BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THUỲ TRANG
HẬU QUẢ CỦA VIỆC ĐÌNH CHỈ
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH
HẬU QUẢ CỦA VIỆC ĐÌNH CHỈ
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 8380103
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Hải An
Học viên: Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Lớp: Cao học Luật, Bình Thuận Khóa 02
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn “Hậu quả của việc đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự” là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn khoa
học của Tiến sĩ Nguyễn Hải An, mà khơng có sự sao chép của bất kỳ luận văn,
cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác. Những tài liệu có nội dung được tham
khảo, trích dẫn trong luận văn đã được dẫn trong phần trích dẫn và tài liệu tham
khảo. Các bản án, quyết định được nêu trong luận văn là chính xác, đúng sự thật.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày
tháng năm 2021
Học viên
Nguyễn Thị Thuỳ Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Số thứ tự
Chữ viết tắt
Chữ viết thường
01
BLTTDS năm 2004
sửa đổi, bổ sung
năm 2011
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004
được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số
65/2011/QH12 ngày 29-3-2011
của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một
số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự
02
BLTTDS năm 2015
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
03
HĐTP
Hội đồng Thẩm phán
04
Luật THADS năm
2008 được sửa đổi,
bổ sung năm 2014
Luật Thi hành án dân sự năm 2008
được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số
64/2014/QH13 ngày 25-11-2014
của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật thi hành án dân
sự
05
TAND
Tòa án nhân dân
06
TANDTC
Tòa án nhân dân tối cao
07
TMCP
Thương mại cổ phần
08
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
09
VKSND
Viện kiểm sát nhân dân
10
VPBank
Ngân hàng Thương mại cổ phần
Việt Nam Thịnh vượng
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. QUYỀN KHỞI KIỆN YÊU CẦU TOÀ ÁN GIẢI QUYẾT LẠI
VỤ ÁN DÂN SỰ ...................................................................................................... 10
1.1. Xác định việc khởi kiện vụ án sau khác với vụ án trƣớc .......................... 10
1.2. Quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án của đƣơng sự khi
vụ án bị đình chỉ do nguyên đơn khơng nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài
sản và chi phí tố tụng khác ................................................................................. 19
Kết luận Chƣơng 1 .................................................................................................. 25
CHƢƠNG 2. XỬ LÝ HẬU QUẢ CỦA VIỆC ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ
ÁN DÂN SỰ ............................................................................................................. 26
2.1. Xử lý tạm ứng án phí trong trƣờng hợp đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
khi có căn cứ thuộc “các trƣờng hợp khác theo quy định của pháp luật”..... 26
2.2. Giải quyết hậu quả của việc thi hành án khi đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự .................................................................................................................... 30
2.3. Xử lý đối với biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm trong
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ..................................................... 39
Kết luận Chƣơng 2 .................................................................................................. 46
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đóng vai trị là quyết định đánh
dấu việc kết thúc quá trình giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, các căn cứ đình chỉ
việc giải quyết vụ án dân sự tại khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
cho thấy dù quyết định đình chỉ vụ án dân sự làm kết thúc việc giải quyết vụ án,
nhưng không phải lúc nào cũng dẫn đến việc chấm dứt quan hệ pháp luật tranh
chấp. Vậy làm thế nào để đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
đang bị người khác xâm phạm, khi quan hệ pháp luật tranh chấp vẫn còn tồn tại, mà
việc giải quyết vụ án đã chấm dứt? Số tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp sẽ
được xử lý như thế nào? Trường hợp bản án đã được thi hành nhưng lại bị cấp giám
đốc thẩm, tái thẩm huỷ để xét xử lại, và trong quá trình giải quyết lại theo thủ tục sơ
thẩm thì vụ án bị đình chỉ, vậy hậu quả của việc thi hành án sẽ được xử lý như thế
nào? Vì lẽ đó, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định hậu quả của việc đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự tại Điều 218. Tuy nhiên, quá trình áp dụng quy định
pháp luật về hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong thực tiễn hiện
nay vẫn còn những vướng mắc, bất cập, cụ thể:
Một là, khi xác định việc khởi kiện vụ án sau có khác với vụ án trước hay
khơng để từ đó xác định quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự
của đương sự, ta cần phải dựa trên căn cứ nào? Phải chăng chỉ cần dựa vào điều
kiện việc khởi kiện vụ án sau khác vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn, quan hệ pháp
luật có tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều 218 Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015? Thực tiễn có nhiều trường hợp đã thoả mãn điều kiện được quyền khởi kiện
yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 218 Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2015, nhưng khi đương sự nộp đơn khởi kiện lại tại Toà
án, Toà án trả lại đơn khởi kiện theo điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015, hoặc đình chỉ vụ án theo điểm g khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015. Như vậy, chỉ căn cứ vào các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều
218 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để xác định đương sự có quyền khởi kiện yêu
cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự hay khơng là chưa đủ.
Hai là, khi vụ án bị đình chỉ theo điểm đ khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015, thì đương sự khơng được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án
giải quyết lại vụ án, nếu việc khởi kiện vụ án sau khơng có gì khác với vụ án
trước về nguyên đơn, bị đơn, quan hệ pháp luật có tranh chấp. Tuy nhiên, hiện
2
nay trong thực tiễn xét xử vẫn tồn tại các quan điểm khác nhau về vấn đề này bởi
tính hợp lý của nó.
Ba là, đối với việc xử lý tạm ứng án phí, Điều 218 Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015 khơng nhắc đến trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm h khoản 1 Điều
217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì tiền tạm ứng án phí được xử lý như thế nào.
Bốn là, đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết
định giám đốc thẩm, tái thẩm mà bị đình chỉ thì Tịa án đồng thời phải giải quyết hậu
quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan (nếu có). Tuy nhiên, hiện nay
lại khơng có hướng dẫn giải quyết hậu quả của việc thi hành án trong trường hợp này.
Năm là, trong trường hợp quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
đang có hiệu lực mà vụ án bị đình chỉ, dẫn đến việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm
thời, đi kèm với đó là Tồ án phải xử lý biện pháp bảo đảm mà người yêu cầu áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã thực hiện. Vậy quyết định đình chỉ giải quyết
vụ án có thể hiện nội dung xử lý biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng như biện pháp
bảo đảm mà người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã thực hiện ở nội
dung hậu quả của việc đình chỉ hay khơng.
Từ những vướng mắc phân tích nêu trên, người viết quyết định chọn đề tài
“Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự” để tìm hiểu, nghiên cứu làm
đề tài luận văn thạc s luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài “Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự”,
hiện nay có nhiều sách giáo trình, sách chuyên khảo, cũng như các bài viết đăng tải
trên các tạp chí của các tác giả bàn luận nhiều khía cạnh liên quan đến vấn đề này,
cụ thể:
- Sách chuyên khảo, giáo trình:
+ Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020),
o tr n u t t
t n d ns
t m, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. Tài liệu
này đã phân tích, làm rõ những quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về
hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở góc độ lý luận, là giáo trình
dành cho người học luật, phục vụ cho mục đích nghiên cứu, nên tài liệu khơng đi
sâu vào phân tích những vấn đề liên quan đến từng hậu quả của việc đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự, không bàn luận đến những vướng mắc, bất cập của quy định
này trong thực tiễn. Tài liệu là nguồn kiến thức nền tảng về lý luận để tác giả đi sâu
khai thác những quy định về hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, và
3
đưa ra những đánh giá khi so sánh giữa quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng
pháp luật
+ Trần Anh Tuấn (Chủ biên) (2017), Bình lu n k o ọc Bộ lu t T t n
D n s củ ước Cộn oà xã ộ c ủ n ĩ
t m năm 2015, Nhà xuất bản Tư
pháp. Tài liệu này bình luận một cách tổng thể các quy định của Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015 và hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án cũng được đưa ra để
bình luận, tuy nhiên, việc bình luận chỉ dừng lại ở mức độ phân tích, thống kê, nêu
rõ các điều luật được dẫn chiếu tại Điều 218 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để
người đọc hiểu rõ hơn quy định tại Điều 218 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 mà
chưa đi sâu bàn luận đến những vướng mắc bất cập trong việc áp dụng quy định này
trong thực tiễn. Cùng với Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, tài liệu này là cơ
sở và nền tảng lý luận để tác giả nắm vững quy định pháp luật về hậu quả của việc
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
+ Nguyễn Văn Tiến (Chủ biên) (2021), S c t n u n u t t t n D n s
(B n lu n bản n), Nhà xuất bản Hồng Đức. Tài liệu này là tổng hợp bài viết của
nhiều tác giả khác nhau, bình luận nhiều vấn đề của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015,
trong đó có hai vấn đề liên quan đến nội dung được phân tích trong luận văn gồm vấn
đề căn cứ và hậu quả của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tại chủ đề số 18 của tác giả
Nguyễn Văn Tiến. Trong bài viết, tác giả đã phân tích những vấn đề liên quan đến căn
cứ đình chỉ giải quyết vụ án và hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, bên
cạnh đó, tác giả cũng bình luận một bản án cụ thể để làm rõ những bất cập còn tồn tại.
Tài liệu này là nguồn để tác giả tham khảo khi viết luận văn, cụ thể, tác giả sẽ kế thừa
nội dung quyền khởi kiện lại vụ án dân sự của đương sự, tiếp tục mở rộng phân tích và
bàn luận vấn đề này trong luận văn của mình; vấn đề khác được nhắc đến là hình thức
tồn tại và hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm
thời tại chủ đề số 17 của tác giả Phạm Thị Thuý. Thông qua chủ đề, tác giả đã phân tích
những vấn đề liên quan đến nội dung việc áp dụng, huỷ bỏ, thay đổi biện pháp khẩn
cấp tạm thời có được thể hiện trong bản án, quyết định của Tồ án hay khơng? Nếu
được thể hiện thì hiệu lực của biện pháp khẩn cấp tạm thời có bắt buộc theo bản án,
quyết định đó hay khơng? Các đương sự có quyền thoả thuận đối với vấn đề áp dụng,
thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không. Trong nội dung của chủ đề
này, tác giả sẽ kế thừa nội dung liên quan đến vấn đề huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm
thời có được thể hiện trong bản án, quyết định của Tồ án hay khơng để làm căn cứ
tiếp tục phân tích, bình luận trong luận văn của mình.
4
- Bài báo, tạp chí:
+ Nguyễn Phát Lộc, Châu Thanh Quyền (2020), “Quyền khởi kiện lại của
nguyên đơn sau khi bị đình chỉ giải quyết vụ án do khơng nộp tạm ứng chi phí định
giá”, đăng trên T p c T
n n n d n n t vào ngày 27 tháng 4 năm 2020. Bài
viết nêu những quy định pháp luật về quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại
vụ án dân sự trong trường hợp đình chỉ do đương sự khơng nộp tạm ứng chi phí định
giá. Tác giả cũng nêu ra các quan điểm khác nhau về việc đương sự có được quyền
khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự hay không, và đưa ra kiến nghị
sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, hoặc hướng dẫn thống nhất pháp luật theo
hướng trao cho đương sự được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án
dân sự, trong trường hợp vụ án bị đình chỉ do đương sự khơng nộp tạm ứng chi phí
định giá. Tuy nhiên, bài viết với dung lượng ngắn, chỉ bàn đến quyền khởi kiện yêu
cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự trong một trường hợp cụ thể, mà khơng bàn
đến tất cả những hậu quả do việc đình chỉ giải quyết vụ án mang lại, cũng như chưa
nghiên cứu một cách tổng thể về quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án
dân sự. Bài viết là nguồn tài liệu để tác giả tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện các
quy định về hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, cụ thể, luận văn sẽ kế
thừa nội dung liên quan đến những quan điểm khác nhau đối với quyền khởi kiện yêu
cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự trong trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án do
đương sự khơng nộp tạm ứng chi phí tố tụng của bài viết.
+ Nguyễn Xuân Bình, Nguyễn Hải Anh (2018), “Bàn về quy định tại khoản 4
Điều 217 BLTTDS 2015”, đăng trên T p c Toà n n n d n n t vào ngày 05-92018. Bài viết nêu lên những bất cập trong thực tiễn khi áp dụng khoản 4 Điều 217
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để giải quyết hậu quả của việc thi hành án trong
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đồng thời tác giả cũng nêu đề xuất, kiến
nghị để giải quyết những bất cập nêu trên. Bài viết đưa ra nhiều bất cập liên quan đến
xác định, giải quyết hậu quả của việc thi hành án, về tính án phí, về mẫu ban hành
quyết định đình chỉ. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở mức độ phân tích lý luận mà
khơng bình luận một bản án, quyết định cụ thể để làm rõ hơn những bất cập. Luận
văn chỉ tham khảo, kế thừa và phát triển nội dung liên quan đến bất cập và hướng giải
quyết bất cập khi giải quyết hậu quả của việc thi hành trong bài viết.
+ Trương Thanh Hoà (2018), “Quyền khởi kiện lại vụ án trong quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự”, đăng trên T p c Toà n n n d n
n t vào
ngày 03-10-2018. Bài viết nêu ra hai vấn đề đối với quyền khởi kiện yêu cầu Toà án
5
giải quyết lại vụ án dân sự, đó là có nên thể hiện quyền khởi kiện yêu cầu Toà án
giải quyết lại vụ án dân sự trong quyết định đình chỉ hay không, và những vướng
mắc nếu thể hiện quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự trong
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, cụ thể là khó khăn khi xác định ai là
người được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự đó, hiểu như
thế nào về việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về ngun
đơn, bị đơn, khó khăn về xác định quan hệ pháp luật có tranh chấp. Từ đó, tác giả
đưa ra kiến nghị khơng nên thể hiện quyền khởi kiện u cầu Tồ án giải quyết lại
vụ án dân sự trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Tuy bài viết đưa ra
được nhiều vấn đề vướng mắc trong thực tiễn về quyền khởi kiện yêu cầu Toà án
giải quyết lại vụ án dân sự của đương sự khi đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, tuy
nhiên dung lượng bài viết ngắn, chỉ mới bàn đến khía cạnh có nên thể hiện quyền
khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự trong quyết định đình chỉ hay
không, cũng như việc hiểu thế nào về việc khởi kiện vụ án sau khác với vụ án trước,
chưa bàn luận đến tất cả các vấn đề liên quan đến hậu quả của việc đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự, bài viết đưa ra những vướng mắc nhưng chỉ dừng lại ở việc liệt
kê, chưa đi vào phân tích đánh giá cụ thể từng vướng mắc, bất cập. Bài viết là tài
liệu tham khảo để tác giả tiếp tục tìm tịi, mở rộng phạm vi nghiên cứu, cụ thể, luận
văn sẽ tham khảo quan điểm của tác giả đối với vấn đề hiểu như thế nào là việc khởi
kiện vụ án sau khơng có gì khác vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn, quan hệ pháp
luật có tranh chấp.
Sau q trình nghiên cứu các tài liệu, cơng trình nghiên cứu về hậu quả của
việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, tác giả nhận thấy các bài viết, cơng trình
nghiên cứu của các tác giả khác chủ yếu tập trung vào một khía cạnh nhỏ của
quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự; hoặc nghiên cứu đối
với việc giải quyết hậu quả của việc thi hành án trong quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án, đối với hình thức thể hiện và hiệu lực của quyết định áp dụng, thay
đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong bản án, quyết định thành những chủ
đề riêng biệt, mà chưa nghiên cứu một cách tổng thể tất cả các quy định về hậu
quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
đã quy định, cụ thể là quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự;
xử lý tạm ứng án phí; giải quyết hậu quả của việc thi hành án trong trường hợp vụ
án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm, sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái
thẩm mà Tịa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, hình thức
6
thể hiện hướng xử lý đối với biện pháp khẩn cấp tạm thời và biện pháp bảo đảm
mà người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã thực hiện khi đình chỉ
giải quyết vụ án cũng khơng được xem xét khi bàn luận đến hậu quả của việc đình
chỉ giải quyết vụ án. Đối với tài liệu chuyên khảo, giáo trình thì các tài liệu này
nghiên cứu một cách tổng thể các hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự, nhưng chủ yếu nghiên cứu về mặt lý luận, chưa đi sâu nghiên cứu các vướng
mắc, bất cập trong thực tiễn của việc áp dụng quy định pháp luật. Do đó, việc tác
giả chọn đề tài “Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự” để nghiên cứu
tổng thể các vấn đề liên quan đến hậu quả việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự,
những vướng mắc bất cập trong thực tiễn, qua đó đưa ra kiến nghị đề xuất hồn
thiện pháp luật là thực sự cần thiết.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận, các
quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về hậu quả của việc đình chỉ giải
quyết vụ án, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, xử lý biện pháp bảo đảm mà
người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã thực hiện, và phân tích, bình
luận các quyết định, bản án trong từng vụ án cụ thể, từ đó làm nổi bật những vướng
mắc, bất cập trong việc áp dụng pháp luật, cũng như đánh giá mức độ tương thích
giữa quy định pháp luật và thực tiễn. Sau khi đánh giá, phân tích những vướng mắc,
bất cập trong thực tiễn, luận văn sẽ đề xuất Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định của
pháp luật về căn cứ xác định vụ án sau khác vụ án trước, để xác định đương sự có
quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự hay không; cũng như
quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án của đương sự trong trường hợp
đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm đ khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015. Đồng thời đề xuất Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn
giải quyết hậu quả của việc thi hành án khi đình chỉ giải quyết vụ án đối với các
trường hợp được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm, sau khi có quyết định giám đốc
thẩm, tái thẩm; hướng xử lý tạm ứng án phí trong trường hợp đình chỉ giải quyết vụ
án theo điểm h khoản 1 điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; có nên thể hiện
nội dung xử lý đối với biện pháp khẩn cấp tạm thời và biện pháp bảo đảm mà người
yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã thực hiện trong quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án hay khơng.
Đề tài có nhiệm vụ phân tích các quy định của pháp luật về hậu quả của việc
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử lý biện
7
pháp bảo đảm mà người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã thực hiện,
phân tích, bình luận quyết định, bản án trong những vụ án cụ thể. Từ đó đánh giá
mức độ tương thích của quy định pháp luật với thực tiễn, và đưa ra đề xuất nhằm
hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về hậu quả của việc đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015 về hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án, huỷ bỏ biện pháp khẩn
cấp tạm thời, xử lý biện pháp bảo đảm mà người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời đã thực hiện, và việc áp dụng những quy định này trong thực tiễn giải
quyết vụ án, cụ thể là đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào phạm vi không gian, thời gian và
nội dung.
Về phạm vi không gian, nội dung nghiên cứu của luận văn tập trung vào các
quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hậu quả của việc đình chỉ giải quyết
vụ án dân sự, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử lý biện pháp bảo đảm mà
người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã thực hiện. Để làm sáng tỏ
các vướng mắc, bất cập của những quy định này trong thực tiễn, luận văn cần phải
có sự phân tích, đánh giá, bình luận các quyết định đình chỉ, bản án trong những vụ
án cụ thể trên phạm vi toàn quốc mà không giới hạn ở một địa phương cụ thể, bởi lẽ
việc nghiên cứu, tập hợp nhiều quyết định, bản án từ các địa phương khác nhau sẽ
giúp cho tác giả có cái nhìn đa chiều hơn, tập hợp được nhiều quan điểm của những
người đang làm thực tiễn hơn, từ đó có những nhận định, đánh giá khách quan đối
với những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
Về phạm vi thời gian, hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án chủ yếu
được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự, hiện nay Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015 đang có hiệu lực thi hành, nên nội dung nghiên cứu của luận văn tập trung vào
các quy định về hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, huỷ bỏ biện pháp
khẩn cấp tạm thời, xử lý biện pháp bảo đảm, cũng như các bản án, quyết định kể từ
thời điểm BLTTDS năm 2015 có hiệu lực thi hành đến nay.
Về phạm vi nội dung, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp
tạm thời khi vụ án bị đình chỉ và xử lý biện pháp bảo đảm. Cụ thể là những nội
dung liên quan đến quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự; xử
8
lý tiền tạm ứng án phí khi vụ án bị đình chỉ theo điểm h khoản 1 Điều 217 Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2015; giải quyết hậu quả của việc thi hành án; và có thể hiện
hay khơng việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử lý biện pháp bảo đảm mà
người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã thực hiện trong quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án. Biện pháp bảo đảm mà luận văn nghiên cứu là biện pháp
bảo đảm mà người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện theo
quy định tại Điều 136 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu trong luận văn, cụ thể:
Ở chương 1, tác giả sử dụng phương pháp liệt kê để liệt kê những trường hợp
được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự khi vụ án bị đình
chỉ. Phương pháp phân tích được sử dụng để làm rõ những quy định của pháp luật
liên quan đến quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự, căn cứ
xác định đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự,
quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự trong trường hợp vụ án
bị đình chỉ theo điểm đ khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Tác giả
tiếp tục sử dụng phương pháp bình luận để bình luận những quyết định, bản án cụ
thể, qua đó làm rõ những bất cập, vướng mắc về quyền khởi kiện yêu cầu Toà án
giải quyết lại vụ án dân sự trong thực tiễn. Cuối chương 1, tác giả sử dụng phương
pháp tổng hợp để khái quát những vấn đề đã được trình bày trong tồn bộ nội dung
chương từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị cụ thể.
Tương tự như chương 1, ở chương 2 tác giả cũng sử dụng phương pháp liệt
kê để liệt kê những trường hợp được trả lại tiền tạm ứng án phí, những trường hợp
tiền tạm ứng án phí bị sung vào cơng quỹ. Tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp
phân tích để làm rõ những quy định liên quan đến việc giải quyết tạm ứng án phí
đối với trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo điểm h khoản 1 Điều 217
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; giải quyết hậu quả của việc thi hành án trong
trường hợp vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm, sau khi có quyết định giám
đốc thẩm, tái thẩm mà Tịa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án; việc thể
hiện nội dung huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử lý biện pháp bảo đảm
trong quyết định đình chỉ. Tiếp theo, phương pháp bình luận sẽ được sử dụng để
bình luận những bản án, quyết định cụ thể trong thực tiễn, từ đó những vướng
mắc, bất cập được làm nổi bật. Cuối chương 2, tác giả sử dụng phương pháp tổng
9
hợp để khái quát lại những vấn đề đã được trình bày và đưa ra đề xuất, kiến nghị
để hồn thiện pháp luật.
Ở phần kết luận, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để khái quát tất cả
những vấn đề đã được trình bày trong luận văn.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục của luận
văn có 2 chương, cụ thể:
Chƣơng 1: Quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự.
Chƣơng 2: Xử lý hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
10
CHƢƠNG 1
QUYỀN KHỞI KIỆN
YÊU CẦU TOÀ ÁN GIẢI QUYẾT LẠI VỤ ÁN DÂN SỰ
Quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án được xem là một cách
tái khởi động lại quy trình tố tụng để đương sự u cầu Tồ án giải quyết tranh
chấp vẫn cịn tồn tại trong thực tế, vì mang ý ngh a như vậy, nên khơng phải tất cả
các trường hợp đình chỉ đều được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại
vụ án dân sự. Khoản 1 Điều 218 BLTTDS năm 2015 quy định,“K có quyết ịn
n c ỉ ả quyết v n d n s , ươn s k ôn có quyền k ở k n yêu cầu T
n ả quyết l v n d n s ó, nếu v c k ở k n v n s u k ơn có gì khác
vớ v n trước về n uyên ơn, bị ơn và qu n
p p lu t có tr n c ấp, trừ
trườn ợp quy ịn t k oản 3 Đ ều 192, ểm c k oản 1 Đ ều 217 củ Bộ lu t
này và c c trườn ợp k c t eo quy ịn củ p p lu t.”. Như vậy, điều kiện
tiên quyết để được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự là
việc khởi kiện vụ án sau phải khác vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn, quan hệ
pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, hiện nay trong
thực tiễn việc xác định việc khởi kiện vụ án sau khác với vụ án trước vẫn còn
nhiều quan điểm khác nhau.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 218 BLTTDS năm 2015, trường hợp vụ án bị
đình chỉ giải quyết theo điểm đ khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 thì đương sự
khơng được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án. Quy định này hiện
nay đang gây nhiều tranh cãi về tính hợp lý của nó, và trong thực tiễn hiện nay,
nhiều Toà án vẫn tuyên đương sự được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết
lại vụ án dân sự khi đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm đ khoản 1 Điều 217
BLTTDS năm 2015.
1.1. Xác định việc khởi kiện vụ án sau khác với vụ án trƣớc
Ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ theo điểm c khoản 1 Điều 217, khoản
3 Điều 192 BLTTDS năm 2015, và các trường hợp khác theo quy định của pháp
luật, để xác định đương sự có được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại
vụ án dân sự hay không, cần phải đáp ứng điều kiện việc khởi kiện vụ án sau khác
với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn, và quan hệ pháp luật có tranh chấp. Vì
vậy, khi Tồ án nhận đơn khởi kiện, cần phải xem xét đơn khởi kiện so với quyết
định đình chỉ vụ án mà đương sự đã khởi kiện trước đó, xem có khác về nguyên
đơn, về bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp hay không. Liệu rằng xem xét
11
các yếu tố trên đã đủ hay chưa? Pháp luật quy định việc khởi kiện vụ án sau khác
với vụ án trước, vậy khác ở đây là khác về hình thức hay khác về đối tượng tranh
chấp, bản chất vụ án?
Việc hiểu như thế nào là vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về
ngun đơn, bị đơn, quan hệ pháp luật có tranh chấp hiện nay có hai cách hiểu.
“C c
ểu t ứ n ất, n ữn v n ã ược Toà n ả quyết bằn quyết ịn
n
c ỉ ả quyết v n d n s t v n ã ược ả quyết xon (về n t ức) nên
Tồ n k ơn
ả quyết l lần t ứ
dù quyền lợ củ ươn s c ư ược ả
quyết…C c
ểu t ứ
, n ữn v n ã ược Toà n ả quyết xon về nộ dun
oặc ã r quyết ịn
n c ỉ ả quyết v n d n s v n uyên ơn oặc bị ơn
là c n n ã c ết mà quyền, n ĩ v củ ọ k ôn ược t ừ kế; cơ qu n, tổ
c ức ã bị ả t ể, p sản mà k ôn có cơ qu n, tổ c ức, c n n nào kế t ừ
quyền và n ĩ v t t n củ cơ qu n, tổ c ức ó; ươn s có yêu cầu p d n
t ờ
u trước k Toà n cấp sơ t ẩm r bản n, quyết ịn và t ờ
uk ở k n
ã ết…T eo t c ả, nên ểu t eo c c
ểu t ứ
t
ợp lý ơn.”1
Sở d có hai cách hiểu như trên, bởi vì quy định tại khoản 1 Điều 218 BLTTDS
năm 2015 cho thấy trong trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do nguyên đơn
không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, và chi phí tố tụng khác theo quy định
của pháp luật, đương sự khơng có quyền khởi kiện u cầu Tồ án giải quyết lại vụ
án, nếu việc khởi kiện vụ án sau khơng có gì khác vụ án trước về ngun đơn, bị đơn,
quan hệ pháp luật có tranh chấp. Có thể thấy trường hợp này mặc dù vụ án đã được
giải quyết bằng quyết định đình chỉ, tức là đã giải quyết xong về mặt hình thức,
nhưng về mặt bản chất thì tranh chấp giữa các đương sự vẫn cịn tồn tại. Và dù cho
tranh chấp đang cịn tồn tại thì đương sự vẫn khơng được quyền khởi kiện u cầu
Tồ án giải quyết lại vụ án dân sự. Nếu hiểu theo hướng này thì khi đương sự nộp
đơn khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự, Toà án chỉ cần xem xét về
mặt câu chữ việc khởi kiện vụ án sau có khác vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn,
quan hệ pháp luật có tranh chấp hay khơng, tức là khác về hình thức, mà không cần
xem xét đến tranh chấp giữa các đương sự đã được giải quyết hay chưa.
Ngược lại, nếu xem xét những trường hợp đương sự được quyền khởi kiện
yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án quy định tại Điều 218 BLTTDS năm 2015,
trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, hoặc đã được triệu tập hợp lệ đến lần
Nguyễn Văn Tiến (Chủ biên) (2021), Sách tình u n
bản Hồng Đức, tr.345-346.
1
u t t t n Dân s (Bình lu n bản án), Nhà xuất
12
thứ hai, nhưng vẫn vắng mặt, thì đương sự được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án
giải quyết lại vụ án dân sự, mà không cần phải đáp ứng điều kiện vụ án sau khác với
vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn, quan hệ pháp luật có tranh chấp. Cũng tương tự
như trường hợp đình chỉ do đương sự khơng nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản
hoặc tạm ứng chi phí tố tụng, trường hợp này vụ án đã được giải quyết bằng quyết
định đình chỉ vụ án tức là giải quyết về mặt hình thức, nhưng về mặt bản chất, tranh
chấp giữa các bên đương sự vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, hậu quả của hai trường hợp
này lại có sự khác biệt, trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện hoặc đã được
triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, thì đương sự được quyền khởi
kiện u cầu Tồ án giải quyết lại vụ án dân sự. Vậy, việc cho rằng chỉ cần xem xét
việc khởi kiện vụ án sau khác vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp
luật có tranh chấp để trao cho đương sự có quyền khởi kiện u cầu Tồ án giải
quyết lại vụ án dân sự đã thực sự hợp lý chưa?
Ngoài hai trường hợp trên, Điều 218 BLTTDS năm 2015 cịn quy định
trường hợp khơng được quyền khởi kiện u cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự
khi sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, sau
khi thụ lý vụ án, nếu Thẩm phán phát hiện vụ án đang giải quyết thuộc trường hợp
này thì phải đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 217
BLTTDS năm 2015, trừ một số trường hợp pháp luật quy định được quyền khởi
kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự. “…S v c ã ược ả quyết ược
ểu là yêu cầu k ở k n, p ản t , yêu cầu ộc l p củ c c bên tron v n d n s
(tr n c ấp ữ c c bên ươn s ), oặc yêu cầu củ c ủ t ể tron v c d n s ã
ược Toà n ả quyết vớ kết quả là Toà n ã b n àn r bản n, quyết ịn và
bản n, quyết ịn ó ã có u l c p p lu t...s v c cũn có t ể ược ả quyết
bằn quyết ịn củ cơ qu n n à nước có t ẩm quyền.”2 Như vậy, quy định này
khơng cịn đơn thuần ở việc xem xét có sự khác nhau giữa nguyên đơn, bị đơn và
quan hệ pháp luật có tranh chấp để xác định đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu
Tồ án giải quyết lại vụ án hay khơng, mà phải xem xét đến tranh chấp đã được giải
quyết hay chưa; có thuộc trường hợp bị đình chỉ do một trong các bên đương sự
khơng cịn tồn tại mà khơng có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền và
ngh a vụ tố tụng; hoặc đương sự có đơn đề nghị áp dụng thời hiệu trước khi Toà án
cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định và thời hiệu khởi kiện đã hết hay không. Để xác
định được tranh chấp đã được giải quyết hay chưa, Toà án cần phải xem xét đến bản
2
Nguyễn Văn Tiến (Chủ biên) (2021), tlđd (1), tr.416.
13
chất vụ án và đối tượng tranh chấp của vụ án sau so với vụ án bị đình chỉ trước đó
có giống nhau hay khơng.
Theo quan điểm của tác giả thì cần theo cách hiểu thứ hai, tức là khi xem xét
đương sự có quyền khởi kiện u cầu Tồ án giải quyết lại vụ án dân sự hay không,
cần xem xét đến đối tượng tranh chấp, bản chất vụ án để xác định tranh chấp đã
được giải quyết hay chưa. Bởi vì, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi quyền và lợi ích bị xâm phạm, nếu
chỉ xem xét về mặt hình thức theo cách hiểu thứ nhất thì trong thực tế đương sự
khơng có cách nào bảo vệ quyền và lợi ích của mình đang bị xâm phạm. Nếu chỉ
đơn giản xem xét đến tiêu chí vụ án sau khác vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn,
quan hệ pháp luật có tranh chấp về mặt hình thức câu chữ, mà khơng xem xét đến
đối tượng tranh chấp, bản chất vụ án liệu có biết được tranh chấp đã được giải quyết
hay chưa để xác định đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu Tịa án giải quyết lại vụ
án hay khơng? Tình huống được nêu trong án lệ số 38/2020/AL3 thể hiện rằng mặc
dù việc khởi kiện sau khác nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp,
tức là đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, nhưng hướng giải quyết của án lệ là không thụ
lý vụ án mới, vì dù việc khởi kiện vụ án sau khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị
đơn, quan hệ pháp luật tranh chấp, nhưng vụ án đã được giải quyết về mặt bản chất.
Quy định “S v c ã ược ả quyết bằn bản n, quyết ịn ã có u l c
p p lu t củ T
n …” tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 dường
như là một quy định “sàng lọc” những trường hợp đáp ứng điều kiện việc khởi kiện
Nội dung Án lệ số 38/2020/AL: “[2]... Bản án hôn nhân và gia n phúc t ẩm s 17/H Đ-PT ngày 249-2002, Tòa án nhân dân tỉn Lâm Đồn ã tuyên bà P m T ị H ược quyền sở ữu ½ căn nhà d n tích
40,73m2, c
uyễn T ị Đ ược quyền sở ữu ½ căn nhà d n tích 40,73m2 t s 12A ườn G, p ườn 5,
thành p T. ư v y, nộ dung k ở k n củ bà M cho rằn căn nhà s 12A ườn G, p ườn 5, thành p
T là củ c H1 và c Đ1 ã có bản án n có u l c xác ịn quyền sở ữu căn nhà ó là củ c Đ vớ bà
H. Đ ều 256 Bộ lu t Dân s năm 2005 quy ịn : “C ủ sở ữu, n ườ c ếm ữu ợp pháp có quyền yêu cầu
n ườ c ếm ữu, n ườ s d n tài sản, n ườ ược lợ về tài sản khơng có căn cứ pháp lu t
vớ tài sản
t uộc quyền sở ữu oặc quyền c ếm ữu ợp pháp củ mình p ả trả l tài sản ó,…”. ư v y, vớ nộ
dung quyết ịn củ Bản án hôn nhân và gia n phúc t ẩm s 17/H Đ-PT nêu trên thì bà M khơng có
quyền
c Đ và bà H trả l căn nhà s 12A ườn G, p ườn 5, thành p T. Cho nên p ả xem nộ dung
yêu cầu k ở k n củ bà M t uộc trườn ợp “S v c ã ược ả quyết bằn bản án, quyết ịn ã có
u l c pháp lu t củ Tịa n”; nếu bà M khơng ồn tình vớ Bản án hôn nhân và gia n phúc t ẩm s
17/H Đ-PT thì ề n ị Tịa án nhân dân có t ẩm quyền xem xét l bản án ó theo t ủ t c giám c t ẩm
(khi t ờ
u cịn) oặc tái t ẩm (khi có căn cứ). Do ó, ngày 01-8-2016, Tịa án nhân dân tỉn Lâm Đồn
ban hành Quyết n s 03/2016/QĐST-DS n c ỉ ả quyết v án và trả l
ơn k ở k n củ bà M là
phù ợp vớ quy ịn t
ểm c k oản 1 Đ ều 192 và ểm g k oản 1 Đ ều 217 Bộ lu t T t n dân s năm
2015. Quyết ịn s 91/2017/QĐDS-PT ngày 30-5-2017 củ Tòa án nhân dân cấp cao t Thành p Hồ Chí
Minh ủy tồn bộ Quyết ịn s 03/2016/QĐST-DS ngày 01-8-2016 nêu trên vì cho rằn quan tranh c ấp
trong v án này là “Đ tài sản”, có nguyên ơn, bị ơn khác vớ nguyên ơn, bị ơn trong v án hơn nhân
và gia n ã ược Tịa án nhân dân tỉn Lâm Đồn xét x phúc t ẩm t Bản án hôn nhân và gia n phúc
t ẩm s 17/H Đ-PT ngày 24-9-2002 là không ún ”.
3
14
vụ án sau khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn, quan hệ pháp luật có tranh
chấp theo quy định tại Điều 218 BLTTDS năm 2015, nhưng về mặt bản chất đã được
giải quyết thì Tồ án sẽ áp dụng điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 để
đình chỉ giải quyết vụ án hoặc trả lại đơn khởi kiện. Như vậy, tại sao khi quy định về
quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự, BLTTDS năm 2015
không quy định việc xem xét đến đối tượng tranh chấp, bản chất vụ án cũng là một
trong các tiêu chí để xác định việc khởi kiện vụ án sau khác vụ án trước, trừ những
trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm
2015 và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật để đương sự không mất
thời gian chờ đợi vụ án được thụ lý rồi lại bị đình chỉ giải quyết?
Cũng liên quan đến vấn đề phải hiểu như thế nào là v c k ở k n v n s u
k ôn có k c vớ v n trước về n uyên ơn, bị ơn, có ý k ến ặt r t n u n
ả ịn rằn k k ở k n l v n, ươn s
ảm bớt s lượn n uyên ơn
oặc bị ơn t có ược xem là v c k ở k n l v n s u có k c vớ v n trước về
n uyên ơn, bị ơn y k ôn , và ư r qu n ểm rằn tron trườn ợp này Toà
n p ả t lý v n, ồn t ờ ư n ữn n ườ c n l t m
vớ tư c c n ườ
4
có quyền lợ , n ĩ v l ên qu n. Đối với việc xác định vụ án sau khác với vụ án
trước về quan hệ pháp luật có tranh chấp, ý kiến này cho rằng còn tồn tại khó khăn
trong việc xác định quan hệ pháp luật có tranh chấp, bởi lẽ đương sự có thể thay đổi
cách trình bày, cách yêu cầu trong đơn khởi kiện và việc xác định quan hệ tranh chấp
do ý chí chủ quan của mỗi Thẩm phán. Điều này dẫn đến quan hệ tranh chấp sẽ được
xác định khác đi và Toà án phải thụ lý vụ án khi đương sự nộp đơn khởi kiện lại. Hơn
nữa, hiện nay, việc xác định quan hệ tranh chấp vẫn còn nhiều vấn đề tranh luận. Một
vấn đề nữa được đặt ra là đương sự cố tình khởi kiện ít đi, hoặc nhiều hơn số quan hệ
tranh chấp đối với vụ án đã bị đình chỉ trước đó, thì có được xem là việc khởi kiện vụ
án sau khác với vụ án trước về quan hệ pháp luật có tranh chấp hay khơng.5 Như vậy,
theo quan điểm trên là cần phải đối chiếu tư cách đương sự và quan hệ pháp luật có
tranh chấp giữa hai vụ án để xác định vụ án sau khác vụ án trước hay khơng.
Tác giả khơng đồng tình với quan điểm này, bởi lẽ việc so sánh về tư cách
đương sự và quan hệ pháp luật có tranh chấp chỉ là sự so sánh về hình thức bên
ngồi, nó chỉ đóng một phần vai trị trong việc xác định vụ án sau có khác vụ án
Trương Thanh Hồ, “Quyền khởi kiện lại vụ án trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự”, https://
tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/quyen-khoi-kien-lai-vu-an-trong-quyet-dinh-dinh-chi-giai-quyet-vu-an-dan
-su, truy cập ngày 28-01-2021.
5
Trương Thanh Hoà, tlđd (4), truy cập ngày 28-01-2021.
4
15
trước hay không. Vấn đề khác chúng ta cần phải quan tâm nữa là sự việc đó đã được
giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hay chưa. Việc so sánh
tư cách đương sự, và quan hệ pháp luật có tranh chấp chỉ phát huy tác dụng trong
trường hợp lý do đình chỉ xuất phát từ việc một trong hai bên đương sự khơng cịn
tồn tại mà quyền ngh a vụ của họ không được thừa kế; quyền, ngh a vụ của đương
sự sẽ được thực hiện theo thủ tục phá sản bởi vì đã có quyết định mở thủ tục phá
sản; đã hết thời hiệu khởi kiện. Nếu khơng có sự thay đổi về tư cách đương sự hoặc
quan hệ pháp luật có tranh chấp thì đương sự khởi kiện lại vẫn thuộc trường hợp
phải đình chỉ, do đó những trường hợp trên cần phải xem xét đến tư cách đương sự
và quan hệ pháp luật có tranh chấp để quyết định đương sự có được quyền khởi kiện
u cầu Tồ án giải quyết lại vụ án hay khơng. Đối với trường hợp đình chỉ do
ngun đơn khơng nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo
quy định… thì nguyên nhân đình chỉ xuất phát từ ý thức chủ quan của đương sự và
vụ việc chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, tuy
nhiên, vẫn được các nhà làm luật xếp vào nhóm khơng được quyền khởi kiện u
cầu Tồ án giải quyết lại vụ án nếu việc khởi kiện vụ án sau khơng có gì khác với
vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn, quan hệ pháp luật có tranh chấp6. Trường hợp
đình chỉ theo điểm g khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 dẫn chiếu đến điểm c
khoản 1 điều 192 BLTTDS năm 2015, Tòa án cần phải xem xét đến sự việc đã được
giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hay chưa để xem xét đương
sự có quyền khởi kiện u cầu Tồ án giải quyết lại vụ án dân sự hay không, thay vì
xem xét đến tư cách đương sự và quan hệ pháp luật có tranh chấp. Như vậy, việc
đương sự thêm hoặc bớt nguyên đơn, bị đơn; thêm hoặc bớt quan hệ tranh chấp khi
khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự, không làm ảnh hưởng đến việc
xem xét việc khởi kiện vụ án sau có khác vụ án trước hay khơng.
Để m n ọ c o p n t c ở trên, tron t c t ễn xét x có t n u n c t ể
sau: Ngày 19-6-2018, bà Phan Thị Thuý khởi kiện bà Phan Thị Bích Thuỷ và ơng
Nguyễn Anh Phó, yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất đối với nhà đất tại số 348 đường Lê Hồng Phong, Phước Long,
Nha Trang, Khánh Hòa (Viết tắt là nhà đất tại số 348), hủy giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đứng tên ông Nguyễn Anh Phó, bà Lê Thị
Bích Thủy. Ngày 24-7-2018, TAND tỉnh Khánh Hòa đã thụ lý vụ án. Tuy nhiên,
Vấn đề liên quan đến quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án của đương sự khi Toà án đình chỉ
giải quyết vụ án theo điểm đ khoản 1 Điều 217 BLTTDS sẽ được phân tích ở mục 1.2 của luận văn.
6
16
liên quan đến tài sản tranh chấp trong vụ án là nhà đất tại số 348, trước đây, TAND
tỉnh Khánh Hòa đã xét xử bằng Bản án số 16/2009/KDTM-ST ngày 15-12-2009
(Bản án số 16) về tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa n uyên ơn là Ngân hàng
TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (nay là Ngân hàng TMCP
Việt Nam Thịnh vượng – VPBank) và bị ơn là Cơng ty TNHH xây dựng Thiên
Châu, n ườ có quyền lợ , n ĩ v l ên qu n là ông Nguyễn Anh Phó, ông Nguyễn
Dư, bà Phan Thị Trưa. Bản án đã tuyên xử trong trường hợp bị đơn khơng trả nợ
cho VPBank thì VPBank được quyền u cầu cơ quan thi hành án kê biên, bán các
tài sản thế chấp bảo đảm nợ vay tại VPBank để thu hồi nợ, trong đó, có nhà đất tại
số 348 do bà Lê Thị Bích Thủy và ơng Nguyễn Anh Phó đứng tên sở hữu7. Quyết
định của Bản án này đã có hiệu lực pháp luật8.
Đối với tình huống này, hiện nay có hai quan điểm về đường lối giải quyết
như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng cần đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm g khoản
1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 dẫn chiếu đến điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS
năm 2015“S v c ã ược ả quyết bằn bản n, quyết ịn ã có u l c p p
lu t củ T
n” với lý giải: Bản án số 16 có hiệu lực pháp luật đã xác định hợp
đồng thế chấp nhà đất tại số 348 giữa ông Nguyễn Anh Phó, bà Lê Thị Bích Thủy
với VPBank là hợp pháp, và tuyên xử lý tài sản này để thu hồi nợ cho VPBank đồng
ngh a với việc xác định ông Phó và bà Thủy là chủ sở hữu hợp pháp tài sản thế
chấp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông bà là đúng. Như vậy, yêu
cầu khởi kiện hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ơng Phó và bà Thủy
của bà Phan Thị Thúy đã được giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Yêu
cầu tuyên vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa bên chuyển nhượng ơng
Nguyễn Hồng Sơn, bà Phan Thị Thúy với bên nhận chuyển nhượng ông Nguyễn
Anh Phó và bà Lê Thị Bích Thủy tuy chưa được bản án nào giải quyết, nhưng
không thể giải quyết tách rời với yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng
tên ơng Phó và bà Thủy, đồng thời, nó cịn liên quan đến việc xác định hiệu lực của
hợp đồng thế chấp tài sản cho VPBank. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, bà
Phan Thị Thúy phải làm đơn yêu cầu xem xét lại Bản án số 16 theo thủ tục tái thẩm
phần nội dung về hợp đồng thế chấp tài sản là nhà đất tại số 348 và xử lý tài sản
này. Khi giải quyết lại vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, Tịa án sẽ giải quyết các
Phụ lục 01: Bản án số 16/2009/KDTM-ST ngày 15-12-2009 của TAND tỉnh Khánh Hoà.
Phụ lục 02: Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 51/2010/KDTM-QĐ ngày 28-9-2010 của Tòa phúc
thẩm TANDTC tại Đà Nẵng.
7
8
17
yêu cầu khởi kiện của bà Thúy, đồng thời xem xét hiệu lực của hợp đồng thế chấp
và yêu cầu xử lý tài sản của VPBank.
Quan điểm thứ hai cho rằng, Tòa án cần giải quyết yêu cầu khởi kiện của bà
Phan Thị Thúy, vì u cầu tun bố vơ hiệu hợp đồng chuyển nhượng nhà đất và
hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất chưa được giải
quyết tại Bản án số 16, kết quả giải quyết các yêu cầu này không ảnh hưởng tới Bản
án số 16. Việc Bản án số 16 nhận định hợp đồng thế chấp nhà đất tại số 348 giữa
ơng Phó và bà Thủy với VPBank hợp pháp, và tuyên xử lý tài sản bảo đảm này
không đồng ngh a với việc xác định nhà đất này là tài sản hợp pháp của ơng Phó và
bà Thủy. Việc Tòa án xác định hợp đồng chuyển nhượng nhà đất có hiệu lực hay vơ
hiệu, giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu, tuyên hủy giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền với đất chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi, ngh a vụ của các
bên tham gia hợp đồng chuyển nhượng, không ảnh hưởng đến hợp đồng thế chấp
với VPBank, vì VPBank là người thứ ba ngay tình, hợp đồng thế chấp này vẫn có
liệu lực theo khoản 2 Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2005 (luật có hiệu lực tại thời
điểm ký hợp đồng chuyển nhượng).
Ý k ến n n xét củ t c ả: Nếu chỉ xét đến tư cách đương sự cũng như quan
hệ pháp luật có tranh chấp để xác định việc khởi kiện vụ án sau có khác vụ án trước
hay khơng, thì cả hai vụ án khác nhau cả về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật
có tranh chấp, nên có thể khẳng định ngay vụ án mà nguyên đơn là bà Thuý khởi kiện
yêu cầu huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với
đất; tuyên hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đứng
tên ơng Nguyễn Anh Phó, bà Lê Thị Bích Thủy khác với vụ án tranh chấp hợp đồng
tín dụng mà VPBank là nguyên đơn đã được xét xử bằng Bản án số 16/2009/KDTMST ngày 15-12-2009. Nhưng chỉ xem xét đến tư cách đương sự và quan hệ pháp luật
có tranh chấp mà không xem xét đến nội dung vụ án đã được giải quyết hay chưa liệu
có thoả đáng? Bởi vì, nếu chỉ xem xét đến tư cách đương sự và quan hệ pháp luật có
tranh chấp để xác định vụ án sau có khác vụ án trước hay khơng là chưa xem xét đầy
đủ tồn diện vụ án. Giả sử, trong trường hợp này bà Thuý khởi kiện u cầu tun bố
hợp đồng thế chấp giữa ơng Phó và bà Thuỷ với VPBank vơ hiệu thì rõ ràng quan hệ
pháp luật tranh chấp có khác nhau, một bên là tranh chấp hợp đồng tín dụng, một bên
là yêu cầu tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu, nhưng Bản án số 16 đã công nhận
hiệu lực của hợp đồng thế chấp, trong trường hợp này vụ án mà Thuý khởi kiện
không được xem là khác với vụ án trước do VPBank khởi kiện. Hơn nữa, cả hai vụ
18
án đều có liên quan đến nhà đất tại số 348, nếu chỉ dựa vào việc khác về nhau tư cách
đương sự và quan hệ pháp luật có tranh chấp để xác định vụ án sau khác vụ án trước
liệu có thoả đáng hay khơng, khi khơng xem xét đến việc giải quyết “số phận” của
nhà đất tại số 348? Vì vậy, khi xác định việc khởi kiện vụ án sau có khác vụ án trước
hay khơng, ngồi việc xem xét đến tư cách đương sự, quan hệ pháp luật có tranh chấp
thì cịn phải xem xét đến vụ án đó đã được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật hay chưa, cụ thể là phải xem xét đến đối tượng tranh chấp và bản chất
vụ án của vụ án sau so với vụ án trước.
Cả hai quan điểm nêu trên đều không bàn đến hai vụ án có khác nhau về tư
cách đương sự, quan hệ pháp luật có tranh chấp hay khơng, mà xem xét đến “số
phận” của nhà đất tại số 348 đã được Toà án giải quyết hay chưa. Việc xem xét đến
bản chất vụ án, đối tượng tranh chấp của cả hai vụ án để xác định vụ án khởi kiện
sau có khác vụ án trước hay khơng là hướng tiếp cận vấn đề hoàn toàn hợp lý. Tuy
nhiên, đối tượng tranh chấp của vụ án do VPBank khởi kiện ông Phó, bà Thuỷ là
quyền và ngh a vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng, cịn đối tượng tranh chấp
của vụ án do bà Thuý khởi kiện là xem xét hiệu lực đối với hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cụ thể là nhà đất tại số 348.
Vụ án do VPBank khởi kiện mặc dù tuyên VPBank có quyền yêu cầu xử lý tài sản
thế chấp là nhà đất tại số 348 để thu hồi nợ, nhưng bản án không xem xét đến hiệu
lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa
chồng bà Th và ơng Phó, bà Thuỷ. Vì vậy, việc bà Thuý khởi kiện yêu cầu
TAND tỉnh Khánh Hoà huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản
gắn liền với đất đối với nhà đất tại số 348 và huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và tài sản gắn liền với đất là hồn tồn có căn cứ. Vì đây là hai sự việc khác
nhau, các chủ thể và đối tượng tranh chấp khác nhau nên không thể áp dụng điểm c
khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 được. Hơn nữa, theo quy định tại Điều 186
BLTTDS năm 2015 thì: “Cơ qu n, tổ c ức, c n n có quyền t m n oặc t ôn
qua n ườ
d n ợp p p k ở k n v n (s u y ọ c un là n ườ k ở k n)
t T
n có t ẩm quyền ể yêu cầu bảo v quyền và lợ c ợp p p củ m n ”.
Như vậy, ngày 24-7-2018, TAND tỉnh Khánh Hòa đã thụ lý vụ án để giải quyết9 là
phù hợp với quy định và hoàn toàn thuyết phục.
Phụ lục 03: Thông báo thụ lý vụ án số 69/2018/TB-TLVA ngày 24/7/2018 về việc “Yêu cầu ủy ợp ồn
c uyển n ượn quyền s d n ất và ủy ấy c ứn n n quyền s d n ất và tài sản ắn l ền vớ ất”
giữa nguyên đơn là bà Phan Thị Thúy và bị đơn là bà Lê Thị Bích Thủy và ơng Nguyễn Anh Phó.
9
19
Từ vụ việc trên, tác giả đƣa ra kiến nghị nhƣ sau:
Quốc hội cần bổ sung quy định tại Điều 218 BLTTDS năm 2015 về căn cứ
xác định việc khởi kiện vụ án sau khác với vụ án trước, cụ thể:
Khi xem xét, đánh giá việc khởi kiện vụ án sau khác vụ án trước, từ đó xác
định đương sự có quyền khởi kiện u cầu Tồ án giải quyết lại vụ án dân sự hay
không, cần dựa trên tiêu chí về nội dung và hình thức.
Về nội dung, việc khởi kiện vụ án sau phải khác vụ án trước về đối tượng
tranh chấp, bản chất vụ án; về hình thức, việc khởi kiện vụ án sau phải khác vụ án
trước về nguyên đơn, bị đơn, quan hệ pháp luật có tranh chấp.
1.2. Quyền khởi kiện u cầu Tồ án giải quyết lại vụ án của đƣơng sự
khi vụ án bị đình chỉ do ngun đơn khơng nộp tiền tạm ứng chi phí định giá
tài sản và chi phí tố tụng khác
Tại điểm đ khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 quy định:“1. S u k t lý
v n t uộc t ẩm quyền củ m n , T
n r quyết ịn n c ỉ ả quyết v n d n
s tron c c trườn ợp s u y:… ) uyên ơn k ôn nộp t ền t m ứn c p
ịn
tà sản và c p t t n k c t eo quy ịn củ Bộ lu t này…” Tại khoản 1
Điều 218 BLTTDS năm 2015 quy định “K có quyết ịn
n c ỉ ả quyết v n
d n s , ươn s k ơn có quyền k ở k n yêu cầu T
n ả quyết l v n d n
s ó, nếu v c k ở k n v n s u k ơn có k c vớ v n trước về n uyên ơn,
bị ơn và qu n p p lu t có tr n c ấp, trừ trườn ợp quy ịn t k oản 3 Đ ều
192, ểm c k oản 1 Đ ều 217 củ Bộ lu t này và c c trườn ợp k c t eo quy ịn
củ p p lu t”. Hiện nay, có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc khi vụ án bị đình
chỉ theo điểm đ khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015, đương sự có được quyền khởi
kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án hay khơng. Do đó, TANDTC đã có cơng văn
giải đáp một số vướng mắc trong xét xử, theo đó: “…trườn ợp T
n r quyết
ịn
n c ỉ ả quyết v n d n s v lý do “ uyên ơn k ôn nộp t ền t m ứn
c p
ịn
tà sản và c p t t n k c” t n uyên ơn k ơn có quyền k ở
k nl
ể u cầu T
ả quyết t ếp v n n ư
vớ trườn ợp rút ơn k ở
k n.”10 Từ các quy định của BLTTDS năm 2015 và hướng dẫn của TANDTC nêu
trên, ta có thể thấy rằng trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm đ khoản 1
Điều 217 BLTTDS năm 2015 thì đương sự khơng được quyền khởi kiện u cầu Tồ
án giải quyết lại vụ án đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau khơng có gì khác với vụ án
trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp.
10
TANDTC (2021), Giải đáp số 02/TANDTC-PC ngày 02-8-2021 về v c ả
p một s vướn mắc tron xét x .
20
Đối với vấn đề này hiện nay có ba quan điểm như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng trong trường hợp đình chỉ theo điểm đ khoản 1
Điều 217 BLTTDS năm 2015 thì đương sự khơng được quyền khởi kiện yêu cầu
Toà án giải quyết lại vụ án dân sự nếu việc khởi kiện vụ án sau khơng có gì khác vụ
án trước về nguyên đơn, bị đơn, quan hệ pháp luật có tranh chấp. Quan điểm này
dựa vào quy định tại khoản 1 Điều 218 BLTTDS năm 2015.11
Quan điểm thứ hai cho rằng Thẩm phán cần giải thích rõ hậu quả của việc
đình chỉ theo điểm đ khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 để đương sự hiểu, có
thể hướng dẫn đương sự rút đơn khởi kiện, trường hợp đương sự khơng đồng ý thì
đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm đ khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015, và
đương sự không được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự
như quan điểm thứ nhất.12
Quan điểm thứ ba cho rằng cần phải áp dụng quy định các trường hợp khác
theo quy định của pháp luật theo khoản 1 Điều 218 BLTTDS năm 2015 để xác định
đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án.13
Đối với quan điểm thứ nhất, mặc dù phù hợp với quy định của pháp luật
nhưng nó khơng mang tính hợp lý khi áp dụng trong thực tiễn. Bởi lẽ, trong nhiều
trường hợp, vì một lý do nào đó đương sự khơng thể nộp chi phí đúng hạn theo
thơng báo, dẫn đến vụ án bị đình chỉ, và hậu quả kéo theo là đương sự khơng được
quyền khởi kiện u cầu Tồ án giải quyết lại vụ án dân sự nếu việc khởi kiện vụ án
sau khơng có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn, quan hệ pháp luật có
tranh chấp.
Đối với quan điểm thứ hai, trong thực tiễn khi có đủ căn cứ để đình chỉ giải
quyết vụ án theo điểm đ khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015, nhiều Thẩm phán
thường sẽ giải thích cho đương sự hiểu hậu quả của việc đình chỉ và hướng dẫn
đương sự rút đơn khởi kiện để tránh mất quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết
lại vụ án. Mặc dù đây là cách làm giúp cho đương sự được quyền khởi kiện yêu cầu
Toà án giải quyết lại vụ án, tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng đến quyền tự quyết, tự định
đoạt của đương sự. Bởi vì “C c c ủ t ể t ến àn t t n c ỉ t c
nc cn m
v làm s n t v v c ể ả quyết trên cơ sở p p lu t c ứ k ôn t y mặt c o
Nguyễn Phát Lộc, Châu Thanh Quyền, “Quyền khởi kiện lại của nguyên đơn sau khi bị đình chỉ giải quyết vụ
án do khơng nộp tạm ứng chi phí định giá”, truy cập ngày 2701-2021.
12
Nguyễn Phát Lộc, Châu Thanh Quyền, tlđd (11), truy cập ngày 27-01-2021.
13
Nguyễn Phát Lộc, Châu Thanh Quyền, tlđd (11), truy cập ngày 27-01-2021.
11