Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHẠM THỊ MỸ HẠNH

PHẠM THỊ MỸ HẠNH
LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI VỀ TINH THẦN
DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
KHĨA 31

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ MỸ HẠNH
BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI VỀ TINH THẦN
DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 8380103

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


PGS.TS ĐỖ VĂN ĐẠI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi
phạm hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đỗ Văn Đại,
đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu
tham khảo. Tơi xin chịu hồn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả

Phạm Thị Mỹ Hạnh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ đƣợc viết tắt

BLDS

Bộ luật Dân sự

BTTH

Bồi thường thiệt hại

CISG


Công ước Vienna về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980

Nghị quyết số

Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán

03/2006/NQ-HĐTP

Tòa án nhân dân tối cao ngày 08/7/2006 hướng dẫn áp
dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng

No.

Number

PECL

Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng châu Âu

PICC

Bộ nguyên tắc Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế

TAND

Tòa án nhân dân

Thành phố


TP.

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

Vol.

Volume


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..............................................................................3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ......................................................7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................9
6. Dự kiến điểm mới của đề tài ...........................................................................10
7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................10
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI VỀ
TINH THẦN DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG............................................................12
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng 12
1.2. Chấp nhận trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần do vi phạm
hợp đồng ...............................................................................................................20
1.3. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần do vi
phạm hợp đồng.....................................................................................................27
1.4. Mức bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng ...................40
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................44

CHƢƠNG 2. MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI VỀ
TINH THẦN DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG............................................................45
2.1. Chứng minh thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng .........................45
2.2. Các trƣờng hợp thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng đƣợc bồi
thƣờng ...................................................................................................................48
2.3. Hình thức bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng .........57
2.4. Mức bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng ...................59
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................65
KẾT LUẬN ..............................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................1
PHỤ LỤC ...................................................................................................................1


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chế định pháp lý về hợp đồng đã tồn tại từ lâu trong pháp luật của mỗi quốc
gia (ví dụ: Bộ luật La Mã1, Bộ luật Hammurabi2). Trong quá trình thực hiện hợp
đồng, khơng ít các trường hợp khơng thực hiện, thực hiện không đúng, thực hiện
không đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận. Theo đó, hợp đồng bị vi phạm tùy mức độ
khác nhau sẽ dẫn đến những thiệt hại vật chất hoặc tinh thần. Một cách hiển nhiên
rằng, khi hợp đồng bị vi phạm, các bên trong hợp đồng, thậm chí là bên thứ ba đều
mong muốn quyền và lợi ích hợp pháp của mình được bảo vệ.
Về mặt pháp lý, khoản 1 và khoản 3 Điều 361 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm
2015 quy định rằng “thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và
thiệt hại về tinh thần”, trong đó, thiệt hại về tinh thần phát sinh từ những tổn thất về
“tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của
một chủ thể”. Trước đây, BLDS năm 2005 cũng đã có quy định về “trách nhiệm bồi

thường bù đắp tổn thất về tinh thần” liên quan đến trách nhiệm dân sự tại Điều 307.
Tuy nhiên, phạm vi xác định những tổn thất tinh thần để làm căn cứ cho việc bồi
thường thiệt hại (BTTH) lại bị giới hạn đối với “tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín” (khoản 3 Điều 307 BLDS năm 2005). Có thể nhận định rằng, phạm vi
để xác định thiệt hại về tinh thần trong BLDS năm 2015 đã mở rộng hơn so với
BLDS năm 2005. Bởi vì các tổn thất về “tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,
uy tín” rất hạn chế để áp dụng xác định trách nhiệm BTTH về tinh thần trong lĩnh
vực hợp đồng.
Về mặt thực tiễn, với sự phát triển của kinh tế, xã hội, nhu cầu về tinh thần của
con người ngày càng tăng, cụ thể hơn, đó có thể là các nhu cầu về việc cải thiện
hình thể, chăm sóc sức khỏe, nhu cầu về sự thư giãn, giải tỏa căng thẳng,… Cũng vì
thế, có rất nhiều hợp đồng liên quan đến các lĩnh vực này được giao kết. Tuy nhiên,
rủi ro, vi phạm hợp đồng là vấn đề không thể tránh khỏi. Các quy định của pháp luật
đối với vấn đề liên quan đến BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng và thực tiễn
thực thi các quy định này trên thực tế còn chưa đa dạng, chưa phổ biến.

1

Nguyễn Ngọc Đào (1994), Luật La Mã, Nxb. Đại học Tổng hợp Hà Nội, tr. 87 - 158.
World Civilization, “Hammurabi’s Code”, Lumen Learning, truy cập ngày 25/11/2020.
2


2

Bên cạnh đó, pháp luật hợp đồng Việt Nam vẫn còn một số bất cập liên quan
đến BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng, cụ thể:
Một là, những bất cập liên quan đến các căn cứ và chứng minh thiệt hại về tinh
thần do vi phạm hợp đồng. Không phải bất kỳ loại hợp đồng nào khi bị vi phạm thì
bên vi phạm hợp đồng đều phải BTTH về tinh thần cho bên còn lại. Tuy nhiên, việc

chứng minh thiệt hại về tinh thần là hồn tồn khơng dễ dàng. Bởi vì thiệt hại về
tinh thần theo quy định tại khoản 3 Điều 361 BLDS năm 2015 cần có sự “xâm
phạm” đối với tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và lợi ích nhân thân
khác của chủ thể. Trong khi đó, có những trường hợp đau khổ về tinh thần khơng là
hệ quả của tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, lợi ích nhân thân khác
bị xâm phạm. Hơn nữa, đối tượng hợp đồng rất đa dạng và chủ yếu là tài sản. Do
đó, quy định của pháp luật hiện hành sẽ tạo ra giới hạn về thiệt hại về tinh thần do
vi phạm hợp đồng.
Hai là, hình thức BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng về nguyên tắc tự
thỏa thuận. Tuy nhiên, Điều 419 BLDS năm 2015 (căn cứ gắn liền với BTTH về
tinh thần do vi phạm hợp đồng) chưa quy định phương thức BTTH về tinh thần
trong việc ưu tiên sự thỏa thuận của các bên, hay hình thức BTTH về tinh thần là
bằng tiền hay tài sản hay một hình thức khác.
Ba là, theo quy định tại khoản 3 Điều 419 BLDS năm 2015 “mức bồi thường
do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc”. Với quy định này, BLDS năm
2015 đã tạo ra một khúc mắc rằng có phải Tịa án có thể loại trừ sự thỏa thuận của
các bên về mức BTTH về tinh thần do hợp đồng bị vi phạm hay khơng? Bên cạnh
đó, câu hỏi cũng đặt ra rằng, có phải BLDS năm 2015 đã mở rộng thẩm quyền của
Tòa án về xác định mức BTTH về tinh thần hay không? Quy định tại khoản 3 Điều
419 BLDS năm 2015 một mặt tạo sự linh hoạt cho Tòa án trong việc xác định mức
BTTH về tinh thần, nhưng mặt khác lại tạo ra sự không thống nhất và gây ra sự khó
khăn khi Tịa án giải quyết vụ việc. Việc khơng quy định hạn mức, tiêu chí bồi
thường cũng có khả năng tạo ra sự lạm dụng và yêu cầu q mức từ phía đương sự.
Vì những lý do trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Bồi thường thiệt hại
về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam” cho luận văn
tốt nghiệp của mình. Luận văn khơng những đưa ra những vấn đề cơ bản mà còn
cập nhật nội dung, tham khảo pháp luật một số quốc gia trên thế giới, tìm ra những
bất cập, vướng mắc nhằm đề xuất một số kiến nghị phù hợp góp phần hồn thiện
quy định pháp luật dân sự Việt Nam về BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng.



3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
“Bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong pháp luật dân sự
Việt Nam” là một vấn đề đã được đặt ra từ giai đoạn ban hành và thực thi BLDS
năm 2005. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, tác giả nhận thấy rằng có rất ít
cơng trình nghiên cứu một cách cụ thể, chuyên biệt đối với chủ đề này. Để thực hiện
đề tài, tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu như sau:
- Thứ nhất, giáo trình, sách chuyên khảo
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Khoa Luật (2015), Giáo trình Pháp luật
kinh tế, Nguyễn Hợp Toàn, Nxb. Đại học kinh tế quốc dân: Đây là một trong những
tài liệu cơ bản về lĩnh vực dân sự và kinh doanh thương mại. Trong đó, tại phần
trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng dân sự, các tác giả đã đề cập, phân tích
đối với “trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần”. Giáo trình đã đưa ra các căn cứ
để xác định trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng chưa
phân tích chi tiết mà chỉ đề cập một cách khái quát đối với trường hợp liên quan đến
tổn thất tinh thần và trách nhiệm BTTH cho tổn thất này.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Hợp đồng
và Bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, Đỗ Văn Đại, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật
gia Việt Nam: Đây là một trong những tài liệu pháp lý cơ bản, tại phần trách nhiệm
dân sự do vi phạm nghĩa vụ, giáo trình đã khái qt hóa các điều luật liên quan đến
trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng về các đặc điểm, căn cứ nguyên tắc bồi
thường. Nhưng giáo trình chưa đề cập chuyên sâu đối với bồi thường về tinh thần
trong trường hợp có hành vi vi phạm hợp đồng, nhất là đối với việc chứng minh tổn
thất tinh thần và xác định mức bồi thường.
Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học bộ luật dân sự
năm 2015 của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Cơng an nhân dân:
Trong tài liệu này, hai tác giả đã bình luận Điều 361 và Điều 419 BLDS năm 2015
với nội dung liên quan đến thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần do vi phạm

hơp đồng. Theo đó, với Điều 361 BLDS năm 2015, hai tác giả đã nhận định rằng
“những tổn thất về tinh thần có thể là những tổn thất mà người bị thiệt hại phải
gánh chịu do sự đau đớn hoặc buồn rầu do tổn hại về sức khỏe hoặc do người thân
bị mất hoặc do các lợi ích nhân thân bị xâm hại”, “thiệt hại về tinh thần về ngun
tắc là khơng tính tốn được”. Ngồi ra, hai tác giả đã đưa ra căn cứ để xác định
“một khoản bù đắp” đối với thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khỏe, tính
mạng, danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm trên cơ sở khoản 2 Điều 590, 591, 592


4

BLDS năm 2015 liên quan đến trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Đối với Điều
419 BLDS năm 2015, hai tác giả cũng dựa trên quan điểm của BLDS để khẳng định
vai trò của Tòa án trong việc xác định mức bồi thường. Nhận thấy rằng, tài liệu này
đã bước đầu khẳng định căn cứ BTTH về tinh thần, tuy nhiên, dựa trên đó, việc xác
định căn cứ và mức bồi thường vẫn thuộc thẩm quyền của Tịa án mà “khơng dựa
trên những căn cứ mà bên bị thiệt hại đưa ra”. Nhìn chung, quan điểm của hai tác
giả về căn cứ BTTH về tinh thần và việc xác định mức bồi thường còn chưa thống
nhất và cụ thể giữa Điều 361 và Điều 419 BLDS năm 2015.
Đỗ Văn Đại (2013), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng
trong pháp luật Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia: Nội dung liên quan đến trách
nhiệm BTTH về tinh thần do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng đã
được tác giả đồng tình. Theo tác giả, “các quy định về xác định thiệt hại ngoài hợp
đồng cũng nên được khai thác nếu việc xâm phạm này xuất phát từ việc không thực
hiện đúng hợp đồng” bằng cách đưa ra các vụ án thực tế và so sánh với pháp luật
thương mại. Tuy nhiên, tài liệu chưa được tác giả phân tích về căn cứ chứng minh
tổn thất tinh thần và mức BTTH.
Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Dân sự
năm 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam: Tại phần xử lý việc thực hiện
không đúng hợp đồng, tác giả đã đề cập, phân tích, bình luận về tổn thất tinh thần

được bồi thường. Nhưng tài liệu chưa đề cập sâu về căn cứ xác định mức BTTH đối
tổn thất tinh thần do vi phạm hợp đồng mà chỉ dừng lại ở việc đánh giá vai trò của
Tòa án trong việc đánh giá và xác định mức bồi thường.
Đỗ Văn Đại (2018), Luật Hợp đồng Việt Nam (Tập 2) – Bản án và Bình Luận
án, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam: Về bồi thường tổn thất tinh thần do vi
phạm hợp đồng, tác giả đã dẫn chứng các sự việc cụ thể bằng các bản án và tham
khảo quy định của pháp luật nước ngoài, cụ thể là Pháp và Bộ Nguyên tắc châu Âu.
Đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng và có ý nghĩa trong việc thực hiện đề tài
dưới góc độ lý luận.
Lê Minh Hùng (2019), Sách tình huống – Pháp luật Hợp đồng và Bồi thường
thiệt hại về hợp đồng (Bình luận bản án), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam:
Tại Chương IV – Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ, tài liệu đã khẳng định
pháp luật dân sự về hợp đồng cũng cần phải “xác định thiệt hại về tinh thần do vi
phạm hợp đồng”; quyền của Tòa án trong việc giảm mức phạt vi phạm hợp đồng và
hạ mức BTTH theo Điều 7.4.13 Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại


5

quốc tế (PICC). Nhưng, tài liệu chưa đề cập cụ thể về căn cứ, trách nhiệm chứng
minh, mức bồi thường về tổn thất tinh thần do vi phạm hợp đồng.
- Thứ hai, Luận án, Luận văn, Khóa luận tốt nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học
Lê Thị Tuyết Hà (2016), Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương
mại ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội: Tác
giả làm rõ tổn thất tinh thần là thiệt hại được bồi thường theo quy định của BLDS
năm 2005, BLDS năm 2015, Công ước Vienna về mua bán hàng hóa quốc tế năm
1980 (CISG), riêng Luật Thương mại năm 2005 tại khoản 2 Điều 302 chỉ thừa nhận
thiệt hại là những “tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi
phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng”, do đó,
khơng bao gồm những tổn thất về tinh thần do vi phạm hợp đồng thương mại. Mặt

khác, cơng trình cũng đưa ra vấn đề về hình thức BTTH, theo nội dung nghiên cứu,
không nhất thiết là phải bằng tiền. Tác giả cũng đã có sự so sánh với pháp luật một
số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp,… và các văn bản pháp luật
quốc tế như CISG, Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng thương mại quốc tế bản
2010,…. Nhận thấy rằng, nội dung và các giải pháp pháp lý liên quan đến BTTH về
tinh thần do vi phạm hợp đồng của Luận án chủ yếu trong lĩnh vực thương mại. Tuy
nhiên, cơng trình đã làm rõ được mối quan hệ giữa trách nhiệm BTTH về tinh thần
do vi phạm hợp đồng và phạt vi phạm hợp đồng, cũng như trong mối quan hệ với sự
thiện chí. Đây sẽ là tiền đề tham khảo cho quá trình thực hiện Luận văn.
Võ Phan Ngọc Lan (2017), Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo
quy định của Bộ luật Dân sự”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh: Với cơng trình nghiên cứu này, tác giả tiếp cận trách
nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần dưới hai khía cạnh của pháp luật hợp đồng
và BTTH ngồi hợp đồng. Theo đó, tác giả đã đưa ra căn cứ phát sinh trách nhiệm
BTTH về tinh thần, đề xuất một số giải pháp nhằm xác định mức BTTH nhưng vẫn
còn mang tính khái quát mà chưa cụ thể, rõ ràng. Hơn nữa, cơng trình chưa có sự so
sánh, phân tích với pháp luật nước ngồi để có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm
từ các hệ thống pháp luật có ý nghĩa trong việc đưa ra các kiến nghị không chỉ phù
hợp với các quan hệ xã hội Việt Nam mà cịn phù hợp với các thơng lệ quốc tế
nhưng chủ yếu vẫn trong lĩnh vực ngoài hợp đồng.
Võ Thị Oanh (Trưởng nhóm), Phan Thị Trúc Phương, Lê Thị Thảo, Bạch
Thủy Tiên (2017), Bồi thường tổn thất tinh thần do vi phạm hợp đồng theo pháp
luật một số quốc gia trên thế giới – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Cơng trình


6

nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh: Đây là cơng trình riêng biệt nhất nghiên cứu về trách nhiệm BTTH về tinh
thần do vi phạm hợp đồng bằng cách chỉ ra căn cứ xác định, đề xuất phương pháp

chứng minh tổn thất tinh thần và xác định mức BTTH. Hơn nữa, các tác giả cũng
nghiên cứu pháp luật một số quốc gia trên thế giới như Pháp, Nhật Bản và phân tích
một số bản án trong và ngồi nước. Tuy nhiên, cơng trình vẫn chưa thật sự thuyết
phục khi nhận định “trong Thông luật (như ở Anh, Hoa Kỳ, Canada,…), theo
nguyên tắc chung, luật hợp đồng không cho phép bồi thường cho những đau khổ về
tinh thần hay những mất mát vơ hình khác với các lý do khơng có ngun tắc cụ thể
nào”. Trên thực tế, Tòa án Tối cao Louisiana của Hoa Kỳ đã cho rằng có thiệt hại
về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong vụ việc Meador v. Toyota of Jefferson, Inc.
bằng cách diễn giải Điều 1934 (3) BLDS. Ngoài ra, những giải pháp được các tác
giả đưa ra chủ yếu vẫn mang tính định tính mà chưa đi sâu vào việc xác định được
mức bồi thường và phương thức BTTH.
Phạm Thị Phương Thảo (Trưởng nhóm) Nguyễn Thị Thảo An, Nguyễn Thị
Bích Chi, Trần Thu Hằng, Trương Tiểu Yến (2017), Đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015”, Cơng trình nghiên cứu
khoa học sinh viên cấp trường, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Một
mặt, các tác giả cũng khẳng định trách nhiệm BTTH về tinh thần trong trường hợp
bên đơn phương chấm dứt hợp đồng có lỗi, gây ra thiệt hại, và tồn tại mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi và thiệt hại. Mặt khác, cơng trình chỉ đề cập đến loại tổn thất
này và trách nhiệm BTTH của tổn thất nhưng không nghiên cứu chuyên sâu. Và các
giải pháp pháp lý được các tác giả đưa ra chủ yếu vẫn tập trung vào căn cứ, hậu quả
vật chất (thiệt hại thực tế, phạt vi phạm hợp đồng) trong trường hợp đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự.
- Thứ ba, các bài báo, tạp chí chuyên ngành
Tareq Al-Tawil (2014), “Damages for Breach of Contract: Compensation,
Cost of Cure and Vindication”, Adelaide Law Review, Vol. 34: Trong bài viết, tác
giả đã đề cập quan điểm của Stephen A. Smith liên quan đến tổn thất vơ hình.
Theo đó, uy tín, danh dự, cảm xúc bị tổn thương hoặc bất kỳ sự đau khổ về tinh
thần khơng phải là những tổn thất vơ hình mà là những tổn thất hữu hình. Đối với
Smith, những tổn hại vơ hình được hiểu là sự phá vỡ quan hệ tin cậy trên thực tế
hoặc tiềm năng về lòng tin của các bên trong hợp đồng.



7

David Pearce, Roger Halson (2007), “Damages for breach of contract:
compensation, restitution, and vindication”, Oxford Journal of Legal Studies, ISSN
1464-3820: Hai tác giả đã đưa ra những vấn đề cơ bản liên quan đến thiệt hại do vi
phạm hợp đồng, đó là trách nhiệm về bồi thường, đền bù và chứng minh thiệt hại.
Đối với những tổn thất về tinh thần, bài viết được hai tác giả viện dẫn vụ việc
Farley v. Skinner. Theo đó, khơng phải bất cứ một hợp đồng nào bị vi phạm thì yêu
cầu BTTH về tinh thần của bị đơn cũng được chấp nhận, mà ở đây, cả thiệt hại thực
tế và thiệt hại về tinh thần cần phải được xem xét.
Shannon Kathleen O’Byrne (2005), “Damages for Mental Distress and Other
Intangible Loss in a Breach of Contract Action”, Dalhousie Law Journal: Trong bài
viết, tác giả đã đề cập những trường hợp được BTTH về tinh thần do vi phạm hợp
đồng và những trường hợp không được BTTH về tinh thần thông qua các vụ việc
trên thực tiễn. Tác giả nhận định nguyên tắc chung trong hợp đồng là không phải
trong mọi trường hợp nguyên đơn đều được hưởng các khoản BTTH về tinh thần
hay các thiệt hại vơ hình khác như sự khó chịu, buồn bã, thất vọng, lo lắng khi có
hành vi vi phạm. Theo tác giả, các trường hợp cho phép BTTH về tinh thần do vi
phạm hợp đồng bao gồm: BTTH khi hợp đồng là phi thương mại; BTTH nếu đó là
trường hợp thuộc một trong các ngoại lệ đã được đặt ra đối với nguyên tắc chung
của BTTH (nghỉ dưỡng, cưới hỏi, lao động, bảo hiểm, tài sản sang trọng (luxury
chattels), luật sư – khách hàng); BTTH dựa trên khả năng dự đốn đơn thuần.
Ngồi ra, cịn có các tài liệu trên các trang thơng tin, tạp chí điện tử về tổn thất
tinh thần và trách nhiệm BTTH về tổn thất tinh thần nhưng chủ yếu vẫn là trong
lĩnh vực kinh doanh, thương mại hoặc lĩnh vực BTTH ngoài hợp đồng. Hiện nay,
vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu chun sâu, phân tích và đánh giá một cách
tồn diện về “Bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong pháp
luật dân sự Việt Nam”.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mong muốn tìm hiểu một cách chuyên sâu, độc lập
và toàn diện đối với thiệt hại về tinh thần và các nội dung liên quan đến BTTH về
tinh thần do vi phạm hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam.
Ngồi phân tích những nội dung cơ bản về lý luận, tác giả cũng tìm hiểu thực
tiễn áp dụng, những hạn chế, khó khăn đối với trách nhiệm BTTH về tinh thần do vi
phạm hợp đồng trong lĩnh vực pháp luật dân sự Việt Nam và nghiên cứu pháp luật


8

một số quốc gia trên thế giới. Từ đó, tác giả có thể đưa ra một số kiến nghị thích
hợp và có tính thuyết phục nhằm hồn thiện pháp luật dân sự Việt Nam liên quan
đến BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng.
Tác giả cũng mong muốn rằng sản phẩm nghiên cứu của mình có thể trở
thành một trong những nguồn tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu,
ứng dụng trong tương lai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu được đặt ra, tác giả đặt ra một số nhiệm vụ
nghiên cứu như sau:
Một là, luận văn được thực hiện với nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề liên
quan đến BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực pháp luật dân sự
Việt Nam. Cụ thể, đó là các khái niệm, đặc điểm, căn cứ xác định thiệt hại về tinh
thần và trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại tinh thần, cũng như về xác định
mức BTTH về tinh thần trong trường hợp vi phạm hợp đồng.
Hai là, tác giả cũng nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật một số nước trên thế giới
liên quan đến đề tài để có quan điểm toàn diện, độc lập, chuyên sâu nhằm đề xuất
một số kiến nghị phù hợp và có giá trị nhằm hồn thiện pháp luật dân sự Việt Nam
nói chung và trong lĩnh vực pháp luật về hợp đồng nói riêng.

Ba là, ngồi việc tìm hiểu các quy định của pháp luật, tác giả cũng nghiên cứu
việc áp dụng các quy định của pháp luật đối với BTTH về tinh thần thông qua thực
tiễn xét xử bằng các vụ việc cụ thể, các bản án trong và ngoài nước để các kiến nghị
được đưa ra khơng chỉ có giá trị về mặt học thuật mà còn thuyết phục về mặt thực
tiễn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Luận văn là các nội dung liên quan đến
BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam. Cụ thể,
đó là tổn thất tinh thần, các đặc điểm, căn cứ để xác định loại tổn thất này và
nguyên tắc BTTH. Từ đó, tác giả thơng qua các quy định của pháp luật dân sự,
thương mại, các bản án, quyết định trong và ngoài nước, các điều ước, văn bản quốc
tế có liên quan nhằm có những kiến giải thích hợp liên quan đến nội dung đề tài.
Đồng thời xem xét về mặt thực tiễn để tìm ra những hạn chế, bất cập về mặt pháp lý
trong pháp luật dân sự Việt Nam đối với BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng
để có thể đề xuất một số kiến nghị hiệu quả nhằm khắc phục những tồn tại, vướng
mắc được đề cập.


9

Trong phạm vi của Luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
Về nội dung, đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu những vấn đề cơ bản đối
với thiệt hại về tinh thần và BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong pháp
luật dân sự Việt Nam. Tuy nhiên, để nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và tổng quan
các nội dung này, tác giả cũng tham khảo pháp luật một số quốc gia trên thế giới
như Anh, Canada, Hoa Kỳ, Pháp, Thái Lan, Trung Quốc,… các văn bản, điều ước
quốc tế như Bộ nguyên tắc luật hợp đồng châu Âu (PECL), pháp luật về thương
mại, thương mại quốc tế như CISG, PICC, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, pháp luật về y tế, khám bệnh, chữa bệnh,…
Về thời gian, Luận văn được tác giả thực hiện bằng việc nghiên cứu các quy

định của BLDS năm 2015, đối chiếu với các quy định tương ứng tại BLDS năm
2005 và các Luật, văn bản hướng dẫn có liên quan đang có hiệu lực thi hành.
Về không gian, Luận văn không chỉ được thực hiện bằng việc nghiên cứu,
phân tích các quy định của pháp luật, các vụ việc thực tiễn trong nước mà tác giả
cịn tìm hiểu, so sánh với các bản án, pháp luật một số quốc gia trên thế giới như
Anh, Canada, Hoa Kỳ, Pháp, Thái Lan, Trung Quốc,… để làm cơ sở và tăng tính
thuyết phục cho các quan điểm, lập luận của mình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu vào phương pháp liệt kê, phương pháp
lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, cụ
thể như sau:
Thứ nhất, phương pháp liệt kê được tác giả sử dụng chủ yếu trong phần mở
đầu (mà cụ thể là trong phần tình hình nghiên cứu), và nêu lên các bất cập liên quan
đến nội dung đề tài.
Thứ hai, phương pháp lịch sử được tác giả sử dụng để có thể tìm hiểu khái
niệm, đặc điểm một cách cụ thể nhất, chuyên sâu nhất liên quan thiệt hại về tinh
thần và trách nhiệm BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng pháp luật dân sự
Việt Nam tại Chương 1 của Luận văn.
Thứ ba, phương pháp tổng hợp được tác giả sử dụng chủ yếu trong các kết
luận bao gồm, Kết luận Chương 1, Kết luận Chương 2 và Kết luận chung của Luận
văn.
Thứ tư về phương pháp phân tích, đây là một trong hai phương pháp được sử
dụng xuyên suốt và quan trọng trong Luận văn, ở cả Chương 1 và Chương 2. Phương


10

pháp này được tác giả sử dụng để phân tích những vấn đề mang tính lý luận cũng như
thực tiễn đối với từng nội dung của đề tài để đưa ra quan điểm, nhận định có sức

thuyết phục cho Luận văn.
Thứ năm, phương pháp so sánh đóng vai trị quan trọng trong quá trình tác giả
thực hiện Luận văn. Phương pháp này được tác giả sử dụng ở cả Chương 1 và
Chương 2 nhằm so sánh quy định pháp luật Việt Nam với quy định pháp luật của
một số quốc gia trên thế giới, pháp luật thương mại, pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng,… Bên cạnh đó, tác giả cũng so sánh các vụ việc thực tế giữa Việt
Nam và các nước nhằm đạt được hiệu quả và tăng khả năng thuyết phục khi đề xuất
một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến đề tài.
6. Dự kiến điểm mới của đề tài
Luận văn được thực hiện nhằm đề xuất một số điểm mới liên quan đến “Bồi
thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt
Nam”. Cụ thể:
Một là, đồng ý quan điểm về việc áp dụng BTTH về tinh thần do vi phạm hợp
đồng dân sự và đặt ra nhiệm vụ cần phải chứng minh thiệt hại về tinh thần. Bởi vì,
qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong
pháp luật hợp đồng Việt Nam hiện nay chủ yếu là đối với mất mát, đau đớn về tinh
thần do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm uy tín, tài sản bị xâm phạm.
Hai là, vấn đề về xác định mức BTTH, theo đó, việc giao kết hợp đồng mong
muốn, thể hiện ý chí của các bên, đối với các hợp đồng nghỉ dưỡng, du lịch, mục
đích chính của hợp đồng là sự thoải mái về mặt tinh thần. Tuy nhiên, trong trường
hợp vi phạm của bên cung cấp dịch vụ làm mất đi sự thụ hưởng về tinh thần, thậm
chí gây ra những buồn bực, khó chịu thì cũng cần phải bồi thường tổn thất về tinh
thần. Và như vậy, nên bổ sung các trường hợp có thể được BTTH về tinh thần do
vi phạm hợp đồng.
Thứ ba, nên quy định mức tối đa của BTTH thiệt hại về tinh thần do vi phạm
hợp đồng.
Thứ tư, đối với hình thức BTTH, tổn thất tinh thần được bồi thường theo sự
thỏa thuận của các bên, nếu khơng thỏa thuận được thì bồi thường bằng tiền; hoặc
quy định hình thức cụ thể là bằng tiền.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
của luận văn gồm 02 chương như sau:


11

Chương 1. Những vấn đề cơ bản về bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi
phạm hợp đồng
Chương 2. Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật
Việt Nam về bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng


12

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI VỀ
TINH THẦN DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
Trong một thời gian dài trước đây, hệ thống Thông luật không thừa nhận đối
với những đau khổ, tổn thất về tinh thần (gọi chung là thiệt hại về tinh thần) do hợp
đồng bị vi phạm. Tuy nhiên, ngày nay, quan điểm mới cho rằng, thiệt hại về tinh
thần do vi phạm hợp đồng vừa là thiệt hại thực tế, vừa là thiệt hại đáng kể 1. Ngược
lại, hệ thống pháp luật của các nước Dân luật như Pháp, Đức,… trong đó có Việt
Nam thừa nhận thiệt hại về tinh thần là một loại thiệt hại có thể được bồi thường
trong lĩnh vực hợp đồng2. Như vậy, thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng là
một nội dung của trách nhiệm BTTH trong lĩnh vực hợp đồng. Và tại Chương 1 của
Luận văn, người viết trình bày những vấn đề cơ bản về BTTH về tinh thần do vi
phạm hợp đồng với các nội dung như sau: khái niệm về thiệt hại về tinh thần do vi
phạm hợp đồng; chấp nhận trách nhiệm BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng;
căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng; mức
BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng.
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng

1.1.1. Khái niệm thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng
Trên thế giới, các luật gia sử dụng cụm từ “pretium doloris” – giá tiền của sự
đau thương để nói về thiệt hại về tinh thần. Dựa theo từ điển The Essential Law
Dictionary, “thiệt hại về tinh thần” hay “tổn thất tinh thần” được sử dụng bằng
thuật ngữ đau khổ về tinh thần – “emotional distress”3. Hoặc đau đớn về tinh thần –
“mental anguish” và tổn thất về tinh thần – “mental distress” cũng được sử giới
thiệu trong phần Restatement second of Torts của từ điển Black’s Law Dictionary4.
Bên cạnh đó, trong từ điển Dictionnaire de Droit International Public (Từ điển về
Luật Quốc tế công – Công pháp quốc tế) cũng có định nghĩa về thiệt hại về tinh
thần – “Dommage moral” như sau: “thiệt hại này được hiểu rằng, trong trường
1

Renee Holmes (2004), “Mental distress damages for breach of contract”, Victoria University of Wellington
Law Review, Vol. 35, truy cập ngày
13/5/2021.
2
Lê Minh Hùng (2019), Sách tình huống – Pháp luật Hợp đồng và Bồi thường thiệt hại về hợp đồng (Bình luận
bản án), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam: Tại Chương IV – Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ,
tr. 108 - 109.
3
Amy Hackney Blackwell (2008), The Essential Law Dictionary, Sphinx® Publishing, tr. 160.
4
Võ Thị Oanh (Trưởng nhóm), Phan Thị Trúc Phương, Lê Thị Thảo, Bạch Thủy Tiên (2017), Bồi thường tổn
thất tinh thần do vi phạm hợp đồng theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới – Bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam, Cơng trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 9.


13

hợp có một sự kiện xảy ra thì có thể dẫn đến một khả năng BTTH cho những người

liên quan về vấn đề bồi hoàn các tổn thương (đau khổ) tinh thần được chứng
minh”5.
Theo khoản 2 Điều 7.4.2 PICC: “thiệt hại có thể là phi tiền tệ và bắt nguồn đặc
biệt từ nỗi đau thể chất hoặc tinh thần”. Thiệt hại về tinh thần được đề cập tại khoản
2 Điều 7.4.2 PICC có thể bao gồm những “căng thẳng, áp lực về tinh thần”6, hoặc “đó
có thể là nỗi đau về thể xác và tinh thần, tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, thiệt hại về
hình thể,… cũng như những xúc phạm đến danh dự hoặc uy tín”7. Ngồi ra, PECL
cũng thừa nhận thiệt hại về tinh thần quy định tại khoản 2 Điều 9:501 PECL “thiệt
hại có thể được bồi thường bao gồm những tổn thất phi tiền tệ; và tổn thất trong
tương lai có thể xảy ra một cách hợp lý”. Theo đó, “thiệt hại có thể được bồi thường
khơng giới hạn ở những mất mát tài chính mà có thể là tổn thất về tinh thần - đau
đớn, bất tiện, bất an tâm lý - phát sinh từ việc không thực hiện đúng hợp đồng”8. Với
quy định tại PICC và PECL, có thể hiểu rằng, thiệt hại về tinh thần là những đau khổ
do nỗi đau về thể xác và tinh thần; do những căng thẳng và áp lực tinh thần; do những
đau đớn, bất tiện, bất an về tâm lý phát sinh từ việc không thực hiện đúng hợp đồng.
Tại Việt Nam, trong từ điển pháp lý, nhiều tài liệu sử dụng cả thuật ngữ “thiệt
hại về tinh thần” và “tổn thất (về) tinh thần”9. Có quan điểm cho rằng, các nhà làm
luật chỉ sử dụng “tổn thất về tinh thần” mà không dùng thuật ngữ “thiệt hại về tinh
thần”10. Trên thực tế, BLDS năm 2005 tại khoản 1,3 Điều 307 sử dụng thuật ngữ
“tổn thất về tinh thần” nhưng khoản 3 lại quy định “người gây thiệt hại về tinh thần
cho người khác”. Và đến BLDS năm 2015, tại khoản 3 Điều 361, Bộ luật đã quy định
rằng:

5

“Le dommage comprend, s’il y a lieu, une indemnité pour les personnes lésées, à titre de réparation de
souffrances morales qu’elles ont éprouvées”, xem Jean Salmon (2001), Dictionnaire de Droit international
public (Từ điển về Luật Quốc tế công), Bruyant, Bruxelles, tr. 361 - 362.
6
Ghafour Khoeini, Ghader Sheneivar (2016), “Comparative Study of Damages by Non-performance of

Obligations in UNIDROIT Principles, Islamic Jurisprudence and Iranian Laws”, Mediterranean Journal of
Social Sciences, Vol. 7, No. 6, tr. 135.
7
Cao Ngọc Sơn (2020), “Xác định thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của Bộ
Luật Dân sự 2015”, Tạp chí Cơng thương, truy cập ngày 17/5/2021.
8
Cao Ngọc Sơn, tlđd (7).
9
Lê Thị Tuyết Hà (2016), Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay, Luận
án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, tr. 64, 135; Bùi Thị Thanh Hằng (2018), Bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 84.
10
Võ Thị Oanh (Trưởng nhóm), Phan Thị Trúc Phương, Lê Thị Thảo, Bạch Thủy Tiên, tlđd (4), tr. 9.


14

“3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một
chủ thể.”
Trong trường hợp này, “thiệt hại về tinh thần” có nội hàm hẹp hơn “tổn thất về
tinh thần”. “Thiệt hại” này phải được xác định dựa trên các căn cứ gây ra “tổn thất”,
nghĩa là nếu một “tổn thất về tinh thần” tồn tại trên thực tế thì cũng chưa đủ căn cứ
để xem đó là “thiệt hại về tinh thần” mà phải dựa trên ngun nhân hình thành nên
“tổn thất về tinh thần” đó có phải xuất phát từ “tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể” “ bị xâm phạm” hay
không. Do đó, để bảo đảm chính xác về mặt ngơn từ, “thiệt hại về tinh thần” được
người viết sử dụng trong bài Luận văn này như một loại trách nhiệm pháp lý.
Đối với Luật hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam, trách nhiệm BTTH
về tinh thần do vi phạm hợp đồng có nhiều luận giải khác nhau. Từ giai đoạn BLDS

năm 1995 tại khoản 3 Điều 310 đến giai đoạn BLDS năm 2005 tại khoản 3 Điều
307, trách nhiệm BTTH về tinh thần được đặt ra đối với “người gây thiệt hại về tinh
thần cho người khác” mà “xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín của người đó”. Và đến BLDS năm 2015, khoản 3 Điều 361 không quy
định về trách nhiệm BTTH của “người gây ra thiệt hại về tinh thần” như hai Bộ
luật trước đó, mà đưa ra định nghĩa đối với thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh
thần, cụ thể “thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một
chủ thể.” Quy định tại khoản 3 Điều 361 BLDS năm 2015 đòi hỏi sự “xâm phạm”.
Trong khi đó, Điều 419 BLDS năm 2015 chỉ địi hỏi “vi phạm”.
Trên cơ sở những phân tích trên, người viết đưa ra khái niệm thiệt hại về tinh
thần do vi phạm hợp đồng như sau:
Thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng là những tổn thất về tinh thần do
hành vi vi phạm hợp đồng gây ra đối với thể xác, tinh thần và các lợi ích khác của
bên bị vi phạm.
1.1.2. Đặc điểm thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng
Dưới góc nhìn cảm quan, mọi người thường nhận định rằng, thiệt hại về tinh
thần mang tính định tính, khó xác định hoặc đo lường bằng một hệ số cụ thể. Tuy
nhiên, về mặt pháp lý, thiệt hại về tinh thần có những đặc điểm nhất định như sau:
Thứ nhất, về mặt định nghĩa, thiệt hại về tinh thần đã được định nghĩa tại
khoản 3 Điều 361 BLDS 2015. Ngoài ra, theo Từ điển tiếng Việt, “tổn thất” là


15

“mất mát, thiệt hại”, “tinh thần” là “tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm,
v.v., những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người”11. Thật ra, khơng
có định nghĩa duy nhất cho khái niệm “tổn thất về tinh thần”. Có nhiều định nghĩa
cho “tổn thất về tinh thần” trong nhiều từ điển pháp lý đối với từng lĩnh vực khác
nhau. Cụ thể, một định nghĩa trong Luật Quốc tế đã được đề cập trong bài viết.

Ngoài ra, có nhiều định nghĩa liên quan đến đến thiệt hại tinh thần trong từ điển
pháp lý ngoại văn, “đau khổ về tinh thần là đau khổ tột độ, lo lắng và bất kỳ nỗi
đau tinh thần nào khác đủ lớn để BTTH cho nạn nhân”, “đau đớn và đau khổ là
sự đau khổ hoặc tổn thương về thể chất và tinh thần, mà thiệt hại có thể được
BTTH ngồi hợp đồng”, “đau khổ về cảm xúc là đau khổ nặng nề về tinh thần và
cảm xúc do hành vi của người khác”12. Các định nghĩa về tinh thần, về cảm xúc
như trên chủ yếu được áp dụng đối với cá nhân. Từ đó, có thể hiểu rằng, tổn thất
về tinh thần là những nỗi đau đớn về tinh thần và cảm xúc do hành vi vi phạm của
người khác gây ra. Bên cạnh đó, để làm rõ hơn thiệt hại về tinh thần, Nghị quyết
số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) Tối
cao ngày 08/7/2006, Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về
BTTH ngồi hợp đồng tại mục 1.1 có diễn giải đối với thiệt hại về tinh thần của cá
nhân và pháp nhân có thể được áp dụng một cách linh hoạt để xác định thiệt hại về
tinh thần do vi phạm hợp đồng:
“Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng
bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương,
buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do
bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ
phải chịu.
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không
phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm
phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lịng tin… vì bị hiểu nhầm
và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.”

11

Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr. 934, 994.
“Mental anguish - extreme distress, anxiety, and any other mental pain that is extreme enough to merit
damages for the victim”, “pain and suffering - physical and mental distress or injury, for which damages

may be recovered in a tort action”, “emotional distress - evere mental and emotional suffering that results
from another person’s conduct”, xem Amy Hackney Blackwell, tlđd (3), tr. 160, 314, 358.
12


16

Thứ hai, về mặt ước lượng, thiệt hại về tinh thần mang tính chất định tính, khó
hạn định được mức độ tổn thất trên thực tế. Ví dụ, Cổng thơng tin điện tử MSD
Manual chuyển ngữ bài viết về Rối loạn Stress sau sang chấn (PTSD) của Bác sĩ
John H. Greist chuyên ngành Y học và Sức khỏe cộng đồng của Trường Đại học
Wisconsin: “khi những điều khủng khiếp xảy ra, nhiều người bị ảnh hưởng lâu dài;
trong một số trường hợp, những ảnh hưởng này tồn tại dai dẳng và nghiêm trọng
đến mức chúng gây ra sự suy nhược và cấu thành một rối loạn”13. Tỷ lệ kéo dài đến
trọn đời của PTSD là gần 9%. Những tổn thương về mặt tâm lý và tinh thần thường
rất khó chữa lành, mà hơn nữa, việc khôi phục lại trạng thái ban đầu phụ thuộc rất
nhiều vào chính bản thân người đó.
Thứ ba, về tính chất khơng đền bù ngang giá, thiệt hại về tinh thần là thiệt hại
phi vật chất, khơng mang tính kinh tế, đó là sự bù đắp những tổn thất về tinh thần của
người gây ra thiệt hại đối với bên bị vi phạm hợp đồng hoặc thân nhân của họ. Đặc
điểm này xuất hiện trong nhiều ấn phẩm hay văn bản pháp lý trong pháp luật hợp
đồng tại các bộ nguyên tắc như khoản 2 Điều 7.4.2 PICC, khoản 2 Điều 9:501 PECL
về thiệt hại / tổn thất phi tiền tệ (non-pecuniary loss); hay tổn thất phi kinh tế (noneconomic loss) tại Mục 3 Đạo luật Trách nhiệm dân sự năm 2002 của New South
Wales14.
Thứ tư, về sự tồn tại, theo pháp luật hợp đồng Pháp thì thiệt hại bao gồm thiệt
hại về vật chất; thiệt hại về thân thể và tính mạng; thiệt hại về tinh thần. Đối với
thiệt hại về tinh thần, thiệt hại này có thể tồn tại độc lập (mang tính thuần túy) hoặc
song hành với thiệt hại về vật chất, miễn là loại thiệt hại này tồn tại trên “thực tế”15.
Vì vậy, người yêu cầu buộc phải chứng minh thiệt hại của mình.
Thứ năm, BTTH về tinh thần khơng được xem là hình thức duy nhất để khơi

phục các lợi ích về tinh thần. BTTH về tinh thần cần kết hợp với các biện pháp khác

13

MSD MANUAL - Phiên bản dành cho chuyên gia, “Rối loạn Stress sau sang chấn (PTSD)”,
truy cập ngày 08/4/2021.
14
Bill Madden (2020), “Damages for distress or disappointment for breach of contract or breach of consumer
guarantees: Moore v Scenic Tours Pty Ltd”, truy
cập ngày 20/7/2021.
15
Đỗ Văn Đại (2018), Luật Hợp đồng Việt Nam (Tập 2) – Bản án và Bình Luận án, Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam, tr. 504.


17

như xin lỗi, cải chính cơng khai,... bởi vì, trong nhiều trường hợp các biện pháp này
mang lại hiệu quả cao hơn so với BTTH16.
Do đó, pháp luật quy định BTTH về tinh thần ngồi mục đích bù đắp cho
những tổn thất về mặt tinh thần thì cịn nhằm để động viên, chia sẻ với người bị
thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại. Thiệt hại về tinh thần và thiệt hại về
vật chất là hai khía cạnh độc lập. Theo đó, thiệt hại về vật chất có thể là thiệt hại
hoặc giảm sút về tài sản; hoặc là sự tổn hại về sức khỏe, tính mạng, thân thể (ví dụ,
tỷ lệ thương tật, tỷ lệ suy giảm chức năng của bộ phận, cơ quan của cơ thể). Trong
khi đó, thiệt hại về tinh thần bị gây ra bởi cảm giác đau đớn về tâm lý, tình cảm; bởi
sự tác động đến cảm giác thoải mái của bên bị thiệt hại; bởi những tổn thương, sang
chấn do tính mạng, sức khỏe, thân thể, danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm (ví dụ, rối
loạn ám sợ, PTSD,…).
* Sự khác biệt giữa thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng và ngoài hợp

đồng
Thiệt hại về tinh thần là loại thiệt hại có thể được bồi thường trong lĩnh vực
hợp đồng và lĩnh vực ngoài hợp đồng17. Tuy nhiên, giữa thiệt hại về tinh thần do vi
phạm hợp đồng và thiệt hại về tinh thần ngoài hợp đồng cũng có những điểm khác
biệt.
Thứ nhất, thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng khác thiệt hại về tinh
thần ngoài hợp đồng ở chỗ thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng có cơ sở là sự
tồn tại từ trước của hợp đồng (ví dụ hợp đồng vận chuyển hành khách, hợp đồng
nghỉ dưỡng,…). Sự tồn tại từ trước của hợp đồng cũng là điểm đặc trưng của lĩnh
vực hợp đồng18. Trong BLDS năm 2015, tại Điều 116, các nhà làm luật dùng thuật
ngữ “giao dịch dân sự” để đề cập “hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương
làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Do đó, trong phạm
vi nghiên cứu của mình, người viết tập trung chủ yếu nghiên cứu về trách nhiệm
BTTH về tinh thần trong lĩnh vực hợp đồng.
16

Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2017), Bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm trong pháp luật
Hoa Kỳ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr.
12 - 13.
17
Jane Swanton (1989), “The convergence of tort and contract”, Sydney Law Review, Vol. 12, tr. 66,
truy cập ngày 18/7/2021.
18
Patrice Jourdain, “La distinction des responsabilitộs dộlictuelle et contractuelle: ộtat du droit franỗais
(Phõn bit gia trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trong hợp đồng),
/>LICTUELLE_ET_CONTRACTUELLE_%C3%89TAT_DU_DROIT_FRAN%C3%87AIS, truy cập ngày
21/7/2021.


18


“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 385 BLDS năm 2015). Là một loại giao dịch dân
sự nên hợp đồng có thể được giao kết bằng “lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi”.
Trong lĩnh lực thương mại quốc tế, CISG tại Điều 11 cũng không buộc các bên
trong hợp đồng phải được giao kết hay xác nhận bằng văn bản hoặc phải tuân thủ
theo một hình thức nào khác. Ở đây, miễn là có tồn tại hợp đồng và chứng minh
được sự tồn tại đó bằng mọi cách, kể cả thơng qua nhân chứng. Tuy nhiên cũng cần
lưu ý đối với các hợp đồng mà pháp luật quy định về hình thức thì các bên cần tuân
theo, ví dụ hợp đồng buộc phải công chứng (hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng
đất như hợp đồng chuyển nhượng/ tặng cho/ thế chấp/ góp vốn quyền sử dụng đất
và tài sản gắn liền với đất theo khoản 3, Điều 167 Luật Đất đai năm 2013,…)19; hay
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì “phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” (khoản 2
Điều 27 Luật Thương mại năm 2005). Do đó, một bên muốn u cầu bên cịn lại
BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng thì trước hết người đó phải chứng minh có
sự tồn tại của hợp đồng (hay nói cách khác là sự tồn tại của một thỏa thuận giữa hai
bên).
Ngược lại, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với thiệt hại về tinh thần
được quy định tại Điều 590 BLDS năm 2015 (thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm),
Điều 591 BLDS năm 2015 (thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm), Điều 592 BLDS
năm 2015 (thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm). Ví dụ tại Bản án
số 08/2019/DS-ST của TAND Thành phố (TP) Châu Đốc ngày 14/5/2019 (Phụ lục
01)20, nguyên đơn là bà T và bị đơn là bà Q. Bà T đã khởi kiện yêu cầu bà Q bồi
thường các khoản chi phí, trong đó có bồi thường tổn thất tinh thần là 20.000.000
đồng do bà Q đã thực hiện hành vi xâm phạm sức khỏe của bà. Tòa án chấp nhận
đối với tổn thất tinh thần của bà T với “khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần ba tháng
lương tối thiểu là 4.170.000 đồng”. Theo đó, thiệt hại nói chung và thiệt hại về tinh
thần nói riêng trong lĩnh vực BTTH ngồi hợp đồng thường có xuất phát điểm từ


19

“Những Hợp đồng bắt buộc công chứng, chứng thực và không cần phải công chứng, chứng thực” (2020),
/>=cong-chung-chung-thuc&title=nhung-hop-dong-bat-buoc-cong-chung-chung-thuc-va-khong-can-phai-congchung-chung-thuc, truy cập ngày 21/7/2021.
20
Phụ lục 01: Bản án số 08/2019/DS-ST của TAND TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang ngày 14/5/2019.


19

những hành vi vi phạm pháp luật (“délictuelle”/ “tort”) của bên gây ra thiệt hại21 mà
không cần dựa trên bất kỳ sự thỏa thuận nào trước đó.
Thứ hai, như đã phân tích, khoản 3 Điều 419 BLDS năm 2015 quy định thiệt
hại về tinh thần là thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, với
quy định tại khoản 3 Điều 361 BLDS năm 2015 thì dù đã bổ sung trường hợp “các lợi
ích nhân thân khác bị xâm phạm” nhưng vẫn là chưa đủ vì đối tượng của hợp đồng
dân sự là đa dạng, nhất là đối với tài sản. Bên cạnh đó, có thể thấy Điều 361 BLDS
năm 2015 địi hỏi phải có sự “xâm phạm” còn Điều 419 BLDS năm 2015 chỉ đòi hỏi
“vi phạm”22. Theo đó, quy định tại Điều 361 BLDS năm 2015 tạo nên cách hiểu rằng
thiệt hại về tinh thần là hệ quả từ thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín. Trong trường hợp này, thiệt hại về tinh thần mang tính gián tiếp23.
Trong khi đó, quy định chỉ địi hỏi sự “vi phạm” tại Điều 419 BLDS năm 2015 thì
thiệt hại về tinh thần cũng có thể là thiệt hại trực tiếp do hành vi vi phạm hợp đồng
gây nên.
Ví dụ, để tiệc cưới của anh A và chị B được diễn ra long trọng, anh A đã đặt
tiệc cưới tại nhà hàng X, phòng Optical vào ngày 23/6/2018 với 500 khách mời.
Biết chị B là người hâm mộ của ca sĩ S nên anh A đã liên hệ và thỏa thuận về việc
ca sĩ S biểu diễn hai bài hát tại tiệc cưới của mình. Theo nội dung hợp đồng, ca sĩ S
biểu diễn hai ca khúc tại phòng Optical, nhà hàng X vào 20 giờ ngày 28/6/2018.
Tuy nhiên, đến thời gian thực hiện hợp đồng, ca sĩ S không đến, anh A đã thử liên

hệ nhiều lần nhưng khơng có hồi đáp. Việc không xuất hiện của ca sĩ S làm cho chị
B và cả anh A rất tức giận và thất vọng.
Trong trường hợp này, thiệt hại về tinh thần đã xảy ra nhưng khơng phải từ hệ
quả của tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hay uy tín bị xâm phạm. Sự đòi
hỏi “xâm phạm” tại khoản 3 Điều 361 BLDS năm 2015 mang thiên hướng của trách
nhiệm BTTH về tinh thần ngồi hợp đồng bởi vì những căn cứ pháp lý của BLDS
năm 2015 Điều 590 về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, Điều 591 về thiệt hại do
tính mạng bị xâm phạm, Điều 592 về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị
xâm phạm đều yêu cầu sự “xâm phạm”.
21

Frank J. Cavico (2003), “The Tort of Intentional Infliction of Emotional Distress in the Private
Employment Sector”, Hofstra Labor & Employment Law Journal, Vol. 21, tr. 146; “Tort Law: Liability for
Emotional Distress Torts”, truy cập
ngày 21/7/2021.
22
Đỗ Văn Đại, tlđd (15), tr. 504.
23
Bùi Thị Thanh Hằng, tlđd (9), tr. 84.


20

Thứ ba, mức BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng, theo nguyên tắc, do
các bên thỏa thuận, nếu các bên khơng thỏa thuận được thì sẽ do Tịa án quyết định
(Điều 13, Điều 360 BLDS năm 2015). Tuy nhiên, khoản 3 Điều 419 BLDS năm
2015 quy định về mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ
việc mà khơng có quy định về giới hạn tối đa hay tối thiểu để áp dụng.
Trong khi đó, thiệt hại về tinh thần trong lĩnh vực ngồi hợp đồng có mức bồi
thường như thế nào sẽ do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức

tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mƣơi lần mức
lương cơ sở do Nhà nước quy định (Điều 590 BLDS năm 2015); mức tối đa cho
một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở
do Nhà nước quy định (Điều 591 BLDS năm 2015); mức tối đa cho một người có
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm khơng q mƣời lần mức lương cơ sở do
Nhà nước quy định (Điều 592 BLDS năm 2015).
Thứ tư, về phương thức BTTH về tinh thần, BLDS năm 2015 không quy định
về phương thức BTTH về tinh thần trong lĩnh vực hợp đồng. Theo đó, căn cứ vào
Điều 360 BLDS, các bên có thể thỏa thuận về phương thức BTTH về tinh thần do
vi phạm hợp đồng. Theo quan điểm của tác giả Lê Thị Tuyết Hà, “bộ nguyên tắc
PICC quy định BTTH cả về vật chất và tinh thần nhưng không nhất thiết phải quy
ra thành tiền khi bồi thường”24. Do đó, thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng
được bồi thường với đa dạng phương thức phù hợp mà không bị giới hạn chỉ ở
phương thức bằng tiền. Ngược lại, các Điều 590, 591, 592 BLDS năm 2015 quy
định về BTTH ngoài hợp đồng thì thiệt hại về tinh thần được bồi thường là “một
khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần”.
Trên đây là những điểm khác biệt giữa thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp
đồng và ngoài hợp đồng. Đó là sự tồn tại của hợp đồng, thiệt hại về tinh thần là hệ
quả trực tiếp từ hành vi vi phạm hợp đồng hay là hệ quả gián tiếp do tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Bên cạnh đó, thiệt hại về tinh thần
do vi phạm hợp đồng và ngoài hợp đồng cũng có sự khác nhau về phương thức và
mức BTTH.
1.2. Chấp nhận trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần do vi phạm
hợp đồng

24

Lê Thị Tuyết Hà, tlđd (9), tr. 136.



×