Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.23 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MAI LINH

HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC
KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ LÀ ĐIỀU KIỆN
TRONG HỢP ĐỒNG TẶNG CHO CÓ ĐIỀU KIỆN
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC
KHƠNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ LÀ ĐIỀU KIỆN
TRONG HỢP ĐỒNG TẶNG CHO CÓ ĐIỀU KIỆN
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: Pgs. Ts. Lê Minh Hùng
Học viên: Nguyễn Thị Mai Linh
Lớp: Cao học Luật Dân sự & TTDS - Khố 29


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa
vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo Bộ luật Dân sự năm
2015” là kết quả nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
Pgs. Ts. Lê Minh Hùng. Mọi thông tin tham khảo được sử dụng trong luận văn đều
đảm bảo tính trung thực và tuân thủ quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham
khảo. Tơi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả Luận văn

Nguyễn Thị Mai Linh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Nội dung được viết tắt

Từ viết tắt

1

Bộ luật Dân sự

BLDS

2


Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp

BLDS Pháp

3

Bộ luật Dân sự và Thương Mại Vương quốc
Thái Lan

Bộ luật DS&TM Thái Lan

4

Toà án nhân dân

TAND


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA
VIỆC KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ LÀ ĐIỀU KIỆN TRONG HỢP
ĐỒNG TẶNG CHO CÓ ĐIỀU KIỆN .....................................................................9
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của quy định về hậu quả pháp lý của việc
không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện ...........9
1.1.1. Khái niệm hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều
kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện ..........................................................9
1.1.2. Đặc điểm của hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều
kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện ........................................................14
1.1.3. Ý nghĩa của quy định về hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa

vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện........................................17
1.2. Xác định việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp
đồng tặng cho có điều kiện .........................................................................................19
1.2.1. Thời điểm bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng
cho.......................................................................................................................19
1.2.2. Mức độ bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng
cho.......................................................................................................................22
1.3. Các biện pháp xử lý việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều
kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện ...............................................................24
1.3.1. Buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho trong hợp đồng
tặng cho có điều kiện ..........................................................................................24
1.3.2. Đòi lại tài sản tặng cho ............................................................................27
1.3.3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại.....................................................................29
1.3.4. Mối quan hệ giữa buộc tiếp tục thực hiện điều kiện tặng cho, đòi lại tài
sản tặng cho và yêu cầu bồi thường thiệt hại .....................................................32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................35


CHƯƠNG 2. BẤT CẬP CỦA QUY ĐỊNH VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA
VIỆC KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ LÀ ĐIỀU KIỆN TRONG HỢP
ĐỒNG TẶNG CHO CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT ........................................................................................................................36
2.1. Xác định hệ quả đối với hợp đồng tặng cho có điều kiện khi bên được tặng cho
không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho .......................................................36
2.2. Xác định hậu quả pháp lý dựa trên mức độ bên được tặng cho không thực hiện
nghĩa vụ là điều kiện tặng cho...................................................................................42
2.3. Đánh giá yếu tố lỗi của bên tặng cho trong việc không thực hiện nghĩa vụ là
điều kiện tặng cho để giải quyết hậu quả pháp lý .....................................................50
2.4. Quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong giải quyết hậu quả pháp lý của việc
bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho .........................57

2.5. Hậu quả pháp lý của việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều
kiện tặng cho do sự kiện bất khả kháng ....................................................................63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................69
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hợp đồng tặng cho tài sản là dạng hợp đồng chuyển quyền sở hữu có ý nghĩa
khá quan trọng. Cơ sở để các chủ thể xác lập hợp đồng tặng cho tài sản chủ yếu
xuất phát từ mối quan hệ gia đình hoặc quen biết gần gũi, trong đó bên tặng cho
giao tài sản và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền
bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tặng
cho tài sản của các chủ thể cũng đa dạng hơn. Một chủ thể tặng cho tài sản cho chủ
thể khác tuy khơng địi hỏi sự đền bù ngang giá nhưng đi kèm theo đó là yêu cầu
người được tặng cho phải thực hiện một hay nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng
cho. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một việc gì đó mang
ý nghĩa tinh thần cho mình, thậm chí có thể là những u cầu mang lại lợi ích vật
chất cho bản thân mình hoặc chủ thể thứ ba, ví dụ như việc tặng cho tài sản với điều
kiện ni dưỡng, chăm sóc khi bệnh tật, già yếu, thờ cúng sau khi chết… Đây là
trường hợp tặng cho tài sản có điều kiện được Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định
tại Điều 462, việc quy định này là cần thiết và phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Trên thực tế, tranh chấp về hợp đồng tặng cho có điều kiện có xu hướng
tăng, chủ yếu thuộc trường hợp sau khi tặng cho thì bên được tặng cho không thực
hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho. Trong khi đó, Bộ luật Dân sự hiện hành chỉ
dành một điều luật để điều chỉnh về tặng cho có điều kiện và một quy định tại

khoản 3 Điều 462 để giải quyết hậu quả pháp lý của việc bên được tặng cho không
thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho, điều này là chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu
của thực tiễn. Cụ thể, vấn đề này vẫn cịn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc như:
- Thực tiễn có sự bất nhất trong việc lựa chọn cơ chế pháp lý để bên tặng cho
được đòi lại tài sản khi bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ. Bộ luật Dân sự
năm 2015 ghi nhận chưa rõ ràng nên còn nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác
định tính chất của điều kiện tặng cho để lựa chọn hủy bỏ hợp đồng hay vô hiệu hợp
đồng khi giải quyết trường hợp này.
- Bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho thể hiện
ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa quy định bao
quát để giải quyết trường hợp bên được tặng cho đã thực hiện được một phần điều
kiện tặng cho và không tiếp tục thực hiện phần điều kiện còn lại.


2

- Bộ luật Dân sự năm 2015 khơng có sự phân hố lỗi trong việc bên được
tặng cho khơng thực hiện nghĩa vụ, cũng như chưa xây dựng những trường hợp
ngoại lệ để miễn trừ nghĩa vụ cho bên được tặng cho. Thay vào đó, Bộ luật Dân sự
năm 2015 chỉ ghi nhận nguyên tắc chung là bên tặng cho được quyền đòi lại tài sản,
yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực
hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho.
- Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa dự liệu trường hợp tài sản tặng cho đã bị
bên được tặng cho chuyển giao cho người khác dù điều kiện tặng cho chưa hoàn
thành. Cụ thể là chưa ghi nhận hướng giải quyết mối quan hệ giữa quyền đòi lại tài
sản của bên tặng cho với việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong
trường hợp này.
Xuất phát từ những vướng mắc còn tồn tại trên thực tế, việc nghiên cứu toàn
diện quy định của pháp luật cũng như thực tiễn giải quyết hậu quả pháp lý của việc
không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện là yêu

cầu cần thiết. Với lý do đó, tác giả quyết định lựa chọn “Hậu quả pháp lý của việc
không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo
Bộ luật Dân sự năm 2015” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu khác nhau có các tài liệu liên quan đến
hậu quả pháp lý của việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ trong hợp
đồng tặng cho có điều kiện như sau:
Nhóm giáo trình, sách chuyên khảo và luận án, luận văn:
- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật
về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng (Tái bản lần thứ 1, có sửa đổi
bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. Giáo trình cung cấp những vấn
đề lý luận cơ bản nhất liên quan đến hợp đồng, trong đó có đề cập đến hợp đồng
tặng cho có điều kiện nhưng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu tổng quan. Giáo trình có
đề cập đến trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là tiền đề lý luận để tác giả
nghiên cứu trách nhiệm của bên được tặng cho do không thực hiện điều kiện sau khi
tặng cho. Mặt khác, giáo trình được biên soạn nhằm mục đích giảng dạy nên việc
đánh giá thực tiễn được đề cập một cách hạn chế và đây là khía cạnh tác giả đưa
vào nghiên cứu trong luận văn của mình.


3

- Đỗ Văn Đại (2019), Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản
án – Tập 2 (Tái bản lần thứ bảy), Nxb. Hồng Đức. Đây là tài liệu nghiên cứu về chế
định hợp đồng theo pháp luật Việt Nam thơng qua bình luận các bản án liên quan
đến từng vấn đề cụ thể. Mặc dù tài liệu đề cập đến quy định chung về hợp đồng,
nhưng các nội dung về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng là nền
tảng giúp tác giả nghiên cứu chuyên sâu về hợp đồng tặng cho có điều kiện.
- Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2013), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện
đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật. Tài

liệu nghiên cứu toàn diện cách thức xử lý khi các bên khơng thực hiện đúng hợp
đồng nói chung. Qua đó giúp tác giả nhìn nhận bao qt để nghiên cứu cụ thể về
các biện pháp xử lý việc bên được tặng cho không thực hiện điều kiện tặng cho sau
khi nhận tài sản.
- Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ
luật Dân sự năm 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. Đây là tài liệu
bình luận những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015. Trong đó nội dung về
trách nhiệm dân sự, xử lý việc khơng thực hiện đúng hợp đồng có giá trị tham khảo
để tác giả phân tích về các biện pháp xử lý việc bên được tặng cho không thực hiện
nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện nói riêng.
- Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (chủ biên) (2017), Bình luận khoa học Bộ
luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Công
an nhân dân. Đây là tài liệu phân tích, bình luận từng điều luật trong Bộ luật Dân sự
năm 2015, trong đó có Điều 462 về tặng cho có điều kiện. Tài liệu đã chỉ ra những
vướng mắc trong quy định về giải quyết hậu quả pháp lý của việc bên được tặng
cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho, tuy nhiên chưa đề xuất hướng
hồn thiện cụ thể. Tài liệu giúp tác giả có cái nhìn tổng quát về những hạn chế của
quy định pháp luật, từ đó tạo nền tảng để tác giả tìm hiểu, phân tích thực tiễn xét xử
nhằm đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
- Nguyễn Hải An (2012), Pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất ở Việt
Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật. Đây là quyển sách chuyên khảo nghiên
cứu về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Tài liệu có dành một phần nghiên cứu
về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện với những điều kiện cụ thể là
chăm sóc, ni dưỡng, thờ cúng, hương hoả. Mặc dù tài liệu đề cập đến loại tài sản


4

đặc thù nhưng đã làm rõ một số điểm chưa phù hợp giữa quy định của pháp luật và
thực tiễn đời sống về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện. Trong luận

văn của mình, tác giả không nghiên cứu tài sản tặng cho đặc thù mà tập trung làm
rõ điểm chưa phù hợp của quy định pháp luật về hậu quả của việc bên được tặng
cho không thực hiện điều kiện tặng cho sau khi nhận tài sản tặng cho nói chung.
- Lê Thị Giang (2019), Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam –
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Luận án là cơng trình nghiên cứu chun sâu về hợp đồng tặng cho tài sản. Trong
đó đề tài dành một phần để nghiên cứu về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
mà nội dung chủ yếu là phân tích về điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều
kiện. Đồng thời, đề tài có đề cập đến những vướng mắc về trách nhiệm pháp lý của
bên được tặng cho khi không thực hiện điều kiện sau khi nhận tặng cho nhưng chủ
yếu về mặt lý luận mà chưa phân tích thực tiễn. Đây là khía cạnh mà tác giả sẽ tiếp
tục nghiên cứu, phân tích trong luận văn của mình.
- Trần Thị Như Trang (2014), Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện theo
quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên cứu làm rõ bản chất của điều kiện trong giao
dịch, hợp đồng có điều kiện và điều kiện trong hợp đồng tặng cho tài sản có điều
kiện. Qua đó nghiên cứu mối quan hệ về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng
trong mối liên hệ với việc thực hiện điều kiện của hợp đồng tặng cho tài sản có điều
kiện. Luận văn chỉ ra những bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật trong việc xác
định điều kiện, tính chất của loại điều kiện cũng như việc thực hiện điều kiện trong
hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện. Tài liệu giúp tác giả nhìn nhận bao quát về
hợp đồng tặng cho có điều kiện, từ đó phân tích sâu hơn về hậu quả pháp lý của
việc bên được tặng cho khơng thực hiện điều kiện tặng cho.
Nhóm các bài viết trên các tạp chí, tài liệu hội thảo:
- Lê Minh Hùng (2012), “Hợp đồng tặng cho nhà ở có điều kiện trong pháp
luật Việt Nam hiện hành”, Tài liệu Tọa đàm khoa học về Giao dịch dân sự nhà ở,
do Khoa Luật dân sự trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày
08/12/2012 tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết có đối tượng
nghiên cứu đặc thù là nhà ở. Nội dung bài viết phân tích về tính chất, yêu cầu pháp
lý của điều kiện trong hợp đồng có điều kiện, từ đó làm rõ sự khác biệt giữa hợp



5

đồng có điều kiện và hợp đồng tặng cho nhà ở có điều kiện. Đồng thời, bài viết đã
chỉ ra những bất cập trong thực tiễn về hợp đồng tặng cho nhà ở có điều kiện và đưa
ra kiến nghị hồn thiện. Đây là những nội dung có giá trị tham khảo để tác giả
nghiên cứu về hợp đồng tặng cho có điều kiện nói chung và hậu quả pháp lý của
việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho nói riêng.
- Tưởng Duy Lượng (2020), “Bình luận về Án lệ số 14/2017/AL: Hợp đồng
tặng cho quyền sử dụng đất mà điều kiện tặng cho khơng được ghi trong hợp đồng”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 02+03. Bài viết bình luận các vấn đề pháp lý tại
Án lệ số 14/2017 với nhận định án lệ đã giải thích rõ hơn quy định của pháp luật về
xác định điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện. Bài viết có đề cập hạn chế
của pháp luật về kiểm soát việc thực hiện điều kiện của bên được tặng cho sau khi
nhận tài sản tặng cho và đây là khía cạnh tác giả làm rõ hơn trong đề tài của mình.
- Phùng Trung Tập (2020), “Bàn về hợp đồng tặng cho có điều kiện”, Tạp
chí Kiểm sát, số 04. Bài viết phân tích quy định pháp luật, đánh giá và đưa ra kiến
nghị hoàn thiện về vấn đề xác định đối tượng của nghĩa vụ là điều kiện mà bên
được tặng cho phải thực hiện, bên được tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ với chủ
thể nào. Bài viết có đề cập đến vướng mắc khi giải quyết trường hợp bên được tặng
cho đã hoàn thành nghĩa vụ nhưng bên tặng cho không chuyển giao tài sản. Tuy
nhiên, bài viết chưa phân tích về hậu quả của việc bên được tặng cho không thực
hiện nghĩa vụ sau khi nhận tặng cho.
- Lê Thị Giang (2018), “Hoàn thiện pháp luật đối với trường hợp bên được
tặng cho không thực hiện điều kiện tặng cho khi bên tặng cho đã giao tài sản”, Tạp
chí Khoa học Kiểm sát, số 01. Bài viết đã phân tích, đánh giá quy định của pháp
luật Việt Nam về giải quyết hậu quả pháp lý của việc bên được tặng cho không thực
hiện nghĩa vụ theo hợp đồng tặng cho có điều kiện. Qua đó, tác giả bài viết đã đưa
ra những kiến nghị để hoàn thiện quy định pháp luật. Tuy nhiên, trong phạm vi bài

viết trên tạp chí nên tài liệu chưa đề cập đến thực tiễn xét xử hiện nay. Đây là vấn
đề tác giả đưa vào để làm rõ trong đề tài của mình.
- Lê Thị Hồi Ân (2015), “Quy định của pháp luật về tặng cho tài sản ở một
số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 12. Bài
viết nghiên cứu pháp luật của Pháp, Nhật Bản và Thái Lan về hợp đồng tặng cho tài
sản như khái niệm tặng cho tài sản, hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản và huỷ


6

bỏ hợp đồng tặng cho tài sản, từ đó đối chiếu với quy định pháp luật Việt Nam. Bài
viết có đề cập đến tặng cho tài sản có điều kiện tuy nhiên chỉ giới thiệu quy định
pháp luật. Qua đó, bài viết cung cấp cho tác giả quy định pháp luật nước ngồi về
hợp đồng tặng cho có điều kiện để tác giả tham khảo và đưa ra kiến nghị hồn thiện
pháp luật Việt Nam trong đề tài của mình.
Các cơng trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu q giá và hữu ích, đã đưa
ra nhiều hạn chế, thiếu sót của Bộ luật Dân sự năm 2015 liên quan đến hậu quả
pháp lý của việc bên được tặng cho không thực hiện điều kiện sau khi tặng cho. Tuy
nhiên, đánh giá tổng quan thì những cơng trình này chủ yếu nghiên cứu về hợp
đồng tặng cho tài sản nói chung, về hợp đồng tặng cho một loại tài sản đặc thù như
quyền sử dụng đất, nhà ở nói riêng hoặc chỉ dành một phần nhỏ đề cập đến hợp
đồng tặng cho có điều kiện. Vấn đề nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về hậu quả
pháp lý của việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp
đồng tặng cho có điều kiện chưa được thực hiện ở cấp độ luận văn thạc sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục đích làm rõ các biện pháp xử lý việc bên được
tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho sau khi nhận tài sản theo
hợp đồng tặng cho có điều kiện. Đồng thời, tác giả nghiên cứu thực tiễn áp dụng
pháp luật liên quan đến vấn đề này, từ đó nhận diện vướng mắc, bất cập và kiến
nghị hướng hồn thiện.

Với mục đích đó, đề tài thực hiện các nhiệm vụ:
- Làm rõ những vấn đề lý luận chung như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của
quy định về hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong
hợp đồng tặng cho có điều kiện, thời điểm và mức độ bên được tặng cho không thực
hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho.
- Phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về hậu quả pháp lý của việc bên
được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có
điều kiện.
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết
hậu quả pháp lý của việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện
trong hợp đồng tặng cho có điều kiện.


7

- Lý giải vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật tại Việt Nam.
Liên hệ với pháp luật một số quốc gia trên thế giới để từ đó đưa ra kiến nghị hồn
thiện pháp luật Việt Nam về hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là
điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hậu quả pháp lý của việc bên được tặng cho không thực
hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện dưới khía cạnh lý
luận, quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng. Nội dung đề tài tập trung phân tích
các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về các biện pháp được áp dụng để xử lý
tình trạng sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều
kiện tặng cho.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hậu quả pháp lý của việc sau khi tặng cho mà
bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ điều kiện tặng cho. Những vấn đề khác

có liên quan như điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện, bên tặng cho
không thực hiện chuyển giao tài sản sau khi bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa
vụ, bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho đều không
thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Tác giả giới hạn việc nghiên cứu trong các quy định tại Bộ luật Dân sự năm
2015. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến quy định pháp luật dân sự Việt Nam các
thời kỳ trước, quy định pháp luật của một số quốc gia và trích dẫn trong đề tài nhằm
mục đích so sánh, tham khảo.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu, tìm hiểu quy định pháp
luật về hậu quả pháp lý của việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là
điều kiện tặng cho trong từng thời kỳ lịch sử tại Việt Nam. Phương pháp này được
sử dụng tại chương 1 và chủ yếu là tại chương 2 của luận văn.


8

- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá
pháp luật hiện hành về hậu quả pháp lý của việc bên được tặng cho không thực hiện
nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện. Đây là phương pháp
được tác giả sử dụng xuyên suốt tại chương 1 và chương 2 của luận văn.
- Phương pháp so sánh được thực hiện để đối chiếu quy định của pháp luật
Việt Nam với quy định pháp luật của một số quốc gia về hậu quả pháp lý của việc
không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện. Qua đó
chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa quy định của pháp luật Việt Nam và pháp
luật các nước, là kinh nghiệm tham khảo nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật
Việt Nam. Phương pháp được tác giả sử dụng tại chương 2 của luận văn.
- Phương pháp bình luận án được thực hiện để phân tích, đánh giá các vụ
việc, bản án về giải quyết hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là

điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện. Từ đó giúp tác giả có cái nhìn đúng
đắn về việc áp dụng pháp luật trên thực tế nhằm đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật
thuyết phục. Phương pháp được sử dụng tại chương 2 của luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Đề tài mang đến cái nhìn bao quát về các biện pháp xử lý trường hợp sau khi
tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp
đồng tặng cho có điều kiện. Việc làm rõ điểm bất cập, vướng mắc và đưa ra những
kiến nghị có giá trị tham khảo trong q trình hồn thiện pháp luật về hợp đồng tặng
cho có điều kiện. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể là tài liệu
tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Luật.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục,
luận văn được chia thành 03 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Trong đó, phần nội dung được chia thành 02 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Những vấn đề chung về hậu quả pháp lý của việc không thực hiện
nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện.
Chương 2. Bất cập của quy định về hậu quả pháp lý của việc không thực
hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện và kiến nghị hoàn
thiện pháp luật.


9

CHƯƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC
KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ LÀ ĐIỀU KIỆN TRONG HỢP ĐỒNG
TẶNG CHO CÓ ĐIỀU KIỆN
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của quy định về hậu quả pháp lý
của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều
kiện

1.1.1. Khái niệm hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là
điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện
Để làm rõ khái niệm hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là
điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện, trước tiên cần phải làm rõ những
khái niệm liên quan, bao gồm khái niệm hợp đồng tặng cho có điều kiện, khái niệm
nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện. Từ đó, tác giả đúc kết
khái niệm hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp
đồng tặng cho có điều kiện.
Khái niệm hợp đồng tặng cho có điều kiện.
Hợp đồng tặng cho là một trong những cơng cụ pháp lý được hình thành lâu
đời nhất trong pháp luật dân sự. Ngay từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ I trước Công
nguyên, trong Luật La Mã, hợp đồng tặng cho được coi là một trong những cơ sở
làm phát sinh quyền sở hữu và được quy định một cách cụ thể, chi tiết1. Điều 457
của Bộ luật Dân sự (viết tắt là BLDS) năm 2015 quy định hợp đồng tặng cho là sự
thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển
quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho
đồng ý nhận tài sản đó. Theo đó, bản chất hợp đồng của tặng cho được thể hiện rõ,
“để tặng cho được xác lập, lời đề nghị của người tặng cho khơng đủ, cần phải có sự
chấp nhận của người được tặng cho. Vậy tặng cho là một hợp đồng”2.
Thông thường, bên tặng cho chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho bên
được tặng cho mà khơng có yêu cầu đền bù hay bất kỳ một điều kiện nào khác. Tuy

Dương Anh Sơn (2008), “Về bản chất pháp lý của hợp đồng tặng cho tài sản”, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, số 10, tr. 50.
2
Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về thừa kế trong Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ, tr. 160.
1


10


nhiên, pháp luật dân sự cho phép các bên thỏa thuận bên được tặng cho chỉ trở
thành chủ sở hữu của tài sản tặng cho nếu thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ theo
yêu cầu của bên tặng cho. Đây chính là hợp đồng tặng cho có điều kiện được quy
định tại Điều 462 BLDS năm 2015. Hợp đồng tặng cho có điều kiện là dạng đặc
biệt của hợp đồng tặng cho tài sản do xuất hiện thêm yếu tố “thực hiện nghĩa vụ của
bên được tặng cho”, việc thực hiện nghĩa vụ này là cơ sở để bên được tặng cho nhận
tài sản. BLDS năm 2015 chỉ quy định bên tặng cho có quyền đặt điều kiện tặng cho,
thời điểm bên được tặng cho phải thực hiện điều kiện, mối liên hệ giữa việc thực
hiện điều kiện với việc tặng cho mà không đưa ra khái niệm thế nào là hợp đồng
tặng cho có điều kiện.
Có tác giả đưa ra khái niệm về hợp đồng tặng cho có điều kiện như sau “hợp
đồng tặng cho tài sản có điều kiện là sự thỏa thuận trong đó bên tặng cho sẽ cân
nhắc việc chuyển giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên thụ nhận sau
khi bên thụ nhận thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự là điều kiện của hợp
đồng tặng cho hoặc là sự thỏa thuận về việc tặng cho sẽ bị hủy bỏ khi sau khi được
tặng cho mà bên nhận tặng cho không thực hiện được nghĩa vụ dân sự do bên tặng
cho yêu cầu trước khi tặng cho”3. Tác giả đồng tình với khái niệm trên vì đã thể
hiện được bản chất của hợp đồng tặng cho có điều kiện được quy định tại Điều 462
BLDS năm 2015. Cụ thể, việc thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho không ràng
buộc nghĩa vụ tặng cho, nghĩa là quan hệ hợp đồng tặng cho có điều kiện có thể
khơng được hình thành. Ngược lại, việc khơng thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho
là căn cứ để bên tặng cho lấy lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Khái niệm nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện.
Theo Từ điển Tiếng Việt, “điều kiện” là “thứ cần phải có để cho cái khác có
thể tồn tại” hoặc “điều phụ thuộc bắt buộc phải có trong một sự cam kết để định
đoạt”4. Như vậy, theo nghĩa thơng thường có thể hiểu điều kiện là cái phải xảy ra
trước để một điều gì đó được tồn tại theo sau. Theo cách hiểu này, điều kiện tặng
cho trong hợp đồng tặng cho có điều kiện có thể hiểu là một điều bắt buộc phải xảy
ra để việc tặng cho tài sản xảy ra sau đó.


Trần Thị Như Trang (2014), Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 26.
4
Nhiều tác giả (2014), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Từ điển Bách Khoa, tr. 411.
3


11

BLDS năm 2015 không quy định khái niệm điều kiện nói chung và điều kiện
trong hợp đồng tặng cho có điều kiện nói riêng5. Về khái niệm điều kiện tặng cho,
có tác giả nhận định rằng “điều kiện tặng cho được hiểu là một hoặc nhiều nghĩa vụ
mà bên được tặng cho phải thực hiện trước hoặc sau khi nhận tài sản tặng cho.
Thông thường, điều kiện tặng cho do bên tặng cho đưa ra và được sự chấp thuận
của bên được tặng cho”6. Theo Điều 274 BLDS năm 2015 nghĩa vụ là việc mà theo
đó, một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc
giấy tờ có giá, thực hiện cơng việc hoặc khơng được thực hiện cơng việc nhất định
vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác. Từ đó, có thể thấy điều kiện trong hợp
đồng tặng cho có điều kiện chỉ có thể là “thực hiện nghĩa vụ”. Mục đích của việc
thực hiện nghĩa vụ đó có thể phục vụ lợi ích của chính người tặng cho hoặc một
người nào đó có mối quan hệ với người có tài sản, cũng có khi chỉ là nghĩa vụ về
mặt tinh thần hoặc vì lợi ích chung. Pháp luật khơng quy định nghĩa vụ mà bên
được tặng cho phải thực hiện là nghĩa vụ về tài sản hay nghĩa vụ thực hiện hoặc
không được thực hiện một việc. Pháp luật cũng không định tính và khơng định
lượng về phạm vi và giá trị của nghĩa vụ mà bên được tặng cho phải thực hiện7.
Nghĩa vụ mà bên được tặng cho thực hiện chỉ tuân theo nguyên tắc không được vi
phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Như vậy, nghĩa vụ mà
bên được tặng cho tài sản có điều kiện phải thực hiện là tùy thuộc vào sự thỏa thuận
của các bên.

Nếu theo khái niệm điều kiện trong Từ điển Tiếng Việt thì điều kiện trong
hợp đồng tặng cho có điều kiện được hiểu là điều mà bên được tặng cho phải thực
hiện trước để việc tặng cho được xảy ra sau đó. Tuy nhiên, Điều 462 BLDS năm
2015 quy định điều kiện có thể được thực hiện trước khi tặng cho và dù điều kiện
đã hoàn thành thì vẫn khơng ràng buộc trách nhiệm của bên tặng cho. Đồng thời,
điều kiện cũng có thể được thực hiện sau khi tặng cho, điều kiện khơng hồn thành
là căn cứ để bên tặng cho hủy bỏ việc tặng cho, đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường
thiệt hại. Điều này khiến điều kiện tặng cho trong hợp đồng tặng cho có điều kiện
khơng cịn tn theo bản chất thơng thường được hiểu của điều kiện nói chung.
Tuấn Đạo Thanh, Phạm Thu Trang, Phạm Thị Thu Hằng (2014), “Bàn về điều kiện trong hợp đồng tặng
cho tài sản”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 09, tr. 16.
6
Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (chủ biên) (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước
Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Cơng an nhân dân, tr. 690.
7
Phùng Trung Tập (2020), “Bàn về hợp đồng tặng cho có điều kiện”, Tạp chí Kiểm sát, số 04, tr. 42.
5


12

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm điều kiện trong hợp đồng
tặng cho có điều kiện như sau: “Điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện là
việc thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự do các bên thỏa thuận theo nguyên
tắc không trái pháp luật, đạo đức xã hội nhằm làm cơ sở để bên tặng cho xem xét
quyết định việc tặng cho hoặc hủy bỏ việc tặng cho”.
Khái niệm hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện
trong hợp đồng tặng cho có điều kiện.
Hợp đồng tặng cho có điều kiện được xác lập hợp pháp thì được pháp luật
thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Trên cơ sở có sự bảo đảm của pháp luật, bên tặng

cho được yêu cầu và bên được tặng cho phải thực hiện các nghĩa vụ là điều kiện
tặng cho trong hợp đồng một cách thiện chí, hợp tác và trung thực. Theo đó, bên
được tặng cho phải tuân thủ nguyên tắc thực hiện đúng hợp đồng. Nguyên tắc này là
cơ sở để pháp luật quy định cách thức giải quyết trong trường hợp bên được tặng
cho không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng thực hiện khơng đúng, khơng đầy đủ
điều kiện tặng cho.
Theo Điều 462 BLDS năm 2015, các bên được thỏa thuận thời điểm thực
hiện điều kiện là trước hoặc sau khi tặng cho. Trong trường hợp phải thực hiện điều
kiện trước khi tặng cho, điều kiện tặng cho chỉ là cơ sở để bên tặng cho xem xét có
quyết định tặng cho hay khơng, thậm chí điều kiện đã hồn thành thì việc tặng cho
có thể khơng xảy ra. Do đó, trước khi tặng cho, dù bên được tặng cho đã đồng ý
thực hiện điều kiện nhưng sau đó thay đổi ý chí khơng thực hiện nữa thì hậu quả tất
yếu là khơng được nhận tài sản tặng cho. Hợp đồng tặng cho có điều kiện xem như
không tồn tại, các bên không bị ràng buộc nghĩa vụ gì với nhau trong trường hợp
này. Tuy nhiên, trong trường hợp phải thực hiện điều kiện sau khi tặng cho, tức là
sau khi bên được tặng cho đã nhận tài sản và trở thành chủ sở hữu của tài sản tặng
cho thì điều kiện tặng cho là nghĩa vụ mà bên được tặng cho bắt buộc phải thực
hiện. Nếu bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ thì pháp luật quy định các
biện pháp xử lý tình trạng này.
Theo từ điển Luật học, “hậu quả pháp lý là kết cục tất yếu sẽ dẫn đến mà cá
nhân, tổ chức phải gánh chịu trong trường hợp vi phạm pháp luật”8. Việc sử dụng từ
Bộ Tư pháp – Viện Khoa học pháp lý, Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách Khoa và Nxb. Tư pháp, tr.
325.
8


13

“gánh chịu” dường như làm cho hậu quả pháp lý được hiểu là những gì “bất lợi”.
Theo cách hiểu này, hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng

cho là kết cục bất lợi mà bên được tặng cho phải gánh chịu trong trường hợp không
thực hiện điều kiện tặng cho. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp bên được
tặng cho đều phải gánh chịu hậu quả bất lợi nếu không thực hiện nghĩa vụ. Bởi lẽ,
nguyên tắc được ưu tiên là buộc bên được tặng cho tiếp tục thực hiện điều kiện tặng
cho và đây là buộc bên được tặng cho thực hiện những gì đã cam kết ban đầu mà
bản chất khơng phải là điều bất lợi.
Trong BLDS năm 2015, khi đề cập đến trường hợp các chủ thể vi phạm
nghĩa vụ thì thuật ngữ được sử dụng là “trách nhiệm dân sự”. Theo đó, bên có nghĩa
vụ mà vi phạm thì phải chịu trách nhiệm đối với bên có quyền. Vi phạm nghĩa vụ là
việc bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy
đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ. Tác giả cho rằng
hậu quả pháp lý của việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ cần được
hiểu rộng hơn trách nhiệm dân sự do bên được tặng cho vi phạm nghĩa vụ. Bởi lẽ,
không phải mọi trường hợp bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ đều xem là
vi phạm nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm dân sự. Chẳng hạn trường hợp bên được
tặng cho không thực hiện nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi
của bên tặng cho. Trong khi đó, vẫn cần có những biện pháp để xử lý các trường
hợp trên và những biện pháp này là hậu quả pháp lý của việc bên được tặng cho
không thực hiện điều kiện tặng cho. Mặt khác, BLDS năm 2015 ghi nhận trách
nhiệm dân sự chưa bao hàm trường hợp huỷ bỏ hợp đồng khi các bên không thực
hiện đúng hợp đồng9. Nhưng hủy bỏ hợp đồng tặng cho có điều kiện vẫn là biện
pháp được áp dụng để xử lý việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ sau
khi tặng cho, hay nói cách khác đây là một trong những hậu quả pháp lý của việc
không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho.
Từ đó, có thể đưa ra khái niệm như sau: “Hậu quả pháp lý của việc không
thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện là những biện
pháp tác động do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định, được áp dụng nhằm
giải quyết trường hợp bên được tặng cho không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng
khơng đúng, khơng đầy đủ nghĩa vụ sau khi tặng cho”.
BLDS hiện hành chỉ ghi nhận biện pháp hủy bỏ hợp đồng tại phần “Chấm dứt hợp đồng” mà không đề cập

đến biện pháp này tại phần “Trách nhiệm dân sự”.
9


14

1.1.2. Đặc điểm của hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là
điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện
Từ khái niệm trên, có thể nhận thấy một số đặc điểm cơ bản của hậu quả
pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có
điều kiện, cụ thể như sau:
Thứ nhất, là các biện pháp nhằm bảo đảm thực thi quyền của bên tặng cho
hoặc khắc phục hậu quả của việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là
điều kiện tặng cho.
Hợp đồng tặng cho có điều kiện được xác lập hợp pháp có hiệu lực ràng
buộc các bên trong hợp đồng. Lợi ích của bên tặng cho chỉ có thể đạt được thơng
qua việc bên được tặng cho thực hiện đúng và đầy đủ điều kiện tặng cho. Vì vậy,
khi bên được tặng cho khơng thực hiện điều kiện thì pháp luật dự liệu những biện
pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của bên tặng cho. Biện pháp xử lý được ưu tiên áp
dụng là buộc bên được tặng cho tiếp tục thực hiện điều kiện, giúp bên tặng cho đạt
được mục đích ban đầu khi xác lập hợp đồng. Tuy nhiên, biện pháp này không phải
lúc nào cũng đem lại hiệu quả. Bởi lẽ, việc tiếp tục thực hiện điều kiện phụ thuộc
nhiều vào thiện chí của bên được tặng cho, cũng như nhiều trường hợp việc tiếp tục
thực hiện điều kiện là không thể tiến hành trên thực tế hoặc nếu buộc thực hiện sẽ
gây ra quá nhiều khó khăn, bất lợi cho bên được tặng cho. Trong những trường hợp
như vậy thì hủy bỏ hợp đồng, yêu cầu bên được tặng cho trả lại tài sản và bồi
thường thiệt hại là biện pháp khắc phục đem lại hiệu quả tốt hơn.
Đồng thời, hợp đồng được xác lập dựa trên sự thỏa thuận của các bên nên
những biện pháp được áp dụng để xử lý tình trạng bên được tặng cho khơng thực
hiện điều kiện phải đảm bảo nguyên tắc cân bằng quyền và lợi ích của các bên trong

quan hệ hợp đồng. Do đó, các biện pháp xử lý khơng chỉ bao gồm biện pháp được
áp dụng nhằm bảo vệ quyền lợi của bên tặng cho, mà có những biện pháp mà bên
được tặng cho có thể áp dụng để bảo vệ quyền lợi của mình, ví dụ như bên được
tặng cho được miễn trách nhiệm nếu không thực hiện điều kiện do sự kiện bất khả
kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên tặng cho.
Thứ hai, việc xác định hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là
điều kiện tặng cho phải được xem xét dựa trên nguyên nhân, mức độ không thực
hiện nghĩa vụ của bên được tặng cho.


15

Sau khi nhận và trở thành chủ sở hữu của tài sản tặng cho, bên được tặng cho
có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ điều kiện mà bên tặng cho yêu cầu. Bên
được tặng cho phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ của mình. Tính chất, mức độ khơng thực hiện điều kiện tặng
cho là cơ sở để xem xét, đánh giá và lựa chọn biện pháp xử lý đem lại hiệu quả, cân
bằng lợi ích cho các chủ thể.
Bên được tặng cho khơng thực hiện điều kiện có thể xảy ra ở nhiều mức độ
khác nhau. Có trường hợp sau khi tặng cho, bên được tặng cho hoàn tồn khơng
thực hiện điều kiện, hoặc có thể bên được tặng cho đã thực hiện được một phần điều
kiện sau đó khơng tiếp tục thực hiện phần cịn lại. Việc khơng thực hiện nghĩa vụ có
thể xuất phát từ lỗi cố ý của bên được tặng cho, nhưng cũng có thể xuất phát từ
nhiều nguyên nhân khác. Ví dụ như trường hợp bên tặng cho gây cản trở hoặc thiếu
sự hợp tác để bên được tặng cho thực hiện nghĩa vụ, hoặc do bên được tặng cho thật
sự khơng có khả năng để thực hiện điều kiện trên thực tế. Vì lý do, mức độ khơng
thực hiện điều kiện tặng cho là khác nhau nên biện pháp xử lý trong các trường hợp
trên là khác nhau. Để bao quát thực tiễn cũng như đem lại sự công bằng cho các bên
trong quan hệ hợp đồng tặng cho có điều kiện, những biện pháp xử lý việc không
thực hiện điều kiện tặng cho được xem xét, đánh giá toàn diện dựa trên nguyên

nhân, mức độ không thực hiện điều kiện của bên được tặng cho.
Thứ ba, hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện
trong hợp đồng tặng cho có điều kiện dựa trên sự thỏa thuận của các bên hoặc theo
quy định của pháp luật.
Việc thực hiện điều kiện tặng cho được hình thành dựa trên sự thỏa thuận
của các bên nên các biện pháp xử lý tình trạng khơng thực hiện điều kiện này cũng
căn cứ theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc trên cơ sở quy định của
pháp luật. Ví dụ các bên có thể thỏa thuận về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
khi bên được tặng cho không thực hiện điều kiện, hoặc thỏa thuận bên tặng cho
không buộc bên được tặng cho tiếp tục thực hiện nghĩa vụ và cũng không yêu cầu
bên được tặng cho trả lại tài sản. Các chủ thể có thể thỏa thuận về cách thức xử lý
ngay tại thời điểm xác lập hợp đồng hoặc sau khi bên được tặng cho không thực
hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho.


16

Pháp luật dân sự luôn ưu tiên sự thỏa thuận của các bên với điều kiện sự thỏa
thuận không trái luật, không vi phạm điều cấm và đạo đức xã hội. Tuy nhiên, nếu
các bên không đạt được sự thỏa thuận thì pháp luật dự liệu những biện pháp được
áp dụng để giải quyết việc bên được tặng cho không thực hiện điều kiện sau khi
nhận tài sản tặng cho.
Thứ tư, hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong
hợp đồng tặng cho có điều kiện chỉ được điều chỉnh bởi Luật.
Hậu quả pháp lý của việc bên được tặng cho không thực hiện điều kiện trong
hợp đồng tặng cho có điều kiện là một trong những nội dung của pháp luật hợp
đồng, hiện được điều chỉnh bởi BLDS. Hợp đồng tặng cho có điều kiện là một trong
những căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự cho các chủ thể trong quan hệ hợp đồng.
Theo đó, điều kiện tặng cho là nghĩa vụ mà bên được tặng cho phải thực hiện. Đây
là những nghĩa vụ pháp lý nên được pháp luật công nhận và có giá trị buộc bên

được tặng cho phải thực hiện dưới sự bảo đảm của Nhà nước trên cơ sở quy định
của pháp luật. Bên được tặng cho không thực hiện hoặc thực hiện không đúng,
không đầy đủ điều kiện có thể xem là vi phạm nghĩa vụ. BLDS năm 2015 có những
quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ nói chung và những quy định
này cũng được áp dụng đối với trường hợp bên được tặng cho vi phạm nghĩa vụ của
mình. Đồng thời, xuất phát từ đặc trưng của hợp đồng tặng cho có điều kiện mà
BLDS năm 2015 cịn có quy định cụ thể về hậu quả của việc bên được tặng cho
không thực hiện điều kiện tặng cho tại Điều 462 BLDS năm 2015. Cụ thể, bên tặng
cho có quyền địi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên được tặng cho
đã nhận tài sản nhưng không thực hiện nghĩa vụ.
Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp
đồng tặng cho có điều kiện chỉ được ghi nhận tại BLDS và gần đây nhất là BLDS
năm 2015. Ngoài ra vấn đề này chưa được ghi nhận tại văn bản quy phạm pháp luật
nào khác. Ngày 14/12/2017, Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao có ban
hành Án lệ số 14/2017/AL về hợp đồng tặng cho có điều kiện. Tuy nhiên, Án lệ chỉ
đề cập tới việc xác định sự tồn tại và tính hợp pháp của điều kiện tặng cho, còn vấn
đề hậu quả pháp lý của việc bên được tặng cho không thực hiện các điều kiện thì Án
lệ khơng đề cập.


17

1.1.3. Ý nghĩa của quy định về hậu quả pháp lý của việc không thực hiện
nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện
Sau khi trở thành chủ sở hữu của tài sản tặng cho, bên được tặng cho có trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho mà bên tặng cho đặt ra. Tuy nhiên,
thực tế có thể phát sinh những trường hợp khơng theo đúng ý chí, nguyện vọng của
bên tặng cho, mà cụ thể là bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ của mình.
Trong hồn cảnh này, việc xây dựng những quy định về hậu quả pháp lý của việc
không thực hiện điều kiện tặng cho trong hợp đồng tặng cho có điều kiện là cần

thiết, nhằm bảo vệ tốt quyền và lợi ích của các chủ thể.
Thứ nhất, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
trong hợp đồng.
Bên tặng cho xác lập hợp đồng tặng cho có điều kiện với mục đích là giao tài
sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho, đồng thời yêu cầu
bên được tặng cho phải thực hiện một hoặc một số điều kiện nhất định để xứng
đáng được nhận tài sản đó. Khi bên được tặng cho khơng thực hiện điều kiện hoặc
tuy có thực hiện nhưng thực hiện khơng đúng, khơng đầy đủ thì quyền lợi của bên
tặng cho bị ảnh hưởng. Lúc này bên tặng cho có quyền áp dụng các biện pháp trong
khuôn khổ pháp luật để buộc bên được tặng cho tiếp tục thực hiện điều kiện, hoặc
buộc bên được tặng cho phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi nếu không thực hiện
nghĩa vụ của mình. Cụ thể nếu sau khi nhận tài sản tặng cho mà bên được tặng cho
không thực hiện điều kiện thì pháp luật trao cho bên tặng cho quyền đòi lại tài sản
và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, quy định hậu quả pháp lý của việc bên được tặng cho không thực
hiện điều kiện không chỉ để bảo vệ cho bên tặng cho mà đây còn là cơ sở pháp lý để
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bên được tặng cho. Thực tế việc không thực
hiện nghĩa vụ của bên được tặng cho có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác
nhau, mức độ không thực hiện nghĩa vụ khác nhau. Nhằm đảm bảo tính khách quan,
cơng bằng thì pháp luật cũng quy định những trường hợp mà bên được tặng cho
không phải chịu trách nhiệm dù không thực hiện nghĩa vụ, hoặc trách nhiệm mà bên
được tặng cho phải gánh chịu sẽ tương ứng với mức độ khơng thực hiện nghĩa vụ.
Tóm lại, hậu quả pháp lý của việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa
vụ là điều kiện tặng cho được xem xét đầy đủ cả về tính hợp lý, tính cơng bằng và


18

phù hợp với đời sống thực tiễn, từ đó đưa ra nguyên tắc chung để xử lý, đồng thời
nhận diện những trường hợp ngoại lệ cần được miễn trừ trách nhiệm cho bên được

tặng cho hoặc áp dụng các giải pháp khác với nguyên tắc chung để đảm bảo lợi ích
cho các bên. Đây là cơ sở pháp lý hữu hiệu để bảo vệ và cân bằng lợi ích giữa các
chủ thể trong quan hệ hợp đồng tặng cho có điều kiện trước việc nghĩa vụ là điều
kiện tặng cho không được thực hiện.
Thứ hai, là cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích cho người thứ ba ngay tình trong
quá trình giải quyết tranh chấp.
Khi giao kết, thực hiện hợp đồng tặng cho có điều kiện thì mối quan hệ
không chỉ xoay quanh giữa bên tặng cho, bên được tặng cho mà có thể liên quan
đến người thứ ba. Sau khi tặng cho, bên được tặng cho trở thành chủ sở hữu hợp
pháp của tài sản dựa trên căn cứ là hợp đồng tặng cho có điều kiện. Với tư cách là
chủ sở hữu của tài sản tặng cho, bên được tặng cho có thể xác lập giao dịch chuyển
quyền sở hữu tài sản cho người thứ ba dù chưa thực hiện điều kiện tặng cho. Khi
đó, căn cứ vào khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 bên tặng cho có quyền địi lại tài
sản tặng cho và u cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, tài sản tặng cho đã được
chuyển quyền sở hữu cho người thứ ba nên cần có cơ sở pháp lý để giải quyết mối
quan hệ giữa quyền đòi lại tài sản của bên tặng cho và quyền giữ lại tài sản của
người thứ ba ngay tình. Việc quy định rõ ràng, cụ thể phương thức giải quyết trong
trường hợp này không những để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong
hợp đồng mà còn định hướng hành vi xử sự, giúp người thứ ba có cơ sở xem xét
trước khi quyết định xác lập giao dịch với bên được tặng cho.
Thứ ba, là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền áp dụng nhằm giải quyết
các tranh chấp phát sinh do bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều
kiện tặng cho.
Pháp luật luôn khuyến khích và ưu tiên các bên tự thỏa thuận để giải quyết
tranh chấp trong các lĩnh vực dân sự nói chung và trong lĩnh vực hợp đồng nói
riêng, trong đó có hợp đồng tặng cho có điều kiện. Tranh chấp được giải quyết dựa
trên sự thỏa thuận của các bên sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí, cũng như giảm
tải áp lực cho cơ quan tài phán. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào các bên cũng có thể
thỏa thuận để đưa ra phương thức xử lý tranh chấp mà phải cần đến sự giúp đỡ của
cơ quan tài phán. Trong nhiều trường hợp việc giải quyết hậu quả pháp lý của việc



19

bên được tặng cho không thực hiện điều kiện tặng cho diễn ra phức tạp, liên quan
lợi ích của các bên trong hợp đồng và cả người thứ ba. Vì vậy, pháp luật quy định
đầy đủ, rõ ràng về phương thức giải quyết khi tranh chấp xảy ra là cần thiết và có ý
nghĩa quan trọng. Trước hết, pháp luật ghi nhận phù hợp và bao quát thực tiễn sẽ
góp phần làm giảm tranh chấp giữa bên. Và nếu cần phải nhờ đến cơ quan tài phán
thì quy định pháp luật là cơ sở vững chắc để cơ quan tài phán áp dụng trong phán
quyết của mình, nhằm đảm bảo thỏa thuận, giao ước ban đầu giữa các bên được tôn
trọng, giúp phán quyết của cơ quan tài phán được thấu tình, đạt lý.
1.2. Xác định việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện
trong hợp đồng tặng cho có điều kiện
1.2.1. Thời điểm bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện
tặng cho
Pháp luật quy định các bên có thể tự thỏa thuận về nội dung của điều kiện
tặng cho trên cơ sở không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Đồng thời, các bên cũng tự thỏa thuận về thời điểm bên được tặng cho thực hiện
điều kiện là trước hoặc sau khi tặng cho. Như vậy, bên được tặng cho không thực
hiện điều kiện tặng cho có thể xảy ra trước hoặc sau khi tặng cho. “Khi tặng cho” là
mốc thời gian quan trọng, là cơ sở xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ thực hiện
điều kiện của bên được tặng cho. Tuy nhiên, thời điểm “khi tặng cho” là thời điểm
nào thì văn bản hiện nay chưa thực sự rõ ràng. Thời điểm “khi tặng cho” theo quy
định tại Điều 462 BLDS năm 2015 cần được xác định, làm rõ mối quan hệ của thời
điểm này với thời điểm hợp đồng tặng cho có điều kiện phát sinh hiệu lực và với
việc thực hiện điều kiện tặng cho trong hợp đồng.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho có điều kiện.
Hiện nay BLDS năm 2015 khơng có quy định riêng về thời điểm có hiệu lực
của hợp đồng tặng cho có điều kiện. Tuy nhiên, hợp đồng tặng cho có điều kiện là

trường hợp đặc biệt của hợp đồng tặng cho nên theo nguyên tắc sẽ áp dụng thời
điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản nói chung.
Theo quy định chung về hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng được giao kết
hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
luật liên quan có quy định khác. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên có
nghĩa vụ thực hiện những nội dung mà mình đã cam kết, các bên không được đơn


×