Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Những ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam dưới thời Trần (1226 1400)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.45 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LỊCH SỬ
Học phần : Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên phụ trách : Ths. Đào Thị Mộng Ngọc

ĐỀ TÀI

NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO
VIỆT NAM DƯỚI THỜI TRẦN
( 1226 - 1400 )

Danh sách sinh viên nhóm 2:

STT

Họ và tên

MSSV

1
2
3
4
5

Lê Hồng Hạnh
Đào Thị Kim Linh
Bùi Thị Mỹ Linh
Phạm Hà Trọng Nghĩa
Trịnh Trung Tính



43.01.608.037
43.01.608.061
43.01.608.066
43.01.608.084
43.01.608.147

1

TP.HCM ngày 15 tháng 12 năm 2018


2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý

do chọn đề tài:

Hịa mình cùng dịng triết học văn hóa phương Đơng, Phật giáo là tơn giáo
lớn có ảnh hưởng sâu sắc đến hầu hết các nước châu Á. Có thể nói, “Vết nứt”
của ngọn núi Linh Sơn1 đã khai phóng và lan tỏa những dịng tư duy triết học
mới để rồi từ đó những dịng tư duy triết học này in đậm dấu ấn trong nền văn
hóa của các nước phương Đơng, được chắt chiu và tinh lọc thành những ngọn
nguồn văn hóa cho dân tộc, thành những lẽ sống quý báu 2. Trải qua bao thăng
trầm, những di sản tinh thần to lớn mà đức thủy tổ Thích Ca Mâu Ni để lại đã
trở thành những giáo lí, những triết lí sống mn thuở của kiếp người vơ thủy
vơ chung, thiên biến vạn hóa. Đóa sen thơm ngát của nhà Phật - Triết lí từ bi hỉ

xả cùng những con đường giải thoát nhiệm màu cho chúng sanh từ lâu đã ăn
sâu trong tâm thức của biết bao thế hệ. Ánh hào quang tỏa sáng của đức Phật
cùng lịng từ bi vơ lượng đã dẫn dắt biết bao người thoát khỏi chốn lầm than
của cõi trần tục đọa đày…
Chính vì vậy, Phật giáo cùng những màu sắc tâm linh huyền bí của nó ln
là nguồn cảm hứng lớn cho nhiều thế hệ học giả tìm tịi và nghiên cứu. Ở Việt
Nam, Phật giáo cũng đã ăn sâu trong nếp sống của người Việt từ lâu đời. Ngay
từ buổi đầu du nhập, Phật giáo đã chiếm được tình cảm nồng hậu và dần dà hịa
mình trở thành một nét đẹp tôn tạo nên những sắc thái mới cho nền văn hóa của
dân tộc. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo thời
Trần cùng những dư âm của nó khơng phải là đề tài mới. Nhưng với niềm yêu
thích và tơn kính đạo Phật từ lâu, chúng tơi muốn tự mình chinh phục, tìm hiểu
để mở mang vốn kiến thức của bản thân về Phật giáo, về cội nguồn văn hóa
của dân tộc, về những ảnh hưởng sâu sắc và những dấu ấn đậm nét của Phật
3

giáo Việt Nam dưới thời Trần qua các phương diện: chính trị, văn hóa, văn học
1 Xem thêm tại , truy cập ngày 24.11.2018
2 Xem thêm tại , truy cập ngày 24.11.2018


và nghệ thuật . Đó là lí do chính mà chúng tôi chọn đề tài “Những ảnh hưởng
của Phật giáo Việt Nam dưới thời Trần (1226-1400)” làm đề tài nghiên cứu.
Ngồi ra, với sự tìm hiểu và nghiên cứu nghiêm túc của mình, chúng tơi hi
vọng đóng góp được một phần kiến thức cho những ai có cùng sở thích, sự
quan tâm đến Phật giáo Việt Nam và những ảnh hưởng của nó dưới thời Trần.
Đồng thời, chúng tơi muốn khẳng định lại một số giả thuyết về nguồn gốc Phật
giáo Việt Nam; khẳng định vai trò to lớn của Phật giáo trong việc chống lại âm
mưu đồng hóa dân tộc của phong kiến phương Bắc; mối quan hệ giữa Phật
giáo với văn hóa dân tộc; lí giải sức sống thần kỳ và bền bỉ của đạo Phật chạy

dọc suốt bao thăng trầm của lịch sử từ thời Bắc Thuộc đến nay; lí giải sự hưng
thịnh của Phật giáo Việt Nam dưới thời Trần; trình bày một số thành tựu và
đóng góp tiêu biểu của Phật giáo trong việc giữ gìn văn hóa, bản sắc dân tộc
dưới thời Trần cũng như vai trị của Phật giáo hiện nay. Đó cũng là những lí do
thực tiễn cần thiết để chúng tơi thực hiện việc nghiên cứu đề tài này.
2. Lịch

sử nghiên cứu vấn đề:
Có khá nhiều cơng trình nghiên cứu Phật giáo Việt Nam và những ảnh

hưởng của nó dưới thời Trần (1226-1400). Thơng qua việc tra cứu, tìm hiểu,
chúng tơi đã chắc lọc được một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu có giá trị.
(1) Quyển

“Cơ sở văn hóa Việt Nam” (2016) của PGS.Viện Sĩ Trần Ngọc

Thêm. Đây là quyển sách có giá trị trình bày rất đầy đủ và chi tiết những
yếu tố hình thành nên nền văn dân tộc, trong có đề cập đến Phật giáo
Việt Nam. Về nội dung này, PGS đã trình bày khá đầy đủ về nguồn gốc
và nội dung của Phật giáo; về nguồn gốc và đặc điểm của Phật giáo Việt
Nam. Tuy nhiên, PGS hầu như chưa đề cập nhiều đến vai trò và những
ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam dưới thời Trần mà chỉ khái lược một
số đóng góp tiêu biểu về kiến trúc nghệ thuật thời nhà Lý.
(2) Quyển “Phật giáo Việt4 Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIII” (in lần đầu
năm 1932, tái bản năm 1968 NXB Ban tu Thư viện Đại học Vạn Hạnh) của tác
giả Trần Văn Giáp. Đây là một cơng trình tổng hợp đồ sộ rất có giá trị về Phật


giáo Việt Nam kể từ khi hình thành đến cuối thời Trần. Quyển sách gồm 6
chương và tác giả đã tham khảo rất nhiều nguồn tài liệu tiếng Việt, Trung,

Pháp, các tờ báo để chứng minh cho các lập luận về nguồn gốc hình thành Phật
giáo Việt Nam; trình bày lịch sử các tông phái lớn ở thời kỳ Lý-Trần (Tỳ Ni Đa
Chi Lưu, Vô Ngôn Thông), về con đường truyền bá đạo Phật của các nhà sư Ấn
Độ thời kì đầu. Các chương IV, V, VI của cuốn sách tập trung trình bày cụ thể
về 3 mơn phái chính: Tỳ Ny Đa Chi Lưu, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường
(Thế Kỷ VI - XIII) ảnh hưởng rất lớn đến sự hưng thịnh của thời Lý. Tuy
nhiên, lập luận của tác giả về nguồn gốc của Phật giáo Việt Nam ở một vài
luận điểm còn vòng vo chưa rõ; cách diễn đạt khá cầu kì và hơi khó hiểu.
(3) Quyển “Việt Nam Phật giáo sử lược” (xuất bản lần đầu năm 1943) của
Hịa thượng Thích Mật Thể là cuốn sử Phật giáo đầu tiên của thời Cận hiện đại
Việt Nam, được biên soạn tương đối bài bản với các tư liệu có giá trị để dựng
lên một bức tranh tổng thể về Phật giáo Việt Nam bằng chữ quốc ngữ. Tác
phẩm gồm có 14 chương và phần Phụ lục, chia ra thành 2 phần : Phần tự luận
và phần lịch sử. Bốn chương đầu của phần tự luận giới thiệu đôi nét về nguồn
gốc phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc, khẳng định khởi thủy của phật giáo là ở
Ấn Độ. Mười chương còn lại của phần lịch sử, tác giả đã trình bày lịch sử Phật
giáo Việt Nam từ thời kỳ du nhập, trải dài qua các triều đại: Đinh, Tiền Lê, Lý,
Trần, Hồ, Hậu Lê, Nam – Bắc phân tranh, cận đại và hiện đại (những năm đầu
thế kỷ XX) tạo nên một bức tranh tổng quan về Phật giáo Việt Nam. Chính vì
vậy, tác phẩm đã kịp thời đáp ứng nhu cầu tìm về nguồn cội Phật giáo, về sự du
nhập và về lịch sử Phật giáo Việt Nam của đơng đảo người mộ đạo. Tuy nhiên,
khía cạnh chính của tác phẩm là khái lược lịch sử nên cũng chưa đề cập nhiều
đến vai trò và những ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam dưới thời Trần.
(4) Quyển “Phật giáo với văn hóa Việt Nam” (xuất bản năm 1999) của
Nguyễn Đăng Duy là cơng trình nghiên cứu mối quan hệ chứng giữa Phật giáo
với đời sống văn hóa tinh5 thần và nền văn hóa dân tộc. Tác giả đã đưa ra các
khái niệm, tư duy, triết lí về văn hóa Phật giáo (như: Tinh thần từ bi hỷ xả, tu
thân dưỡng tính, triết lí vơ ngã,…) và sự tác động của nó với nền văn hóa dân



tộc (như: Bài học về lòng thương người, khoan dung độ lượng, sự đoàn kết
tương thân tương ái, niềm tin về luật nhân quả…). Mối quan hệ biện chứng này
được tác giả trình bày khá đầy đủ và là cơ sở để chúng tơi kế thừa và phát
triển nó trong bài nghiên cứu của mình.
(5) Quyển “Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập III” (2001) (Từ thời Lý Thánh
Tông năm 1054 đến thời Trần Thánh Tông năm 1278) của GS.TS.Thiền sư Lê
Mạnh Thát. Quyển sách được trình bày gồm 13 chương và lời tựa, sách dẫn. Từ
chương 1 đến chương 10 tác giả tập trung viết về Phật giáo dưới các triều đại
Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt, Thái hậu Ỷ Lan, Lý Nhân Tơng, Lý Thái
Tơng,... Cịn chương 12 và chương 13 tác giả viết về vai trò của Phật giáo lúc
nhà Trần xuất hiện qua các đời vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông,...Về nội
dung cốt lõi, tác giả viết về giai đoạn những người Phật giáo Việt Nam tham
gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước sau khi đã thu hồi được độc lập
(đánh bại giặc Tống). Giai đoạn này có những nét đặc trưng tiêu biểu: Thứ nhất
là sự xuất hiện của dòng thiền, mà trong đó hơn một nửa số thiền sư đắc pháp
là các phật tử tại gia đang gánh vác cơng việc đất nước. Thứ hai, cũng chính
trong giai đoạn này ta cũng sẽ tìm hiểu thái độ của người Phật giáo trong khi
đất nước đang rơi vào khủng hoảng, nhà Lý đang mất dần quyền hành để cuối
cùng nhường ngơi lại cho nhà Trần và vai trị của Phật giáo thời nhà Trần xuất
hiện. Ngồi ra, tác giả cịn truy khảo lại văn bia đạo Tràng Bảo An, bổ sung
thêm một số thông tin cho quyển Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập II. Có thể nói,
quyển sách là cơng trình nghiên cứu cơng phu và đầy đủ nhất về Phật giáo Việt
nam và những ảnh hưởng của nó dưới thời Trần. Tuy nhiên, tác giả đề cập chủ
yếu đến yếu tố chính trị nhiều hơn là văn hóa.
(6) Bài

tiểu luận “ Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa

người Việt” của Hịa thượng Thích Ngun Tạng, đăng tải trên thư viện
6

Hoa Sen ngày 28.01.2012
là một bài nghiên cứu hệ thống hóa lại Phật

giáo Việt Nam (Về nguồn gốc du nhập, về sự phát triển qua các thời đại
từ thế kỉ II đến nay) và chỉ ra vai trò, ảnh hưởng của Phật giáo đối với


đời sống văn hóa người Việt qua các nội dung : tư tưởng, đạo lý; nhân
văn và xã hội; sự hội nhập và dung hịa văn hóa Việt; các loại hình nghệ
thuật (sân khấu, tạo hình). Bài tiểu luận nghiên cứu khá hoàn chỉnh và
cung cấp một phần tư liệu quan trọng về các nội dung trên để nhóm
tham khảo và bổ sung thêm cho thời nhà Trần.
(7) Quyển

“Việt Nam Phật giáo Sử luận tập I” (xuất bản lần đầu năm 1973) của

Nguyễn Lang là một cơng trình nghiên cứu công phu nhất của lịch sử Phật giáo
Việt Nam (1152 trang toàn tập - 3 quyển). Tác phẩm gồm 40 chương, viết từ
giai đoạn khởi thủy của Phật giáo Việt Nam cho đến ngày chính quyền Ngơ
Đình Diệm sụp đổ. Nội dung của từng chương trình bày khá đầy đủ và chi tiết,
có sự kế thừa và phát triển những nội dung của các nhà nghiên cứu đi trước về
nguồn gốc Phật giáo Việt Nam, sự ra đời các dòng thiền phái các dòng thiền
phái, các vị thiền sư tiêu biểu,… ; đồng thời chỉ ra những biến động chính trị
ảnh hưởng đến Phật giáo Việt Nam (Sự kiện cách mạng tháng Tám; thời Việt
Nam Cộng Hòa). Tuy nhiên, về vai trò và ảnh hưởng của phật giáo Việt Nam
dưới thời Trần, tác giả chỉ chú trọng kê khai chi tiết về các vị thiền sư tiêu biểu
thời Trần như: Vua Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Nhân Tơng,…,
chú trọng về văn hóa chính trị chứ chưa đề cập nhiều về ảnh hưởng của Phật
giáo trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của nhân dân.
Như vậy, qua việc tìm hiểu các tác phẩm và bài luận nêu trên, chúng tơi đã

có đầy đủ cơ sở để tiến hành việc thực hiện nghiên cứu đề tài của mình; kế
thừa, bổ sung và phát triển những nội dung đã có đồng thời cũng đưa ra những
kết luận, đánh giá cá nhân của riêng mình.
3. Phương

pháp nghiên cứu:

Chúng tơi dùng ba phương pháp chính là : Phương pháp lịch sử, Phương
7
pháp Logic và Phương pháp
liên ngành.

3.1 Phương pháp lịch sử:


Chúng tôi nghiên cứu tuần tự nguồn gốc và quá trình du nhập của Phật giáo
vào Việt Nam, sự phát triển của Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên cho đến
thời nhà Trần theo trình tự thời gian. Ở thời nhà Trần, chúng tôi nghiên cứu
tổng thể những ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống nhân dân và sự hưng
thịnh của vương triều, đặc biệt là tinh thần u nước làm nên “Hào khí Đơng
A” cũng như tinh thần nhập thế.
3.2 Phương pháp Logic :
Trong quá trình phân tích và chứng minh các nội dung, chúng tơi sử dụng
các phương pháp: Tổng-phân-hợp, Diễn dịch, Quy nạp để làm rõ . Đồng thời
chúng tôi cũng dẫn chứng và liên kết các sự kiện lịch sử theo tuần tự có logic,
có trật tự để người đọc dễ hiểu và dễ hình dung vấn đề.
3.3 Phương pháp liên ngành :
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi cũng sử dụng nhiều nguồn tài liệu từ
nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lịch sử, văn học, mỹ thuật, địa lý, triết học,…
để làm sáng tỏ các nội dung , đảm bảo tính mạch lạc, cung cấp cái nhìn tồn

diện, bao qt cho người đọc. Chúng tôi nghiên cứu tổng quan những ảnh
hưởng của Phật giáo đối với đời sống của nhân dân và sự hựng thịnh của triều
Trần với các nội dung sau có liên quan đến các lĩnh vực nêu trên: Trong xây
dựng và bảo vệ độc lập dân tộc, trong đời sống tinh thần của nhân dân, trong
xây dựng gia giáo người Việt, trong hội họa kiến trúc và điêu khắc, và những
ảnh hưởng tiêu cực.
4. Giới

hạn vấn đề:

Về nội dung: Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo.
Về không gian: Dưới thời nhà Trần.
Về thời gian: Giai đoạn 1226 - 1400.
5. Bố

cục dự kiến:

8

Chương 1 Phật giáo và sơ lược nguồn gốc Phật giáo ở Việt Nam


Đây là chương khái quát lại nguồn gốc ra đời của Phật giáo và nguồn gốc
du nhập của Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, trong chương này, chúng tôi đưa ra
những lập luận xác đáng chứng minh nguồn gốc du nhập của Phật giáo Việt
Nam là từ Ấn Độ chứ khong phải là Trung Quốc như mọi người thường nghĩ.
Chương này có ý nghĩa bản lề và là cơ sở để chúng tơi dẫn dắt vào vấn đề
chính : Trình bày và phân tích những ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam dưới
thời Trần.


Chương 2 Những ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam dưới thời Trần
Đây là chương chính của bài nghiên cứu. Nội dung của chương đa dạng và
tập trung phân tích sâu các nội dung liên quan đến Phật giáo thời Trần, về ảnh
hưởng của nó đến đời sống nhân dân và triều Trần như thế nào, ra sao. Ở mỗi
nội dung, chúng tơi trình bày khá rõ ràng và đầy đủ những ảnh hưởng.
Nội dung “trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc” chúng tôi phân tích và
chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa tinh thần Phật đạo với truyền thống yêu
nước, trong đó chỉ ra nét nổi bật ở “tinh thần nhập thế” của đạo Phật thời
Trần. Ở nội dung “ Trong đời sống tinh thần của nhân dân”, chúng tôi thể hiện
quan điểm “Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm tư tình cảm, lối sống và
nếp nghĩ của người dân dưới thời Trần” và chứng minh nó qua thực tế cuộc
sống của người dân lúc bấy giờ, qua kho tàng văn học dân gian; qua các tập
tục, tín ngưỡng. Ở nội dung “trong xây dựng gia giáo người Việt”, chúng tôi
chứng minh những triết lý thấm nhuần giá trị nhân văn của đạo Phật như: Tinh
thần nhập thế, từ bi hỷ xả, lịng nhân ái thương người, triết lí vơ ngã… đã ăn
sâu trong việc xây dựng gia giáo - tức những chuẩn mực sống và những kỉ
cương nề nếp của nhân dân ta dưới thời Trần. Ở nội dung “kiến trúc điêu khắc
và hội họa” chúng tơi trình bày những cơng trình Phật giáo thời Trần tiêu biểu
và chỉ ra những đóng góp to lớn của chúng về mặt giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa truyền thống của dân tộc. Ở nội dung “Những ảnh hưởng tiêu cực”,
9
chúng tơi trình bày và phân
tích những mặt hạn chế của đạo Phật và một phần

đi vào lí giải sự suy tàn của đạo Phật cuối thời Trần.


Chương 3 Vai trò của Phật giáo đối với đời sống nhân dân Việt Nam
ngày nay
Đây là chương kết thúc bài nghiên cứu. Trong chương này, chúng tôi mở

rộng vấn đề và nêu ra những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo đối với đời sống
nhân dân hiện nay cũng như đưa ra những nhận xét đánh giá cá nhân. Trong đó,
chúng tơi xốy sâu vào ba nội dung quan trọng là “Phật giáo trong xây dựng
đạo đức con người, phật giáo đối với đời sống chính trị, phật giáo trong việc
xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc”. Về phần kết
luận, chúng tôi khẳng định lại những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo Việt
Nam dưới thời Trần và đưa ra quan điểm về việc nhận thức tầm quan trọng của
Phật giáo đối với đời sống chính trị và xã hội ngày nay.

10


CHƯƠNG 1 PHẬT GIÁO VÀ SƠ LƯỢC NGUỒN GỐC
PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM
1.1 Khái quát chung về Phật Giáo
Đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ 6 TCN do thái tử Siharta
(Tất Đạt Đa) sáng lập. Ngài sinh năm 624TCN vào lúc đạo Bà La Môn đang
thống trị ở Ấn Độ với sự phân chia đẳng cấp hà khắc và sâu sắc trong xã hội.
Nỗi bất bình của thái tử về sự phân chia đẳng cấp, kì thị màu da và đồng
cảm với nỗi khổ của muôn dân chính là những nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự
hình thành một tơn giáo mới - Đạo Phật. Nội dung của Đạo Phật : Chống lại
kinh Vê đa, giáo lý Bà La Môn với chế độ phân chia đẳng cấp; bảo vệ người
nghèo và giai cấp bị trị. Không thừa nhận nguồn gốc thánh thần của các đẳng
cấp, đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội.
Để cải cách xã hội, Phật giáo khuyên con người nên sống “Từ bi, hỉ xả, bác
ái”; tuyên bố mọi người bình đẳng như nhau, vì vậy đều được cứu vớt như
nhau. Thực chất của Đạo Phật là một học thuyết về “nỗi khổ và sự giải thoát”.
Cốt lõi của học thuyết là “Tứ diệu đế” (4 chân lý kì diệu), Cụ thể:
Khổ đế : Là chân lí về bản chất của nỗi khổ. Khổ ở đây là trạng thái “ sinh,
lão, bệnh, tử” của con người. Nhân đế : Là chân lí về ngun nhân của nỗi khổ.

Đó là ái dục (ham muốn) và vô minh (kém sáng suốt). Dục vọng thể hiện thành
hành động gọi là “Nghiệp” , hành động xấu khiến con người nhận hậu quả của
nó gọi là “ Nghiệp báo”, tạo thành một vòng luân hồi. Diệt đế : Là chân lí về
cảnh giới diệt khổ. Nỗi khổ sẽ bị tiêu diệt khi nguyên nhân gây ra nó được loại
trừ. Sự tiêu diệt nỗi khổ gọi là “Niết bàn” - Đó là thế giới của sự giác ngộ và
giải thốt. Đạo đế : là chân lí chỉ ra con đường diệt khổ. Con đường diệt khổ,
giải thoát và giác ngộ đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức, tư tưởng và khai sáng trí
11

tuệ. Sau khi đức Phật tạ thế, các môn đồ phân thành hai phái : Phái Thượng Tọa
và phái Đại Chúng.


Phái Thượng Tọa hay còn gọi là phái trưởng lão, theo xu hướng bảo thủ,
chủ trương bám sát, giữ nguyên kinh điển, giáo điều của đức thủy tổ Thích Ca
Mâu Ni. Phật tử phải tự giác ngộ cho bản thân mình, chỉ thờ Phật Thích Ca và
tu đến bật La Hán.
Phái Đại Chúng (Số tăng chúng không nghe theo phái Thượng Tọa) chủ
trương không cố chấp theo kinh điển, khoan dung đại lượng trong thực hiện
giáo luật, thu nạp tất cả những ai muốn quy y, giác ngộ; giải thoát cho nhiều
người; thờ nhiều Phật và tu qua các bật La hán, Bồ Tát đến Phật.
Trong phái Đại Chúng lại phân thành hai phái nhỏ là : Đại Thừa và Tiểu
Thừa3.Phái Đại chúng soạn ra kinh sách riêng , tự xưng là Đại Thừa (nghĩa là
cổ xe lớn chở được nhiều người) và gọi Phái Thượng Tọa là Tiểu Thừa (nghĩa
là cổ xe nhỏ chở được ít người). Phái Đại Thừa phát triển lên phía Bắc gọi là
Bắc Tơng, phổ biến sang các nước Đông Bắc Á như: Trung Hoa, Triều Tiên,
Nhật Bản,…Phái Tiểu Thừa phát triển xuống phía Nam gọi là Nam Tông, từ
trung tâm là đảo Srilanca phát triển sang các nước Đông Nam Á.

1.2 Nguồn gốc Phật giáo ở Việt Nam

1.2.1 Vị trí địa lý của Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có một vị trí địa lý hết sức đặc biệt: Nằm ở ngã tư
đường giao thương hàng hải và hàng không quốc tế thuộc Đông Nam châu Á;
là cửa ngõ ra biển của các nước vùng này. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía
đơng và nam giáp biển Đơng, phía Tây giáp Lào và Campuchia. Ngồi ra, phần
đất liền địa hình khơng mấy hiểm trờ, có nhiều con đường thơng sang phía Bắc
và phía Tây; vùng biển thuận lợi các nước Đông Nam Á hải đảo đến để giao
thương và bn bán. Chính vì vậy, ngay từ xa xưa, thương nhân từ các nước
Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai, Miến Điện,… đã sớm đặt chân đến Việt Nam. Và
12
từ đó, Việt Nam có điều kiện
thuận lợi để du nhập và tinh lọc các nền văn hóa

mới, các trường phái tư tưởng triết học, tôn giáo mới trong đó có đạo Phật.
3 Trần Ngọc Thêm. (2016). Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, trang 242


1.2.2 Những con đường du nhập Phật giáo vào Việt Nam
1.2.2.1 Đường biển
Phật giáo du nhập từ đường biển vào Việt Nam do thuận theo địa lí tự
nhiên, mà yếu tố tác động chính là gió mùa4. Khí hậu ở phía Đơng và Đơng
Nam Ấn Độ Dương cũng như tồn bộ khu vực Đơng Nam Á là khí hậu nhiệt
đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khơ. Vào mùa mưa, lợi dụng
gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, các thương nhân Ấn Độ đã rời các hải cảng
Nam Ấn rồi men theo đường biển vòng qua Thái Lan, Indonexia, Mã Lai rồi
đến Việt Nam để trao đổi , buôn bán với những vùng này. Trong những chuyến
đi viễn dương đầy nguy hiểm, các thương nhân thường thỉnh mời một vài vị
tăng ni để họ phù hộ và cầu nguyện cho đoàn thủy thủ vượt qua những sóng gió
thác ghềnh của đại dương. Nhờ vậy mà các vị chư tăng có điều kiện đề truyền
bá đạo Phật vào Đông Nam Á.

Xứ Giao Châu lúc bấy giờ là trung tâm Luy Lâu - nơi tụ điểm nghỉ chân
giao lưu của các thương thuyền. Trong thời gian nghỉ ngơi vài tháng để đợi gió
mùa đơng bắc thổi về, các vị chư tăng đã chu du khắp nơi để truyền bá đạo
Phật cho nhân dân xứ Giao Châu. Với tư tưởng đại đồng, triết lí từ bi hỷ xả,
đạo Phật đã được nhân dân tiếp nhận, ăn sâu vào nếp sống nếp nghĩ và trở
thành những giá trị tinh thần quý báu của nhân dân thuở ấy. Có một số tư liệu
lịch sử xác nhận sự có mặt từ rất sớm của đạo Phật ở Giao Châu: Năm 240
trước Tây lịch, Mohada (con vua Asoka) đã đưa đạo Phật vào Việt Nam 5. Câu
chuyện “Sự tích Tiên Dung và Chử Đồng Tử”6 vào đời Hùng Vương thứ 3 cũng
chứng tỏ sự xuất hiện đạo Phật từ rất sớm ở Việt Nam. Chuyện kể rằng Chử
Đồng Tử và Tiên Dung sau khi thành vợ chồng đã lập phố xá bn bán giao
thiệp với người nước ngồi. Một hơm Đồng Tử theo một khách buôn ngoại
13
4 Xem thêm tại />%C4%91%E1%BB%9Bi_gi%C3%B3_m%C3%B9a , truy cập ngày 24.11.2018
5 , truy cập ngày
24.11.2018
6 Lê Mạnh Thát. (2001). Lịch sử Phật giáo Việt Nam. NXB TPHCM, trang 37


quốc đến Quỳnh Viên và tại đây ông đã gặp một nhà sư Ấn Độ tên Phật Quang.
Từ đó mà Tiên Dung và Chử Đồng Tử biết đến đạo Phật. Qua sự kiện này
chúng ta cũng thấy được Phật giáo xuất hiện ở Giao Châu rất sớm vào những
năm 258TCN theo niên đại triều Hùng Vương thứ 3.
1.2.2.2 Đường bộ
Đạo phật truyền theo đường bộ - Một phần của con đường tơ lụa nối từ Âu
sang Á- là con đường nối liền Đông Tây, xuất phát từ vùng Đông Bắc Ấn Độ
hoặc Trung Á tới Lạc Dương bằng phương tiện lạc đà. Cũng có thể các thương
nhân và tăng sĩ đã đi theo đường sông Mê Công, Mê Nam, sông Hồng mà vào
Việt Nam.
Cuốn Lịch sử Phật Giáo Việt Nam (2001) có nói rõ: "Các thương

nhân xuất phát từ Trung Ấn có thể dùng tuyến đường bộ ngang qua đèo Ba
Chùa và theo sông Kanburi mà xuống Châu Thổ Mênam, bằng tuyến đường
hiện nay vẫn nối liền cảng Moulmein với thành phố Raheng, nằm trên một
nhánh của con sông Mênam (…) chính tuyến đường này dẫn tới vùng Bassak
ở trung lưu sông Mekong, địa bàn của vương quốc Kambijan. Vương quốc này
có thể là do những di dân Ấn Độ thành lập trước cơng ngun. Rất có thể các
tăng sĩ Ấn Độ vào đầu công nguyên đã theo con đường này mà đến đất Lào,
rồi từ đây vượt Trường Sơn sang Thanh Hóa hay Nghệ An" 7. Ngồi ra, thế kỷ
thứ II trước Tây lịch, vua Ấn Độ Asoka sau cuộc đại hội kết tập kinh điển lần
thứ ba, vua và trưởng lão Tissa Moggaliputta đã gởi nhiều phái đoàn Như Lai
sứ giả lên đường truyền bá chánh pháp cho các nước thuộc vùng viễn đơng,
trong đó có đồn của hai vị cao tăng là Uttara và Sona được phái đến Suvana
-Bhumi, xứ Kim Địa8. "Sử liệu Phật Giáo Miến Điện chép rằng hai vị cao
tăng đó (Uttara và Sona) đã đến Miến Điện truyền giáo nhưng sử liệu Phật
Giáo tại Thái Lan cũng ghi là hai cao tăng Uttara và Sona có đến Thái
Lan truyền giáo. Có học giả dựa vào một tài liệu Trung Hoa nói rằng ở Giao
14

7 Lê Mạnh Thát. (2001). Lịch sử Phật giáo Việt Nam. NXB TPHCM, trang 49
8 Xem thêm tại , truy cập
ngày 24.11.2018


Châu tại thành Nê Lê, có bảo tháp của vua Asoka, và học giả đó xác định
thành Nê Lê chính là Đồ Sơn hiện nay (cách Hải Phòng khoảng 12km)".
Như vậy, qua hai con đường truyền đạo nêu trên, đạo Phật đã du nhập vào
nước ta từ rất sớm khoảng đầu công nguyên. Tuy nhiên, đường biển là con
đường truyền đạo thông dụng hơn cả do thuận lợi trong việc di chuyển (đỡ mất
thời gian, đỡ tốn kém và ít rủi ro hơn đường bộ). Bằng chứng để chứng minh
là: Trong số 4 nhà sư truyền bá Phật giáo vào Việt Nam thì có đến 3 nhà sư là

người Ấn Độ (Ma-Ha-Kỳ-Vực, Khương Tăng Hội và Chi Cương Lương). Nhà
truyền đạo thứ 4 là ngài Mâu - Bát từ đi đường bộ từ Trung Hoa xuống9.
1.2.3 Khởi thủy của Phật giáo Việt Nam
Khởi thủy của Phật Giáo nước ta bắt nguồn từ Ấn Độ chứ không phải là
Trung Quốc. Bằng chứng để chứng minh là dựa trên các tài liệu lịch sử có giá
trị của các học giả và nhà nghiên cứu chun sâu có uy tín về Phật Giáo 10.
Thứ nhất, quốc gia Âu Lạc đã bị Nam Việt của Triệu Đà thơn tính vào năm
179 TCN, và lập thành quận Giao Chỉ. Năm 110 TCN, Nam Việt trở thành nội
thuộc của nhà Hán, Giao Châu theo đó mà cũng quy về, và được chia thành hai
quận là Giao Chỉ và Cửu Chân. Trên lãnh thổ của nhà Hậu Hán, sau đó đã tồn
tại ba trung tâm Phật giáo là Luy Lâu, Lạc Dương và Bành Thành 11. Sử liệu cổ
của Trung Hoa cũng không ghi nhận được rõ ràng sự hình thành của hai trung
tâm Lạc Dương và Bành Thành, chỉ có Luy Lâu thuộc Giao Chỉ là được xác
định rõ ràng và sớm nhất, và còn là bàn đạp cho việc hình thành hai trung tâm
kia.
Thứ hai, từ nửa sau thế kỷ thứ II, Luy Lâu đã tồn tại như một trung tâm
Phật giáo quan trọng và phồn thịnh. Điều này cho thấy việc du nhập Phật giáo
vào Giao Châu là rất sớm, có lẽ từ đầu công nguyên. Từ đầu công nguyên, Ấn
15
9 , truy cập ngày
24.11.2018
10 Lê Mạnh Thát. (2001). Lịch sử Phật giáo Việt Nam. NXB TPHCM, trang 192
11 Trần Ngọc Thêm. (1999). Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Giáo dục, trang 242


Độ đã sớm phát triển giao thương với xứ Giao Chỉ. Đó là vì thuận theo địa lí tự
nhiên, vào gió mùa Tây Nam họ dong buồm ra khơi đi về hướng Đông mà Giao
Chỉ nằm dưới Trung Quốc nên họ tới Giao Chỉ trước. Rồi từ Giao Chỉ mà
thương nhân và các nhà sư Ấn Độ men tiếp theo đường bộ và đường biển để tới
Trung Hoa. Trong đó có những người như : Khương Tăng Hội (gốc Trung Á)

hoặc Ma-Ha-Kỳ-Vực (nhà sư Ấn Độ) đã đi sâu vào Trung Hoa truyền đạo 12.
Trong khi đợi gió mùa đơng bắc để quay về Ấn, sự lưu trú của số thương gia
này đã lan truyền dần những nét văn hóa Ấn Độ, trong đó có việc thờ cúng
Phật, tụng kinh… Những tăng sĩ mà các thương nhân đem theo trên thuyền
buôn nhằm làm công việc cầu khấn sự phù trợ của đức Phật, là những người đã
trực tiếp truyền bá Phật học và lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu.
Thứ ba, một số nguồn sử liệu, lập luận đáng tin cậy khác cũng là những căn
cứ xác đáng chứng minh khởi thủy của Phật giáo Việt Nam là từ Ấn Độ. Nhà
sư Đạm Thiên khi trả lời vua Tùy Văn Đế về tình hình Phật giáo Giao Châu đã
nói rằng : “Xứ Giao Châu có đường thơng sang Thiên Trúc. Phật giáo truyền
vào Trung Hoa chưa phổ cập đến Giang Đông mà xứ ấy đã xây ở Giao Châu
hơn 20 bảo tháp, độ được hơn 500 vị tăng và dịch được 15 bộ kinh rồi. Thế là
xứ ấy theo đạo Phật trước ta”13.
Vào thời kì nhà Hán, Khổng giáo và Lão giáo đã phát triển rất mạnh. Do đó
giới trí thức Khổng giáo đã chống lại Phật giáo - một giáo lý khá xa lạ với
những chuẩn mực đạo đức, xã hội của Khổng Tử. Vì vậy mà Phật giáo rất khó
thâm nhập. Người Hán muốn đưa Phật giáo vào đã phải dùng thuyết “Hóa
Hồ”14 để truyền dễ dàng hơn. Trong khi đó ở Giao Chỉ, Phật giáo được xem là
phù hợp với tín ngưỡng dân gian nên đã thâm nhập được dễ dàng và nhanh
chóng.
Ngồi ra, xét về khoảng cách địa lí, chúng ta thấy đường bộ từ Trung Quốc
sang Ấn Độ rất hiểm trở với nhiều núi non, sa mạc và thời tiết khắc nghiệt. Bên
12 Một trong những người được Khương
16 Tăng Hội truyền đạo đó chính là Ngơ Tơn Quyền. Có nhiều khả năng từ
Luy Lâu, Phật giáo đã truyền sang Bành Thành ( thời Chiến Quốc từng là kinh đơ của Sở Hồi Vương, nay là Từ
Châu thuộc Giang Tô), rồi từ bành Thành đến Lạc Dương ( kinh đô nhà Đông Hán, nay thuộc Hà Nam), tạo nên ba
trung tâm Phật giáo lớn của đế quốc Hán đầu công nguyên.
13 Trần Ngọc Thêm. (1999). Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Giáo dục, trang 242
14 Xem thêm tại />%93_Kinh , truy cập ngày 24.11.2018



cạnh đó là nạn cướp bóc, giết chốc rất nguy hiểm. Vì vậy mà Người Ấn đã
chọn đường biển để đi vừa nhanh và an toàn hơn. Cuối thế kỉ thứ IV, nhà sư
Pháp Hiển mới từ Trung Quốc sang Ấn. Và đến tận thế kỉ thứ VII, Đường
Huyền Trang đã phải qua bao khổ ải mới đặt chân được lên đất Ấn. Sang thế kỷ
thứ IV- V, lại có thêm ba tông phái Phật giáo từ Trung Quốc được truyền vào
nước ta, đó là: Thiền tơng, Tịnh độ tơng và Mật tông.
Như vậy, đạo Phật được truyền đầu tiên vào nước ta là từ Ấn Độ chứ không
phải là Trung Quốc. Có lẽ do nước ta bị phong kiến Trung Hoa đơ hộ ngót
nghìn năm và sau đó lại bị ảnh hưởng về văn hóa và chính trị nên tư tưởng xem
mọi mặt của Việt Nam đều bắt nguồn từ Trung Quốc đã ăn sâu trong nếp sống
nếp nghĩ của người Việt. Và nguồn gốc du nhập của Phật giáo Việt Nam cũng
không ngoại lệ.
Do du nhập một cách hịa bình nên ngay từ thời Bắc Thuộc nên Phật giáo
đã phổ biến rộng khắp. Đến thời nhà Lý - Trần, Phật giáo Việt Nam đã phát
triển một cách cực thịnh, đặc biệt là thời Trần. Dưới đây, chúng tôi đề cập đến
những ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa Việt Nam dưới thời Trần
- một triều đại phong kiến đã để lại nhiều dấu ấn vẻ vang của lịch sử Việt Nam.

17


CHƯƠNG 2 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
DƯỚI THỜI TRẦN (1226-1400)
2.1 Những ảnh hưởng tích cực
2.1.1 Trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc
Từ khởi thủy đến trước thế kỉ thứ XIII, ở nước ta có ba dịng Thiền tơng
điển hình là : Tỳ Ni Đa Chi Lưu (dòng thứ nhất lập ra năm 580 ở chùa Pháp
Vân, Thuận Thành, Bắc Ninh truyền được 19 thế hệ); Vơ Ngơn Thơng (dịng
thứ hai lập ra năm 820 ở chùa Kiến Sơ, Phù Đổng, Bắc Ninh truyền được 17

đời); Thảo Đường (dòng thứ ba lập ra năm 1069 ở chùa Khai Quốc, Thăng
Long truyền được 6 đời).
Vào đầu thế kỷ XIII đã dần có sự sáp nhập vào nhau giữa ba dòng Thiền
này. Một dòng Thiền phái mới được lập ra bởi vua Trần Nhân Tông (12581308, ở ngôi 1278- 1293) là Thiền phái Trúc Lâm ở núi Yên Tử, Quảng Ninh 15.
Có thể nói, với việc lập ra Thiền phái Trúc Lâm, vua Trần Nhân Tơng đã thống
nhất các Thiền phái trước đó và tồn bộ giáo hội Phật giáo thời Trần về một
mối.
Có thể nói, đỉnh cao những ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam dưới thời
Trần kết tinh lại ở một cụm từ, đó là “Tinh thần nhập thế”
Khái niệm “nhập thế” đã ăn sâu trong tâm thức người Việt ngay từ
khi Đạo Phật du nhập vào vì nó hồn tồn phù hợp với tâm tư, lẽ sống của
người Việt. Nói chung, tinh thần từ bi, hỉ xả, lòng nhân ái thương người, tu
tâm hướng thiện, sự thâm nhập sâu vào đời sống để cảm nhận và hiểu rõ
chúng sanh, luôn quan tâm đến chúng sanh… là “Nhập thế”. Đây là những giá
trị tinh thần đã bền rễ sâu gốc trong tâm thức người Việt ta . Chính Mâu Tử đã
18

nói “ nhập thế” rằng: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha, ra ngồi thì cứu
15 />truy cập ngày 30.11.2018


nhân giúp nước, khi ngồi một mình thì tự hồn chỉnh bản thân”. Đức Phật cũng
đã nói từ lâu “ nhập thế”: “Này các tỳ kheo vì hạnh phúc, an lạc cho quần
sinh, vì lợi ích cho chư thiên và loài người, hãy đi mỗi người một ngã, đừng đi
hai người trên một đường, vì lịng thương tưởng cho đời hãy đem chánh
pháp đến gieo rắc khắp nơi”16
“ Tinh thần nhập thế” là một nét độc đáo của Phật giáo dưới thời Trần Nghĩa là Đạo Phật không phải là những lý thuyết suông, những giáo điều suông
với những kinh điển và triết lí nghiêm ngặt của nhà Phật; khơng phải là những
tư tưởng tu tâm khổ hạnh, mà nó còn là sự vận dụng vào thực tiễn, cụ thể là vận
dụng vào đời sống nhân dân và nghệ thuật trị nước17.

Kế thừa và phát huy truyền thống “Đạo Phật không rời cuộc sống” này, các
vị vua thiền sư thời Trần đã “đem đạo Phật đi vào cuộc đời” biến thành phương
châm hành động: “Lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tấm
lịng của thiên hạ làm tấm lịng của mình”18, và đã hình thành “Tinh thần nhập
thế tích cực” nổi bậc của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Các vị vua tiêu biểu thời
Trần như: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông,… nhờ vận dụng những điều trên
mà đã hiệu triệu, đoàn kết được toàn dân quyết tâm một lòng chống giặc, dù
cho sức giặc lúc này mạnh như cuồng hổ. Ba lần chống quân Nguyên Mông là
ba lần vận mệnh nước Đại Việt như ngưng thở bởi sức giặc mạnh cuồn cuộn
như bão thác. Thế nhưng vua tơi nhà Trần đã cố kết được lịng dân làm nên
“hào khí Đơng A”19 ngút trời với tinh thần dân tộc và lòng yêu nước nồng nàn
mãnh liệt hơn bao giờ hết. Nhân dân đã đoàn kết chung sức chung lịng với
quyết tâm cao độ hơ vang như sấm rềnh tại hội nghị Diên Hồng “Đánh!”. Vì
sao nhà Trần có được sự đồng tâm hiệp lực mà khơng hề nao núng run sợ của
tồn dân như thế? Đó là vì tinh thần nhập thế và tầm ảnh hưởng sâu rộng của
16 />17 Phật giáo thời Trần khuyên người con Phật phải dấn thân vào cuộc sống, đồng sự với chúng sanh, vui với niềm
vui của đất nước, đau với nỗi đau của dân tộc, nhưng khi thanh bình thì vẫn trở về với cuộc sống tu hành thốt tục.
19
18 truy
cập ngày 28.11.2018
19 Hào khí Đơng A là hào khí đời Trần, do chữ Trần gồm bộ A và chữ Đơng hợp thành .Tuy nhiên, nói tới hào khí
Đơng A khơng chỉ nói riêng hào khí đời Trần mà cịn chỉ hào khí của cả giai đoạn lịch sử từ thế kỷ X dến thế kỷ
XV. Biểu hiện của hào khí Đơng A là tinh thần tự lập, tự cường, lịng u nước, khát vọng lập cơng giúp nước; ý
chí quyết chiến, quyết thắng mọi kẻ thù.


Phật giáo của vua Trần. Ngày thường dân chúng chăm lo tu thân đến khi đất
nước lâm nguy dân chúng đứng lên chống giặc bảo vệ vững chắc nền độc lập
của nước nhà. Đó là vì những giáo lý thánh thiện và công bằng của Phật giáo
đã gắn kết mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt giàu nghèo hay đẳng cấp. Đó

là vì đức độ và sự gần gũi, hết mực chăm lo đời sống nhân dân của vua Trần.
Trở về thời bình, các vị vua Trần lại vận dụng tinh thần nhập thế trong nghệ
thuật trị nước. Đó là việc chăm lo tốt mọi mặt cho đời sống nhân dân, làm cho
thiên hạ thái bình, nhà nhà hạnh phúc. Nhiều chủ trương, chính sách cơng bằng
của triều đình (Vua ban sắc lệnh đại xá tội phạm, lấy đất cơng ban thưởng cho
qn dân có cơng dẹp giặc, và giảm miễn thuế nơng nghiệp 20) đã khuyến khích
nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, tạo ra được nhiều của cải, từ đó
làm cho xã tắc thái bình; nhân dân được an cư lạc nghiệp. Có thể nói Phật giáo
và đời sống nhân dân dưới thời Trần đã đạt được sự cực thịnh từ những buổi
đầu. Đã hơn một lần vua Trần Nhân Tông vui vẻ và vững lịng trước sự n
bình của xã tắc:
“Trước xóm sau thơn tựa khói hồng
Bóng chiều man mác có dường khơng
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cị trắng từng đơi liệng xuống đồng ”
(Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra)21

Nhờ vậy mà dân chúng lúc bấy giờ rất tha thiết gắn bó với vương triều, một
lịng thành tâm học Phật noi gương theo vua Trần Nhân Tông tu ở núi Yên Tử,
Quảng Ninh. Bởi vậy, thật có lý khi nói rằng: Dưới thời nhà Trần đặc
biệt là triều đại của vua Trần Nhân Tông dân chúng được an cư lạc nghiệp, đâu
20

đâu cũng nghe tiếng chuông chùa vang vọng và Phật giáo đã gắn liền với dân
20 , truy
cập ngày 28.11.2018
21 Ngữ Văn 7,tập 1 .( 2011). Nguyễn Khắc Phi. NXB Giáo dục


tộc qua nhiều thăng trầm, thịnh suy, vinh nhục. Vì thế mà đạo phật lúc bấy giờ

được xem như là quốc giáo22.
Có một điểm đặc biệt phải nói đến ở các vị vua Trần là dù phải tận dụng
mọi lúc rảnh rang để nghiên tầm kinh điển nhưng khi bờ cõi tổ quốc lâm nguy
vẫn sẵn sàng “cởi áo cà sa, khốt chiến bào” (Khơng giống với trường hợp vua
Lương Võ Đế đời Đường Trung Quốc chỉ tu đạo một cách cứng nhắc, giáo điều
để rồi mất nước). Đối với các vị vua - thiền sư thời Trần, chúng ta thấy rằng,
đạo Phật chưa bao giờ là đạo yếm thế mà là đạo nhập thế tích cực. Người tu
Phật đúng nghĩa không thể là kẻ chán đời mà trái lại chính họ phải là những
người can đảm, yêu đời, đầy đủ nghị lực, ý chí để dấn thân, giáp mặt và chuyển
hóa cuộc đời.
Thực tiễn đã chứng minh khẳng định : Có tư tưởng chủ đạo của đạo Phật,
mà các vị vua Trần là những Phật tử thuần thành, là những thiền sư, đã trị nước
với tâm vô ngã, vị tha của đạo Phật. Nhờ vậy đã hội tụ được những tướng sĩ tài
ba thao lược, dân và quân một lịng u nước thương nhà, đồng tâm đồn kết.
Tinh thần từ bi đoàn kết của đạo Phật kết hợp với tinh thần nồng nàn yêu nước
của dân tộc Việt Nam rõ ràng không chỉ làm nên một bản lĩnh ý chí chiến đấu
mà cịn là nền tảng của chính sách ngoại giao mềm dẻo, đức độ, cao thượng tạo
nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc. Phật giáo với tư tưởng truyền thống ái
quốc bấy giờ với những ông vua đời Trần (Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông,
Trần Nhân Tông). Đó là những ơng vua đã biết lấy lịng dân làm lịng mình, lấy
ý muốn của dân làm ý muốn của mình. Trong vịng 30 năm dân tộc ta đã ba lần
đương đầu với quân xâm lược Nguyên Mông và sau mỗi cuộc kháng chiến, dân
tộc ta lại càng kiên cường, sáng tạo và thắng lợi càng vang dội hơn. Cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược của thời đại nhà Trần là một bài ca anh hùng
bất hủ, là sự thể hiện sâu sắc và rực rỡ lòng yêu nước, khí phách anh hùng, trí
thơng minh sáng tạo và sức mạnh đoàn kết của dân tộc ta.
21

22 , truy cập ngày
30.11.2018



2.1.2 Trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân
2.1.2.1 Trong kho tàng văn học dân gian
Tông phái Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong nhân dân ta là Tịnh
độ tơng, kế đó là Thiền tơng. Tư tưởng vị tha, từ bi, cứu khổ cứu nạn, tinh thần
bình đẳng chất phác, lịng thương u người như thương thân mình, một tình
thương đồng loại chúng sanh bao la vô bờ bến cùng những quan niệm sống và
triết lý nhân quả23 là những giá trị nhân văn cao đẹp mà Phật giáo đã để lại cho
nhân dân ta, là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mọi người tu thân dưỡng tính,
sống thanh khiết và lương thiện. Khơng chỉ ở thời Trần mà ngay từ những ngày
đầu du nhập, những giá trị tinh hoa ấy của Phật đã ăn sâu trong tiềm thức nhân
dân mà phản ánh sinh động nhất chúng ta có thể thấy được qua kho tàng văn
học dân gian của dân tộc với những câu ca dao tục ngữ thấm đượm chất triết lý.
Sự từ bi và vị tha của nhà Phật thể hiện ở việc mở rộng lịng đón nhận với
tất cả chúng sinh, kể cả những người đã từng ganh ghét hay hãm hại ta, gây cho
ta bao khổ đau muộn phiền. Những người này được cho là có ân ốn nợ nần
với ta trong vơ lượng kiếp nên tốt nhất là nên hóa giải hận thù, làm lành lánh
dữ.
“Hận thù diệt hận thù
Điều này khơng có được
Từ bi diệt hận thù
Là định luật ngàn thu”
(Kinh Cú Pháp 5)
Hay: “Oan gia nên mở không kết”, nghĩa là khơng nên gây ốn thù nhau
mà mở rộng lòng khoan dung cho nhau.
22

23
/>oi_Tran , truy cập ngày 28.11.2018



Bên cạnh đó, tấm lịng u thương chúng sanh vạn vật đến quên mình cũng
là một nét đẹp của “Triết lý Vô ngã” của con người Phật:
“Ở đời thà chịu thiệt tình
Chớ đừng tàn hiếp vì ta hại người”
Tinh thần khơng vị kỷ, khơng khởi sinh ốn thù, khơng màn danh lợi, “
không ăn miếng trả miếng” mà làm tổn hại đến người là những giá trị cao quý
của Phật giáo đã được nhân dân ta học tập, bồi dưỡng chữ “Tâm” trong sạch
của mình.
Kế đến là Quan niệm về khổ đau và hạnh phúc của kiếp nhân sinh: Tư duy
của người Việt cho rằng những ai sống tâm lành ý thiện, cố gắng tu thân tích
đức, làm nhiều điều thiện ắt sẽ được phú quý vinh hoa, có được một cuộc sống
sung túc viên mãn. Còn người nào làm điều xấu, điều ác, toan tính ích kỷ nhỏ
nhặt sẽ khơng được hưởng hạnh phúc và do đó cuộc sống cũng như con đường
công danh gặp nhiều chông gai trắc trở.
“Có phúc có phần, vơ phúc vơ phần
Có phúc thì hóa, vơ phúc thì đọa
Có phúc thì mới có phần”
Quan niệm về “triết lý nhân quả” cũng được người Việt tiếp nhận một cách
mẫn cảm và tích cực, theo lối tư duy biện chứng nhân - quả, tức : Gieo nhân
nào sẽ gặt quả đó. Nỗ lực làm những việc thiện lành, tu dưỡng đạo đức sẽ đem
lại phúc báo cho đời sau, còn làm những việc độc ác ắt sẽ bị nghiệp chướng
đày đọa trong vạn kiếp. Ca dao tục ngữ có những câu như:
23

“ Ác giả ác báo, hại nhân nhân hại”


“ Đời cha ăn mặn đời con khát nước”

“ Gieo gió gặt bão”
Ngồi ra, Quan niệm “ở hiền gặp lành ở ác gặp dữ” 24 của Phật giáo đã ăn
sâu trong tâm thức của mọi người, trở thành những triết lý sống mn thuở:
“Ở hiền thì lại gặp lành
Những người nhân đức trời dành phúc cho”.
Hay:
“Ở hiền thì lại gặp lành
Nhược bằng ở dữ, tan tành cái con.”
Hay:
“Ở hiền thì lại gặp lành
Ở ác gặp dữ tan tành như tro”

Tình thương yêu đồng loại từ lâu cũng đã được khái quát và đúc kết qua
các câu tục ngữ:
“Thương người như thể thương thân
Lá lành đùm lá rách”

Có thể nói, những câu24ca dao tục ngữ được đúc kết từ tinh thần Phật đạo đã
ăn sâu trong nếp sống nếp nghĩ của nhân dân ta bởi lẽ nội dung của nó phù hợp
24 , truy cập
ngày 28.11.2018


với tâm tư tình cảm của người dân khơng chỉ ở thời Trần mà còn ở mọi thời đại
và còn tồn tại đến tận hơm nay. Sức sống thần kì và bền bỉ của đạo Phật không
phải là những giáo lý, kinh điển khơ khan mà nó được truyền tải, phản chiếu
sinh động qua lăng kính trực quan của thành tố văn hóa tinh thần, làm nên một
nét đẹp trong văn hóa dân tộc, trong tính cách của con người Việt Nam.
Vì sao giang sơn xã tắc thời Trần đạt được sự thanh bình, hưng thịnh? Đó
là vì tư tưởng Phật giáo cùng những giá trị của nó đã thật sự “đơm hoa kết trái”

và thấm nhuần trong đời sống tinh thần của nhân dân hơn bao giờ hết. Bởi lẽ,
đấng quân vương - vua Trần - người đứng đầu lãnh đạo một đất nước lại là
người thân tâm tu hành, làm nhiều điều phúc đức, vì vậy mà nhân dân rất kính
nể và một lịng noi gương nghe theo. Xã hội thời kì đầu nhà Trần khi Phật giáo
cịn ở đỉnh cao là một xã hội phi quân chủ thật sự bởi lẽ, giai cấp thống trị và
nhân dân có điểm chung là nền tảng tư tưởng Phật giáo. Các vua Trần thật đúng
khi chính trị “Vương đạo, nhân chính và được lịng dân” 25và câu nói của Mạnh
Tử : “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Nghĩa là dân là quý, xã tắc là
phụ, vua là thường)26 đã minh chứng cho điều đó.

2.1.2.2 Văn học viết

Thời kì nhà Trần, văn học chữ Nơm bắt đầu xuất hiện bên cạnh văn học
chữ Hán. Chữ Nôm - một loại chữ do ông cha ta sáng tạo trên cơ sở tiếp thu
chữ Hán - từ đây đã phát triển thành văn học chữ Nôm, đánh dấu bước ngoặt
lịch sử : dân tộc ta có tiếng nói của riêng mình. Điều đáng lưu ý là khơng chỉ
q tộc, nho sĩ mà kể cả thượng hoàng, hoàng đế cũng làm thơ, viết văn chữ
Nôm. Tất cả các tác phẩm đã tạo nên nền văn học Trúc Lâm27.
25
25Nguyễn Văn Long. (2013). Chính trị học đại cương. NXB Đại học Sư Phạm, trang 48
26 ĐHQGTPHCM. (2009). Bài giảng chính trị học. NXB ĐHQGTPHCM, trang 80
27 , truy cập ngày
24.11.2018


×