Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Ngân sách nhà nước, thực trạng và giải pháp đảm bảo ổn định thu ngân sách nhà nước.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.02 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cần thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Ngân sách Nhà nước (NSNN), hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù
kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính.
Thuật ngữ "NSNN" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở
mọi quốc gia. Sự hình thành và phát triển của NSNN gắn liền với sự xuất
hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản
xuất của cộng đồng và Nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra
đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề
cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của NSNN. NSNN có vai trò rất quan
trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối
ngoại của đất nước. NSNN là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội,
định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều
chỉnh đời sống xã hội. Để có kinh phí chi các hoạt động đó, Nhà nước đã đặt
ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình
thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu NSNN là việc Nhà nước
dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia
hình thành quỹ NSNN bảo đảm cho các hoạt động điều chỉnh nền kinh tế, xã
hội… Vì vậy, ổn định thu NSNN là một vấn đề hết sức quan trọng đối với
mọi quốc gia trên thế giới.
2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài: Hệ thống hóa các kiến thức cơ
bản về thu ngân sách và các phạm trù liên quan đến thu ngân sách, đi vào
thực tiễn thu ngân sách ở nước ta sau khi gia nhập WTO, giải pháp nhằm ổn
định thu NSNN.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề thu ngân sách và các giải pháp nhằm ổn
định thu ngân sách.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Nền kinh tế Việt Nam.
+ Thời gian: Trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
4. Phương pháp nghiên cứu: Quan sát, tìm hiểu, thu thập số liệu, sau đó


tiến hành phân tích dựa trên cơ sở những dữ liệu tìm kiếm được.
5. Kết cấu bài thảo luận của nhóm:
- Lời mở đầu.
- Phần I: Cơ sở lý thuyết.
- Phần II: Thực trạng thu ngân sách ở Việt Nam, giải pháp nhằm ổn định
thu ngân sách.
- Kết luận.
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Những vấn đề chung về NSNN
1.1.1 Khái niệm:
NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể
trong xã hội, phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động, phân phối và sử
dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước nhằm đảm bảo cho việc
thưc hiện các chức năng của Nhà nước về mọi mặt.
1.1.2 Đặc điểm:
- Hoạt động của NSNN gắn liền với quyền lực kinh tế , chính trị của Nhà
nước đươc NN tiến hành trên cơ sở luật định .
- Các hoạt động thu - chi NSNN luôn gắn chặt với việc thực hiện các
chức năng và nhiệm vụ của NN trong thời kỳ .
- Hoạt đông thu - chi của NSNN chứa đựng các quan hệ kinh tế, quan hệ
lợi ích nhất định trong đó lợi ích quốc gia, lợi ích của tổng thể được đặt lên
hàng đầu và chi phối các lợi ích khác .
- Hoạt động thu - chi của NSNN mang tính không hoàn trả trực tiếp là
chủ yếu . - NSNN mang tính kế hoạch và cân đối .
- Hoạt động thu - chi của NSNN gắn chặt với thực trạng của nền kinh tế
và các phạm trù giá trị như giá cả , lãi suất , tỷ giá hối đoái …
- Hoạt đông thu - chi NSNN thực chất là sự phân chia nguồn lực tài chính
quốc gia nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các
chủ thể trong xã hội.
1.1.3 Vai trò của NSNN

- NSNN là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi
tiêu của Nhà nước .
- NSNN là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội:
+ Là công cụ để định hướng sản xuất kinh doanh xác lập cơ cấu kinh tế
hợp lý của nền kinh tế quốc dân
+ Là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiểm soát lạm phát
.
+ Là công cụ để điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các
tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng xã hội .
1.2 Thu NSNN :
1.2.1 Khái niệm thu NSNN
Thu NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát
sinh trong quá trình Nhà nước dung quyền lực chính trị huy động các nguồn
lực tài chính trong xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất
Nhà nước (Quỹ NS)
1.2.2 Phân loại thu NSNN
- Căn cứ vào nội dung kinh tế của các khoản thu :
+ Thu thuế: Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật
(như giao dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái
phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội.
+ Thu phí, lệ phí: Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng
mang tính đối giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công
dân trả cho Nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do Nhà nước cung cấp.
So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn nhiều. Phí gắn liền với
với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa
dịch vụ công cộng hữu hình. Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi
ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và
pháp nhân.
+ Thu từ hoạt động kinh tế của NN: thu từ lợi tức từ hoạt động góp vốn
liên doanh, cổ phần của NN, thu hồi tiền cho vay (cả gốc và lãi) của NN, thu

hồi vốn đầu tư của NN tại các cơ sở kinh tế - bán hoặc đấu giá DNNN.
+ Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước: Khoản thu
này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính chất phân phối lại,
vừa có tính chất phân phối lại, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng
tài sản quốc gia vừa tăng nguồn thu cho NSNN. Các nguồn thu từ bán hoặc
cho thuê tài sản, tài nguyên, thiên nhiên; thu về bán tài sản thuộc sở hữu Nhà
nước.
+ Thu từ hoạt động hợp tác với nước ngoài.
+ Thu khác….
- Căn cứ vào tính chất phát sinh các khoản thu:
+ Thu thường xuyên.
+ Thu không thường xuyên.
- Căn cứ vào tính chất cân đối NSNN:
+ Thu trong cân đối NSNN.
+ Thu ngoài cân đối NSNN (thu bù đắp thiếu hụt NSNN).
1.2.3 Đặc điểm thu NSNN:
* Thu NSNN là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Mọi khoản thu của Nhà nước
đều được thể chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước;
* Thu NSNN phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế; biểu
hiển ở các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất,
v.v...
* Thu NSNN được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là
chủ yếu.
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN:
- Thu nhập GDP bình quân đầu người.
- Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế.
- Khả năng xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên ( dầu mỏ và khoáng sản )
- Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước
- Tổ chức bộ máy thu nộp

- Các nhân tố khác…
1.2.5 Các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu NSNN
- Nguyên tắc ổn định lâu dài.
- Nguyên tắc đảm bảo công bằng.
- Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn.
- Nguyên tắc giản đơn.
- Nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế (Thực hiện các cam kết…).
1.2.6 Các giải pháp tăng thu NSNN
• Một là, trong khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài
nguyên quốc gia tăng thu cho ngân sách, Nhà nước cần phải
dành kinh phí thỏa đáng cho để nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển

×