Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Chia tài sản chung của vợ chồng là động sản theo quy định của pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.77 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ƢỜ
ĐẠ Ọ
TP. Ồ
MINH

DƢƠ

VĂ KIÊN

LU N VĂ THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LU T DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH

ƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, ĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ƢỜ
ĐẠ Ọ
TP. Ồ
MINH

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số Cn: 8380103

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Tiến
Học viên: Dƣơng Văn Kiên


Lớp: Cao Học Luật Kiên Giang Khóa 2

TP. HỒ CHÍ MINH, ĂM 2021


LỜI CAM ĐOA
Tôi cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học thực sự của cá
nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung
thực và chưa từng được cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tơi xin chịu trách
nhiệm về nghiên cứu của mình.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Dân sự Trường Đại học Luật
Thành Phố Hồ Chí Minh xem xét để tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Dƣơng Văn Kiên


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

CHỮ ĐƢỢC VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

1

Bộ luật Dân sự năm 2015


BLDS

2

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

BLTTDS

3

Hội đồng xét xử

HĐXX

4

Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12
ngày 16 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội,
Luật số 17/2017/QH14 ngày 20 tháng 11
LCTCTD
năm 2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
năm 2010

5

Luật Doanh nghiệp năm 2020

LDN


6

Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014

LHNGĐ

7

Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi,
bổ sung năm 2014

LTHADS

8

Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày
31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết
Nghị định 126/2014/NĐ-CP
một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn
nhân và gia đình

9

Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021
của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân Nghị định 21/2021/NĐ-CP
sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

10

Tịa án nhân dân


11

Thơng tư liên tịch số 01/2016/TTLTTANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng
Thông tư liên tịch
01 năm 2016 của Tòa án nhân dân tối cao,
01/2016/TTLT-TANDTCViện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp
VKSNDTC-BTP
về hướng dẫn thi hành một số quy định của
Luật Hôn nhân và gia đình

12

Viện kiểm sát nhân dân

TAND

VKSND


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
ƢƠ
1. Ă CỨ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG LÀ
ĐỘNG SẢN ................................................................................................................7
1.1. Chia theo sự thỏa thuận của vợ chồng ..........................................................7
1.2. Chia theo quy định của pháp luật ...............................................................18
KẾT LU N
ƢƠ
1 ........................................................................................29

ƢƠ
2. P ƢƠ
THỨC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
LÀ ĐỘNG SẢN .......................................................................................................30
2.1. Tài sản chung của vợ chồng là động sản đƣợc chia theo giá trị ...............30
2.2. Tài sản chung của vợ chồng là động sản đƣợc chia bằng hiện vật...........40
KẾT LU N
ƢƠ
2 ........................................................................................49
KẾT LU N ..............................................................................................................50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
P Ầ MỞ ĐẦ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình được xem là tế bào của xã hội, làm nền tảng bền vững cho xã hội
Việt Nam, và là phần “hồn” giữ cho tinh thần Việt được trường tồn theo thời gian.
Mặc dù vậy, trong lịch sử cũng như ngày nay, Việt Nam ta vẫn là nước nghèo1; có ít
đóng góp cho nhân loại2; và chừng mực nào đó, chưa tiệm cận được với các giá trị,
chuẩn mực văn minh có tính phổ qt của nhân loại như quyền con người, quyền
bình đẳng giới3. Gia đình Việt Nam chưa thật sự phát huy hết giá trị trung tâm của
mình trong việc tạo ra, hay m tăng thêm tài sản cho x hội, cho sự công bằng và
bền vững của gia đình và rộng hơn là sự cách tân, phát triển chung của đất nước.
Ngày nay, gia đình Việt Nam không bền chặt như xưa, thể hiện qua sự gia tăng của
việc ly hôn trong những năm qua. Cụ thể, năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hơn thì
năm 2005 đ tăng lên 65.929 vụ (theo Cuộc điều tra do Bộ Văn hóa – Thơng tin và
Du lịch, phối hợp với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF)4; và con số
này tiếp tục tăng mạnh, Thống kê sơ bộ năm 2018 số vụ ly hôn là 28.076 vụ (theo

số liệu của Tổng Cục Thống kê)5.
Một trong những vấn đề cốt lỗi dẫn đến tình trạng nêu trên xuất phát từ việc xác
lập tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chưa thật sự rõ ràng, minh bạch,
thói quen cũ vẫn cịn chi phối và pháp luật vừa chưa đầy đủ, vừa chưa thể đi vào thực
tế đời sống xã hội. Pháp luật dân sự hiện hành cũng chưa quy định rõ ràng, cụ thể và
thống nhất, về tài sản chung của vợ chồng phải đăng ký quyền sở hữu, tài sản chung
của vợ chồng không phải đăng ký quyền sở hữu, tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân, thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung.
Theo Bảng khảo sát GDP bình quân đầu người năm 2018 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Việt Nam có GDP bình
quân đầu người 7.510 USD, đứng thứ 122/188 quốc gia được khảo sát, kém 11.76064 USD so với GDP
bình quân đầu người của thế giới (19.270 USD). />BB%91c_gia_theo_GDP_(PPP)_b%C3%ACnh_qu%C3%A2n_%C4%91%E1%BA%A7u_ng%C6%B0%E1
%BB%9Di, thời điểm truy cập ng y 06/8/2020.
Theo đánh giá của Ngân h ng Thế giới đ song h nh với Việt Nam để tiếp tục xử những chặng đường cuối
c ng về xóa ngh o vì c n khoảng 8 triệu người Việt Nam vẫn sống với dưới mức 3,2 USD mỗi ng y v o năm
2018. Theo website: truy cập ng y 27/4/2020.
2
Năm 2016, theo Simon Anho t, Việt Nam đứng thứ 116/153 quốc gia về mức độ đóng góp cho nhân oại.
Theo website: truy cập ng y 06/8/2020.
3
Bình đằng giới ở Việt Nam c n hạn chế: số ượng nh đạo nữ giới không nhiều v ở những vị trí thấp, cụ
thể: 25% nữ đại biểu Quốc hội, tỷ ệ nh đạo nữ ở các cấp chính quyền: cấp x chiếm 18%, cấp huyện chiếm
14%, cấp tỉnh chiếm 11%. Theo Báo cáo tổng quan Việt Nam 2035, của Ngân h ng thế giới phối hợp với Bộ
Kế hoạch Đầu tư thực hiện.
4
Giật mình về con số thống kê của gia đình Việt, website: truy cập ng y 06/8/2020.
5
Số vụ y hôn đ xét xử phân theo địa phương v phân theo cấp xét xử, thống kê sơ bộ từ năm 2018 cả nước
có 28.076 vụ y hơn, website: , truy cập ng y 06/8/2020.
1



2
Hiện nay, chia tài sản chung của vợ chồng là động sản có một số bất cập như sau:
Thứ nhất, hình thức của thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng là động
sản trong thời kỳ hôn nhân và khi ly hôn chưa quy định rõ về việc công chứng,
chứng thực.
Thứ hai, pháp luật hiện hành chưa quy định hình thức của thoả thuận phân
chia tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn.
Thứ ba, việc xác định phần tài sản chung của vợ chồng khi tài sản đó là vật chứng.
Thứ tư, pháp luật quy định chưa cụ thể về xác định cơng sức đóng góp của vợ,
chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.
Thứ năm, pháp luật về chia phần vốn góp là tài sản chung của vợ chồng trong
cơng ty trách nhiệm hữu hạn đang hoạt động bình thường chưa có thống nhất về
hướng dẫn giải quyết.
Thứ sáu, đối với tài sản chung của vợ chồng là tiền mà vợ hoặc chồng gửi tại
tổ chức tín dụng theo Điều 32 LHNGĐ, liên quan đến tài sản đó khi giao dịch với
người thứ ba ngay tình vẫn cịn chưa cụ thể.
Do đó, việc nghiên cứu, phân tích để làm sáng tỏ những quy định của luật
hơn nhân và gia đình hiện hành về chia tài sản chung của vợ chồng, nhất là chia tài
sản là động sản là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Mặt
khác, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật, tạo ra cách hiểu thống nhất, đảm
bảo cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, đồng thời giúp cho Tòa án
giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả các tranh chấp phát sinh trong việc yêu cầu
chia tài sản chung của vợ chồng là động sản.
Xuất phát từ lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Chia tài sản chung của vợ
chồng là động sản theo quy định của pháp luật Việt Nam”, để nghiên cứu quy định
của pháp luật hiện hành về tài sản chung của vợ chồng là động sản; thực trạng pháp
luật, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và cơ chế thi hành
pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Qua nghiên cứu, “Chia tài sản chung của vợ chồng là động sản theo quy
định của pháp luật Việt Nam” đ được nhiều tác giả nghiên cứu ở các cấp độ khác
nhau, như:
- Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam - Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh - Nxb. Hồng Đức, năm 2016. Trong giáo trình này có đề
cập đến những vấn đề chung về hôn nhân, tài sản chung của vợ chồng, trách nhiệm


3
và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng, nhưng mới chỉ dừng lại ở nội dung mang tính
chất giáo khoa nói chung, chứ chưa phân tích, nghiên cứu sâu về tài sản chung của
vợ chồng là động sản trong mối tương quan với các luật chuyên ngành khác; chưa
phân tích sâu về mặt thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như chưa cập nhật kịp thời
các quy định theo Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 về vấn đề này.
- Giáo trình Pháp luật về t i sản qu ền s h u t i sản v qu ền th

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh – Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam, năm 2014, do tác giả Lê Minh H ng làm chủ biên. Trong sách này có
một phần nội dung nghiên cứu về sở hữu chung của vợ chồng sở hữu chung hợp
nhất v căn cứ chấm dứt quyền sở chung hợp nhất của vợ chồng. Trong nội dung
này, giáo trình có đề cập giao dịch liên quan đến t i sản chung của vợ chồng m
pháp uật quy định phải bằng hình thức văn bản. Đây là những nội dung cơ bản,
mang tính giáo khoa về hình thức của giao dịch dân sự.
- Sách Luật nghĩ vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩ vụ dân sự, gồm 2 tập
do tác giả Đỗ Văn Đại biên soạn, được ấn hành bởi Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, năm 2012. Trong tập I của bộ sách, tác giả có đề cập đến trường hợp t i sản
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự t i sản chung của vợ chồng v vấn đề đặt ra
vô hiệu một phần hay to n phần khi chỉ có một người xác ập biện pháp bảo đảm.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng đ đề cập đến thực tiễn xét xử về giao dịch
bảo đảm liên quan đến t i sản chung của vợ chồng qua việc tóm tắt bản án và bình

luận án, qua đó làm rõ nhiều vấn đề lý luận, pháp lý quan trọng liên quan đến việc
thực hiện giao dịch về t i sản chung của vợ chồng. Đây là một tài liệu hữu ích, giúp
đưa ra những gợi ý thú vị về giao dịch đối với t i sản thuộc đồng sở hữu hay những
người thừa kế, hộ gia đình. Cơng trình này của tác giả có phần nghiên cứu chuyên
sâu, có hệ thống đối với riêng giao dịch bảo đảm bằng t i sản chung của vợ chồng, và
chưa đưa ra kiến nghị đầy đủ, hoàn chỉnh về việc hoàn thiện pháp luật liên quan đến
vấn đề t i sản chung của vợ chồng là động sản theo pháp luật dân sự Việt Nam.
- Nguyễn Thị Hạnh (2012), “Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật
Việt Nam – Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại
học Luật Hà Nội. Cơng trình này chỉ giải quyết một phần nào vấn đề chia tài sản
chung vợ chồng, trong đó có đề cập đến cơng nợ chung của vợ chồng, nhưng khơng
phải là một cơng trình nghiên cứu riêng và chuyên sâu về t i sản chung của vợ
chồng là động sản, do đó chưa đưa ra được cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp
luật liên quan đến vấn đề này.


4
- Cao Thị Mai Hiên (2017), Đại diện gi a vợ chồng trong quan hệ kinh
doanh theo pháp luật hiện hành, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Quốc gia Hà
Nội. Cơng trình này, tác giả cũng có sự nghiên cứu, phân tích chuyên sâu về một
khía cạnh đại diện của vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, nhưng chưa phân tích
sâu về t i sản chung của vợ chồng là động sản.
- Đỗ Văn Đại và Nguyễn Nhật Thanh (2015) “Trách nhiệm liên đới của vợ
chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 5,
tr. 13-24. Cơng trình này đ có các phân tích và bình luận khá sâu sắc về trách
nhiệm liên đới của vợ chồng nói chung đối với giao dịch do một bên vợ hoặc chồng
thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Tuy nhiên, tác giả chưa đi
sâu nghiên cứu riêng biệt, toàn diện về t i sản chung của vợ chồng là động sản.
- Lê Đăng Khoa, Nguyễn Thị Huyền Trang (2017), “Xác minh, thu thập chứng
cứ trong các vụ án ly hơn có u cầu chia tài sản chung vợ chồng”, Tạp chí Dân chủ

và pháp luật số 7/2017. Trong cơng trình này, các tác giả đ nghiên cứu về cơng tác
xác minh, thu thập chứng cứ về yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng trong các vụ án
ly hôn. Tuy nhiên, do tính chất của một bài viết nghiên cứu, nên các tác giả chỉ đề cập
đến một khía cạnh cụ thể về tác xác minh, thu thập chứng cứ về yêu cầu chia tài sản
chung vợ chồng trong các vụ án ly hơn mà chưa trình bày tồn diện về chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn bao gồm cả lý luận và thực tiễn áp dụng.
Ngo i ra, trên các tạp chí chuyên ngành về luật, như tạp chí Khoa học pháp
lý, Tạp chí Tịa án nhân dân, Tạp chí Nhà nước và pháp luật cũng còn nhiều bài viết
liên quan đến t i sản chung của vợ chồng hướng đến việc ho n thiện Luật Hơn nhân
v gia đình, m hiện nay uật n y đ được ban h nh và có hiệu lực thi hành.
Do đó, mặc dù vấn đề t i sản chung của vợ chồng có nhiều cơng trình nghiên
cứu đề cập đến nhưng chưa thực sự có những nghiên cứu riêng và chuyên sâu về
vấn đề này. Việc chọn lựa đề tài “Tài sản chung của vợ chồng là động sản” là sự
tổng hợp, phân tích, đánh giá một cách sâu sắc, cụ thể, rõ ràng để cho thấy vai trị
quan trọng của vấn đề này, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện cả về mặt lý
luận cũng như về mặt thực tiễn xét xử của Tòa án.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở quy định của pháp luật, thực tiễn xét xử của Tòa án qua các vụ án
dân sự, tác giả muốn làm sáng tỏ những quy định pháp luật và chỉ rõ những vướng
mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng quy định pháp luật. Đề tài đề xuất một số kiến


5
nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về căn cứ, phương thức chia tài sản chung của vợ
chồng là động sản.
3.2. hiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Làm rõ thực trạng pháp luật về căn cứ, phương thức chia tài sản chung của
vợ chồng là động sản;

- Chỉ ra hạn chế, bất cập của Tòa án khi áp dụng pháp luật không thống nhất
với nhau trong các vụ án liên quan đến căn cứ, phương thức chia tài sản chung của
vợ chồng là động sản;
- Đánh giá nguyên nhân về thực trạng áp dụng các quy định pháp luật hiện
hành về việc chia tài sản chung của vợ chồng là động sản;
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về việc chia tài sản
chung của vợ chồng là động sản theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quy định của pháp luật về căn cứ, phương thức chia
tài sản chung của vợ chồng là động sản. Các quy định này được điều chỉnh trong Bộ
luật Dân sự năm 2015, Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 và các văn bản hướng
dẫn thi hành về các luật trên. Thực tiễn thi hành, vướng mắc, bất cập về việc chia tài
sản chung của vợ chồng là động sản qua các vụ án dân sự cũng được khắc họa để
làm căn cứ kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Cơng trình chỉ nghiên cứu về việc chia tài sản chung của vợ chồng là động sản
theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay. Trọng tâm là ở quan điểm áp dụng
pháp luật khi xét xử của hai cấp Tòa sơ thẩm và phúc thẩm.
Về địa bàn, tác giả nghiên cứu ở nhiều địa phương khác nhau qua các vụ án
dân sự.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Thực tiễn áp dụng pháp luật từ 2014 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng trong hai chương
của luận văn để phân tích về quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng, kiến nghị về
việc chia tài sản chung của vợ chồng là động sản theo quy định của pháp luật Việt
Nam hiện nay.



6
- Phương pháp phân tích luật viết: Phương pháp này được sử dụng trong hai
chương nhằm đánh giá những quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành về việc chia tài sản
chung của vợ chồng là động sản. Trên cơ sở các quy phạm pháp luật, cơng trình chỉ
ra những bất cập của luật và hạn chế trong thực tiễn thực hiện.
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp được sử dụng trong hai chương nhằm
đánh giá tình hình thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về việc chia tài sản
chung của vợ chồng là động sản, trên cơ sở đó đưa ra các nhận xét, bình luận.
Phương pháp này cịn được sử dụng trong các kết luận.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng khi so sánh các quy
định của pháp luật về việc chia tài sản chung của vợ chồng là động sản trong Bộ
luật Dân sự năm 2015, Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 và với các văn bản
hướng dẫn để chỉ ra những bất cập, hạn chế.
6. Kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho cá nhân, tổ chức
trong công tác nghiên cứu, học tập, áp dụng thực tiễn trong việc giải quyết các vấn
đề liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng là động sản theo quy định của
pháp luật Việt Nam hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cái nhìn sâu và thực tế
đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng là động sản theo quy định của pháp
luật Việt Nam hiện nay.
Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật, đảm bảo tính thi hành cao trong thực tế về việc chia tài sản chung
của vợ chồng là động sản theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay.
7. ơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 2 chương:
hƣơng 1. Căn cứ chia tài sản chung của vợ chồng là động sản.
hƣơng 2. Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng là động sản.



7

Ă

ƢƠ
1
Ứ CHIA TÀI SẢ CHUNG ỦA VỢ



LÀ ĐỘ

SẢ

1.1. Chia theo sự thỏa thuận của vợ chồng
Theo Từ điển Luật học, tài sản chung của vợ chồng là “vật và lợi ích vật chất
khác thuộc sở hữu chung của cả vợ và chồng”6. Theo khái niệm này, có hai yếu tố
chính để xem một tài sản là tài sản chung của vợ chồng, thứ nhất đó là những vật và
lợi ích vật chất, và yếu tố còn lại là tài sản này phải thuộc sở hữu chung của vợ
chồng. Như vậy, tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng là những tài sản mà vợ,
chồng cùng là chủ sở hữu. Chế độ tài sản chung của vợ chồng được quy định trong
pháp luật như một tất yếu khách quan, nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản chung của
vợ chồng mà trước hết là xuất phát từ tính chất, mục đích của quan hệ hơn nhân. Để
xây dựng một gia đình hạnh phúc ấm no, không thể không sử dụng đến nguồn tài
sản chung của vợ chồng.
Theo Điều 105 BLDS: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.
Theo Điều 107 BLDS, tài sản được chia thành bất động sản và động sản. 1.Bất động
sản gồm: a) Đất đai; b) Nhà, cơng trình xây dựng gắn iền với đất đai; c) Tài sản

khác gắn iền với đất đai, nhà, cơng trình xây dựng; d) Tài sản khác theo quy định
của pháp uật. 2.Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Theo Chương II Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự
về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ về tài sản bảo đảm bao gồm bất động sản và động
sản. Động sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là tài sản hiện có hoặc tài sản
hình thành trong tương lai, trừ tài sản cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm
chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện
pháp bảo đảm. Động sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể là tài sản thuộc
sở hữu của chủ thể quyền bề mặt , hoa lợi, lợi tức hoặc tài sản khác có được từ việc
khai thác, sử dụng tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng được dùng để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ; các loại vật (vật có vật phụ, vật đồng bộ hoặc vật đặc
định); giấy tờ có giá, chứng khốn, số dư tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngồi, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng (quyền đ i nợ, các
khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác; quyền khai thác, quản lý dự án đầu
tư; quyền cho thuê, cho thuê lại; quyền hưởng hoa lợi, lợi tức, lợi ích khác trị giá
được bằng tiền hình thành từ hợp đồng; quyền được bồi thường thiệt hại; quyền
6

Viện khoa học pháp

(2006), T điển Luật học, Nxb Tư pháp, tr. 686.


8
khác trị giá được bằng tiền phát sinh từ hợp đồng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ);
tài sản hình thành từ việc góp vốn (cổ phần, phần vốn góp, quyền mua phần vốn
góp hoặc lợi tức phát sinh từ cổ phần, phần vốn góp trong pháp nhân thương mại,
pháp nhân phi thương mại); quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên (quyền khai thác
khoáng sản; sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; hải sản tự nhiên, bao gồm
động vật và thực vật biển; tài nguyên nước, bao gồm nước mặt, nước biển và nước

dưới đất, yến sào thiên nhiên; quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác trị giá
được bằng tiền để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ); quyền tài sản phát sinh từ quyền sở
hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, hoạt động khoa học, công nghệ; dự án đầu tư, tài
sản thuộc dự án đầu tư và các động sản khác.
Ngoài quy định tại Điều 33 LHNGĐ về tài sản chung, Điều 9 Nghị định
126/2014/NĐ-CP quy định về thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ
hơn nhân cịn có các khoản: Tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, tài
sản mà vợ, chồng được xác ập quyền sở hữu đối với vật vơ chủ, vật bị chơn giấu, bị
chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất ạc, vật nuôi dưới
nước và các thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp uật.
Theo Từ điển Tiếng Việt, phân chia là “chia ra, tách ra thành các phần riêng
7
biệt” . Theo khái niệm này, khi phân chia khối tài sản chung thì tài sản này được
tách thành từng phần (theo hiện vật hoặc giá trị) để các chủ thể có quyền sở hữu
riêng. Việc phân chia có tác dụng chấm dứt tình trạng sở hữu chung theo phần và
cấp hẳn một hoặc nhiều tài sản chia cho các đương sự8. Chia tài sản chung của vợ
chồng là động sản theo thỏa thuận tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh
việc định đoạt tài sản của vợ chồng về việc chia tài sản thuộc sở hữu chung hợp
nhất của vợ chồng thành tài sản riêng thuộc sở hữu riêng của một bên.
Theo Điều 38 LHNGĐ, trong thời kỳ hơn nhân, vợ chồng có quyền thỏa
thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung. Thỏa thuận về việc chia tài sản
chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ
chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 1 Điều 59 LHNGĐ, trong trường hợp chế độ tài sản của vợ
chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận. Trong trường
hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly
hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận khơng đầy đủ, rõ ràng thì áp
Viện Ngơn ngữ học (2002), T điển Ti ng Việt phổ thơng, Nxb TP. Hồ Chí Minh, tr.141.
Nguyễn Ngọc Điện v Đo n Thị Phương Diệp (2018), Pháp luật về qu n hệ t i sản gi vợ chồng, Nxb Đại
học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.147.

7
8


9
dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các Điều 60, Điều
61, Điều 62, Điều 63 và Điều 64 của LHNGĐ để giải quyết. Theo Điểm b, Khoản 1,
Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP: “Trường
hợp có văn bản thỏa thuận về ch độ tài sản của vợ chồng và văn bản này khơng bị
Tịa án tun bố vơ hiệu tồn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận
để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn…”.
Theo Khoản 2, Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015, “hình thức của giao dịch
dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy
định”. Như vậy, để thoả thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực thì
thoả thuận này khơng những phải đáp ứng hình thức luật định là được lập thành văn
bản và được công chứng, chứng thực trong những trường hợp pháp luật có quy định
loại giao dịch phải cơng chứng, chứng thực hoặc theo nguyện vọng, yêu cầu từ vợ,
chồng. Thoả thuận bằng văn bản là chưa đủ nếu như văn bản pháp luật quy định
thoả thuận phải được công chứng, chứng thực. Do đó, đối với một số loại thoả
thuận hình thức bắt buộc đồng thời phải bằng văn bản và được công chứng, chứng
thực. Khoản 1, Điều 59 LHNGĐ quy định về giải quyết tài sản của vợ chồng do vợ
chồng thoả thuận trong trường hợp áp dụng chế độ tài sản theo luật định.
Với quy định như trên về chia tài sản chung của vợ chồng là động sản theo sự
thỏa thuận của vợ chồng, tác giả nhận thấy có những bất cập như sau:
Thứ nhất, về hình thức của thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng là
động sản trong thời kỳ hôn nhân và khi ly hôn. Cụ thể: Việc chia tài sản chung của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải được công chứng, chứng thực nhưng chưa rõ
trường hợp cụ thể nào phải công chứng, chứng thực9.
Ví dụ: Bản án số 215/2015/DS-GĐT ngày 29 tháng 05 năm 2015 của Toà
dân sự Toà án nhân dân tối cao về vụ án hôn nhân và gia đình10.

Nguyên đơn trong vụ án là bà Tuyết khởi kiện u cầu Tồ án giải quyết ly
hơn, con chung và phân chia tài sản chung với ơng Nghị. Trước đó, vào ngày 07
tháng 4 năm 2011, giữa ông Nghị và bà Tuyết có lập một bản thoả thuận về tài sản
với nội dung như sau: “Bà Tuy t được toàn quyền s h u các tài sản sau: Nhà số 114
Cộng Hịa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh; Nhà số 60/12/32 Cách
Mạng Tháng Tám, Phường 15, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh; Đất xã Phước Vĩnh An,
Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Ơng Nghị được tồn quyền s h u các tài sản sau:
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2018), Sách tình huống LHNGĐ, Nh xuất bản Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam tr.197.
10
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2018), t đd (9), tr 197.
9


10
Nhà xư ng 291 đường Lê Văn Khương tổ 4, khu phố 1, Phường Hiệp Thành, Quận
12, TP. Hồ Chí Minh; nhà đất 8B5 Thạnh Lộc, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh”. Tuy
nhiên, khi yêu cầu phân chia tài sản cùng với u cầu giải quyết ly hơn thì Bà Tuyết
lại muốn được chia đôi ngôi nhà tại số 291 đường Lê Văn Khương, tổ 4, khu phố 1,
Phường Hiệp Thành, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh mà trước đó vợ, chồng bà đ thoả
thuận bằng văn bản rằng ông Nghị được sở hữu căn nhà. Cịn ơng Nghị cho rằng các
bên đ ký bản thoả thuận và nhà xưởng 291 đường Lê Văn Khương nói trên bà Tuyết
đ chia cho ơng được tồn quyền sở hữu, sử dụng nên ông Nghị mong muốn được
nhận tài sản này (mặc dù tài sản này chưa được sang tên cho ông).
Hướng giải quyết: Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm quyết định giao căn
nhà số 291 đường Lê Văn Khương cho ông Nghị sở hữu dựa theo nội dung của
Bản thoả thuận ngày 07 tháng 04 năm 2011 của bà Tuyết và ơng Nghị. Ngược lại,
Tồ giám đốc thẩm quyết định: “Xét thấy, Bản thỏa thuận về tài sản ngày 07 tháng
4 năm 2011 nêu trên chưa được công chứng, chứng thực nên chưa có giá trị pháp
lý. Mặt khác, nội dung Bản thỏa thuận lại phân chia cả tài sản là nhà đất đ cấp

giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng cho các con ông Nghị và bà Tuyết, khi
khơng có ý kiến của các con. Thực tế thì nhà đất tranh chấp ông Nghị cũng chưa
đăng ký kê khai theo quy định của pháp luật nên nhà đất trên chưa được chuyển
quyền cho ơng Nghị. Do vậy, Tịa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm cho rằng bản
thỏa thuận về tài sản ngày 07 tháng 4 năm 2011, đây là bản thỏa thuận cuối cùng,
bản phân chia tài sản này không trái pháp luật, đạo đức xã hội được pháp luật cho
phép, để từ đó khơng chấp nhận yêu cầu của bà Tuyết chia nhà đất số 291 đường
Lê Văn Khương; chấp nhận yêu cầu phản tố của ơng Nghị, giao tồn bộ nhà đất
tranh chấp cho ông Nghị được quyền sở hữu, sử dụng là chưa phù hợp với quy
định của pháp luật”.
Qua vụ việc này, tác giả nhận thấy:
Một, chiếu theo quy định tại Điều 38 LHNGĐ năm 2014 thì thoả thuận của
vợ chồng ơng Nghị, bà Tuyết đ thoả mãn điều kiện về nội dung tức là việc phân
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân do vợ, chồng thoả thuận và
dựa vào nội dung vụ việc, cả ông Nghị và bà Tuyết đều thừa nhận các bên có thoả
thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng vào ngày 07 tháng 4 năm 2014.
Hai, bản thoả thuận về tài sản ngày 07 tháng 4 năm 2014 của ông Nghị, bà
Tuyết đ đáp ứng một phần điều kiện hình thức của thoả thuận theo quy định tại
Khoản 2, Điều 38 LHNGĐ năm 2014 là “thoả thuận phân chia tài sản chung phải lập


11
thành văn bản”. Tuy nhiên, đoạn sau của Khoản 2, Điều 38 có quy định là “văn bản
này được cơng chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật”.
Trong vụ việc này các bên không có u cầu phải cơng chứng, chứng thực bản thoả
thuận. Về trường hợp thứ hai, thoả thuận phải được công chứng, chứng thực theo quy
định của pháp luật. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật chuyên ngành về đất đai, nhà ở
hiện nay chưa có quy định liên quan đến thoả thuận phân chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân mà đối tượng phân chia là đất đai, nhà ở phải cơng chứng, chứng
thực. Chính vì thế nên khi giải quyết tranh chấp liên quan đến thoả thuận phân chia

tài sản chung, Tồ án cịn nhiều lúng túng và đưa ra hướng xử lý khác nhau mặc dù
trong cùng một vụ việc. Như trong bản án vừa nêu thì Toà án hai cấp sơ thẩm và phúc
thẩm quyết định giao nhà số 291 cho ông Nghị, tức là xác nhận thoả thuận phân chia
tài sản chung của bà Tuyết với ơng Nghị có hiệu lực mà khơng bắt buộc phải cơng
chứng, chứng thực. Trong khi đó, Tồ án giám đốc thẩm cho rằng bản thoả thuận này
khơng có giá trị pháp lý vì chưa được cơng chứng, chứng thực. Do đó, pháp luật cần
ghi nhận cụ thể những trường hợp thoả thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng
bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Theo tác giả Phùng Trung Tập, “nếu tài sản
chung được chia là bất động sản và động sản mà pháp luật quy định phải đăng ký
quyền sở hữu, thì hợp đồng của vợ chồng trong việc phân chia tài sản chung phải
công chứng hoặc chứng thực mới có giá trị pháp ”11.
Có quan điểm cho rằng “việc chia tài sản chung của vợ chồng do tự thoả
thuận với nhau dứt khoát phải được Tồ án cơng nhận hoặc phải được cơng chứng,
chứng thực theo quy định của pháp luật”12. Trong mối quan hệ với người thứ ba thì
quan điểm này là phù hợp, giúp cho cơ quan có thẩm quyền cũng như người thứ ba
có thể kiểm sốt được thỏa thuận của vợ chồng, tránh được các trường hợp vợ
chồng thoả thuận phân chia tài sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên,
nếu như thỏa thuận về phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng
chỉ trong phạm vi của vợ, chồng, không liên quan đến nghĩa vụ với người thứ ba thì
việc cơng chứng là khơng cần thiết, đồng thời làm cho vợ, chồng phải mất thêm một
khoản phí cho dịch vụ cơng chứng. Do đó, tác giả nhận thấy rằng quy định của
LHNGĐ hiện nay là hợp lý khi chỉ bắt buộc công chứng theo yêu cầu của vợ chồng
hoặc đối với những tài sản mà pháp luật quy định phải thực hiện việc công chứng.
Phùng Trung Tập, “Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”, phap.
vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207813, (truy cập ng y 27 tháng 10 năm 2020).
12
Phan Tấn Pháp và Nguyễn Nho Ho ng (2012), “Một số vấn đề về chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (01), tr.20.
11



12
Tuy nhiên, pháp luật chưa có quy định những thoả thuận đối với loại tài sản nào thì
cần thơng qua thủ tục công chứng, chứng thực.
Thứ hai, hiện tại pháp luật khơng quy định hình thức của thoả thuận phân chia
tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn. Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn hay trong thời kỳ hơn nhân thì đều có mục đích là xác định sở hữu riêng
của vợ, chồng đối với khối tài sản chung. Cho nên, theo tác giả, thoả thuận này cũng
cần chịu ràng buộc bởi một hình thức nhất định để Toà án viện dẫn làm căn cứ giải
quyết các tranh chấp phát sinh sau khi quan hệ hơn nhân của vợ chồng chấm dứt.
Ví dụ: Bản án phúc thẩm số 113/2020/HNGĐ-PT ngày 03 tháng 03 năm
2020 của Tồ án nhân dân TP. Hồ Chí Minh13.
Ngun đơn, bà Nguyễn Thị P khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau ly
hôn với ông Nguyễn Ngọc M. Bà P và ông M đ ly hôn theo Quyết định cơng nhận
thuận tình ly hơn và sự thoả thuận của các đương sự số 1525/2016/QĐHNGĐ-ST
ngày 17 tháng 11 năm 2016. Về tài sản chung, hai bên đ tự thoả thuận và khơng
u cầu Tồ án giải quyết. Ngày 01 tháng 11 năm 2017, bà P và ông M lập bản cam
kết chia tài sản chung: Căn nhà số 159 đường N, Phường M, Quận V, TP. Hồ Chí
Minh và thửa đất số 539 tờ bản đồ số 47 xã H, huyện C, TP. Hồ Chí Minh; hai tài
sản trên được chia đơi theo giá trị ngày các bên có u cầu và được chia sau 06
tháng kể từ ngày ập biên bản. Nhưng vì đ q thời hạn mà ơng M khơng chia nên
bà P khởi kiện u cầu Tồ án phân chia khối tài sản chung này theo như nội dung
thoả thuận của vợ chồng trong bản cam kết ngày 01 tháng 11 năm 2017.
Mặc dù vợ, chồng đ tự thoả thuận và thậm chí lập thành văn bản nhưng vợ,
chồng vẫn không tuân thủ thoả thuận dẫn đến việc một bên khởi kiện yêu cầu Toà
án phân chia tài sản chung sau khi ly hôn. Hơn nữa, dù trong bản cam kết thoả
thuận rằng tài sản chung của vợ chồng và sẽ chia đôi theo giá trị nhưng khi bà P
khởi kiện thì ơng M cho rằng đây là những tài sản riêng của ông. Đối với căn nhà số
159 đường N, Phường M, Quận V, TP. Hồ Chí Minh thì ơng trình bày được mua
trước thời kỳ hơn nhân; cịn thừa đất số 539 tờ bản đồ số 47 thì được mua trong thời

kỳ hơn nhân nhưng tiền mua đất là tiền mẹ của ông cho ông.
Qua vụ việc này, tác giả nhận thấy:
Một, văn bản thoả thuận có thể coi như một loại bằng chứng ghi nhận lại sự
kiện pháp lý vợ chồng thoả thuận, thống nhất phân chia một phần hoặc toàn bộ tài
13

/>%20san%20chung%20sau%20ly%20hon.pdf, (truy cập ng y 05 tháng 11 năm 2021). Phụ luc 1.


13
sản chung của vợ chồng. Thoả thuận này có thể là căn cứ để Toà án xác nhận việc
các bên đ thoả thuận khi giải quyết tranh chấp. Trong vụ việc này, mặc dù đ có
thoả thuận được lập thành văn bản nhưng vợ, chồng vẫn đi ngược lại với nguyên tắc
đề cao sự thoả thuận.
Hai, tài sản mà vợ chồng bà P và ông M thoả thuận phân chia là đất đai, nhà
cửa và trong thực tiễn thì một số loại giao dịch dân sự liên quan đến đất đai như
chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn, cho thuê, cho thuê lại, … pháp luật
thường yêu cầu thoả thuận không chỉ phải được lập thành văn bản mà cịn phải
được cơng chứng, chứng thực14. Tương tự, hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp
vốn, thế chấp nhà ở cũng phải được công chứng, chứng thực theo khoản 1 Điều 122
Luật Nhà ở năm 2014. Việc công chứng, chứng thực có ý nghĩa quan trọng để cơ
quan có thẩm quyền cũng như những chủ thể khác có liên quan nắm bắt được tình
trạng của tài sản. Hơn nữa, xét về bản chất thì thoả thuận phân chia tài sản của vợ
chồng dù là trong thời kỳ hôn nhân hay khi ly hơn thì cũng đều nhằm mục đích xác
định phần sở hữu tài sản của mỗi bên. Do đó, pháp luật hiện hành nên ghi nhận rõ
về hình thức của thoả thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn để bảo
vệ quyền lợi chính đáng của vợ, chồng và người thứ ba. Bởi vì quy định về hình
thức của giao dịch dân sự khơng rõ ràng, là cơ hội cho những chủ thể không trung
thực lạm dụng để dựa vào đó mang lại lợi ích vật chất có lợi cho mình mà gây thiệt
hại cho người khác hoặc để huỷ một giao dịch bất lợi cho mình.15 Do đó, pháp luật

cần phải quy định rõ ràng hơn về thoả thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng
thì phải có chứng thực của cơ quan hành chính hoặc chứng nhận của cơng chứng.
Thứ ba, việc xác định phần tài sản chung của vợ chồng khi tài sản đó là vật chứng.
Theo Khoản 2 Điều 33 LHNGĐ, tài sản chung của vợ chồng được dùng để
bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Theo Khoản
1 Điều 29 LHNGĐ, vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo
lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; khơng phân biệt giữa lao động
trong gia đình và lao động có thu nhập. Theo Khoản 2 Điều 59 LHNGĐ, tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn được chia đơi nhưng có tính đến các yếu tố do Điều
luật này quy định.
Từ các quy định nêu trên về quyền đối với tài sản chung của vợ chồng, mục
đích sử dụng và tỷ lệ tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung, qua thực tiễn thi
Khoản 3, Điều 167 Luật Đất đai năm 2013.
Nguyễn Văn Cừ v Trần Thị Huệ (2017), Bình luận ho học Bộ luật Dân sự năm 2015 củ nước
CHXHCN Việt N m, Nxb. Công an nhân dân, tr.234.
14
15


14
hành về xử lý vật chứng là tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân vẫn cịn bất cập. Đó
là việc xác định và chia tài sản chung của vợ chồng như thế nào khi tài sản đó bị xử
lý theo pháp luật.
Tình huống: Khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý vật chứng là tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân16.
Từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 9 năm 2019, Nguyễn Văn A đ 02 ần điều
khiển xe ô tơ biển kiểm sốt 20A - 701.00 từ thành phố HN đến địa bàn tỉnh BG để
trộm cắp tài sản. A bị khởi tố, truy tố về tội trộm cắp tài sản. Chiếc xe ô tô trên đăng
ký năm 2016 và mang tên chị Nguyễn Thị H là vợ A. Quá trình điều tra, chị H khai
chiếc xe là của cá nhân, gia đình có hai chiếc xe một chiếc là của A cịn chiếc xe đang

bị cơng an tạm giữ là của chị H được mua trong thời kỳ hôn nhân nhưng là nguồn tiền
của cá nhân chị. Việc A sử dụng làm phương tiện đi trộm cắp tài sản thì chị khơng
biết, nay chị đề nghị trả ại chiếc xe cho chị để sử dụng. Nguyễn Văn A khai nhận có
đóng góp một phần nhỏ để mua chiếc xe này. Trong vụ án này, Nguyễn Văn A đ 02
ần sử dụng chiếc xe ô tô nhãn hiệu LEXUS biển kiểm sốt 20A - 701.00 dùng làm
cơng cụ, phương tiện phạm tội nên chiếc xe này là vật chứng của vụ án. Việc xử lý
chiếc xe thu giữ của Nguyễn Văn A, có nhiều quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất: Tịch thu, nộp ngân sách nhà nước ½ giá trị chiếc xe tại
thời điểm cơ quan thi hành án dân sự tổ chức bán đấu giá thành. Vì chiếc xe là tài
sản chung của vợ chồng nên mỗi người có quyền sở hữu ½ giá trị chiếc xe. Do đó,
cần tịch thu nộp ngân sách nhà nước phần giá trị tài sản mà A được hưởng khi đấu
giá thành và trả ại chị H phần giá trị tài sản chị H được hưởng.
Quan điểm thứ hai: Tịch thu, nộp ngân sách nhà nước chiếc xe ô tô biển kiểm
sốt 20A - 701.00. Vì A dùng làm cơng cụ, phương tiện thực hiện tội phạm nên theo
điểm a khoản 1 Điều 47 Bộ uật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và
điểm a khoản 2 Điều 106 Bộ uật Tố tụng hình sự năm 2015 thì phải tịch thu, nộp
ngân sách nhà nước chiếc xe này. Lý do của việc tịch thu xe là cho đến thời điểm xử
lý chưa có quyết định hay văn bản nào có hiệu ực thể hiện A được sở hữu ½ giá trị
chiếc xe và chị H được sở hữu ½ giá trị chiếc xe. Chị H có quyền khởi kiện yêu cầu
A để yêu cầu A trả ại phần giá trị chiếc xe mà chị H được hưởng vì A có ỗi trong
việc sử dụng xe.
Quan điểm thứ ba: Trả chiếc xe ơ tơ biển kiểm sốt 20A - 701.00 cho chị
Nguyễn Thị H. Căn cứ để trả xe vì chị H là chủ sở hữu và là người quản lý hợp
16

truy cập úc 22h ng y 12.10.2021.


15
pháp chiếc xe này. Hơn nữa, theo Khoản 2 Điều 59 LHNGĐ, khi chia tài sản chung

có tính đến yếu tố cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát
triển khối tài sản chung. Việc Nguyễn Văn A sử dụng chiếc xe trên làm công cụ,
phương tiện phạm tội chị H không biết nên cần trả ại.
Từ vụ án trên, có nhiều nội dung được đặt ra đối với vụ việc này.
Thứ nhất, là chị H có thể u cầu tổ chức cơng chứng hoặc Tòa án chứng nhận
hoặc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo Điều 38 LHNGĐ không? Trong
khi đó, Nguyễn Văn A đang bị tạm giam để xử lý hành vi vi phạm pháp uật hình sự.
Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền tịch thu, nộp ngân sách nhà nước ½ giá trị
chiếc xe hay cả chiếc xe khi xử lý? Theo Điều 33, Điều 37 LHNGĐ, chiếc xe nói
trên là tài sản chung của vợ chồng, về nguyên tắc, mỗi bên sở hữu ½ giá trị chiếc
xe. Tuy nhiên, do đồng sở hữu chủ (chị H) đ không quản lý tốt tài sản chung nên
Nguyễn Văn A ợi dụng điều kiện đó đ sử dụng chiếc xe trên thực hiện hành vi
phạm tội. Từ lý uận trên, cơ quan có thẩm quyền tịch thu, nộp ngân sách nhà nước
giá trị chiếc xe mà Nguyễn Văn A dùng để phạm tội. Ngược ại, cơ quan có thẩm
quyền chỉ tịch thu, nộp ngân sách nhà nước ½ giá trị chiếc xe khi xử lý do việc quản
lý việc vận hành, sử dụng chiếc xe trên là nằm ngoài khả năng của chị H nên chỉ
tịch thu, nộp ngân sách nhà nước ½ giá trị chiếc xe.
Thứ ba, nếu cơ quan có thẩm quyền tịch thu, nộp ngân sách nhà nước giá trị
chiếc xe khi xử lý thì chị H có quyền khởi kiện u cầu Tịa án buộc Nguyễn Văn A
trả ại ½ giá trị chiếc xe vì A có ỗi trong việc sử dụng xe? Theo Khoản 4 Điều 45
LHNGĐ, vợ, chồng có nghĩa vụ riêng về tài sản phát sinh từ hành vi vi phạm pháp
luật của vợ, chồng. Theo quy định này, Nguyễn Văn A phải chịu trách nhiệm bằng tài
sản riêng của mình.
Tương tự vụ án trên là việc xử lý tài sản đang đảm bảo nghĩa vụ tại cơ quan
tín dụng.
Ví dụ: Xử lý vật chứng của vụ án là tài sản thế chấp như thế nào cho đúng?17
Ngày 21/9/2018 và ngày 22/9/2018, Phan Ngọc R điều khiển xe ôtô tải đi
trộm cắp tài sản là gỗ keo nguyên liệu. Công an đ thu giữ xe ơ tơ tải. Q trình
điều tra đ xác định được xe ô tô tải mà Phan Ngọc R dùng làm phương tiện đi trộm
cắp là tài sản chung của vợ chồng R mua năm 2016 với số tiền là 137.000.000 đồng.

Ngày 07/3/2018, Phan Ngọc R dùng xe ô tô tải thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp
17

/>truy cập lúc 22h ngày 2.11.2021.


16
& phát triển nông thôn để vay số tiền 70.000.000 đồng, đến ngày 07/3/2019 thì hết
hạn hợp đồng. Giấy tờ gốc của xe ô tô (đăng ký, đăng kiểm, chứng nhận bảo hiểm)
do Ngân hàng quản lý. Phan Ngọc R bị Viện kiểm sát nhân dân huyện P truy tố về
tội “trộm cắp tài sản”.
Trong vụ án này, có nhiều quan điểm khác nhau về việc xử lý vật chứng được
thu giữ (xe ô tô tải) như sau:
Quan điểm thứ nhất: Xe ô tô tải là tài sản thuộc quyền sở hữu của vợ chồng
Phan Ngọc R được xác định là phương tiện phạm tội, áp dụng điểm a khoản 1 Điều
47 BLHS 2015, điểm a khoản 1 Điều 106 BLTTHS 2015 tịch thu sung vào ngân
sách Nhà nước (nếu vợ Phan Ngọc R biết R dùng xe ô tô tải làm phương tiện đi
trộm cắp tài sản). Tịch thu ½ giá trị xe để sung vào ngân sách Nhà nước, trả lại cho
vợ Phan Ngọc R ½ giá trị xe ô tô tải (nếu vợ R không biết R dùng xe ô tô tải làm
phương tiện đi trộm cắp tài sản). Việc Phan Ngọc R dùng xe ô tô tải để thế chấp tại
Ngân hàng không làm mất đi quyền sở hữu của Phan Ngọc R khi Phan Ngọc R
dùng làm phương tiện phạm tội thì xử lý theo quy định của pháp luật.
Quan điểm thứ hai: Xe ô tô tải là tài sản thuộc quyền sở hữu của vợ chồng
Phan Ngọc R, nhưng Phan Ngọc R đ dùng xe ô tô tải để thế chấp tại Ngân hàng vay
số tiền là 70.000.000 đồng. Vì vậy, giao lại xe cho Ngân hàng để Ngân hàng xử lý tài
sản đảm bảo (vì đ hết thời hạn vay, nhưng Phan Ngọc R khơng có khả năng trả nợ).
Quan điểm thứ ba: Xe ô tô tải là tài sản thuộc quyền sở hữu của vợ chồng
Phan Ngọc R, nhưng Phan Ngọc R đ dùng xe ô tô tải để thế chấp tại Ngân hàng
vay số tiền là 70.000.000 đồng. Tuy nhiên, xe ô tô tải mua ban đầu với số tiền là
137.000.000 đồng. Do đó, áp dụng điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 47 BLHS 2015;

điểm a khoản 1 Điều 106 BLTTHS 2015 tịch thu xe ôtô tải, giao cho Ngân hàng
bán đấu giá để thu hồi số tiền mà bị cáo R đ vay là 70.000.000 đồng và tiền lãi (vì
đ hết thời hạn vay, nhưng Phan Ngọc R khơng có khả năng trả nợ). Số tiền bán xe
ơtơ tải sau khi trừ tiền vay, lãi và chi phí bán đấu giá cịn lại (nếu cịn) chia đơi, trả
cho vợ Phan Ngọc R ½ số tiền. Tịch thu sung vào ngân sách Nhà nước ½ số tiền
(phần của Phan Ngọc R).
Theo tác giả, trong vụ án này khơng đồng tình với quan điểm giao lại xe cho
Ngân hàng để Ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo vì đ hết thời hạn vay, nhưng Phan
Ngọc R khơng có khả năng trả nợ mà phải tịch thu 1/2 giá trị xe khi cơ quan thi
hành bản án hình sự về xử lý tài sản theo Điều 124 LTHADS về xử lý vật chứng, tài
sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước.


17
Ngoài ra, hiện nay LHNGĐ chưa quy định về trường hợp chia tài sản chung
của vợ chồng khi vợ hoặc chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyết định
của Tịa án có hiệu lực pháp luật. Theo quy định tại Điều 38 LHNGĐ thì vợ chồng
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, chồng hoặc vợ chỉ có thể u cầu Tịa án chia
tài sản chung của vợ chồng chứ không thể yêu cầu tổ chức công chứng chứng nhận
việc chia tài sản. Theo Khoản 1 Điều 24 BLDS, thì khi ra quyết định tuyên bố một
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì Tịa án quyết định người đại diện theo
pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện. Điều
này đồng nghĩa với việc vợ hoặc chồng là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
theo quyết định của Tòa án không thể thỏa thuận về việc chia tài sản chung, lập
thành văn bản và công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của
pháp luật quy định tại Điều 38 LHNGĐ.
Với các phân tích như trên, theo tác giả, hiện nay pháp uật HNGĐ và pháp
uật liên quan (BLHS, BLTTHS) chưa quy định cụ thể về trường hợp này. Đây là
nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng pháp uật khơng thống nhất và có nhiều quan
điểm khác nhau khi xử lý. Do đó, việc cần có quy định cụ thể đối với trường hợp

nêu trên là cần thiết và phải được hướng dẫn thi hành sớm.
Từ những bất cập nêu trên, theo tác giả, pháp luật về chia tài sản chung của
vợ chồng cần được thống nhất và sửa đổi, bổ sung những quy định sau:
Một, bổ sung khoản 1 Điều 59 LHNGĐ năm 2014 theo hướng:
“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải
quyết tài sản do các bên thỏa thuận và thoả thuận phải được Tồ án cơng nhận. Nếu
khơng thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa
án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60,
61, 62, 63 và 64 của Luật n y”.
Hai, Khoản 4 Điều 45 LHNGĐ cần được hướng dẫn như sau:
Khi vợ hoặc chồng sử dụng tài sản chung củ vợ chồng vào việc vi phạm
pháp luật (hành chính, hình sự) và bị cơ quan có thẩm qu ền xử lý tài sản đó thì
cơ quan có thẩm qu ền chỉ xử lý ½ giá trị tài sản (tr trường hợp cả 2 vợ chồng
cùng tham gia vào việc vi phạm pháp luật). Giá trị tài sản còn lại được giao trả
cho vợ hoặc chồng. Giá trị tài sản được giao trả cho vợ hoặc chồng là tài sản
riêng củ người đó. Trong q trình cơ quan có thẩm qu ền xử lý vụ việc liên
quan đ n hành vi vi phạm pháp luật củ vợ chồng người còn lại có qu ền yêu


18
cầu Tòa án chia tài sản chung củ vợ chồng trong thời ỳ hôn nhân quy định tại
Điều 38 LHNGĐ năm 2014 tr trường hợp việc xử lý tài sản thực hiện theo quy
định củ luật liên quan. Trong quá trình thi hành án (n u có), vợ chồng có qu ền
yêu cầu Tòa án xác định phân chia tài sản chung để thi hành án theo Điều 74
Luật thi hành án dân sự năm 2008, sử đổi bổ sung năm 2014 và Khoản 2 Điều
24 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2020 củ Chính phủ sử
đổi bổ sung một số điều củ Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm
2015 củ Chính phủ quy định chi ti t và hướng dẫn thi hành một số điều củ Luật
Thi hành án dân sự.

1.2. Chia theo quy định của pháp luật
Theo Khoản 3 Điều 38 LHNGĐ năm 2014, trong trường hợp vợ, chồng có u
cầu thì Tịa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều
59 LHNGĐ, Theo quy định này thì việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân được giải quyết theo yêu cầu của vợ, chồng khi họ không thể thoả
thuận và yêu cầu Tòa án giải quyết. Theo Khoản 2, Điều 59 LHNGĐ, tài sản chung
của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố: a) Hồn cảnh của gia đình
và của vợ, chồng; b) Cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và
phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao
động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh
doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Lỗi
của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Theo quy định này, có bốn
căn cứ để Toà án áp dụng khi phân chia tài sản chung của vợ chồng.
Theo Khoản 5, Điều 59 LHNGĐ, khi phân chia tài sản chung của vợ chồng,
Toà án phải bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đ
thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng
có tài sản để tự ni mình. Đây là những đối tượng yếu thế trong quan hệ HNGĐ
phải được bảo vệ trong việc phân chia tài sản chung của vợ chồng. Vợ, con chưa
thành niên, con đ thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng
lao động và khơng có tài sản để tự ni mình họ khơng thể làm việc tạo thu nhập để
có được cuộc sống ổn định vì vậy mà khi phân chia tài sản của vợ chồng, pháp luật
quy định phải bảo vệ quyền lợi của những chủ thể này.
Khoản 4, Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTCBTP quy định về hồn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; cơng sức đóng góp của
vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung là sự đóng góp


19
về tài sản riêng, thu nhập, cơng việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc
tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; bảo vệ ợi ích chính đáng của mỗi
bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp; ỗi của vợ, chồng vi phạm các

quyền về nhân thân và tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Với quy định như trên về chia tài sản chung của vợ chồng là động sản theo
quy định của pháp uật, tác giả nhận thấy có những bất cập như sau:
Thứ nhất, về xác định công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy
trì và phát triển khối tài sản chung.
Cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối
tài sản chung là yếu tố quan trọng trong việc xác định tỉ lệ tài sản vợ, chồng trong
khối tài sản chung của vợ chồng. Căn cứ này được quy định tại điểm b, Khoản 2,
Điều 59 LHNGĐ 2014 và được hướng dẫn trong TTLT số 01/2016/TTLTTANDTC-VKSNDTC-BTP. Dựa vào quy định hướng dẫn tại điểm b, Khoản 4,
Điều 7 TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, cơng sức đóng góp
được xác định dựa vào sự đóng góp của vợ, chồng bằng tài sản riêng, thu nhập,
cơng việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo ập, duy trì và phát triển
khối tài sản chung. Nếu như chỉ có vợ hoặc chồng tạo ra thu nhập, còn người còn lại
ở nhà phụ trách cơng việc nội trợ và chăm sóc con cái thì cơng sức của họ được tính
ngang bằng với công sức của người chồng hoặc vợ đi làm tạo ra thu nhập theo quy
định tại điểm b, Khoản 2, Điều 59 LHNGĐ năm 2014. Quy định này góp phần đảm
bảo cho quyền lợi chính đáng vì cơng việc nội trợ, chăm sóc gia đình cũng phần nào
đó giúp cho gia đình được ổn định. Tuy nhiên để tạo sự cơng bằng, bình đẳng thì
Tồ án cần phải thu thập chứng cứ làm rõ công sức: “H ng ngày phải làm những
việc gì? Có mất nhiều thời gian hay khơng? Có tốn nhiều sức lực hay khơng? Có
cần đến trình độ hay chỉ cần lao động phổ thơng (nếu chăm sóc người già ốm mà
người vợ là bác sĩ, dược sĩ thì người vợ sẽ có cơng sức lớn hơn trường hợp người vợ
là lao động phổ thông)”. Quy định này hiện nay tồn tại những bất cập nhất định.
Một, theo điểm b, Khoản 4, Điều 7 TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BTP thì bên nào có cơng sức đóng góp nhiều hơn thì sẽ được chia
nhiều hơn. Tuy nhiên, căn cứ để Tồ án định ượng cơng sức của vợ, chồng khi
phân chia tài sản chung của vợ chồng chưa được quy định, hướng dẫn rõ ràng, cụ
thể. Một số bản án, quyết định có những quyết định khác nhau khi giải quyết các vụ
việc về hơn nhân và gia đình.



20
Ví dụ: Vụ án tranh chấp về việc ly hơn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản
chung khi ly hôn giữa nguyên đơn Lê Hồng Đ và bị đơn Nguyễn Thị D18.
Về tài sản chung, ông Đ và bà D tranh chấp đối với quyền sử dụng đất, căn
nhà, cây trồng, vật kiến trúc trên đất. Ông Đ yêu cầu được chia các tài sản này do có
cơng sức đóng góp vào tài sản. Tịa án nhân dân huyện Mỏ Cày Nam đ bác yêu cầu
khởi kiện của ông Lê Hồng Đ về việc yêu cầu chia tài sản. Không đồng ý với quyết
định của bản án sơ thẩm, nguyên đơn ông Lê Hồng Đ kháng cáo, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre kháng nghị.
Tại Bản án phúc thẩm số 28/2018/HN-PT ngày 28/6/2018 của Tòa án nhân
dân tỉnh Bến Tre, Hội đồng xét xử đ nhận định: Đối với thửa 105, tờ bản đồ số 07,
toạ lạc tại xã Xương Long, xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú và căn nhà là tiệm tạp
hoá trên đất. Xét thấy, ông Đ không cung cấp được chứng cứ chứng minh ơng và bà
D có đầu tư, xây dựng, tu bổ, sữa chữa ngơi nhà này. Do đó, khơng có cơ sở xác
định ngơi nhà có phần tài sản đóng góp của ơng Đ, bà D.
Đối với quyền sử dụng đất, căn nhà, cây trồng, vật kiến trúc thuộc một phần
thửa đất số 2688, tờ bản đồ số 04 toạ lạc tại ấp A, xã X, huyện H, tỉnh Bến Tre. Xét
thấy, đây là tài sản của bà NLQ1, không phải là tài sản chung của vợ chồng ông Đ,
bà D. Tuy nhiên, ơng Đ và bà D đ có công sức cải tạo đất một thời gian dài, làm
tăng giá trị đất, nên cần xem xét tính cơng sức của ơng Đ là phù hợp. Tịa sơ thẩm
bác u cầu chia tài sản chung của ông Đ đối với thửa 2688, nhà và cây trồng trên
đất là không phù hợp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của ông Đ. Kháng cáo của ông
Đ và kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre về phần chia
tài sản chung này là có căn cứ nên được chấp nhận một phần. Theo bản án phúc
thẩm, ông Đ được chia 1/3 giá trị cây trồng trên phần đất thửa 2688 và 1/6 giá trị
tăng thêm của phần đất tranh chấp.
Như vậy, đ có sự khơng thơng thống nhất trong cách giải quyết của Tòa án
cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre. Đối
với căn nhà là tiệm tạp hóa, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm có cùng
quan điểm trong khi Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre đề nghị chia cho ơng Đ ¼

giá trị căn nhà. Đối với thửa 2688, nhà và cây trồng trên đất, Tòa án cấp sơ thẩm
bác yêu cầu của ông Đ, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre đề nghị chia cho ơng
Đ ¼ giá trị thửa đất và ¼ giá trị căn nhà trên thửa đất. Tịa án cấp phúc thẩm nhận
định ơng Đ có cơng sức đóng góp nên được chia 1/3 giá trị cây trồng trên phần đất
18

Phụ ục 2.


×