ĐẶT VẤN ĐỀ:
Khi cộng đồng loài người đầu tiên xuất hiện, “pháp luật” còn là một
khái niệm rất đỗi mơ hồ. Để duy trì đời sống được bình yên, công
bằng và theo trật tự nhất định, các nguyên tắc sống giữa người với
người đã được hình thành, trong đó có nguyên tắc: “ gây thiệt hại thì
phải bồi thường”. Trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản này, khi pháp
luật ra đời đã luật hóa các nguyên tắc, hình thành nên những chế
định tương đối chặt chẽ.
Từ góc độ pháp luật thế giới nhận thấy, chế định bồi thường thiệt hại
đã ra đời từ rất sớm. Từ đó cho đến nay, chế định này ngày càng
phát triển và hoàn thiện hơn. Tuy các nước có các xu hướng sửa đổi,
điều chỉnh chế định này khác nhau cho phù hợp với hoàn cảnh, yêu
cầu của từng quốc gia song đã cùng nhau hướng tới việc khẳng định:
bồi thường thiệt hại không phải là hình phạt mà là một loại trách
nhiệm, một loại nghĩa vụ của người có hành vi gây thiệt hại.
Cũng giống như các nước trên thế giới, tại Việt Nam, các bộ cổ luật với nhiều Điều
khoản về bồi thường thiệt hại là minh chứng cho thấy chế định bồi thường thiệt hại đã xuất
hiện từ rất sớm ở nước ta. Từ đó cho đến nay, khi Bộ luật Dân sự ra đời năm 1995 và sau đó
là năm 2005, chế định này đã được đề cập ngày một rõ ràng và hoàn thiện hơn. So với Bộ
luật dân sự năm 1995 thì Bộ luật Dân sự năm 2005 đã làm rõ các vấn đề rất quan trọng như :
ai là người có năng lực bồi thường thiệt hại, trong phạm vi như thế nào, bồi thường thiệt hại
ra sao. Với bài luận sau đây, em xin tập trung làm rõ vấn đề : “ Năng lực chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của cá nhân- Một số vấn đề lí luận và thực tiễn”. Do đây là một vấn đề
nghiên cứu khá rộng, trong khi kiến thức của bản thân còn hạn chế vì vậy em mong nhận
1
được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô trong tổ bộ môn để bài làm của mình được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG:
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI CỦA CÁ NHÂN:
1. Những khái niệm có liên quan:
Để có thể hiểu về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân là gì,
trước hết ta cần làm rõ một số khái niệm:
Thứ nhất, khái niệm năng lực là gì? Theo từ điển Tiếng Việt – Viện Ngôn ngữ học,
Trung tâm từ điển học, nhà xuất bản Đà Nẵng 2003, “năng lực là khả năng, điều kiện chủ
quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó”. Năng lực của cá nhân ở đây
hiểu dưới góc độ dân sự, đó là khả năng thực hiện một công việc nào đó, đó có thể là thực
hiện quyền, cũng có thể thực hiện nghĩa vụ dân sự nhất định.
Thứ hai, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân
chỉ được đặt ra khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vì vậy cần phải hiểu như thế
nào là bồi thường thiệt hại. Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc
bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp , đền bù tổn thất về
vật chất, tổn thất về tinh thần cho bên bị hại.
Pháp luật dân sự qui định hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại là : trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng. Trong đó, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dân sự là việc bên có hành
vi vi phạm các nghĩa vụ đã giao kết, gây thiệt hại đến quyền của bên kia thì bên bị thiệt hại
có quyền yêu cầu bên vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại, bên vi
phạm có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã giao kết, đồng thời bồi thường thiệt hại
cho bên có quyền. Còn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm của người có
hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác về tài sản, sức khỏe, tính mạng, các quyền
nhân thân mà trước đó giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại không có giao kết hợp
đồng hoặc giữa họ có giao kết hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc hành vi vi
phạm hợp đồng.
2
Từ ba khái niệm trên, có thể hiểu: năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của cá nhân là khả năng của cá nhân thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
hoặc thực hiện nghĩa vụ bồi thường do vi phạm hợp đồng dân sự cho bên bị thiệt hại.
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân bao gồm một số đặc
điểm sau đây:
Thứ nhất, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra với cá nhân mà
không quy định về năng lực bồi thường thiệt hại của các chủ thể khác, bởi vì, các chủ thể
khác ( như pháp nhân, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đương nhiên được
coi là có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thứ hai, nếu như trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì người
gây thiệt hại có thể là bất kì cá nhân nào, hoặc có hoặc không có, đầy đủ, bị hạn chế hay bị
mất năng lực hành vi dân sự thì đều phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nhưng trong
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì người có trách nhiệm chỉ có thể là
chủ thể mang nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng với bên mang quyền. Chủ thể này phải là
người có năng lực hành vi dân sự phù hợp với nội dung, tính chất hợp đồng được giao kết
theo qui định của pháp luật.
Thứ ba, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng năng lực chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân có hành vi gây thiệt hại không phải lúc nào cũng đầy
đủ mà có thể bị hạn chế, hoặc không có năng lực tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy
nhiên trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì cá nhân vi phạm nghĩa
vụ hợp đồng là người luôn có năng lực bồi thường thiệt hai.
Thứ tư, việc bồi thường thiệt hại đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải do
người có “khả năng” thực hiện. Vì vậy đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng thì chủ thể trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể là người không thực hiện hành
vi gây thiệt hại còn trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì
chủ thể gây thiệt hại cũng chính là chủ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
2. Tại sao phải quy định về vấn đề năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài của cá nhân?
Từ thực tế đời sống, việc pháp luật quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của cá nhân là thật sự cần thiết, điều này có ý nghĩa quan trọng về mặt lí
luận cũng như thực tiễn..
3
Việc xác định trách nhiệm bồi thường thuộc về ai một mặt đảm bảo quyền lợi cho
người bị thiệt hại, giữ gìn sự công bằng trong xã hội một mặt có tác dụng răn đe, hạn chế
việc gây thiệt hại cho người khác của từng cá nhân.
Việc hình thành các qui phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn tạo
cơ sở pháp lý khiến cho việc thực hiện trách nhiệm bồi thường không chỉ là ý muốn chủ
quan của người gây thiệt hại mà là trách nhiệm dân sự, là nghĩa vụ không thể không thực
hiện theo qui định của pháp luật, theo ý chí của Nhà nước mà không một cá nhân nào có thể
chối bỏ điều này.
Những qui định cụ thể của pháp luật về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
của cá nhân là căn cứ xác định rõ chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại để quy trách
nhiệm cho người đó, mặt khác còn là căn cứ xác định tư cách chủ thể trong tố tụng dân sự, ai
là bị đơn dân sự phải bồi thường, có trách nhiệm trước tòa án và người bị thiệt hại, để có căn
cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại, bảo đảm việc bồi thường thiệt hại là kịp thời theo nguyên
tắc đã quy định của BLDS và thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật trong việc bảo vệ
quyền lợi của chủ thể bị thiệt hại. Điều này lại càng có ý nghĩa hơn trong trường hợp bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì người gây thiệt hại là mọi cá nhân, có thể là người đã
thành niên, người chưa thành niên hoặc là người mất năng lực hành vi dân sự. Những đối
tượng này có thể có năng lưc hành vi dân sự đầy đủ để tự chịu trách nhiệm bồi thường
nhưng ngược lại, có thể họ không có hoặc chỉ có năng lực hành vi dân sự một phần thì trách
nhiệm bồi thường thuôc về ai. Vì vậy, qui định của pháp luật về vấn đề năng lực chiu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân là những qui định rất thiết thực.
3. Lịch sử phát triển những quy định pháp luật về vấn đề năng lực chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân.
3.1. Thời kỳ trước khi có Bộ luật dân sự năm 1995:
Khi nhìn về lịch sử phát triển các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
cá nhân trong các thời kì trước đây, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của
cá nhân đã được pháp luật quy định trong Quốc triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng
Đức, được ban hành dưới triều vua Lê Thánh Tông. Trong một vài trường hợp đặc biệt, cổ
luật Việt Nam cũng quy định sự bồi thường. Đối với trường hợp đánh người bị thương, Điều
468 Quốc triều hình luật đã quy định sự nuôi bảo cô: đánh bị thương bằng chân tay thì phải
nuôi 10 ngày, bằng vật khác thì phải nuôi 20 ngày, bằng thứ có mũi nhọn hay bằng nước sôi,
lửa, thì phải nuôi 40 ngày, đánh gãy xương thì phải nuôi 80 ngày….Tuy nhiên trong cổ luật,
4
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân chưa được phân định rõ là trách nhiệm dân sự
hay hình sự và chưa đề ra nguyên tắc thống nhất trong việc giải quyết các trường hợp gây
thiệt hại cho người khác.
3.2. Thời kỳ Bộ luật dân sự năm 1995 ra đời cho đến nay:
Từ khi Bộ luật Dân sự năm 1995 ra đời, đi kèm các qui định về hợp đồng là những
qui định về nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự nhằm cụ thể hóa trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do vi pham nghĩa vụ hợp đồng. Từ Mục I chương II về năng lực hành vi dân sự của
cá nhân cho đến Mục I, II, III Chương I Phần Ba của BLDS năm 1995 và sau đó là BLDS
năm 2005 đều thống nhất khẳng định: một bên mang nghĩa vụ trong hợp đồng có hành vi vi
phạm nghĩa vụ với bên mang quyền thì phải tự mình chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cho bên bị thiệt hại.
Về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, từ khi BLDS
năm 1995 có hiệu lực, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành số lượng đáng kể
các văn bản hướng dẫn về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như; Nghị định số
47/CP, ngày 3/5/1997về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà
nước, người có thẩm quyền trong các cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; Thông tư số
38/1998/TT-BTC ngày 30/3/1998 hướng dẫn việc lập dự toán sử dụng và quyết toán ngân
sách nhà nước cho bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm
quyền của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; Thông tư số 54/1998/TT-
TCCP ngày 4/6/1998 hướng dẫn thực hiện một số nội dung nghị định số 47/CP ngày
3/5/1997 của Chính Phủ; Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ tài chính “Hướng dẫn xét xử và
thi hành án về tài sản” trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến việc bồi thường những thiệt
hại về vật chất …
Đến nay, khi BLDS năm 2005 được ban hành thay thế cho BLDS 1995, vấn đề năng
lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân đã được quy định một
cách cụ thể tại một điều luật rõ ràng, tại điều 606 BLDS 2005, và từ đó, các văn bản hướng
dẫn áp dụng những quy định trong vấn đề này không ngừng được bổ sung và hoàn thiện.
II.NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA CÁ
NHÂN THEO QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT:
5
1.Qui định của pháp luật về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng của cá nhân:
Theo Điều 388 BLDS 2005, hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc
xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Sau khi hợp đồng được giao kết và
có hiệu lực, các bên có các quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong đó, nghĩa vụ dân sự phát sinh
từ hợp đồng là việc mà theo đó, bên mang nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyển giao
quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện
công việc nhất định vì lợi ích của bên có quyền.Việc thực hiện hay không thực hiện nghĩa
vụ sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với bên mang quyền, trực tiếp xâm hại tới lợi ích vật chất, tinh
thần của họ cho nên pháp luật dân sự qui định khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm với bên mang quyền.
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do vi phạm hợp đồng
xuất phát từ năng lực xác lập hợp đồng của cá nhân. Bởi lẽ chỉ khi có năng lực xác lập hợp
đồng thì cá nhân mới trở thành một bên chủ thể của hợp đồng, có nghĩa vụ nhất định với bên
mang quyền và phải thực hiện nghĩa vụ đó. Điều này có nghĩa là một cá nhân khi đã là chủ
thể của hợp đồng, có quyền và nghĩa vụ nhất định theo hợp đồng thì đồng thời sẽ có năng
lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại với chủ thể mang quyền khi cá nhân đó có hành vi
vi phạm nghĩa vụ.
Quay trở lại vấn đề năng lực xác lập hợp đồng của cá nhân nhận thấy, cá nhân là chủ
thể thường xuyên và chủ yếu nhất của hợp đồng. Việc xác lập hợp đồng dân sự phụ thuộc
vào năng lực hành vi của mỗi cá nhân được xác định theo từng độ tuổi. Bởi lẽ ở mỗi độ tuổi
khác nhau con người có khả năng nhận thực khác nhau với hành vi cũng như với hậu quả do
hành vi gây ra và sẽ có khả năng xác lập hợp đồng khác nhau. Căn cứ từ Điều 18 đến Điều
23 BLDS 2005, cá nhân có khả năng tham gia xác lập hợp đồng và chịu trách nhiệm tùy
thuộc vào độ tuổi và năng lực nhận thức.
Thứ nhất, Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người từ đủ 18 tuổi trở lên và
không mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Những người
này đã thỏa mãn hai yếu tố đó là độ tuổi trưởng thành (từ đủ 18 tuổi trở lên) và yếu tố nhận
thức trí lực của bộ não phát triển hoàn toàn bình thường. Chính nhờ hai yếu tố này giúp cho
cá nhân biết suy nghĩ, suy xét về mọi hiện tượng, sự việc trong xã hội, nhận thức được hành
vi, hậu quả của hành vi đó trước khi thực hiện và chịu mọi trách nhiệm về hành vi của mình.
6
Vì vậy, những người từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có toàn
quyền tham gia mọi giao dịch nói chung hợp đồng nói riêng để xác lập cho mình hoặc cho
người mà họ đại diện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mà họ xác lập và thực
hiện. Khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì người này hoàn toàn có năng lực chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên mang quyền.
Thứ hai, Người dưới 6 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự không có năng
lực xác lập hợp đồng. Muốn xác lập hợp đồng phải do người đại diện theo pháp luật của họ
xác lập và thực hiện. Mà theo qui định của pháp luật hiện hành tại các khoản 5 Điều 139 và
Điều 145 BLDS 2005 về người đại diện theo pháp luật của cá nhân dưới 6 tuổi hoặc của
người bị mất năng lực hành vi dân sự là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Những
người này đã xác lập và thực hiện hợp đồng - mặc dù vì quyền và lợi ích của người được đại
diện- song khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì bản thân họ là người phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bởi lẽ chính người đại diện là người có lỗi và trực tiếp gây
ra hành vi vi phạm hợp đồng.
Thứ ba, đối với người từ đủ 6 tuổi cho đến dưới 18 tuổi và những người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự, họ chỉ có năng lực để xác lập các hợp đồng phục vụ cho nhu cầu
sinh hoạt hằng ngày và phù hợp với lứa tuổi , tuy pháp luật không quy định rõ đó là những
giao dịch nào nhưng có thể hiểu đó là những giao dịch phục vụ những nhu cầu vui chơi, học
tập như: mua bán đồ dùng học tập, mua bán vé vào các khu vui chơi giải trí, mua quần áo,
… . Thực tế cho thấy, những hợp đồng nêu trên có giá trị nhỏ, thời gian xác lập, thực hiện,
chấm dứt hợp đồng diễn ra rất nhanh và thường tồn tại chủ yếu ở hình thức hành vi và lời
nói. Các hợp đồng này ít khi nảy sinh sự vi phạm nghĩa vụ của một bên. Một số trường hợp
hãn hữu có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được cho
là thuộc về phía chính chủ thể có hành vi vi phạm nghĩa vụ. Dù họ là người từ đủ 6 tuổi đến
dưới 18 tuổi hay người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng bản thân họ đã có một
khoản tài sản nhất định, tuy giá trị nhỏ nhưng cũng phù hợp để xác lập thực hiện các hợp
đồng nêu trên, vì vậy khi có hành vi vi phạm họ sẽ phải dùng chính tài sản đó để thực hiện
trách nhiệm bồi thường của mình.
Trong nhóm người từ đủ 6 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi có ngoại lệ là người từ đủ
15 tuổi đến dưới 18 tuổi, có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác
lập, thực hiện hợp đồng dân sự ví dụ : mua bán các tài sản như xe đạp, máy ảnh, điện thoại,
… Khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng thì họ sẽ tự mình chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
7
hại cho bên mang quyền bằng tài sản của họ. Đối với một số giao dịch có giá trị lớn như :
hợp đồng định đoạt tài sản là nhà, quyền sử dụng đất,…thì pháp luật qui định người đại diện
theo pháp luật của những người này sẽ xác lập và thực hiện hợp đồng. Như trên đã phân tích
người đai diện theo pháp luật của cá nhân là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đồng
nghĩa với việc họ có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm
hợp đồng. Nếu tài sản của người đó không đủ để thực hiện trách nhiệm bồi thường mà người
từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có tài sản riêng thì tài sản đó được dùng để thực hiện trách
nhiệm bồi thường.
Tóm lại, về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
nhận thấy: khi một cá nhân có năng lực xác lập hợp đồng, trở thành một bên chủ thể mang
quyền và nghĩa vụ, nếu có hành vi vi phạm nghĩa vụ thì chính họ là chủ thể của trách nhiệm
bồi thường thiệt hại, họ có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên
mang quyền.
2. Quy định của pháp luật về vấn đề năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng của cá nhân :
Nếu như trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, cá nhân gây
ra hành vi vi phạm hợp đồng chỉ có thể là một bên chủ thể mang nghĩa vụ trong hợp đồng thì
với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cá nhân gây thiệt hại là bất kỳ ai, ở mọi
độ tuổi, hoặc có năng lực nhận thức hoặc không có năng lực nhận thức. Vì thế, Điều 606
BLDS 2005 đã phân chia năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của
cá nhân thành các mức độ phù hợp với mức độ năng lực hành vi. Tức là dựa vào yếu tố độ
tuổi và sự phát triển trí lực của cá nhân để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về
chủ thể là cá nhân trực tiếp gây ra thiệt hại hay là cha, mẹ hoặc người giám hộ của cá nhân
gây thiệt hại.
Theo đó, việc xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng của cá nhân dựa trên tiêu chí khả năng nhận thức và độ tuổi của cá nhân là rất khoa
học, phù hợp với bản chất và tinh thần của pháp luật. Trong đó khả năng nhận thức là tiêu
chí cơ bản, là hạt nhân khi xem xét chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ở đây, khả
năng nhận thức của cá nhân là cơ sở tiên quyết để xác định hình thức lỗi khi cá nhân có hành
vi trái pháp luật gây ra thiệt hại. Khả năng nhận thức của cá nhân được đánh giá dựa trên độ
tuổi của cá nhân đó, mặc dù hai khái niệm đó không phải là một nhưng chúng có mối liên hệ
8