Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Chính sách tăng trưởng xanh của Việt Nam và Đức45529

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 12 trang )

CHÍNH SÁCH TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA VIỆT NAM VÀ DỨC
Nguyễn Đình Tiến, Nguyễn An Thịnh

1. GIỚI THIỆU

Thuật ngữ tăng trưởng xanh những năm gần đây đã nôi lên như là
câu chuyện toàn cầu được dùng trong nhiều bài phát biểu về phát triển
bền vừng. Nhiều học giả đã chí ra rằng tăng trướng xanh không mới
nhưng được phát triển từ câu chuyện “phát triển bền vững” được đề
cập từ Báo cáo của Brundtland năm 1987 và tại Hội nghị Thượng đinh
Trái đất năm 1992 (Jacob và cộng sự, 2013) trong đó các vấn đề về
giới hạn đối với tăng trưởng, biến đổi khí hậu, tác động mơi trường và
suy giám tài ngun thiên nhiên được bàn luận sơi nơi.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về tăng trưởng xanh nhưng nói
chung nó có thể được coi là một chiến lược đế xây dựng một nên
kinh tế xanh (Green Economics) trong bối cảnh phát triển bền vững
và xóa đói giảm nghèo. Khơng có sự đồng ý quốc tế về định nghĩa
trong kinh tế xanh, nhưng một định nghĩa hay được trích dần là của
UNEP (2011) cho ràng một nền kinh tế xanh là một nền kinh tế có
kết qua cải thiện đời sống con người và công bằng xà hội, giảm đáng
kẻ rủi ro môi trường và sinh thái khan hiếm. Tăng trưởng xanh đã trơ
thành hành động phát triển chính tiếp cận với các cam kết từ Ngân
hàng Thế giới, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và
Chương trình Mơi trường Liên Hợp Quốc (UNEP). Do mục tiêu cua
tăng trưởng xanh rộng hơn nên ơ mỗi quốc gia được dịch dưới nhiều
tên khác nhau trong các phạm vi khác nhau. Ví dụ, ở Việt Nam, tăng
trương xanh được thông qua như một chiến lược quốc gia, ở Đức nó
là kế hoạch hành động quốc gia về SU' dụng năng lượng hiệu quả
(Phạm và cộng sự, 2017). Như vậy, tăng trưởng xanh là nội dung
trọng tâm trong phát triên bền vừng trong bối cảnh biến đơi khí hậu



188

VIỆT NAM VÀ ĐỨC: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG Bỗl CẢNH BIẾN Đổl TOÀN CẨU

và sự cạn kiệt tài nguyên trên thế giới như suy thoái rừng, suy giảm
đa dạng sinh học.
Có thể nói kinh tế xanh, tăng trưởng xanh đã trở thành xu hướng
tất yếu trong phát triển kinh tế của các quốc gia trong đỏ có Việt Nam
và Đức. Tuy nhiên, con đường tiến tới xu hướng đó còn phải phụ
thuộc vào đặc điếm cúa từng chư thể nền kinh tế về nguồn lực tự
nhiên, con người và trình độ phát triển. Nhìn chung việc chuyển đổi
sang mơ hình nền kinh tế xanh có hai con đường chính: các nước phát
triển có điều kiện tài chính, nguồn nhân lực và cơng nghệ thì có thể
chun sang nền kinh tế xanh thông qua đầu tư, phát triển những lĩnh
vực mới trong nền kinh tế, có thế giúp xã hội phát triển, mơi trường
bền vững; trong khi đó các nền kinh tế đang phát triển phải tốn nhiều
chi phí và thời gian hơn bằng cách điều chỉnh dần dần để nền kinh tế
truyền thống trở nên thân thiện hơn với môi trường (Rignel và cộng
sự, 2016). Nghiên cứu này sẽ chỉ ra các hoạt động chính sách về tăng
trưởng xanh của hai quốc gia Việt Nam và Đức, một quốc gia đang
phát triển (Việt Nam) và một quốc gia có nền kinh tế phát triển (Đức)
nhằm thúc đấy sự hợp tác và gắn kết giữa hai nền kinh tế trong bối
cảnh phát triên chung của thế giới.
2. Sự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN c á c c h í n h s á c h t ă n g t r ư ở n g x a n h ở
VIỆT NAM VÀ ĐỨC

2.1. Một số khái niệm vế tăng trưởng xanh

Cho đến nay có nhiều khái niệm về tăng trương xanh, các định

nghĩa này đều có điếm chung là lo ngại mức độ cần thiết của báo vệ
môi trường không đưọ’c đáp ứng thơng qua các mơ hình tăne; trương
hiện tại “kịch bản kinh doanh thông thường - business as usua‘1”
(Jacob và cộng sự, 2013). Khái niệm tăng trưởng xanh được đề cập
chính thức tại Hội nghị Bộ trưởng về Môi trường và Phát triển
(MCED) năm 2005 tại Seoul, Hàn Quốc. Tuy xuất hiện sau khái niệm
kinh tế xanh, nhưng tới nay tăng trưởng xanh lại được biết đến nhiều
hơn. Bởi lẽ, khái niệm này đà sớm được cụ thê hóa trong các thỏa
thuận của MCED. từ đó nhanh chóng hình thành được các chiến lược
và hành động cụ thê cua các quốc gia.


Phần 4: PHAT TRIẺN BÉN VỮNG

189

Theo Tổ chức Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên Họp Quôc:
Tăng trưởng xanh hay xây dựng nền kinh tế xanh là quá trình tái cơ câu
lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ
các khoan đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm
phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên
hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất cân bằng trong xã hội.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng: “Tăng trưởng xanh là hiệu
quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sạch trong việc giảm
thiểu ô nhiễm và các tác động mơi trường, linh hoạt trong khả năng
thích ứng với các hiểm họa thiên nhiên, quản lý môi trường và vốn tự
nhiên trong phòng chống thiên tai”
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): Tăng
trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời
đảm bảo rằng các nguồn tài sán tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài

nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta.
Dê thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tổ xúc tác trong
việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng
cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới.
Trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam thời kỳ 20112020 và tầm nhìn đến 2050 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra
quan điểm: “ Tăng trưởng xanh ở Việt Nam là phương thức thúc đây
quá trinh tái cơ cấu nền kinh tế để tiến tới việc sử dụng hiệu qua tài
nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính thông qua nghiên cứu
và áp dụng công nghệ hiện đại, phát triển hệ thống cơ sở hạ tâng đê
nâng cao hiệu quả nền kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần
xóa đói giảm nghèo, và tạo động lực thúc đây tăng trương kinh tế một
cách bền vừng” . Ở Việt Nam, chiến lược tăng trương xanh được coi
là một bước cụ thể hóa trong chiến lược phát triển bền vững, là nội
dung chính cua phát triển bền vừng.
Định nghĩa tăng trương xanh cua Việt Nam: Tăng trương xanh cua
Việt Nam là sự tăng trưởng dựa trên quá trinh thay đơi mơ hình tăng
trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao
hiệu quả và sức cạnh tranh cua nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và


190

VIỆT NAM VÀ ĐỨC: PHÁT TRIÊN BÉN VỬNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN Đổl TỒN CẦU

áp dụng cơng nghệ tiên tiến, phát triên hệ thống cơ sở hạ tầng hiện tại để
sứ dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giam phát thải khí nhà kính, ứng
phó với biến đơi khí hậu, góp phần xóa đói giám nghèo và góp phần thúc
đây phát triển kinh tế một cách bền vừng.
Tăng trưởng xanh đã sớm được đưa vào trong các chính sách và
được lồng ghép trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước. Dù có nhiều

cách tiếp cận, cũng như nhũng ưu tiên khác nhau song yếu tố then chốt
của chiến lược tăng trưởng xanh là hướng tới đảm bảo phát triển kinh tế
gắn V Ớ I duy tri, phát triển nguồn vốn tự nhiên, giảm thiểu tối đa ơ nhiễm,
suy thối mơi trường, kiềm chế gia tăng phát thải khí nhà kính và cung
cấp thêm việc làm cho tồn xã hội. Bên cạnh việc bước đầu tiếp cận đến
khái niệm đo ỉường tăng trưởng kinh tế xanh thông qua xây dụng khung
đo lường GDP xanh, chỉ số sử dụng hiệu quả tài nguyên (hệ số sử dụng
năng lượng/GDP, hoặc hệ số sử dụng nước/GDP) dựa trên Khung đo
lường tăng trưởng kinh tế xanh của OECD và nhiệm vụ chiến lược của
“Chiến lược tăng trưởng kinh tế xanh”:

Một nền kinh tế xanh bao trùm có thể giảm nghèo đói
tiến tới sự cơng bằng và tảng trưởng bền vũ’ng

Hình 1 Mối quan hệ giữa tăng trường kinh tế, phát triển xá hội
và báo vệ môi trường


Phân 4: PHÁT TRIÉN BÉN VỬNG

191

Như vậy, mối quan hê giũa tăng trướng xanh và phát triển kinh tế
quan tâm tới cả ba lình vực cốt lõi cua phát triển bền vũng (kinh tế, xã
hội và môi trường). Nhưng cách tiếp cận của kinh tế xanh là trước hết
chú trọng tới kinh tế (vốn sản xuất) và môi trường ơ góc độ hệ sinh thái
(vơn tự nhiên), từ đó làm nền tảng thúc đây sự thịnh vượng của con
người (vốn xã hội và nhân văn) (Trần Quang Phú, 2016). Kinh tế xanh
nôi lên xuất phát từ việc con người ngày càng thấy rõ hon rằng việc
hướng tới Phát triển bền vững cần dựa trên cơ sở là một cách thức phát

triến kinh tế đúng đắn. Do đó, UNEP và Ngân hàng Thế giới đều cho
rằng việc thực hiện tăng trưởng xanh chính là con đường nhất thiết phải
trải qua để tiến tới phát triển bền vừng trong bối cảnh kinh tế thế giới
thay đôi và các tác động của biến đơi khí hậu ngày càng phức tạp.

2.2. Sự hình ỉhành chính sách tăng trưởng xanh của Việt Nam và Đức
Quyết định 1393/ỌĐ-TTg năm 2012 của Thu tướng Chính phủ về
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 201 1-2020 và tầm
nhìn đến năm 2050 là chính sách quan trọng về tăng trưởng xanh của
Việt Nam. Ba mục tiêu cụ thế được đưa ra đó là (1) Tái cấu trúc và
hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và
khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng
lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao; (2) Nghiên cứu, ứng dụng
ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài
nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thai khí nhà kính, góp phần
ứng phó hiệu qua với biến đơi khí hậu; và (3) Nâng cao đời sống nhân
dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều
việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư
vào vốn tự nhiên, phát triến hạ tầng xanh. Với nhiệm vụ chiến lược
làm giảm cường độ phát thai khí nhà kính và thúc đẩy sư dụng năng
lượng sạch, năng lượng tái tạo, xanh hóa sản xuất và lối sống. Các
chính sách vê tăng trưởng xanh hàng năm đều ra đời với mục đích hiện
thực hóa các chiến lược hành động quốc gia về tăng trương xanh. Các
chính sách vê tái cơ câu kinh tế gắn với mơ hình tăng trưởng theo
hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vừng được ra đời năm 2013
từ đó là tiền đề cho ra đời Quyết định 403/QĐ-TTg năm 2014 về việc
phê duyệt kê hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn


192


VIỆT NAM VÀ ĐỨC: PHÁT TRIỂN BÉN VỮNG TRŨNG BỐI CẢNH BIẾN Đ ổ l TOAN CẲU

2014-2020. Quyết định này thể hiện rõ sự quyết tâm của Chính phủ
Việt Nam trong việc thực hiện tăng trưởng xanh.
Chính sách tăng trưởng xanh ở Đức là kế hoạch hành động quốc
gia về sử dụng năng lượng hiệu quả. Đức là một trung tâm công
nghiệp quan trọng trong Liên minh châu Âu và là một nền kinh tế lớn
thứ ba trong khối OECD. Đức là nước tiên phong trong các chính sách
tăng trưởng xanh ở châu Âu và là quốc gia đầu tiên cắt giảm phát thải
khí nhà kính. Năm 2009, cả nước giảm 23% lượng khí thái CƠ 2 so với
năm 1990; tiêu thụ năng lượng từ năng lượng tái tạo tăng gấp năm lần
từ năm 1990 đến 2010.
Từ những năm 1989, nước Đức đã xây dựng một loạt các chính
sách mơi trường hồ trợ tăng trưởng xanh, sử dụng các công cụ kinh tế
đế cải thiện định giá môi trường đối với các tác nhân bên ngoài và
triển khai các quy định môi trường nghiêm ngặt theo phương thức
truyền thống, song song với thực hiện cam kết quốc tế về phát triển
bền vừng và biến đơi khí hậu.
Chính sách cải cách th u ế năng lượng'. Trong các chính sách năng
lượng, Chính phủ Đức đã chú trọng đến việc đánh thuế năng lượng,
khuyến khích phát triển các cơng nghệ sạch, tăng thu nhập cho đầu tư
cơng và cắt giảm chi phí lao động. Năm 1999, Đức đã thông qua Luật
Cải cách thuế sinh thái và tăng mức thuế đối với dầu và khí đốt, đồng
thời đưa ra một khoản thu mới về điện. Từ năm 1999-2000, với chính
sách cải cách thuế năng lượng, Đức đã liên tục giảm mức tiêu thụ nhiên
liệu hóa thạch. Việc cải cách thuế năng lượng cũng làm thay đối hành vi
sử dụng năng lượng trong các lTnh vực sản xuất kinh tế, thúc đây tiết
kiệm năng lượng và giảm phát thải CO 2 đạt 3%/năm, tương đương
24 triệu tấn CCK Năm 2006, Chính phủ Đức tiếp tục thơng qua Luật

Thuế năng lượng tồn diện, nhằm thiết lập khn khơ tài chính chung
cho các san phâm năng lượng, thông qua các luật thuế và miễn thuê
năng lượng, góp phàn chun đơi nền kinh tế theo hướng xanh hóa, tạo
ra cơ hội đầu tư hấp dẫn và thị trường cơng nghệ xanh. Với những lợi
ích đó, chính sách cai cách thuế ơ Đức đã trư thành công cụ tài chính
hiệu quả, đóng góp lớn cho ngân sách quốc gia, cải thiện điều kiện lao
động và ôn định thu nhập của người dân.


Phára 4: PHÁT TRIẼN BÉN VỮNG

193

Thúc đ â y năng tư ợ n g tái tạ o : Năm 2009, EU đà thông qua Chi
thị vê năng lượng tái tạo, trong đó yêu cầu mỗi quốc gia thành viên
tăng ty trọng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió,
sinh khối, thúy điện) từ 8,5% năm 2010 lên 20% vào năm 2020 trong
tât cả các lĩnh vực. Trong thập kỷ qua, Đức đã phát triến mạnh năng
lượng tái tạo tăng từ 6% năm 2000 lên 16% năm 2009. Với mục tiêu
trơ thành quốc gia có nền kinh tế xanh và hiệu quả về năng lượng của
thế giới, Chính phủ Đức đã xây dựng chiến lược phát triền năng lượng
dài hạn đến năm 2050 và quyết tâm hướng tới một hệ thống năng
lượng dựa hoàn toàn vào năng lượng tái tạo. Theo đó, đến năm 2020,
năng lượng tái tạo sẽ chiếm 18% lượng tiêu thụ năng lượng và 80%
vào năm 2050; giảm 40% lượng phát thải KNK vào năm 2020 và 80%
năm 2050 (OECD, 2016).
X ây dựng cơ sở hạ tầng x a n h . Đức đã triển khai nhiều giải pháp
nhầm tăng cường cơ sở hạ tầng xanh như lắp đặt mái nhả xanh, cải tạo
hệ thống thốt nước mưa, giảm hiệu ứng đảo nhiệt đơ thị, cải thiện
chất lượng khơng khí, sử dụng các vật liệu tái chế. Đe phát triển cơ sở

hạ tầng xanh, Chính phủ Đức đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối
với các dự án xây dựng cơng trình đơ thị xanh, dịch vụ môi trường, cải
tiến công nghệ và kỹ thuật xây dựng theo hướng xanh hóa, xanh hóa
cảnh quan đơ thị. Chính phủ Đức đã u cầu bắt buộc các địa phương
phai xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng xanh, giảm thiểu ơ nhiễm mơi
trường, ứng phó với biến đơi khí hậu. Nhiều hoạt động nhằm nâng cao
nhận thúc và huy động sự tham gia của đông đảo người dân vào phát
triến đô thị xanh, cùng như giải quyết vấn đề môi trường tại các sông,
hô ở địa phương, đảm bảo đất nước tăng trưởng xanh, bền vững đã
được triên khai.
Thực hiện giao th ô n g bền vững: Chính phu Đức chú trọng đến
phát triên hệ thống giao thông vận tai bền vừng, thông qua việc đánh
thuê cao đối với xăng dầu, làm cho việc sở hữu ơ tơ phát sinh nhiều
chi phí, tơn kém, đồng thời, khuyến khích sử dụng các loại ơ tơ phát
thải ít hơn. Năm 2008, ước tính, thuế xăng dầu của Đức cao gấp 9 lần
so với Mỳ. Nhiều bang cua Đức đà có những giải pháp sáng tạo nhàm
thiêt lập hệ thống giao thông bền vững như đưa ra yêu cầu tối thiêu về


194

VIỆT NAM VÀ ĐỨC: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG BÕI CẢNH BIẾN Đ ổl TOÀN CẦU

nơi đậu xe để hạn chế các phương tiện cá nhân; thúc đây phát triển cây
xanh; tích hợp kế hoạch sử dụng đất với hệ thống giao thông vận tải
địa phương; kêu gọi người dân đi xe đạp.

2.3. Đánh giá thành tựu phát triển kinh tế và thực hiện các chính sách
tăng trưởng xanh ở Việt Nam và Đức
Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng GDP đạt 7,02% năm 2019 với mức

lạm phát dưới 3%. Tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người cúa Việt
Nam vẫn thấp hơn rất nhiều so với Đức (Bảng 1). Một trong những
khó khăn của Đức hiện nay là tình trạng thiếu hụt lao động và đứng
trước tình trạng dân số già. Theo kết quả do Viện Nghiên cứu về việc
làm và Đại học Coburg phối hợp thực hiện, nước Đức cần khoảng
146.000 người nhập cư mới mồi năm là những người nhập cư đến từ
các quốc gia ngoài Liên minh châu Âu (EU). Theo đó, nếu khơng có
người nhập cư, với tình trạng dân số già như hiện nay, lực lượng lao
động ở Đức vào năm 2060 ước tính sẽ giảm 1/3, khoảng 16 triệu
người. Khi đó, tình trạng thiếu hụt lao động sẽ gây ra những ảnh
hưởng tiêu cực tới nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới . Tuy nhiên, tăng
trưởng xanh trong bối cảnh phát triển bền vừng ở Đức vẫn dựa trên cơ
sở phát triển kinh tế và nhận thức tầm quan trọng của thiên nhiên và
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
B ảng 1: T ìn h hình kin h tế xã hội của V iệ t N am v à Đ ứ c

Đức

Việt Nam

Dân số (triệu người)

83,02

96,48

- Thành thị (%)

77,31


34,70

- Nông thôn (%)

22,69

65,30

2

Lao động (triệu người)

43,56

48,80

3

Tỷ lệ th ấ t nghiệp (%)

3,40

1,98

4

Tốc độ

1,50


7,02

5

Lạm phát (%)

1,90

2,79

54

4,2

STT
1

6

tă n g

trưởng (%)

Thu nhập bình quân
(triệ u đ ồ n g /n g ư ờ i/th á n g )

Nguồn: W orld B ank 2 0 ỉ 9

/>


Phần 4: PH.ÁT TRIỂN BỀN VỮNG

195

Các chính sách về tăng trưởng xanh của Đức và Việt Nam đã đạt
được những thành tựu nhất định, đặc biệt là Đức, một quốc gia có nền
kinh tế phát triển tiến bộ hơn Việt Nam. Theo đó, Đức sẽ có lộ trình
cắt giảm lượng khí thải cua mình ít nhất là 80% vào năm 2050 và các
kế hoạch triển khai của Đức được hiện thực hóa bằng các chính sách
về mịi trường và năng lượng (Hình 2). Xét về bình diện mơi trường,
mơ hình tăng trưởng hiện nay của Việt Nam một phần dựa trên việc sư
dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, gây thiệt hại cho môi trường và gia
tăng tác động cua biến đổi khí hậu. Trong khi đó, Việt Nam phấn đâu
trở thành nền kinh tế cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa cho nên tài
nguyên thiên nhiên suy giảm, lượng phát thải sẽ có khả năng tăng lên.
Theo dự đốn của Cơ quan Thơng tin Năng lượng, mức phát thải khí
C 0 2 tương đương từ năng lượng sẽ tăng từ hơn 1! 3 triệu tấn trong
năm 2010 lên tới gần 471 triệu tấn vào năm 2030. Kịch bản này rõ
ràng là khơng bền vừng. Đây chính là hồi chng cánh báo Việt Nam
cần phái có các biện pháp thích nghi trong tình hình biến đơi khí hậu
ngày càng tồi tệ.

Phát triến bền vững
phối họp với chính
sách khí hậu

Mục tiêu trong việc giảm lượng khí thải của Đửc
(so với năm 1990)

Hình 2. Chỉ tiẻu cắt giảm khí nhà kính của Đức đến năm 2050


Nguỏn: Tông hợp của tác giả

2.4. Định hướng phat triển tăng trưởng xanh của Việt Nam và Đức
Hợp tác kinh tế và phát triển giũa Đức và Việt Nam đã có nhiêu
thành tựu đáng kẽ trong xây dựng mơ hình phát triên kinh tê xanh.
Năm 2019. Đức đà cam kết hồ trợ 213.4 triệu Euro nhàm kiến tạo


196

VIỆT NAM VÀ ĐỨC: PHÁT TRIỂN BỂN VỬNG TRONG BỐI CẢNH BIÊN Đổl TOiÀM CẤU

chiến lược tăng trương xanh của Việt Nam trong đó tập trung vào đào
tạo nghê và năng lượng môi trường. Quan hệ hợp tác tập trung trước
hêt vào các lĩnh vực cung câp năng lượng một cách có hiệu quả, năng
lực tiếp cận thị trường của năng lượng tái tạo, bảo vệ vùng ven biển
băng cách trồng lại các vùng rừng ngập mặn ở' vùng đồng bằng sông
Cửu Long và thực thi kinh tế rừng bền vừng ở miền Bắc và miền
Trung Việt Nam. Ngoài ra, hai bên còn thỏa thuận hỗ trợ trồng lúa bền
vững ở đồng bằng sông Cửu Long trong khuôn khổ sáng kiến “ Trung
tâm Đối mới sáng tạo xanh”. Như vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh
vực nông nghiệp nhỏ của Việt Nam ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
sẽ được hưởng lợi thông qua việc được kết nối với chuồi giá trị gia
tăng. Tương tự, trong lĩnh vực đào tạo nghề, hai nước muốn vận động
các doanh nghiệp Việt Nam và Đức nhận đào tạo nghề nghiệp cho
thanh niên Việt Nam trên khắp cả nước.
Sau 45 năm họp tác ngoại giao thành công Việt - Đức, mối quan
hệ đối tác chiến lược đã được hai nước thoa thuận năm 2011, trong đó
họp tác phát triển là một thành phần cơ bản. Hiện nay Chính phủ Việt

Nam đang xác định mục tiêu kinh tế và xã hội cho thập niên tiếp theo
trong một chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời
chính phủ Cộng hịa Liên bang Đức cũng đang cải cách toàn diện các
chiến lược hợp tác phát triển, để phù hợp hơn với những thực tế đang
thay đôi tại các nước đối tác và đế kiến tạo hiệu quả hơn nữa đóng góp
của mình để thực hiện Nghị trình quốc tế, đặc biệt là để thực hiện Nghị
trình 2030 và các mục tiêu bảo vệ khí hậu của Thỏa thuận chung Paris.
3. KẾT LUẬN

Tăng trưởng xanh đã và đang trơ thành xu hướng tất yếu trong
phát triên kinh tê của các quôc gia trên thê giới. Các chính sách năng
lượng xanh được tăng c ư ờ n g sẽ kích h o ạ t lợi ích kinh tế hữu hình v ề
mặt tăng trương GDP và cơng việc mới ngay cả trong ngắn hạn. Trong
khi đó các nhà hoạch định chính sách đà thừa nhận tính ưu việt này
trong trường họp năng lượng tái tạo (Ringel và cộng sự, 2016). Đức là
quôc gia phát triên trên thế giới và có nhiều sáng kiến cho tăng trương
xanh, chính quyền Đức đà đưa ra hàng loạt các chính sách về bền


Phán 4: PHÁT TRIỂN BÉN VỮNG

197

vừng. Điều đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh mà nhiêu
quốc gia khác cần phải học tập. Tuy nhiên việc thực hiện tăng trưởng
xanh sẽ phụ thuộc vào từng bối cảnh kinh tế, chính trị cua mỗi quốc
gia gắn với mục tiêu phát triển kinh tế của mình. Hợp tác trong phát
triển tăng trưởng xanh giữa nước phát triển (có điều kiện tài chính,
nguồn nhân lực và cơng nghệ) và nước đang phát triển thông qua đâu
tư, phát triển những công nghệ mới trong nền kinh tế, môi trường, đặc

biệt là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo sẽ tạo đà phát triển chung
hướng đến nền kinh tế xanh trên toàn cầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Germany, Green growth in action: OECD, 2016.

2.

Mạnh Hùng, 2019, “Đức và Việt Nam đặt cơ sở cho định hướng tăng
trướng xanh”, (truy cập ngày 22/4/2020).

3.

Nguyền Thị Tuệ Anh và Đặng Thị Thu Hoài, 2015, “Tăng trướng xanh:
kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam”, Quản lý Kinh
tể số 73, 2015, 29450/
25133 (truy cập ngày 23/4/2020).

4.

Huyền Dung, 2019, “Đức hợp tác cùng Việt Nam hướng tới tăng trưởng
xanh”,

/>
Viet-Nam-huong-toi-tang-truong-xanh-6-163-53 ] 1

(truy


cập

ngày

27/4/2020).

5. Nguyền Hường, 2019, “Việt - Đức đặt cơ sở cho định hướng tăng trường
xanh”, />-xanh-128479.html (truy cập ngày 02/5/2020).

6. Nguyền Thị Liên, 2017, “Đức: Hành trình trở thành quốc gia dần đầu châu
Âu trong phát triển kinh tế xanh”, />article.aspx?item =% C3% 90% El% BB% A9c:-H% C3% A0nh-tr% C3%

ACnh-tr%E 1%BB%9F-th%C3%A0nh-qu%E 1%BB%9 ]c-gia-

d%E 1°/(

B A % A B n-% C 4% 91% E 1%B A% A7u-ch% C3% A2u-% C3% 82u-trong-

ph%C3%A 1t-tri%E I% BB%83n-ki nh-t%E 1%BA%BF-xanh46635

(tru>

cập ngày 10/5/2020).

7. Ringel, M., Barbara Schlomann, Michael Krail, Clemens Rohde, 2016
"Tovvards a green cconom y in G erm any? The role o f energy efficiency
policies” , A pplied E nergy V .179, p .1293-1303, 2016.


198


VIỆT NAM VÀ ĐỨC: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN Đổl TOÀN CẨU

8.

Trần Quang Phú, 2016, “Xây dựng tiêu chí đánh giá tăng trường kinh tế
xanh cho Việt Nam”, Tài chính, tháng 4/2016, 52-54.

9.

Pham Thư Thuy, M. Moelion, M. Brockhaus, Le Ngoe Dung, p. Katila,
2017, “REDD+ and Green Grovvth: Synergies or discord in Vietnam.
and Indonesia”, International Forestry Review, Voi. 19 (1), 2017.

10. UNEP, 2011, Hướng tới nền kinh tế xanh - Lộ trình cho phát triển bền
vững và xóa đói giảm nghèo, Bản dịch của Viện Chiến lược, Chính sách
Tài ngun và Mơi trường, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
11. Jacobs, M„ 2013, “Green growth”, In: Falkner, R., (Ed.), Handbook o f
Global Climate andEnvironmentaỉ Policy, W ịley-Blackwell, O xíbrd UK.



×