Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIÊU LUẬN PHÂN TÍCH QUAN điểm của TRIẾT học mác LÊNIN về CON NGƯỜI và bản CHẤT CON NGƯỜI ý NGHĨA lý LUẬN và THỰC TIỄN của QUAN điểm TRÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.13 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH UEH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
LKhj

TIỂU LUẬN MƠN HỌC
TRIẾT HỌC MARX - LENIN
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI.
Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN.

Sinh viên thực hiện: Hồ Nguyên Bảo
Khố – Hệ: 47

MSSV: 31211021613

Khoa: tài chính

Chun ngành: Tài chính quốc tế

Lớp: DH47TE003
Mã lớp học phần: 21C1PHI51002332
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Hà

0


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................0
Chương 1. Quan điểm của triết học Marx – Lenin về con người và bản chất
con người..............................................................................................................1


1. Khái niệm con người.................................................................................1
Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội...1
2. Khái niệm bản chất con người...................................................................3
a. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hồ những
mối quan hệ xã hội.....................................................................................3
b. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử................................4
Chương 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm triết học Marx –
Lenin về con người và bản chất con người........................................................4
1. Ý nghĩa lý luận:.........................................................................................4
2. Ý nghĩa thực tiễn:......................................................................................5
TỔNG KẾT..........................................................................................................6
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................6


LỜI NĨI ĐẦU
Từ khi sinh vật có dạng giống con người xuất hiện cách ngày nay khoảng 1,8 –
1,6 triệu năm của kỷ đệ tứ thuộc Đại Tân Sinh, người hiện đại tiến hoá vào khoảng
100.000 năm trước đây và phải đến khoảng 40.000 năm trước công nguyên, nhà nước
đầu tiên trên thế giới mới xuất hiện (nhà nước Ai Cập cổ đại). Nhưng không phải chờ
đến thời điểm nhà nước đầu tiên xuất hiện, con người mới suy nghĩ các vấn đề triết
học về con người, con người thời cộng sản nguyên thuỷ đã biết tự nhận thức bản chất
con người nhưng ở một mức độ rất hạn chế, chưa đủ để hình thành các cơ sở lý luận.
Các nhà triết học cổ đại phương Đông cố gắng giải thích bản chất con người, có thể kể
đến là triết học Phật giáo với nhiều quan điểm tiến bộ như phủ nhận niềm tin cho rằng
thượng đế tạo ra con người từ các nguyên tố hay những giải thích xoay quanh chữ
“nghiệp”, tuy nhiên tựu chung lại vẫn chưa nói rõ hết định nghĩa con người và bản
chất con người. Trong khi các nhà triết học trung đại phương Tây đã tiến bộ hơn khi
dám bác bỏ những trường phái triết học duy tâm của những nhà triết học Cơ đốc giáo
và tiếp nhận chủ nghĩa duy vật của các nhà triết học cổ đại, dẫn đến chia làm nhiều
trường phái triết học, trong đó tiến bộ nhất là chủ nghĩa duy vật biện chứng của Karl

Marx với quan điểm “con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ cao nhất của
giới tự nhiên và lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả thành tựu của
văn minh và văn hóa”. Marx đã kế thừa và phê phán nhiều quan điểm thời bấy giờ để
rút ra các kết luận về con người và bản chất con người, những đại diện xuất sắc đó là
Charles Darwin với thuyết tiến hố (nguồn gốc các loài), Ludwig Andreas Feuerbach
và Georg Wilhelm Friedrich Hegel là hai trường phái đối lập nhau (duy vật siêu hình
và duy tâm biện chứng). Marx đã sàng lọc và kế thừa có chủ ý để tìm ra phương pháp
0


luận mang tính khoa học khách quan nhất, nhờ có sự xác quyết quan điểm về con
người và bản chất con người của Marx mà những tranh cãi trong chủ đề này đã đi đến
hồi kết vì sự thật của khoa học biện chứng không thể chối cãi.
Xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Thanh Hà và bài giảng của cô đã truyền
đạt cho em một cách đầy đủ và súc tích những cơ sở quan trọng trong Triết học Mác –
Lênin. Cơ cũng đã nhiệt tình hướng dẫn em viết bài tiểu luận cuối kì.
Em xin chân thành cảm ơn ạ!

1


Chương 1. Quan điểm của triết học Marx – Lenin về con người và bản chất con
người.
Trên thế giới, có thể nói có hai cái nơi của hai nền văn hố nằm ở hai hướng đối
nhau đó là Trung Quốc, Ấn Độ - cái nơi nền văn hố phương Đơng và Hy Lạp với
thành phố dân chủ sơ khai Athena là cái nơi văn minh của văn hố phương Tây. Tuỳ
theo giai đoạn lịch sử và điều kiện cụ thể của mỗi thời đại mà nổi lên những vấn đề
khác nhau mà các trường phái triết học, các nhà triết học có những phát hiện và đóng
góp khác nhau cho việc lý giải định nghĩa con người và bản chất con người bằng
những phương pháp luận như duy vật, duy tâm, siêu hình hay biện chứng... Nhưng

nhìn chung cả hai nền văn hố đều có những quan niệm riêng về con người và bản chất
con người và có nhiều điểm khác biệt trong cách lựa chọn giác độ để làm tham chiếu
cho việc định nghĩa con người trong hai nền văn hoá.
Theo nhận xét của cố giáo sư Lương Kim Định (1973) thì nền văn hố phương
Đơng có đặc điểm là tĩnh, ít có xu hướng dịch chuyển nhiều, trong khi nền văn hố
phương Tây thì động, đặc điểm chính là triệt tiêu. Vậy nên khơng khó hiểu là về mặt
khoa học kĩ thuật và công nghệ của phương Tây lại tiến nhanh hơn phương Đơng,
ngun nhân vì ngay từ ban đầu, nền triết học phương Tây luôn cố gắng định nghĩa thế
giới quan một cách logic và chặt chẽ nhất, thêm nữa là triết lý của nó khơng u cầu sự
thống nhất như những giáo lý của những tôn giáo phương Đông. Trong nền triết học
phương Tây, việc coi phủ định như là một sự phát triển là điều hiển nhiên, các cuộc
tranh luận liên tục diễn ra giữa các nhà triết học phương Tây trong suốt chiều dài lịch
sử của nó.

1


Nhờ ở trong mơi trường có tính tranh luận phản biện cao mà Marx đã lãnh hội và
sàng lọc có chủ ý những quan điểm triết học tiến bộ để từ đó đưa ra cách lý giải khoa
học và thuyết phục nhất cho nhân sinh, xã hội cũng như những phương pháp hiện thực
nhằm giải phóng con người. Phương pháp luận khoa học biện chứng của Marx đã khắc
phục những hạn chế mang tính phiến diện của các quan điểm triết học trước Marx.
Theo Marx thì con người là một thực thể trong sự thống nhất biện chứng giữa cái tự
nhiên và cái xã hội. Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên,
đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã
hội. Song song với đó, các bản chất con người cũng đã hình thành trong sự phát triển
của con người.

1. Khái niệm con người
Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội.

-

Con người là một thực thể tự nhiên: Tiền đề đầu tiên quy định sự hình

thành, tồn tại và phát triển của con người là giới tự nhiên do đó con người có những
bản tính tự nhiên và việc nghiên cứu, khám phá khoa học về cấu tạo tự nhiên của con
người là cơ sở đúng đắn cho các phương pháp luận duy vật. Bản tính tự nhiên của con
người được phân chia làm hai giác độ sau:
Thứ nhất: Con người là kết quả của q trình tiến hố và phát triển lâu dài từ một
gốc ban đầu trong sinh giới bắt nguồn từ sự kết hợp của các phân tử sinh học sơ khai
nhất, điều này đã được Darwin chứng minh trong cuốn “Nguồn gốc các loài” xuất bản
2


năm 1859. Giống như những loài vật khác, con người cũng có những đặc điểm sinh
học riêng biệt đặc trưng cho tính lồi và cũng có những nhu cầu sinh học (ăn uống,
nghỉ ngơi, hoạt động, sinh lý…) cho nên có thể nói con người là một lồi sinh vật với
đầy đủ các bản tính của sinh vật và lồi của nó theo cơ sở khoa học tự nhiên và chủ
nghĩa duy vật.
Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên
cũng là “thân thể vơ cơ của con người”, do đó giới tự nhiên và con người như là các cơ
quan trao đổi vật chất. Những biến đổi và tác động, quy luật của giới tự nhiên trực tiếp
hoặc gián tiếp quy định sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người;
ngược lại, sự biến đổi và hoạt động của con người luôn tác động trở lại mơi trường tự
nhiên, làm biến đổi mơi trường đó. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của
con người và các tồn tại khác của giới tự nhiên.
-

Con người là một thực thể xã hội: Nếu khơng có mặt xã hội thì con


người khơng khác những lồi sinh vật khác, tức chỉ có mặt tự nhiên chứ khơng có mặt
xã hội. Mặt tự nhiên là “nền” cho mặt xã hội của con người và mặt xã hội nâng mặt tự
nhiên của con người lên trên động vật. Theo Marx, xã hội con người có điểm nổi bật
hơn hẳn và phân biệt với động vật là con người lao động và sản xuất ra những tư liệu
sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất
của mình. Thơng qua hoạt động sản xuất vật chất; con người đã làm thay đổi, cải biến
giới tự nhiên: “Con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, cịn con người thì tái sản xuất ra
toàn bộ giới tự nhiên” 1.

1 .Sđd, t.42, tr. 137.

3


 Nhờ lao động và sản xuất, con người phát triển tư duy, ngơn ngữ, mục đích hoạt
động, cải tạo tự nhiên, xác lập quan hệ xã hội; đồng thời hình thành bản chất xã hội và
nhân cách của con người. Vì vậy con người khơng chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà cũng
có nguồn gốc xã hội mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động.
 Tiếp đó nhờ lao động mà con người thay đổi xã hội theo những chiều hướng cụ
thể và xã hội ảnh hưởng trở lại sự phát triển của con người qua các nhân tố và quy luật
xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng có sự thay đổi tương ứng.
Do đó có thể kết luận các nhân tố, quy luật xã hội làm phát triển con người và
con người là tiền đề xã hội phát triển.
Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của
con người ln bị chia phối bởi ba hệ thống quy luật khác nhau nhưng thống nhất với
nhau: hệ thống quy luật tự nhiên (quy định phương diện sinh học), hệ thống quy luật
tâm lý ý thức (hình thành và vận động trên nền tảng sinh học của con người) và hệ
thống quy luật xã hội (quy định quan hệ xã hội giữa người với người). Ba hệ thống này
cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người bao gồm
mặt sinh vật và mặt xã hội, là cơ sở hình thành hệ thống các nhu cầu sinh học và xã hội

của con người.
Theo phép duy vật biện chứng, con người là một chỉnh thể thống nhất giữa các
mặt tự nhiên và mặt xã hội cũng trong mỗi con người là thống nhất. Hai mặt này thống
nhất với nhau và là tiền đề của nhau, trong đó mặt tự nhiên quyết định sự tồn tại của
người, mặt xã hội quyết định bản chất con người và là cơ sở để phân biệt con người
với loài vật.
4


2. Khái niệm bản chất con người.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khơng chỉ thừa nhận bản tính tự nhiên của con
người mà còn lý giải con người từ giác độ các quan hệ xã hội, lịch sử, từ đó phát hiện
ra bản chất xã hội của con người. Hơn nữa, bản chất xã hội của con người là phương
diện bản chất nhất, gắn chặt với từng hoàn cảnh lịch sử và thời đại.
a. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối
quan hệ xã hội.
Điều khiến con người trở thành loài cao cấp nhất, vượt hẳn các loài sinh vật khác
là ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với
chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đó, tận suy đều mang tính xã hội như
trong luận cương về Feuerbach, Karl Marx đã khẳng định: “Bản chất con người không
phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó,
bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” 2. Khi nói về bản chất con người
là tổng hồ các mối quan hệ xã hội thì điều này có nghĩa:
 Bản chất con người được quy định bởi tất cả các mối quan hệ xã hội (như quan
hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế, đạo đức, tơn giáo; quan hệ cá
nhân, gia đình, xã hội,…), tức bị quy định giữa mối quan hệ giữa người với người.
Mối quan hệ này là bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động
trong chừng mực liên quan đến con người.
 Cái bản chất không phải là cái duy nhất mà chỉ là cái chung nhất, sâu sắc nhất,
do đó, trong khi nhấn mạnh bản chất xã hội của con người không thể tách rời cái sinh

2 .Sđd, t.3, tr. 11.

5


học trong con người mà cần phải thấy được các biểu hiện riêng biệt, phong phú và đa
dạng của mỗi cá nhân về phong cách, nhu cầu và lợi ích trong cộng đồng xã hội.
 Bản chất con người không trừu tượng hay thoát ly khỏi những điều kiện lịch sử
cụ thể, một thời đại nhất định, mà thực chất vừa mang tính lịch sử vừa mang tính thời
đại. Trong mỗi hồn cảnh lịch sử, thời đại cụ thể có những yếu tố văn hố, kinh tế,
hồn cảnh, giai cấp, quan hệ chính trị, quan hệ cá nhân, quan hệ giai cấp, dân tộc,…
khác nhau mà con người bộc lộ bản chất xã hội tương ứng với từng giai đoạn lịch sử
xã hội, thời đại đó. Vậy nên bản chất con người không phải là cố định, bất biến sau khi
xuất hiện mà nó là một q trình ln biến đổi theo sự biến đổi của các quan hệ xã hội
mà con người gia nhập vào đồng thời bản chất con người luôn chịu kết quả và kế thừa
sự biến đổi trong tiến trình lịch sử.
Luận đề “bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” của Marx
không phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người mà là nhấn mạnh sự khác biệt
của con người và các loài sinh vật khác, đồng thời chỉ ra việc thực hiện những nhu cầu
sinh học ở con người cũng mang tính xã hội. Như vậy có thể hiểu con người là một
thực thể tự nhiên, mang đặc tính xã hội.
b. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử.
Khơng có thế giới tự nhiên, khơng có lịch sử xã hội thì khơng tồn tại con người.
Vì vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài. Qua hoạt động thực
tiễn, con người tác động và cải biến tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của xã
hội. Trong quá trình cải biến theo nhu cầu sinh tồn và phát triển, con người cũng làm
ra lịch sử của mình. Do đó theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của
6



con người thì con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch
sử của chính bản thân con người.
Như vậy khơng có con người phi lịch sử mà trái lại, con người sống, hoạt động
trong một xã hội nhất định, một thời đại cụ thể, trong những điều kiện lịch sử xác định,
nghĩa là những con người cùng với xã hội của mình hoạt động thực tiễn, thông qua
hoạt động thực tiễn tác động vào giới tự nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển ý thức. Trên
thực tế, con người lại là những con người ở những thời đại khác nhau, các dân tộc
khác nhau, các giai cấp, các nhóm xã hội khác nhau; nên trong họ, cái tự nhiên tồn tại
trong sự tác động của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau.
Chương 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm triết học Marx – Lenin về
con người và bản chất con người.
Sau khi đã nắm rõ các khái niệm và quan niệm triết học của Marx – Lenin về con
người và bản chất con người, điều quan trọng tiếp theo là ý nghĩa luận và thực tiễn áp
dụng. Ngồi cái chung mà lồi người có, mỗi cá nhân con người lại có một nét riêng
biệt tạo nên sự khác biệt và phong phú trong xã hội lồi người. Điều này cũng đúng
nếu xét trên khía cạnh từng dân tộc, mỗi dân tộc có những đặc điểm riêng với hoàn
cảnh lịch sử, thời đại khác nhau nên việc áp dụng quan niệm triết học của Marx –
Lenin về con người và bản chất con người cũng không thể giống nhau với các dân tộc,
quốc gia trên thế giới.

7


1. Ý nghĩa lý luận:
Quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lenin về con người và bản chất con người là
cơ sở phương pháp luận cho mọi hoạt động của con người. Nó được biểu hiện qua hai
giác độ sau:
 Về nhận thức, con người cần được đánh giá theo hai phương diện là phương
diện bản tính sinh học và phương diện bản tính xã hội, trong đó phài coi trọng phương
diện bản tính xã hội vì như Marx đã khẳng định rằng ngay cả những nhu cầu tự nhiên

của con người cũng mang tính xã hội. Cần lưu ý là trong việc xây dựng thái độ sống
không những biết tính đến nhu cầu sinh học mà cũng phải coi trọng rèn luyện phẩm
chất xã hội, tránh rơi vào trường hợp có thái độ sống chạy theo nhu cầu bản năng tầm
thường.
 Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, do đó cần chú trọng
xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp cũng như môi trường tự nhiên ngày càng mang
tính người nhiều hơn nhằm xây dựng, phát triển những con người tốt đẹp, hoàn thiện.
Thêm vào đó, phải ln chú ý giải quyết đúng đắn mối quan hệ xã hội – cá nhân trong
hoạt động nhận thức, tránh các khuynh hướng đề cao quá mức cá nhân hoặc xã hội.
2. Ý nghĩa thực tiễn:
Với đặc điểm linh hoạt sáng tạo, chủ nghĩa Marx – Lenin đã được vận dụng sao
cho phù hợp trong từng hoàn cảnh, điều kiện lịch sử thời đại tại nước ta. Đặc biệt,
quan điểm của triết học Marx – Lenin về con người và bản chất con người và tư tưởng
Hồ Chí Minh được đảng ta quán triệt và vận dụng trong thời kỳ đổi mới đất nước.
8


o Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ trong Bài nói chuyện về Bàn Tổng cương
và điều lệ của Đảng năm 1950: “Học chủ nghĩa Mác-Lênin không phải nhắc như con
vẹt “Vô sản thế giới liên hiệp lại” mà phải thống nhất chủ nghĩa Mác-Lênin với thực
tiễn cách mạng Việt Nam. Nói đến chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam là nói đến chủ
trương chính sách của Đảng. Ví dụ đại đồn kết”3. Vì vậy, giáo điều và câu nệ sách vở
là xa lạ với bản chất độc lập sáng tạo của tư duy, tư tưởng và phương pháp luận Hồ
Chí Minh. Dưới ánh sảng chủ nghĩa Marx – Lenin, Hồ Chí Minh đã đúc kết nhiều điều
quan trọng, đáng chú ý: Thứ nhất, nếu lấy tư tưởng làm tiêu chí thì có ba loại cách
mạng: Tư sản cách mạng, Dân tộc cách mạng, Giai cấp cách mạng. Thứ hai nếu lấy
mục tiêu của từng dân tộc và nhân loại thì có hai loại cách mạng là Dân tộc cách mạng
và Thế giới cách mạng. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể tại Việt Nam, Hồ Chí
Minh đã xác định rõ: Việt Nam là một thuộc địa, trước hết phải giành thắng được độc
lập dân tộc; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội tức là phải làm Dân tộc cách

mạng chứ không phải Giai cấp cách mạng như Cách mạng Pháp (1789) hay Cách
mạng Nga (1917), càng khơng thể có Cách mạng tư sản như các cuộc cách mạng Mỹ
(1776), Nhật (1864). Vì vậy trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người thì giải phóng
dân tộc được đặc lên hàng đầu. Đó là lý luận sáng suốt của Hồ Chí Minh vì trong hoàn
cảnh lịch sử xã hội thời bấy giờ tại Việt Nam, quyền lợi của nhân dân lao động thống
nhất với quyền lợi của giai cấp và dân tộc. Đấu tranh giải phóng nhân dân lao động,
giải phóng giai cấp vô sản và giai cấp nông dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản
không phải chỉ để giải phóng giai cấp vơ sản mà cịn để giải phóng giai cấp nơng dân
và tồn thể dân tộc khõi ách áp bức bóc lột. Và chỉ có cách đó, giai cấp vơ sản mới có
thể hồn thành thắng lợi việc thực hiện cách mạng vô sản triệt để và sáng tạo nên lịch
3 .Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, H, 2011, t, 6, tr. 368.

9


sử của chính mình. Tư tưởng Hồ Chí Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giành
độc lập, tự do cho quốc gia dân tộc và coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực
cho cách mạng. Vì theo Người, độc lập dân tộc là điều kiện ban đầu để đưa nhân dân
tới cuộc sống tự do hạnh phúc và nếu quốc gia độc lập mà nhân dân khơng được tự do,
khơng ấm no hạnh phúc thì độc lập cũng khơng có ý nghĩa gì.
o Tiếp tục kế thừa và sáng tạo quan điểm triết học Marx – Lenin và Tư tưởng Hồ
Chí Minh về con người và bản chất con người, Đảng ta xác định đường lối thay đổi
đúng đắn là tiếp tục kiên định con đường xã hội chủ nghĩa là mơ hình xã hội tiến bộ
nhất cho sự phát triển tốt đẹp của con người; đồng thời thay đổi phương thức sản xuất
kinh tế từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Cũng là
cách tạo nguồn lực cho sự tiến lên chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá độ, nhân dân có
cuộc sống tốt hơn. Trong chủ trương đổi mới, Đảng ta cũng khẳng định phát huy nhân
tố con người Việt Nam, xác định con người Việt Nam vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước.

TỔNG KẾT
Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, Việt Nam đã chưa có được một lý luận triết học
hồn chỉnh cho tới khi chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về
vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lenin. Người đã tiếp thu có chọn lọc, áp dụng linh
hoạt sáng tạo triết học Marx – Lenin sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử
xã hội của Việt Nam. Và hơn hết, Người đã phác thảo ra những phương pháp luận triết
học đầu tiên trong lịch sử Việt Nam để trở thành Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường chỉ
10


lối cho dân tộc Việt Nam. Bài học của Người về sự áp dụng uyển chuyển quan điểm
triết học của Marx – Lenin về con người và bản chất con người vẫn được Đảng ta kế
thừa và phát huy, trở thành kim chỉ nam cho Đảng dẫn dắt dân tộc Việt Nam trên con
đường thắng lợi hoàn toàn – con đường giải phóng giai cấp và xây dựng xã hội chủ
nghĩa.
Bản thân em đã vận dụng quan niệm triết học của Marx – Lenin về con người và bản
chất con người trong các mối quan hệ trong đời sống thường ngày. Em nhận thức rõ
những phương pháp luận được áp dụng trong từng quan hệ xã hội. Ví dụ với quan hệ
với chính cá nhân, em ln cố gắng điều chỉnh bản thân có thái độ sống phù hợp với
những quan điểm tiến bộ của thời đại, thực hành và rèn luyện, phát triển các phẩm chất
đạo đức cũng như kiến thức đã học được. Điều em nhận được là những sự sáng suốt,
thấu hiểu vấn đề một cách khách quan và khoa học nhất cho từng vấn đề. Do đó theo
em, chủ nghĩa Marx – Lenin là một chủ nghĩa đúng đắn mang tính tiến bộ thời đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ giáo dục và đào tạo (2021). Giáo trình triết học Mác – Lênin. [online]. Truy cập
tại: />%E1%BB%8Dc%20ph%E1%BA%A7n%20Tri%E1%BA%BFt%20h%E1%BB%8Dc
%20MLN%20(K)%20Tr%20%C4%91%E1%BA%A7u%20-Tr59.pdf [Truy cập ngày
23 tháng 12 năm 2021].


11


Lương Kim Định (1973). Vấn đề quốc học. [offline]. [Tham khảo ngày 23 tháng 12 năm
2021].

Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Lý luận chính trị (2020). Tài
liệu hướng dẫn ôn tập môn học triết học Mác – Lênin. [offline]. [Tham khảo ngày 24
tháng 12 năm 2021].

Huỳnh Thị Gấm và Nguyễn Thị Việt Hà (2021). Phương pháp luận Hồ Chí Minh với
phát triển bền vững đất nước. Tạp chí của ban tuyên giáo trung ương [online]. Truy
cập tại: [Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021].

12



×