Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ảnh hưởng của truyền thống văn hóa đến nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.35 KB, 4 trang )

CHỦ ĐỀ:
ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM
ĐẾN NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
*Xét trên 2 phương diện : Ngoại giao nhân dân và ngoại giao với nước ngoài.
1. Chủ

nghĩa yêu nước - truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, bảo vệ vững
chắc độc lập và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ
Chủ nghĩa yêu nước của nước ta chạy suốt chiều dài lịch sử 4000 dựng nước và
giữ nước thăng trầm và từng thời kì, giai đoạn có những đặc trưng nổi bật riêng nhưng
tựu chung đó là tinh thần yêu nước mãnh liệt, sự bảo vệ vững chắc nền độc lập dân
tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược và tinh thần bất khuất của con người Việt Nam.
Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao có sự kế thừa, dung
hòa những đặc trưng ấy và phát triển ở một bậc cao hơn. Đó là chủ nghĩa yêu nước
truyền thống của dân tộc được phát huy một cách hài hòa với chủ nghĩa vơ sản quốc
tế trong tồn bộ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ theo khuynh hướng tư sản tiến lên
cách mạng xã hội chủ nghĩa, dưới quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Như vậy, chế độ phong kiến sụp đổ và sự khủng hoảng khơng lối thốt của cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ đã nhường chân cho giai cấp vơ sản mà đại biểu của nó là
giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng với đường lối lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn.
Chủ nghĩa yêu nước đã thấm nhuần trong con người của Hồ Chí Minh. Nhân
cách và lòng yêu nước của Người đã được hình thành và dung dưỡng từ thời niên
thiếu trong một mơi trường gia đình, q hương, nhà trường và xã hội giàu truyền
thống yêu nước và những đạo lý , phẩm chất tốt đẹp tự nghìn đời của dân tộc. Dựa
trên nền tảng vững chắc của chủ nghĩa yêu nước truyền thống và tư tưởng khoa học
tiến bộ của chủ nghĩa Mác - Leenin , Người đã kế thừa và xây dựng nên một chủ
nghĩa yêu nước hiện đại, toàn diện, thiết thực, hoàn thành sứ mạng thiêng liêng của
cách mạng Việt Nam trong bối cảnh mới - đó là giành lại nền độc lập vốn có của dân
tộc, giải phóng dân tộc thốt khỏi ách đơ hộ tàn bạo của bọn thực dân đế quốc.
Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh là lý
tưởng: “ Khơng có gì q hơn độc lập tự do”, quan niệm về nước và dân, về độc lập


và tự do đã liên kết biện chứng chặc chẽ với nhau và đã chi phối nhất quán tư tưởngphương pháp- phong cách và nghệ thuật của Người trong hoạt động đối ngoại- một
mặt trận vô cùng quan trọng bổ sung thêm sức mạnh cho sự nghiệp đấu tranh giành
độc lập dân tộc và xây dựng CNXH của nhân dân ta.
Với cương vị là người sáng lập nền ngoại giao Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa
những tinh hoa của chủ nghĩa yêu nước vào lý luận và thực tiễn hoạt động đối ngoại.
Đó là một chính sách đối ngoại vì lợi ích dân tộc chân chính, một chính sách đối
ngoại vì hịa bình, khơng vị kỷ, gắn liền với quốc tế vơ sản.
2. Tinh

thần dân tộc, ý chí tự lực tự cường và khát vọng hịa bình chân chính:
Những giá trị này là những giá trị nồng cốt trong tư tưởng ngoại giao nhân dân ngoại giao với quần chúng cách mạng trong xuyên suốt giai đoạn tường kì kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954). Ở Người, ngoại giao không chỉ là
một mặt trận đầy sóng gió cam go ở bên ngồi mà nó cịn là ngoại giao đầy thử thách
ở bên trong- mặt trận ngoại giao được lịng dân.
Điển hình của tinh thần dân tộc, ý chí tự lực tự cường và khát vọng hịa bình chân
chính đó là “ Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến”( khẳng định ý chí, quyết tâm chống
xâm lăng, giành và giữ hịa bình của dân tộc Việt Nam) của Người vào ngày
19/12/1946. Trước dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, tinh thần yêu nước và dân tộc


đã được vực dậy một lần nữa nồng nàn và mãnh liệt hơn “ Không! Chúng ta thà hy
sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định khơng chịu làm nơ lệ”. Khát
vọng hịa bình chân chính đã được thể hiện rõ từ việc chúng ta đã nhiều lần nhân
nhượng với Pháp bằng các tạm ước và hòa ước nhân nhượng cho Pháp một số quyền
lợi về kinh tế, văn hóa để bảo vệ thành quả cách mạng và chính quyền cách mạng cịn
non trẻ.( Hiệp định Hoa - Pháp (28/2/1946); Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946); Tạm ước
Việt - Pháp (14/9/1946)); “Chúng ta muốn hịa bình. Chúng ta phải nhân nhượng.
Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm
cướp nước ta lần nữa!”. Ý chí tự lực tự cường đó là sự tự giác và tự túc của mọi tầng
lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh với kẻ thù : “Bất kỳ đàn ông đàn bà không chia tôn

giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ, hễ là người Việt Nam thì phải
đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm
dùng gươm, khơng có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc”.
3. Tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc và tương thân tương ái
Trước tiên, đó là mặt trận ngoại giao nhân dân. Người lấy tư tưởng đại đoàn kết
toàn dân tộc làm kim chỉ nam cho hoạt động đấu tranh cách mạng .Người khẳng định,
đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài, là vấn đề sống cịn,
quyết định thành cơng của cách mạng. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng nhằm
hình thành và phát triển sức mạnh to lớn của toàn dân trong cuộc đấu tranh chống kẻ
thù của dân tộc, của nhân dân. Dĩ nhiên đoàn kết là cội nguồn của mọi thành cơng:
“Đồn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy
thắng lợi”; “Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết; Thành cơng, thành cơng, đại thành
cơng”.
Trong ngoại giao với nước ngoài, tinh thần đoàn kết dân tộc và tương thân tương
ái thể hiện rõ nét ở khối liên minh Việt -Lào trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh của
dân tộc. Nhân dân hai nước đã đoàn kết cùng nhau chống kẻ thù chung, giành thắng
lại vẻ vang với chiến thắng Điện Biên Phủ và Đường 9 Nam Lào.
Hay là vào năm 1962, Người biểu dương “Tháng ủng hộ nhân dân Algerie... là
việc làm đầy nhân nghĩa”vì Người cho rằng: “Trong thời kỳ chúng ta kháng chiến
chống đế quốc Pháp, các dân tộc đó đã từng hăng hái giúp đỡ chúng ta, hoặc trực
tiếp, hoặc gián tiếp, hoặc ít, hoặc nhiều. “Một miếng khi đói hơn mười gói khi
no”. Bây giờ đến lượt chúng ta có nghĩa vụ giúp đỡ các dân tộc anh em đó”. “Chúng
ta xem đây là sự giúp đỡ lẫn nhau khi nước bạn cũng chịu cảnh như ta. Từ đó hai
nước sẽ đồn kết cùng nhau chống cùng chung kẻ thù là Pháp”.
Nâng tầm cao hơn của tinh thần này là việc Người tranh thủ thiết lập quan hệ
ngoại giao với tất cả các nước. Hai năm sau khi nước nhà giành được độc lập (tháng
9/1947), Người nêu chủ trương Việt Nam “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và
không gây thù oán với một ai”. Vào ngày 14/01/1950, Người nêu rõ: “Chính phủ Việt
Nam dân chủ cộng hịa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào
trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt

Nam, để cùng nhau bảo vệ hòa bình và xây đắp dân chủ thế giới”. Khi thăm Trung
Quốc tháng 6/1955, một lần nữa Người sẵn sàng đặt quan hệ thân thiện hợp tác nhưng
trên năm nguyên tắc: “ tơn trọng sự hồn chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau,
không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp nội trị của nhau, bình đẳng cùng có lợi
và chung sống hịa bình.” Người đi thăm nhiều nước trên thế giới, tranh thủ mọi cơ
hội để thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác, hịa bình giữa dân tộc Việt Nam với các
quốc gia trên cơ sở tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau và hai bên cùng có lợi. Nhân dân ta
sẵn sàng hợp tác với nước Pháp trên tinh thần đồn kết và tơn trọng chủ quyền dân tộc
của nhau.


Ngoài ra, Trong cuộc đấu tranh lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln coi trọng việc tăng
cường đồn kết và tranh thủ mọi sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, coi đây là một vấn đề
chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trước những bất đồng giữa một số đảng cộng
sản trên thế giới vào thập niên 60 của thế kỷ trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết lịng
chăm lo bảo vệ sự đoàn kết, thống nhất trong phong trào cộng sản và cơng nhân quốc
tế, đồn kết giữa các đảng cộng sản. Từ sự lo lắng mà bác đã có những hoạt động
trong việc hịa giải mâu thuẫn, bất đồng giữa Liên Xơ và Trung Quốc. Vì vậy, có thể
nói sự đồn kết và ủng hộ của bạn bè quốc tế luôn là nguồn động lực to lớn giúp ta
thành thắng lợi trên mọi nẻo đường cách mạng.
4. Truyền thống hiếu học:
Người sinh ra và lớn lên trong một gia đình và quê hương Nghệ An giàu truyền thống
hiếu học. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người là tấm gương sáng ngời về
tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện. Tự học đã làm nên thiên tài Hồ Chí
Minh. Người là hiện thân của một chí hướng học tập và tu dưỡng suốt đời vì mục tiêu
độc lập cho dân tộc, tự do cho Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.
Điển hình cho tinh thần tự học, tự nghiên cứu và rèn luyện đó là việc học và tinh
thông ngoại ngữ của Người. Người thông thạo nhiều thứ tiếng như : Anh, Pháp, Hoa,
Nga,… Có thể nói trên thế giới chưa có một vị lãnh tụ hay một nhà ngoại giao thiên
tài nào nổi bật và xuất chúng như Bác. Trong thời gian bôn ba trên hành trình vĩ đại

của mình, trên mặt trận ngoại giao, Người đã viết nhiều sách báo tiếng Pháp vạch trần
tội ác của thực dân trên các tờ báo một cách đanh thép như các tờ báo “ Người cùng
khổ, Chuông rè,..”. Người gửi “ Bản yêu sách của nhân dân An Nam” địi thực dân
cơng nhận các quyền của dân tộc Việt Nam trong hội nghị các nước đế quốc thắng
trận ở Vecsai. Người cũng đã từng đảm nhận vai trò phiên dịch Nga- Trung trong thời
gian hoạt động cách mạng ở Trung Quốc. Người cũng đã từng trả lời báo chí nước
ngồi mà khơng cần người phiên dịch.
Cùng với truyền thống hiếu học thì việc thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của
nhân loại cũng bổ sung và làm phong phú thêm tư tưởng về ngoại giao của Người. Ví
dụ như : việc Nguời tiếp thu Nho giáo. Người không tiếp thu những giáo điều hà khắc
mà Người phát triển những giáo điều ấy ở một mức sáng tạo hơn. Ví dụ: “ Trung
quân ái quốc” thì được nâng thành “ Trung với nước, hiếu với dân”, suốt đời phụng
sự nhân dân và tổ quốc.
5. Lòng nhân ái, thương người và sự tinh tế, linh hoạt trong ứng xử:
Lòng nhân ái thương người là nội dung cốt lõi trong mặt trận ngoại giao nhân dân
của chủ tịch Hồ Chí Minh. Với Người, đó khơng chỉ là việc giữ gìn và phát huy
truyền thống “ Thương người như thế thương thân - Lá lành đùm lá rách” của dân
tộc mà đó cịn là sự quan tâm đến đời sống nhân dân, làm cho những người cán bộ
gần gũi với nhân dân như ruột thịt, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào chế
độ.
Ví dụ như : Ngày tết dù trời giá rét nhưng Bác vẫn đến thăm hỏi và động viên các
giá đình ở miền Bắc. Tết Trung Thu Bác viết thư cho các cháu thiếu nhi.Ngồi mặt
trận thì Bác trực tiếp đến thăm động viên chiến sĩ bộ đội ta tăng gia sản xuất phục vụ
chiến đấu; Bác viết thư thăm hỏi động viên đồng bào chiến sĩ cả nước, viết thơ chúc
tết ca ngợi chiến thắng: “ Thơ chúc tết Mậu Thân năm 1968”
“ Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua


Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ

Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta”.
Hay trong phiên trả lời báo chí nước ngồi về ham muốn của mình sau khi đắc cử
vị trí chủ tịch nước của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa thì Bác trả lời rất chân
thành và giản dị rằng: "Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao
cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hồn tồn tự do, đồng bào ai cũng
có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".
Sự tinh tế trong ứng xử là một nghệ thuật ngoại giao của Người. Đó là sự kết hợp hài
hồ giữa văn hố ứng xử phương Đông, phương Tây, mà hạt nhân là mục đích vì nhân
dân, dân tộc mình và nhân loại tiến bộ. Trong một phiên trả lời báo chí nước Anh, nhà
báo của ta hỏi nhà báo Anh “ Tại sao đến giờ các ông vẫn không công nhận độc lập
của Việt Nam? Thì Bác khơng dịch sang tiếng Anh như thế mà Bác dịch là: “ Các bạn
thấy Hà Nội của chúng tôi như thế nào?” . Một câu hỏi căng thẳng hơn: “ Tại sao
các ông lại đồng lõa với thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ của chúng tơi?” thì bác lại
dịch là “Các bạn thấy phụ nữ Việt Nam như thế nào?”. Khi họ ra về Bác mới nói
khéo với các nhà báo ta rằng họ là nhà báo chứ có phải chính phủ đâu mà các chú cãi
vã các vấn đề chính trị. Chúng ta phải thân thiện để họ quảng bá và ủng hộ chúng ta
chứ. Điều đó cho thấy Bác rất tinh tế trong ứng xử ngoại giao.
Và nổi bậc nhất trong ứng xử là nghệ thuật “ Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Người.
Tức là lấy cái kiên định, vững vàng để ứng phó với mọi biến cố. Điều này được thể
hiện đậm nét trong bối cảnh lịch sử đất nước ta sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
khi 20 vạn quân Tưởng tràn vào miền Bắc để giải giáp quân Nhật, quân Anh vào tước
vũ khí quân Nhật ở miền Nam và theo sau là quân Pháp muốn trở lại chiếm nước ta
một lần nữa. Bọn Việt quốc, Việt cách bám gót quân Tưởng về nước chống phá cách
mạng… Trong bối cảnh đất nước đang ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, vận dụng
phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, Hồ Chí Minh đã phân hố và lần lượt gạt
bỏ từng kẻ thù. Bác chủ trương hoà với Tưởng để đối phó với Pháp ở miền Nam, sau
đó, tạm hòa với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc cùng bọn Việt quốc, Việt. Cịn
lại kẻ thù chính là thực dân Pháp, Hồ Chủ tịch lại có sách lược “hòa để tiến” bằng
Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và sau đó là Tạm ước ngày 14-9-1946 nhằm tạo thời

gian củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.



×