Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Những tác hại khi nhìn quá lâu vào màn hình và biện pháp phòng tránh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.84 KB, 4 trang )

Những tác hại khi nhìn
quá lâu vào màn hình và
biện pháp phòng tránh
Sự bùng nổ của công nghệ và sự ra đời của hàng loạt các thiết bị mới đã khiến
cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng
chính những chiếc smartphone, máy tính, máy chơi game cầm tay đã vô tình
“ép buộc” đôi mắt của chúng ta hoạt động nhiều hơn.
Theo các chuyên gia đang làm việc tại Bộ y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ
khuyến cáo, mỗi ngày chúng ta chỉ nên ngồi trước màn hình ít hơn 2 giờ.
Điều đó có nghĩa tất cả những hoạt động như xem TV, nhắn tin trên điện
thoại, làm việc bên máy tính hay chơi game đều chỉ nên giới hạn trong mức 2
giờ. Cũng theo những chuyên gia này, việc tập trung quá lâu vào màn hình sẽ
gây ra rất nhiều hậu quả nguy hiểm cho đôi mắt, và điều đáng tiếc nhất có thể
xảy ra đó là mù lòa.
Vậy tại sao việc nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính lại có hại đến đôi
mắt của chúng ta? Dưới đây là những nguyên nhân và tác hại khi làm việc
quá lâu bên màn hình.
Khoảng cách
Đôi mắt của chúng ta hoạt động bằng cách co bóp và làm giãn những mô cơ
thần kinh nhỏ bên trong. Do đó khi chúng ta tập trung lâu trên màn hình thiết
bị, những mô cơ nhỏ này sẽ liên tục co bóp trong một thời gian dài, điều này
tất yếu dẫn đến tình trạng các mô cơ này mỏi khiến cho chúng ta không thể
tập trung vào những điểm tại những khoảng cách khác, gây mờ, mỏi mắt và
đau ở đỉnh đầu.
Chớp mắt
Khi nhìn chăm chú vào màn hình hay một điểm nào đó, chúng ta có lẽ sẽ
không nháy mắt nhằm đạt tới độ tập trung cao nhất. Theo nghiên cứu, một
người bình thường nháy mắt 12-13 lần một phút, trong khi đó khi tập trung,
mắt của chúng ta chỉ nháy 4-5 lần trong cùng khoảng thời gian.
Điều này rất có hại cho mắt bởi nháy mắt là một thói quen tự nhiên giúp cho
việc giữ ẩm và bôi trơn nhãn cầu bằng chính những giọt nước mắt. Vì vậy ít


nháy mắt đồng nghĩa với việc nhãn cầu bị khô, điều này sẽ gây ra tình trạng
lóa mắt, đau đầu và xung huyết.
Ánh sáng
Hầu hết các màn hình máy tính, điện thoại cũng như máy chơi game đều sử
dụng công nghệ backlit (chiếu sáng nền). Chính công nghệ này khiến cho
màn hình các thiết bị trên có thể được dễ dàng nhìn thấy trong điều kiện ánh
sáng yếu (hoặc bóng đêm) cũng như ánh sáng cực mạnh.
Thoạt nhìn thì thấy nó rất tiện ích, tuy nhiên chính điều này đã khiến cho đôi
mắt của chúng ta trở nên giãn ra hoặc co thắt lại tùy thuộc vào mức độ ánh
sáng và thời gian tập trung vào màn hình. Hậu quả là sau một thời gian, đôi
mắt của chúng ta sẽ trở nên rất nhạy cảm với ánh sáng, gây mờ mắt và nhìn
không rõ.

Kết luận
Tất cả những yếu tố trên đã cùng nhau gây ra các vấn đề cũng như những căn
bệnh về mắt rất phổ biến, thậm chí có thể gây mù lòa. Cụ thể, sau một thời
gian dài, thị lực của chúng ta sẽ trở nên kém hơn, dẫn đến khoảng cách giữa
mắt và màn hình phải gần hơn, tập trung nhiều hơn để có thể tháy rõ và phải
phụ thuộc vào ánh sáng của màn hình.
Tất cả những vấn đề trên được giới y khoa gọi chung là “Hội chứng thị lực
máy tính” (Computer Vision Syndrome), chính hội chứng này đã ảnh hưởng
đến 150-200 triệu người lao động Mỹ. Bên cạnh đó, trong vòng 25 năm qua,
sự tăng trưởng nhanh chóng của máy tính xách tay, máy tính cá nhân và Tivi
đã góp phần làm tăng 66% số người cận thị trên toàn thế giới.
Biện pháp
 Làm việc tại những nơi có điều kiện ánh sáng tối ưu, không quá tối
cũng không quá chói.
 Giữ khoảng cách hợp lí giữa màn hình và đôi mắt.
 Nghỉ giải lao 5-10 phút mỗi 1 giờ làm việc bên màn hình, có thể đứng
lên nghỉ ngơi hoặc nhìn vào nhiều điểm khác tại những vị trí khác

nhau. Hoặc có thể dùng tay xoa bóp đôi mắt của bạn.
 Chớp mắt nhiều lần nhằm giúp mắt không bị khô.
 Có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt, tuy nhiên phải có hướng dẫn từ bác sĩ.

Nguồn bài viết: />lau-vao-man-hinh-va-bien-phap-phong-tranh/#ixzz2HPFJDoe8

×