đoạn mạng và chú ý đến
những hoạt động của ARP. Đảm bảo rằng mức độ lưu thông trong mạng trong giới
hạn cho phép và có thể kiểm soát được.
• Thứ hai là bảo vệ trên từng đoạn mạng (subnet), bằng cách chia hệ thống
mạng ra từng Virtual LAN (VLAN) và giới hạn quyền truy cập đến router cho từng
host khác nhau để tránh bị tấn công. Có thể một Attacker muốn tấn công ARP đến
một host trong hệ thống mạng nhưng không thành công vì không cùng subnet hoặc
VLAN bởi vì các thiết bị Routing sẽ loại bỏ những packet này.
22
WireLess Nguyễn Trình
• Thứ ba là sử dụng những mã khó cho những cặp MAC/IP trên những hệ
thống chủ chốt cho nên các Attacker không thể thay đổi nó. Một vài thiết bị Switch
cho phép cấu hình cặp MAC/TP tĩnh cho mỗi port trên thiết bị.
5.2 WPA2
Là chuẩn bảo mật Wi-Fi mới nhất, có tên là Wireless Protected Access 2
(WPA2), bổ sung khả năng mã hóa dữ liệu ở mức chuyên nghiệp, đã xuất hiện cách
đây hơn 1 năm nhưng hầu hết người dùng vẫn không sử dụng chuẩn này. Thực tế cho
thấy WPA2 đáng để cài đặt vì chuẩn bảo mật WPA trước đây có thể dễ dàng bị "bẻ
khóa", trừ khi bạn sử dụng một mật khẩu với độ dài hơn 20 kí tự và không được ghép
lại từ những từ có thể dễ đoán.
Trong khi chuẩn bảo mật Wired Equivalent Privacy (WEP) vẫn còn được sử
dụng, dù chỉ an toàn hơn chút ít so với khi không sử dụng một biện pháp bảo mật nào.
WEP có thể bị bẻ khóa chỉ trong vòng vài giây bất kể độ phức tạp của khóa được đặt
ra.
Nếu mục tiêu bảo mật của chỉ là ngăn chặn người dùng khác kết nối vào mạng
thì WEP đáp ứng được yêu cầu đó. Tuy nhiên, nếu muốn bảo vệ nghiêm ngặt dữ liệu
cá nhân, tốt nhất bạn nên áp dụng WPA2.
Cần cài đặt phiên bản mới nhất cho trình điều khiển thiết bị (driver) của card
mạng không dây từ website của hãng sản xuất. Website Windows Update của

Microsoft thường liệt kê những cập nhật trong mục "Hardware, Optional.
Tiếp đến, tải về và cập nhật firmware mới nhất cho bộ định tuyến không dây
(router) từ website của hãng sản xuất. Sau khi chuẩn bị đầy đủ, sử dụng một trình
duyệt để vào trang web quản trị của router (xem tài liệu hướng dẫn đi kèm thiết bị để
biết chính xác cách thực hiện) và thay đổi chế độ bảo mật mặc định sang WPA2
Personal: chọn thuật toán WPA là TKIP+AGES và nhập vào mật khẩu ở mục WPA
Shared Key. Mật khẩu có thể gồm các kí tự chữ cái và số, với chiều dài tối đa là 63 kí
tự. Ở các lần đăng nhập sau, hệ thống sẽ nhắc nhở bạn cần nhập mật khẩu WPA
Shared Key.
BẢO MẬT TỰ ĐỘNG
Mặc dù Windows 2000 và các phiên bản Windows trước đây không hỗ trợ
tính năng bảo mật WPA2 nhưng bạn vẫn có thể bảo vệ an toàn mạng không dây của
mình với sự trợ giúp từ một số công cụ hữu ích.
23
WireLess Nguyễn Trình
McAfee Wireless Home Network Security là phần mềm có thể cấu hình bảo
mật Wi-Fi cho nhiều gateway không dây và hỗ trợ đến 3 mạng máy. Hãng này liệt kê
danh sách thiết bị mà chương trình này hỗ trợ tại địa chỉ www.mcafee.com/router. Dù
chưa hỗ trợ WPA2 nhưng phần mềm này có thể khắc phục một số nhược điểm của
chuẩn WPA (chẳng hạn sử dụng khóa tĩnh nên dễ bị bẻ khóa hơn). Chương trình tự
động tạo ra và xoay vòng qua các khóa mới trên bất kỳ máy tính nào trong mạng và
trên chính gateway.
Ngoài ra, một cách khác để kiểm tra tính bảo mật của mạng không dây là sử
dụng tiện ích miễn phí Netstumbler của Marius Milner. Netstumbler không chỉ giúp
bạn xác định được những "lổ hỗng" bảo mật trên mạng mà còn phát hiện nguồn gốc
của hiện tượng nhiễu sóng cũng như nhận biết những khu vực có tín hiệu sóng yếu.
CÁC KỂU TẤN CÔNG KHÁC:
• Passive attack.
• Active attack.
• Ad-hoc network attack.

• Wireless spoofing.
• AP Weaknesses.
• War driving
6 – CÁC THIẾT BỊ WIRELESS
6.1 Một số nhà sản xuất
6.1.1. CISCO
Cisco nổi tiếng về router. Cisco có hệ thống Cisco Carrier Routing System
(CRS-1) được sách kỷ lục thế giới công nhận là router Internet có công suất cao nhất
từng được phát triển. CRS-1 được thiết kế để thúc đẩy lưu thông dữ liệu qua mạng
xương sống của Internet. Cisco đã dành 4 năm và 500 triệu USD để phát triển công
nghệ này. Họ thậm chí còn tạo ra một hệ điều hành mới toanh (phần mềm IOS XR) để
phục vụ cho sản phẩm này. Với công suất rất mạnh như của CRS-1, việc tải toàn bộ
nội dung bộ sưu tập sách của Thư viện quốc hội Mỹ (thuộc loại lớn nhất thế giới) có
thể chỉ mất 4,6 giây, trong khi nếu download bằng kết nối quay số thì phải mất gần 82
năm.
24
WireLess Nguyễn Trình
Một số sản phẩm tiêu biểu: Routers, SPA Interface, Processor for the 1 Gbps
Wideband Shared Port Adapter, Single-Port DOCSIS 2.0 and Euro/J-DOCSIS 2.0-
Based Cable HWICs (HWIC-CABLE-D-2 and HWIC-CABLE-E/J-2), Cisco Physical
Security Modules for Routers , WAN Interface Card (part number WIC-1SHDSL-
V3), Voice/WAN Interface Card.
6.1.2. BUFFALO
Buffalo nổi tiếng về thiết bị mạng cho gia đình và doanh nghiệp nhỏ. Tiêu
biểu: LinkStation, iSCSI Storage System, Compact Yagi Antenna, Wireless-N High
Power Compact USB,
6.1.3. D-LINK
D-link giống Buffalo cũng tập trung vào khách hàng gia đình và các doanh
nghiệp nhỏ.
Tiêu biểu: Port IP DSLAM, Wireless N Modem, Cable Modem, Switch, VoIP Trunk

Gateway…
6.2 Các thiết bị mạng
6.2.1. Repeater
Trong một mạng LAN, giới hạn của cáp mạng là 100m (cho loại cáp mạng
CAT 5 UTP - là cáp được dùng phổ biến nhất), bởi tín hiệu bị suy hao trên đường
truyền nên không thể đi xa hơn. Vì vậy, để có thể kết nối các thiết bị ở xa hơn, mạng
cần các thiết bị để khuếch đại và định thời lại tín hiệu, giúp tín hiệu có thể truyền dẫn
đi xa hơn giới hạn này. Repeater là một thiết bị ở lớp 1 (Physical Layer) trong mô
hình OSI. Repeater có vai trò khuếch đại tín hiệu vật lý ở đầu vào và cung cấp năng
lượng cho tín hiệu ở đầu ra để có thể đến được những chặng đường tiếp theo trong
mạng. Điện tín, điện thoại, truyền thông tin qua sợi quang… và các nhu cầu truyền tín
hiệu đi xa đều cần sử dụng Repeater.
Repeater
6.2.2. Hub
Hub được coi là một Repeater có nhiều cổng. Một Hub có từ 4 đến 24 cổng và
có thể còn nhiều hơn. Trong phần lớn các trường hợp, Hub được sử dụng trong các
mạng 10BASE-T hay 100BASE-T. Khi cấu hình mạng là hình sao (Star topology),
Hub đóng vai trò là trung tâm của mạng. Với một Hub, khi thông tin vào từ một cổng
và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác. Hub có 2 loại là Active Hub và Smart Hub.
Active Hub là loại Hub được dùng phổ biến, cần được cấp nguồn khi hoạt động, được
25

×