Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.55 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐINH THỊ THU HẰNG

PHẠM TỘI 02 LẦN TRỞ LÊN
VÀ PHẠM TỘI CĨ TÍNH CHẤT CHUN NGHIỆP
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM TỘI 02 LẦN TRỞ LÊN
VÀ PHẠM TỘI CĨ TÍNH CHẤT CHUN NGHIỆP
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học : Pgs. Ts. Phạm Quang Phúc
Học viên
: Đinh Thị Thu Hằng
Lớp


: Cao học Luật, An Giang khóa 2

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất
chun nghiệp theo luật hình sự Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu khoa học do
chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Pgs. Ts. Phạm Quang Phúc.
Các nội dung, thơng tin được trình bày trong luận văn là chính xác và trung thực.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan trên của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày
tháng năm 2022
Tác giả

Đinh Thị Thu Hằng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS năm 1999

Bộ Luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009)

BLHS năm 2015

Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)

CQĐT

Cơ quan điều tra


CQTHTT

Cơ quan tiến hành tố tụng

CTTP

Cấu thành tội phạm

HĐTP

Hội đồng Thẩm phán

HSPT

Hình sự phúc thẩm

HSST

Hình sự sơ thẩm

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

TNHS


Trách nhiệm hình sự

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ “PHẠM
TỘI 02 LẦN TRỞ LÊN” QUY ĐỊNH TẠI ĐIỂM G KHOẢN 1 ĐIỀU 52 BLHS
NĂM 2015 ..................................................................................................................7
1.1. Một số vấn đề lý luận, pháp lý của pháp luật hình sự Việt Nam về tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” .........................7
1.2. Thực trạng áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội
02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 .........10
1.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” .......................23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................26
CHƯƠNG 2. TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ “PHẠM
TỘI CĨ TÍNH CHẤT CHUN NGHIỆP” QUY ĐỊNH TẠI ĐIỂM B
KHOẢN 1 ĐIỀU 52 BLHS NĂM 2015 .................................................................27
2.1. Một số vấn đề lý luận, pháp lý của pháp luật hình sự Việt Nam về tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tính chất chun nghiệp”27
2.2. Thực trạng áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội
có tính chất chun nghiệp” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS
năm 2015 ..............................................................................................................31
2.3. Kiến nghị hồn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tính chất chun nghiệp” ....

..............................................................................................................................42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................44
KẾT LUẬN ..............................................................................................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước và sự phát triển nhanh chóng
của nền kinh tế thị trường đã và đang là những động lực to lớn đưa đất nước phát
triển. Tuy nhiên, những mặt trái của nó cũng mang lại nhiều hiện tượng tiêu cực
trong xã hội Việt Nam.
Ở nước ta, các quy định về những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đã
được ghi nhận lần đầu tiên tại Bộ luật Hình sự năm 1985. Tại lần pháp điển hố
pháp luật hình sự Việt Nam lần thứ hai, thứ ba với việc thông qua Bộ luật Hình sự
năm 1999 và 2015 thì quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng
đã được sửa đổi, bổ sung thêm. Tình tiết “Phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có
tính chất chun nghiệp” được nhà làm luật quy định vừa là tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự tại điểm b, g khoản 1 Điều 52 BLHS vừa là tình tiết định khung tăng
nặng trong rất nhiều tội danh thuộc Phần Các tội phạm của BLHS. Xác định đúng
tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chun nghiệp” có ý nghĩa
quan trọng trong việc quyết định hình phạt cũng như xác định đúng khung hình phạt
áp dụng đối với chủ thể phạm tội. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử hiện nay cho thấy
việc xác định tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chun
nghiệp” cịn tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập. Cụ thể:
Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tình tiết “phạm tội 02 lần trở
lên” cịn nhiều hạn chế, bất cập như: Chưa có cách hiểu thống nhất thế nào là phạm
tội 02 lần trở lên; chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc có thể áp dụng đồng

thời tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
“phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” đối với người phạm tội hay
khơng; chưa có văn bản hướng dẫn về việc áp dụng đặc điểm nhân thân “đã bị kết
án…chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” làm dấu hiệu định tội để xác định tình
tiết “phạm tội 02 lần trở lên” cũng như vấn đề xác định giai đoạn thực hiện tội phạm
trong trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm 02 lần trở lên nhưng mỗi lần
phạm tội lại ở những giai đoạn khác nhau. Ngoài ra, việc xác định số lần thực hiện
tội phạm trong một số tội danh vẫn chưa có cách hiểu thống nhất, dẫn đến việc áp
dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” chưa được chính xác. Tình tiết “phạm tội có
tính chất chun nghiệp” được quy định trong BLHS với hai vai trò là tình tiết định
khung tăng nặng hình phạt và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, về
việc hướng dẫn cách hiểu, áp dụng tình tiết này vào thực tiễn vẫn còn những điểm


2
chưa được thống nhất. Vấn đề này chỉ được đề cập đến ở mục 5 Nghị quyết
01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/20006 của Toà án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, Nghị
quyết 01/2006/NQ-HĐTP chỉ dừng lại ở mức độ chung nhất, chưa hướng dẫn cụ thể
từng trường hợp. Dẫn đến hệ quả là thực tiễn xét xử áp dụng khơng thống nhất tình
tiết “phạm tội có tính chất chun nghiệp” trong q trình quyết định hình phạt đối
với người phạm tội, do quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tình tiết “phạm
tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” chưa được rõ ràng, cụ thể
nên trong một số trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng xác định chưa đúng tình tiết
“phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chun nghiệp” dẫn đến việc quyết
định hình phạt chưa chính xác cũng như áp dụng sai khung hình phạt đối với người
phạm tội.
Như vậy, thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự hiện hành
về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể và cần phải được nghiên cứu,
khái quát hóa trên cơ sở hướng dẫn của khoa học Luật hình sự để góp phần đấu
tranh chống tội phạm, góp phần hồn thiện hóa quy định của pháp luật về các tình

tiết đã nêu, cũng như kiến nghị áp dụng đúng pháp luật.
Xuất phát từ những hạn chế còn tồn tại trong quy định của pháp luật hình sự
và thực tiễn áp dụng pháp luật như trên thì việc tìm hiểu, nghiên cứu quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam về tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính
chất chun nghiệp” để từ đó đưa ra kiến nghị hồn thiện vấn đề này ln là u
cầu mang tính cấp thiết. Do đó, tác giả chọn vấn đề “Phạm tội 02 lần trở lên và
phạm tội có tính chất chun nghiệp theo Luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận
văn tốt nghiệp Cao học luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua tìm hiểu thì thấy có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu khoa học về tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất
chun nghiệp theo Luật hình sự Việt Nam” dưới nhiều hình thức khác nhau như :
Các giáo trình Luật hình sự, các giáo trình chuyên môn, luận văn thạc sĩ, đề tài
nghiên cứu khoa học cụ thể như Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần Chung
NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần
Chung), NXB Công an nhân dân; Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2013),
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm (Quyển 1 và 2), Nxb Hồng
Đức – Hội Luật gia Việt Nam; Trường Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2007),
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội…


3
Các sách chuyên khảo như: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 sửa
đổi bổ sung năm 2009 - Phần chung, NXB Chính trị quốc gia; , Giáo trình Luật hình
sự Việt Nam - Phần chung, NXB Cơng an nhân dân; Nguyễn Thị Phương Hoa – Phan
Anh Tuấn – Đồng chủ biên (2017), Bình luận khoa học những điểm mới của BLHS
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB Hồng Đức; Đinh Văn Quế (2006),
Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phần chung, NXB TP.Hồ Chí Minh; “Định tội
danh đối với các tội xâm phạm sở hữu” (BLHS năm 1999). Trong nội dung của các
giáo trình, sách chun khảo này đã phân tích về tình “phạm tội 02 lần trở lên và

phạm tội có tính chất chuyên nghiệp theo Luật hình sự Việt Nam” dưới góc độ là một
trong các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 BLHS
năm 1999 (khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015) cũng như phân biệt trường hợp phạm
tội 02 lần trở lên với khái niệm tội liên tục, phạm tội có tính chất chyên nghiệp
Dưới góc độ các Luận văn thạc sĩ, Khóa luận tốt nghiệp
Luận văn thạc sĩ Luật học “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự” của tác
giả Lê Đình Tùng, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, năm 2017. Nội dung
luận văn đã phân tích về tình tiết “phạm tội nhiều lần, phạm tội có tính chất chun
nghiệp” theo quy định tại Phần Chung và Phần Các tội phạm của BLHS năm 1999,
“Phạm tội có tính chất chun nghiệp trong các tội xâm phạm sở hữu theo Luật hình
sự Việt Nam” của tác giả Ngô Trang Thảo, Trường Đại học Luật TP.HCM, năm 2020,
trên cơ sở so sánh, đối chiếu với quy định của BLHS năm 1985. Luận văn cũng phân
tích thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tình tiết “phạm tội nhiều lần,
phạm tội có tính chất chun nghiệp”, từ đó đưa ra một số kiến nghị hồn thiện.
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự theo Luật Hình sự Việt Nam” của tác giả Vũ Văn Thắng, Trường Đại học Luật
Hà Nội, năm 2015; Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật “Các tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn” của tác giả
Lý Văn Hòa, Trường Đại học an ninh nhân dân năm 2008. Nội dung các khóa luận
tốt nghiệp cử nhân Luật này đã phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS
năm 2015, trong đó có tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên, phạm tội có tính chất
chuyên nghiệp ” và thực tiễn áp dụng; trên cơ sở đó, các cơng trình nghiên cứu khoa
học này đã đưa ra những vướng mắc, bất cập còn tồn tại và kiến nghị hồn thiện
quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự và một số giải pháp nâng cao hồn thiện.


4
Dưới góc độ các bài viết, bài báo

Có rất nhiều các bài viết bài báo viết về “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự theo Luật Hình sự Việt Nam” đơn cử như bàn về tình tiết “ phạm tội 02 lần
trở lên” và tình tiết “ đối với 02 người trở lên” trong tội mua bán trái phép chất ma
đăng trên Tạp chí Kiểm sát ngày 23/7/2019, bài viết “Về áp dụng “tình tiết định
khung”, “tình tiết phạm tội nhiều lần” trong các tội xâm phạm sở hữu” của tác giả
Trần Văn Hùng đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân, Số 04/2015; bài viết “Xác định
hành vi chiếm đoạt của các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt” của tác giả Đỗ
Ngọc Lợi đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 4 năm 2013, bài viết “Cần sửa đổi, bổ sung
một số vấn đề trong nhóm tội xâm phạm sở hữu của BLHS năm 1999” của tác giả
Lê Đăng Doanh, Phạm Tài Tuệ đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân số 14 năm 2014,
bài viết “Về áp dụng “tình tiết định khung”, “tình tiết phạm tội nhiều lần” trong
các tội xâm phạm sở hữu” của tác giả Nguyễn Thanh Hải đăng trên Tạp chí Tịa án
nhân dân số 19 năm 2014, bài viết “Những điểm mới của các tội xâm phạm sở hữu
trong Bộ luật hình sự năm 2015” của tác giả Mai Thị Thanh Nhung đăng trên Tạp
chí Luật học số đặc biệt năm 2016.
Bài viết “Dấu hiệu pháp lý và cách phân loại các tội xâm phạm sở hữu” của
tác giả Nguyễn Trường Giang đăng trên Tạp chí Luật sư Việt Nam số 11 năm
2017, bài viết “Một số vấn đề về tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” trong thực tiễn
áp dụng pháp luật” của tác giả Nguyễn Anh Chung đăng trên Tạp chí Tịa án nhân
dân, số 19/2019 với nội dung xoay quanh vấn đề xác định tình tiết “phạm tội 02 lần
trở lên” đối với các tội phạm về ma túy.
Nhìn chung có thể thấy rằng các cơng trình nghiên cứu nói trên đã làm rõ
những nội dung nhất định liên quan đến tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên và
phạm tội có tính chất chun nghiệp” từ quy định pháp luật đến thực tiễn áp
dụng pháp luật. Tuy nhiên, những cơng trình này đều được thực hiện trước thời
điểm Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực thi
hành và quan trọng hơn là những cơng trình nghiên cứu nêu trên chưa phân tích
làm rõ được tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chun
nghiệp” chưa nghiên cứu những vướng mắc, khó khăn trên cơ sở thực tiễn thơng
qua các vụ án hình sự mà Tòa án đã xét xử để trên cơ sở thực tiễn xét xử đó, do

vậy cơng trình nghiên cứu đề tài “phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính
chất chun nghiệp” của tác giả là trên cơ sở kết thừa những nội dung đã nghiên
cứu và tiếp tục phân tích làm rõ các vấn đề liên quan đến áp dụng tình tiết “phạm


5
tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” trong thực tiễn xét xử
và từ đó đưa ra kiến nghị hồn thiện.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tình tiết
“Phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chun nghiệp” và các vụ án xét
xử thực tế để đánh giá, xem xét những vướng mắc, bất cập còn tồn tại trong quy
định của pháp luật hình sự về tình tiết này, từ đó, đưa ra kiến nghị hồn thiện quy
định của pháp luật hình sự Việt Nam liên quan phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội
có tính chất chuyên nghiệp và văn bản hướng dẫn áp dụng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
+ Làm rõ quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tình tiết “phạm tội 02
lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.
+ Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về
tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”, nêu ra
một số vướng mắc, bất cập còn tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
+ Đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Các quy định của BLHS năm 2015 về tình tiết “Phạm tội 02 lần trở lên và
phạm tội có tính chất chun nghiệp” đối với người phạm tội và thực trạng áp dụng
trong thực tiễn áp quy định về phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất
chun nghiệp theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn thạc sĩ chủ yếu tập trung nghiên cứu về việc áp dụng tình tiết
“Phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chun nghiệp” theo quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam, đặc biệt là quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng như là thực tiễn xét xử các vụ án xảy ra trong
một số tỉnh, thành của nước ta.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận. Các phương pháp cụ thể được sử dụng
để thu thập, phân tích và xử lý thông tin, gồm:


6
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp : Là hai phương pháp được sử dụng để
phân tích các nội dung của đề tài cũng như được sử dụng để nhận thức một cách
khái quát các nội dung, các vấn đề được nghiên cứu, khái quát kết quả nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu và so sánh án điển hình được dùng để phân tích
các vấn đề thực tiễn khi áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự trong một số vụ án cụ thể.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là một trong các nguồn tài liệu
tham khảo cho giảng viên, sinh viên chuyên ngành luật và những người có quan tâm
nghiên cứu và tìm hiểu về tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” và phạm tội có tính
chất chun nghiệp trong luật hình sự năm 2015.
Trong hoạt động thực tiễn, đề tài có thể góp phần vào việc nâng cao nhận
thức của những người làm công tác điều tra, truy tố, xét xử trên thực tiễn khi xác
định xem người phạm tội có thuộc trường hợp “phạm tội 02 lần trở lên” hay không
hoặc phạm tội có tính chất chun nghiệp hay khơng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung

luận văn gồm hai chương:
Chương 1. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên”
quy định tại điểm g khoản 1 điều 52 BLHS năm 2015
Chương 2. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tính chất
chun nghiệp” quy định tại điểm b khoản 1 điều 52 BLHS năm 2015.


7
CHƯƠNG 1
TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ “PHẠM TỘI 02 LẦN
TRỞ LÊN” QUY ĐỊNH TẠI ĐIỂM G KHOẢN 1 ĐIỀU 52 BLHS NĂM 2015
1.1. Một số vấn đề lý luận, pháp lý của pháp luật hình sự Việt Nam về
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên”
Phạm tội nhiều lần là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
được quy định tại Bộ Luật hình sự 1999. Tuy nhiên đến lượt mình, Bộ luật hình sự
2015, sửa đổi bổ sung 2017 đã có sự thay đổi thuật ngữ phạm tội nhiều lần bằng
thuật ngữ phạm tội 02 lần trở lên.
Phạm tội nhiều lần là thực hiện tội phạm mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó ít
nhất một lần và chưa bị xét xử. Nếu khái niệm phạm tội nhiều lần theo quy định của
Bộ Luật hình sự 1999 khiến cho người áp dụng pháp luật lúng túng phạm tội bao
nhiêu lần được coi là phạm tội nhiều lần. Thì đến Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ
sung 2017 với thuật ngữ phạm tội 02 lần trở lên đã thể hiện một cách rõ ràng, dễ hiểu.
Tại điểm g, khoản 1 Điều 52 của Bộ luật hình sự 2015 (BLHS) thì đây là một
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, đồng thời cũng là một tình tiết định khung
tăng nặng của nhiều tội trong BLHS.
Về khái niệm Phạm tội 02 lần trở lên là gì thì chưa có một định nghĩa nào rõ
ràng, và cũng chưa có một văn bản nào đưa ra một khái niệm cụ thể, chỉ có đưa ra
khái niệm về Phạm tội 02 lần trở lên của một tội danh nào đó. Như Thơng tư liên
tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 thì quy
định là phạm tội hai lần được hiểu là phạm cùng một tội, từ 02 lần trở lên, nhưng

những lần trước chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh đó. Đã có rất
nhiều quan điểm về vấn đề này
Có quan điểm cho rằng “Phạm tội 02 lần trở lên là phạm từ hai tội trở lên mà
những tội ấy được quy định tại cùng một điều luật hoặc tại cùng một khoản của điều
luật tương ứng trong phần riêng Bộ luật hình sự, đồng thời đối với những tội ấy vẫn
cịn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử.
Quan điểm thứ hai cho rằng, “Phạm tội 02 lần trở lên là có từ hai lần trở lên
phạm cùng một loại tội, trong đó mỗi lần đều đã có đủ yếu tố cấu thành tội phạm,
chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình
sự, nay các lần phạm tội đó được xét xử trong cùng một bản án. Như bị cáo bị truy
tố về tội trộm cắp tài sản, trước đó bị cáo đã thực hiện hành vi này 5 lần nhưng đều


8
chưa bị truy tố về tội danh này thì khi bị cáo bị truy tố lần thứ 6 thì hành vi trước đó
là tình tiết tăng nặng cho bị cáo.
Quan điểm thứ ba cho rằng, “Phạm tội 02 lần trở lên là đã từ hai lần phạm tội
đó trở lên, mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành của tội đó, đồng thời,
trong các lần phạm tội đó, chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng
chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quan điểm thứ tư cho rằng, “Phạm tội 02 lần trở lên là có thể phạm nhiều tội
và ở mỗi tội vi phạm từ hai lần trở lên, mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu
thành của tội phạm phải, đồng thời, trong các lần phạm tội đó, chưa có lần nào bị
truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình
sự”. Như hai lần trộm cắp tài sản, hai lần buôn mà túy, một lần buôn bán hàng cấm,
tất cả tội đó tạo thành tình tiết tăng nặng của bị cáo.
Như vậy, có thể thấy, hiện nay thế nào là “phạm tội 02 lần trở lên” vẫn chưa có
sự thống nhất và tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau. Dựa theo BLHS trong từng tội
đều có một tình tiết để tăng nặng và đều liệt kê về “phạm tội từ 02 lần trở lên. Về
quan điểm của tác giả và căn cứ theo BLHS thì tác giả theo quan điểm phạm một tội

từ 02 lần trở lên, tức là nếu một người bị truy tố về hành vi mua bán trái phép chất ma
túy. Trước đó người này đã nhiều lần buôn bán và mỗi lần như vậy đều buôn bán với
một số lượng lớn tuy nhiên chưa bị truy tố lần nào thì lần thứ 4 bị bắt và bị truy tố
này sẽ lấy các lần phạm tội trước làm tình tiết tăng nặng cho bị cáo. Mức độ tăng
nặng của tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” tùy thuộc vào số lần phạm tội cũng như
tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm mà mỗi lần người phạm tội thực hiện.
Hiện nay, “phạm tội 02 lần trở lên” bên cạnh được quy định là tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 thì cịn được
quy định là tình tiết định khung tăng nặng trong rất nhiều tội danh khác nhau.1 Về cách
áp dụng, khoản 2 Điều 52 BLHS năm 2015 quy định: “Các tình tiết đã được Bộ luật
này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì khơng được coi là tình
tiết tăng nặng”. Như vậy, theo khoản 2 Điều 52 BLHS năm 2015 có thể thấy, “phạm
tội 02 lần trở lên” được nhà làm luật quy định vừa là tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự, vừa là tình tiết định khung tăng nặng trong một số tội danh và “phạm tội 02 lần
trở lên” chỉ được áp dụng là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo điểm g khoản
1 Điều 52 BLHS năm 2015 khi tình tiết này khơng được quy định hoặc áp dụng với tư
cách là tình tiết định khung tăng nặng.
1

Điều 207 BLHS năm 2015


9
Hiện nay, việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02
lần trở lên” cũng có nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn để áp dụng trong quá trình
xét xử cụ thể:
Tại mục 4 Phần 1 Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 3/4/2019 của TANDTC
đã hướng dẫn nội dung sau đối với các tội xâm phạm sở hữu: “Trường hợp một người
thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu (ví dụ: nhiều
lần phạm tội trộm cắp tài sản), mà tổng trị giá tài sản của các lần phạm tội thỏa mãn

dấu hiệu định khung tăng nặng, nếu các lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách
nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngồi việc bị áp
dụng khung hình phạt tương ứng với trị giá tài sản chiếm đoạt, họ còn bị áp dụng
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g
khoản 1 Điều 52 BLHS. Việc áp dụng khung hình phạt tăng nặng trong trường hợp
này là căn cứ vào trị giá tài sản chiếm đoạt, cịn việc áp dụng tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” là căn cứ vào nhân thân và thái độ
chấp hành pháp luật của người phạm tội, nên hoàn tồn khơng trái với quy định tại
khoản 2 Điều 52BLHS. Hơn nữa, việc áp dụng pháp luật như trên còn bảo đảm thực
hiện đúng nguyên tắc xử lý trách nhiệm hình sự (quy định tại Điều 3 BLHS), bảo đảm
sự phân hóa tội phạm, cá thể hóa trách nhiệm hình sự, đồng thời bảo đảm sự công
bằng trong việc xem xét cho hưởng án treo, tha tù trước thời hạn có điều kiện cũng
như các chế định nhân đạo khác đối với người phạm tội”.
Tại điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày
22/10/2010 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã hướng dẫn về việc áp dụng
trong tội đánh bạc2: “Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá
trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để
truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2 triệu đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng “phạm tội
nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS”.
Tại tiểu mục 3.3 mục 3 phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày
17/4/2003 của HĐTP TANDTC đã hướng dẫn việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự3 “phạm tội nhiều lần” đối với người phạm tội làm, tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả được quy định tại Điều 180
Điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng Thẩm phán
TANDTC
3
Xem chú thích 2 Tiểu mục 3.3 mục 3 phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của HĐTP
TANDTC
2



10
BLHS 1999 với nội dung: “Đối với người nhiều lần làm hoặc tàng trữ hoặc vận
chuyển hoặc lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, cơng trái giả thì cần phải lấy tổng
số lượng tiền giả của tất cả các lần phạm tội cộng lại để xem xét trách nhiệm hình
sự đối với họ; nếu trong các lần phạm tội đó có trường hợp đã hết thời hiệu truy
cứu trách nhiệm hình sự thì khơng xem xét trách nhiệm hình sự đối với trường hợp
đó (khơng cộng số lượng tiền giả của lần phạm tội đó); nếu có hai lần phạm tội làm
hoặc tàng trữ hoặc vận chuyển hoặc lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, cơng trái
giả trở lên thì ngoài việc cộng số lượng tiền giả của các lần phạm tội để xem xét
trách nhiệm hình sự đối với họ, cịn phải áp dụng tình tiết tăng nặng "phạm tội
nhiều lần" quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS”
Ngồi những văn bản nêu trên, hiện có rất nhiều khái niệm, quan điểm khác
nhau về tình tiết phạm tội nhiều lần như “Phạm tội nhiều lần là trường hợp thực hiện
tội phạm mà trước đó người phạm tội đã phạm tội này ít nhất là một lần và chưa bị
xét xử. Hành vi phạm tội trong trường hợp này là sự lặp lại tội đã phạm trước đó nên
có mức độ nguy hiểm cao hơn trường hợp bình thường”4. Như vậy “phạm tội nhiều
lần” tức là người phạm tội ít nhất là đã 02 (hai) lần thực hiện tội phạm trở lên, cùng
tội (lặp lại tội đã phạm) với tội đang bị khởi tố và chưa đưa ra xét xử.
1.2. Thực trạng áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm
tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015
Phạm tội 02 lần trở lên là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự. Tình tiết này tuy đã
có nhiều hướng dẫn áp dụng nhưng trong thực tiễn vẫn còn những nhận thực khác
nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng có trường hợp Tòa án xét xử bị cáo khác
khoản với Cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát, cụ thể như vụ án sau đây:
Vụ án thứ 1 (Phụ lục số 01)
Nội dung vụ án:5 Ngày 08/7/2018 CQĐT huyện H, tỉnh T, bắt quả tang
H.V.T đang trên đường mang 0,064 gam Heroin đến nơi hẹn để bán cho N.V.M, khi

chưa kịp bán thì bị bắt giữ. Qua xác minh, sau khi biết T bị bắt, M đã bỏ đi khỏi địa
phương nên CQĐT không ghi được lời khai của M. Quá trình điều tra, T khai nhận
trước đó đã bán ma túy cho nhiều người nghiện ma túy, ngày 06/7/2018 T đã bán
cho K 01 gói ma túy loại Heroin với giá 200.000đ. Với CQĐT huyện H đã khởi tố
vụ án, bị can và ra lệnh tạm giam đối với H.V.T về tội “Mua bán trái phép chất ma
4
5

Lê Văn Cảm - Tạp chí kiểm sát 2018 (số 22, trang 30)
Bản án 57/2018/HS-ST ngày 25/11/2018 của Tòa án huyện H, tỉnh Tiền Giang


11
túy”, kết thúc điều tra vụ án và đề nghị truy tố đối với H.V.T về tội “Mua bán trái
phép chất ma túy” theo điểm b khoản 2 Điều 251 BLHS.
Ngày 22/10/2018, VKSND huyện H đã ban hành bản Cáo trạng truy tố đối
với H.V.T về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo quy định tại điểm b khoản 2
Điều 251 BLHS (phạm tội 02 lần trở lên). Ngày 25/11/2018 TAND huyện H đưa vụ
án ra xét xử. Tại phiên tịa, KSV cơng bố Cáo trạng, đề nghị:
Về tội danh: Bị cáo H.V.T phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.
Về mức hình phạt: Áp dụng điểm b khoản 2, khoản 5 Điều 251, điểm s khoản 1
Điều 51 BLHS, xử phạt H.V.T từ 8 đến 9 năm tù, phạt bổ sung 05 đến 07 triệu đồng,
Về xử lý vật chứng, án phí: Theo quy định.
HĐXX nhận định: Bản thân T là người nghiện ma túy nên đã mua ma túy về
bán lại để lấy lãi (lời) sử dụng. Ngày 06/7/2018, T đã bán cho K 01 gói ma túy loại
Heroin với giá 200.000đ, mặc dù khơng thu giữ được vật chứng nhưng việc mua
bán đã hoàn thành và K khai nhận phù hợp với T về thời gian, địa điểm, số tiền mua
mua ma túy, vì vậy tách riêng lần này thì hành vi của K đã đủ yếu tố cấu thành tội
“Mua bán trái phép chất ma túy” quy định tại khoản 1 Điều 251 BLHS. Về hành vi
bị bắt quả tang ngày 08/7/2018 thì T chỉ đang trên đường mang ma túy đi bán cho

M nhưng chưa gặp và chưa bán được cho M (chưa giao ma túy, chưa nhận tiền),
mặt khác CQĐT không ghi được lời khai của M nên không xác định được ý định
của M là có mua ma túy của T hay không, mặt khác không thể chỉ căn cứ duy nhất
vào lời khai nhận tội của T để xác định T bán ma túy cho M, vì vậy việc VKS truy
tố T theo điểm b khoản 2 Điều 251 BLHS là khơng có căn cứ, do đó T chỉ phạm tội
theo khoản 1 Điều 251 BLHS. Trên cơ sở đó HĐXX đã áp dụng khoản 1 Điều 251
BLHS xử phạt bị cáo H.V.T 24 tháng tù, phạt bổ sung 05 triệu đồng, xử lý vật
chứng, án phí theo quy định.
Ngày 2/12/2018 VKSND huyện H đã ban hành kháng nghị phúc thẩm đối với
phần hình phạt của bản án sơ thẩm của Tòa án ND huyện H theo hướng áp dụng
điểm b khoản 2 Điều 251 BLHS để xử phạt đối với bị cáo H.V.T.
Nhận xét, đánh giá:
Đối với vụ án này, chúng tôi thống nhất với quan điểm của Viện kiểm sát đã
truy tố đối với H.V.T về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo điểm b khoản 2
Điều 251 BLHS vì những lý do sau đây:
Thứ nhất: Tài liệu điều tra có đủ căn cứ xác định T đã thực hiện hành vi bán
trái phép cho K 01 gói Heroin vào ngày 06/7/2018 với giá 200.000đ (T khai nhận


12
phù hợp với K), do đó tách riêng hành vi này của T thì đã đủ yếu tố cấu thành tội
“Mua bán trái phép chất ma túy” theo quy định tại khoản 1 Điều 251 BLHS.
Thứ hai: Theo hướng dẫn tại tiểu mục 3.3, mục 3, phần II Thông tư liên tịch số
17/2007 thì Mua bán trái phép là một trong các hành vi sau đây: a)…b) Mua chất ma
túy nhằm bán trái phép cho người khác. Như vậy, người phạm tội chỉ cần có mục đích
là “nhằm” để bán trái phép chất ma túy cho người khác là đã cấu thành tội phạm này,
việc có người hỏi mua hoặc đã giao được ma túy, nhận được tiền hay chưa, nguồn gốc
chất ma túy ở đâu, bán hơn hay bằng với giá mua, có lãi hay khơng có lãi?…chỉ có ý
nghĩa trong việc phân định tội này đối với một số tội phạm về ma túy khác như các tội
Tàng trữ, vận chuyển, chiếm đoạt trái phép chất ma túy….chứ khơng có ý nghĩa trong

việc định tội, và đối với tội Mua bán trái phép chất ma túy thì khơng có trường hợp
phạm tội chưa đạt (Điều 15 BLHS). Trong trường hợp nếu người phạm tội biết rõ đó
khơng phải là túy nhưng vẫn mang bán cho người khác thì họ không phạm tội này.
Đối chiếu với trường hợp của T thấy: Q trình điều tra cũng như tại phiên
tịa, T không thay đổi lời khai là mang ma túy đi bán cho M như đã thỏa thuận
trước, việc khai báo là hồn tồn tự nguyện, cơng khai, khơng bị ép buộc gì, T chưa
đến được điểm hẹn và chưa bán được ma túy cho M là do điều kiện khách quan,
không phải do ý thức chủ quan của T tự chấm dứt việc phạm tội. Mặt khác, lời khai
của T là phù hợp với người chứng kiến, vật chứng thu giữ. Nếu tách riêng hành vi
của T trong lần phạm tội bị bắt quả tang này thì cũng đã đủ yếu tố cấu thành tội
phạm Mua bán trái phép chất ma túy theo quy định tại khoản 1 Điều 251 BLHS.
Như vậy, hành vi của H.V.T đã phạm 02 lần cùng một tội danh trong đó chưa lần
nào bị xét xử. Căn cứ theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.3 mục 2 phần I Thông tư số
17/2007 để xác định truy tố H.V.T theo khoản 2 Điều 251 BLHS với tình tiết định
khung tăng nặng là “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 251
BLHS là hồn tồn có căn cứ, đúng pháp luật.
Thơng qua phân tích và vụ án nêu trên, thiết nghĩ các cơ quan có thẩm quyền
cần có sự kiểm tra rà sốt và có văn bản chính thức hướng dẫn cụ thể về việc áp
dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” đối với các lọai tội phạm trong từng điều
luật của BLHS năm 2015. Trên cơ sở đó, xác định khung hình phạt một cách chính
xác, phản ánh đúng tính chất, mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội của bị can, bị
cáo, tránh việc hiểu và áp dụng không thống nhất như hiện nay, đảm bảo không làm
oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, đáp ứng yêu cầu về cải cách tư
pháp trong giai đoạn hiện nay.


13
Theo quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015, các căn cứ quyết định hình phạt
mà Tịa án phải xem xét, cân nhắc khi quyết định hình phạt với chủ thể phạm tội là
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

cũng là một trong những căn cứ quyết định. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn cịn có
sự áp dụng chưa thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp
người phạm tội đã bị áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” thì Tịa án có thể áp
dụng đồng thời tình tiết giảm nhẹ tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội lần đầu
và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” đối với người phạm tội hay không? Trong vụ
án khi áp dụng pháp luật để xét xử thì quan điểm áp dụng của Viện kiểm sát và Tòa
án cũng khác nhau. Cụ thể là các vụ án sau đây:
Vụ án thứ 2 (Phụ lục số 02)
Nội dung vụ án:6
Khoảng 17 giờ 50 phút ngày 17/5/2018 nhận được tin báo của quần chúng
nhân dân tại nhà bị cáo Võ Thị Mỹ Hạnh ngụ Nam Sơn, TT Núi Sập, Thoại Sơn,
An Giang có tổ chức bán số lô, số đề nên lực lượng Công an huyện Thoại Sơn tiến
hành kiểm tra, phát hiện bắt quả tang bị cáo Hạnh đang cộng số lô, đề và chuyển
phơi số lô, đề qua mạng Zalo cho bị cáo Nguyễn Thành Nguyên với số tiền trên
phơi là 8.285.000 đồng.
Quá trình điều tra, còn chứng minh được: Bị cáo Võ Thị Mỹ Hạnh thuê bị
cáo Lâm Thị Anh Thư nhận phơi số lô, đề qua điện thoại di động, mỗi ngày Hạnh
trả cho Anh Thư 30.000 đồng. Khoảng 15 giờ 30 phút hằng ngày, Thư đến nhà
Hạnh, Hạnh đưa cho Thư 01 điện thoại đi động (hiệu Nokia màu trắng đen) cài sẵn
chế độ tự ghi âm, nếu có ai gọi đến mua số đề thì Thư nghe điện thoại và ghi ra giấy
A4. Riêng Hạnh cũng tự nhận phơi số đề qua điện thoại (hiệu Nokia màu trắng bạc
và điện thoại Samsung màu trắng). Sau đó, Hạnh tổng hợp phơi số đề, nếu những số
người mua từ 300.000 đồng trở lên thì Hạnh chuyển cho người tên Ngọc Minh ở
tỉnh Đồng Tháp (chưa xác định được họ tên, địa chỉ cụ thể), những con số đề người
mua từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng thì Hạnh chuyển cho Nguyễn Thành
Nguyên. Những con số đề người mua dưới 50.000 đồng thì bị cáo Hạnh giữ lại tự
ăn thua với người mua.
Ngày 17/5/2018 theo xổ số kiến thiết đài An Giang, bị cáo Anh Thư nhận
điện thoại của Huỳnh Thị Tám để nhận số lô, số đề với số tiền 1.330.000 đồng;
nhận của Nguyễn Thị Hồng Thu số lô, số đề với số tiền 3.521.000 đồng; nhận của

6

Bản án hình sự sơ thẩm số 40/2018/HSST của Tòa án nhân nhân huyện Thọai Sơn, tỉnh An Giang


14
Nguyễn Văn Quận (Quẩn) số lô, số đề với số tiền 3.055.000 đồng, kết quả trúng
3.200.000 đồng. Bị cáo Hạnh nhận phơi số lô, số đề của Nguyễn Thị Thanh Tiếng
số tiền 2.000.000 đồng và chuyển phơi này cho bị cáo Nguyên với số tiền trên phơi
8.285.000 đồng.
Đến khoảng 17 giờ cùng ngày, theo xổ số kiến thiết đài Hà Nội, bị cáo
Hạnh tiếp tục nhận phơi số lô, số đề của Nguyễn Văn Quận (Quẩn) số tiền
555.000 đồng, Hồ Phong Vũ 3.000.000 đồng, Hồ Văn Chiến 584.000 đồng,
Huỳnh Thị Tám 3.155.000 đồng và một số người khác không rõ họ tên địa chỉ, bị
cáo Hạnh chuyển phơi số đề này cho Ngọc Minh với số tiền trên phơi là 9.395.000
đồng thì bị bắt quả tang.
Đại diện Viện kiểm sát trình bày luận tội giữ nguyên tội danh cáo trạng truy
tố. Căn cứ tính chất, mức độ, vai trị hành vi phạm tội từng bị cáo trong vụ án; các
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân. Đề nghị Hội đồng
xét xử: áp dụng khoản 1, Điều 321; điểm i, điểm s khoản 1 Điều 51; Điều 17; Điều
35; Điều 58 Bộ luật hình sự 2015 xử: phạt tiền là hình phạt chính. Cụ thể: bị cáo Võ
Thị Mỹ Hạnh từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; bị cáo Nguyễn Thành
Nguyên từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và Lâm Thị Anh Thư từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Buộc các bị cáo và đối tượng liên quan nộp
sung cơng quỹ Nhà nước số thu lợi bất chính và tiền dùng vào việc đánh bạc. Vật
chứng vụ án đề nghị xử lý theo pháp luật.
Tại Bản án HSST số 40/2018/HS-ST ngày 23/11/2018, TAND huyện Thoại
Sơn Căn cứ khoản 1, Điều 321, Điều 17, Điều 58, Điều 35; điểm i, điểm s, khoản 1,
khoản 2, Điều 51. Riêng đối với bị cáo Võ Thị Mỹ Hạnh áp dụng thêm điểm g,
khoản 1, Điều 52; với bị cáo Lâm Thị Anh Thư áp dụng thêm điểm b khoản 1, Điều

51 Bộ Luật hình sự 2015 đã được sửa đổi bổ sung năm 2017
- Xử phạt bị cáo Võ Thị Mỹ Hạnh số tiền 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu
đồng) sung công quỹ Nhà nước.
- Xử phạt bị cáo Nguyễn Thanh Nguyên số tiền 30.000.000 đồng (ba mươi
triệu đồng) sung công quỹ Nhà nước.
- Xử phạt bị cáo Lâm Thị Anh Thư số tiền 10.000.000 đồng (mười triệu
đồng) sung công quỹ Nhà nước.
Nhận xét, đánh giá:
Theo đề nghị của đại diệnViện Kiểm sát thì khơng áp dụng điểm g khoản 1
Điều 52 BLHS nhưng q trình điều tra, cịn chứng minh được: Bị cáo Võ Thị Mỹ


15
Hạnh thuê bị cáo Lâm Thị Anh Thư nhận phơi số lô, đề qua điện thoại di động,
mỗi ngày Hạnh trả cho Anh Thư 30.000 đồng. Khoảng 15 giờ 30 phút hằng ngày,
Thư đến nhà Hạnh, Hạnh đưa cho Thư 01 điện thoại đi động (hiệu Nokia màu
trắng đen) cài sẵn chế độ tự ghi âm, nếu có ai gọi đến mua số đề thì Thư nghe điện
thoại và ghi ra giấy A4. Riêng Hạnh cũng tự nhận phơi số đề qua điện thoại (hiệu
Nokia màu trắng bạc và điện thoại Samsung màu trắng). Sau đó, Hạnh tổng hợp
phơi số đề, nếu những số người mua từ 300.000 đồng trở lên thì Hạnh chuyển cho
người tên Ngọc Minh ở tỉnh Đồng Tháp (chưa xác định được họ tên, địa chỉ cụ
thể), những con số đề người mua từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng thì Hạnh
chuyển cho Nguyễn Thành Nguyên. Những con số đề người mua dưới 50.000
đồng thì bị cáo Hạnh giữ lại tự ăn thua với người mua. Tại bản án HSST số
40/2018/HS-ST ngày 40/11/2018 của TAND huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang áp
dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” tại điểm g
khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 đối với Hạnh vì trong vụ án này, bị cáo Hạnh là
người đứng ra nhận phơi từ nhiều người khác, trực tiếp chuyển phơi và giữ lại
chung chi. Để thực hiện hành vi phạm tội trót lọt, bị cáo đã thuê bị cáo Thư tham
gia phụ giúp vào việc đánh bạc. Bị cáo sử dụng nhà và nhiều công cụ thực hiện tội

phạm, hưởng lợi nhiều và giữ vai trị chính trong vụ án, là bị cáo đầu vụ nên phải
xử lý nghiêm.
Như vậy trong vụ án này khi bị cáo đã bị áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần
trở lên” tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS thì Tịa án có thể áp dụng đồng thời tình
tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm
trọng” quy định tại điểm i khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 đối với bị cáo hay
khơng. Hiện nay, khơng có văn bản hướng dẫn về vấn đề này.
Theo quan điểm của chúng tơi thì, đề nghị của Đại diện Viện kiểm sát là
chưa phù hợp và Tại bản án số 40/2018/HS-ST ngày 40/11/2018 của TAND huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm
tội 02 lần trở lên” tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 đối với Hạnh như
vậy khi đã xác định bị cáo phạm tội nhiều lần mà lại áp dụng thêm tình tiết giảm
nhẹ “phạm tội lần đầu nhưng thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” là mâu thuẫn với
nhau. Do đó, trường hợp của Hạnh đã phạm tội nhiều lần thì khơng thể nào được
coi là phạm tội lần đầu nữa nên khơng được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” là phù hợp
với quy định của pháp luật.


16
Vụ án thứ 3 (Phụ lục số 03) và nhận xét, đánh giá:
Nội dung vụ án:7
Chiều ngày 22/02/2020, xuất phát từ tình cảm yêu đương nam nữ, Phạm Văn
D đến nhà Lương Thị Mỹ H, sinh ngày 08/01/2007 ở thôn QTB, xã QT, huyện NL,
đón H đến nhà Phạm Văn H ở thôn LS, xã NS để đi chơi cùng với một nhóm bạn,
khoảng 19 giờ, cùng ngày D và H cùng nhóm bạn đi dự sinh nhật của Trương Văn
Hiếu tại quán Karaoke An Viên ở thị trấn Ngọc Lạc. Đến 22 giờ H chủ động rủ D ra
về trước, trên đường đi hai người rủ nhau đến nhà Phạm Văn H để ngủ đêm, tới nơi
D để xe máy tại nhà H, sau đó hai người đi bộ vào chịi canh cá của gia đình ơng
Phạm Văn Niu (là bố đẻ H) ở Thôn LS, xã NS, cách đó khoảng 50 mét nằm ơm

nhau. Trong lúc đang ơm nhau H chủ động đưa cho D 01 bao cao su và nói: “Có
chơi thì đeo vào mà chơi”. D tụt quần H, sử dụng bao cao su thực hiện hành vi giao
cấu; H bị chảy máu xuống đệm giường ngủ và kêu đau nên D rút dương vật ra khỏi
âm hộ, sau đó lại đưa vào, tiếp tục giao cấu khoảng 05 phút thì xuất tinh vào bao
cao su rồi vứt bỏ vào trong gầm giường. Thấy dương vật của mình vẫn đang cương
cứng, D tiếp tục cho vào trong âm hộ, giao cấu với H thêm 01 lần nữa khoảng 05
phút sau thì xuất tinh ra ngồi, xuống vỏ đệm giường ngủ trong chịi của gia đình
ơng Phạm Văn N.
Ngồi 02 lần giao cấu đêm 22/02/2020 trong chịi của ông N, tại Cơ quan
điều tra Phạm Văn D cịn khai nhận đã nhiều lần quan hệ tình dục với Lương Thị
Mỹ H ở những địa điểm khác nhau cụ thể:
+ Đêm 25/02/2020 sau khi đi uống bia về D và H rủ nhau vào chịi canh cá của
ơng Niu để giao cấu lần này D xuất tinh vào trong âm đạo của Lương Thị Mỹ H.
+ Khoảng 22 giờ ngày 10 hoặc 11/3/2020 tại giường ngủ trong phòng khách
của nhà mình, D giao cấu với H khoảng 10 phút thì xuất tinh ra ngồi xuống đệm
giường ngủ.
Ngồi ra D còn giao cấu với H một vài lần khác, tại nhà ở của mình và nhà ở
của anh Phạm Văn Đô ở Thôn LS, xã NS (là nhà của chú ruột D) vào ban đêm và cả
vào buổi trưa, các lần giao cấu D đều xuất tinh, có lần xuất tinh ra ngồi cũng có lần
xuất tinh trong âm đạo của H.
Tại bản án HSST số 07/2021/HS-ST ngày 12/01/2021, TAND huyện Ngọc
Lạc, tỉnh Thanh Hóa áp dụng điểm a khoản 2 Điều 145, điểm s khoản 1 và khoản 2
Điều 51, Điều 38 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, xử
7

Bản án số: 07/2021/HS-ST ngày 12/1/2021 của TAND huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa.


17
phạt bị cáo Phạm Văn D 04 (Bốn) năm tù về tội “Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi

đến dưới 16 tuổi”.
Nhận xét, đánh giá:
Với những tình tiết trong vụ án nêu trên thì Phạm Văn D đã 02 lần thực hiện
hành vi giao cấu với bị hại Lương Thị Mỹ H vào ngày 22/02/2020 và nhiều lần sau
đó cụ thể: Đêm 25/02/2020 sau khi đi uống bia về D và H rủ nhau vào chịi canh cá
của ơng Niu để giao cấu, khoảng 22 giờ ngày 10 hoặc 11/3/2020 tại giường ngủ
trong phịng khách của nhà mình, D giao cấu với H khoảng 10 phút. Ngoài ra D còn
giao cấu với H nhiều lần khác, tại nhà ở của mình và nhà ở của anh Phạm Văn Đơ ở
Thôn LS, xã NS (là nhà của chú ruột D) vào ban đêm và cả vào buổi trưa, các lần
giao cấu đều hoàn thành.
Trong vụ án này, D đã phạm tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là “phạm tội từ 2 lần trở lên” theo
điểm a, K2 Điều 145 BLHS năm 2015. Như vậy, trong tất cả các lần giao cấu thì D
đều thực hiện hồn thành và thực hiện rất nhiều lần nhưng Tịa án khơng áp dụng
tình tiết tăng nặng theo điểm g, K1 Điều 152 BLHS năm 2015 là phù hợp, do đó khi
quyết định hình phạt thì Tịa án chỉ xem xét để cân nhắc khi quyết định hình phạt.
Tuy nhiên cũng cần đưa ra thêm một ví dụ cụ thể về Phạm tội 02 lần trở lên là một
trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g khoản 1
Điều 52 Bộ luật Hình sự. Tình tiết này tuy đã có nhiều hướng dẫn áp dụng nhưng
trong thực tiễn vẫn còn những nhận thực khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố
tụng, đặc biệt là giữa Luật sư với kiểm sát viên.
Trong một vụ án cụ thể, cáo trạng của viện kiểm sát truy tố X.Q.H về tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản theo điểm a khoản 3 Điều 174 Bộ luật Hình sự, vì từ tháng
7/2017 đến tháng 10/2018 bằng thủ đoạn gian dối, H đã nhận tiền (294 triệu đồng)
và hồ sơ của 38 người có nhu cầu học lái xe ơ tô để chuyển về cho các cơ sở đào tạo
lái xe ô tô thuộc tỉnh T.N. Do H không thực hiện theo thỏa thuận buộc những người
gửi tiền cho H phải làm đơn tố cáo, yêu cầu cơ quan điều tra phải khởi tố. Cáo trạng
của viện kiểm sát có nêu tình tiết tăng nặng “phạm tội 02 lần trở lên” và khi luận tội
tại phiên tòa, kiểm sát viên cũng đề nghị áp dụng tình tiết này.
Luật sư bào chữa cho bị cáo H đề nghị hội đồng xét xử khơng áp dụng tình

tiết tăng nặng “phạm tội 02 lần trở lên” đối với bị cáo H trong trường hợp này, bởi
lẽ khoản 2 Điều 52 Bộ luật Hình sự đã quy định “Các tình tiết đã được Bộ luật này
quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì khơng được coi là tình


18
tiết tăng nặng”. Ở vụ án này, bị cáo H lừa đảo nhiều người, nhiều lần (mỗi lần ít
nhất là 02 triệu, trung bình từ 06 triệu trở lên, cộng lại mới đến số tiền là 294 triệu
đồng. Số tiền này là tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 3 Điều 174
Bộ luật Hình sự luật thì khơng được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
“phạm tội 02 lần trở” lên quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự nữa.
Bảo vệ quan điểm của mình, đại diện viện kiểm sát viện dẫn Cơng văn số
64/TANDTC-PC ngày 03/4/2019 của Tịa án nhân dân tối cao thông báo kết quả
giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính. Tại
điểm 4 Cơng văn này có nêu:
“Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi phạm tội
xâm phạm sở hữu (ví dụ: nhiều lần phạm tội trộm cắp tài sản), mà tổng trị giá tài
sản của các lần phạm tội thỏa mãn dấu hiệu định khung tăng nặng, nếu các lần
phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự, thì ngồi việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với trị giá
tài sản chiếm đoạt, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm
tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự”.
Chúng tôi cho rằng, Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 03/4/2019 của Tịa
án nhân dân tối cao khơng phải là văn bản được quy định tại Điều 4 Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp pháp luật ngày 22/6/2015. Mặt khác, về hiệu lực, khoản 1
Điều 3 của Luật này giải thích “Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu
lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà
nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước
bảo đảm thực hiện”.

Về hiệu lực áp dụng, không phải ngẫu nhiên mà phần cuối của Công văn số
64/TANDTC-PC nói trên lại ghi “Trên đây là kết quả giải đáp trực tuyến một số
vướng mắc của Hội đồng Thẩm phán, Tịa án nhân dân tối cao thơng báo để các tịa
án nghiên cứu tham khảo trong q trình giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền”;
tức là nó chỉ có ý nghĩa cho những người làm cơng việc lấy thêm thơng tin, nhằm
tìm hiểu thêm để học hỏi, nghiên cứu, xử lý công việc cho logic hơn.
Công văn số 64/TANDTC-PC cho rằng “Việc áp dụng khung hình phạt tăng
nặng trong trường hợp này là căn cứ vào trị giá tài sản chiếm đoạt, cịn việc áp dụng
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” là căn cứ vào nhân
thân và thái độ chấp hành pháp luật của người phạm tội, nên hoàn toàn không trái


19
với quy định tại khoản 2 Điều 52 của Bộ luật Hình sự (các tình tiết đã được Bộ luật
Hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì khơng được coi
là tình tiết tăng nặng). Hơn nữa, việc áp dụng pháp luật như trên còn bảo đảm thực
hiện đúng nguyên tắc xử lý trách nhiệm hình sự (quy định tại Điều 3 của Bộ luật
Hình sự), bảo đảm sự phân hóa tội phạm, cá thể hóa trách nhiệm hình sự, đồng thời
bảo đảm sự công bằng trong việc xem xét cho hưởng án treo, tha tù trước thời hạn
có điều kiện cũng như các chế định nhân đạo khác đối với người phạm tội”.
Nội dung giải thích trên là khơng hợp lý, vì Điều 52 Bộ luật Hình sự quy định
nhiều tình tiết về nhân thân người phạm tội nếu bị áp dụng sẽ gây hậu quả pháp lý
bất lợi cho họ, như: phạm tội có tính chất cơn đồ, phạm tội vì động cơ đê hèn, tái
phạm, tái phạm nguy hiểm
Với thái độ cầu thị, mong muốn bảo đảm tính thống nhất của văn bản quy
phạm pháp luật, chúng tôi cho rằng hướng dẫn tại Cơng văn số 64/TANDTC-PC
của Tịa án nhân dân tối cao cần được xem xét lại cho phù hợp.
Vụ án thứ 4 (Phụ lục số 04) và nhận xét, đánh giá:
Nội dung vụ án8:
Khoảng 13 giờ 40 ngày 27/12/2019, tại địa chỉ A, xã B, huyện BC, Thành

phố Hồ Chí Minh, Cơng an xã B phát hiện, bắt quả tang Nguyễn Văn D, Nguyễn
Văn M, Vũ Trần Như T và Trần Văn Lai đang đánh bạc ăn tiền bằng hình thức chơi
bài tứ sắc, thu giữ trên chiếu bạc 3.760.000 đồng, 01 bộ bài tứ sắc, 01 tấm nhựa
dùng để trải làm chiếu bạc. Do đó, Cơng an xã B đã đưa tất cả những đối tượng trên
cùng Nguyễn Văn M, Nguyễn Văn H và Nguyễn Văn Y về trụ sở làm việc vì đang
có măt tại sịng bài. Sau đó, Cơng an xã B tiếp tục mời Nguyễn Thanh Phong là chủ
nhà A, xã B đến làm việc. Vụ việc sau đó được Nguyễn Văn Y đến Cơ quan Cảnh
sát điều tra Công an huyện BC điều tra xử lý. Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công
an huyện BC, các đối tượng khai nhận nhà A, xã B, huyện BC, Thành phố Hồ Chí
Minh là do bà Nguyễn Thanh P làm chủ, sử dụng để ở và bán nước uống. Nguyễn
Thanh Phong đã cho những người khác (chưa rõ lai lịch) sử dụng nhà mình làm địa
điểm đánh bài tứ sắc ăn tiền được khoảng hơn 01 tháng. Nguyễn Thanh P là người
mua bộ bài tứ sắc, chuẩn bị tấm nhựa để làm chiếu bạc và thu tiền xâu của các con
bạc. Khoảng 11 giờ 30 ngày 27/12/2019, Nguyễn Văn D, Nguyễn Văn M, Trần Văn
Lai và Nguyễn Văn A đến nhà Nguyễn Thanh P chơi bài tứ sắc. Nguyễn Thanh P
chuẩn bị 01 bộ bài tứ sắc 112 lá và trải tấm nhựa cho các con bạc đánh bài. Hình
8

Bản án số 06/2021/HS-PT ngày 04/01/2021 của TANDTP. Hồ Chí Minh


20
thức đánh bạc là các con bạc thống nhất chơi theo chến, mỗi chến người chơi để sẵn
ra 1.500.000 đồng trước mặt mình; mỗi ván, các con bạc được chia 20 lá bài, riêng
người làm cái được chia 21 lá bài, người nào thắng “thường” thì mỗi người cịn lại
phải đưa cho người đó 140.000 đồng, người nào thắng “quan” (tức là có 04 lá bài
cùng loại) thì mỗi người cịn lại phải đưa cho người đó 240.000 đồng. Các con bạc
chơi nhiều ván đến khi có 01 người trong 04 người thua hết số tiền 1.500.000 đồng
đã để ở trước mặt thì được xem là hết chến. Khi chưa hết chến thì các con bạc
khơng được lấy tiền trước mặt mình cất giữ trong người. Mỗi lần hết chến thì các

người chơi góp mỗi người 50.000 đồng tiền xâu đưa cho Nguyễn Thanh Phong.
Trong ngày 27/12/2019, đã xác định Nguyễn Văn D, Nguyễn Văn M, Trần Văn Lai
và Nguyễn Văn A đặt tiền để chơi chến 1, Nguyễn Văn D, Nguyễn Văn M, Trần
Văn Lai đều đặt đủ 1.500.000 đồng, riêng Nguyễn Văn A thì cả nhóm thống nhất
cho phép Nguyễn Văn A đặt thành nhiều lần. Tuy nhiên, do Nguyễn Văn A chơi
thua hết 1.400.000 đồng đã đặt nên nghỉ chơi, lúc này do Nguyễn Thanh Phong
đang đi công tác nên Nguyễn Văn D, Nguyễn Văn M, Trần Văn Lai và Nguyễn Văn
A đưa 200.000 đồng tiền xâu cho bà Nguyễn Văn Y là mẹ ruột của Nguyễn Thanh
P và nhờ bà Nguyễn Văn Y đưa lại cho Nguyễn Thanh P, còn Nguyễn Văn A ra ghế
3 ngồi xem Nguyễn Văn D, Nguyễn Văn M, Trần Văn Lai, Trịnh Văn Th đánh chến
2. Khi chơi chến 2, cả nhóm vẫn thống nhất mỗi chến 1.500.000 đồng/ người nhưng
cho phép đặt thành nhiều lần. Khi cả nhóm đang chơi, chưa đặt đủ tiền thì bị Cơ
quan Cơng an vào kiểm tra, bắt quả tang. Hành vi cụ thể như sau:
- Nguyễn Văn D: Khi đến sòng bạc đem theo 2.950.000 đồng, khai sử dụng
hết để đánh bạc. Nguyễn Văn D bỏ ra 1.500.000 đồng để chơi chến 1, thắng được
650.000 đồng, góp 50.000 đồng tiền xâu. Chến 2, Nguyễn Văn D bỏ ra 800.000
đồng. Đồng thời, Nguyễn Văn D lấy 30.000 đồng để mua vé số. Khi bị bắt quả tang,
Nguyễn Văn D đã thua 200.000 đồng. Trong số tiền thu giữ trên chiếu bạc có
600.000 đồng tiền đặt ra để chơi chến 2 của Nguyễn Văn D. Thu giữ trong người
2.720.000 đồng dùng để đánh bạc.
- Trần Văn Lai: Khi đến sòng bạc đem theo 2.800.000 đồng, khai sử dụng hết
để đánh bạc. Trần Văn Lai bỏ ra 1.500.000 đồng để chơi chến 1, thắng được
500.000 đồng, góp 50.000 đồng tiền xâu. Chến 2, Trần Văn Lai bỏ ra 1.100.000
đồng. Khi bị bắt quả tang, Trần Văn Lai không thua thắng. Trong số tiền thu giữ
trên chiếu bạc có 1.100.000 đồng đặt ra để chơi chến 2 của Trần Văn Lai. Thu giữ
trong người 2.150.000 đồng dùng để đánh bạc.


×