Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG GIỜ LUYỆN VĂN BẢN “BẠN DẾN CHƠI NHÀ ” MÔN NGỮ VĂN 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 26 trang )

0
MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1

1. Lí do chọn đề tài

2

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

2

3. Đối tượng nghiên cứu

2

4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

3

5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DUNG

3



1. Cơ sở lí luận

4

2. Cơ sở thực tiễn

5

3. Biện pháp thực hiện

15

4. Kết quả thu được của đề tài
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

16

1. Kết luận

17

2. Khuyến nghị

18

PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

19


PHỤ LỤC MINH CHỨNG

PHẦN I: MỞ ĐẦU


1
1. Lí do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 theo định hướng phát
triển phẩm chất, năng lực. Về năng lực thì giao tiếp và hợp tác là một trong ba
năng lực chung quan trọng cùng với năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo mà mỗi giáo viên sẽ giúp học sinh đạt được.
Mơn Ngữ Văn cịn có hai năng lực đặc thù đó là: năng lực ngơn ngữ
(đọc, viết, nói, nghe) và năng lực văn học (nhận biết, phân tích, đánh giá, sáng
tạo...). Trong q trình dạy - học môn Ngữ văn, qua các tiết học, các thầy cô
linh hoạt sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tạo ra các năng
lực đó cho trị.
Phương pháp dạy học hợp tác trong mơn Ngữ Văn đã phát huy được sự
tự giác, chủ động, tích cực của mỗi học sinh trong lớp học. Đồng thời, rèn
năng lực tự học và giáo dục học sinh có được phẩm chất trách nhiệm trong
mối quan hệ cá nhân với tập thể nữa.
Ở môn Ngữ Văn lớp 7, phần thơ Trung đại chiếm số lượng khá lớn. Để
tiếp nhận kiến thức và hiểu nội của từng văn bản là tương đối khó với học
sinh lớp 7. Vì thế việc rèn kĩ năng làm bài tập, củng cố văn bản cho học trò ở
tiết bổ trợ buổi 2 rất cần thiết.
Đặc biệt, việc rèn kĩ năng như thế này còn là tiền đề để các em cảm thụ
tốt các tác phẩm thơ lớp 8, lớp 9. Từ đó, ơn thi tốt vào lớp 10 THPT.
Vì vậy, tơi đã sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong các tiết dạy
học bổ trợ.
Tơi xin trình bày phương pháp mà tơi thực hiện trong đề tài:
DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG GIỜ LUYỆN VĂN BẢN

“BẠN DẾN CHƠI NHÀ ” MÔN NGỮ VĂN 7

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài


2
Trong dạy học nói chung, dạy Văn nói riêng, giáo viên Ngữ văn chủ
yếu là người tổ chức, hỗ trợ và rèn cho học sinh. Cịn học sinh thì tạo được
năng lực tự học và tích cực lĩnh hội tri thức.
Giáo viên chú trọng vào khả năng giải quyết vấn đề về kiến thức, khả
năng giao tiếp của học sinh. Các em làm chủ được kiến thức, tự tin, mạnh dạn
khi trao đổi về cách làm các bài tập và biết vận dụng kĩ năng làm bài vào quá
trình tìm hiểu các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn THCS.
Đặc biệt, học sinh được thực hành và thể hiện, củng cố các kĩ năng giao
tiếp ngoài xã hội như kĩ năng lắng nghe, kĩ năng nói, sử dụng ngữ điệu...
Để tiết học buổi hai sôi nổi, vui vẻ, giáo viên cần phát huy sự hợp tác,
gắn kết, chủ động và tầm quan trọng của từng em trong quá trình dạy học. Vì
thế, khi giáo viên sử dụng dạy học hợp tác chính là cơ hội để các em hình
thành và phát triển phẩm chất, năng lực.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tôi nghiên cứu về phương pháp dạy học. Đó là phương pháp dạy
học hợp tác. Tơi tập trung vào việc sử dụng các kĩ thuật dạy học của môn Ngữ
văn trong tiết Luyện văn bản để làm rõ phương pháp ấy. Phương pháp này
được giáo viên sử dụng và học sinh áp dụng có hiệu quả.
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được tôi nghiên cứu ở đối tượng học sinh lớp 7 trường THCS
Tàm Xá, năm học 2020 -2021. Nhóm đối tượng học sinh ở các lớp đại trà, học
sinh lớp 7B.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài, tôi sử dụng phương pháp:

- Phương pháp đọc tài liệu
- Phương pháp xử lý thông tin
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp phân loại, đánh giá
- Phương pháp kiểm tra đánh giá
PHẦN II: NỘI DUNG


3
1. Cơ sở lí luận
Nghị quyết số 29/NQ - TW ngày 4/11/2013 tiếp tục chỉ ra đổi mới
phương pháp dạy và học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, rèn
cho học sinh tự học.
Điều quan trọng nhất trong dạy học môn Ngữ Văn là rèn luyện bộ óc, là
rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập và vận dụng kiến thức.
Nhằm đảm bảo phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người
học, việc dạy cách học là nhu cầu cần thiết. Điều này đặt người giáo viên
trước những suy nghĩ, lựa chọn phương pháp dạy học hợp lý.
Và năng lực khơng thể có được khi chỉ thơng qua hoạt động giảng dạy
của giáo viên mà phải thông qua hoạt động học tập của học sinh. Giữ vai trò
xuyên suốt q trình đó, theo Pasi Sahlberg, việc phát triển kĩ năng hợp tác và
giải quyết vấn đề được xem như một trong những chức năng cơ bản của nhà
trường tương lai.
Dạy học hợp tác là cách thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh làm việc
theo nhóm để cùng nghiên cứu trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề đặt ra.
Dạy học hợp tác có đặc điểm:
- Có hoạt động xây dựng nhóm
- Có sự tương tác lẫn nhau một cách tích cực
- Có ràng buộc trách nhiệm cá nhân- trách nhiệm nhóm.

- Hình thành và phát triển kĩ năng hợp tác.
Dạy học hợp tác có ưu thế hình thành các phẩm chất chủ yếu và các
năng lực chung như sau:
*Phẩm chất
- Nhân ái: có ý thức tơn trọng ý kiến của các bạn trong nhóm khi hợp tác.
- Trách nhiệm: có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các bạn để hoàn thành
nhiệm vụ.
*Năng lực chung:


4
- Tự chủ và tự học: tự phân công nhiệm vụ, tự quyết định cách thức
thực hiện, tự đánh giá về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: chủ động đề ra kế hoạch , cách thức
thực hiện nhiệm vụ một cách tốt nhất.
- Giao tiếp và hợp tác: tăng cường khả năng trình bày và diễn đạt ý
tưởng, sự tương tác tích cực giữa các bạn trong nhóm.
Vì vậy, trên cơ sở lựa chọn các phương pháp đáp ứng mục tiêu phát
triển năng lực học sinh, giáo viên thay đổi tư duy dạy học, tập trung vào xây
dựng kế hoạch bài học, tổ chức cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông
qua các kĩ năng làm việc hợp tác cùng nhau.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trường THCS Tàm Xá - ngôi trường ở vùng nông thôn, ngoại thành Hà
Nội. Gia đình các em làm nơng nghiệp (làm bãi) nên việc giao tiếp của các
em bị bó hẹp, thụ động chỉ ở trong thôn, ngõ. Các em nhút nhát, ngại chia sẻ,
không tự tin trong các hoạt động, phong trào. Việc học hành dần dần thụ
động, các em khó làm việc và hợp tác cùng nhau. Vì vậy, sức học của học
sinh ở các lớp B + C chỉ ở mức Trung bình.
Giờ Văn, học sinh khơng chỉ rèn kĩ năng đọc, viết mà cịn phải nói, nghe,
từ đó biết nhận xét, đánh giá. Vì thế, mơn Văn cần phải tư duy. Trong khi đó,

học sinh lứa tuổi 11 - 12 có nguồn năng lượng khá lớn, thích hoạt động.
Nên tôi nghĩ cần tăng sự tương tác giữa cô với trò; đặc biệt giữa các
học sinh với nhau càng nhiều, càng tốt. Làm như thế nào để các em mạnh dạn,
tự tin hơn? Tôi đã tạo ra các chuỗi hoạt động trong giờ học để các em cùng
nhau làm việc, cùng nhau giải quyết vấn đề.
Tiết bổ trợ buổi hai là cơ hội để tôi áp dụng phương pháp dạy học hợp
tác. Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên tổ chức dạy học hiệu quả.
Tôi biết môn Ngữ văn lớp 7, học phần thơ trung đại càng khó. Nếu giáo
viên là người truyền thụ tri thức một chiều, là trung tâm của quá trình dạyhọc
thì học sinh sẽ tiếp thu thụ động những tri thức được quy định sẵn. Các em
không được hợp tác, giao tiếp cùng nhau nên khó giải quyết được vấn đề đặt ra.


5
Vì thế, tơi quyết định sử dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học hiện đại để
làm rõ phương pháp dạy học hợp tác trong một tiết bổ trợ Luyện văn bản. Tơi
thấy kết quả đạt được rất đáng khích lệ và trân trọng.
Và tôi tự tin áp dụng:
DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG GIỜ LUYỆN VĂN BẢN
“BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ ” MÔN NGỮ VĂN 7
3. Biện pháp thực hiện:
3.1. Biện pháp thứ nhất:
Tơi đưa ra dạng bài lí thuyết để học sinh trong nhóm hợp tác cùng nhau
củng cố lại toàn bộ hệ thống kiến thức khái quát về bài thơ “Bạn đến chơi
nhà”.
Bài tập 1: Lí thuyết:
Về mục tiêu, tôi muốn tạo ra sự hợp tác giữa học sinh với học sinh.
Như chúng ta đã biết: kiến thức về văn bản “Bạn đến chơi nhà” đã được cung
cấp trong giờ học chính khóa . Đến tiết bổ trợ, thầy cô cùng học sinh củng cố
lại kiến thức đã học qua các chuỗi hoạt động.

Vai trò của giáo viên là thiết kế ra các chuỗi hoạt động ấy. Học trò chủ
động, tự giác, hợp tác cùng nhau thực hiện chuỗi hoạt động đó.
Mục đích của dạng bài này, tơi muốn các em nắm chắc kiến thức khái
quát về: tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, thể thơ, bố cục, nội
dung và nghệ thuật.
Để các em hứng thú ngay từ bài tập đầu tiên, tôi đã chủ động tạo nhóm
từ trước.
u cầu của bài tập này tơi giao cho các em: chuẩn bị trước ở nhà, các
em cùng nhau làm việc, tạo ra sản phẩm chung của nhóm. Đến tiết bổ trợ bài
“Bạn đến chơi nhà”, các nhóm mang sản phẩm lên lớp trình bày.
Để các em hứng thú ngay từ bài tập đầu tiên, tôi đã chủ động tạo nhóm
từ trước.
Biết các em trong lớp đa số thích vẽ tranh, xé dán, có năng khiếu hội
họa . Tơi sử dụng kĩ thuật phịng tranh và sơ đồ tư duy để các em phát huy sở


6
trường của mình.Tơi giao nhiệm vụ cụ thể và các em thiết kế hình thức trình
bày sản phẩm học tập sao cho dễ hiểu, ấn tượng, phù hợp nhất.
*Nhóm 1: bốc thăm ngẫu nhiên hình thức thể hiện: xé dán hoa, lá, cành
bằng sơ đồ cây.
Các em hợp tác cùng nhau sử dụng các loại giấy màu xé dán hình bơng
hoa, hình lá, cành cây trang trí lên một hình cây to (cũng xé dán) lên giấy A0.
Rồi ghi bằng bút dạ các từ khóa trong các cánh hoa ấy để ghi nhớ kiến thức.
Mỗi bông hoa to, đẹp, màu sắc khác nhau, ứng với một đơn vị kiến thức.
Khi lật cánh hoa ra là từ khóa về các đơn vị kiến thức đã học được mở ra.
*Nhóm 2: chọn cách thể hiện bằng sơ đồ tư duy (MindMap) trên giấy A0.
Các em trình bày tóm tắt hệ thống lại kiến thức cần nhớ một cách ngắn
gọn, dễ hiểu, với năm màu sắc chủ đạo trông bắt mắt, sặc sỡ. Ý tưởng chính
được đặt ở giữa, các ý triển khai được sắp xếp vào các nhánh chính, nhánh

phụ xung quanh. Cần chuẩn bị trước tên chủ đề, từ khóa, các biểu tượng
(icon) để chủ động khai thác hiệu quả sơ đồ tư duy.
Tôi hướng dẫn cho các em cách vẽ sơ đồ tư duy:
- Tên chủ đề ở trung tâm
- Vẽ các nhánh chính từ chủ đề trung tâm, trên đó viết một khái niệm,
nội dung lớn. nên sử dụng từ khóa và viết bằng chữ in hoa. Có thể dùng biểu
tượng để gây sự chú ý và ghi nhớ.
Từ mỗi nhánh vẽ tiếp các nhánh phụ, viết tiếp nội dung thuộc nhánh
chính đó. Các chữ trên nhánh được viết bằng chữ in thường. Cứ tiếp tục như
vậy cho đến hết.
Tơi cịn cho học sinh cả lớp vẽ sơ đồ tư duy ở nhà trên giấy A4 hoặc
trong trang vở rồi các em chọn sản phẩm của nhóm mình chiếu lên trên máy
đa vật thể để cả lớp cùng xem.
*Nhóm 3: tôi quyết định để các em chủ động vẽ một bức tranh to thiết
kế ý tưởng thể hiện nội dung bài thơ và tình cảm của tác giả.
Để làm tốt yêu cầu này, các em sẽ phải thuộc thơ, biến câu chữ thành
hình ảnh. Cần xác định điểm nhấn nổi bật của bức tranh ở hình ảnh nào, hình


7
ảnh đó vẽ ra sao. Từ đó, đặt học sinh vào tâm thế có quyền lựa chọn và chủ
động vẽ bức tranh có ý tưởng về đường nét, màu sắc phù hợp.
Đứng trước u cầu mà tơi đưa ra, nhóm các em cùng nhau đọc kĩ bài
thơ, vì các em hiểu quá trình đọc văn bản là một quá trình tương tác. Và tôi
cho các em đọc nhiều không chỉ thuộc thơ mà cịn đọc diễn cảm nữa. Từ đó
học sinh phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác và năng lực văn học.
Trong quá trình các thành viên của nhóm làm việc, học sinh được chủ
động tham gia với nhau và quyết định cách làm, phân công nhau làm. Thầy cô
là người hỗ trợ khi cần thiết.
Làm xong sản phẩm học tập ở nhà, các nhóm mang lên lớp. Các em

thuyết trình sản phẩm học tập trực quan của nhóm mình. Tơi trưng bày các
sản phẩm đó trong lớp như một phịng triển lãm tranh.
(MINH CHỨNG 1 - Nhóm 1: SƠ ĐỒ CÂY)
(MINH CHỨNG 2 - Nhóm 2: VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY)
(MINH CHỨNG 3 - Nhóm 3: TRANH VẼ CẢ BÀI THƠ)

Các em di chuyển xung quanh lớp học, tham quan phịng tranh. Qua
đây, các em có cơ hội học hỏi lẫn nhau và ghi nhớ sâu kiến thức bài học, được
phát triển kĩ năng quan sát và phân tích, giải quyết vấn đề. Các em có cơ hội
rèn luyện năng lực sáng tạo trong việc trình bày sản phẩm học tập. Kết quả là
các em rất thích!
Sau đó, tơi tổ chức đánh giá, nhận xét mức độ hồn thành nhiệm vụ.
Tơi chiếu lên máy một số bức tranh học sinh vẽ và sản phẩm sơ đồ tư duy các
em làm để đánh giá điểm, khen thưởng.
(MINH CHỨNG 4 - TRANH VẼ + SƠ ĐỒ TƯ DUY CỦA MỘT SỐ HỌC SINH)

Tôi tổng kết kiến thức cần ghi nhớ về bài tập lý thuyết của bài thơ “Bạn đến
chơi nhà” bằng các cánh hoa to, đẹp. Mỗi cánh hoa ghi các từ khóa quan trọng.
(MINH CHỨNG 5 : HỆ THỐNG KIẾN THỨC LÝ THUYẾT BẰNG BƠNG HOA)

Đó chính là: * Thuộc thơ:
“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa


8
Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng, rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trị tiếp khách, trầu khơng có
Bác đến chơi đây, ta với ta!”
*Tác giả:
-Tên thật: Thắng (1835 - 1909)
- Quê: Hà Nam
- Cuộc đời: nhà nghèo, học giỏi, đỗ đầu 3 kì thi (Hương, Hội, Đình trở
thành Tam nguyên Yên Đổ), làm quan 10 năm, về ở ẩn tại Côn Sơn.
* Tác phẩm ra đời: khi tác giả cáo quan về quê, khi bạn đến chơi.
* Bố cục: đặc biệt
+ 1 câu đầu: Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà
+ 6 câu tiếp: Cảm xúc về gia cảnh
+ 1 câu cuối: Cảm nghĩ về tình bạn
* Nội dung:ca ngợi tình bạn cao đẹp, vượt lên trên mọi giá trị vật chất
* Nghệ thuật:
+ thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật, niêm luật chặt chẽ
+ giọng thơ: hóm hỉnh, đùa vui
+ biện pháp nghệ thuật: liệt kê, đối
+ sáng tạo tình huống
Sau khi thực hiện biện pháp này, tôi nhận thấy: để củng cố kiến thức
lý thuyết về văn bản tốt nhất: tôi để học sinh hợp tác với học sinh, bằng cách:
+ Sử dụng sơ đồ tư duy
+ Vẽ tranh cho nội dung bài
+ Kết hợp thuyết trình
+ Dựng kịch (nếu được)


9
2. Biện pháp thứ hai
Tôi đưa ra hệ thống bài tập rèn kĩ năng, củng cố kiến thức có sự tích
hợp với các phân mơn: Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn để tăng sự tương tác,

hợp tác giữa giáo viên với học sinh.
Về mục tiêu của dạng bài này, tôi nhận thức rõ: học sinh sẽ được giáo
viên rèn cách làm, cách trả lời các đơn vị kiến thức về Văn bản, Tiếng Việt
xoay quanh đoạn thơ, bài thơ. Từ đó, kiến thức Tiếng Việt càng phong phú,
chắc chắn. Khi học sinh biết cảm thụ về chi tiết, nghệ thuật trong văn bản, các
em sẽ biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập.
Việc rèn kĩ năng cho học sinh cịn giúp các em hình thành thói quen
khai thác kiến thức trong văn bản để ơn, luyện thi vào THPT sau này.
Ngồi ra các em cịn được phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cùng
nhau, cùng tương tác với cô giáo để giải quyết các câu hỏi ở đề bài.
Về nội dung, tôi đưa hệ thống bài tập rèn kĩ năng cho học sinh như sau:
Bài tập 2:
Cho câu thơ:
“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”
1. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo? Nêu tên tác giả? Tác phẩm?
Hoàn cảnh ra đời tác phẩm?
2. Tìm thể loại của bài thơ? Thể loại này được gặp ở bài thơ nào
trong Ngữ Văn 7? So sánh về mặt thể loại của hai bài thơ?
3. Nhận xét câu thơ đầu tiên. Câu đầu có gì đặc biệt?
4. Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với vắng, xa?
5. Điều kiện của nhà thơ khi tiếp bạn như thế nào? Tình huống mà
tác giả nói đến có ý nghĩa gì?
6. So sánh cụm từ ta với ta trong hai bài thơ trên?
Về hình thức thể hiện: Tơi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm đơi (2
bạn cùng bàn), làm trên giấy A4 in sẵn câu hỏi. Các em trao đổi, thảo luận với
nhau. Khi làm bài, các em cùng nhau lắng nghe tích cực và chủ động phát biểu
có tính xây dựng. Chỗ nào chưa biết cách làm, học sinh sẽ trao đổi với cô giáo.


10

Thời gian các em làm là 15 phút. Khi các em làm việc nhóm đơi, tơi
đến chỗ các nhóm để theo dõi các em làm bài. Đồng thời, hỗ trợ các em
khơng chỉ kiến thức mà cịn cả tinh thần nữa. Để các em tích cực suy nghĩ và
nói ra cách làm bài, kiến thức cần trả lời với bạn.
Hết giờ, tơi mời đại diện một số nhóm mang bài lên máy chiếu đa vật
thể để các bạn có ý kiến, nhận xét chéo cho nhau.
Sau đó, dựa trên phần trả lời của các em, tôi bổ sung thêm để các em
hiểu sâu bài hơn.
Ví dụ:
Câu 2:
*Giống nhau: thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật, tuân thủ niêm luật
chặt chẽ.
* Khác nhau:
- Qua Đèo Ngang: theo bố cục: đề - thực - luận - kết
- Bạn đến chơi nhà: 1- 6- 1 (1 câu - 6 câu - 1 câu)
Câu 3: Câu thơ mở đầu thật đặc sắc, như lời nói thơng thường, gần với
khẩu ngữ
+ Câu thơ mang nội dung thơng báo: đã lâu rồi mới có khách quý đến thăm.
+ Việc sử dụng từ bác, gợi sắc thái thân mật gần gũi, thân thiết mà kính trọng.
Câu thơ như một lời gieo vui hồ hởi, thể hiện tình cảm yêu quý và trân
trọng bạn.
Câu 5:
* Điều kiện nhà thơ khi tiếp bạn: đặc biệt:
+ Khơng có gì tiếp đãi bạn
+ Mọi thứ đều có nhưng ở dạng tiềm ẩn, chưa ăn được.
* Tình huống có ý nghĩa:
+ Thực ra đây là cách xây dựng tình huống của nhà thơ. Vì nếu có mọi
thứ để tiếp bạn thì đó là chuyện bình thường trong cuộc sống.
+ Từ cái khơng về vật chất để khẳng định cái có sâu nặng về tình cảm
bạn bè. Đây là điều quan trọng nhất.



11
Câu 6: So sánh cụm từ ta với ta:
*Giống nhau:
- Đều kết thúc bài thơ
- Đều để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
* Khác nhau:
- Qua Đèo Ngang:
+ Cụm từ ta với ta chỉ tác giả đối diện với chính mình
+ Tác dụng: đẩy nỗi cơ đơn lên cực điểm.
- Bạn đến chơi nhà:
+ Cụm từ ta với ta: chỉ tác giả với người bạn. Tuy hai mà là một.
+ Tác dụng: khẳng định, đề cao giá trị tình bạn vượt lên mọi vật chất.
Sau khi thực hiện dạng bài này, tôi thấy học sinh học Văn sôi nổi hơn,
được rèn năng lực đặc thù của môn Văn, đó là đọc thơ, lắng nghe bạn nói.
Các em cịn được viết ra suy nghĩ, được nhìn chữ của mình trên máy chiếu.
Điều này khiến các em thích thú.
Các em làm nhiều dạng bài như thế này, kiến thức sẽ chắc hơn nhiều và
việc ôn luyện văn bản sẽ dần dần trở nên nhẹ nhàng hơn.
Qua hệ thống bài tập, tôi rèn cho học sinh không chỉ kiến thức mà còn
các kĩ năng làm bài về Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn:
+ Kiến thức Tiếng Việt ôn từ lớp 6 đến lớp 7
+ Kiến thức văn bản (như chép thơ, khai thác từ ngữ, hình ảnh, phát
hiện chi tiết nghệ thuật...)
+ Rèn kĩ năng phân tích đề
+ Rèn kĩ năng làm bài...
3. Biện pháp thứ ba
Tôi đưa ra dạng bài tập cảm thụ: viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về
một câu thơ trong bài để học sinh tự mình viết được một đoạn văn.

Mục tiêu: Học sinh viết được 1 đoạn văn: có câu chủ đề, đúng
dạng đoạn văn, giới hạn cụ thể số câu. Khi viết đoạn văn, các em biết đưa dẫn
chứng (chép thơ), sau đó phân tích dẫn chứng. Các em biết cách nhận xét câu


12
thơ đó thể hiện nội dung gì, tình cảm của tác giả muốn gửi gắm vào câu thơ
đó ra sao thì nội dung phân tích mới sâu và kĩ được.
Đồng thời, tơi cịn tích hợp với kiến thức Tập làm văn về văn biểu cảm,
cụ thể là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.Các em rèn cho mình, củng
cố kĩ về cách viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ về một tác phẩm thơ.Vì đây là
một đoạn văn, nên tôi hướng dẫn cụ thể các em cách nêu cảm nghĩ về câu kết
bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.
Tôi lưu ý học sinh viết đoạn văn bao giờ cũng phải có câu chủ đề, vị trí
câu chủ đề sẽ quyết định dạng đoạn văn.
Câu chủ đề chuẩn: có tên tác phẩm, tác giả, giới hạn phân tích, ý đề.
Giới hạn phân tích, ý đề thường ở đề bài. Và học sinh phải đưa vào trong
đoạn văn.
Nếu khơng có ý đề thì học sinh dựa vào nội dung của câu thơ hoặc dựa
vào cảm xúc của mình để tạo ra câu chủ đề đúng.
Thông thường, khi dạy học sinh viết đoạn văn, tơi hướng dẫn các em có
3 dạng đoạn văn:
Đoạn văn Diễn dịch:
+ Câu 1 là câu chủ đề
+ Sau câu chủ đề có từ Thật vậy. Các câu tiếp theo làm rõ ý cho câu
chủ đề
+ Câu cuối của đoạn văn thường nhận xét về tất cả các yếu tố nghệ
thuật (biện pháp nghệ thuật).
Đoạn văn Quy nạp:
+ Câu 1: câu mở đầu: giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời tác

phẩm bằng kiểu câu bị động.
+ Câu văn thứ 2: có thể làm là câu chủ đề. Học sinh phải hiểu như thế
để làm. Thì từ câu thứ 3, các em mới biết: các câu văn tiếp theo sẽ làm rõ ý đề
ở câu văn thứ 2.
Các em có thể dùng từ nối Thật vậy đứng đầu câu văn thứ 3.
+ Các câu tiếp theo làm rõ ý cho câu thứ hai.


13
+ Câu cuối cùng là câu chủ đề. Đứng trước câu chủ đề có từ Tóm lại.
* Đoạn văn Tổng phân hợp
+ Câu 1 là câu chủ đề
+ Sau câu chủ đề có từ Thật vậy. Các câu tiếp theo làm rõ ý cho câu
chủ đề
+ Câu cuối cùng là câu mang ý khái quát, nâng cao. Đứng trước câu
chủ đề có từ Tóm lại.
Tơi lưu ý học sinh cách viết câu kết của đoạn sao cho thật dễ dàng. Đó
là: câu chủ đề dựa nội dung thì câu kết sẽ dựa vào cảm xúc (ví dụ về một số
cụm từ như thật hay, giàu ý nghĩa, đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người
đọc.
Và để kiểm tra xem phần Tiếng Việt đã học, các em có chắc kiến thức
không. Tôi yêu cầu sử dụng yêu cầu phụ về Tiếng Việt vào trong đoạn văn.
Cách làm này, rèn cho học sinh biết: trong bài thi vào lớp 10, phần viết đoạn
văn nghị luận văn học ln có u cầu phụ về Tiếng Việt đã học ở tất cả các
khối lớp.
Cách làm này, tôi thực hiện hàng ngày ở tất cả các tiết Luyện văn bản,
cả thơ và truyện.
Sau khi học sinh làm xong, tôi chấm chữa cho các em. Tôi chữa trên
máy chiếu đa vật thể. Bằng cách: tôi chọn bài làm theo đối tượng: yếu + kém,
trung bình, khá, giỏi. Các em trong lớp cùng chữa bài cho nhau.

Tôi hướng dẫn các em cách chữa về:
- Dạng đoạn văn
- Câu chủ đề
- Yêu cầu phụ
- Nội dung: gồm những ý nào, trình tự sắp xếp các ý ra sao để có sự
liên kết logic chặt chẽ.
Bài tập viết đoạn văn tôi đã đưa cho các em như sau:
Bài tập 3: Viết đoạn văn tổng phân hợp (6-8 câu) câu nêu cảm nghĩ
của em về câu thơ cuối bài “Bạn đến chơi nhà”, sử dụng một từ ghép.


14
Với bài này, các em ngồi cùng bàn trao đổi, phân tích đề để xác định được
+ Dạng đoạn văn: tổng phân hợp, 6- 8 câu
+ Yêu cầu phụ: 1 từ ghép
+ Yêu cầu cảm nghĩ về câu thơ cuối: Bác đến chơi đây, ta với ta!
Để làm rõ: cảm nghĩ về câu thơ, các em viết ra:
- Nhận xét về tác dụng của cách xưng hô
- Cụm từ ta với ta: so sánh với bài “Qua Đèo Ngang”: giống nhau và
khác nhau.(đó là câu 6 phần bài tập 2)
Văn biểu cảm, các em đưa ra nhận xét về nội dung câu thơ hoặc nghệ
thuật bằng từ ngữ, kiểu câu bộc lộ cảm xúc của mình. Như cách xưng hơ độc
đáo, sử dụng cụm từ ta với ta thật hay, thật ấn tượng hoặc tình cảm của nhà
thơ dành cho bạn Dương Khuê khiến người đọc cảm động, xúc động!
Từ bài tập này, tôi giúp các em biết cách viết một đoạn văn tổng phân hợp:
+ Câu 1: Câu chủ đề. Để tạo ra câu chủ đề, theo hai cách:
*cách 1: dựa vào nội dung
*cách 2: dựa vào cảm xúc
+ Câu 2: giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, thể loại văn bản
+ Các câu tiếp theo: phân tích văn bản: dựa vào các tín hiệu nghệ thuật,

sau đó chỉ ra nội dung. Chép thơ đến đâu, phân tích đến đấy để tạo ra sự liên
kết giữa các ý trong bài.
+ Câu kết: có tính chất nâng cao, mở rộng hoặc nêu tình cảm của tác giả.
(MINH CHỨNG 6: BÀI LÀM CỦA HỌC SINH)

4. Kết quả thu được của đề tài
Từ việc thực hiện những biện pháp trên, tôi đã giúp học sinh:
- Hình thành, phát triển năng lực hợp tác và giải quyết vấn đề, rèn cho
mình năng lực tự làm chủ kiến thức đã học.
+ Tự giác, chủ động hợp tác trong nhóm, trong lớp: đề cử nhóm trưởng,
biết sắp xếp và phân cơng nhau thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.
+ Hỗ trợ cùng nhau làm bài tập (bài rèn kĩ năng)
- Đạt được năng lực môn Ngữ văn:


15
+ Đọc thuộc lòng bài thơ, đọc hiểu nội dung nghệ thuật của bài thơ
+ Viết đúng chính tả, trình bày được đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về
câu thơ.
+ Nói to, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, thái độ tự tin khi nói trước các
bạn; có cử chỉ, điệu bộ thích hợp.
+ Nói và lắng nghe chăm chú, tương tác, tôn trọng bạn bè.
- Giờ bổ trợ, các em học vui vẻ, được hoạt động nhiều.
- Rèn được kĩ năng làm các dạng bài tập trong một tiết bổ trợ.


16
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Ngữ Văn là mơn học khó, kiến thức phong phú, địi hỏi tư duy. Và tiết

bổ trợ buổi hai rất quan trọng, củng cố kiến thức đã học thông qua các chuỗi
hoạt động (dạng bài tập). Điều này khiến giáo viên linh hoạt sử dụng các
phương pháp dạy học hiện đại. Trong đó có dạy học hợp tác.
Ở tiết bổ trợ, để các em được chủ động, tự giác tham gia, đồng thời giúp
các em cách giải quyết hợp lý nhất các dạng bài tập, tôi đã rút ra kết luận sau:
- Giáo viên dùng bài tập lý thuyết để củng cố kiến thức khái quát, tổng
thể toàn bộ văn bản.
- Giáo viên nên đưa ra các dạng bài tập rèn kĩ năng để hiểu kĩ, sâu văn
bản và để tích hợp với kiến thức về Tiếng Việt, Tập làm văn. Và hướng dẫn
các em cách làm các dạng bài đó.
- Xây dựng hệ thống bài tập và rèn cho học sinh cho học sinh ở từng
văn bản. Đặc biệt kĩ năng viết đoạn văn nêu cảm nghĩ.
Từ hiệu quả của tiết bổ trợ này, tôi đã áp dụng vào các tiết Luyện văn
bản ở những bài thơ khác. Tôi nhận thấy, cách tổ chức thực hiện các chuỗi
hoạt động đã dễ dàng hơn. Và học trò đã biết cách củng cố kiến thức về các
dạng bài tập khi học một tiết bổ trợ.
Các giải pháp này tơi cịn áp dụng ở các khối lớp khác. Đặc biệt với lớp
9, các em học văn vui vẻ, say mê hơn và biết cách ôn tập kiến thức thi vào lớp
10 THPT.


17
2. Khuyến nghị:
Để tiết học buổi hai ngày càng phát huy tầm quan trọng và sự cần thiết,
tôi rất mong Phòng Giáo dục và đào tạo tổ chức nhiều tiết dạy học hiệu quả
để các thầy cô học hỏi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người viết

Nguyễn Thúy Quỳnh



18
PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng chun đề Chương trình giáo dục phổ thơng tổng
thể năm 2018 và định hướng triển khai
2. Tài liệu tìm hiểu chương trình mơn ngữ Văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
3. Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán (mô đun 2)
4. Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển
năng lực
5. Tài liệu chuyên đề: Bồi dưỡng Giáo viên Văn THCS: theo hướng
phát triển năng lực
6. SGK, SGV, Sách bài tập Ngữ Văn 7 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam


19

PHỤ LỤC MINH CHỨNG

MINH CHỨNG 1: NHÓM 1: SƠ ĐỒ CÂY


20

MINH CHỨNG 2: NHÓM 2: TRANH SƠ ĐỒ TƯ DUY

MINH CHỨNG 3: TRANH VẼ NỘI DUNG BÀI THƠ
MINH CHỨNG 4:
SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀ TRANH VẼ CỦA MỘT SỐ HỌC SINH



21


22


23

MINH CHỨNG 5: HỆ THỐNG KIẾN THỨC
BÀI TẬP LÝ THUYẾT BẰNG CÁC CÁNH HOA


24

MINH CHỨNG 5: HỆ THỐNG KIẾN THỨC
BÀI TẬP LÝ THUYẾT BẰNG CÁC CÁNH HOA
MINH CHỨNG 6: BÀI VIẾT ĐOẠN VĂN CỦA HỌC SINH
Đoạn văn 1:
(1)Câu thơ cuối bài:
“Bác đến chơi đây, ta với ta!”
trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến) đã để lại ấn tượng sâu
sắc trong lòng em. (2)Thật vậy, cụm từ “ta với ta” đã xuất hiện trong bài “Qua
Đèo Ngang” ở câu thơ:
“ Một mảnh tình riêng, ta với ta”
chỉ tác giả Bà Huyện Thanh Quan đối diện với chính mình, khiến nỗi cơ đơn
trong lòng nữ sĩ được đẩy lên cực điểm. (3)Còn trong bài “Bạn đến chơi nhà”,
đọc câu thơ:
“Bác đến chơi đây, ta với ta!”
cụm từ “ ta với ta” chỉ tác giả Nguyễn Khuyến và bạn của mình (Dương

Khuê), tuy hai mà là một. (4)Qua đó, nhà thơ khẳng định và đề cao tình bạn
vượt lên trên vật chất. (5)Ở bài thơ này, cụm từ “ta với ta” được dùng để kết


×