LUẬN VĂN
Tư
tưởng
hồ
chí
minh
về
dân
chủ
với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở hiện nay
(qua khảo sát thực tế ở quảng nam và đà nẵng)
1
Mục lục
Trang
1.1.
Mở đầu
1
Chương 1: tư tưởng hồ chí minh về dân chủ
6
Tư tưởng dân chủ - một nội dung hợp thành của
6
tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh và cơ sở hình
thành tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh
1.2.
Nội dung và ý nghĩa tư tưởng dân chủ của Hồ Chí
18
Minh
Chương 2: vận dụng tư tưởng hồ chí minh về
39
dân chủ vào việc xây dựng và thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở hiện
nay (qua khảo sát ở tỉnh Quảng Nam và
thành phố Đà Nẵng)
2.1.
Từ quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ ở cơ
39
sở đến sự cần thiết và ý nghĩa của việc thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở
2.2.
Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
44
sở trong thời gian qua
2.3.
Những bài học kinh nghiệm bước đầu trong xây
60
dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp
chủ yếu nhằm thực hiện quy chế dân
2
64
chủ ở cơ sở dưới ánh sáng tư tưởng
dân chủ hồ chí minh
3.1.
Phương hướng và quan điểm thực hiện dân chủ
64
cơ sở theo tư tưởng Hồ Chí Minh
3.2.
Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện quy chế
66
dân chủ ở cơ sở hiện nay
3.2.
Tiếp tục thực hiện mở rộng dân chủ trên lĩnh vực
1.
kinh tế
3.2.
Đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức hoạt
2.
động của hệ thống chính trị ở cơ sở
3.2.
Từng bước hồn thiện hình thức dân chủ đại diện
3.
và phát triển hình thức dân chủ trực tiếp ở cơ sở
3.2.
Nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt trình độ văn
4.
hóa dân chủ và văn hóa pháp luật cho các tầng
66
69
77
80
lớp xã hội nhằm tích cực hóa nhu cầu và năng lực
thực hành dân chủ của quần chúng nhân dân ở cơ
sở
3.2.
Xây dựng đời sống cộng đồng tự quản ở cơ sở
85
3.2.
Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có phẩm chất
86
6.
năng lực xứng đáng với sự ủy quyền của dân và
5.
tận tụy phục vụ dân
Kết luận
89
danh mục Tài liệu tham khảo
91
phụ lục
94
3
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà mác xít sáng tạo lớn
của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng bao trùm của Người thể hiện ở
nguyên lý độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong di
sản tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đặc biệt chú trọng tới vấn đề
dân chủ từ cách mạng dân tộc dân chủ tới cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
Hồ Chí Minh khơng chỉ để lại những kiến giải sâu sắc về
dân chủ và thực hành dân chủ mà Người còn trực tiếp nêu gương
về lối ứng xử dân chủ đối với con người trong mọi lĩnh vực hoạt
động của đời sống. Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh khơng chỉ thể
hiện trong tư tưởng chính trị của Người mà cịn thể hiện sinh động
trong mọi lĩnh vực khác thuộc hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Do
đó, chúng ta cần vận dụng tư tưởng dân chủ của Người vào sự
nghiệp đổi mới hiện nay, đặc biệt trong cuộc vận động dân chủ hóa
để thực hiện QCDC ở cơ sở. Lúc sinh thời Người đã từng nhấn
4
mạnh dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, là chìa khóa vạn
năng để giải quyết
các vấn đề kinh tế - xã hội trong phát triển.
1.2. Chủ nghĩa xã hội, như Hồ Chí Minh khẳng định là xã
hội do nhân dân lao động làm chủ. Quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội là quá trình xây dựng chế độ xã hội mới đảm bảo thực hiện
và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Trong xã hội
đó, dân chủ thể hiện lợi ích và quyền lực chân chính của nhân dân.
Hồ Chí Minh đã khẳng định dân chủ là "dân làm chủ" và "dân là
chủ".
Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới toàn
diện đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI
đến nay, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn: kinh tế phát
triển, dân chủ bước đầu được phát huy, chính trị - xã hội ổn định,
niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chủ nghĩa xã hội được tăng
cường...
Có được những thành tựu to lớn đó là do Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta đã khơng ngừng tìm tịi các giải pháp để từng bước
xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã đề ra
phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" (tháng
12/1986). Tuy nhiên, quá trình thực hiện quyền dân chủ, làm chủ
của quần chúng, đặc biệt ở nơng thơn vẫn cịn nhiều hạn chế, thậm
chí cịn nhiều thiếu sót, khuyết điểm dẫn đến những phản ứng của
nhân dân, đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực (quan liêu,
5
tham nhũng) của một số cán bộ đảng, chính quyền ở cơ sở. Tình
trạng đó lan ra thành điểm nóng chính trị cần phải xử lý (như hiện
tượng ở Thái Bình). Thấy rõ nguyên nhân sâu xa của tình hình trên
là ở chỗ, người dân vẫn chưa được hưởng quyền dân chủ đầy đủ và
thực sự, Đảng và Nhà nước đã ban hành chỉ thị, nghị định về xây
dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở (năm 1998). Những cố gắng đó
đã đưa đến những thành tựu đáng phấn khởi. Nhưng so với đòi hỏi
của thực tiễn, những thành tựu mà chúng ta đạt được mới ở bước
đầu. Trước những vấn đề mới mẻ do bản thân quá trình vận động
và thực hiện dân chủ hóa đề ra, chúng ta còn cần phải nỗ lực nhiều
hơn nữa để tiếp tục phát huy dân chủ, đấu tranh kiên quyết chống
lại những hiện tượng vi phạm dân chủ và quyền làm chủ của dân,
đặc biệt từ cơ sở, khắc phục những biểu hiện dân chủ hình thức và
tự do vơ chính phủ.
Qua hai năm thực hiện chỉ thị 30CT-TW của Đảng và Nghị
định 29/NĐCP của Nhà nước về xây dựng và thực hiện QCDC ở
cơ sở cho thấy, nhân dân cả nước tiếp nhận chủ trương này một
cách phấn khởi và tin tưởng. Chỉ thị này đang đi vào cuộc sống tạo
nên chuyển biến tích cực trong nhận thức chính trị và hành động
của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
1.3. Để chủ động phát huy những mặt tích cực, hạn chế
những mặt tiêu cực trong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở cần
phải thường xuyên nghiên cứu lý luận, chú trọng tổng kết thực
tiễn, ra sức khắc phục những thiếu sót trong q trình xây dựng và
6
thực thi chính sách. Đó là việc làm cần thiết. Vì lẽ đó cần phải
nghiên cứu vận dụng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh vào việc
xây dựng và phát triển dân chủ ở nước ta, đặc biệt là dân chủ ở cơ
sở.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ lâu vấn đề dân chủ đã thu hút sự quan tâm chú ý của
nhiều nhà hoạt động chính trị cũng như các nhà khoa học ở nhiều
lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở trong nước và trên thế
giới.
ở nước ta trong 15 năm đổi mới vừa qua, thành tựu nghiên
cứu những vấn đề lý luận về dân chủ và nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh về dân chủ được thể hiện ở những cơng trình của nhiều
tác giả và các tập thể tác giả. Ví dụ:
- Những lực cản đối với q trình dân chủ hóa ở Việt Nam Báo Nhân Dân, số ra ngày 22/4/1998 của Hồng Chí Bảo.
- Dân chủ trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam, Tạp chí TTLL
số 7/1989 của Hồng Chí Bảo.
- Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nxb Sự thật,
H, 1991 của Thái Ninh - Hồng Chí Bảo.
- Tổng quan về dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ: quan
điểm, lý luận và phương pháp nghiên cứu, Tạp chí TTLL số 9/1992
của Hồng Chí Bảo.
7
- Để thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Tạp chí Cộng sản số
2/1999 của Trần Quang Nhiếp.
- Dân chủ ở cơ sở là điểm mấu chốt để thực hiện quyền dân
chủ. Tạp chí QLNN, số 1/1999 của Lê Minh Châu.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới: Sự hình
thành và phát triển, Nxb CTQG, H, 1995 của Hoàng Văn Hảo.
- Dân chủ - Di sản văn hóa Hồ Chí Minh, Sự thật, H, 1997
của Nguyễn Khắc Mai.
- Về dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử
Đảng, số 6/1998 của Hồng Trang.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì
dân, CTQG, H, 1988 của Nguyễn Đình Lộc.
v.v...
Ngồi ra, cịn có rất nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp
chí khoa học, các luận án phó tiến sĩ, thạc sĩ về tư tưởng dân chủ
Hồ Chí Minh và vấn đề dân chủ, dân chủ hóa ở nước ta (xem danh
mục
tài
liệu
tham
khảo
ở
phần sau).
Các cơng trình nghiên cứu đó từ những hướng tiếp cận và
phạm vi nghiên cứu khác nhau đã cố gắng làm rõ bản chất, nội
dung, tính chất và cơ chế thực hiện dân chủ. Tuy nhiên, dân chủ ở
cơ sở và vận dụng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh vào việc xây
8
dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở vẫn đang cịn là vấn đề mới mẻ,
dường như chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ
thống. Luận văn này là một cố gắng bước đầu của tác giả góp phần
nghiên cứu bổ sung vào chỗ cịn thiếu hụt đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Luận văn trình bày những nội dung chủ yếu về dân chủ
trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng những tư tưởng đó
vào việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, đặc biệt ở nông
thôn hiện nay.
Nhiệm vụ:
Để đạt mục đích trên, luận văn sẽ giải quyết những nhiệm vụ
sau đây:
- Hệ thống hóa nội dung tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh.
- Trình bày q trình thực hiện dân chủ ở cơ sở từ 1998 đến
nay bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm (qua khảo sát thực
tế ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng).
- Đưa ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm
vận dụng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh vào việc xây dựng và
thực hiện QCDC ở cơ sở trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị
trường hiện nay.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
9
- Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác Lênin, các quan điểm tư tưởng của Hồ Chí Minh và của Đảng ta về
dân chủ và xây dựng thể chế dân chủ.
Ngoài ra, tác giả luận văn cịn vận dụng phương pháp lơgic
và phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, tổng kết
thực tiễn để nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu những quan niệm của Hồ Chí Minh về dân
chủ và những biện pháp thực hiện dân chủ thể hiện trong những
tác phẩm chủ yếu của Người ở thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Khảo sát thực tế tại địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng để đánh
giá hiện trạng và các vấn đề đặt ra trong việc thực hiện QCDC ở
cơ sở từ năm 1998 đến nay.
6. Cái mới về mặt khoa học của luận văn
Góp phần hệ thống hóa và làm rõ những nội dung lý luận về
dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng tư tưởng đó vào
việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục các tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương và 7 tiết.
10
Chương 1
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
1.1. Tư tưởng dân chủ - một nội dung hợp thành của tư
tưởng chính trị Hồ Chí Minh và cơ sở hình thành tư tưởng dân
chủ Hồ Chí Minh
1.1.1. Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng chính trị thiên tài,
nhà tư tưởng dân chủ lớn của Việt Nam
Hồ Chí Minh - một vĩ nhân đã để lại dấu ấn trong quá trình
phát triển của nhân loại. Sự vĩ đại và cao quý của Người được thể
hiện trên nhiều phương diện từ cuộc đời, sự nghiệp đến tư tưởng,
đạo đức, phương pháp và phong cách. Từ nhiều góc độ tiếp cận
khác nhau của nhiều bộ môn khoa học xã hội - nhân văn, các nhà
nghiên cứu đều thống nhất nhận định rằng: "ở Hồ Chí Minh, nhà
chính trị (bao gồm cả nhà chiến lược, nhà tổ chức, nhà quân sự)
hòa quyện với nhà nhân văn, nhà đạo đức, nhà văn hóa, hình thành
một diện mạo, một nhân cách riêng của Hồ Chí Minh... Tư tưởng
Hồ Chí Minh là sự gắn bó thống nhất của những quan điểm tư
tưởng chính trị (về cách mạng dân tộc dân chủ, về cách mạng xã hội
chủ nghĩa, về tổ chức lực lượng, về quân sự) với tư tưởng nhân văn,
tư tưởng đạo đức, tư tưởng văn hóa" [9, 257-249].
11
Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành
tư tưởng Hồ Chí Minh - trong mối quan hệ với tư tưởng nhân văn,
tư tưởng kinh tế, tư tưởng văn hóa và tư tưởng đạo đức.
Từ việc xác định vị trí của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh
trong tổng thể tư tưởng Hồ Chí Minh như trên, chúng ta cần thiết
phải xác định nội dung thực chất của tư tưởng chính trị ấy. Xung
quanh vấn đề này đang có nhiều cách xác định khác nhau. Qua
nghiên cứu, chúng tơi thấy có thể đồng tình với cách hiểu: "Tư
tưởng chính trị của Hồ Chí Minh là tổ hợp các luận điểm, các quan
điểm liên quan đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam
nói riêng và các dân tộc bị áp bức nói chung. Đó là lý luận về cách
mạng ở các nước thuộc địa trong thời đại mới" [33, 31]
Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh còn là một hệ các vấn đề
bao gồm nhiều nội dung như chiến lược đại đoàn kết, xây dựng
mặt trận thống nhất, xây dựng Nhà nước của dân, do dân vì dân và
xây dựng Đảng cách mạng chân chính. Đó là những điều kiện căn
bản đảm bảo thực hiện thắng lợi lý tưởng và mục tiêu cách mạng.
Một trong những giá trị văn hóa đáng tự hào, đáng trân
trọng là tư tưởng dân chủ của Người. Tư tưởng dân chủ của Người
lại là điều cốt lõi của tư tưởng chính trị đó. Hồ Chí Minh trở thành
nhà tư tưởng chính trị, nhà tư tưởng dân chủ của cách mạng Việt
Nam.
12
Dân chủ luôn luôn bị chế ước bởi những điều kiện kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội của một thời đại lịch sử xác định cũng
như các yếu tố thuộc về đặc điểm, hoàn cảnh lịch sử và truyền
thống của dân tộc. Tìm hiểu tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh tất
yếu phải đặt trong bối cảnh lịch sử của thời đại và đất nước nơi
Người sinh ra để xem người đã kế thừa những gì trong tư tưởng
dân chủ của dân tộc và nhân loại, đã phát triển như thế nào và thực
hành ra sao tư tưởng dân chủ đó.
1.1.2. Hồn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ
XIX và những tác động tích cực của truyền thống dân tộc đến
sự hình thành tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh
Vào giữa thế kỷ XIX, trong khi các nước tư bản phương
Tây nhanh chóng phát triển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa thì
các nước phương Đơng vẫn chìm đắm trong sự trì trệ dưới sức
nặng của chế độ phong kiến chuyên chế, bảo thủ ngự trị từ lâu đời.
Hậu quả là, lực lượng sản xuất của xã hội chậm phát triển, trình độ
khoa học kỹ thuật lạc hậu, đời sống vật chất và tinh thần của các
tầng lớp nhân dân lao động rơi vào cực khổ, bế tắc, mâu thuẫn
giữa giai cấp địa chủ phong kiến thống trị với nhân dân lao động
mà tuyệt đại đa số là nông dân ngày càng sâu sắc.
Từ lâu, chủ nghĩa đế quốc đã nhịm ngó, mưu đồ xâm chiếm
Việt Nam. Sự suy yếu bạc nhược của chế độ phong kiến nhà
Nguyễn đã tạo cơ hội cho đế quốc Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
13
Bọn vua quan phong kiến ươn hèn đã đầu hàng thực dân Pháp, bán
nước ta cho bọn ngoại bang, phản bội lợi ích của dân tộc, đẩy nhân
dân ta vào tình cảnh nơ lệ dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực
dân. Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.
Thực dân Pháp đã câu kết với giai cấp địa chủ phong kiến,
đặt ách thống trị ở nước ta, tiến hành bóc lột, áp bức và nơ dịch
nhân dân ta một cách vô cùng tàn bạo. Việt Nam trở thành nước
thuộc địa với chế độ thực dân nửa phong kiến. Chính sách thống
trị hà khắc của thực dân Pháp làm cho nhân dân ta bị bần cùng,
khốn khổ khơng có chút quyền tự do, dân chủ nào.
Ngay từ lúc đế quốc Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhân
dân ta đã anh dũng đứng lên chống xâm lược. Các phong trào cứu
nước từ các cuộc khởi nghĩa Bình Tây ở Lục Tỉnh, phong trào Cần
Vương, Văn Thân đến các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa
Thục, Duy Tân của các cụ Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Phan
Chu Trinh cho đến cuộc nổi dậy của Hoàng Hoa Thám và các cuộc
khởi nghĩa sau đó đều lần lượt thất bại và bị đàn áp khốc liệt. Cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế kỷ XX rơi vào sự
bế tắc về đường lối. Bối cảnh đó đã thơi thúc người thanh niên yêu
nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân với
hành trang là lòng yêu nước thương dân và truyền thống tốt đẹp
của dân tộc. Người đã sử dụng những gì trong hành trang đó để
hình thành tư tưởng dân chủ của mình sau này?
14
Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, dân tộc ta quyết không
chịu khuất phục đã nổi lên đấu tranh nhiều lần chống xâm lược, để
tự giải phóng mình. Nhiều lần nước ta bị phương Bắc xâm lược
nhưng dân tộc ta vẫn giữ vững được lãnh thổ và chủ quyền quốc
gia dân tộc của mình. Những trang sử vàng của dân tộc đã được
làm nên bởi sức mạnh đoàn kết của cộng đồng Việt Nam. Trong
sức mạnh cộng đồng đó, thường nổi lên những người đứng đầu đất
nước - những thủ lĩnh chính trị biết dựa vào dân và tin vào sức
mạnh của dân. Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam đã
từng có những con người như thế.
Lý Thường Kiệt nêu lên tư tưởng: "Người làm vua của dân,
cốt phải nuôi dân" [34, 319]. Với ông, "nuôi dân" (dưỡng dân) thì
phải bỏ các kế sách tham tàn, phải loại trừ sự sách nhiễu làm hại
dân, phải ngăn chặn sự đục kht dân để làm giàu cho mình. Nhờ
đó mà cuộc hành quân đánh Tống của ông đạt kết quả rực rỡ ở thế
kỷ X, mở ra thời kỳ phát triển mới của Nhà nước phong kiến Việt
Nam độc lập.
Trần Quốc Tuấn lãnh đạo quân dân nhà Trần đã ba lần đánh
thắng quân Nguyên - Mông ở thế kỷ XIII. Đó là đội quân hùng
mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Nước Trung Hoa rộng lớn đã bị
chúng thôn tính, vậy mà ba lần xâm lược Việt Nam cả ba lần
chúng đều chịu thất bại phải rút quân về nước. Nhìn lại ba lần
chống qn Ngun - Mơng, Trần Quốc Tuấn rút ra một số bài học
về giữ nước, trong đó có bài học về thái độ đối với dân. Ông nêu:
15
phải làm sao để "lịng dân khơng xa rời mình", muốn vậy, phải có
kế sách cố kết được lịng dân, đó là nới lỏng sự đóng góp của dân.
"Khoan sức cho dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách
của sự giữ nước" [35, 398]. Sinh hoạt chính trị đời Trần có yếu tố
rất đáng lưu ý là tổ chức một số hội nghị bàn việc nước có tính
chất dân chủ. Năm 1282, Trần Nhân Tơng họp vương hầu và trăm
quan ở Bình Than để bàn về sách lược cơng thủ. Năm 1283,
Thượng hồng Trần Thánh Tơng triệu tập phụ lão trong nước họp
ở thềm điện Diên Hồng để bàn kế đánh giặc. Qua những hội nghị
này, họ biết được lòng dân, biết được kế sách đánh giặc hữu hiệu
đồng thời thu phục được lòng dân, tăng thêm ý chí giết giặc của
nhân dân.
Nguyễn Trãi - nhà chính trị, nhà quân sự lỗi lạc của dân tộc
Việt Nam ở thế kỷ XV. Người đã góp phần tạo dựng nên chính
sách thân dân thời kỳ Lê sơ mà kết quả là giành được chủ quyền
đất nước từ tay giặc Minh, đem lại xã hội thái bình, nhân dân no
ấm và phát triển đến thịnh vượng với quan niệm phải "nuôi dân",
"chăn dân", "huệ dân", phải lấy việc yên dân làm mục tiêu chiến
đấu: "Việc nhân nghĩa cốt ở n dân" (Bình Ngơ đại cáo), "đem
qn nhân nghĩa đi đánh dẹp giặc cốt để yên dân" (Thư dụ hàng
Bình Than); phải tránh chính sự phiền hà làm hại đến cuộc sống
của dân...
Thái độ và chính sách của các triều đại Lý, Trần, Lê đối với
dân đã tạo cho người dân sự gắn bó với triều đình, tạo cho đất
16
nước một cục diện thống nhất, vững mạnh, tạo cho dân tộc một
sức mạnh chống ngoại xâm và giữ gìn bờ cõi. Lý luận làm cơ sở
cho thái độ và chính sách đó tuy khơng nhiều nhưng quan điểm thì
rõ ràng và ý nghĩa hiện thực thì vơ cùng to lớn. Chính lý luận đó
đã làm tiền đề cho sự chuyển biến nhận thức trong quan niệm về
dân ở các thời kỳ lịch sử sau này, làm cơ sở cho sự hình thành tư
tưởng dân chủ Hồ Chí Minh ở thế kỷ XX.
Nhưng "dân" dưới thời phong kiến là thuộc phạm trù của
chủ nghĩa phong kiến, chịu ảnh hưởng sâu sắc của ý thức hệ phong
kiến. Dân tuy là số đơng và có sức mạnh nhưng chung quy lại họ
vẫn bị xem là những người bị trị, cần phải có người khác dẫn dắt,
họ khơng có khả năng quản lý và điều hành đất nước. Dân tuy
được xem là thành phần cơ bản của nước, nhưng nước lại không
phải là của dân, mà là của vua, của dòng họ vua thống trị, cha
truyền con nối. Các triều đại đang lên và các nhà tư tưởng của triều
đại ấy dù có nêu trách nhiệm "nuôi dân", "chăn dân" coi "dân là
gốc nước", xem "dân là quý", dù trong đời sống chính trị ở một
mức độ biểu hiện nào đó cũng có ít nhiều tính chất dân chủ song
điều đó cũng chỉ là biểu hiện của chủ nghĩa nhân bản của tinh thần
dân tộc chứ chưa phải là tư tưởng dân chủ, dân quyền theo nghĩa
đích thực của nó.
Lịch sử hình thành và phát triển tư tưởng dân chủ trên thế
giới ở thời cận đại thường gắn liền với các cuộc Cách mạng tư sản
ở
châu
Âu
vào
17
thế
kỷ XVIII. Giai cấp tư sản ra đời đảm đương vai trò lịch sử chống
phong kiến, chống thần quyền đòi tự do, bình đẳng, địi quyền
quản lý xã hội. Vào lúc này, tư tưởng dân chủ mới trở thành một
trào lưu tư tưởng có ý nghĩa tích cực, tiến bộ, thúc đẩy sự ra đời
các thiết chế dân chủ tư sản. Đây quả là một sự chuyển biến có
tính cách mạng trong quan niệm về dân và về vai trò của dân. Nó
có ảnh hưởng tích cực tới sự hình thành tư tưởng dân chủ ở Việt
Nam đầu thế kỷ XX, khi mà tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp
qua "Tân Thư", "Tân Văn" từ Trung Quốc và Nhật Bản truyền vào
Việt Nam. Phan Bội Châu nêu lên quan niệm "nước lấy dân làm
chủ, dân coi việc nước như việc nhà", "Dân là dân nước, nước là
nước dân" hoặc "Chỉ nên đề xướng dân quyền, dân đã giác ngộ
được quyền lợi của mình dần dần mới có thể mưu tính đến việc
khác, dân quyền là phép đổi dời non sông". Trang đầu của cuốn
sách về lịch sử dân chủ, dân quyền ở Việt Nam bắt đầu từ đây. Tuy
nhiên, bên cạnh mặt tích cực và có ý nghĩa tiến bộ, dân chủ tư sản
không tránh khỏi những hạn chế thuộc về bản chất của nó. Nó biểu
hiện ở chỗ, dân chủ chỉ có đối với giai cấp tư sản cịn nhân dân lao
động vẫn bị áp bức, bóc lột thậm tệ ở ngay cả những nơi sinh ra
nó. ở Việt Nam những tư tưởng dân chủ, dân quyền được Phan Bội
Châu nêu ra đã làm phấn chấn lòng người. Biết bao trí thức yêu
nước, thương dân đặt rất nhiều kỳ vọng vào phép "đổi dời non
sông" ấy nhưng họ chưa biết bắt đầu từ đâu và bằng con đường
nào là đúng đắn nhất để đáp ứng nhu cầu giải phóng dân tộc, nhu
18
cầu dân sinh, dân trí, dân chủ của tuyệt đại đa số nhân dân Việt
Nam lúc bấy giờ.
Tiếp thu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc yêu nước
và thương dân ngọn nguồn của dân chủ, Hồ Chí Minh có cách
riêng để thể hiện mình cả trong nhận thức lẫn trong hành động.
Người khơng chỉ dành tình thương vơ bờ bến cho dân, cho nước
mà Người cịn mở rộng tình thương đến tất cả những người bị đọa
đầy đau khổ trên trái đất. Tư tưởng dân chủ và tư tưởng chính trị
của Hồ Chí Minh đã tựa vững chắc trên nền tảng của chủ nghĩa
yêu nước, của tinh thần dân tộc, của các giá trị nhân bản và nhân
đạo tích cực mà cốt lõi là tình thương yêu đối với nhân dân lao
động. Người không chỉ yêu thương nhân dân mà Người cịn ln
tin tưởng ở dân, gần gũi với dân, tôn trọng dân, lắng nghe ý kiến
của dân. Người ln đặt mình trong dân và đã cống hiến tất cả cho
dân, cho nước, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì độc lập dân
tộc, tự do, dân chủ, hạnh phúc cho nhân dân. Đường lối chính trị
cơ bản và nhất quán của Người là đường lối đại đoàn kết. Đó là sự
đồn kết theo tình nghĩa đồng bào, đồng thời cũng là sự đoàn kết
liên hiệp những người bị áp bức trên thế giới để đấu tranh cho độc
lập tự do, hạnh phúc của nhân dân lao động. Tư tưởng đại đồn kết
trở thành ngun tắc chính trị được Người kế thừa từ truyền thống
dân tộc Việt Nam, là di sản quý báu và vĩ đại của nền văn hóa
chính trị Việt Nam.
19
1.1.3. Những ảnh hưởng của văn hóa phương Đơng và
phương Tây đối với sự hình thành tư tưởng dân chủ của Hồ
Chí Minh
Người Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tư tưởng Nho
giáo, Phật giáo và Lão giáo. Người Việt đã chủ động tiếp thu
những yếu tố tích cực và tiến bộ của Nho, Phật, Lão để trở thành
nguồn di sản văn hóa của dân tộc tạo nên động lực tinh thần của
những triều đại phong kiến khi chống ngoại xâm, đặc biệt là Nho
giáo.
Đối với Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh, Nho giáo đã có
ảnh hưởng sâu sắc đối với Người ngay từ thời niên thiếu. Hồ Chí
Minh tiếp thu Nho giáo, nhưng là Nho giáo của những người yêu
nước qua bổn phận trung hiếu của người dân đối với sự mất còn
của dân tộc. Những giá trị văn hóa phương Đơng đặc biệt là Nho
giáo mà Hồ Chí Minh tiếp thu đó là phải xem dân là gốc nước.
Sách "Thượng thư" nói: "Dân có thể gần, khơng thể coi thường.
Dân là gốc nước. Gốc có vững thì nước mới n" Hồ Chí Minh đã
phát triển quan niệm đó. Người khẳng định: nhân dân là gốc, cơng
nơng là gốc của cách mạng:
"Gốc có vững cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân" [19, 410]
Trong Nho giáo cũng đã nói đến chữ tín, đến dân tin. Có
được dân tin thì triều chính mới vững vàng. Khổng Tử đã nói như
20
thế. Và để được dân tin thì theo Khổng Tử phải làm hàng loạt việc
có liên quan tới dân như phải làm sao cho được lòng dân, đáp ứng
nguyện vọng của dân, loại trừ cái dân khơng thích... Kế thừa và
phát triển quan niệm này, Hồ Chí Minh ln đề cao yêu cầu đối
với những người làm chính trị, những cán bộ lãnh đạo chính trị
phải làm sao được dân tin, dân u, khơng phải để lấy lịng dân, để
lợi dụng dân mà phải rèn luyện phẩm chất, năng lực để vừa là
người đầy tớ vừa là người lãnh đạo dân, hết lịng thương dân, vì
dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân
phải hết sức tránh.
Mạnh Tử cho rằng có ba đối tượng mà người thực hành
triều chính phải tính tới, đó là: dân, xã tắc, vua. Theo ơng cả ba
đều quan trọng song nếu xếp thứ tự thì trước hết phải là dân "dân
là quan trọng, thứ đến là xã tắc, cịn vua là nhẹ". Bởi ơng cho rằng
được lịng dân thì được thiên hạ "được chúng dân thì làm thiên tử".
Đối với Hồ Chí Minh, bao giờ Người cũng coi dân là trên hết,
trước hết, thương dân, trọng dân, được lòng dân, tập hợp lực lượng
dân chúng trên con đường đấu tranh tự giải phóng, giành quyền
dân chủ cho dân, mưu cầu hạnh phúc cho dân.
Tuân Tử nêu tư tưởng "chở thuyền là dân mà lật thuyền
cũng là dân". Vì vậy, kẻ đang cầm quyền khơng thể vì có quyền
trong tay mà coi thường dân, chà đạp lên nguyện vọng, quyền sống
của dân. Tiếp thu tư tưởng đó, Hồ Chí Minh yêu cầu những người
làm chính trị phải tu dưỡng rèn luyện suốt đời cả trong đấu tranh
21
giành chính quyền và trong xây dựng đất nước khi đã nắm được
chính quyền.
Cách tiếp thu và sử dụng lý thuyết Nho giáo một cách sáng
tạo của Hồ Chí Minh có phần giống như Các Mác tiếp thu phép
biện chứng của Hêghen. Người tiếp thu các nhân tố hợp lý của
Nho giáo, cải tạo lại mục đích "trị quốc, bình thiên hạ" của Nho
giáo cho nó hướng vào dân. Những gì xét thấy khơng hợp thời
hoặc lạc hậu thì Người gạt bỏ và phê phán.
ở thời kỳ niên thiếu của Hồ Chí Minh, Nho giáo đã bất lực
trước sự tiến công của chủ nghĩa đế quốc. Và cả truyền thống tốt
đẹp của dân tộc lúc đó cũng khơng phát huy được hiệu quả, nếu nó
khơng được bổ sung thêm những nhân tố mới, những thành tựu
mới
của
nhân
loại.
Chính
vì
thế
mà
năm 1911, Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành quyết
định sang phương Tây chứ không phải là phương Đông như các vị
tiền bối đã làm, với hy vọng tìm một con đường đúng đắn, có hiệu
quả nhất để cứu nước, cứu dân.
Điều hấp dẫn nhất đối với Hồ Chí Minh ngay khi Người cịn
ở trong nước là khẩu hiệu "Tự do, Bình đẳng, Bác ái" của Cách
mạng tư sản Pháp (1789). Những mỹ từ về quyền con người đó đã
thơi thúc Hồ Chí Minh ra đi đến tận q hương của nó để tìm hiểu
sự thực đằng sau những khẩu hiệu đẹp đẽ ấy. Trong thời gian ở
Pháp, Hồ Chí Minh đã có điều kiện đọc những tác phẩm của các
22
nhà tư tưởng, các triết gia lớn ở châu Âu, đặc biệt những nhà tư
tưởng, triết học thời khai sáng và thời kỳ cách mạng tư sản Pháp
như Diderot, Voltaine, Montesquieu, Rousseau... Hồ Chí Minh
quan tâm đặc biệt đến những tác phẩm bàn về nhân quyền, dân
chủ, nhân đạo như "tinh thần pháp luật" (Montesquieu), "Bàn về
khế ước xã hội" (JJ. Rousseau). Tư tưởng nhân đạo, dân chủ, nhân
quyền thế kỷ XVIII đã dẫn đến cuộc cách mạng năm 1789, cuộc
cách mạng đã tấn công vào chế độ phong kiến và giáo hội. Nhưng
chẳng bao lâu, chính quyền tư sản lại khôi phục nhà thờ, lại tiếp
tục sử dụng tôn giáo làm công cụ ru ngủ nhân dân trong nước và
làm phương tiện xâm lược thuộc địa. Người đã thấy rất rõ rằng,
khẩu hiệu "Tự do, Bình đẳng, Bác ái" chỉ tồn tại trên lý thuyết còn
thực tế đã mất dần ý nghĩa. Sự thật là dưới chế độ tư bản thực dân,
khơng hề có tự do, bình đẳng, bác ái dành cho dân chúng, chỉ có áp
bức, bóc lột và các cuộc đàn áp tàn bạo đối với nhân dân lao động.
Người đã nhìn rõ hai mặt tích cực và tiêu cực của nền dân chủ tư
sản, của cách mạng tư sản. Thực tiễn sống, hoạt động và đấu tranh
phong phú qua gần 10 năm khảo sát (1911 - 1920) ở nhiều nước
châu á, châu Phi, châu Mỹ la tinh đã đem lại cho Người những
nhận thức mới: ở các nước thuộc địa, đâu đâu người lao động cũng
bị chủ nghĩa thực dân đế quốc đầy ải trong tủi nhục, đói nghèo, bị
bóc lột đàn áp dã man, và ở đâu các dân tộc bị áp bức cũng đều có
khát vọng đấu tranh địi giải phóng. Ngay ở những nước tự xưng là
văn minh nhất cũng vẫn có hai loại người: tầng lớp trên sống hết
23
sức xa hoa, thừa thãi còn đa số nhân dân lao động phải sống cuộc
đời nheo nhóc, bần hàn. Chính do sự yêu thương thông cảm những
người cùng khổ và căm ghét bọn tư bản, đế quốc thực dân mà tình
cảm và ý thức giai cấp, ý thức quốc tế ở Hồ Chí Minh từng bước
được nảy nở, làm cơ sở rất quan trọng cho việc tiếp thu những học
thuyết cách mạng, khoa học tạo bước ngoặt trong tư tưởng dân chủ
của Hồ Chí Minh sau này khi Người giác ngộ chủ nghĩa MácLênin và CNCS.
1.1.4. Chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng Tháng
Mười Nga (1917) tạo nên bước ngoặt trong sự hình thành tư
tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh
Trên cơ sở truyền thống văn hóa Việt Nam, Hồ Chí Minh
tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Đơng, phương Tây và cuối cùng
Người đến với chủ nghĩa Lênin. Đây là bước ngoặt trong quá trình
tìm đường cứu nước và quá trình phát triển tư tưởng dân chủ của
Hồ Chí Minh. Bước ngoặt đó đã đánh dấu sự định hình và khẳng
định tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng của giai cấp vô sản chủ nghĩa Mác-Lênin, mang bản chất cách mạng và khoa học triệt
để.
Chủ nghĩa Mác-Lênin, Cách mạng Tháng Mười và thời đại
mới đã đem lại cho Người câu trả lời đúng đắn nhất. Đó là muốn
có một Việt Nam độc lập có chủ quyền, nhân dân ta là người chủ
và làm chủ cuộc sống của mình thì tồn dân tộc Việt Nam phải tự
24
mình xóa bỏ ách nơ lệ, rũ bỏ mọi gơng xiềng giành lấy độc lập tự
do thực sự bằng cách "đem sức ta mà giải phóng cho ta", dưới ánh
sáng soi đường của chủ nghĩa Mác-Lênin. Người đã chỉ rõ trong
"Đường cách mệnh" (1927): "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa
nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách
mệnh nhất là Chủ nghĩa Lênin" [16, 268]. Người phê phán cách
mạng Pháp, cách mạng Mỹ là những cuộc cách mạng khơng đến
nơi, chỉ có cách mạng Nga là cách mệnh đến nơi, tức là đã trao lại
cho nhân dân quyền lực thực sự của họ. Người quyết định đi theo
con đường Cách mạng Tháng Mười.
Thế giới quan và phương pháp luận Mác-Lênin đã giúp Hồ
Chí Minh nhìn nhận, đánh giá, phân tích, tổng kết các học thuyết
tư tưởng đương thời cũng như kinh nghiệm hoạt động thực tiễn
của mình để tìm ra con đường đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước,
giải phóng dân tộc. Tình cảm u nước thương dân, quan niệm về
dân, hành động tất cả vì dân trong tư tưởng của Người khi bắt gặp
chủ nghĩa Mác-Lênin đã được nâng lên một trình độ mới mang
tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc, tính khoa học và cách
mạng triệt để nhất.
Cần phải nói thêm rằng: việc tiếp thu, vận dụng, phát triển
chủ nghĩa Mác-Lênin của Hồ Chí Minh là cả một q trình kết hợp
nghiên cứu lý luận gắn với hoạt động thực tiễn. Người đã vận
dụng và phát triển lý luận Mác-Lênin một cách sáng tạo chứ không
giáo điều, kinh viện. Người cho rằng học tập chủ nghĩa Mác25