Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Dấu hiệu định tội của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.31 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM HỊA BÌNH

DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI CỦA TỘI GIAO CẤU HOẶC
THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÁC
VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 13 TUỔI ĐẾN DƯỚI 16 TUỔI
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI CỦA TỘI GIAO CẤU HOẶC
THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÁC
VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 13 TUỔI ĐẾN DƯỚI 16 TUỔI
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh
Học viên: Phạm Hịa Bình
Lớp: Cao học Luật, An Giang – Khóa 2



TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Dấu hiệu định tội của Tội giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo
Luật hình sự Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu khoa học do chính tơi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh. Các nội dung,
thơng tin được trình bày trong luận văn là chính xác và trung thực.
Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày
tháng
năm 2022
Tác giả

Phạm Hịa Bình


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS
BLTTHS
CQCSĐT
CQTHTT
HĐTP
HSPT
HSST
TAND
THTT

TNHS
TP.HCM
TP
UBND
VKSND

: Bộ Luật Hình sự
: Bộ Luật Tố tụng hình sự
: Cơ quan cảnh sát điều tra
: Cơ quan tiến hành tố tụng
: Hội đồng Thẩm phán
: Hình sự phúc thẩm
: Hình sự sơ thẩm
: Tòa án nhân dân
: Tiến hành tố tụng
: Trách nhiệm hình sự
: Thành phố Hồ Chí Minh
: Thành phố
: Ủy ban nhân dân
: Viện kiểm sát nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA TỘI GIAO CẤU HOẶC THỰC
HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÁC VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 13
TUỔI ĐẾN DƯỚI 16 TUỔI .....................................................................................6
1.1. Quy định của pháp luật hình sự về đối tượng tác động của Tội giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi ............................................................................................................6

1.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn xác định đối tượng tác động của Tội
giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi .............................................................................................8
1.3. Một số kiến nghị hoàn thiện ........................................................................20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................25
CHƯƠNG 2. DẤU HIỆU HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI GIAO CẤU
HOẶC THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÁC VỚI NGƯỜI
TỪ ĐỦ 13 TUỔI ĐẾN DƯỚI 16 TUỔI ................................................................26
2.1. Quy định của pháp luật hình sự về dấu hiệu hành vi khách quan của Tội
giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi ...........................................................................................26
2.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn xác định dấu hiệu hành vi khách
quan của Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi .................................................................28
2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện ........................................................................44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................47
KẾT LUẬN ..............................................................................................................48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
So với quy định tại Điều 115 BLHS năm 1999 về Tội giao cấu với trẻ em thì
Điều 145 BLHS năm 2015 đã có nhiều sự sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, bên cạnh việc tiếp
tục kế thừa và quy định Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi như Điều
115 BLHS năm 1999 thì Điều 145 BLHS năm 2015 còn quy định thêm một tội danh
mới là Tội thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi. Những sửa đổi, bổ sung của BLHS năm 2015 đối với các tội xâm phạm tình dục

nói chung và Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nói riêng có vai trị rất quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu
bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền, lợi ích của trẻ em cũng như yêu cầu đấu tranh phịng
chống tội phạm. Tuy BLHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung nhất định so với
quy định của BLHS năm 1999 nhưng thực tiễn xét xử cho thấy, trong những năm gần
đây, số lượng các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em cũng như các vụ án về Tội giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
ngày càng gia tăng về số lượng cũng như tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội và diễn biến phức tạp. Điều này xuất phát từ những hạn chế, vướng mắc cả
trong quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật như sau:
Thứ nhất, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về dấu hiệu định tội của
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi còn tồn tại một số vướng mắc như: Việc xác định tuổi của đối tượng
tác động của tội phạm trong một số trường hợp chưa có căn cứ pháp lý rõ ràng; trong
trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi mà không biết tuổi thực tế của nạn
nhân thì người thực hiện hành vi có xử lý về tội phạm tại Điều 145 BLHS hay không
hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn; trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên vừa thực
hiện hành vi giao cấu vừa thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi và các hành vi này được thực hiện ở các lần khác nhau, độc lập
với nhau thì việc xác định tội danh đối với họ như thế nào, người thực hiện hành vi sẽ
bị xử lý về một tội hay nhiều tội quy định tại Điều 145 BLHS năm 2015…
Thứ hai, thực tiễn xác định dấu hiệu định tội của Tội giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi cho thấy,
nhiều trường hợp trong cùng một vụ án nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng lại có


2
quan điểm khác nhau khi xác định các dấu hiệu định tội đối với hành vi đã thực hiện
ví dụ như việc xác định hành vi giao cấu là thuận tình hay khơng thuận tình; hoặc

cũng có trường hợp, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội giống nhau nhưng có
Tịa án thì xét xử về “Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”, có Tịa
án thì xét xử về “Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người
từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” nhưng cũng có Tịa án lại xét xử về “Tội giao cấu và
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”…
Xuất phát từ những vướng mắc nêu trên cho nên việc nghiên cứu để khắc
phục những hạn chế, vướng mắc trong quy định và áp dụng pháp luật về dấu hiệu
định tội của Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi để từ đó đưa ra kiến nghị hồn thiện quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam về vấn đề này là cần thiết. Vì những lý do trên, tác giả chọn
vấn đề “Dấu hiệu định tội của Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Luật Hình sự Việt Nam”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua tìm hiểu, khảo sát, có các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Luận văn của tác giả như sau:
- Các Giáo trình, Sách chuyên khảo: Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
(2021), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần Các tội phạm – Quyển 1), (Tái bản
lần thứ nhất, có sửa chữa, bổ sung), NXB Hồng Đức; PGS.TS. Nguyễn Thị Phương
Hoa – TS. Phan Anh Tuấn – Đồng chủ biên (2017), Bình luận khoa học những điểm
mới của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB Hồng Đức; Võ Khánh
Vinh (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm, NXB Công an
nhân dân; Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam –
Tập 2, NXB Công an nhân dân.
Trong nội dung của các giáo trình, sách chuyên khảo này đã nêu ra định
nghĩa cũng như phân tích về các dấu hiệu pháp lý, dấu hiệu định khung tăng nặng
và hình phạt của Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS năm 2015) cũng như Tội
giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS năm 1999).
- Các Luận văn Thạc sỹ, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật: Lê Thị Bích

Hạnh (2015), Tội giao cấu với trẻ em trong Luật Hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc
sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; Phan Thị Phương Hiền (2015),


3
Các tội xâm phạm tình dục trong Luật Hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật
học, Trường Đại học Luật TP.HCM; Nguyễn Thị Thanh (2008), Các tội xâm phạm
tình dục - Lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân, Trường Đại học Luật
TP.HCM; Nguyễn Ngọc Phúc (2012), Hồn thiện quy định của Bộ luật hình sự năm
1999 về các tội xâm phạm tình dục, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân, Trường Đại học
Luật TP.HCM; Lê Đức Trịnh (2010), Các tội xâm phạm tình dục trẻ em dưới góc
độ pháp lý hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp Cử
nhân, Trường Đại học Luật TP.HCM; Cao Thị Mỹ Hằng (2010), Các tội xâm phạm
tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, Khóa luận
tốt nghiệp Cử nhân, Trường Đại học Luật TP.HCM; Nguyễn Thị Lành (2005), Các
tội xâm phạm tình dục người chưa thành niên dưới góc độ pháp lý hình sự - Vấn đề
lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân, Trường Đại học Luật TP.HCM.
Nội dung của các Luận văn Thạc sĩ, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật này
đã phân tích khá đầy đủ các vấn đề lý luận về các tội xâm phạm tình dục nói chung
cũng như Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS năm 1999) nói riêng ; phân tích
lịch sử quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm tình dục qua
các giai đoạn phát triển và theo quy định của BLHS năm 1999. Bên cạnh đó, các tác
giả cũng đi vào phân tích quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới
về các tội phạm này. Trên cơ sở đó, các Luận văn thạc sĩ và Khóa luận tốt nghiệp
cũng phân tích thực trạng áp dụng pháp luật và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện
pháp luật cũng như các giải pháp nâng cao khác.
- Các bài viết, bài báo: Dương Tuyết Miên (1998), “Về các tội xâm phạm
tình dục trong Luật hình sự Việt Nam”, Luật học, số 06/1998; Phạm Mạnh Hùng
(2002), “Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm tình
dục trẻ em”, Tòa án nhân dân, số 12/2002 ; Đỗ Đức Hồng Hà (2010), “Hoàn thiện

quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự
của con người”, Nghiên cứu lập pháp, số 08/2010; Hồng Quảng Lực (2014), “Khó
khăn, vướng mắc dẫn đến nhận thức không đúng về tội hiếp dâm - hiếp dâm trẻ
em”, Tạp chí Thơng tin khoa học và Cơng nghệ Quảng Bình, số 04.
Trong nội dung của các bài viết này đã phân tích quy định của pháp luật hình
sự Việt Nam về các tội xâm phạm tình dục nói chung cũng như các tội xâm phạm
tình dục trẻ em nói riêng, trong đó có Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS năm
1999). Từ đó, các bài viết phân tích những vướng mắc, bất cập cịn tồn tại trên thực tế
và đưa ra một số kiến nghị hồn thiện quy định của pháp luật hình sự về vấn đề này.


4
Như vậy, có thể thấy, các đề tài nghiên cứu về Tội giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải
là một đề tài quá mới mẻ trong khoa học luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, trong
Luận văn này của tác giả, tác giả sẽ đi sâu vào phân tích những vướng mắc, hạn chế
về dấu hiệu định tội của Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS năm 2015) dựa trên cơ sở
thực tiễn xét xử của Tịa án thơng qua các bản án hình sự điển hình, từ đó, đưa ra
kiến nghị hồn thiện quy định của pháp luật hình sự về Việt Nam vấn đề này cho
nên đây cũng là định hướng nghiên cứu mới trong đề tài của tác giả.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua quy định tại Điều 145 BLHS
năm 2015 và các bản án điển hình để phân tích những vướng mắc còn tồn tại trong
lý luận và thực tiễn xác định dấu hiệu định tội của Tội giao cấu hoặc thực hiện hành
vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Trên cơ sở đó,
đưa ra kiến nghị hồn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về dấu hiệu
định tội của tội danh này.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận văn xác định các nhiệm vụ:
- Phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các dấu hiệu định tội

của Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS năm 2015).
- Phân tích thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về dấu
hiệu định tội của Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; nêu ra những vướng mắc, bất cập còn tồn tại
và nguyên nhân của những vướng mắc đó.
- Đưa ra kiến nghị hồn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
vấn đề nghiên cứu.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy định của Điều 145 BLHS năm 2015
về dấu hiệu định tội của Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và thực tiễn áp dụng.
Về phạm vi nghiên cứu: Để làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu, tác giả nghiên
cứu một số bản án điển hình của các Tòa án liên quan đến các vấn đề xác định dấu
hiệu định tội của Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS năm 2015).


5
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trong Luận văn để phân
tích các nội dung cần nghiên cứu và nhận thức một cách khái quát các nội dung
nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh sự tương đồng và khác biệt
trong quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng về cùng một vấn đề cũng như
các quan điểm khác nhau trong quá trình xác định dấu hiệu định tội của Tội giao
cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới
16 tuổi (Điều 145 BLHS năm 2015).
- Phương pháp nghiên cứu án điển hình được sử dụng để phân tích các vấn đề
thực tiễn khi xác định dấu hiệu định tội của Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi

quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được áp dụng trong
một số vụ án hình sự cụ thể.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Tác giả hi vọng những kết quả đạt được của Luận văn sẽ là một trong các
nguồn tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, những người làm thực tiễn và
những người có quan tâm về việc xác định dấu hiệu định tội của Tội giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Đối với hoạt động lập pháp, nếu những kiến nghị của Luận văn được tham
khảo trong hoạt động lập pháp thì tác giả hi vọng có thể góp phần nhỏ vào việc
hồn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các dấu hiệu định tội của
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi.
Đối với hoạt động thực tiễn, tác giả hi vọng Luận văn có thể góp phần vào
việc nâng cao nhận thức của những người làm công tác điều tra, truy tố, xét xử khi
xác định dấu hiệu định tội của Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS năm 2015).
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm hai chương:
Chương 1. Đối tượng tác động của Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Chương 2. Dấu hiệu hành vi khách quan của Tội giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.


6
CHƯƠNG 1
ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA TỘI GIAO CẤU
HOẶC THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÁC
VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 13 TUỔI ĐẾN DƯỚI 16 TUỔI

1.1. Quy định của pháp luật hình sự về đối tượng tác động của Tội giao
cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi
Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận của khách thể của tội phạm,
bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các
quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của Luật Hình sự.1
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 145 BLHS năm 2015 và tương ứng là
tội giao cấu với trẻ em được quy định tại Điều 115 BLHS năm 1999.
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS) xâm phạm đến sự phát triển bình thường về
thể chất, tâm sinh lý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi cho nên đối tượng tác
động của tội phạm này là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, khơng phân biệt giới
tính. Hay nói cách khác, đối tượng tác động của tội phạm là người từ đủ 13 tuổi
nhưng chưa đủ 16 tuổi, không phân biệt là bé trai hay bé gái.
Việc xác định chính xác độ tuổi của đối tượng tác động của Tội giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có ý
nghĩa quan trọng trong việc định tội. Vì trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên mà
giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác thuận tình với người trong độ
tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì người thực hiện hành vi phạm tội theo Điều
145 BLHS năm 2015. Nếu trường hợp người có hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành
vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi, dù nạn nhân thuận tình hay khơng
thuận tình thì đều phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Điều 142 BLHS năm
2015. Còn trường hợp một người giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 16 tuổi trở lên trên cơ sở thuận tình thì khơng phạm tội.
Như vậy, so với quy định về Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS năm
1999) thì Điều 145 BLHS năm 2015 bên cạnh quy định Tội giao cấu với người từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi giống như BLHS năm 1999 thì cịn có quy định thêm
Trường Đại học Luật TP.HCM (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Phần Chung (Tái bản lần thứ
nhất, có sửa đổi, bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.116.

1


7
một tội danh mới là Tội thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, nếu xét về đối tượng tác động thì Điều 115 BLHS
năm 1999 và Điều 145 BLHS năm 2015 đều có đối tượng tác động giống nhau, đều
là trẻ em - là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi mà không phân biệt bé trai hay bé
gái. Điều khác biệt về đối tượng tác động của tội phạm giữa Điều 115 BLHS năm
1999 và Điều 145 BLHS năm 2015 chỉ là cách sử dụng “thuật ngữ” của nhà làm
luật, đó là thay vì sử dụng thuật ngữ là “trẻ em” như BLHS năm 1999 thì Điều 145
BLHS năm 2015 đã quy định thẳng độ tuổi của đối tượng tác động ngay trong điều
luật là “người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”. Cách sử dụng thuật ngữ “người từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” tại Điều 145 BLHS năm 2015 đã thể hiện rõ độ tuổi
của đối tượng tác động của tội phạm, điều này tạo ra sự rõ ràng, dễ hiểu cho người
dân cũng như người áp dụng pháp luật khi áp dụng điều luật này trên thực tế.
Cách tính tuổi của người bị hại là người dưới 18 tuổi: Theo quy định của
BLHS, cách tính tuổi do luật quy định là “đủ 14 tuổi”, hoặc “đủ 16 tuổi”, tức là tính
theo tuổi trịn (trịn đến ngày). Ví dụ: A sinh ngày 01/01/2007 thì đến ngày
01/01/2021 A mới đủ 14 tuổi.2
Căn cứ để xác định tuổi của người bị hại là người dưới 18 tuổi: Khoản 1
Điều 417 BLTTHS năm 2015 quy định việc xác định tuổi của người bị hại là người
dưới 18 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (THTT) thực hiện theo
quy định của pháp luật.3 Việc xác định tuổi của người bị hại dưới 18 tuổi phải căn
cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu sau: Giấy chứng sinh, Giấy khai sinh, Chứng
minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân, Sổ hộ khẩu, Hộ chiếu.4
Trường hợp các giấy tờ, tài liệu nêu trên có mâu thuẫn, khơng rõ ràng hoặc
khơng có giấy tờ, tài liệu này thì cơ quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm
quyền THTT phải phối hợp với gia đình, người đại diện, người thân thích, nhà
trường, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên

quan nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động, sinh hoạt trong việc hỏi, lấy lời khai,
xác minh làm rõ mâu thuẫn hoặc tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh
về tuổi của người đó.5
Mục A, Phần IX Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP-TANDTC/QĐ ngày 5/1/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS.
3
Khoản 1 Điều 62 BLTTHS năm 2015 quy định: “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh
thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”.
4
Khoản 1 Điều 6 TTLT số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018
về phối hợp thực hiện một số quy định của BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi.
5
Khoản 2 Điều 6 TTLT số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018.
2


8
Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp nhưng chỉ xác định được
khoảng thời gian tháng, quý, nửa đầu hoặc nửa cuối của năm hoặc năm sinh thì tùy
từng trường hợp cụ thể cần căn cứ khoản 2 Điều 417 BLTTHS năm 2015 để xác
định tuổi của họ như sau:6
- Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy
ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.
- Trường hợp xác định được quý nhưng khơng xác định được ngày, tháng thì
lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.
- Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng khơng xác định được ngày,
tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày,
tháng sinh.
- Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì
lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.

Trường hợp không xác định được năm sinh của người bị hại dưới 18 tuổi thì
phải tiến hành giám định để xác định tuổi.7 Trường hợp kết quả giám định tuổi chỉ
xác định được khoảng độ tuổi của người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền THTT,
người có thẩm quyền THTT lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định
được để xác định tuổi của họ. Ví dụ: Kết luận giám định A có độ tuổi trong khoảng
từ 13 tuổi 6 tháng đến 14 tuổi 2 tháng thì xác định tuổi của A là 13 tuổi 6 tháng.8
1.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn xác định đối tượng tác động của
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi
Như đã trình bày ở trên, việc xác định đúng đối tượng tác động của Tội giao
cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội danh nhưng thực tiễn xét xử cho
thấy, liên quan đến việc xác định tuổi của đối tượng tác động của Tội giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
(Điều 145 BLHS) vẫn cịn có những vướng mắc như sau:
Thứ nhất, vướng mắc trong việc xác định tuổi của đối tượng tác động. Đối
với Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS năm 2015) thì việc xác định chính xác tuổi
Xem: Khoản 2 Điều 417 BLTTHS năm 2015.
Khoản 3 Điều 417 BLTTHS năm 2003.
8
Khoản 3 Điều 6 TTLT số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018.
6
7


9
của nạn nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội. Cụ thể, nếu xác định được
trường hợp người đủ 18 tuổi trở lên giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác thuận tình với người trong độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì người

thực hiện hành vi phạm Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Điều 145 BLHS năm 2015. Nếu
trường hợp người có hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
với người dưới 13 tuổi, dù nạn nhân thuận tình hay khơng thuận tình thì đều phạm
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Điều 142 BLHS năm 2015. Còn trường hợp
một người giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ
16 tuổi trở lên trên cơ sở thuận tình thì không phạm tội. Mặc dù hiện nay Điều 417
BLTTHS năm 2015 và Điều 6 TTLT số 06/2018 đã có hướng dẫn cụ thể về việc
xác định tuổi của người bị hại là người dưới 18 tuổi nhưng việc xác định tuổi trên
thực tế trong nhiều trường hợp vẫn còn tồn tại những vướng mắc nhất định, cụ thể
như vụ án sau đây:
Vụ án thứ 1 (Phụ lục số 01) và nhận xét, đánh giá:
Nội dung vụ án:9
Khoảng 22 giờ ngày 24/5/2017, Lê Xuân Thứ (sinh năm 1988) và Nguyễn
Thị Ngọc Dung quan hệ tình dục với nhau 1 lần tại tiệm cửa sắt Hồng Duy (huyện
Châu Thành). Sau đó, Thứ và Dung lên TP.HCM để làm thuê. Khi đến TP.HCM,
Thứ xin vào làm và cùng Dung sống tại công ty khoan cắt bê tơng Phong Vũ (quận
Gị Vấp). Tại đây, Thứ và Dung quan hệ tình dục với nhau một lần. Làm tại công ty
Phong Vũ được khoảng 10 ngày thì Thứ xin nghỉ, sau đó Thứ cùng Dung xin vào
làm và sống tại khu tập thể cơ sở may quần Jean (quận Tân Phú). Trong thời gian ở
đây, Thứ và Dung quan hệ tình dục với nhau hai lần.
Ngày 22/6/2017, Thứ và Dung trở về nhà Dung. Đến ngày 23/6/2017, Thứ
đến cơng an tự thú. Q trình điều tra, Thứ thừa nhận trong khoảng thời gian từ
ngày 24/5/2017 đến ngày 22/6/2017, Thứ đã quan hệ tình dục có sự đồng thuận của
Dung tất cả là 4 lần.
Quan điểm của các cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) về việc xác
định tuổi của nạn nhân Nguyễn Thị Ngọc Dung:
- Cơ quan cảnh sát điều tra (CQCSĐT) công an tỉnh Hậu Giang:
Ban đầu, căn cứ vào giấy khai sinh số 137, quyển số 01 ngày 30/8/2007 do
ủy ban nhân dân (UBND) xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cấp thì

Bản án số: 29/2017/HSST ngày 4/12/2017 của TAND huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

9


10
Nguyễn Thị Ngọc Dung sinh ngày 10/10/2004. Do đó, CQCSĐT Công an tỉnh Hậu
Giang đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Xuân Thứ về Tội hiếp dâm trẻ em
quy định tại khoản 4 Điều 112 BLHS năm 1999 vì tính đến thời điểm Thứ giao cấu
với Dung lần đầu tiên vào ngày 24/5/2017 thì Dung mới được 12 tuổi 7 tháng 14
ngày và tính đến ngày 22/6/2017 thì Dung vẫn là người chưa đủ 13 tuổi.
Sau đó, trong q trình điều tra, CQCSĐT cơng an tỉnh Hậu Giang đã thu thập
được đơn đăng ký khai sinh trễ hạn của bà Hạnh là mẹ ruột và là người đăng ký khai
sinh cho Dung và Tờ cam kết của bà Hạnh gửi UBND xã Tà Đảnh với nội dung: “Tơi:
Phan Thị Bích Hạnh, sinh năm 1977, ấp Tân Trang, Tà Đảnh, Tri Tôn, An Giang, vào
năm 2004, tôi có sinh một cháu gái tên Nguyễn Thị Ngọc Dung, sinh ngày 10/10/2004,
nhưng không đến cơ sở y tế nên khơng có giấy chứng sinh và từ trước đến nay chưa
đăng ký khai sinh lần nào. Nay tôi cam kết để đăng ký khai sinh cho em”.
Do giấy khai sinh của Dung được đăng ký trễ hạn, khơng có giấy chứng sinh,
đồng thời chỉ có duy nhất lời khai của bà Hạnh về ngày tháng năm sinh của Dung
nhưng lời khai của bà Hạnh lại không thống nhất nên CQCSĐT công an tỉnh Hậu
Giang đã ra quyết định trưng cầu giám định tuổi của Dung.
Tại Bản kết luận giám định pháp y về độ tuổi số 2411/C54B ngày 25/7/2017
của Phân Viện khoa học hình sự tại TP.HCM xác định tại thời điểm giám định
(tháng 7/2017) Nguyễn Thị Ngọc Dung có độ tuổi từ 13 năm 02 tháng đến 13 năm
08 tháng (BL88). Với bản kết luận giám định pháp y này, CQCSĐT công an tỉnh
Hậu Giang đã xác định được tại thời điểm Thứ thực hiện hành vi quan hệ tình dục
với Dung là ngày 24/5/2017 thì Dung có độ tuổi từ 13 năm đến 13 năm 6 tháng. Vì
thế, ngày 28/8/2017, CQCSĐT công an tỉnh Hậu Giang đã ra Quyết định số 01/QĐCSĐT-PC44 để thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với Lê Xuân Thứ từ tội “Hiếp
dâm trẻ em” quy định tại khoản 4 Điều 112 BLHS năm 1999 sang tội “Giao cấu với

trẻ em” quy định tại Điều 115 BLHS năm 1999.
- Tại Cáo trạng số 29/QĐ-KSĐT ngày 31/10/2017, Viện kiểm sát nhân dân
(VKSND) huyện Châu Thành đã căn cứ vào Bản kết luận giám định pháp y về độ
tuổi số 2411/C54B ngày 25/7/2017 của Phân Viện khoa học hình sự tại TP.HCM, ra
quyết định truy tố Lê Xuân Thứ về tội “Giao cấu với trẻ em” theo điểm a khoản 2
Điều 115 BLHS năm 1999.
- Tại bản án hình sự sơ thẩm (HSST) số 29/2017/HS-ST ngày 4/12/2017, Tòa án
nhân dân (TAND) huyện Châu Thành cũng dựa vào Bản kết luận giám định pháp y về
độ tuổi số 2411/C54B ngày 25/7/2017 của Phân Viện khoa học hình sự tại TP.HCM áp


11
dụng điểm a khoản 2 Điều 115; điểm o, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 BLHS
năm 1999 xử phạt Lê Xuân Thứ 18 tháng tù về tội “Giao cấu với trẻ em”.
Nhận xét, đánh giá về việc xác định tuổi nạn nhân của các CQTHTT tỉnh
Hậu Giang:
Trong vụ án trên, sở dĩ CQCSĐT công an tỉnh Hậu Giang phải ra quyết định
thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự và thay đổi quyết định khởi tố bị can đối
với Lê Xuân Thứ từ Tội hiếp dâm trẻ em (khoản 4 Điều 112 BLHS năm 1999) sang
Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS năm 1999) là do việc xác định tuổi của
nạn nhân có sự thay đổi. Theo đó, lúc đầu, CQCSĐT cơng an tỉnh Hậu Giang đã
dựa vào giấy khai sinh để xác định tuổi của nạn nhân là dưới 13 tuổi để ra quyết
định khởi tố bị can về Tội hiếp dâm trẻ em. Tuy nhiên, trong q trình điều tra,
CQCSĐT cơng an tỉnh Hậu Giang lại xác định được mẹ Dung là bà Hạnh đã đăng
ký khai sinh trễ hạn cho Dung, Dung khơng có giấy chứng sinh cũng như lời khai
của bà Hạnh khơng có sự thống nhất nên CQCSĐT công an tỉnh Hậu Giang đã ra
quyết định trưng cầu giám định tuổi của nạn nhân và đã xác định tuổi của nạn nhân
theo kết luận giám định pháp y của cơ quan có thẩm quyền để ra kết luận điều tra.
Đồng thời, VKSND và TAND huyện Châu Thành cũng đã dựa vào kết luận giám
định pháp y về tuổi để truy tố và xét xử đối với bị cáo Thứ về Tội giao cấu với trẻ

em mà không dựa vào giấy khai sinh của nạn nhân.
Có thể thấy vào thời điểm ngày 23/6/2017 (thời điểm Thứ ra tự thú về hành
vi phạm tội của mình) thì BLTTHS năm 2015 chưa có hiệu lực và việc xác định
tuổi đối với người bị hại là người dưới 18 tuổi được thực hiện theo quy định của
BLTTHS năm 2003 và Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSNDTC-TANDTCBCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011. Tuy nhiên, BLTTHS năm 2003 và Điều 12
TTLT số 01/2011 khơng có quy định cụ thể về việc CQTHTT sẽ căn cứ vào giấy tờ
hộ tịch nào để xác định tuổi của người bị hại cũng như khơng có quy định gì về việc
xác minh, thu thập tài liệu để chứng minh độ tuổi của người bị hại. Tuy nhiên, các
CQTHTT đã tiến hành xác định tuổi của người bị hại theo hướng như quy định tại
Điều 417 BLTTHS năm 2015 và hướng dẫn tại Điều 6 TTLT số 06/2018/TTLTVKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018 ban hành sau này.
Cụ thể, CQCSĐT công an tỉnh Hậu Giang xác định người bị hại có căn cứ để xác
định tuổi là giấy khai sinh nhưng do giấy khai sinh của bị hại được đăng ký trễ hạn
(Dung sinh ngày 10/10/2004 nhưng đến ngày 30/8/2007 mẹ Dung mới đăng ký khai
sinh cho Dung), lại khơng có giấy chứng sinh; đồng thời, trong quá trình điều tra,


12
lời khai của người duy nhất biết về ngày tháng năm sinh của bị hại là mẹ Dung lại
không thống nhất nên CQCSĐT cơng an tỉnh Hậu Giang đã có nghi ngờ về thông
tin ngày tháng năm sinh của người bị hại. Vì thế, CQCSĐT cơng an tỉnh Hậu Giang
đã xác định trường hợp của bị hại Dung là trường hợp có căn cứ để xác định tuổi
nhưng cần bổ sung tài liệu để chứng minh chính xác tuổi của Dung theo như hướng
dẫn tại khoản 2 Điều 6 TTLT số 06/201810 nên đã ra quyết định trưng cầu giám
định và dựa vào kết luận giám định để ra quyết định xử lý vụ án theo thẩm quyền.
Như vậy, nếu căn cứ vào quy định tại Điều 12 TTLT số 01/201111 cũng như
Điều 417 BLTTHS năm 2015 và Điều 6 TTLT số 06/2018 thì trường hợp của bị hại
Dung khơng thuộc trường hợp phải trưng cầu giám định tuổi vì đã có giấy tờ hộ tịch
xác định tuổi là giấy khai sinh nhưng do CQTHTT xét thấy có căn cứ nghi ngờ về
tuổi của người bị hại nên mới ra quyết định trưng cầu giám định tuổi.
Thông qua vụ án này, một vấn đề pháp lý được đặt ra là việc xác định chính xác

tuổi của nạn nhân sẽ giúp cho CQTHTT xác định chính xác người thực hiện hành vi có
phạm tội hay khơng phạm tội và nếu có phạm tội thì phạm tội gì. Tuy nhiên, BLTTHS
năm 2003 và Điều 12 TTLT số 01/2011 không quy định về việc xác định tuổi dựa trên
các loại giấy tờ hộ tịch cụ thể nào; cũng như theo quy định tại Điều 417 BLTTHS năm
2015 và Điều 6 TTLT số 06/2018 thì nếu người bị hại dưới 18 tuổi đã có một trong các
giấy tờ để xác định ngày tháng năm sinh và các giấy tờ này không mâu thuẫn với nhau
thì sẽ dựa vào các giấy tờ đó mà khơng thuộc trường hợp phải thu thập tài liệu, giấy tờ
để chứng minh về tuổi cũng như không thuộc trường hợp phải trưng cầu giám định
tuổi. Trong vụ án trên, việc CQCSĐT công an tỉnh Hậu Giang ra quyết định trưng cầu
giám định tuổi đối với bị hại Dung là do CQCSĐT cơng an tỉnh Hậu Giang có nghi
ngờ về độ tuổi của bị hại Dung chứ không thuộc những trường hợp phải trưng cầu
giám định tuổi hoặc phải xác minh tuổi theo quy định của pháp luật. Như vậy, khi
người bị hại dưới 18 tuổi có giấy tờ, tài liệu xác định tuổi theo quy định tại khoản 1
Điều 6 TTLT số 06/2018 và các loại giấy tờ này không mâu thuẫn nhau nhưng người
bị hại khơng có giấy chứng sinh và đăng ký khai sinh trễ hạn thì có phải rằng trường
hợp nào CQTHTT cũng ra quyết định trưng cầu giám định tuổi và xử lý vụ án dựa vào
Khoản 2 Điều 6 TTLT số 06/2018 quy định: “Trường hợp các giấy tờ, tài liệu nêu tại khoản 1 Điều này có
mâu thuẫn, khơng rõ ràng hoặc khơng có giấy tờ, tài liệu này thì cơ quan có thẩm quyền THTT, người có
thẩm quyền THTT phải phối hợp với gia đình, người đại diện, người thân thích, nhà trường, Đồn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động,
sinh hoạt trong việc hỏi, lấy lời khai, xác minh làm rõ mâu thuẫn hoặc tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị
chứng minh về tuổi của người đó.”
11
Xem Điều 12 TTLT số 01/2011.
10


13
kết luận trưng cầu giám định tuổi đó hay khơng hay việc nhận định và đánh giá có nghi
ngờ hay không nghi ngờ về tuổi chỉ là quyết định mang tính tùy nghi của CQTHTT.

Do đó, để xác định đúng độ tuổi của người bị hại, từ đó xác định đúng đối tượng tác
động của tội phạm và định tội danh được chính xác thì cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cần có văn bản hướng dẫn rõ về vấn đề này.
Thứ hai, việc xác định ý thức chủ quan của người phạm tội về tuổi của đối
tượng tác động.
Trường hợp khi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi mà người thực hiện hành vi biết rõ tuổi của
nạn nhân thì đương nhiên người đó bị xử lý về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Điều 145 BLHS.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là trong trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên giao
cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới
16 tuổi mà không biết tuổi của nạn nhân thì người thực hiện hành vi có bị xử lý về
tội phạm tại Điều 145 BLHS hay không bởi xét về mặt chủ quan, lỗi của người
phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi tại Điều 145 BLHS phải là lỗi cố ý. Xuất phát từ lỗi của người
phạm tội là lỗi cố ý như vậy, cho nên về vấn đề này, hiện nay vẫn có hai quan điểm
khác nhau như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, để bị coi là phạm Tội giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Điều 145
BLHS thì người phạm tội phải ý thức được mình có hành vi giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác với người mà mình biết rõ là họ đang ở trong độ tuổi
từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Nếu vì lý do khách quan mà khơng nhận thức được
trẻ dưới 16 tuổi thì hành vi khơng cấu thành tội phạm.12 Tức là, quan điểm thứ nhất
cho rằng cần phải xác định tuổi thực của đối tượng tác động và ý thức chủ quan của
người phạm tội là người phạm tội nhận thức rõ đối tượng mà mình đang giao cấu là
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Quan điểm thứ hai cho rằng, chỉ cần xác định tuổi thực của đối tượng tác
động của tội phạm là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi mà không quan tâm đến
việc người thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
có nhận biết được đối tượng mình đang thực hiện hành vi là bao nhiêu tuổi.

Trường Đại học Luật TP.HCM (2021), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần Các tội phạm – Quyển 1)
(Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa, bổ sung), NXB Hồng Đức, tr.115.
12


14
Mặc dù hiện nay vẫn tồn tại hai quan điểm khác nhau như trên nhưng thực
tiễn xét xử cho thấy, trường hợp người đủ 18 tuổi trở lên giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì dù
người thực hiện hành vi biết hay không biết tuổi của nạn nhân thì để tiến hành xử
lý vụ án, các CQTHTT đều căn cứ vào độ tuổi thực tế của nạn nhân mà không dựa
vào ý thức chủ quan của người phạm tội theo như quan điểm thứ hai. Cụ thể có
các trường hợp sau đây:
Một là, trường hợp nạn nhân cố ý che giấu tuổi thật của mình đối với người
phạm tội bằng cách nói dối tuổi thật khi người phạm tội hỏi về tuổi trước khi thực
hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác thì các CQTHTT vẫn truy
cứu TNHS người thực hiện hành vi về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS) mà khơng
ảnh hưởng đến việc xác định tội danh cịn việc nạn nhân nói dối tuổi được xem là
một phần lỗi của nạn nhân và là tình tiết được Tịa án xem xét khi quyết định hình
phạt đối với người phạm tội, như vụ án sau:
Vụ án thứ 2 (Phụ lục số 02) và nhận xét, đánh giá:
Nội dung vụ án:13
Do có quan hệ yêu đương từ trước nên khoảng thời gian từ tháng 2/2017 đến
4/2017, Nguyễn Thái H và Nguyễn Thị Xuân N (sinh ngày 10/02/2002) sống chung
với nhau như vợ chồng và nhiều lần giao cấu với nhau. Đến khoảng tháng 4/2017,
N phát hiện có thai nên báo cho H biết, sau đó N và H báo cho gia đình hai bên và
đã tổ chức lễ cưới tại nhà hàng. Đến ngày 20/11/2017, N sinh con và đặt tên là
Nguyễn Thái B.
Tại bản kết luận giám định số 161/C54C (Đ5) ngày 14/3/2018 của Phân viện

Kỹ thuật hình sự tại Đà Nẵng xác định: B là con đẻ của N và H với xác xuất
99,99999%.
Trong quá trình điều tra, lấy lời khai và xét xử tại phiên tòa, bị hại N đều
khai: Do bị hại yêu bị cáo nên bị hại sợ nói đúng tuổi thật thì bị cáo sẽ bỏ bị hại nên
bị hại đã nói dối tuổi khi bị cáo hỏi tuổi của bị hại.
Quan điểm của các CQTHTT về việc xác định tội danh của H như sau:
- Tại Bản cáo trạng số 37/CT-VKS ngày 14/6/2018, VKSND TP. Tuy Hòa đã
truy tố Nguyễn Thái H về tội “Giao cấu với trẻ em” theo quy định tại điểm a, d
khoản 2 Điều 115 BLHS năm 1999.
13

Bản án số: 46/2018/HS-ST ngày 14/8/2018 của TAND Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.


15
- Tại Bản án HSST số 46/2018/HS-ST ngày 14/8/2018, TAND TP. Tuy Hòa
nhận định: “Bị cáo phạm tội xuất phát từ việc giữa bị cáo và bị hại có tình cảm yêu
đương với nhau và do một phần lỗi của người bị hại, có sự che dấu tuổi thật của
mình khi bị cáo hỏi và tự nguyện đến sống chung như vợ chồng tại nhà của bị cáo
và được sự đồng ý của gia đình bị hại, những lần thực hiện việc giao cấu đều do bị
hại chủ động và tự nguyện, khi biết bị hại có thai bị cáo đã xin phép hai bên gia
đình và được hai gia đình đồng ý tổ chức lễ cưới tại nhà hàng… Do đó, Hội đồng
xét xử áp dụng điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 và Điều 47 BLHS theo đề nghị của
đại diện VKSND chuyển khung hình phạt xử bị cáo mức án thấp hơn để bị cáo thấy
được sự khoan hồng của Nhà nước mà yên tâm cải tạo, tu dưỡng đạo đức trở thành
người có ích cho xã hội”. Vì thế, TAND TP. Tuy Hịa căn cứ điểm a, d khoản 2
Điều 115, điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 47 BLHS năm 1999 xử phạt bị
cáo Nguyễn Thái H 1 năm 6 tháng tù về tội “Giao cấu với trẻ em”.
Như vậy, trong vụ án trên, mặc dù khi H giao cấu với N, H đã bị N lừa dối về
tuổi, H không biết được N chưa đủ 16 tuổi nhưng VKSND và TAND TP. Tuy Hòa

đều xử lý H về Tội giao cấu với trẻ em và việc H bị N lừa dối về tuổi được coi là bị
hại cũng có một phần lỗi và tình tiết này được Tịa án xem xét để quyết định hình
phạt đối với H.
Hai là, trường hợp khi thực hiện hành vi giao cấu, người thực hiện hành vi
không hỏi tuổi của nạn nhân cũng như không biết tuổi của nạn nhân do người thực
hiện hành vi giao cấu đã có sự nhầm lẫn về tuổi vì thấy nạn nhân có vẻ bề ngồi như
một người trưởng thành. Trong trường hợp này, thực tiễn xét xử cho thấy, các
CQTHTT vẫn truy cứu TNHS người thực hiện hành vi về Tội giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo
Điều 145 BLHS mà không ảnh hưởng đến việc định tội danh còn việc người phạm
tội có sự nhầm lẫn về độ tuổi của nạn nhân cũng được Tịa án coi là một tình tiết để
xem xét khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội tương tự như trường hợp
người phạm tội bị nạn nhân lừa dối về tuổi. Cụ thể như vụ án sau:
Vụ án thứ 3 (Phụ lục số 03) và nhận xét, đánh giá:
Nội dung vụ án:14
Đầu năm 2016, Lường Văn S quen Quàng Thị Y (sinh ngày 6/12/2000) qua
Facebook. Khoảng 20 giờ vào ngày hẹn đầu tháng 6/2016, S đi xe mô tô đến đường
đất gần ngã ba nhà khách UBND huyện Điện Biên gặp Y, S bảo Y ngồi lên sau xe
14

Bản án số: 70/2018/HSST ngày 25/1/2018 của TAND huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.


16
mơ tơ của S, S chở Y đi chơi lịng vòng trên đường trong khối các cơ quan huyện
Điện Biên rồi quay lại đường đất lúc trước đã gặp nhau và đến gần cột phát sóng
VNPT. S dừng xe tại lề đường cùng Y ngồi trên xe nói chuyện, ơm hôn nhau, một
lúc sau S rủ Y vào trong bãi cỏ gần cột phát sóng VNPT, Y và S cùng ngồi xuống
nền cỏ nói chuyện và tiếp tục ơm, hơn nhau và quan hệ tình dục.
Khoảng 20 giờ một tuần sau, một ngày trong tháng 6/2016, S đi xe mô tơ đến

đón và đưa Y đi chơi lịng vịng tại đường đi trong khối cơ quan huyện Điện Biên,
sau đó S và Y đi đến bãi cỏ giáp chân cột phát sóng VNPT lần trước và lại quan hệ
tình dục với nhau. Y đồng ý, tự nguyện để S giao cấu với mình. Trong cả hai lần
quan hệ tình dục giữa S với Y đều không sử dụng biện pháp tránh thai. S không biết
Y sinh năm nào, bao nhiêu tuổi và cũng khơng biết việc Y có thai. Sau hai lần quan
hệ tình dục với Y do đi làm ăn xa nên S không liên lạc hay gặp lại Y lần nào nữa.
Đầu tháng 9/2016, Y và P1 quen nhau khi cùng đi chăn trâu. Khoảng giữa
tháng 9/2016, Y sử dụng điện thoại nhắn tin rủ P1 đi chơi. Khoảng 20 giờ ngày hơm
đó, P1 sử dụng xe mơ tơ đến đón và đưa Y đi chơi tại đường đi trong khối các cơ
quan huyện Điện Biên. Sau đó, P1 chở Y đi xuống đường đất vào bãi đất trống ngồi
chơi nói chuyện, ơm hơn rồi quan hệ tình dục với nhau.
Bản kết luận giám định số 2386/C54(TT3) ngày 4/7/2017 của Viện khoa học
hình sự - Tổng cục cảnh sát - Bộ Công an kết luận: S là cha đẻ của cháu bé do Y
sinh ra vào ngày 8/3/2017 với xác suất 99,98%.
Quan điểm của các CQTHTT về việc xác định tội danh đối với hành vi
phạm tội của S như sau:
- Tại Bản cáo trạng số 219/QĐ-VKS-HS ngày 30/11/2017, VKSND huyện
Điện Biên truy tố S theo điểm a, d khoản 2 Điều 115 BLHS năm 1999 về tội "Giao
cấu với trẻ em".
- Tại Bản án HSST số 70/2018/HS-ST ngày 25/1/2018, TAND huyện Điện
Biên nhận định: “Đối với bị cáo S trước và sau khi quan hệ tình dục không biết Y
bao nhiêu tuổi, bị cáo với bị hại trước đó chưa gặp nhau lần nào, chỉ mới quen
nhau trên mạng xã hội facebook, sau đó Y chủ động hẹn hị S để tìm hiểu u đương
theo phong tục người Tây Bắc (trai chưa vợ gái chưa chồng). S và Y chỉ gặp và đi
chơi rồi quan hệ tình dục với nhau hai lần vào buổi tối, sau đó chia tay nhau do bị
cáo S đi làm thuê ở xa, không gặp lại bị hại nữa và cũng không biết việc bị hại Y đã
có thai… S khơng nhận thức được mình yêu và quan hệ tình dục với trẻ em vì S
khơng biết bị hại cịn ít tuổi, bị cáo và bị hại mới quen qua mạng xã hội facebook và



17
mới gặp nhau đúng hai lần, không hỏi tuổi nhau. Tuy Y chưa đủ 16 tuổi nhưng khi
đó đã có chiều cao 1,58m và cân nặng 48kg. Việc Y có thai qua hai lần quan hệ tình
dục với bị cáo S cũng nằm ngoài ý muốn của bị cáo và bị hại, từ lúc bị cáo quan hệ
tình dục với bị hại xong thì hơn một năm sau bị cáo và bị hại mới biết là đứa con do
bị hại sinh ra là con của bị cáo. Hội đồng xét xử sẽ xem xét những tình tiết trên khi
lượng hình phạt đối với S”.
Như vậy, trong vụ án này, khi S giao cấu với Y thì S khơng biết Y là người
chưa đủ 16 tuổi vì S đã có sự nhầm lẫn về tuổi khi Y có vẻ bề ngồi giống như một
người trưởng thành, cùng với đó là do tập tục tìm hiểu, yêu đương của người Tây
Bắc nhưng VKSND và TAND huyện Điện Biên đều xử lý S về Tội giao cấu với trẻ
em và việc S có sự nhầm lẫn về tuổi của nạn nhân được là tình tiết được Tịa án xem
xét để quyết định hình phạt đối với S, tức là ảnh hưởng đến việc quyết định hình
phạt chứ khơng ảnh hưởng đến vấn đề xác định tội danh.
Ba là, khi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nạn
nhân, người thực hiện hành vi không thuộc trường hợp bị nhầm lẫn về tuổi của nạn
nhân cũng như không thuộc trường hợp người phạm tội bị nạn nhân cố ý che giấu
về tuổi thật thì thực tế cho thấy các CQTHTT vẫn xử lý người thực hiện hành vi về
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi theo Điều 145 BLHS bình thường mà khơng ảnh hưởng đến việc
xác định tội danh cũng như không ảnh hưởng đến việc quyết định hình phạt đối với
người phạm tội, cụ thể như vụ án sau:
Vụ án thứ 4 (Phụ lục số 04) và nhận xét, đánh giá:
Nội dung vụ án:15
Đầu tháng 8/2020, thông qua mạng xã hội Facebook, Lê Nguyễn Phúc Đ
quen biết và nảy sinh tình cảm yêu đương với Đỗ Đặng Tuyết Ng. Khoảng 22 giờ
ngày 27/8/2020, Đ điều khiển xe mô tô đến nhà của Ng chở Ng đi chơi, Đ chở Ng
đi qua đường cầu Móng rồi rẽ trái đi xuống đường bờ đê được khoảng 200 mét thì
dừng xe lại rồi cùng Ng ngồi nói chuyện. Trong khi nói chuyện thì Đ ơm, hôn và sờ
soạng cơ thể của Ng. Một lúc sau, Đ dùng tay cởi quần dài và quần lót của Ng

xuống đến cổ chân rồi tiếp tục cởi quần của Đ xuống qua đầu gối. Lúc này, Ng
đứng dưới đường, người tựa vào xe mô tô, Đ thực hiện hành vi giao cấu được
khoảng 2 phút thì Ng kêu đau nên Đ không giao cấu nữa.
15

Bản án số: 33/2021/HS-PT ngày 4/6/2021 của TAND tỉnh Ninh Thuận.


18
Quan điểm của các CQTHTT và người tham gia tố tụng về tội danh và
TNHS của Đ như sau:
- Tại Bản án HSST số 52/2021/HS-ST ngày 25/3/2021, TAND TP. Phan Rang
- Tháp Chàm căn cứ vào khoản 1 Điều 145; điểm b, s khoản 1 khoản 2 Điều 51; điểm
h khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 xử phạt Đ 15 tháng tù về Tội “Giao cấu với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”.
- Ngày 5/4/2021, bị cáo Đ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt với lý do bị cáo
không biết tuổi của bị hại do bị cáo quen bị hại qua mạng xã hội Facebook.
- Tại Bản án HSPT số 33/2021/HS-PT ngày 4/6/2021, TAND tỉnh Ninh Thuận
nhận định: “Bị cáo là người đã thành niên, có quen biết với cháu Đỗ Đặng Tuyết Ng
– sinh ngày 12/12/2005 qua mạng xã hội, bị cáo buộc phải biết về độ tuổi của cháu
Ng còn trong độ tuổi học sinh cấp hai (Trung học cơ sở) không được phép có quan hệ
tình dục. Mặc dù, cháu Ng tự nguyện giao cấu nhưng ở độ tuổi 14 tuổi 08 tháng 15
ngày, cháu Ng chưa phát triển hoàn chỉnh về thể chất, tâm sinh lý nên bị cáo phải
chịu TNHS theo khoản 1 Điều 145 BLHS. Chính hành vi của bị cáo đã xâm hại đến
tinh thần, danh dự, nhân phẩm của trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển toàn diện về sau của cháu Ng nên cần xử lý nghiêm khắc đối với bị
cáo như thế mới có tác dụng răn đe, giáo dục đối với bị cáo và phòng ngừa chung.
Mức hình phạt 15 tháng tù mà Tịa án cấp sơ thẩm đã xử phạt đối với bị cáo đã xem
xét đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ TNHS như: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bồi
thường thiệt hại về dân sự; Đại diện hợp pháp của bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho

bị cáo theo điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 BLHS”.
Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm do bị cáo cung cấp thêm được các tình tiết
giảm nhẹ TNHS mới nên Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận kháng cáo xin giảm
nhẹ hình phạt của bị cáo. TAND tỉnh Ninh Thuận áp dụng khoản 1 Điều 145, điểm
b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm h khoản 1 Điều 52, khoản 3 Điều 54 BLHS xử
phạt: Bị cáo Lê Nguyễn Phúc Đ 9 tháng tù về Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi.
Như vậy, trong vụ án trên, Đ cũng quen biết với Ng qua mạng xã hội
Facebook và thực hiện hành vi giao cấu thuận tình với Ng mà khơng hề biết tuổi
của Ng. Sau khi Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt Đ 15 tháng tù về Tội giao cấu với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Đ có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt
với lý do Đ khơng biết độ tuổi của bị hại do quen qua mạng xã hội. Tuy nhiên, cả
VKSND và TAND tỉnh Ninh Thuận đều nhận định việc Đ không biết tuổi của bị hại


19
khơng phải là tình tiết (căn cứ) để xem xét quyết định giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo
Đ, khi Đ thực hiện hành vi giao cấu với Ng, bắt buộc Đ phải biết tuổi của Ng là
chưa đủ 16 tuổi.
Nhận xét, đánh giá ba bản án trên:
- Một là, trong các vụ án trên, khi người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu
thuận tình với nạn nhân thì người phạm tội đều không biết tuổi của nạn nhân. Tuy
nhiên, để xác định tội danh, các CQTHTT đều dựa vào tuổi thực tế của nạn nhân để
truy cứu TNHS đối với người phạm tội mà không dựa vào ý thức chủ quan của
người phạm tội là có biết hay không biết về tuổi thật của nạn nhân. Theo quan điểm
của tác giả, việc xác định và xử lý người thực hiện hành vi về Tội giao cấu với trẻ
em dựa trên tuổi thật của nạn nhân của các CQTHTT là phù hợp với quy định của
pháp luật vì việc biết tuổi thật của nạn nhân là điều bắt buộc đối với bị cáo, khi thực
hiện hành vi giao cấu bắt buộc bị cáo phải biết tuổi thật của nạn nhân bởi xuất phát
từ các lý do sau đây:

+ Mặc dù xét về mặt chủ quan, lỗi của người phạm Tội giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là lỗi
cố ý, việc xác định tội danh nếu không dựa vào ý thức chủ quan của người phạm tội
về độ tuổi của nạn nhân thì khơng đảm bảo được ngun tắc lỗi trong Luật hình sự,
khơng thể hiện được sự quy tội một cách khách quan nhưng với đặc thù của hành vi
giao cấu tại Điều 115 BLHS năm 1999 (nay là Điều 145 BLHS năm 2015) là hành
vi giao cấu thuận tình, sự thuận tình của nạn nhân thường là xuất phát từ quan hệ
yêu đương, quen biết nên bắt buộc bị cáo phải biết tuổi thật của nạn nhân.
+ Trên thực tế, có một số trường hợp người thực hiện hành vi giao cấu hoặc
hành vi quan hệ tình dục khác khơng quan tâm đến việc nạn nhân bao nhiêu tuổi mà
họ chỉ làm sao thực hiện cho bằng được hành vi mà mình mong muốn để thỏa mãn
dục vọng cá nhân là được, còn lại họ chấp nhận hết.
+ Nếu việc xác định Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi bắt buộc phải dựa trên việc xác định ý
thức chủ quan của người thực hiện hành vi là phải biết rõ tuổi thực tế của nạn nhân
thì sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng quy định của pháp luật vì khi một người thực
hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác thuận tình với nạn nhân,
dù họ có biết rõ nạn nhân đang trong độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nhưng
họ cũng sẽ cố tình coi như khơng biết tuổi thật của nạn nhân (như khai thống nhất là
khơng có căn cứ để biết tuổi, trước đến nay chưa bao giờ hỏi tuổi nạn nhân, chưa


20
bao giờ thấy bất cứ giấy tờ nào của nạn nhân, khơng biết nạn nhân có đi học hay
khơng đi học, không biết nạn nhân học lớp mấy, cấp mấy…) để lách luật, khơng bị
xử lý hình sự thì sẽ khơng đáp ứng được u cầu đấu tranh phịng chống tội phạm
đối với tội danh này cũng như không bảo vệ được lợi ích tốt nhất cho nạn nhân bị
xâm hại là trẻ em.
- Hai là, trong các vụ án trên, việc xác định ý thức chủ quan của người phạm
tội về tuổi của nạn nhân khơng có ý nghĩa đối với việc xác định tội danh. Việc xác

định ý thức chủ quan của người phạm tội về tuổi của nạn nhân tùy từng trường hợp
mà có khơng khơng có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt (lượng hình) đối với
người phạm tội, cụ thể có hai trường hợp:
+ Nếu người phạm tội không biết tuổi thật của nạn nhân do nạn nhân cố ý che
giấu tuổi thật của mình (như nói dối, dùng chứng minh nhân dân giả) hoặc trường
hợp người phạm tội có sự nhầm lẫn một cách có căn cứ về tuổi thật của nạn nhân thì
Tịa án thường xem đây là tình tiết có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt đối
với người phạm tội (giảm nhẹ hình phạt).
+ Nếu người phạm tội khơng biết tuổi thật của nạn nhân mà không thuộc trường
hợp do nạn nhân cố ý che giấu tuổi thật của mình hoặc khơng thuộc trường hợp người
phạm tội có sự nhầm lẫn một cách có căn cứ về tuổi thật của nạn nhân nói trên thì
TNHS của người phạm tội được xác định bình thường mà tình tiết “khơng biết tuổi” đó
khơng có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
1.3. Một số kiến nghị hoàn thiện
Thứ nhất, về việc xác định tuổi của đối tượng tác động. Theo quy định tại
Điều 417 BLTTHS năm 2015 và Điều 6 TTLT số 06/2018 thì việc xác định tuổi của
người bị hại dưới 18 tuổi phải căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu là Giấy
chứng sinh, Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân, Sổ hộ
khẩu, Hộ chiếu.16
Xét về thủ tục đăng ký khai sinh, khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014
quy định: “Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng
sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp khơng có giấy chứng sinh thì nộp văn
bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu khơng có người làm chứng thì
phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải
có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp
Khoản 1 Điều 6 TTLT số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018
về phối hợp thực hiện một số quy định của BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi.
16



×