Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích nguyên tắc: Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia BHYT. Chị Y làm việc tại công ty X theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ năm 2007.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.46 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
ĐỀ SỐ 06..............................................................................................................2
NỘI DUNG...........................................................................................................3
Câu 1:....................................................................................................................3
Câu 2.....................................................................................................................5
KẾT LUẬN........................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................11


MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng gặp những thuận lợi,
may mắn để tồn tại và phát triển. Trái lại những rủi ro từ nguyên nhân khách
quan, chủ quan từ thiên nhiên, từ quá trình lao động, từ những bất hạnh của hoàn
cảnh, ... thường đe dọa cuộc sống của mỗi cá nhân khiến họ phải tìm cách bảo
vệ mình. An sinh xã hội ra đời xuất phát từ nhu cầu tự nhiên tất yếu của con
người trong việc tìm kiếm một điều kiện sống an toàn để tồn tại và phát triển. An
sinh xã hội chính là sự bảo vệ của xã hội đối với thành viên của mình. Đối với
Việt Nam an sinh xã hội cũng ra đời từ rất sớm và ngày càng hoàn thiện, phát
triển qua từng thời kỳ với hệ thống các văn bản pháp luật đồ sộ và chi tiết được
cụ thể hóa trong từng giai đoạn phát triển của quốc gia. An sinh xã hội có ý
nghĩa to lớn đối với đời sống con người và xã hội. Trong bài tập học kì, em xin
trình bày đề số 06 để làm rõ một số vấn đề về an sinh xã hội.

1


ĐỀ SỐ 06
Câu 1 (4 điểm):
Phân tích nguyên tắc: Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối
tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia BHYT.


Câu 2 (6 điểm):
Chị Y làm việc tại công ty X theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn từ năm 2007. Tháng 1/2021, trong thời gian giải lao, không may chị bị ngã
trong phòng vệ sinh và phải cấp cứu, điều trị tại bệnh viện trong thời gian 1
tháng. Sau khi ra viện, chị được giám định suy giảm 35% khả năng lao động.
Cho rằng chị Y không đủ sức khoẻ để làm việc nên công ty X đã chấm dứt hợp
đồng lao động với chị. Theo anh/chị, chị Y có được hưởng quyền lợi an sinh xã
hội khơng, tại sao? Nếu được thì gồm những quyền lợi gì?

2


NỘI DUNG
Câu 1:
Theo khoản 3 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 10/2015/VBHN-VPQH Luật
Bảo hiểm y tế: “Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối
tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia bảo hiểm y tế”.
Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của
Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Trong khi đó, Luật Bảo hiểm y tế
năm 2008 quy định: “Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối
tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế”. So với Luật
Bảo hiểm y tế năm 2008 thì Luật sửa đổi năm 2014 đã thêm thời gian tham gia
bảo hiểm y tế vào khi xét mức hưởng bảo hiểm y tế.
Mục đích chủ yếu của bảo hiểm y tế là đảm bảo về tài chính và một dịch
vụ chăm sóc sức khỏe chu đáo, ân cần khi người hưởng bảo hiểm không may bị
ốm đau, bệnh tật. Bởi vì ốm đau bệnh tật là những sự kiện rủi ro không ai lường
trước được và xác định trước được, nhưng khi xảy ra các sự kiện đó người bệnh
khơng chỉ có nhu cầu được chăm sóc quan tâm của gia đình, cộng đồng mà cịn
có nhu cầu chia sẻ về tài chính. Do đó về ngun tắc tồn bộ chi phí điều trị

thuộc phạm vi quyền lợi của bệnh nhân bảo hiểm y tế thì bảo hiểm y tế phải
thanh tốn và khơng có sự phân biệt giữa các đối tượng bảo hiểm y tế. Vì vậy
tuy theo mức thu nhập mà người tham gia bảo hiểm y tế với các mức độ khác
nhau nhưng họ được đảm bảo sự bình đẳng trong thanh tốn chi phí tùy theo
mức độ bệnh tật, đối tượng và thời gian tham gia bảo hiểm y tế.
Mức hưởng bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 22 Văn bản hợp nhất
10/VBHN-VPQH Luật bảo hiểm y tế năm 2015 và Điều 14 Nghị định
146/2018/NĐ-CP.

3


100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng: Người có cơng
với cách mạng; Cựu chiến binh; Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội
hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối
tượng bảo trợ xã hội; Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số
đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh
sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh
sống tại xã đảo, huyện đảo; Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất
hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và khơng áp dụng giới hạn tỷ lệ
thanh tốn thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Y tế đối với: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01
năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày
khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Thương binh,
người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy
giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Thương binh, người hưởng chính sách
như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật
tái phát; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy
giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; Trẻ em dưới 6 tuổi.

100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một
lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở.
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia
bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám
bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi
khám bệnh, chữa bệnh khơng đúng tuyến.
95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng: Người hưởng
lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; Thân nhân của người có cơng
với cách mạng trừ thân nhân của người có cơng với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ,
4


vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có cơng ni dưỡng liệt sỹ; Người thuộc
hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ; Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không
thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐCP.
80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hưởng cao nhất.
Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không
đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng theo tỷ lệ như
sau: Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú; Tại bệnh
viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến
ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01
năm 2021 trong phạm vi cả nước; Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí
khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm
2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Câu 2
Tháng 1/2021 trong thời gian giải lao, khơng may chị Y bị ngã trong

phịng vệ sinh và phải cấp cứu, điều trị tại bệnh viện.
Điểm a khoản 1 Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, người
lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế
độ tai nạn lao động khi bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả
khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc
hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh
doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm
vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh.

5


Trong thời gian giải lao, không may chị Y bị ngã trong phòng vệ sinh và
phải cấp cứu, tai nạn của chị Y được coi là tai nạn lao động theo Điểm a khoản 1
Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015. Vì vậy, chị được hưởng chế độ
tai nạn lao động và trong thời gian vào viện điều trị 1 tháng, chị được hưởng chế
độ bảo hiểm y tế.
Về chế độ bảo hiểm y tế:
Điều 36 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH Luật bảo hiểm y tế năm
2015 quy định về quyền của người tham gia bảo hiểm y tế:
“3. Được khám bệnh, chữa bệnh.
4. Được tổ chức bảo hiểm y tế thanh tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh
theo chế độ bảo hiểm y tế.”
Khoản 1 Điều 21 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH Luật bảo hiểm y tế
năm 2015, người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi
phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng.
Trong thời gian điều trị 1 tháng tại bệnh viện, chị Y được bảo hiểm y tế
chi trả các khoản chi phí khám bệnh, chữa bệnh với điều kiện trong quá trình
điều trị, việc điều trị và dùng thuốc phải thuộc danh mục và tỷ lệ, điều kiện
thanh tốn đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm

vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế do Bộ Y tế quy định thì chị Y
mới được cơ quan bảo hiểm y tế chi trả. Nếu có khoản nằm ngồi danh mục thì
sẽ khơng được chi trả theo bảo hiểm y tế.
Mức hưởng bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 22 Văn bản hợp nhất
10/VBHN-VPQH Luật bảo hiểm y tế năm 2015 và Điều 14 Nghị định
146/2018/NĐ-CP. Theo đó chị Y sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa
bệnh nếu điều trị tại tuyến xã; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh nếu chi phí
cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở; 100% chi
phí khám bệnh, chữa bệnh nếu chị Y có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm
liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong
6


năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh
không đúng tuyến hoặc 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh nếu chị Y không
thuộc một trong các trường hợp nêu trước.
Trường hợp người chị Y tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến
thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh tốn theo mức hưởng theo tỷ lệ như sau: Tại
bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú; Tại bệnh viện tuyến
tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú; Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí
khám bệnh, chữa bệnh.
Về chế độ tai nạn lao động:
Sau khi ra viện, chị Y được giám định suy giảm 35% khả năng lao động.
Theo Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, chị Y đủ điều kiện để
hưởng chế độ tai nạn lao động: Chị Y bị tai nạn thuộc điểm a khoản 1 Điều 45,
suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên (ở đây chị bị suy giảm 35% khả năng
lao động), không thuộc các trường hợp không được hưởng chế độ từ người sử
dụng lao động khi bị tai nạn lao động quy định tại khoản 1 Điều 40.
Thứ nhất, chị Y được hưởng trợ cấp hàng tháng:
Theo khoản 1 Điều 49 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015: “Người

lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp
hằng tháng”. Chị Y suy giảm 35% khả năng lao động nên chị được hưởng trợ
cấp hàng tháng.
Mức trợ cấp được tính theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 49 Luật
này: “Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương
cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở”.
Cụ thể, chị Y sẽ nhận được mức trợ cấp là: 30% (Mức lương cơ sở) + (35-31) x
2% (Mức lương cơ sở) = 38% (Mức lương cơ sở).
Thứ hai, khoản trợ cấp khác: Hàng tháng chị Y còn được hưởng thêm một
khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động theo
quy định tại Điểm b khoản 2 Điều 49 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015.
7


Căn cứ vào khoản 1 Điều 50 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 thì
thời điểm hưởng các khoản trợ cấp này của chị Y tính từ tháng chị điều trị ổn
định xong cụ thể là tháng 2/2021.
Về bảo hiểm thất nghiệp:
Cho rằng chị Y không đủ sức khoẻ để làm việc nên công ty X đã chấm dứt
hợp đồng lao động với chị.
Theo khoản 1 Điều 46 Luật việc làm năm 2013: “Trong thời hạn 03
tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người
lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do
cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập”.
Chị Y sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu có đủ điều kiện hưởng trợ
cấp thất nghiệp theo Điều 49 Luật Việc làm năm 2013: Chị Y và công ty đã
chấm dứt hợp đồng lao động, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở
lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, đã nộp hồ sơ
hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm, chưa tìm được việc
làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình qn tiền
lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất
nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối nếu chị Y thuộc đối
tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần
mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động nếu chị Y đóng
bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết
định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động (khoản 1 Điều 50 Luật việc làm
năm 2013).
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo
hiểm thất nghiệp. Chị Y nghỉ việc từ năm tháng 2/2021, tính từ năm 2007, chị đã
đóng bảo hiểm xã hội được 14 năm. Như vậy thời gian hưởng trợ cấp thất
nghiệp của chị Y là 3 tháng trợ cấp thất nghiệp + (14-3) x 1 tháng trợ cấp thất
8


nghiệp = 14 tháng trợ cấp thất nghiệp. Nhưng thời gian hưởng trợ cấp thất
nghiệp tối đa là 12 tháng, vì vậy thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của chị Y là
12 tháng trợ cấp thất nghiệp (khoản 2 Điều 50 Luật việc làm năm 2013).
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày
nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (khoản 3 Điều 50 Luật việc làm năm
2013).

9


KẾT LUẬN
Xã hội là một cộng đồng người đông đảo và phức tạp, bao gồm nhiều giai
cấp, giai tầng khác nhau. Ở đó, các khả năng và nhu cầu của từng người khác
nhau và những rủi ro trong cuộc sống là điều khơng thể tránh khỏi, vì vậy, an
sinh xã hội ra đời. Pháp luật về an sinh xã hội tạo nên sự dung hịa về lợi ích

giữa các thành viên, khơng phân biệt giới tính, tơn giáo, chủng tộc, địa vị xã hội.
Luật an sinh xã hội với mục đích vì con người đã và đang phát triển và hồn
thiện để góp phần đảm bảo cơng bằng và ổn định xã hội.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật an sinh xã hội, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.
Công an nhân dân, năm 2013.
2. Luật bảo hiểm y tế năm 2008.
3. Luật Việc làm năm 2013.
4. Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm
y tế.
5. Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
6. Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015.
7. Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH Luật bảo hiểm y tế năm 2015.
8. Nghị định 146/2018/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN
BIỆN PHÁP THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ.

11



×