Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

CHĂM sóc sức KHỎE người bệnh tâm thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.73 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA ĐIỀU DƯỠNG


CHĂM SÓC SỨC KHỎE
NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN

Năm 2016


2


CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH CĂNG TRƯƠNG
LỰC
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được đại cương và các trạng thái căng trương lực
2. Vận dụng kiến thức vào chăm sóc người bệnh căng trương lực
1. Đại cương
Căng trương lực là tình trạng tăng trương lực cơ làm mất các cử động
tự động và các cử động phối hợp, nét mặt của người trở nên cứng nhắc và
không thể biểu lộ được cảm xúc, dáng đi của thân và chi cũng cứng nhắc.
Tăng trương lực cơ ảnh hưởng nhất đến các cơ của nét mặt, các cơ gấp của
đầu, cổ, thân, các chi.
Căng trương lực là một hội chứng bao gồm hai trạng thái :
+ Kích động căng trương lực
+ Bất động căng trương lực
1.1. Kích động căng trương lực (hội chứng hưng phấn tâm lý vận động)
Kích động đột ngột, vơ nghĩa và định hình, các động tác cứ lập đi lập
lại khơng nhằm một mục đích nào cả, khơng bị tác động bởi những kích
thích bên ngồi.


Chủ yếu là những động tác dị thường, vơ nghĩa, khơng mục đích
thường có tính chất định hình, đơn điệu :
+ Rung đùi, lắc người nhịp nhàng
+ Động tác định hình ,trợn mắt trừng trừng, đập tay vào vai, vỗ tay
+ Nhại lời, nhại cử chỉ, nhại nét mặt
Trạng thái kích động căng trương lực mang nhiều hình thái khác nhau
gồm những trạng thái kế tiếp sau : kích động có tính chất bàng hồng, kịch
tính, kích động si dại, lố bịch, kích động kiểu xung động .
3


1.2. Bất động căng trương lực (hội chứng ức chế tâm lý vận động)
Là trạng thái ức chế tâm thần vận động nặng nề, người bệnh có thể đi
từ trạng thái bán bất động đến bất động hoàn toàn , ta có thể quan sát được
triệu chứng giữ nguyên dáng : Tức là khi đặt tay, chân người bệnh ở tư thế
nào thì người bệnh giữ ngun tư thế đó cịn gọi là triệu chứng uốn sáp
hoặc có triệu chứng Páp lốp : Ta hỏi to người bệnh không trả lời nhưng hỏi
thầm thì người bệnh trả lời, đưa thức ăn thì khơng cầm nhưng ta lấy đi thì
người bệnh giật lại.
Sững sờ căng trương lực : vẻ mặt vô cảm hoặc khó hiểu, bất động kết
hợp với chống đối hoặc giữ nguyên dáng. Sững sờ có thể chấm dứt đột ngột
hoặc có thể kéo dài trong nhiều tháng. Sau khi ra khỏi cơn, đơi khi người
bệnh có thể kể lại nội dung các hoang tưởng đã chi phối , như là lúc đó
người bệnh đang nhập thiền, hoặc đang thấy cảnh tận thế ….
Trong trạng thái bất động căng trương lực ta có thể thấy :
+ Trạng thái phủ định : Người bệnh chống lại mọi yêu cầu của thầy
thuốc, khơng chịu ăn, khơng nói hoặc chống đối chủ động các yêu cầu của
thầy thuốc : bảo mở mắt ra thì người bệnh nhắm mắt lại, bảo người bệnh
ngồi dậy thì người bệnh ngồi đờ ra , đút ăn thì nghiến chặt hàm khơng há
miệng.

+ Tính thụ động : Người bệnh khơng có những hành vi tự ý kết hợp
với vâng lời tự động theo yêu cầu của những người xung quanh, từ mức độ
lập lại ngay lập tức các động tác của người khác ta gọi là : nhại động tác ,
nhại vẻ mặt, nhại lời, hoặc giữ nguyên dáng với các triệu chứng uốn sáp, ví
dụ ta đặt tay chân người bệnh ở tư thế nào thì cứ giữ nguyên ở tư thế đó,
người bệnh vẫn nằm ngóc đầu lên mặc dù ta rút gối đi gọi triệu chứng gối
khơng khí.
4


Trong trạng thái bất động căng trương lực có khi người bệnh lại có
những cơn xung động tâm thần vận động như đột nhiên lại cười lớn một
tràng dài, chửi bới người khác vơ cớ … có khi có những cơn xung động
nguy hiểm.
1.3. Nguyên nhân thường gặp :
Hội chứng căng trương lực thường gặp trong tâm thần phân liệt,
trong những trường hợp lú lẫn do nhiễm trùng, nhiễm độc, trong các bệnh
não thực thể như : do viêm não . Nhờ việc dùng thuốc an thần kinh sớm
trong bệnh tâm thần phân liệt nên hội chứng căng trương lực ngày ít dần.
1.4. Những rối loạn về mặt cơ thể trên người bệnh căng trương lực
Do kích động người bệnh mất ngủ, vận động nhiều , ăn uống ít, tiêu
hao nhiều năng lượng, uống nước ít gây mất nước, vệ sinh cơ thể kém ,
quần áo lôi thôi, bẩn thỉu ( xem điều dưỡng người bệnh kích động )
Do bất động căng trương lực người bệnh chống đối không chịu ăn
uống, nên cơ thể suy kiệt, mất nước nằm bất động một tư thế lâu ngày gây
loét , rối loạn dinh dưỡng cơ, người bệnh khơng tự chăm sóc cơ thể .
2. Chăm sóc người bệnh căng trương lực
2.1. Mục đích
+ Chăm sóc vệ sinh cơ thể
+ Giải quyết trạng thái kích động hoặc bất động của người bệnh

+ Hạn chế những hành vi có hại của người bệnh
+ Chăm sóc các vết thương do kích động gây ra
+ Cho người bệnh ăn uống đầy đủ năng lượng, tránh tình trạng mất
nước , suy dinh dưỡng
+ Cho người bệnh uống và tiêm thuốc đầy đủ theo y lệnh
+ Phát hiện các triệu chứng loạn thần để giúp cho chẩn đoán và điều trị
5


+ Tổ chức sinh hoạt giải trí cho người bệnh khi tình trạng bệnh ổn định
2.2. Chuẩn bị
+ Nơi chăm sóc tại phịng bệnh
+ Dụng cụ đầy đủ : máy đo huyết áp, nhiệt kế, bơm tiêm, thông dạ
dày , bông, băng, cồn, gạc… dây cố định
+ Thuốc an thần kinh, bình thần, sinh tố, dịch chuyền
+ Thức ăn lỏng để cho ăn qua thơng dạ dày
+ Phịng riêng cho người bệnh kích động ( xem bài chăm sóc người
bệnh kích động )
2.3. Kỹ thuật chăm sóc
+ Tiếp xúc với người bệnh , nếu người bệnh có triệu chứng Páp lốp có
khi ta hỏi to người bệnh khơng trả lời, nhưng khi hỏi thầm thì người bệnh
trả lời
+ Đo mạch, nhiệt, huyết áp, lấy bệnh phẩm để xét nghiệm theo chỉ
định của bác sĩ.
+ Cho người bệnh uống và tiêm thuốc theo y lệnh
+ Chăm sóc người bệnh kích động
+ Cho người bệnh ăn , nếu người bệnh không chịu ăn thì ta cho người
bệnh ăn qua thơng dạ dày, chế độ ăn phải đảm bảo đầy đủ năng lượng và
chất dinh dưỡng, nếu người bệnh có triệu chứng Páp lốp thì để thức ăn vào
phịng người bệnh rồi khi ta bỏ đi thì người bệnh tự lấy ăn.

+ Vệ sinh cơ thể cho người bệnh
+ Chuẩn bị cho người bệnh sốc điện nếu có chỉ định
+ Khi người bệnh ổn định phải tổ chức sinh hoạt lao động, vui chơi
giải trí cho người bệnh để phục hồi chức năng cho người bệnh
2.4. Ghi chép
6


+ Ghi vào hồ sơ : Mạch, nhiệt, huyết áp, ghi chú đầy đủ và chi tiết
các biểu hiện của người bệnh trong suốt quá trình điều trị
+ Ghi chép đầy đủ các tác dụng phụ do thuốc hướng thần gây ra
+ Ghi chép đầy đủ diễn biến của người bệnh trước và sau khi chống
điện
2.5. Dặn dị hướng dẫn
+ Sau khi người bệnh ra khỏi trạng thái căng trương lực ta vẫn phải
hướng dẫn cho người bệnh uống thuốc đều theo đơn, tái khám đúng hẹn
+ Không dùng các chất kích thích như : rượu, bia, thuốc lá…
+ Sinh hoạt điều độ tránh hoàn cảnh căng thẳng, lo âu
+ Hướng dẫn người bệnh tái phục hồi chức năng hòa nhập tại cộng
đồng .
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Đại cương về căng trương lực và các trạng thái căng trương lực điển
hình ?
2. Triệu chứng của kích động căng trương lực và bất động căng trương
lực ?
3. Chăm sóc người bệnh căng trương lực ?
›&›

7



CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TỰ SÁT
Mục tiêu học tập :
1. Trình bày được dịch tể, nguyên nhân, phân loại , hướng xử trí của
tự sát
2. Vận dụng các kiến thức áp dụng vào chăm sóc người bệnh tự sát
1. Đại cương
- Tự sát là một cái chết tự nguyện do chính mình gây ra hay nói một
cách khác , là một hành động tự đem lại cái chết cho bản thân.
- Mưu toan tự sát là một hành động có mục đích dẫn tới cái chết cho
chính bản thân như sử dụng thuốc quá liều hay tự gây ra các vết thương
nguy hiểm đến tính mạng. Trong khi những ý tưởng tự sát cho thấy người
đó muốn kết thúc cuộc đời của mình, thường được biểu lộ qua lời nói hoặc
thư từ, hay gặp ở thanh thiếu niên.
- Đe doạ tự sát là một thái độ đe doạ thực hiện mưu toan tự sát trong
một thời gian gần nhất, đây được coi như một lời báo động hoặc một tín
hiệu đối với người xung quanh.
- Tự sát thành công khi đưa đến cái chết không hồi phục
Tự sát là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Ở độ tuổi thanh thiếu niên, theo thống kê 90% trường hợp tự sát đều có
rối loạn tâm thần.
Tự sát cịn có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, tỷ lệ tự sát gia
tăng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế , tùy theo tác động của tín ngưỡng,
văn hóa, tỷ lệ tự sát cao ở người độc thân….
Các con số thống kê cho thấy :
+ Pháp 0,2% dân số
+ Hungary 0,4% dân số
8



+ Đức, Thụy sĩ, Áo, Đan Mạch 0,3% dân số
+ Nhật, Bỉ 0,15%-0,2% dân số
2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân khác nhau, các nguyên nhân thường gặp:
2.1.Tự sát do phản ứng
Do người bệnh phản ứng lại những sang chấn tâm lý làm cho bản
người đó thất vọng, đau khổ quá mức, nhất là những người bệnh có nhân
cách kịch tính khơng chịu đựng được bất toại , có người tự sát để tỏ lòng
chung thủy hoặc để chứng minh là mình vơ tội do bị nghi can…
2.2.Tự sát do trầm cảm nặng
Thường gặp trong các bệnh loạn thần hưng trầm cảm , loạn thần phản
ứng , rối loạn phân liệt cảm xúc…
2.3.Tự sát do hoang tưởng, ảo giác chi phối
Do người bệnh có hoang tưởng tự buộc tội , hoang tưởng tự ti, ảo
thanh ra lệnh bắt bệnh nhân tự sát.
2.4. Do đe dọa tự sát
Có nhiều trường hợp ban đầu người bệnh chỉ đe dọa tự sát nhưng về
sau dẫn đến hành vi tự sát thực sự .
2.5. Do bệnh cơ thể nặng
Thường gặp ở những người bệnh mắc các bệnh mạn tính như đái tháo
đường , bại liệt, ung thư, AIDS, ( đặc biệt người bệnh nhiễm HIVcó tỷ lệ tự
sát 60 lần cao hơn người bình thường ), ngồi ra cịn rất hay gặp ở những
người nghiện rượu.
3. Các hình thức tự sát
3.1. Các hình thức tự sát thông thường

9


Nước ta là nước nông nghiệp, 80% dân số là nơng dân vì vậy hình thức

toan tự sát thơng thường nhất là tự độc bằng các thuốc bảo vệ thực vật , còn
gọi là thuốc trừ sâu hay thuốc rầy là những thuốc có gốc phốt pho hữu cơ ,
tiếp theo là do uống quá liều có chủ ý các loại thuốc an thần , chống trầm
cảm , thuốc sốt rét…
Các hình thức thơng thường khác là nhảy sơng, thắt cổ , tự thiêu ,
nhảy lầu…tự sát bằng hỏa khí : súng
3.2. Các hình thức tương đương với tự sát
Khơng chịu ăn uống, nghiện độc chất nặng, từ chối sự chăm sóc của
những người bệnh mắc bệnh mạn tính, các rối loạn hành vi nặng như phóng
nhanh vượt ẩu, đua xe máy gây tai nạn …
Các rối loạn tâm lý quá mức cũng có thể gây ra những hành vi tự hủy
hoại cơ thể .
3.3. Đặc điểm lâm sàng : Chia 3 loại
3.3.1. Xung động tự sát
Hành vi toan tự sát xuất hiện đột ngột như nhảy lầu, treo cổ, cắn lưỡi,
lao đầu, vào ơ tơ tàu hỏa..
Hình thức toan tự sát này thường gặp trong những trường hợp trầm
cảm khi mới điều trị, ngồi ra cịn gặp ở những người bệnh tâm thần phân
liệt, loạn thần hưng trầm cảm hoặc do hoang tưởng, ảo giác chi phối , nếu
người bệnh toan tự sát do lú lẫn thì phải tìm căn nguyên thực thể.
3.3.2.Tự sát có chủ ý
Đây là hành vi tự sát khó phát hiện nhất , người bệnh chuẩn bị việc tự
sát của mình một cách cẩn thận đầy đủ mọi chi tiết để đạt được kết quả , ví
dụ : Sau khi viết di chúc, giải quyết mọi cơng việc cịn lại rồi tự sát bằng
cách mở khí đốt trong phịng đóng kín cửa …, những người bệnh này
10


thường cho rằng cái chết là biện pháp cuối cùng và tốt nhất để chấm dứt sự
đau khổ của mình,

Thường gặp ở những người bệnh suy luận bệnh lý, loạn thần cấp.
3.3.3.Tự sát do dự
Người bệnh toan tự sát với hành vi nữa chừng như kêu cứu hoặc báo
trước cho thầy thuốc , loại tự sát này thường gặp ở những người cảm xúc
không ổn định , giàu cảm xúc , lo âu do thất vọng, nhân cách bệnh…vv
4. Phương pháp xử trí
4.1. Phương pháp theo dõi người bệnh toan tự sát
- Phát hiện sớm ý tưởng và hành vi tự sát của người bệnh là điều
quan trọng nhất
- Khi phát hiện người bệnh có ý tưởng toan tự sát thì tốt nhất cho
người bệnh nhập viện và chăm sóc hộ lý I , đặt người bệnh dưới sự giám sát
của nhân viên y tế và thân nhân người bệnh
- Phịng bệnh phải thống , dễ quan sát
- Loại trừ các đồ vật có nguy cơ dùng để tự sát như dao vật nhọn…
- Không nên cho người bệnh nằm phịng riêng
- Giải thích rõ nguy cơ tự sát cho người nhà của người bệnh và hỗ trợ
trong công tác giám sát ngăn ngừa ý tưởng tự sát
4.2. Liệu pháp tâm lý
- Liệu pháp tâm lý là một phương pháp quan trọng cần thiết cho tất cả
người bệnh có ý tưởng toan tự sát . Nó trở nên quan trọng trong những
trường hợp tự sát do căn nguyên tâm lý , do phản ứng
- Liệu pháp tâm lý thường dùng là liệu pháp tâm lý cá nhân

11


- Thầy thuốc phải có thái độ cảm thơng , động viên, nâng đỡ, giải
thích hợp lý nhằm giúp người bệnh thoát khỏi bế tắc , giúp cho người bệnh
một giải pháp trong tương lai .
4.3. Liệu pháp hóa dược

- Tùy theo ngun nhân có hướng điều trị thích hợp
+ Tự sát do trầm cảm : dùng thuốc chống trầm cảm , tuy nhiên tác
dụng của thuốc chống trầm cảm để làm tăng khí sắc chậm nên vẫn theo dõi
sát người bệnh , đề phòng người bệnh dấu thuốc để thực hiện hành vi tự sát
+ Tự sát do hoang tưởng ảo giác chi phối : dùng thuốc chống loạn
thần
4.4. Chống điện
Là phương pháp điều trị có hiệu quả , tác dụng nhanh cho tất cả các
trường hợp người bệnh có ý tưởng toan tự sát
5. Chăm sóc người bệnh có ý tưởng và hành vi tự sát
5.1. Mục đích
+ Phát hiện kịp thời ý tưởng và hành vi tự sát của người bệnh
+ Biết diễn biến tâm lý nhất là người bệnh trầm cảm , nằm viện lâu
ngày, vào viện nhiều lần, gia đình khơng đến thăm, bi quan chán nản về
bệnh tật.
+ Biết diễn biến tâm lý bệnh lý như : Ảo thanh bảo người bệnh phải
chết, hoang tưởng bị tội lỗi, bị áp đặt.
+ Phòng ngừa tâm lý phản ứng bất thường dẫn đến hành vi tự sát
+ Ngăn chặn hành vi xung động đột ngột
+ Phòng ngừa ý tưởng tự sát và hành vi tự sát thực sự.
5.2. Chuẩn bị
+ Nơi thực hiện: Tại phòng cấp cứu hoặc gần vị trí tự sát
12


+ Dụng cụ : Ống nghe, huyết áp, nhiệt độ kế, bông, băng, gạc, panh
kéo
+ Thuốc Vitamin B1 ống, Vitamine C ống , Heptamyl ống , dịch
truyền Adrenaline, Noradrenaline
+ Máy hổ trợ thở oxy

5.3. Các bước tiến hành
5.3.1. Người bệnh có ý tưởng tự sát
+ Thường xuyên gần gủi tiếp xúc với người bệnh
+ Làm tốt công tác tâm lý về giải thích, khuyên giải, động viên người
bệnh yên tâm chữa bệnh , tin tưởng điều trị , tạo môi trường điều trị tốt ,
loại bỏ những ý nghĩ xấu như không muốn sống , muốn chết cho xong hoặc
những biểu hiện lệch lạc về bệnh tật
+ Loại bỏ những vật dùng nguy hại đến tính mạng người bệnh ( dao
kéo, dây, vật nhọn)
+ Thường xuyên theo dõi giám sát người bệnh nhất là khi giao trực ,
lúc giao thời và đêm khuya
+ Phải đi tua kiểm tra 15 phút/ 1 lần
+ Thông báo cho mọi nhân viên trong khoa về diễn biến của người
bệnh
+ Báo cáo bác sĩ để kịp thời xử trí
5.3.2. Người bệnh có hành vi tự sát
+ Nhanh chóng loại trừ yếu tố gây tự sát : Cắt nới dây thắt cổ, cắt
nguồn điện đưa lên bờ, cầm máu, gây nơn…
+ Thực hiện các qui trình cấp cứu : Hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo,
xoa bóp tim…

13


+ Báo cáo bác sĩ để xử trí thuốc như adrenaline, Noradrenaline, tiêm
truyền
+ Sử dụng máy hổ trợ thở
+ Nếu ngồi khả năng chun mơn phải báo cáo bác sĩ để chuyển
tuyến chuyên khoa
5.4. Ghi chép

+ Các diễn biến bất thường đã xãy ra
+ Trạng thái tâm lý, tâm thần đặc biệt
+ Các dấu hiệu sinh tồn : mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở
5.5. Dặn dò hướng dẫn
+ Người bệnh
- Uống thuốc đều theo đơn, tin vào bác sĩ điều trị
- Không uống rượu, bia, nước chè đặc, các chất kích thích khác
+ Gia đình
- Thường xun động viên người bệnh
- Theo dõi sát và đề phòng hành vi tự sát
- Quản lý thuốc chặt chẽ và bảo quản thuốc nơi khơ ráo
- Tạo mơi trường gia đình và xã hội hài hòa tránh gây sang chấn tâm lý
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Đại cương về tự sát ?
2. Nguyên nhân và các hình thức tự sát
3. Chăm sóc người bệnh có ý tưởng và hành vi tự sát
›&›

14


CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH KÍCH ĐỘNG
Mục tiêu học tập :
1. Trình bày được đại cương các loại kích động
2. Vận dụng kiến thức vào chăm sóc người bệnh kích động
1. Đại cương
Kích động là trạng thái hưng phấn tâm thần vận động quá mức, có liên
quan đến nhiều bệnh lý khác nhau, thường là khơng có mục đích và có tính
chất phá hoại gây ra những hành vi bạo lực nguy hiểm .
Kích động là một cấp cứu trong lâm sàng khoa tâm thần. Người ta

phân kích động ra làm hai loại :
1.1. Trạng thái kích động
Người bệnh kích động tương đối kéo dài do bệnh lý tâm thần gây ra
thường gặp trong các bệnh loạn thần nội phát như :
- Kích động hưng cảm : Tư duy, cảm xúc đều hưng phấn, vận động thì
kích động
- Kích động do các trạng thái hoang tưởng, ảogiác : do hoang tưởng,
ảo giác chi phối, cường độ kích động dao động theo mức độ trầm trọng của
hoang tưởng, ảo giác.
- Kích động do tâm thần phân liệt : tính chất xung động không lường
trước được thường do hoang tưởng chi phối .
- Kích động căng trương lực : đột ngột, vơ nghĩa, định hình, các động
tác cứ lập đi lập lại khơng nhằm mục đích nào cả .
Ngồi ra kích động cịn gặp trong các bệnh loạn thần thực thể hoặc do
nhiễm độc ( rượu ) người bệnh kích động trong trạng thái lú lẫn
1.2. Cơn kích động

15


Cơn ngắn hơn , có thể xuất hiện trên bất kỳ một nền tảng bệnh lý nào ,
ít liên quan đến quá trình nội phát mà chủ yếu do phản ứng tâm lý ta có thể
hiểu được nguyên nhân của kích động này .
Cơn kích động thường xuất hiện ở những người dễ bị kích thích,
khơng làm chủ được bản thân như do sa sút trí tuệ , chậm phát triển tâm
thần, do động kinh.
Cơn kích động thường xuất hiện dưới dạng kích động giận dữ, kích
động lo âu, cơn rối loạn phân ly, cơn tăng thở…
1.3. Các biến đổi cơ thể của người bệnh kích động
Người bệnh kích động thường ăn uống ít, mất ngủ, tăng hoạt động, tiêu

hao nhiều năng lượng , lạm dụng độc chất như uống nhiều rượu, hút thuốc
lá nhiều … có hành vi tấn cơng, hành hung người khác thậm chí giết người ,
tăng tiết mồ hôi, mạch nhanh, tăng huyết áp, thở nhanh, tiểu nhiều, tăng
trương lực cơ, đau đầu
2. Chăm sóc người bệnh kích động
2.1. Mục đích
+ Giải quyết nguyên nhân gây kích động
+ Giảm kích động, giảm lo âu làm cho người bệnh bớt giận dữ, cảm
thấy an tồn
+ Phịng ngừa người bệnh tự gây tổn thương cho bản thân hoặc cho
người xung quanh, ngăn chặn hành vi phá hoại của gia đình và xã hội
+ Chăm sóc về mặt cơ thể
+ Phát hiện sớm các biểu hiện của cơn kích động như lúc người bệnh
bắt đầu nói nhiều, chửi bới, tăng hoạt động
+ Tổ chức sinh hoạt trong phòng để người bệnh , giải tỏa những hành
vi xung động
16


+ Phát hiện các triệu chứng loạn thần để giúp cho chẩn đoán và điều trị
2.2. Chuẩn bị
+ Nơi chăm sóc người bệnh : nên cho người bệnh vào phịng riêng để
tránh những kích thích từ mơi trường bên ngồi, trong phịng của người
bệnh tuyệt đối khơng để vật gì mà người bệnh có thể dùng làm vũ khí, nếu
người bệnh quá kích động gây nguy hiểm cho người xung quanh thì ta
dùng áp lực để cố định người bệnh tại giường để xử trí bằng thuốc
+ Dụng cụ : Ống nghe, máy đo huyết áp, bông, băng, cồn gạc… dây cố
định to bản.
+ Thuốc an thần kinh ( Haloperidol, Aminazine ) thuốc bình thần
( Seduxen)

+ Thuốc trợ tim mạch, chống dị ứng
2.3. Kỹ thuật chăm sóc
Tìm hiểu ngun nhân kích động để có cách điều dưỡng thích hợp
2.3.1 . Nếu do tâm lý
+ Dùng tâm lý liệu pháp như : trấn an, giải thích, thuyết phục người
bệnh , cởi trói… người điều dưỡng phải ln lắng nghe để hiểu được hoàn
cảnh tâm lý người bệnh .
+ Khi tiếp xúc với người bệnh điều dưỡng phải nhiệt tình thơng cảm
lắng nghe động viên người bệnh để họ nói ra những ý nghĩ của mình và ta
có thể tìm hiểu được nguyên nhân kích động.
+ Giải thích những tác hại do hành vi kích động do người bệnh gây ra
+ Yêu cầu người bệnh tự đánh giá những thiệt hại nầy nếu người bệnh
nhận thức được thì phải khen thưởng
+ Yêu cầu người bệnh thơng báo cho mình biết khi sắp lên cơn kích
động
17


+ Phải giải thích cho người bệnh biết cách thức điều trị của khoa
phịng
+ Tránh khơng được kết tội người bệnh về những hành vi mà họ đã
thực hiện trong cơn kích động
+ Hướng dẫn người bệnh những phương pháp tự kìm chế kích động
như thư dãn..
+ Nếu người bệnh đang chửi bới một người nào đó thì bảo họ tránh xa
người bệnh để khỏi kích thích người bệnh chửi tiếp
+ Để tìm hiểu xu hướng kích động của người bệnh ta phải hỏi người
nhà về những phản ứng của họ trong những tình huống bất toại.
2.3.2. Nếu do các trạng thái tâm thần gây ra
+ Như do hoang tưởng, ảo giác chi phối thì phải cố định người bệnh ,

cần nhiều người khống chế đưa người bệnh vào phòng cách ly , cố định tại
giường nếu cần .
+ Khi đưa người bệnh đi ta luôn quan sát người bệnh , cố định bằng
cách trói hai cổ tay và hai cổ chân vào thanh giường nếu người bệnh quá
kích động thì cố định ln cả hai bả vai.
+ Xử trí thì phải nhanh gọn nhưng khơng được gây tổn hại đến người
bệnh .
+ Điều dưỡng phải theo dõi sát người bệnh về mặt cơ thể cũng như
tâm thần để đề phòng những tai biến do thuốc an thần kinh gây ra, hoặc
những hành vi nguy hiểm của người bệnh . Do đó trong phịng tuyệt đối
khơng để vật gì mà người bệnh có thể dùng làm vũ khí, lưu ý là không cố
định người bệnh quá 24 giờ phải theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp hằng ngày
nếu có thể được.

18


+ Nói chung trong các trường hợp người bệnh kích động do không ăn
uống tiêu hao nhiều năng lượng, cơ thể suy kiệt nên phải cho người bệnh
ăn uống đầy đủ , chống nhiễm trùng các vết thương người bệnh tự gây ra
+ Lưu ý là ta nên quan sát mắt của người bệnh vì thường khi người
bệnh tấn cơng vào chỗ nào thì mắt thường hướng về phía đó.
2.4. Ghi chép
Điều dưỡng phải ghi chép đầy đủ mạch, nhiệt, huyết áp , các triệu
chứng quan sát được sự diễn tiến của các triệu chứng cũng như trạng thái
tâm thần của người bệnh một cách đầy đủ chi tiết vào phiếu theo dõi người
bệnh.
2.5. Dặn dị hướng dẫn
Phải ln tiếp xúc với người bệnh , khi người bệnh bớt kích động phải
hướng dẫn người bệnh chấp hành tốt chế độ điều trị , uống thuốc đầy đủ, ăn

ngủ đúng giờ , tránh dùng những chất kích thích như rượu, bia, cà phê …..
giải thích cho gia đình cách thức chăm sóc người bệnh sau khi ra viện ,
uống thuốc đầy đủ theo đơn.
CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Các trạng thái kích động ?
2. Các biến đổi cơ thể trên người bệnh kích động ?
4. Chăm sóc người bệnh kích động
›&›

19


CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRẦM CẢM
Mục tiêu học tập :
1. Trình bày được dịch tể, đặc điểm lâm sàng, phân loại , hướng điều
trị trầm cảm
2. Vận dụng kiến thức vào chăm sóc người bệnh trầm cảm
1. Dịch tể học
- Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn có tỷ lệ cao trong
nhân dân các nước trên thế giới.
- Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, 5% dân số thế giới có rối
loạn trầm cảm . Các nghiên cứu dịch tể lâm sàng riêng của nhiều nước còn
cao hơn :
Pháp

Trong một năm

Trong cả đời

Nam


:

3,4%

10,7%

Nữ

:

6,0%

22,4% ( Theo Levine và
Sellouch 1993 )
17,1% ( Theo Kesoler và cộng sự

Mỹ

10,3%

1994 )
2. Các triệu chứng lâm sàng và phân loại trầm cảm
2.1.Theo ICD-10 (Bảng phân loại quốc tế 1992 )
Các triệu chứng của một giai đoạn trầm cảm
+ 3 triệu chứng cơ bản
- Khí sắc trầm
- Mất mọi quan tâm thích thú
- Tăng mệt mỏi, giảm hoạt động
+ 8 triệu chứng phổ biến khác

- Giảm tập trung chú ý

20


- Giảm tự trọng tự tin
- Ý tưởng bị tội
- Bi quan về tương lai
- Ý tưởng và hành vi tự sát
- Rối loạn giấc ngủ
- Ăn mất ngon, sút cân
- Giảm sút tình dục
2.2. Phân loại
2.2.1. Theo mức độ và số lượng các triệu chứng
+ Giai đoạn trầm cảm nhẹ
+ Giai đoạn trầm cảm vừa
+ Giai đoạn trầm cảm nặng
2.2.2.Theo phương thức tiến triển của trầm cảm
+ Rối loạn trầm cảm lưỡng cực ( hiện tại giai đoạn trầm cảm )
+ Rối loạn trầm cảm tái diễn
+ Rối loạn khí sắc dai dẳng
2.2.3.Theo nguyên nhân
+ Trầm cảm căn nguyên cơ thể
-Trầm cảm thực tổn ( do các bệnh có tổn thương ở não )
-Trầm cảm triệu chứng ( do các bệnh cơ thể ngoài não )
+ Trầm cảm nội sinh
-Trầm cảm phân liệt cảm xúc
-Trầm cảm lưỡng cực
-Trầm cảm đơn cực
-Trầm cảm thoái triển

+ Trầm cảm tâm sinh
21


- Trầm cảm tâm căn
- Trầm cảm suy kiệt
- Trầm cảm phản ứng
2.2.4. Trầm cảm điển hình và khơng điển hình
- Các thể trầm cảm điển hình
Trầm cảm là một tình trạng bệnh gây nên gồm 5 nhóm triệu chứng :
+ 2 nhóm triệu chứng cơ bản
* Khí sắc trầm ( buồn bệnh lý )
* Trạng thái ức chế tâm lý- vận động
+ 3 nhóm triệu chứng kết hợp
* Lo âu
* Biến đổi tính cách
* Các triệu chứng cơ thể
- Trầm cảm ẩn ( khơng điển hình )
+ Một thể rối loạn trầm cảm trong đó các triệu chứng cơ thể chiếm vị
trí hàng đầu và các triệu chứng tâm thần rút lui về phía sau.
+ Thường gặp là những dấu hiệu khơng điển hình, cố định và kéo dài
nhức đầu, đau xung quanh mặt ( đau lưỡi, đau răng ) đau lưng.
+ Ta có thể chẩn đốn bệnh do :
- Khơng có ngun nhân thực thể
- Thấy rõ các dấu hiệu trầm cảm đặc biệt ( sự rầu rĩ, dễ bị kích thích ,
mất hứng thú, trì trệ ) các dấu hiệu này thường ít được lưu ý tới và cũng
thường hay bị bỏ qua hoặc có thể được xem như thuộc một bệnh về thân
thể , chỉ phát hiện với sự khám xét kỹ lưỡng mới phát hiện được .
+ Sự mất cân bằng giữa các chứng đau nhức được lưu ý và quan trọng
về kém khả năng hoạt động

22


+ Sự tiến triển từng thời kỳ những rối loạn qua đó những cơn này xen
lẫn vào những cơn điển hình .
+ Sự hiện hữu về tiền sử gia đình
+ Sự vô hiệu của điều trị theo triệu chứng và hiệu quả của thuốc chống
trầm cảm
3. Các nguyên tắc hướng dẫn điều trị
3.1. Chuyển người bệnh
Tùy theo mức độ trầm trọng các triệu chứng cơ thể do người bệnh nêu
ra không phù hợp với thăm khám lâm sàng và xét nghiệm khách quan:
+ Điều trị nội khoa dai dẳng nhưng không kết quả
+ Chưa khám chuyên khoa tâm thần lần nào
+ Người bệnh cho mình khơng có rối loạn tâm thần
3.2. Đã có hướng chẩn đốn theo ngun nhân
Đối với trầm cảm thực tổn và triệu chứng : Chủ yếu điều trị các bệnh
thần kinh và nội khoa đã gây ra trầm cảm , kết hợp điều trị các triệu chứng
trầm cảm bằng các thuốc chống trầm cảm, giải lo âu.
3. 3. Trầm cảm nội sinh
Chủ yếu điều trị thuốc chống trầm cảm phù hợp với triệu chứng cơ
bản , liều lượng tương xứng với mức độ trầm trọng , thời gian lâu dài.
3.4.Trầm cảm tâm sinh
Chủ yếu điều trị bằng liệu pháp tâm lý thích hợp kết hợp các thuốc
chống trầm cảm .
3.5. Chưa có hướng chẩn đốn ngun nhân
Điều trị theo các biểu hiện lâm sàng , chủ yếu bằng các thuốc chống
trầm cảm
4. Chăm sóc người bệnh trầm cảm
23



4.1. Chăm sóc chung
4.1.1. Mục đích
- Làm cho người bệnh hết buồn phiền, lo âu, căng thẳng, nhanh chóng
trở lại khí sắc bình thường.
- Từng bước đưa người bệnh tham gia các hình thức hoạt động hịa
nhập với cộng đồng, lao động, sinh hoạt, vui chơi giải trí.
- Đề phịng ý tưởng, hành vi tự sát.
4.1.2. Chuẩn bị
- Buồng bệnh sạch sẽ thoáng mát, màu sắc êm dịu, dễ quan sát.
- Thuốc cấp cứu, máy hổ trợ oxy, máy sốc điện.
- Y tá, điều dưỡng : được trang bị kỹ năng tâm lý tiếp xúc, hiểu biết xã
hội và phải tận tụy với người bệnh.
4.1.3. Các bước tiến hành
4.1.3.1.Người bệnh trầm cảm nhẹ và vừa
- Y tá, điều dưỡng thường xuyên gần gũi, tiếp xúc với người bệnh.
- Điều dưỡng viên thực hiện tốt cơng tác tâm lý, giải thích, khuyên
giải, động viên người bệnh yên tâm chữa bệnh, tin tưởng vào điều trị, tạo
môi trường tâm lý xã hội lành mạnh.
- Tăng cường vui chơi giải trí cho người bệnh để loại bỏ những ý nghĩ
xấu, không muốn sống, những hiểu biết lệch lạc về bệnh tật.
- Y tá, điều dưỡng thường xuyên động viên người bệnh tham gia lao
động liệu pháp và các hoạt động liệu pháp khác.
- Tìm hiểu tâm lý người bệnh, biết nguyên nhân trầm cảm.
- Sắp xếp người bệnh trầm cảm vào buồng bệnh cùng với người bệnh
ổn định để theo dõi.
4.1.3.2. Người bệnh trầm cảm nặng có ý tưởng và hành vi tự sát
24



- Y tá, điều dưỡng làm tâm lý như các phần việc trên.
- Loại bỏ vật dụng nguy hại đến tính mạng ( dao, kéo, dây, vật nhọn...)
- Đảm bảo chế độ dimh dưỡng, vệ sinh thân thể người bệnh.
- Thường xuyên theo dõi giám sát người bệnh khi giao trực, lúc giao
thời và đêm khuya, đặt biệt giai đoạn người bệnh tỉnh táo đủ sức khoẻ để
thực hiện ý tưởng tự sát.
- Phải đi tua kiểm tra 15 phút/ lần.
- Thơng báo cho nhân viên trong tồn khoa về diễn biến của người
bệnh để cùng phối hợp
- Trường hợp người bệnh có loạn thần như : ảo giác hoang tưởng, phải
báo cáo cho bác sỹ để kịp thời xử trí.
- Nếu người bệnh phải dùng liệu pháp sốc điện, y tá điều dưỡng phải
chăm sóc theo mục làm sốc điện.
4.1.4. Đánh giá , ghi hồ sơ và báo cáo
- Các dấu hiệu sinh tồn : mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
- Tình trạng chung, cân nặng.
- Mức độ ăn uống của người bệnh.
- Trạng thái tâm lý tâm thần đặc biệt.
- Các diễn biến bất thường đã xãy ra.
4.1.5. Hướng dẫn người bệnh và gia đình
* Người bệnh :
- Uống thuốc đều theo đơn đề phòng tái phát.
- Tin tưởng bác sỹ điều trị.
- Kiêng nước chè, rượu, cà phê và các chất kích thích.
* Gia đình:
- Thường xuyên động viên người bệnh.
25



×