Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển
của xã hội, là yếu tố cơ bản có tác dụng quyết định trong quá trình sản xuất.
Lao động của con người trong phát triển kinh tế xã hội có tính chất hai mặt:
Một mặt con người là tiềm lực của sản xuất, là yếu tố của quá trình sản xuất,
còn mặt khác con người được hưởng lợi ích của mình là tiền lương và các
khoản trích theo lương.
Tiền lương là khoản tiền công trả cho người lao động tương ứng với số
lượng, chất lượng và kết quả lao động.
Tiền lương là nguồn thu nhập của công nhân viên chức, đồng thời là
những yếu tố CFSX quan trọng cấu thành giá thành sản phẩm của doanh
nghiệp.
Quản lý lao động tiền lương là một yêu cầu cần thiết và luôn được các
chủ doanh nghiệp quan tâm nhất là trong điều kiện chuyển đổi cơ chế từ cơ
chế bao cấp sang. Em đã nhận rõ vấn đề này và lựa chọn đề tài: "Một số vấn
đề quản lý lao động tiền lương ở Viện chiến lược và chương trình giáo dục".
Đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Lời mở đầu
Phần II: Thực trạng về quản lý tiền lương ở Viện chiến lược và chương
trình giáo dục.
1
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý lao động
tiền lương ở Viện chiến lược và chương trình giáo dục.
2
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
PHẦN II
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG Ở VIỆN
CHIẾN LƯỢC VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
I. Giới thiệu về Viện chiến lược và Chương trình giáo dục
1. Sự ra đời của Viện
Theo Quyết định số 4218/QĐ-BGD và ĐT ngày 1/8/2003 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Viện chiến lược và Chương trình giáo dục
được thành lập trên cơ sở sát nhập 2 Viện (Viện Khoa học giáo dục và Viện
nghiên cứu phát triển giáo dục cũ). Viện chiến lược và Chương trình giáo
dục thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo, được thành lập theo Nghị định số 29/CP
của Chính phủ là cơ quan nghiên cứu quốc gia về kế hoạch giáo dục nhằm
phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Viện chiến lược và Chương trình giáo
dục
2.1. Chức năng
- Nghiên cứu cơ bản và triển khai khoa học giáo dục cho giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp - dạy nghề,
giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, giáo dục dân số môi trường, đánh
giá chất lượng giáo dục tư vấn khoa học cho Bộ trưởng trong việc đề ra các
chủ trương giải pháp chỉ đạo, quản lý và phát triển sự nghiệp giáo dục đào
3
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
tạo, tổng kết kinh nghiệm giáo dục tiên tiến, xây dựng mô hình giáo dục cho
nhà trường tương lai, góp phần xây dựng khoa học giáo dục Việt Nam.
- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ Đại học và sau Đại học về
khoa học giáo dục.
- Thông tin khoa học giáo dục phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy,
chỉ đạo, quản lý giáo dục và phổ biến tri thức khoa học thường thức trong
nhân dân.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu và vận dụng những quan điểm giáo dục của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh, đường lối chính sách giáo dục
của Đảng và Nhà nước, truyền thống giáo dục Việt Nam và kinh nghiệm xây
dựng giáo dục của các nước góp phần xây dựng kế hoạch giáo dục Việt
Nam.
- Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về tâm lý, sinh lý học lứa tuổi và
giáo dục học.
- Nghiên cứu thiết kế mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp
phương tiện và các hình thức tổ chức giáo dục - dạy học, tổ chức quản lý
đánh giá cho các loại hình trường học, cấp học, bậc học, ngành học (mầm
non, phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề giáo dục thường xuyên) ở
mọi vùng của đất nước, cho mọi đối tượng, nghiên cứu những vấn đề chung
của giáo dục đại học. Tư vấn khoa học cho Bộ trưởng đề ra các chủ trương
giải pháp chỉ đạo, quản lý và phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước.
4
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
- Nghiên cứu thiết kế mục tiêu, kế hoạch, nội dung phương pháp đào
tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,
giáo dục trung học chuyên nghiệp dậy nghề, giáo dục thường xuyên, giáo
dục dân số môi trường, đánh giá chất lượng giáo dục và những vấn đề chung
về đào tạo cán bộ giảng dạy đại học.
- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học giáo dục có trình độ đại học
và sau đại học cho các chuyên ngành khoa học giáo dục, đặc biệt chăm lo
việc đào tạo và bồi dưỡng những cán bộ đầu đàn cho các chuyên ngành khoa
học giáo dục, tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng trong và
ngoài ngành.
- Tổ chức và phối hợp công tác nghiên cứu về khoa học giáo dục với
các cơ quan trong ngành giáo dục đào tạo và các ngành liên quan.
- Thu thập, lưu trữ, xử lý, phổ biến thông tin khoa học giáo dục và
quản lý giáo dục ở trong nước và trên thế giới phục vụ cho việc triển khai
thực hiện các nhiệm vụ nói trên, hợp tác với các cơ sở giáo dục địa phương
trong việc vận dụng và ứng dụng những thành tựu của khoa học giáo dục và
những kinh nghiệm giáo dục tiên tiến vào thực tiễn trường học, tổ chức
tuyên truyền phổ biến những tri thức khoa học giáo dục trong nhân dân.
- Thực hiện các chương trình, dự án và các loại hình hợp tác nghiên
cứu khoa học giáo dục với các nước và các tổ chức quốc tế.
5
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
3. Quá trình phát triển hoạt động của Viện
- Được thành lập theo quyết định số 4218/QĐ của BGĐ và ĐT ngày
11/8/2003 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Viện chiến lược và Chương
trình giáo dục được thành lập và đào tạo trên cơ sở sát nhập 2 Viện (Viện
Khoa học Giáo và Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục).
- Vận dụng các chủ trương đổi mới về phát triển kinh tế - xã hội của
Đảng, Chính phủ, phương hướng chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, làm
cơ sở cho việc tiến hành nghiên cứu khoa học giáo dục của Viện.
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu (nghiên cứu lý luận,nghiên cứu ứng
dụng, triển khai) ngắn hạn, dài hạn, dự báo phát triển giáo dục.
- Điều chỉnh, hệ thống và phát triển đồng bộ các hướng nghiên cứu
khoa học giáo dục các loại hình giáo dục, các cấp học, các hoạt động và kinh
nghiệm giáo dục.
- Củng cố và mở rộng sự hợp tác nghiên cứu khoa học giáo dục với
nước ngoài và các tổ chức quốc tế cũng như các địa phương và các ngành
trong nước.
- Tổ chức thông tin và trao đổi thông tin về khoa học giáo dục với các
tổ chức khoa học trong nước và nước ngoài
- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học theo hướng hệ thống
đồng bộ coi trọng chất lượng. Đặc biệt chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ
đầu đàn cho các chuyên ngành khoa học giáo dục.
6
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
- Xây dựng các cơ sở thực nghiệm để tiến hành thực hiện những công
trình nghiên cứu về khoa học giáo dục của Viện.
- Kiến nghị với Bộ và Nhà nước về chiến lược giáo dục, các chủ
trương về giáo dục, đề nghị triển khai kết quả những công trình nghiên cứu
khoa học giáo dục đã qua nghiên cứu, thử nghiệm trong hệ thống giáo dục
quốc dân.
- Tổ chức sản xuất thử và xuất bản các ấn phẩm, công bố các công
trình nghiên cứu của Viện.
4. Kết quả hoạt động của Viện chiến lược và Chương trình giáo dục
- Số liệu được trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của Viện trong năm
2003
Bảng 1:
Chỉ tiêu ĐVT Quý III Quý IV
1. Vốn kinh doanh Nghìn đồng 500.000 700.000
2. Lao động - tiền lương 130 135
- Lao động đang làm việc Người 120 135
- Lao động nghỉ việc Người 10 15
- Thu nhập bình quân Nghìn đồng
3. Kết quả kinh doanh Nghìn đồng 38.380 46.758
7
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
5. Cơ cấu tổ chức
+ Đảng uỷ Viện chiến lược và Chương trình giáo dục có một Đảng bộ,
mỗi đơn vị trong Viện có một chi bộ, mỗi phòng nghiên cứu có một tổ Đảng.
+ Viện trưởng: Thay mặt Bộ Giáo dục và Đào tạo điều hành cao nhất
mọi hoạt động nghiên cứu và các hoạt động khác của Viện.
+ Phòng Tổ chức lao động
- Xây dựng bộ máy quản lý, đơn vị sản xuất, chức danh viên chức, sắp
xếp bố trí CNVC vào các vị trí sản xuất, công tác phù hợp với trình độ
chuyên môn nghiệp vụ năng lực. Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ CNVC có
phẩm chất đạo đức, giác ngộ chính trị, có chuyên môn, nghiệp vụ vững.
- Lập kế hoạch lao động - tiền lương theo kỳ sản xuất kinh doanh, tính
chi trả tiền lương hàng tháng xây dựng quy chế trả lương, thưởng, nghiên
cứu các chế độ chính sách, luật lao động, xây dựng quy chế để áp dụng vào
Viện và phổ biến cho CNVC biết.
+ Phòng kế toán tài chính
- Tổ chức sắp xếp thật hợp lý, kế hoạch, tập trung các bộ phận kế toán
thống kê trong phòng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao về công
tác kế toán tài chính, thống kê.
- Ghi chép phản ánh được các số liệu hiện có về tình hình vận động
toàn bộ tài sản của công ty. Giám sát việc sử dụng bảo quản tài sản của các
đơn vị.
8
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
- Phản ánh chính xác tổng số vốn hiện có và các nguồn hình thành vốn.
Xác định hiệu quả sử dụng đồng vốn đưa vào kinh doanh, tham gia lập các
dự toán phương án kinh doanh.
Kiểm tra chặt chẽ các chi phí trong xây dựng kiến thiết cơ bản. Quyết
toán bóc tách các nguồn thu và tổng chi phí của tất cả các lĩnh vực kinh
doanh. Tính toán hiệu quả kinh tế, lợi nhuận đem lại trong toàn Viện.
- Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định của pháp lệnh kế toán, thống
kê, chế độ tài chính của Nhà nước. Thực hiện đúng yêu cầu về quy định báo
cáo quyết toán thống kê hàng tháng, quý, năm với chất lượng cao, chính xác,
kịp thời, trung thực.
- Tham mưu đắc lực cho lãnh đạo Viện trong lĩnh vực quản lý kinh
doanh vật tư, tiền vốn, tập hợp các số liệu thông tin kinh tế kịp thời cho lãnh
đạo Viện điều hành chỉ đạo nghiên cứu.
+ Phòng kế hoạch điều độ: Trên cơ sở các định hướng chiến lược, xây
dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của Viện.
- Xây dựng hệ thống định mức kinh tế, kĩ thuật phù hợp với từng thời
điểm cụ thể của các lĩnh vực, in ấn và xuất bản tạp chí, sách, ấn phẩm trình
Viện trưởng phê duyệt.
+ Phòng Kĩ thuật
- Soạn thảo các quy chế về in ấn, xuất bản của Viện và đôn đốc thực
hiện các quy trình, quy phạm kĩ thuật của ngành đã ban hành.
9
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
- Quản lý kĩ thuật xưởng in, kiểm tra hướng dẫn công nghệ và nghiệm
thu sản phẩm, lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa thiết bị.
+ Phòng cung ứng dịch vụ vật tư
Tổ chức hệ thống cung ứng, mua bán vật tư, hợp lý phù hợp với quy
mô của Viện. Mở sổ sách theo dõi các hoạt động mua bán vật tư và báo cáo
quyết toán với Viện kịp thời và chính xác.
II. Thực trạng về quản lý lao động - tiền lương ở Viện chiến lược và
Chương trình giáo dục
1. Đặc điểm về lao động ở Viện
1.1. Vấn đề lao động ở Viện
+ Cán bộ nghiên cứu khoa học: Đặc điểm hoạt động của Viện chiến
lược và Chương trình giáo dục đây là một loại lao động mang tính chất đặc
thù vì tính độc lập tương đối cao, thể hiện ở chỗ họ phải chịu trách nhiệm về
toàn bộ quá trình nghiên cứu từ khâu chọn đề tài nghiên cứu đến khâu hoàn
thành đề tài. Vì vậy đòi hỏi cán bộ nghiên cứu khoa học phải có phẩm chất
như: có tính độc lập tự chủ và ý thức tự giác cao, có khả năng tư duy sáng
tạo và xử lý linh hoạt các tình huống nảy sinh trong quá trình nghiên cứu,
phải có trình độ hiểu biết rộng. Hiện nay Viện có số lượng lao động đang
làm việc là 150 người.
Trong đó:
- Cán bộ quản lý: 3 người
10