Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng_Vai trò của cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.87 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG
Lớp tín chỉ: D14LK01
HỌC KỲ: II

NĂM HỌC: 2020-2021

Đề tài:
Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ
người tiêu dùng ở Việt Nam.

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Minh Phúc
Mã SV: 1114080116
Ngày/tháng/năm sinh: 25/10/2000
Lớp niên chế: D14LK02
Họ và tên giảng viên: Nguyễn Ngọc Quyên


HÀ NỘI - 2021


Mục Lục
Mở Đầu………………………………………………………………………….1
Chương 1: Hệ thống cơ sở hố lí luận về cơ quan quản lý nhà nước về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam
1.1. Khái quát về cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng……………………………………………………………………………..1


1.1.1. Khái niệm cơ quan quản lý nhà nước………………………………….1
1.1.2. Khái niệm cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng……………………………………………………………………………..2
1.1.3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng………………………………………………………………………...2
Chương 2: Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng ở Việt Nam
2.1 Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng………………………………………………………………………...3
2.1.1. Vai trò của các cơ quan cấp Trung ương……………............................3
2.1.2. Vai trò của các cơ quan cấp Địa phương….…………………………...5
2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò cua cơ quan quản lý nhà nước
trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng………………………………….6
Kết Luận………………………………………………………………………...7
Tài Liệu tham khảo


Mở đầu
Ngày nay, khi mà nền kinh tế thị trường vẫn khơng ngừng phát triển, hàng
hố được sản xuất ra ngày càng nhiều thì người tiêu dùng ngày càng quan tâm
hơn tới chất lượng sản phẩm, mẫu mã và các giá trị sử dụng. Tuy nhiên, không
phải tất cả người tiêu dùng đều thoả mãn với sản phẩm mà mình đã bỏ tiền ra,
thậm trí họ cịn bị tổn thất về sức khoẻ, tinh thần và vật chất do sản phẩm đó
mang lại. Mặt khác, vấn đề tiêu dùng là một yếu tố quan trọng để điều tiết thị
trường, mà người tiêu dùng lại chính là nhân tố có ảnh hưởng to lớn đến những
quyết sách kinh tế đó. Nhận ra điều này, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan
tâm, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng nhằm thực hiện
một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, kinh tế phát triển. Bởi vậy, hệ thống
văn bản pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng đã ra đời. Thông qua văn bản pháp
luật này, cơ quan nhà nước sẽ dễ dàng thực hiện việc bảo vệ quyền của người

tiêu dùng hơn, đồng thời nâng cao hơn vai trò của cơ quuan quản lý nhà nước.
Vì thế, trong bài tiểu luận này tơi xin chọn đề tài “Vai trò của cơ quan quản lý
nhà nước trong việc bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam” nhằm làm sáng tỏ về
vai trò của cơ quan quản lý nhà nước đồng thời đề ra một số giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động của cơ quản quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng.

Chương 1: Hệ thống cơ sở hố lí luận về cơ quan quản lý nhà
nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam
1.1. Khái quát về cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng
1.1.1. Khái niệm cơ quan quản lý nhà nước
Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng tồn
diện và theo đó thể chế của các cơ quan quản lý nhà nước đã được điều chỉnh và
nâng cao hơn. Đồng thời giảm thiểu sự quan liêu để tiến tới một xã hội công
bằng, văn minh và phát triển phù hợp với việc quản lý xã hội, đám ứng được
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Vậy cơ quan quản lý nhà nước là gì?
Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan nhà nước hoạt động có tính chun
nghiệp, có chức năng điều hành xã hội trên cơ sở chấp hành và thi hành Hiến
pháp, luật và các văn bản quy phạp pháp luật của cô quan nhà nước cấp trên.

1


1.1.2. Khái niệm cơ quan quản lý nhà nước về việc bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng
Hiện nay, chưa có một khái niệm củ thể về cơ quan quản lý nhà nước là
gì. Theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Chính
phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy
nhiên, trách nhiệm quản lý nhà nước bảo vệ người tiêu dùng được phân công và
phân công cho nhiều cơ quan nhà nước tham gia (như các bộ, cơ quan ngang bộ,

uỷ ban nhân dân các cấp) trong đó các cơ quan thuộc ngành cơng thương (Bộ
cơng thương, các sở công thương và các cơ quan quản lý nhà nước về vảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện đóng vai trị nịng cốt).
1.1.3. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về việc bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng
Tại điều 47 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 quy đinh trách nhiệm quản
lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được phân công và phân câp
cho nhiều cơ quan nhà nước cùng tham gia như:
Thứ nhất, Chính Phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
Thứ hai, Bộ cơng Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thứ ba, Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ của mình có trách
nhiệm phối hợp
Cuối cùng, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tài địa
phương
Như vậy, theo quy định này, hệ thông cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam được phân cấp thành hai bộ phận, đó là
cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Trung ương là
Bộ Công Thương và các Bộ, cơ quan ngang Bộ (Bộ khoa học và công nghệ, Bộ
y tế,...trong viêc phối hợp với Bộ Công thương thực hiện quản lý nhà nước về
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) và cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người
tiêu dùng ở địa phương là Uỷ ban nhân dân các cấp.

2


Chương 2: Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam

2.1 Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.
2.1.1. Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng
cấp Trung ương.
*Bộ Công Thương
Bộ công thương được xác định là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng ở Trung ương. Vai trò bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng của bộ cơng thương được thể hiện ở hai khía cạnh:
Thứ nhất, trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách trực
tiếp, Bộ Công thương được quy định thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tại điều 48
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
Thứ hai, trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách gián
tiếp, Bộ Công thương là cơ quan thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong các lĩnh vực thương mại và cơng nghiệp. Ngồi
chức năng về quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ cơng
thương cịn được giao nhiệm vụ là cơ quan quản lý nhà nước trong một số lĩnh
vực khác có liên quan trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là: điện
lực, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, thương mại và thị trường
trong nước, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện thử, quản
lý cạnh tranh…
Bên cạnh đó, có hai cơ quan được giao nhiệm vụ trực tiếp thi hành pháp
luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đó là Cục Quản lý Canh tranh và Cục
Quản lý Thị trường. Trong đó Cục quản lý Cạnh Tranh là cơ quan chuyên trách
được giao nhiệm vụ giúpBộ Công thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ
người tiêu dùng và Cục Quản lý Thị trường là cơ quan giúp Bộ Công thương
thực hiện quản lý nhà nước về cơng tác kiểm sốt thị trường, đấu tranh chống
các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong
nước, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thương mại theo quy định
của pháp luật.
*Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng
3


quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Theo quy định tại Điều 69 Luật
Chất lượng sản phẩm, hàng hố 2007, Bộ Khoa học và Cơng nghệ có trách
nhiệm chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch và văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hố. Bộ
Khoa học và cơng nghệ cũng có trách nhiệm thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, xử lý các vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàn hố trong lĩnh vực
được phân cơng.
Giúp việc, tham mưu cho Bộ Khoa học và Công nghệ trong công tác bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng có Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng. Cơ
quan này có chức năng giúp Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý nhà nước về
tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hố, cơng bố tiêu chuẩn, quy
chuẩn kĩ thuật quốc gia; danh mục sản phẩm, hàng hố có khả năng gây mất an
toàn cho người tiêu dùng.
*Bộ Y tế
Mặc dù Luật bảo vệ người tiêu dùng khơng nêu đích danh Bộ Y tế với tư
cách là cơ quan quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà chỉ
quy định chung, tuy nhiên trong việc quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng không thể khơng nhắc tới vai trị của Bộ Y tế. Vai trò của Bộ Y
tế được thể hiện là:
Thứ nhất, Bộ Y tế là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý
chun ngành hàng hố, dịch vụ, y té. Các hàng hoá, dịch vụ, y tế là đối tượng
quản lý nhà nước của Bộ Y tế rất đa dạng, phong phú. Đặc biêt, những hàng hoá,
dịch vụ này cịn có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng người tiêu dùng.
Do vậy, yêu cầu đảm bảo về an toàn sức khoẻ của người tiêu dùng đối với hàng
hoá, dịch vụ trong lĩnh vực y tế là yêu cầu quan trọng hàng đầu.
Thứ hai, Bộ Y tế là cơ quan đầu mối tổ chức thực thi pháp luật bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực y tế. Bộ có trách nhiệm ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các Luật, Pháp lệnh, Nghị định
liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thơc trách nhiệm quản lý của
mình. Đê đảm bảo sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng, Bộ chủ trì ban hành
hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước có hẩm quyền quy định các tiêu chuẩn,
quy chuẩn, yêu cầu bắt buộc áp dụng về đảm bảo chất lượng, an toàn, vệ sinh
đối với các hàng hố, dịch vụ quản lý.
Để thực hiện những vai trị trên, Bộ y tế đã thành lập nhiều đơn vị quan
4


trọng trong cơ cấu tổ chức của mình như: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cục
Quản lý Dược, Thanh tra Bộ Y tế… trong đó Cục an tồn vệ sinh thực phẩm là
đơn vị đầu mối đmả nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng trong quản lý nhà nước
có liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp Trung ương
còn là trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngàn Bộ và một số cơ quan khác thuộc
Chính phủ như Bộ Giao thơng vận tải, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và truyền
thông…phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Công thương) trực tiếp
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn nhất
định.
2.1.2. Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng
cấp Địa phương
Uỷ ban nhân dân các cấp đúng vai trò quản lý cấp địa phương trong hệ
thống các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt
Nam. Hoạt động của các Uỷ ban nhân dân có một vị trí then chốt trong hiệu quả
chung về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên cả nước. Điều 49 Luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 có quy định cụ thể về trách nhiệm
của Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong đó, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương. Uỷ ban

nhân dân câp huyện quyết định đơn vị giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn huyện
mình. Uỷ ban nhân dân cấp xã còn được giao các trách nhiệm cụ thể trong việc
bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia các giao dịch với các cá nhân hoạt động
thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cịn có một số quy định về
thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã trong những trường hợp cụ thể. Chẳng hạn,
theo quy định tại Điều 22 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010,
cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng cấp tỉnh là cơ quan tiếp
nhận báo cáo kết quả thu hồi hàng hoá có khuyết tật của tổ chức, cá nhân sản
xuất, nhập khẩu hàng hố. Bên cạnh đó, khoản 1 điều 25 Luật này quy định cơ
quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện sẽ là cơ
quan tiếp nhận và giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc của
tổ chức xã hội trong trường hợp người tiêu dùng, tổ chức xã hội phát hiện hành
5


vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hố, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của
người tiêu dùng, lợi ích cộng đồng. Điều 7 Luật này quy định cơ quan quản lý
nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp xã sẽ đảm bảo chất lượng, số
lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng
hoá, dịch vụ của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xun, khơng
phải đăng kí kinh doanh.
2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò cua cơ quan quản lý nhà nước
trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Có thể nói, mơ hình hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 là mơ hình phi
tập trung, trách nhiệm không bị quy tụ tại một cơ quan. Đồng thơi mơ hình này

đã xác định được cơ quan có tính chất đầu mối, xâu chuỗi, liên kết hoạt động
của các thành tố cịn lại của mơ hình. Như vậy có thể nhận thức được rằng, việc
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là công việc rộng lớn, phức tạp mà khơng một
cơ quan nào tự mình có thể đủ sức đảm nhiệm. Bên cạnh đó vẫn cịn một số tồn
tại, hạn chế đó là khả năng xảy ra chồng lấn về thẩm quyền, đùng đẩy trách
nhiệm trong việc thực hiên nhiệm vụ chung, mặt khác mơ hình quản lí nhà nước
phi tập trung còn gặp những thách thức về việc đảm bảo sự nhất quán và tính
thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng.
Qua đây tôi xin được đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của cơ
quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
Thứ nhất, cần bổ sung các quy định pháp luật cụ thể về việc phân công,
phân nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương
trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay để khắc phục tình
trạng mâu thuẫn, chồng chéo nhất định về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Thứ hai, để nâng cao hoạt động thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, các cơ quan quản lý bên cạnh việc phải phân công, phân nhiệm
rõ ràng cịn phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các bộ, ngành có liên
quan và chính quyền địa phương các cấp. Việc phối hợp này cần phải tuân theo
một trình tự, thủ tục, cách thức cụ thể, tránh việc đùng đẩy, trốn tránh trách
nhiệm.
Thứ ba, tăng cường cấp ngân sách để đầu tư mạnh hơn về các công tác bảo
vệ người tiêu dùng như: truyền thông bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, công tác
6


thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm. Tập trung kinh phí vào việc trang bị các
phương tiện đi lại, phương tiện liên lạc, trang thiết bị hoạt động có thể đối phó
với hậu quả của nạn bn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng
buôn lậu qua biên giới…
Cuối cùng, xử lý triệt để với những trường hợp cán bộ, cơ quan quản lý cố

tình lảng tránh, phớt lờ trước tính mạng và sức khoẻ của người tiêu dùng. Cần
đưa ra những quy định xử lý nhiêm khắc, xây dựng cơ chế bồi thường cho cả
những cán bộ, cơ quan có trách nhiệm và nhà sản xuất những sản phẩm đó.

Kết Luận:
Qua đây, ta có thể thấy Việt Nam cũng giống với nhiều quốc gia trên thế
giới hiện đang rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng,
bởi lẽ vấn đề này không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu
dùng mà cịn có tác động khơng nhỏ đến việc sản xuấ, lưu thơng hàng hố và
phát triển kinh tế. Vì vậy, bên cạnh một hành lang pháp lý liên quan đến công
tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được đánh giá là tương đối đầy đủ và đồng
bộ, Việt Nam cũng đã chú trọng xây dựng cơ chế vận hành, thực thi, sao cho
pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực sự đi vào cuộc sống. Tuy nhiên,
do đặc thù của Việt Nam là hệ thống các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng còn hoạt động rất mờ nhạt, nhận thức của đa số người tiêu dùng Việt
Nam về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng con hạn chế, vì vậy cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được đánh giá là cơ quan
giữ vai trò chủ đạo trong cả hệ thống thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
tại Việt Nam.
Trên đây là quan điểm đánh giá về vai trò của cơ quan quản lý nhà nước
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
năm 2010. Do thời gian có hạn đề tài khơng thể tránh khỏi những sai sót cũng
như nhiều vấn đề chưa giải quyết đến tận cùng em rất mong nhận được sự đóng
góp của các thầy cơ giáo để đề tài được hồn chỉnh hơn và có ý nghĩa thiết thực
trong cuộc sống. Em xin trân thành cám ơn!

7


Tài Liệu Tham Khảo

1. Nguyễn Thị Vân Anh chủ biên, Nguyễn Văn Cương, “Giáo trình Luật
bảo vệ người tiêu dùng” Trường đại học Luật Hà Nội.
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh hướng dẫn, Mai Nguyễn Phương
Dung, Luận văn thạc sĩ luật học “Vai trò của cơ quan quản lý nhà
nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thực tiễn thi hành tại
tỉnh Sơn La”.
3. TS. Phan Chí Hiếu hướng dẫn, Nguyễn Hoàng Mỹ Linh, Luận văn
thạc sĩ luật học “Thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiê dùng
của hệ thống các cơ quan nhà nước tại Việt Nam”.
4. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
5. Nghị định 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.
6. Nghị định 95/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức Bộ Cơng thương
7. Luật chất lượng sản phẩm, hàng hố 2007
8. Luật an toàn thực phẩm 2010

8



×