Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cá chép giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại trung tâm đào tạo nghiên cứu và phát triển thủy sản trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ DANH NGHĨA
Chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG
CÁ CHÉP GIAI ĐOẠN TỪ CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG TẠI TRUNG
TÂM ĐÀO TẠO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Thú y

Lớp:

K48 – TYN02

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016-2020



THÁI NGUN – 2020

download by :


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ DANH NGHĨA
Chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG
CÁ CHÉP GIAI ĐOẠN TỪ CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG TẠI TRUNG
TÂM ĐÀO TẠO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Thú y

Lớp:

K48 – TYN02


Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016-2020

Giảng viên hướng dẫn: TS. LÊ MINH CHÂU

THÁI NGUYÊN – 2020

download by :


i
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp ngồi sự cố gắng của bản thân, tôi
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của nhiều cá nhân và các tổ chức
cơ quan, nhân đây em xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình tới sự
quan tâm giúp đỡ đó.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm, tồn thể q thầy cơ trong khoa Chăn ni Thú y đã tận tình giảng
dạy và chỉ bảo giúp em hồn thành bản khóa luận này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trung tâm đào tạo nghiên cứu và
phát triển thủy sản trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện giúp đỡ chỉ bảo
tận tình, hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở.
Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo Lê Minh Châu là người định hướng
chính cho chuyên đề, đã tận tình hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ chỉ bảo chu đáo
trong suốt q trình thực tập và hồn thành nội dung khóa luận. Em xin chân

thành gửi lời cảm ơn tới thầy.
Qua đây em cũng xin gửi lòng biết ơn tới những người thân trong gia
đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ em học tập trong suốt thời
gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 12 năm 2020
Sinh viên
Đỗ Danh Nghĩa

download by :


ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa kích thước, tuổi và lượng chứa trứng của loài cá
Chép Việt Nam .................................................................................................. 7
Bảng 2.2: Các giai đoạn dinh dưỡng của cá chép ............................................. 9
Bảng 3.1: Thông số môi trường nước tại TTTS ............................................. 28
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng của cám.................................................... 29
Bảng 4.1. Tình hình chăn ni thủy sản của TTTS ........................................ 36
Bảng 4.2: Các yếu tố môi trường trong quá trình ương từ cá bột lên cá giống... 37
Bảng 4.3: Kết quả sinh trưởng của giai đoạn từ bột lên hương ...................... 38
Bảng 4.4: Tỷ lệ sống của cá chép ương từ bột lên hương............................... 39
Bảng 4.5: Kết quả sinh trưởng của cá chép ương từ hương lên giống cấp 1 .. 40
Bảng 4.6: Kết quả tỷ lệ sống giai đoạn từ cá hương lên giống cấp 1 ............ 42
Bảng 4.7: Kết quả sinh trưởng của cá chép giống cấp 1 lên cá giống cấp 2 .. 43
Bảng 4.8: Tỷ lệ sống giai đoạn cá từ giống cấp 1 lên giống cấp 2 ................. 43
Bảng 4.9: Một số loại bệnh thường gặp trên cá chép………………………..46

download by :



iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

cs

Cộng sự

ĐBSH

Đồng Bằng Sông Hồng

TTTS

Trung tâm thủy sản

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

TDMNBB

Trung Du Miền Núi Bắc Bộ

VNCNTTS


Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản

QL

Quốc lộ

GDP

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

TW

Trung Ương
Cá chép chọn giống V1 là thế hệ chọn
lọc thứ 6 của những cá lai 3 máu (hay

V1

còn gọi là con lai kép) giữa cá chép
Việt nam (V),

Hungary (H) và

Indonesia (I)
DO

Nồng độ oxy hòa tan trong nước

download by :



iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1.MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích .............................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................ 2
Phần 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất của cơ sở thực tập...................... 3
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở ....................................... 4
2.2. Cơ sở khoa học của chuyên đề ................................................................... 4
2.2.1. Đặc điểm sinh học của cá chép ............................................................ 4
2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở cá chép ương tạo giống........................... 11
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước .............................................. 24
2.3.1. Tình hình nghiên cứu thế giới ............................................................ 24
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................... 25
Phần 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...... 27
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 27
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 27
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 27
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................... 27
3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện......................................................................... 27
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 28


download by :


v
3.4.3 Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 33
3.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 33
3.5.1. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 35
Phần 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 36
4.1. Tình hình chăn ni thủy sản tại Trung tâm đào tạo nghiên cứu và phát
triển thủy sản vùng Đông Bắc của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 36
4.2. Kết quả theo dõi môi trường ương nuôi cá tại Trung tâm ....................... 37
4.3. Kết quả sinh trưởng của cá ương giai đoạn từ cá bột lên cá hương......... 38
4.5 Kết quả sinh trưởng của cá ương giai đoạn từ cá hương lên cá giống cấp 140
4.6 Tỷ lệ sống của cá ương giai đoạn từ cá hương lên cá giống cấp 1 ........... 41
4.7 Kết quả sinh trưởng của cá ương giai đoạn từ cá giống cấp 1 lên cá giống
cấp 2 ................................................................................................................ 42
4.8. Tỷ lệ sống của cá ương giai đoạn từ cá giống cấp 1 lên cá giống cấp 2
như sau: ........................................................................................................... 43
4.9 Kết quả một số loại bệnh thường gặp trên cá chép v1 và cách phòng trị
trong quá trinh ương nuôi................................................................................ 44
Phần 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 46
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 46
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 47

download by :


1


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta với hệ thống sơng ngịi dày đặc và có đường biển dài rất thuận
lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Theo báo cáo ngành
thủy sản năm 2019, sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên
tục trong suốt các năm qua với mức tăng bình quân khoảng 9%/năm. Với chủ
trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động ni trồng thủy sản đã có
những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua,
bình qn đạt 12,7%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng
thủy sản của cả nước.
Theo thống kê của Tổng cục Thủy Sản năm 2019, diện tích ni trồng
thủy sản nước ngọt của Việt Nam khoảng 500 nghìn ha, sản lượng khoảng
2.613 nghìn tấn, chiếm 36,79% tổng sản lượng thủy sản, trong đó chủ yếu là
một số đối tượng như cá tra, rô phi, chép và các lồi cá truyền thống. Trong
các lồi cá ni truyền thống, cá chép là lồi có nguồn gốc ở châu Âu và châu
Á, loài cá này đã được đưa vào các mơi trường khác trên tồn thế giới. Cá có
thể lớn tới độ dài tối đa khoảng 1,2 mét và cân nặng tối đa 37,3 kg cũng như
tuổi thọ cao nhất được ghi lại là 47 năm. Những giống sống trong tự nhiên
hoang dã có xu hướng nhỏ và nhẹ hơn khoảng từ 20 - 33% so với đối tượng
ni.
Vì vậy, để hiểu biết thêm về ni trồng thủy sản và khả năng thích
nghi, sinh trưởng của cá chép tại Thái Nguyên, tôi xin tiến hành thực hiện
chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng cá chép giai đoạn
từ cá bột lên cá giống tại trung tâm đào tạo nghiên cứu và phát triển thủy
sản trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.

download by :



2
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Nắm được quy trình, kĩ thuật ương giống chép từ giai đoạn cá bột lên
thành cá giống.
- Theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển cá chép trong quá trình
ương.
- Theo dõi các loại bệnh thường gặp mà cá chép mắc phải trong quá
trình ương.
- Đưa ra những khuyến nghị để hồn thiện quy trình ương cá chép từ
giai đoạn cá bột lên cá giống, có thể áp dụng vào thực tiễn.
1.2.2. u cầu
- Thực hiện quy trình chăm sóc ni dưỡng, phòng trị bệnh cho đàn cá
chép đạt hiệu quả cao.
- Xác định được tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy
trình phịng, trị bệnh cho đàn cá chép.

download by :


3

Phần 2.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất của cơ sở thực tập
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi thuộc vùng Trung Du Miền Núi Bắc
Bộ, có diện tích tự nhiên 353.318,91ha (chiếm 1,08% diện tích và 1,33% dân
số cả nước). Thái Ngun có 6 huyện, 2 thành phố và 1 thị xã:

• Phía Bắc giáp với Bắc Kạn
• Phía Tây giáp với Vĩnh Phúc và Tun Quang
• Phía Đơng giáp với Lạng Sơn
• Phía Nam giáp với Thủ đơ Hà Nội và tỉnh Bắc Giang.
Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã
hội của vùng TDMNBB và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng
TDMNBB với vùng Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH). Vị trí này đã và đang
tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế vùng TDMNBB
thuận lợi cho việc giao lưu, tiêu thụ nông sản hàng hóa.
Địa hình tỉnh Thái Ngun chủ yếu là đồi núi dốc, đặc biệt là khu vực
phía Bắc, có nhiều sơng, suối nhỏ thuộc hệ thống sơng Cầu và sơng Cơng.
Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số
liệu của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, lượng mưa trung bình hàng năm
khoảng 1.500 - 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.
Nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng nóng nhất (28,9oC - tháng 6) với
tháng lạnh nhất (15,2oC - tháng 1) là 13,7oC. Tổng số giờ nắng trong năm dao
động từ 1.300-1.750 giờ. Tổng tích ơn vượt 7.500oC, thời kỳ lạnh (nhiệt độ
trung bình tháng dưới 18oC) chỉ trong 3 tháng.

download by :


4
Với lượng mưa khá lớn, trung bình 1.500 - 2.500 mm, tổng lượng nước
mưa tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm. Tuy nhiên,
lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian. Theo không gian
lượng mưa tập trung nhiều ở TP. Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đó tại
huyện Võ Nhai, Phú Lương lượng mưa tập trung ít hơn. Theo thời gian, lượng
mưa tập trung khoảng 87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó

riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm và vì
vậy thường gây ra những trận lũ lụt lớn làm ảnh hưởng không nhỏ tới nuôi
trồng thủy sản của tỉnh.
2.1.1.3. Cơ sở vật chất của cơ sở thực tập
Trung tâm thủy sản (TTTS) bắt đầu hoạt động từ tháng 6/2012 đến nay
TTTS đã hoạt động được gần 8 năm. Bao gồm 6 thành viên.
Hoạt động TTTS bao gồm sản xuất giống, nuôi trồng, khai thác và hoạt
động kinh doanh sản phẩm thủy sản.
Hiện tại TTTS bao gồm 23 ao nuôi (2ha), 01 hồ chứa (1,4ha), một nhà
điều hành, 1 nhà sinh sản và các trang thiết bị phục vụ khác.
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở
Đối tượng sản xuất chủ yếu của trung tâm thuỷ sản là sản xuất giống
các loài cá nước ngọt.
Các đối tượng chủ yếu như cá Rô phi, Trắm, Bỗng, Chép, Lăng Chấm,
Anh Vũ …
2.2. Cơ sở khoa học của chuyên đề
2.2.1. Đặc điểm sinh học của cá chép
• Nguồn gốc và phân bố
Tên chính thức của cá Chép: Cyprinus carpio (Linnaeus, 1758).
Cá chép (tên khoa học là Cyprinus carpio, từ cá chép trong tiếng Hy
Lạp nghĩa là mắn con) là một loài cá nước ngọt phổ biến rộng khắp có quan

download by :


5
hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường và chúng có khả năng lai giống với
nhau. Tên gọi của nó cũng được đặt cho một họ là họ Cá chép (Cyprinidae).
Cá Chép phân bố rộng khắp các châu lục trên thế giới trừ Nam Mỹ, Tây
Bắc Mỹ, Madagasca, và Châu Úc. Cá Chép được nuôi lâu ở Trung Quốc khoảng

2000 năm và 600 năm ở Châu Âu (Mai Đình Yên và cs, 1979) [10]. Hiện nay cá
Chép là một trong những lồi cá ni chính trong các ao ni ở Châu Âu, Châu
Á như: Liên Xô, Hungary, Đức, Pháp, Trung Quốc, Inđônêxia...và là đối tượng
quan trọng trong cơ cấu đàn cá ni.
Ở nước ta có cá chép phân bố trong tự nhiên thông qua các tỉnh trung
bộ, ở Miền Nam khơng có Cá Chép địa phương mà nhập vào ni Cá Chép có
nguồn gốc từ Bắc Bộ. Cá chép sống được ở hầu hết các thuỷ vực nước ngọt
như: ao, hồ, đầm, ruộng, sông, suối ở tầng giữa và tầng đáy, ở giới hạn nhiệt
độ từ 0- 400C, nhiệt độ thích hợp là khoảng 20-27°C, hàm lượng Oxy cực tiểu
cho phép 2mg/lít, pH = 4-9. Cá sống ở nước ngọt, đơi khi cũng thấy ở cả vùng
nước lợ có nồng độ muối < 14 ‰ Nguyễn Duy Khoát, (2003) [3]. V1 là Cá
Chép tổ hợp lai của 3 loài cá chép là cá chép Trắng Việt Nam, cá Chép vẩy
Hungary và cá chép Vàng Inđonexia. Và được tạo ra lần đầu tiên ở Việt Nam
do Viện thuỷ sản I.
Cá Chép phân bố rộng có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới gồm
nhiều loài như Chép vảy, trần, kính.
Ở nước ta phổ biến nhất là cá chép vảy từ năm 1972 nhập thêm một số
loài chép khác vào lai tại Việt Nam, chép kính và chép trần nhập từ Hungari.
(Mai Đình n và cs, 1979) [10].
• Phân loại và đặc điểm hình thái cá Chép
Phân loại cá Chép:
Tên khoa học: Cyprinus carpio
Giới: Animalia

download by :


6

Ngành: Chordata

Lớp: Actinopterygii
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Chi (genus) Cyprinus
Loài (species) C. carpio
* Đặc điểm hình thái cá chép:
Cá chép thuộc giống cá nước ngọt, sống chủ yếu ở tất cả các châu lục
nhưng nhiều nhất là ở châu Á và châu Âu. Cá chép sinh trưởng và phát triển
trong môi trường sông, suối, ao hồ và thậm chí là đồng ruộng ngập nước.
Cá chép có kích cỡ trung bình, cơ thể hình thoi, mình dây và dẹp bên.
Đầu cá thn, cân đối. Mõm tù, miệng ở mút mõm, hướng ra phía trước, hình
cung khá rộng, hàm dưới hơi dài hơn hàm trên, mơi dưới phát triển hơn mơi
trên. Có 2 đơi râu: râu mõm ngắn hơn đường kính mắt; râu góc hàm bằng
hoặc lớn hơn đường kính mắt
Mắt cá vừa phải nằm ở hai bên, thiên về phía trên của đầu, khoảng cách
2 mắt rộng và lồi.
Lưng xanh đen, viền lưng cong, thuôn hơn ở viền bụng. Hai bên thân
dưới đường bên vàng xám. Bụng trắng bạc. Gốc vây lưng và vây đuôi hơi
đen. Vây đuôi và vây hậu môn đỏ da cam. Màng mang rộng, gắn liền với eo.
Lược mang ngắn, thưa.
Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn ngắn. Vây hậu mơ viền sau lõm,
tia đơn cuối hóa xương rắn chắc, phía sau có răng cưa. Vây đi phân thùy
sâu, 2 thùy hơi tầy và tương đối bằng nhau.
Thân nhiều vảy, vảy trịn lớn; đường bên hồn tồn, chạy thẳng giữa
thân và cuống đuôi.

download by :


7

Chúng khơng có dạ dày thực thụ, nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn do ruột
đảm nhận.
Cá chép sống thành bầy, thường tạo thành nhóm với khoảng từ 5 cá thể
trở lên.
Cá chép lớn nhanh. Tốc độ tăng trưởng của cá chép giảm dần theo
chiều dài nhưng lại tăng dần theo trọng lượng cơ thể.
• Đặc điểm sinh sản
Cá chép mắn đẻ, số lượng sinh sản cực kỳ lớn. Tới mùa sinh sản, cá
chép di cư vào các bãi ven sông, vùng nhiều cỏ nước để đẻ.
Mùa sinh sản của cá chép kéo dài từ mùa xuân đến mùa thu nhưng tập
trung nhất là vào các tháng xuân – hè, khoảng tháng 3-6; và mùa thu, khoảng
tháng 8-9.
Cá chép đẻ trứng. Chúng đẻ nhiều vào ban đêm, nhất là lúc nửa đêm
đến lúc mặt trời mọc hoặc sau các cơn mưa rào, nước mát. Một cá chép cái
trưởng thành có thể đẻ khoảng 150.000 – 300.000 trứng/ kg cá cái. Trứng ở
dạng dính, thường bám vào các thực vật thủy sinh.
Trứng nở thành cá bột, số lượng này có thể giảm sút rất nhanh bởi sự
săn bắt của các loài cá có kích thước lớn. Cá chép thành thục khi được 1 năm
tuổi trở lên.
Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa kích thước, tuổi và lượng chứa trứng của
loài cá Chép Việt Nam
Tuổi

Chiều dài

(năm)

thân cá (cm)

1


Khối lượng (kg)

Tổng số trứng (quả)

17- 20

0,2- 0,28

46.000

2

23- 26

0,4- 0,55

53.000

3

35- 41

0,9- 1,2

163.000

4

51- 56


1,8- 2,7

1.000.000-1.300.000

download by :


8

5

58- 62

2,9- 3,4

1.000.000 - 1.300.000

• Đặc điểm sinh trưởng
Cá chép có ở tất cả các châu lục, nhưng nhiều nhất là ở châu Á và châu
Âu. Thông thường, một con cá chép trưởng thành dài từ 30-40cm, nặng từ
1,5-2kg. Nhưng trong tự nhiên, người ta từng ghi nhận những con cá chép rất
lớn. Trên sông Danube (châu Âu), ngư dân vẫn đánh bắt được những con cá
chép dài tới 1,2m, nặng 40kg.
Cá chép sống thuận lợi nhất trong môi trường nước rộng, dòng chảy
chậm, nhiều rong rêu. Cá chép sống theo bầy, ít nhất từ 5 con trở lên, tuy
nhiên người ta khơng rõ tập tính này giúp ích gì cho sự phát triển lồi, vì rằng
chúng kiếm ăn một cách riêng rẽ...
Tuy nhiên do hạn chế về môi trường sống và điều kiện thức ăn nên cá
trắm đen nuôi ở ao thường chậm lớn hơn so với cá ở đầm hồ tự nhiên.

• Đặc điểm dinh dưỡng
Cá chép ăn tạp, chúng ăn gần như mọi thứ gặp phải khi chúng bay
ngang qua, bao gồm các loại thực vật thủy sinh, côn trùng, giáp xác, động vật
phù du và cá chết. Ngồi ra, cá chép cũng có tập tính sục sạo trong bùn để
kiếm mồi, hành động này được cho là tác nhân phá hủy thảm thực vật ngầm,
phá hủy môi trường sinh thái của nhiều quần thể thủy cầm và cá bản địa. Cá
chép có thể ăn liên tục, một con cá chép có thể ăn lượng thức ăn lên đến 3040% trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
Cá Chép là loài ăn tạp. Thức ăn chủ yếu là sinh vật đáy, thành phần
thức ăn thay đổi theo tuổi và thời gian phát triển khi nhỏ (cá bột- cá hương) cá
ăn sinh vật phù du và thức ăn lắng đáy, cá trưởng thành ăn sinh vật đáy như:
Giun, trai, ốc, côn trùng, mùn bã hữu cơ, hạt củ thân non.

download by :


9
Cá chép ni trong ao có thể ăn tạp, từ giai đoạn cá bột đến cá hương
(2-3cm) cá ăn chủ yếu là động vật phù du. Khi kích thước từ 5cm trở lên cá ăn
tạp như cá trưởng thành.
Thức ăn ưa thích tự nhiên của cá là động vật đáy, ấu trùng, cơn trùng,
giáp xác… Ngồi ra ăn các loại thức ăn nhân tạo như mầm thực vật…
Giai đoạn cá bột lên hương:
Cá mới nở dinh dưỡng bằng nỗn hồng, sau khi nở được 3-4 ngày cá
bắt đầu ăn động vật phù du cỡ nhỏ.
Sau khi nở được 7-10 ngày cá dài 10-13,5mm các vây hình thành rõ
ràng hàm trên bắt đầu xuất hiện răng sừng. Cá đã chủ động bắt mồi thức ăn
chủ yếu là động vật phù du cỡ nhỏ. Ngồi ra cá cịn ăn ấu trùng muỗi cỡ nhỏ.
Sau khi nở được 15-25 ngày cá dài 15-25mm, tồn thân có vảy bao
bọc miệng xuất hiện chồi râu. Cá hoàn toàn chủ động bắt mồi. Thành phần
thức ăn bắt đầu thay đổi thức ăn chủ yếu là sinh vật đáy cỡ nhỏ.

Sau khi nở được 20-28 ngày, thân dài 19-28mm vây vảy hoàn chỉnh cá
chuyển sang sống đáy, cá ăn động vật đáy là chính.
Giai đoạn cá trưởng thành: Cá ăn sinh vật đáy là chủ yếu như giun
nước, ấu trùng, mùn bã hữu cơ, mầm non thực vật, các loại thức ăn chế biến
như cám gạo bột mỳ, bã đậu, khô dầu, các loại thức ăn công nghiệp. Nguyễn
Thị Phương Thảo (1996) [6].
Bảng 2.2: Các giai đoạn dinh dưỡng của cá chép
Kích thước

Dinh dưỡng
Khối nỗn hồn tiêu hóa hết, cá sử dụng các loại

Sau 3 ngày

thức ăn bên ngoài: động vật phù du, luân trùng, ấu
trùng của Daphnia, cám, bột…

9 – 10 mm

Cá sống ở tầng giữa và tầng đáy, thức ăn chủ yếu là
ấu trùng, côn trùng và động vật phù du.

download by :


10

14 – 19 mm
Trưởng
thành


Sống ở tầng đáy, ăn sinh vật đáy và mùn bă hữu cơ,
ít ăn động vật phù du.
Sinh vật đáy: giun, ốc, trai, mùn bã hữu cơ, hạt thực
vật, mầm non thực vật, thức ăn công nghiệp.

download by :


11
Giá trị y học của cá chép
Trong các tác phẩm Nam dược thần hiệu và Hải thượng y tông kim
giám của các danh y Việt Nam Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ơng, nhiều loại
cá được đề cập đến khơng phải là món ăn mà là để chữa bệnh. Theo y học dân
tộc cá có tác dụng bổ hư, ích tinh, trị tiêu khát... Y học hiện đại cũng đã chứng
minh cá cịn có nhiều vitamin D, tạo điều kiện cho việc hấp thu canxi của cơ
thể. Ngoài ra, trong cá cịn có nhiều kẽm, là một vi chất có ích với sức khỏe
con người, có tác dụng phịng chống u xơ tiền liệt tuyến ở người cao tuổi.
2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở cá chép ương tạo giống
2.2.2.1. Bệnh trùng quả dưa (đốm trắng) Ichthyophthyriosis
 Tác nhân gây bệnh
Lớp Hymenostomata Delage và Heroward,1896
Bộ Tetrahymenita Faure - Fremiet,1956
Họ Ophryoglenidae Kent,1882
Giống Ichthyophthirius Fouguet,1876
Tác nhân gây bệnh trùng quả dưa là lồi Ichthyophthirius multifiliis
Fouguet (1876). Trùng có dạng giống quả dưa, đường kính 0,5-1mm. Tồn
thân có nhiều lơng tơ nhỏ, nhiều đường sọc, vằn dọc. Giữa thân có 1 hạch lớn
hình móng ngựa và một hạch nhỏ. Miệng ở phần trước 1/3 cơ thể, hình gần
giống cái tai. Một khơng bào co rút nằm ngay bên cạnh miệng. Trùng mềm

mại, có thể biến đổi hình dạng khi vận động. Ở trong nước, ấu trùng bơi lội
nhanh hơn trùng trưởng thành.
Chu kỳ sống của trùng gồm 2 giai đoạn: Dinh dưỡng và bào nang .
Giai đoạn dinh dưỡng: Khi ấu trùng ký sinh ở da, mang ở giữa các tổ
chức thượng bì hút chất dinh dưỡng của ký chủ để sinh trưởng, đồng thời kích
thích các tổ chức của ký chủ hình thành một đốm mủ trắng (vì vậy bệnh cịn

download by :


12
gọi là bệnh đốm trắng). Trùng trưởng thành chui ra khỏi đốm mủ trắng và
chuyển sang giai đoạn bào nang.
Giai đoạn bào nang: Trùng rời ký chủ bơi lội tự do trong nước một thời
gian rồi dừng lại ở ven bờ ao hoặc tựa vào cây cỏ thuỷ sinh, tiết ra chất keo
bao vây lấy cơ thể hình thành bào nang. Trùng bắt đầu sinh sản phân đôi
thành rất nhiều (1000-2000) ấu trùng có đường kính 18-22m. Ấu trùng tiết
ra loại men Hyaluronidaza phá vỡ bào nang chui ra ngoài, bơi trong nước tìm
ký chủ mới. Ấu trùng có thể sống trong nước 2-3 tuần. Thời gian sinh sản của
ấu trùng tuỳ thuộc vào nhiệt độ nước 10-12 giờ ở nhiệt độ 26-27°C, 14-15 giờ
ở nhiệt độ 24-25°C, 18-20 giờ ở nhiệt độ 20-22°C, 72-84 giờ ở nhiệt độ 78°C. Nhiệt độ thích hợp cho trùng phát triển là 25-26°C (theo Bauer, 1959).
Ở giai đoạn không ký sinh, trùng quả dưa rất nhậy cảm với các yếu tố
môi trường. Chúng khơng chịu được mơi trường có độ pH dưới 5. Khi oxy
trong nước giảm xuống dưới 0,8mg/l trùng cũng bị chết (Uspenxkaia (1964)
dẫn theo (Đặng Xuân Bình và cs, 2012)[1]).
Ở giai đoạn ký sinh chúng rất nhạy cảm với nhiệt độ và phản ứng miễn
dịch của cá bệnh. Khi cá đã bị nhiễm bệnh trùng quả dưa, cơ thể cá sinh
kháng thể có khả năng làm miễn dịch bệnh này. Vì thế sự tái nhiễm sẽ giảm đi
rất nhiều. Theo Paperna (1980) cá chép đã nhiễm bệnh trùng quả dưa mà sống
sót thì có khả năng miễn dịch trong vịng 8 tháng dẫn theo (Đặng Xuân Bình

và cs, 2012)[1].
 Dấu hiệu bệnh lý
Da, mang, vây của cá bị nhiễm bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt
lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng), có thể thấy rõ bằng mắt
thường. Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Cá bệnh nổi từng đàn
lên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt. Lúc đầu cá tập trung gần bờ, nơi có cỏ rác,
quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang

download by :


13
làm cá ngạt thở. Khi cá yếu quá chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động
cắm xuống nước. Cá trê giống bị hiện tượng này hay được gọi là bệnh “treo
râu”. Sau cùng cá lộn nhào mấy vòng rồi lật bụng chìm xuống đáy mà chết.
Bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, sinh hoá của cá. Protein
trong huyết thanh giảm tới 2,5 lần, hoạt động của gan, thận bị rối loạn, lượng
tích luỹ protein bị giảm, ảnh hưởng quá trình trao đổi Aminoaxit. Thành phần
máu cũng bị thay đổi, lượng hồng cầu của cá chép con giảm 2-3 lần, bạch cầu
tăng quá nhiều, đặc biệt là máu ngoại biên - lượng bạch cầu có thể tăng tới 20
lần (theo Golovina, 1976-1978).
 Phân bố và lan truyền bệnh
Bệnh lưu hành rất rộng, khắp các Châu lục trên thế giới. Ở khu vực
Đơng Nam Á, các lồi cá nuôi thường mắc bệnh này. Ở Việt Nam đã phát
hiện thấy trùng quả dưa ở cá Trắm cỏ , chép, mè trắng, Mè hoa, trôi, rô phi
(Hà Ký,1968), cá thát lát (Nguyễn Thị Muội, 1985), cá tra nuôi, trê vàng, trê
phi, duồng leo Bùi Quang Tề (1998)[5]. Ngoài ra, một số cá cảnh cũng
thường mắc bệnh này. Trùng quả dưa đã gây thành dịch bệnh ở cá giống các
loài: mè trắng, rô phi, tra, trê vàng, trê phi, cá chim trắng... tỷ lệ cảm nhiễm
70-100%, cường độ cảm nhiễm 5-7 trùng/ la men.

 Chẩn đoán bệnh
Dựa theo các dấu hiệu bệnh lý quan sát bằng mắt thường và kiểm tra
nhớt cá trên kính hiển vi. Cường độ cảm nhiễm từ 5-10 trùng/ la men là cá bị
bệnh nguy hiểm.
 Phòng trị bệnh
Để phịng bệnh, tuyệt đối khơng nên thả chung cá có trùng bệnh với cá
khoẻ. Thời gian cách ly phụ thuộc vào nhiệt độ, ở nhiệt độ 26°C cần cách ly
khoảng 2-8 tuần Theo Kabata, (1985) [12] Tẩy dọn ao kỹ, phơi đáy ao 3-4
ngày diệt bào tử ở đáy ao. Trước khi thả nếu kiểm tra thấy cá có trùng cần xử

download by :


14
lý ngay bằng thuốc (xem phần trị bệnh). (Goven và cs, 1980) [13] đã thí
nghiệm dùng kháng ngun từ lơng tơ hoặc toàn bộ tế bào của trùng quả dưa
(I. multifiliis) tiêm cho cá nheo Mỹ, gây miễn dịch lần đầu với 4g kháng
nguyên, sau 2 tuần gây miễn dịch lần thứ 2 với 5g, kết quả có khả năng miễn
dịch cao. Tác giả còn thử kháng nguyên lấy từ lơng tơ của lồi Tetrahynema
pyriformis một lồi sống ở nước ngọt, kết quả cũng phòng được bệnh trùng
quả dưa như kháng nguyên nói trên.
2.2.2.2. Bệnh trùng bánh xe
 Tác nhân gây bệnh
Lớp Peritricha Stein,1859
Bộ Peritrichida F.Stein,1859
Bộ phụ Mobilina Kahl,1933
Họ Trichodonidae Claus,1874
1. Giống Trichodina Ehrenberg,1830
2. Giống Trichodinella Sramek-Husek,1953
3.Giống Tripartiella Lom,1959

Họ trùng bánh xe Trichodinidae có nhiều giống, nhưng ở Việt Nam
thường gặp các loài thuộc 3 giống trên ký sinh ở cá nước ngọt, nước mặn,
lưỡng thê và bò sát. Những giống loài thường gặp: Trichodina nigra,
Trichodina nobilis, Trichodina pediculus, Trichodina siluri, Trichodina
domerguei, Trichodina mutabilis, Trichodinella epizootica, Tripartiella
bulbosa.
Hình dạng cấu tạo của cơ thể Trichodina nhìn mặt bên giống như cái
chng, mặt bụng giống cái đĩa. Lúc vận động nó quay trịn lật qua lật lại
giống như bánh xe nên có tên là trùng bánh xe. Nhìn chính diện có 1 đĩa bám
lớn có cấu tạo phức tạp, trên đĩa có 1 vịng răng và các đường phóng xạ. Vịng
răng có nhiều thể răng, mỗi thể răng có dạng gần như chữ “V” bao gồm thân

download by :


15
răng ở phía ngồi dạng hình lưỡi rìu, hình trịn hay hình bầu dục, cịn móc
răng ở phía trong thường dạng hình kim. Các thể răng sắp xếp sít nhau, cái nọ
chồng lên cái kia tạo thành một đường vòng trịn. Hình dạng, số lượng răng
và đường phóng xạ là tiêu chuẩn quan trọng để phân loại. Xung quanh cơ thể
có lơng tơ phân bố, lơng tơ ln ln rung động làm cho cơ thể vận động rất
linh hoạt. Cơ thể nhìn ngiêng ở phía trên ta thấy có rãnh miệng, tiếp theo rãnh
miệng là miệng, rãnh miệng có đai lông tơ ở bên trên và đai lông tơ ở bên
dưới. Cơ thể có 1 hạch lớn hình móng ngựa nằm ở giữa cơ thể thường bắt
màu rõ và 1 hạch nhỏ hình trịn nằm cạnh hạch lớn.
Trùng bánh xe sinh sản chủ yếu bằng hình thức vơ tính phân chia đơn
giản, tuỳ theo từng loài chúng sinh sản gần như quanh năm: Trichodina nigra,
Tripartiella bulbosa thì sinh sản trong điều kiện thời tiết ấm, nhiệt độ 2228°C; Trichodina pediculus có thể sinh sản trong điều kiện thời tiết lạnh: ở
16°C trùng vẫn có thể sinh sản được.
Trùng bánh xe có thể sống tự do trong nước (ngồi ký chủ) từ 1-1,5

ngày. Trùng ký sinh chủ yếu ở da, mang, khoang mũi của cá.
 Dấu hiệu bệnh lý
Khi mới mắc bệnh, trên thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, ở
dưới nước thấy rõ hơn so với khi bắt cá lên cạn. Da cá chuyển màu xám, cá
cảm thấy ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt nước, riêng cá tra giống
thường nhô hẳn đầu lên mặt nước và lắc mạnh, người nuôi cá gọi là bệnh “lắc
đầu”. Một số con tách đàn bơi quanh bờ ao. Khi bệnh nặng trùng ký sinh ở
mang, phá huỷ các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, những con bệnh nặng mang
đầy nhớt và bạc trắng. Cá bơi lội lung tung không định hướng. Sau hết cá lật
bụng mấy vịng, chìm xuống đáy ao và chết. Người ni cá tra giống cịn gọi
bệnh này là bệnh “trái”, vì sau mấy hơm trời âm u không nắng, nhiệt độ mát
mẻ, trùng bánh xe sinh sản nhanh chóng gây thành dịch bệnh khiến cá chết

download by :


16
hàng loạt. Đàn cá nếu bị bệnh nhẹ thì gầy yếu, nếu không xử lý trị bệnh kịp
thời cá sẽ chết nhiều. Khi kiểm tra tỷ lệ cảm nhiễm của đàn, nếu tỷ lệ cảm
nhiễm 90-100%, cường độ cảm nhiễm 20-30 trùng/ thị trường 9 x 10 là nguy
hiểm. Đàn cá phát bệnh khi cường độ cảm nhiễm 50-100 trùng/ thị trường 9 x
10. Bệnh nặng cường độ cảm nhiễm có khi tới 200-250 trùng/ thị trường 9 x
10, trùng bám dày đặc trên da, vây và mang cá.
 Phân bố và lan truyền
Trùng bánh xe phân bố rộng. Theo (Hà Ký và cs, 2007)[4] bệnh này
gây tác hại chủ yếu cho cá hương cá giống ở Việt Nam. Bệnh phát sinh rộng
trên nhiều loài cá khác nhau: chép, Trắm cỏ , mè trắng, Mè hoa, trôi, rôhu, trê,
tra, bống tượng, mùi... và trên 10 loài cá kinh tế khác nữa. Trong các hồ ao
ương nuôi cá bệnh phát triển quanh năm nhưng phổ biến nhất vào mùa Xuân,
đầu hạ và mùa Thu ở miền Bắc, vào mùa mưa ở miền Nam (mùa khơ ít gặp

hơn).
Bệnh gây thiệt hại lớn cho các cơ sở ương ni cá giống. Ví dụ: Khu
ương cá tra giống của huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), trong các tháng 68/1986, bệnh trùng bánh xe hầu như phổ biến khắp các ao nuôi (khoảng 8090% số ao cá bị bệnh). Ở xã Thường Phước I có một ao của gia đình anh n
ni 360.000 con cá tra hương, khi đàn cá bị bệnh trùng bánh xe ở, chỉ sau 2
ngày đã chết 200.000 con. Gia đình anh Lực ở xã Long Khánh nuôi 200.000
con cá tra bột, bị trùng bánh xe sau 30 ngày nuôi tỷ lệ sống chỉ đạt 20%. Đặc
biệt ở xã Phú Thuận, gia đình anh Nhĩ đang ni 210.000 con cá tra giống cỡ
10-12cm, đàn cá bị bệnh trùng bánh xe ở mang chỉ 48 giờ sau khi phát bệnh
đã chết mất hơn 200.000 con. (Đặng Xuân Bình và cs, 2012) [1]

download by :


17
 Chẩn đoán bệnh
Quan sát các dấu hiệu bệnh lý (triệu chứng) của đàn cá trong ao. Bắt cá
kiểm tra nhớt, da, vây, mang dưới kính hiển vi, xác định tỷ lệ và cường độ
cảm nhiễm trùng bánh xe.
 Phòng và trị bệnh
Biện pháp tốt nhất phòng bệnh trùng bánh xe là giữ gìn vệ sinh cho các
ao hồ ni cá, nhất là ao ương. Trước khi ương nuôi phải tẩy vôi, tiêu độc ao.
Mật độ cá không nên thả quá dày. Theo Hà Ký (1963) mật độ cá thả quá dày
thì cường độ cảm nhiễm trùng bánh xe của cá sẽ tăng gấp 4-12 lần. Các loại
phân hữu cơ, nhất là phân bắc cần phải được ủ kỹ với 1% vôi. Thực tế cho
thấy những nơi dùng phân tươi thường hay phát sinh bệnh (dẫn theo Đặng
Xuân Bình và cs, 2012)[1].
Có rất nhiều phương pháp và nhiều lồi thuốc trị bệnh trùng bánh xe
cho từng loại cá. G.L.Hoffman và F.P.Meyer (1974) trên thế giới đã dùng 21
loại hoá chất khác nhau trị bệnh này: axit axetic, formalin, muối ăn NaCl,
Acriflavine A, Chloramine B, Sunfat đồng, Globucid, Iodoform, Lysol, PMA

(Pyridyl mercuric acetate), Dichromat kali K2Cr2O7, thuốc tím KMnO4,
Quincklime hydrochloride, Roccal.... (dẫn theo Đặng Xuân Bình và cs,
2012)[1].
Ở Việt Nam thường dùng một số phương pháp đơn giản và hoá chất dễ
kiếm: Dùng nước muối NaCl 2-3% tắm cho cá 5-15 phút, dùng CuSO4.5H2O
nồng độ 3-5ppm tắm cho cá 5-15 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao với nồng
độ 0,5-0,7ppm (0,5-0,7g cho 1 m3 nước). Theo kinh nghiệm của chúng tôi,
dùng thuốc rắc đều xuống ao với liều lượng: CuSO45H2O 0,5ppm. Kết quả
sau 1-2 ngày tiêu diệt được trùng bệnh mà không gây hại cho cá. Những biện
pháp trên đã được áp dụng có kết quả ở các địa phương cho hầu hết các loài

download by :


18
cá nuôi: chép, mè, trôi, trắm, tra, bông, bống tượng, trê, mùi... (Bùi Quang
Tề,1998) [5].
2.2.2.3. Bệnh trùng mỏ neo Lernaeosis
 Tác nhân gây bệnh
Bộ Copepoda M.Milne-Edward, 1834-1840
Họ Lernaeidae Wilson, 1917
Giống Lernaea Linne, 1746
Hình dạng ngồi của Lernaea, cơ thể gồm ba phần: đầu, ngực, bụng.
Phần đầu con đực giống hình dạng Cychlops sống tự do, còn con cái sau khi
giao phối sống ký sinh hình dạng thay đổi rất lớn. Cơ thể kéo dài, các đốt hợp
lại thành ống hơi vặn mình, phần đầu kéo dài thành sừng giống mỏ neo đâm
thủng, bám chắc vào tổ chức ký chủ nên cịn có tên là trùng mỏ neo. Hình
dạng và số lượng của sừng lưng, sừng bụng có sự sai khác giữa các lồi. Có
lồi sừng lưng và sừng bụng dài, giao nhau như chữ “X”, có lồi sừng lưng
hay sừng bụng phân nhánh, có lồi thiếu sừng bụng. Dựa vào sự sai khác của

sừng để phân loại chúng đến loài. Phần đầu do đốt đầu và đốt ngực thứ nhất
hợp lại thành chính giữa có lá đầu hình nửa vịng trịn, bên trên có mắt do 3
mắt nhỏ tạo thành.
Miệng có mơi trên, mơi dưới, răng hàm lớn, răng hàm nhỏ và che hàm.
Đôi anten thứ nhất và thứ hai đều ngắn, nhỏ. Đơi anten thứ nhất có 4 đốt, trên
có các lơng cứng. Đơi thứ hai có 3 đốt, trên có các lơng cứng. Anten của
Lernaea khơng tạo thành cơ quan bám như Ergasilus. Răng hàm lớn là 1 đôi
gai nhọn, dài trơn tru hướng về bên trong và ra sau thành hình chữ “S”. Đoạn
đầu nhọn đến trung tâm miệng. Phần chân của răng hàm nhỏ to, đoạn đầu
hình thành một gai lớn dạng hình lưỡi cong lại thành nửa vịng trịn, hai đơi
gai lớn này ở giữa gặp nhau. Chân hàm và răng hàm nhỏ cách nhau tương đối

download by :


×