UEH – School of Law
Luật Dân sự 2
Lớp học
phần
:
LDS 2 – B612 – T6 (2017)
Dương Thị Duyên Anh
Số thứ tự theo danh
sách
lớp học phần
01
33161025359
HỌC PHẦN LUẬT DÂN SỰ 2 – BÀI TIỂU LUẬN
Phụ trách : GVC – ThS Nguyễn Triều Hoa
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG VỀ
THIỆT HẠI SỨC KHỎE DO TAI NẠN GIAO THÔNG
Bài nghiên cứu này được hoàn thành vào ngày 14/07/2017
Mục lục
Tiêu đề
Trang
1. Bìa
1
2. Đề cương nghiên cứu
2
3. Lời nói đầu
3
4. Tóm tắt vụ án
4
5. Ý kiến cá nhân
4
6. Kết luận
6
7. Tài liệu tham khảo
6
1
UEH – School of Law
Luật Dân sự 2
ĐỀ CƯƠNG BÀI TIỂU LUẬN
1. Tóm tắt vụ án:
Ngày 15/11/2013, Ông Nguyễn Văn Đức (sinh năm 1976) điều khiển xe gắn máy có
biển số 59D-123.xx đã tông vào xe của Bà Trần Thị Phùng có chở con ruột là Nguyễn
Trần Bình Tiên (6 tuổi) trên đường NVT. Việc va chạm xe đã làm cho cháu Tiên bị gãy
xương đùi.
Xe máy biển số 59D-123.xx do ông Lê Ngọc Sâm làm chủ sở hữu, Ông Đức mượn
xe ông Sâm để đi công việc riêng. Công an đã lập biên bản và ban hành quyết định xác
định tỷ lệ tổn thương của cháu Tiên là 30%, lỗi chính là do ông Đức gây ra gây ra do lỗi
điều khiển xe không đúng quy định của Pháp Luật. Cháu Tiên được đưa vào bệnh viện
điều trị nhưng phía ông Đức vẫn chưa bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho cháu.
Bà Phùng là đại diện hợp pháp của cháu Tiên yêu cầu ông Đức bồi thường các
khoản sau:
+ Tiền khám bệnh, điều trị, chi phí đi lại có hóa đơn kèm theo là: 32.009.844 đồng
+ Tiền bồi dưỡng sức khỏe cho người bệnh: 18.000.000 đồng
+ Tiền thu nhập của người nuôi bệnh: 7.000.000 đồng (Nghỉ làm 01 tháng)
Ông Đức trình bày ông là người làm thuê nên không thể bồi thường như Bà Phùng
yêu cầu, ông Đức chỉ đồng ý bồi thường 5.000.000 đồng chia làm 2 đợt. Ngày
20/04/2014, bà Phùng nộp đơn đến tòa án nhờ can thiệp.
2. Những vấn đề pháp lý cần nghiên cứu và thảo luận:
- Có bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không? Nếu có, chủ thể nào là người bồi
thường: Ông Đức là người gây tai nạn hay là ông Sâm là chủ sở hữu chiếc xe biển số
59D-123.xx ?
- Yêu cầu bồi thường của bà Phùng có hợp lý không?
3. Căn cứ pháp lý- tài liệu tham khảo:
-
Điều 584, Điều 586, điều 590, điều 601 Bộ Luật Dân Sự 2015
-
Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008
-
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2016 – Hướng dẫn áp dụng một
số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
-
Bình luận khoa học – Những điểm mới của bộ luật dân sự 2015
-
Giáo trình luật dân sự 2
4. Quan điểm cá nhân:
Ông Đức là người có lỗi chính trong việc va chạm xe giữa ông Đức và bà Phùng
dẫn đến cháu Tiên bọ gãy xương đùi, bà Phùng có quyền yêu cầu ông Đức bồi thường
thiệt hại.
Ông Đức phải chịu trách nhiệm bồi thường bao gồm tiền khám bệnh, điều trị, chi
phí đi lại, bồi dưỡng cho cháu Liên, tiền thu nhập thực tế bị mất của bà Phùng khi chăm
sóc cho con không thể đi làm được.
2
UEH – School of Law
Luật Dân sự 2
LỜI NÓI ĐẦU
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm bồi thường
thiệt hại được hình thành giữa các chủ thể bất kỳ mà trong đó, người có hành vi trái
pháp luật gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được áp dụng với mọi cá nhân, pháp nhân và các
chủ thể khác. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là quy định của pháp
luật dân sự, xác định người có hành vi xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các chủ thể khác
và gây ra thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.
Hiện nay đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao thông
vận tải chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Trong hoàn cảnh hiện nay do sự mất cân đối
giữa cầu, đường, phương tiện, người tham gia giao thông, tình trạng tai nạn giao thông
đã và đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe,
về của cải vật chất, tâm lý lo lắng của người dân. Có một vấn đề mà người tham gia
giao thông rất quan tâm đó là công tác giải quyết việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng nói chung và bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ nói riêng cho
thấy có nhiều vướng mắc, nhiều trường hợp bỏ quên bồi thường hay bồi thường quá ít
so với thiệt hại đã xảy ra, chưa có một quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại trong tai
nạn giao thông đường bộ nên việc áp dụng của các tòa án chưa đồng bộ, có sự nhằm lẫn
trong việc áp dụng pháp luật.
Sau đây, tác giả bài nghiên cứu xin đưa ra một sự việc thực tế để áp dụng căn cứ
pháp lý vào việc xác định chủ thể bồi thường và mức độ bồi thường thiệt hại do tai nạn
giao thông gây ra.
3
UEH – School of Law
Luật Dân sự 2
BÀI TIỂU LUẬN
1. Tóm tắt vụ án:
Ngày 15/11/2013, Ông Nguyễn Văn Đức (Sinh năm 1976) điều khiển xe gắn máy
có biển số 59D-123.xx đã tông vào xe của Bà Trần Thị Phùng có chở con ruột là
Nguyễn Trần Bình Tiên (6 tuổi) trên đường NVT. Việc va chạm xe đã làm cho cháu
Tiên bị gãy xương đùi.
Xe máy biển số 59D-123.xx do ông Lê Ngọc Sâm làm chủ sở hữu, Ông Đức mượn
xe ông Sâm để đi công việc riêng. Công an đã lập biên bản và ban hành quyết định xác
định tỷ lệ tổn thương của cháu Tiên là 30%, lỗi chính là do ông Đức gây ra gây ra do lỗi
điều khiển xe không đúng quy định của Pháp Luật. Sau nhiều lần cháu Tiên được đưa
vào bệnh viện điều trị nhưng phía ông Đức vẫn chưa bồi thường thiệt hại về sức khỏe
cho cháu.
Bà Phùng là đại diện hợp pháp của cháu Tiên yêu cầu ông Đức bồi thường các
khoản sau:
+ Tiền khám bệnh, điều trị, chi phí đi lại có hóa đơn kèm theo là: 32.009.844 đồng
+ Tiền bù đắp tổn thất tinh thần: 18.000.000 đồng
+ Tiền thu nhập của người nuôi bệnh: 7.000.000 đồng (Bà Phùng nghỉ làm 1 tháng)
Ông Đức trình bày ông là người làm thuê nên không thể bồi thường như Bà Phùng
yêu cầu, ông Đức chỉ đồng ý bồi thường 5.000.000 đồng chia làm 2 đợt. Ngày
20/04/2014, bà Phùng nộp đơn đến tòa án nhờ can thiệp.
2. Quan điểm cá nhân
Xét tình huống trên có thể thấy được các chủ thể có liên quan đến vụ án là: Ông
Đức – người có lỗi chính trong việc va chạm xe, bà Phùng – mẹ cháu Liên, cháu Liên
và ông Sâm – chủ sở hữu chiếc xe. Sự việc pháp lý là: ông Đức va chạm xe với bà
Phùng làm cho cháu Liên bị gãy xương đùi phải điều trị, bà Phùng không đi làm để
chăm sóc cháu Liên, ông Đức không phải là chủ sỡ hữu chiếc xe và là người có lỗi
chính trong việc va chạm xe.
Câu hỏi đầu tiên đặt ra ở đây là có bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay
không?
Căn cứ Khoản 1, Điều 584 BLDS 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác gây thiệt hại thì phải
bồi thường, trừ trường hợp Bộ Luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Do đó
để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì phải có: Một là, phải
có thiệt hại xảy ra, trong trường hợp này bé Liên bị gãy xương đùi nên đã xảy ra thiêt
hại. Hai là, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, trong vấn đề này ta có biên
bản quyết định của Công An của ông Đức điều khiển xe không đúng quy định của pháp
luật dẫn đến va chạm với bà Phùng. Vậy, tình huống trên sẽ dẫn đến bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng về sức khỏe.
Theo đó, chủ thể nào là người bồi thường: Ông Đức là người gây tai nạn hay là
ông Sâm là chủ sở hữu chiếc xe biển số 59D-123.xx?
4
UEH – School of Law
Luật Dân sự 2
Thứ nhất, ta căn cứ tại khoản 18 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy
định: “Phương tiện giao thông vận tải cơ giới (gọi tắt là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy
kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe
mô tô ba bánh; xe gắn máy, kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự. xe cơ giới được
coi là nguồn nguy hiểm cao độ”. Vậy xe máy mang biển số 59D-123.xx là nguồn nguy
hiểm cao độ.
Căn cứ Khoản 2 Điều 601 BLDS 2015: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho
người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác.” chủ thể bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là: Ông Đức hoặc ông
Sâm.
Ở đây, ta cần xác định được nguyên nhân dẫn đến việc va chạm giữa ông Đức và bà
Phùng. Xét theo tình tiết vụ án, sau khi xảy ra va chạm thì Công an đã lập biên bản và
ban hành quyết định xác định tỷ lệ tổn thương của cháu Tiên là 30%, lỗi chính là do
ông Đức gây ra do lỗi điều khiển xe không đúng quy định của pháp luật, không phải do
chiếc xe bị trục trặt kỹ thuật. Do đó, ta có thể xác định được ông Đức là người phải bồi
thường thiệt hại.
Ngoài ra, Căn cứ Khoản 1 Điều 586 BLDS 2015 “Người từ đủ mười tám tuổi trở
lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”, Ông Đức sinh năm 1976 và hoàn toàn bình
thường nên có thể xác định ông Đức là người có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do bản thân gây ra.
Vậy, mức yêu cầu bồi thường của bà Phùng có hợp lý không?
Trước hết, cần phải xác định thiệt hại mà bé Liên và bà Phùng phải gánh chịu. Theo
chứng từ bà Phùng chứng minh thì tiền điều trị, thuốc men có hóa đơn là 32.009.844
đồng và phải nghỉ làm (1 tháng).
Thứ nhất, căn cứ theo Điểm a, Khoản 1, Điều 590 BLDS: “Chi phí hợp lý cho việc
cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị
thiệt hại” và căn cứ Nghị Quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng
thẩm phán: thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường gồm chi phí hợp lý cho
việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe gồm tiền thuê phương tiện đưa người bị
thiệt hại đi cấp cứu, tiền thuốc, tiền mua các thiết bị y tế,..và các chi phí cần thiết khác
Như vậy, bà Phùng có hóa đơn chứng từ yêu cầu ông Đức bồi thường số tiền chữa trị
cho bé Liên ở trên là hợp lý.
Thứ hai, căn cứ theo Điểm c, Khoản 1 Điều 590 BLDS 2015: “Chi phí hợp lý và
phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian
điều trị;”. Theo đó, bà Phùng có quyền yêu cầu ông Đức bồi thường mức thu nhập 01
tháng nghỉ làm để ở nhà chăm sóc và đưa bé Liên đi điều trị. Tuy nhiên, ta cần xác định
mức thu nhập 01 tháng của bà Phùng là bao nhiêu và có thật sự bị trừ khi nghỉ làm hay
không. Nếu mức thu nhập của bà Phùng không quá 7.000.000 đồng/tháng hoặc không
bị trừ lương thì yêu cầu bồi thường này vô lý và ngược lại.
5
UEH – School of Law
Luật Dân sự 2
Thứ ba, bà Phùng hoàn toàn có quyền yêu cầu mức bồi thường thiệt hại do tổn thất
về tinh thần mà bé Liên phải gánh chịu. Ở đây, yêu cầu bồi thường bao nhiêu là hợp lý?
Theo Khoản 2, Điều 590 BLDS 2015, mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do
thỏa thuận và tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở. Theo đó, số tiền 18.000.000
đồng đòi bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần của bà Phùng là hoàn toàn có cơ sở và
hợp lý.
Như vậy, theo các phân tích ở trên, việc bà Phùng yêu cầu bồi thường đối với ông
Đức là hoàn toàn hợp lý, có căn cứ pháp luật và đúng đối tượng.
3. Kết luận
Hệ thống giao thông vận tải đường bộ ở nước ta từng bước được đầu tư nâng cấp,
sửa chữa, xây dựng mới, phương tiện vận tải tăng về số lượng, đa dạng về chủng loại,
từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế, an ninh quốc phòng, nhu
cầu đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, tình trạng tai nạn giao thông đã và đang diễn biến
ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe, về của cải vật chất,
ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của nước ngoài, tâm lý lo lắng của người dân, gây mất
ổn định trật tự, an toàn xã hội và đang là mối quan tâm của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, của mọi tầng lớp nhân dân.
Để làm giảm một cách cơ bản tai nạn giao thông đường, đòi hỏi phải có một
giải pháp đồng bộ. Một mặt, phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng
cao tự giác chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đầu tư
nâng cấp cơ sở vật chất, các điều kiện bảo đảm an toàn, năng lực quản lý an toàn
giao thông. Mặt khác, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm ngăn chặn tình trạng
vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đồng thời hoàn thiện các quy định của
pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ gây
ra để khắc phục toàn bộ, kịp thời những thiệt hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của
công dân và tài sản của Nhà nước, góp phần phòng ngừa tai nạn.
4. Tài liệu tham khảo
-
Bộ luật dân sự năm 2015
-
Luật giao thông đường bộ năm 2008
-
Nghị quyết số 03/NQ-HĐTP ngày 08/07/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao
-
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam – Tập 2 – Trường Đại học Luật Hà Nội.
-
Đỗ Văn Đại: Bình luận khoa học - Những điểm mới của Bộ Luật Dân sự 2015
(NXB Hồng Đức 2016).
-
6
UEH – School of Law
Luật Dân sự 2
7