Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.04 KB, 47 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HUYỀN CHINH

ẢNH HƯỞNG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI LỐI SỐNG
CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HUYỀN CHINH

ẢNH HƯỞNG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI LỐI
SỐNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí
học Mã số: 60320101

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Hoài Sơn

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Hoài Sơn.
Các số liệu, những đánh giá, phân tích, nhận xét, nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là
hồn tồn trung thực và khách quan, chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên


LỜI CẢM ƠN
Tơi sẽ khơng thể nào tự mình hồn thành được luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh nếu như khơng
có sự hướng dẫn tận tình của các thầy cơ, sự giúp đỡ và hỗ trợ hết mình của bạn bè, đồng nghiệp.
Thành quả này, tôi xin phép được gửi lời biết ơn chân thành tới PGS.TS Bùi Hồi Sơn, người thầy
đáng kính đã ln động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành luận văn. Trong q trình
thực hiện, dù tơi có nhiều hạn chế nhưng thầy vẫn luôn kiên nhẫn, chỉ bảo giúp tơi có thêm động lực để đi đến
cùng con đường nghiên cứu của mình.
Tiếp đến, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Báo chí và Truyền thơng – Trường
Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội). Các thầy cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu
cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Thứ nữa, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Thị Việt Trung, anh Lê Quốc Minh – TBT báo điện
tử Vietnamplus, anh Trần Duy Khánh – phóng viên báo điện tử Vietnamnet, chị Nguyễn Thị Quỳnh Trang –
nhà báo, phóng viên báo điện tử VnExpress, Thạc sĩ Nguyễn Xuân Miên – giảng viên Trường Cao đẳng PT-TH
1 đã giúp tơi hồn thành phỏng vấn sâu làm tư liệu viết luận văn. Lời cảm ơn này cũng xin được gửi tới các
bạn sinh viên Trường Cao đẳng PT-TH 1, Trường Đại học KHXH&NV (Đại học QGHN), cùng bạn bè đang
công tác và học tập tại Đà Nẵng, TP.HCM đã giúp tơi hồn thành bảng khảo sát để lấy số liệu viết luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh/chị, các bạn đồng nghiệp và gia đình đã hỗ trợ cho tơi
rất nhiều trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................................5
1. Lý do lựa chọn đề tài.............................................................................................................................................5
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài...........................................................................................................8
2.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới...........................................................................8
2.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài tại Việt Nam..........................................................................9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................................................11
3.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................................................................11
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................................................12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................................12
4.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................................................12
4.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................................................12
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................................................14
5.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................................................14
Luận văn đã dựa trên cơ sở lý luận:..................................................................................................................14
5.2. Phương pháp cụ thể..................................................................................................................................14
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài..............................................................................................................16
6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài........................................................................................................................16
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.....................................................................................................................16
7. Kết cấu của luận văn....................................................................................................................................16
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM.............................17
1.1. Một số khái niệm công cụ liên quan đến luận văn.......................................................................................17
1.1.1.

Khái niệm báo điện tử..........................................................................................................................17

1.1.2.

Khái niệm giới trẻ................................................................................................................................19


1.1.3.

Khái niệm lối sống...............................................................................................................................21

1.2. Quan điểm lý thuyết trong nghiên cứu về ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ ở Việt
Nam hiện nay………………………………………………………………………………………………….25
1.3. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của báo điện tử ở Việt Nam................................................29
1.3.1.

Quá trình hình thành và phát triển.......................................................................................................29

1.3.2.

Sự khác biệt giữa báo điện tử và trang thông tin điện tử...................................................................30

1.3.3.

Đặc điểm của báo điện tử....................................................................................................................33

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1...........................................................................................................................................37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CỦA GIỚI
TRẺ
VIỆT
NAM
HIỆN
NAY
..................................................................................................................................................................................
38
2.1. Giới thiệu về các tờ báo trong diện khảo sát.................................................................................................38

2.1.1.

Báo điện tử Vietnamnet.......................................................................................................................38

5


2.2.2.

Báo điện tử VnExpress........................................................................................................................39

2.2.3.

Báo điện tử Dân trí...............................................................................................................................41

2.2.4.

Báo điện tử Tuổi Trẻ Online................................................................................................................43

2.2.5.

Báo điện tử Thanhnien.vn...................................................................................................................44

2.2. Thực trạng sử dụng báo điện tử trong giới trẻ hiện nay...............................................................................47
2.2.1.

Mục đích sử dụng báo điện tử.............................................................................................................47

2.2.2.


Địa điểm và phương tiện sử dụng báo điện tử....................................................................................48

2.2.3.

Thời gian sử dụng báo điện tử.............................................................................................................50

2.3.

Nhận diện và đánh giá tác động của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ hiện nay
.............................................................................................................................................................
52

2.3.1.

Nhận diện tác động của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ
52

2.3.2. Đánh giá tác động của báo điện tử đến lối sống của giới trẻ...............................................................67
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2...........................................................................................................................................75
CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRỊ TÍCH CỰC CỦA BÁO
ĐIỆN TỬ TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY................76
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát huy vai trò của báo điện tử trong việc xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Việt Nam nói chung, giới trẻ nói riêng...................................................................................76
3.2.

Xu hướng phát triển và tác động của báo điện tử đến lối sống của giới trẻ trong tương lai......................81

3.3. Giải pháp phát huy vai trò của báo điện tử trong việc xây dựng lối sống của giới trẻ hiện nay
86
3.3.1.


Giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để nâng cao nhận thức của giới trẻ khi đọc

báo điện tử..........................................................................................................................................................86
3.3.2.

Hồn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về báo chí nói chung và

báo điện tử nói riêng
90
3.3.3.

Một số giải pháp cụ thể khác...............................................................................................................96

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3........................................................................................................................................100
KẾT LUẬN.............................................................................................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................103
PHỤ LỤC................................................................................................................................................................110

6


DANH MỤC VIẾT TẮT

B

Biên tập viên

TV


Cơng nghiệp hóa Hiện

CNH

đại hóa

HĐH

Khoa học Xã hội và Nhân văn
KHXH&NV
KT – XH

Kinh tế - Xã hội

MXH

Mạng xã hội

Nxb

Nhà xuất bản

PGS.TS

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

PT-TH

Phát thanh - Truyền hình


PTTT

Phương tiện truyền thơng

TBT

Tổng Biên tập

Ths.

Thạc sĩ

XHCN

Xã hội Chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Báo điện tử là một loại hình báo chí non trẻ, ra đời sau loại hình báo in, báo phát thanh và báo hình nhưng
sự ảnh hưởng cũng như phát triển của báo điện tử trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì khơng một loại
hình báo chí nào sánh bằng. Ngồi những đặc trưng riêng, báo điện tử cịn mang những vai trị của báo chí nói
chung trong xã hội như: Là kênh tạo lập, định hướng và hướng dẫn dư luận; Là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức
thông tin về tình hình thời sự trong nước và quốc tế cho nhân dân; Là một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành
và cải cách xã hội; Là một định chế với những quy tắc và chuẩn mực riêng của mình và có những quan hệ mật
thiết với các định chế khác trong xã hội; Là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mọi
cá nhân, là phương tiện cung cấp thông tin, kiến thức và giải trí cho người dân.
Chính những vai trị trên đã làm cho báo điện tử có sự ảnh hưởng vô cùng lớn đối với người dân nói chung,
đặc biệt là giới trẻ. Đây là những người thường xuyên tiếp cận với internet nói chung và báo điện tử nói riêng do
đặc thù về điều kiện sống, công việc, nhận thức và hành vi.

Theo báo cáo về tình hình internet tại khu vực Đơng Nam Á tính đến cuối tháng 7/2013 của hãng nghiên
cứu thị trường comScore, với 16,1 triệu người dùng internet hàng tháng, Việt Nam là quốc gia có dân số trực tuyến
lớn nhất tại khu vực ASEAN.
Cũng theo thống kê của comScore, Việt Nam cịn là quốc gia có lượng người dùng internet ở độ tuổi trẻ
nhất khu vực, với 42% người sử dụng ở độ tuổi 15 – 24, độ tuổi người dùng internet từ 25 đến 34 chiếm 32%.
Theo Trung tâm internet Việt Nam (VNNIC), người dùng internet ở nước ta nhìn chung có trình độ học vấn tương
đối khá, là học sinh, sinh viên, trí thức, cơng chức, viên chức. Khi ngồi trước máy tính, người đọc thường có nhu
cầu học tập, tìm kiếm thơng tin bổ ích qua các báo, tạp chí và trang thơng tin điện tử chính thống trong nước và
các tờ báo điện tử và các trang mạng xã hội (MXH), các trang web nước ngoài.
Giới trẻ ln là một trong những nhóm cơng chúng đích của truyền thông đại chúng. Ngày nay, sự phát
triển của khoa học công nghệ và sự ra đời của các sản phẩm công nghệ số đã giúp cho báo điện tử dễ dàng hơn
trong việc tiếp cận với giới trẻ. Với sự phong phú, đa dạng về mặt thông tin trong mọi lĩnh vực từ chính trị, xã hội,
kinh tế, văn hóa, giải trí, thể thao, cơng nghệ… các báo điện tử đã thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày. Với
sức lan tỏa nhanh của báo điện tử, mọi thông tin từ các ngõ ngách đời sống, xã hội đều được truyền tải tới bạn đọc
từng giây, từng phút. Chính vì thế, báo điện tử có những tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới sự phát triển trí tuệ, hình
thành nhân sinh quan, thế giới quan và bồi đắp tình cảm nhân văn cho giới trẻ.
Với thế giới của báo điện tử, giới trẻ được sống trong nhịp đập nóng hổi của thời đại, quốc gia, cộng đồng.
Thơng qua báo điện tử, giới trẻ có cái nhìn tích cực hơn, quan tâm hơn và những phản ứng kịp thời với những sự
kiện chính trị - kinh tế
- văn hóa – xã hội của thế giới, của đất nước và của địa phương nơi mình đang sống. Báo điện tử nói riêng và báo
chí nói chung có sức mạnh tập hợp sự quan tâm của cộng đồng vô cùng to lớn.
Đặc trưng nổi bật của báo điện tử chính là ở sự đa dạng, phong phú, cập nhật thông tin một cách nhanh
chóng, chân thực nên giới trẻ cũng tìm thấy cho mình được nguồn tri thức hữu ích, rèn luyện kỹ năng sống
của mình mà khơng phải bất cứ cuốn sách nào, người thầy nào có thể đáp ứng được. Một số những trang
báo chun ngành cịn có vai trị vơ cùng quan trọng đối với hoạt động trao đổi, nghiên cứu thơng tin khoa học
của giới trẻ. Chính báo chí nói chung và đặc biệt là báo điện tử nói riêng đã tạo nên một thế hệ “cơng dân toàn
cầu” (Global citizen) ở Việt Nam.
Tuy nhiên, tuổi trẻ thì có sự thơng minh, nhanh nhạy trọng việc nắm bắt và cập nhật công nghệ thông tin
nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, yếu khả năng giữ vững lập trường và chưa đủ tinh tế để nhận biết những thông
tin thiếu chính thống. Bởi vậy, sự nhanh nhạy, chân thực một cách không sàng lọc với thông tin của báo điện tử rất



dễ khiến giới trẻ như “lạc lối” nếu không được định hướng, giáo dục. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động
thực tiễn, chịu sự tác động không nhỏ củakinh tế thị trường và sức ép từ doanh số, báo điện tử đang dần xuất
hiện những dấu hiệu tiêu cực trong việc đưa tin, làm ảnh hưởng tới lối sống, suy nghĩ và hành vi của giới trẻ.
Tháng 12/2010, một nhóm thiếu niên ở TP Vinh (Nghệ An) bị bắt vì hành vi phá máy ATM để trộm tiền.
Nguyên nhân là những em này đã học lỏm phương pháp phá máy ATM để trộm tiền được miêu tả rất tỉ mỉ trên các
tờ báo. Sự việc cho thấy mặt trái của thơng tin báo chí đối với giới trẻ.
Bên cạnh những tờ báo nghiêm túc, có khơng ít tờ báo thu hút độc giả bằng những bài báo có nhan đề giật
gân, nội dung khai thác những đề tài kịch tính, thị hiếu tầm thường, dục vọng thấp kém của con người. Những bạn
trẻ khơng có bản lĩnh, thiếu nền tảng tri thức và nhân cách sẽ dễ dàng bị lôi cuốn bởi những bài báo có tính giải trí
rẻ tiền, vơ bổ và thậm chí là độc hại. Nhiều nhà báo đã phải tâm sự, đôi khi những bài báo công phu, tâm đắc nhất
của họ về một đề tài thời sự nóng hổi thì lượng người đọc khơng đáng kể, trong khi đó, một thơng tin dạng “chó
cắn xe” lại trở thành tin nhiều người đọc nhất.
Việc các ngôi sao, người mẫu, diễn viên thường xuyên xuất hiện với tần suất dày đặc bằng các chiêu trò lố
lăng dễ khiến giới trẻ bị ngộ nhận đó là những giá trị thời thượng được xã hội tơn vinh, kích thích giới trẻ học đòi
theo những điều phù phiếm, sao nhãng và coi nhẹ giá trị chân chính của cuộc sống. Khơng ít bạn trẻ bị ảnh hưởng
cách sử dụng ngơn ngữ thiếu trong sáng, thiếu chính xác, lạm dụng tiếng nước ngồi trên báo chí.
Sự ảnh hưởng, tác động của báo điện tử đối với thế hệ trẻ là một vấn đề rất lớn nhưng lại chưa được quan
tâm đúng mực. Đến nay cũng chưa có bất cứ cơng trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc nào về nhu cầu, thị hiếu
cũng như những ảnh hưởng của báo điện tử đối với việc hình thành lối sống của giới trẻ. Lãnh đạo của các tòa
soạn cũng chưa nhận thức hết vai trò của báo điện tử trong việc ảnh hưởng tới lối sống của giới trẻ; các phóng
viên, BTV cũng chưa làm tốt chức năng, nhiệm vụ và đạo đức trong quá trình sáng tạo tác phẩm.
Nhận thức rõ tầm quan trọng về sự ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ, trong khả năng
hữu hạn của bản thân, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt
Nam hiện nay” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới
Sự phát triển của báo điện tử gắn liền với sự bùng nổ mạnh mẽ của mạng internet và các PTTT khác. Tất
cả đều có sự ảnh hưởng nhất định đối với người dân nói chung và đặc biệt là người trẻ hoặc trẻ em nói riêng.

Trong cuốn sách “Bùng nổ truyền thơng – Sự ra đời một ý thức hệ mới” của hai tác giả Philippe Breton và Serge
Proulx đã khẳng định, sự ra đời của điện tử học và sự phát triển của khoa học cơng nghệ đã có tác động mạnh mẽ
đối với hệ thống truyền thông (hệ thống các media). Nhờ đó mà các media trở nên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận
công chúng, đồng thời dễ dàng làm ảnh hưởng tới tư tưởng, nhận thức của công chúng. Bởi vậy, tùy thuộc vào nền
văn hóa khác nhau, thể chế chính trị khác nhau mà hệ thống media được sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp với
tiêu chí hoạt động của từng tổ chức, cá nhân sử dụng.
Bài viết “Study Shows How internet Use Affects Today‟s Youth” của tác giả Michael Harper đăng trên
cho thấy: các thanh thiếu niên ngày nay đang tích cực sử dụng internet thông qua các
thiết bị thông tin hiện đại trong cuộc sống của mình. Bên cạnh việc cung cấp một lượng thông tin phong phú,
internet cũng mang lại sự lạc hướng về thông tin đối với giới trẻ. Điều này cho thấy, internet nói chung và loại
hình báo điện tử nói riêng đã có ảnh hưởng nhất định đối với giới trẻ.
Ngồi ra cịn có thể kể tới một số cơng trình nghiên cứu, bài viết khác về sự ảnh hưởng của internet, của
các phương tiện truyền thông đại chúng đối với lối sống, hành vi của giới trẻ. Đơn cử như: “The Impact of Social
Media on Children, Adolescents, and Families” (Tạm dịch: Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với trẻ em, thanh
thiếu niên và gia đình) của hai tác giả Gwenn Schurgin O'Keeffe, Kathleen Clarke-Pearson (đăng trên
đã phân tích về thực trạng sử dụng MXH của thanh thiếu niên Mỹ; “Impact
of media use onchildren and youth” (Tạm dịch: “Tác động của việc sử dụng phương tiện truyền thông đối với trẻ


em và thanh thiếu niên) được đăng trên đã có những phân tích sâu sắc về sự ảnh
hưởng của các PTTT đại chúng như: tivi, trò chơi điện tử, video âm nhạc, Internet… đối với trẻ em và thanh thiếu
niên; “Effects of Media on Teens: A Look at the Research” (Tạm dịch: Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông
đối với giới trẻ: Một góc nhìn nghiên cứu) của hai tác giả Alison Burkhardt và Daniel White Hodge đăng trên
website của trường Đại học North Park ngày 01/05/2012, trong đó đã chỉ ra rằng, PTTT đại chúng đã đưa ra
những “chỉ số” để những người trẻ định hình cái gì là “bình thường” và “khơng bình thường”, củng cố kiến thức,
giúp họ nhận thức rõ về bản thân và những người xung quanh mình.
2.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài tại Việt Nam
Tuy ra đời muộn hơn so với các loại hình báo chí khác nhưng báo điện tử lại nhanh chóng có được chỗ
đứng nhất định, vững vàng trong lòng bạn đọc. Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, báo điện tử đã có
những đóng góp to lớn cho sự phát triển của báo chí nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Bởi vậy, báo điện tử

đã trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều người từ học sinh – sinh viên cho đến các cử nhân, thạc sĩ, nghiên cứu
sinh hay các nhà nghiên cứu, các phóng viên, BTV…
Trước hết, về mặt lý luận và những vấn đề cơ bản của báo điện tử như: sự ra đời và phát triển của báo điện
tử, khái niệm và đặc trưng của báo điện tử, phương thức sáng tạo tác phẩm báo điện tử… phải kể đến các cuốn
sách tiêu biểu như:“Báo mạng điện tử những vấn đề cơ bản” – TS. Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên (Nxb
Chính trị - Hành chính, Hà Nội – 2011); “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo”
– TS. Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên (Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội – 2011); “Báo mạng điện tử Đặc trưng và phương pháp sáng tạo” – TS. Nguyễn Trí Nhiệm, TS. Nguyễn Thị Trường Giang đồng chủ biên
(Nxb Chính trị Quốc gia
– Sự thật, Hà Nội – 2014); “Các thủ thuật làm báo điện tử” do Vũ Kim Hải, Đinh Thuận biên soạn.
Trong cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong mơi trường truyền thơng hiện đại” – TS Nguyễn Thành Lợi,
Nxb Thông tin và Truyền thông, tháng 06/2014 đã giới thiệu những nét khái quát nhất về các vấn đề khá mới mẻ
đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm – nhiều thập kỷ qua như: truyền thông xã hội, các lý thuyết
về truyền thông, hội tụ truyền thông, xu hướng tòa soạn báo hội tụ và những kỹ năng cần thiết trong viết báo đa
phương tiện. Cuốn sách đã khẳng định tầm quan trọng của internet và các thiết bị truyền thơng hiện đại đối với
báo chí.
Trong cuốn “Phương tiện truyền thơng mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam” – Bùi Hoài
Sơn, Nxb Khoa học Xã hội năm 2008 đã khẳng định: “Dù biết rằng, cơng nghệ ln ln là cơng nghệ, nó khơng
hồn tồn tốt cũng khơng hồn tồn xấu, mà chỉ giúp con người trở nên thuận tiện hơn trong cuộc sống hàng
ngày, tuy nhiên, các phương tiện truyền thông mới đã khiến nhân loại lo lắng về một khả năng con người trở
thành nạn nhân của máy móc”. Hay trong cuốn “Ảnh hưởng của internet đối với hành vi của thanh niên Hà Nội”,
Nxb Khoa học Xã hội (2006), tác giả trên có viết: “Trên thực tế, đối với bất kỳ một công nghệ mới nào, bản chất
của công nghệ đều mang tính trung tính. Việc con người sử dụng nó trong những hồn cảnh cụ thể và vì những
mục đích cụ thể sẽ quyết định nó có lợi hay có hại đối với bản thân người sử dụng hay lợi ích của toàn bộ xã hội”.
Tuy nhiên, cả hai tài liệu nghiên cứu này mới chỉ đề cập tới sự ảnh hưởng của mạng internet mà vẫn chưa nói tới
báo điện tử hay báo chí đối với lối sống của giới trẻ.
Trong các đề tài nghiên cứu khóa luận, luận văn và luận án tiến sĩ tại Khoa Báo chí và Truyền thông – Đại
học KHXH&NV cũng đã đề cập tới sự ảnh hưởng của báo chí đối với giới trẻ ở Việt Nam. Cụ thể: “Báo chí với
q trình hình thành nhân cách của học sinh - sinh viên” (Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Lại Thị
Hải Bình, năm 2006) có chỉ ra rằng, báo chí với chức năng và vai trò định hướng dư luận xã hội đã có sự tác động
tới q trình hình thành nhân cách của học sinh – sinh viên, nhất là đối với các loại hình báo chí hiện đại.

“Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên” (Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Trương
Thị Tuyên, năm 2008) đã trình bày cơ sở lý luận củabáo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên, mối quan hệ


giữa báo chí và sinh viên. Tìm hiểu thực trạng báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên qua hệ thống báo
chí cho sinh viên; nội dung chuyển tải và hình thức thể hiện của của hệ thống báo chí cho sinh viên.
“Cơng chúng thế hệ Net với các phương tiện truyền thông đại chúng” (Luận văn thạc sĩ Truyền thơng đại
chúng của Hồng Thị Thu Hà, năm 2011) đã chỉ ra được sự ảnh hưởng của các PTTT hiện đại đối với thế hệ trẻ,
những người có khả năng tiếp thu cơng nghệ nhanh chóng.
Tuy nhiên, trong các đề tài trên, báo điện tử đóng vai trị như một trong những PTTT nên luận văn khơng
chỉ ra chi tiết, cũng khơng có những thơng tin mang tính chất nghiên cứu chun về loại hình này đối với giới trẻ
hiện nay.
Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về báo chí nói chung và báo điện
tử nói riêng, trong đó cũng có nói tới sự ảnh hưởng của chúng đối với người trẻ. Đơn cử: “Thực trạng tiếp nhận
báo mạng điện tử của học sinh phổ thông trung học ở nội thành Hà Nội hiện nay” – Luận văn Thạc sĩ của Phạm
Duy Đức, năm 2013; “Báo mạng điện tử đối với việc phát triển hỗ trợ kỹ năng mềm cho sinh viên Thành phố Hồ
Chí Minh” – Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Minh Châu, năm 2014; “Tương tác giữa tịa soạn và cơng chúng
báo mạng điện tử (Khảo sát báo Vietnamnet.vn, VnExpress.net và Tuoitre.com.vn từ 01/2006 đến 01/2011) – Luận
văn Thạc sĩ của Nguyễn Hoàng Quỳnh Hương… Tuy có đề cập tới các vấn đề cơ bản nhất của báo điện tử và giới
trẻ nhưng những luận văn này chưa tập trung đề cập tới sự ảnh hưởng của loại hình này tới lối sống của giới trẻ
Việt Nam hiện nay.
Trong khả năng giới hạn của mình, tác giả luận văn đã cố gắng đọc và tìm hiểu về các tài liệu nghiên cứu
trên, coi đó là những kiến thức bổ sung để làm sáng tỏ những ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới
trẻ hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu của luận văn hướng tới làm sáng tỏ các lý thuyết về báo điện tử, nêu bật lên mối quan hệ
của loại hình báo chí này đối với lối sống của giới trẻđặt dưới góc độ báo chí. Trên cơ sở khảo sát các tờ báo điện
tử: (để
ngắn gọn, tác giả sẽ gọi tên các báo điện tử trên lần lượt là: VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online,

Thanh niên Online) trong thời gian 6 tháng, luận văn sẽ chỉ ra thực trạng ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối
sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay; đánh giá về vai trò và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ảnh
hưởng của báo điện tử đối với giới trẻ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận văn đã thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Làm rõ một số vấn đề mang tính lý luận liên quan đến đề tài như: khái niệm về báo điện tử, khái niệm về
ảnh hưởng, khái niệm về giới trẻ, khái niệm về lối sống; nội dung về sự ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống
của giới trẻ; đồng thời phân tích những ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ hiện nay.
- Khảo sát thực trạng sử dụng và ảnh hưởng của thông tin trên các tờ báo điện tử: VnExpress, Dân Trí,
Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanh niên Online. Từ đó đưa ra những nhận xét, phân tích, đánh giá về ảnh hưởng
của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
- Thông qua kết quả khảo sát thực tế và những nghiên cứu chuyên sâu, luận văn sẽ đề xuất những giải
pháp cho tòa soạn báo điện tử nhằm nâng cao chất lượng thông tin, nâng cao mức ảnh hưởng của báo điện tử đối
với lối sống của giới trẻ hiện nay, góp phần vào việc định hướng lối sống tích cực cho giới trẻ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu chính là những tác động tích cực và tiêu cực của báo điện tử đối
với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay.


4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về mặt không gian: Tác giả tiến hành khảo sát nội dung tin, bài và phản hồi trên các tờ báo điện tử:

VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanhniên Online. Lý do tác giả luận văn lựa chọn các báo này
là bởi: Đối với ba trang báo VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet đều là những báo điện tử lớn, chính thống, có lượng
độc giả đơng đảo bao gồm cả độc giả trẻ ở cả trong nước và nước ngồi. Đây cũng là những báo có hàm lượng
thơng tin cao, thơng tin có tính xác thực, uy tín và đáng tin cậy.
Đối với các báo Tuổi Trẻ Online, Thanh niên Online, luận văn tiến hành khảo sát là bởi đây là hai phiên

bản điện tử hoàn hảo, tin cậy của báo in Tuổi Trẻ và Thanh Niên. Cả hai báo đều có cơ quan chủ quản lần lượt là
Đồn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cơ quan có liên quan trực tiếp đến người trẻ.
Như vậy, với sự lựa chọn gồm cả báo điện tử chính thống, phiên bản điện tử hồn hảo của báo in, luận văn đã
có sự đa dạng trong việc lựa chọn đối tượng khảo sát.
- Về mặt thời gian: Luận văn tiến hành khảo sát trên các báo điện tử VnExpress, Vietnamnet, Dân Trí, Tuổi
Trẻ Online, Thanh Niên Online từ 01/01/2016 – 30/06/2016. Dù thời gian khảo sát không dài nhưng với số lượng
tin bài thường xuyên cập nhật lớn cũng giúp cho người thực hiện luận văn có cái nhìn tồn diện về sự tác động của
báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
Tác giả cũng tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với những bạn trẻ có độ tuổi từ 15 – 28 tuổi, làm việc ở các
lĩnh vực khác nhau như: học sinh – sinh viên, kinh doanh – bn bán, nhân viên văn phịng,… để làm rõ sự khác
biệt trong sở thích tiếp cận thơng tin, nhận thức, hành vi của họ sau khi tiếp nhận thơng tin. Từ đó đi sâu vào
nghiên cứu sự tác động của báo điện tử đối với giới trẻ.
Trong khả năng giới hạn của mình, cũng như điều kiện thời gian và kinh phí khơng cho phép, tác giả tập
trung khảo sát giới trẻ sinh sống chủ yếu ở thành phố lớn là Hà Nội. Sở dĩ như vậy là bởi, đây là thành phố hiện
đại và phát triển bậc nhất cả nước, tập trung đông đảo lực lượng lao động đến từ nhiều tỉnh thành. Đây cũng được
coi là cái nơi của văn hóa, có nhịp sống sơi động, trẻ trung và thường xuyên đổi mới.
Mặc dù công nghệ và internet giờ đã trở nên phổ biến, cập nhật đến từng ngõ nhỏ nhưng để tiếp cận được
với báo điện tử thường xun, liên tục thì địi hỏi độcgiả phải có trình độ nhất định và biết về cơng nghệ thơng tin.
Do đó, những người trẻ tuổi sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn sẽ đáp ứng được tiêu chí này nhiều hơn so
với những người trẻ ở khu vực khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn đã dựa trên cơ sở lý luận:
- Nền tảng lý luận: Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước về báo chí, truyền thơng.
- Lý luận báo chí, lý luận truyền thơng.
5.2. Phương pháp cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Phân tích thơng tin từ nguồn tài liệu sẵn có (bao gồm các cuốn
sách, tài liệu tham khảo; sử dụng các nguồn tài liệu do tòa soạn báo cung cấp. Vận dụng để khái quát hóa và lý
thuyết hóa các vấn đề đơn lẻ khảo sát được.

- Phương pháp phân tích nội dung văn bản trong nghiên cứu báo chí – truyền thơng: Luận văn xem xét có
hệ thống các tài liệu dưới dạng văn bản viết như: các quy định, Nghị định, Thông tư, kế hoạch, báo cáo… để lấy
thơng tin và số liệu cho q trình viết luận văn. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích nội dung tin, bài trên các báo
điện tử khảo sát: VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanh niên Online. Dựa vào kết quả thu được,
tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá, tổng kết những kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra những luận cứ, luận điểm
giúp hoàn thiện vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo tịa soạn, phóng viên chuyên phụ trách
chuyên mục dành cho giới trẻ của một số báo điện tử, chuyên gia văn hóa, học sinh THPT về thực trạng ảnh


hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp định lượng: Thông qua việc lập bảng hỏi và khảo sát đối tượng là giới trẻ về việc đọc báo
điện tử hàng ngày, về cách thức tiếp cận và xử lý thông tin của giới trẻ trên báo điện tử. Từ đó, đề tài xác định
được phương hướng giải quyết các vấn đề nghiên cứu.
5.3. Khung phân tích luận văn
Từ những phương pháp nghiên cứu như trên, tác giả luận văn đã tự xây dựng cho mình một khung phân
tích luận văn theo mơ hình như sau:

Theo khung phân tích này, báo điện tử đóng vai trị là nơi tạo ra thơng tin (nguồn) về các lĩnh vực trong
cuộc sống. Những thông tin này tiếp cận với giới trẻ thông qua các PTTT đại chúng, giới trẻ cũng tiếp cận thông
tin trên báo điện tử dưới nhiều hình thức khác nhau và cũng xử lý thơng tin theo cách riêng của mình. Những
thông tin trên báo điện tử, gián tiếp hoặc trực tiếp tác động đến nhận thức của giới trẻ. Chính những nhận thức này
là yếu tố tạo nên lối sống cho giới trẻ, được thể hiện qua: Cách thức tiếp nhận thông tin, cách thức thể hiện bản
thân, cách thức học tập và làm việc, cách thức giải trí và thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Khung phân tích luận văn là cái nhìn tổng quan nhất về sự ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của
giới trẻ. Khung phân tích này sẽ được diễn giải chi tiết trong các chương của luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Đề tài làm rõ những khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến việc sự ảnh hưởng của báo điện tử đối với
lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đề tài cũng góp phần đưa ra những giải pháp, cách thức cụ thể

nhằm nâng cao sự ảnh hưởng tích cực của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài


Về mặt thực tiễn, luận văn đem đến cái nhìn sơ lược về thực trạng ảnh hưởng của báo điện tử bao gồm cả
ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp, ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
Từ đó, những người làm báo điện tử, đặc biệt là những phóng viên, BTV chuyên về những chuyên mục dành cho
giới trẻ sẽ thấy được ưu và nhược điểm của những thông tin khi đưa lên báo. Luận văn cũng đưa ra những giải
pháp cụ thể trong việc truyền tải, tiếp nhận và quản lý thơng tin trên báo điện tử nhìn từ nhiều khía cạnh khác
nhau.
Ngồi ra, luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ cho sinh viên báo chí, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành
báo điện tử; phóng viên, BTV báo điện tử và những người quan tâm tới lĩnh vực này. Đồng thời, nghiên cứu cũng
sẽ hữu ích đối với những cơ quan báo điện tử muốn tham khảo về sự ảnh hưởng của thông tin trên báo điện tử tới
cơng chúng của mình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về báo điện tử ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Chương 3: Xu hướng phát triển và giải pháp phát huy vai trò tích cực của báo điện tử trong việc xây dựng
lối sống của giới trẻ hiện nay


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm công cụ liên quan đến luận văn
1.1.1.

Khái niệm báo điện tử
Báo điện tử là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn báo in, phát thanh và truyền hình. Trước đây, khi một

sự kiện xảy ra thì “phát thanh đưa tin, truyền hình minh họa, báo in phân tích và giải thích”. Nhưng giờ đây, báo

điện tử có thể đảm đương nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình lẫn báo in một cách dễ dàng. Bản thân nó mang
trong mình sức mạnh của PTTT đại chúng truyền thống, cùng kết hợp với mạng internet nên có nhiều ưu điểm
vượt trội, trở thành kênh truyền thông vô cùng hiệu quả, đặt các PTTT đại chúng vào cuộc đua quyết liệt.
Báo điện tử có ưu thế ở khả năng tương tác qua lại giữa tờ báo và công chúng, giữa công chúng với công
chúng, tạo điều kiện thuận lợi thiết lập các diễn đàn báo chí; báo điện tử cịn có ưu thế về khả năng đa phương
tiện, tính thời sự, khả năng lưu giữ, tìm kiếm và truy xuất thơng tin nhanh chóng, dễ dàng.
Sự ra đời và phát triển của internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của báo điện tử. Được ra đời
vào những năm 90 của thế kỷ XX, từ tờ điện tử đầu tiên là Chicago Tribune ra đời vào tháng 5/1992 báo điện tử
đã có sự phát triển một cách chóng mặt khi chỉ 8 năm sau đó (đầu năm 2000) trên thế giới đã thống kê được con số
lên tới 8.474 tờ báo điện tử. Bắt đầu từ năm 2000 trở đi, các hãng thông tấn lớn trên thế giới như: AFP, Reuter…
các đài truyền hình như: CNN, NBC… các tờ báo như New York Times, Washington Post... đều có tờ báo điện tử
của mình và coi đó là phương tiện để phát triển thêm công chúng báo chí.
Tại Việt Nam, chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng internet, ngày 31/12/1997, tạp chí Q hương có
địa chỉ: đã trở thành tờ báo điện tử đầu tiên ở nước ta. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng
quan trọng, đánh dấu sự ra đời của báo điện tử tại Việt Nam, từ đó đến nay, số lượng báo điện tử tại nước ta đã có
sự phát triển mạnh mẽ.
Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại rất nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí này: Báo
điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (OnlineNewspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí internet
(Internet Newspaper) và báo mạng điện tử.
Báo điện tử là khái niệm thơng dụng nhất hiện nay, nó gắn liền với tên gọi của nhiều tờ báo điện tử thuộc
cơ quan báo in như: Quê Hương điện tử, Nhân Dân điện tử, Lao Động điện tử... Ngay trong các văn bản pháp quy
của Nhà nước cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”.
Trong nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001 của Chính phủ về Quản lý và cung cấp dịch vụ internet,
ở Điều 12 có ghi: Dịch vụ thơng tin trên internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng internet, bao gồm dịch vụ phát
hành báo chí (báo in, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên internet và dịch vụ cung cấp các loại
hình điện tử khác trên internet.
Trong Điều 3, Chương 1 của Luật số 12/1999/QH10 ngày 12/06/1999 về Sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật Báo chí được Quốc hội nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 28/12/1989 cũng có ghi
thuật ngữ “báo điện tử (được thực hiện trên mạng thơng tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số
Việt Nam, tiếng nước ngoài” để chỉ loại hình báo chí này.

Báo điện tử là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một trang web và phát hành dựa trên nền
tảng internet. Báo điện tử được xuất bản bởi tòa soạn điện tử, còn người đọc báo dựa trên máy tính, điện thoại di
động, máy tính bảng... có kết nối internet. Khác với báo in, tin tức trên báo điện tử được cập nhật thường xuyên,
tin ngắn và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Nó cũng khác so với trang thơng tin điện tử về tần suất cập nhật.
Báo điện tử cho phép mọi người trên khắp thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng khơng phụ thuộc vào khơng gian
và thời gian, sự phát triển của báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh hưởng đến việc phát
triển báo giấy truyền thống.
Trong phạm vi giới hạn của đề tài cũng như khả năng của tác giả, luận văn sử dụng khái niệm báo điện tử
được dẫn theo khái niệm của TS. Nguyễn Thị Trường Giang (Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản): “Báo


điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng
internet” [7, tr. 53].
1.1.2.

Khái niệm giới trẻ
Giới trẻ Việt Nam hiện nay đã và đang nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Họ là những người sẽ kế

cận và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Lịch sử dân tộc đã chứng minh, ở bất cứ thời đại nào, giới trẻ thanh niên cũng là lực lượng “đứng mũi chịu sào” trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Do có những nét đặc thù về tâm sinh lý nên giới trẻ được coi là lực lượng nhạy cảm và năng động trong xã
hội hiện đại. Tuổi trẻ chính là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời với mong muốn được cống hiến, sáng tạo nhưng
cũng là lúc dễ bị lôi kéo và cám dỗ nhất.
“Giới trẻ” là cụm từ không hề mới mẻ và xa lạ. Tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu mà có thể đưa ra
những định nghĩa khác nhau về giới trẻ.
Về phương diện sinh học: Người trẻ là người nằm trong lứa độ trẻ, từ thiếu niên (dưới 15 tuổi) đến tuổi bầu
cử (trên 18 tuổi). Giới trẻ là một cộng đồng gồm những người trẻ.
Về phương diện văn hóa, xã hội: Giới trẻ là những người mà nhận thức khơng cịn ấu trĩ con trẻ nữa nhưng
cũng chưa đủ chín muồi của một người trưởng thành, chín muồi về mọi phương diện. Người trẻ là người đang
trong phát triển, hồn thiện để có một nhận thức viên mãn và tương thích với đại đa số trong cộng đồng.
Trong Từ điển Di sản Hoa Kỳ và Bách khoa toàn thư Britannica cũng đã đưa ra định nghĩa, người trẻ là

người nằm trong độ tuổi chuyển giao phát triển sinh lý và tâm lý, thể chất và tinh thần, tiến trình diễn ra giữa thời
kỳ thiếu niên và người trưởng thành (người lớn). Quá trình chuyển giao này liên quan đến thay đổi về phương diện
sinh học (ví dụ như dậy thì), xã hội và tâm lý, trong đó những thay đổi về sinh lý và tâm lý thường dễ nhận thấy
hơn.
Từ điển Oxford lại giải thích, thời điểm kết thúc độ tuổi “trẻ” và bắt đầu trở thành “người lớn” được quy
ước ở mỗi nước một khác thậm chí khác nhau ở ngay trong một quốc gia, căn cứ vào các quyền công dân và quyền
con người. Cách xác định một người cịn “trẻ” hay “trưởng thành” thơng qua việc xác định đủ tuổi cho một quyền
gì đó cụ thể chẳng hạn như có chứng minh thư nhân dân, có bằng lái xe, có quyền quan hệ tình dục, nhập ngũ, bầu
cử, hay lập gia đình.
Theo UNESCO (phương diện văn hoá - xã hội), “người trẻ” nên được hiểu là những người thuộc giai đoạn
chuyển giao từ sự phụ thuộc của trẻ em đến sự độc lập của người lớn và nhận thức về sự tương thuộc (phụ thuộc
lẫn nhau) giữa các thành viên trong một cộng đồng. Người trẻ hay tuổi trẻ là một phạm trù tương đối, linh hoạt
hơn là chiếu theo độ tuổi cố định. UNESCO khơng có một độ tuổi cố định để xác định “giới trẻ” mà tuỳ vào bối
cảnh, lĩnh vực và phạm vi.
Trong khi Hiến chương Thanh niên châu Phi (AYC) cho rằng “người trẻ” là những người thuộc độ tuổi từ
15 đến 35 thì Liên Hợp Quốc (UN) xác định “giới trẻ” là những người thuộc độ tuổi từ 15 - 24. Tất cả các báo cáo,
thống kê của Liên Hợp Quốc đều căn cứ vào định nghĩa này, chẳng hạn như sách trắng của Liên Hợp Quốc về dân
số, giáo dục, việc làm và y tế.
Theo điều I, Luật Thanh niên quy định: Thanh niên là công dân Việt Nam đủ mười sáu tuổi đến ba mươi
tuổi [32, tr. 1].
Theo từ điển tiếng Việt “Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng thành” [29, tr. 1029]. Khái
niệm này bao hàm: Thanh niên là người có độ tuổi cịn trẻ và độ tuổi đó đang trưởng thành. Khái niệm này hoàn
toàn được hiểu theo lứa tuổi.
Trong cuốn sách Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên trong thời kỳ mới, đồng chí Vũ Trọng Kim đã
đưa ra khái niệm thanh niên như sau: “Thanh niên là một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù bao gồm những người
trong một độ tuổi nhất định, có quan hệ gắn bó mật thiết với mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, có mặt trong mọi lĩnh
vực hoạt động xã hội, có vai trị lớn trong hiện tại và giữ vai trò quyết định sự phát triển trong tương lai của xã


hội” [30, tr. 14].

Từ những khái niệm trên, trong phạm vi khả năng của mình, tác giả luận văn đưa ra khái niệm về giới trẻ
như sau: Giới trẻ là những người ở độ tuổi từ 16 – 30 tuổi, có những đặc điểm tâm sinh lý khác biệt, có tâm tư,
nguyện vọng và hoài bão theo lứa tuổi và theo giới tính. Giới trẻ Việt Nam có mặt trên khắp đất nước, trong các
giai cấp và tầng lớp xã hội, thuộc các ngành nghề khác nhau như: học sinh – sinh viên, lực lượng vũ trang, công
nhân, nông dân, văn nghệ sĩ… Giới trẻ Việt Nam là những người có vai trị quan trọng trong sự phát triển của xã
hội và đất nước.
Với đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay”, trong
khả năng giới hạn của mình, tác giả luận văn muốn đề cập tới “giới trẻ” là những bạn trẻ cơng dân Việt Nam, có
độ tuổi từ 16 – 28 tuổi.
Vậy giới trẻ có đặc điểm tâm sinh lý và thể chất như thế nào?
Trong cuốn “PR – cơng cụ phát triển của báo chí” (Nxb Trẻ), PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng đã nhận định:
“Ở độ tuổi này cho phép thanh niên có thể đảm nhận được mọi công việc trong hoạt động học tập, lao động và
giao tiếp xã hội... Tuy nhiên, với độ tuổi trên dưới 20, do sự hưng phấn cường độ cao của hệ thần kinh cộng với
sức mạnh thể chất đang trên đà phát triển nên thanh niên độ tuổi này cịn có biểu hiện hưng phấn nhiều hơn ức
chế, dẫn đến đặc điểm tâm lý sôi nổi, nhiệt tình nhưng có pha chút bồng bột, dễ bắt chước, dễ kích động và dễ ngộ
nhận...
Nhân cách của thanh niên đang trong giai đoạn hồn thiện và định hình, rõ nét nhất là hệ thống thái độ và
định hướng giá trị, từ đó hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, niềm tin và lý tưởng. Tình cảm, trách nhiệm
và nghĩa vụ cơng dân của thanh niên có bước chuyển biến mới. So với tuổi thiếu niên, nhận thức chính trị
- xã hội của thanh niên, sự định hình và hồn thiện các thuộc tính nhân cách diễn ra với tốc độ nhanh, cường độ
mạnh, cùng với sự tác động của cảm xúc có phân cực rõ ràng. Khả năng chịu sự tác động của bên ngoài một cách
nhanh nhạy, có thẩm định và tự điều chỉnh, khả năng thích ứng xã hội cao, nếu có hướng dẫn đúng” [14, tr. 209].
Với những đặc điểm tâm sinh lý đang trong giai đoạn hình và phát triển, giới trẻ đang đối mặt với nhiều
nguy cơ và thách thức. Bởi vậy, việc chăm lo giáo dục đạo đức, tư tưởng và lối sống cho giới trẻ là vô cùng cấp
thiết, cần được chú trọng quan tâm. Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong Di chúc: “Đảng cần
phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng
chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng
và rất cần thiết”.
1.1.3.


Khái niệm lối sống
Lối sống (đạo đức và chuẩn giá trị xã hội) là những yếu tố cơ bản trong đời sống xã hội của mỗi con người

và mỗi nền văn hóa. Chúng gắn liền với các cơ sởkinh tế, chính trị, tư tưởng và mọi mặt của đời sống vật chất,
tinh thần của toàn xã hội. Mỗi xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định, đều có lối sống, đạo đức cũng như các
thước đo giá trị quy định trật tự và sự phát triển ổn định cho cả cộng đồng, đồng thời chi phối các mối quan hệ
giữa người này với người khác, giữa nhóm xã hội này với nhóm xã hội khác, giữa mỗi con người với toàn thể đời
sống xã hội.
Ở một bình diện chung nhất, lối sống là một phạm trù thuộc lĩnh vực văn hóa. Khi nói về phạm trù “lối
sống”, có rất nhiều quan niệm khác nhau do cách tiếp cận khác nhau.
Tâm lý học coi các yếu tố khí chất, tính cách, nhân cách là thuộc tính cơ bản của lối sống. Vì thế, khi nói
“tính cách người Anh”, “tính cách người Việt” thì điều đó có nghĩa kiểu hành vi, kiểu ứng xử, kiểu suy nghĩ và
cách biểu hiện cảm xúc, tình cảm này là đã mang tính chất đặc trưng cho mỗi nhóm xã hội và cả cộng đồng người
đó rồi.
Nhân học, dân tộc học nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa của lối sống. Chính vì thế theo cách tiếp cận này,
mỗi dân tộc cụ thể đều có một lối sống đặc trưng bởi hệ giá trị, chuẩn mực, phong tục tập quán, truyền thống, thói
quen thể hiện qua cách ăn, mặc, lao động, nghỉ ngơi, sinh hoạt, ứng xử và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.


Mỗi lối sống chứa đựng bản sắc văn hóa của dân tộc, nhờ vậy có thể nhận diện và phân biệt được người dân tộc
này với người dân tộc khác.
Xã hội học thì lại cho rằng, lối sống là một phạm trù xã hội học dùng để chỉ kiểu hành vi, kiểu quan hệ xã
hội tương ứng với vị thế - vai trò và cấu trúc xã hội nhất định. Lối sống qui định đặc điểm của tư duy, cách giao
tiếp, ứng xử của con người trong các lĩnh vực lao động sản xuất, văn hóa xã hội, chính trị tư tưởng và đời sống
sinh hoạt hàng ngày. Nhưng bản thân lối sống lại bị qui định bởi cấu trúc xã hội, phân tầng xã hội và hệ thống xã
hội. Theo từ điển tóm tắt xã hội học (Liên Xơ cũ): lối sống là những hình thức hoạt động sống (cá nhân, nhóm,
tầng lớp) điển hình với những quan hệ xã hội cụ thể trong lịch sử.
Từ phạm vi rộng lớn ấy, có thể thấy: Lối sống là một thói quen có định hướng, có chất lượng lý tưởng. Nó
là cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hóa, đặc trưng văn hóa của một người hay một cộng
đồng, là một yếu tốxã hội. Nó là tiêu chí đầu tiên, tổng hợp nhất thể hiện chất lượng văn hóa và trí tuệ của con

người.
Như vậy, lối sống là một phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp
các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định và biểu hiện trên
các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh
thần và văn hóa. Lối sống là phức hợp những mẫu hình nhận thức và hành động biểu hiện như sự lặp lại, phổ biến,
ổn định dưới dạng thức hoạt động đặc trưng cho một dân tộc, một quốc gia, một giai cấp, một tập đoàn xã hội
trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Ở đây, những chuẩn mực, giá trị, những truyền thống, tập qn có vai trị hết sức lớn đến phương thức hoạt
động, tu duy cách ứng xử của người ta trong xã hội. Tất cả tạo thành cơ sở của khn mẫu hành vi của mỗi người,
mỗi nhóm và tập đồn người khác nhau trong xã hội. Nói cách khác, lối sống là tổng thể các nét căn bản đặc trưng
cho hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội trong những điều kiện xã hội nhất định về mặt lịch
sử. Nó là những cách thức, phép tắc tổ chức và điều khiển đời sống cá nhân, cộng đồng đã được thừa nhận rộng rãi
và trở thành thói quen.
Từ những khái niệm khác nhau như trên có thể đưa ra một khái niệm chung tổng quát như sau: Lối sống là
tổng hợp tồn bộ các mơ hình, cách thức và phong cách sống của con người thể hiện trong mọi phương thức cũng
như lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt đến thái độ, hành vi, cách tư duy, lối ứng xử giữa con
người với con người, giữa chủ thể với đối tượng, giữa điều kiện với phương tiện và mục đích sống. Trong lối sống
tổng hoà những nét cơ bản, khắc hoạ những đặc điểm cuộc sống của các cá nhân, các nhóm người, của giai cấp,
dân tộc trong một xã hội nhất định. [28, tr. 23-24].
Một số nhận biết về tiêu chí lối sống:
Lối sống thể hiện văn minh nhân loại và truyền thống văn hóa của một dân tộc, cả các giá trị phổ quát và
cả các giá trị phù hợp với điều kiện lịch sử của từngthời kỳ nhất định. Về nhận thức, lối sống tập hợp những nét
cơ bản, tiêu biểu, ổn định của các hình thức hoạt động sống đặc trưng cho mỗi dân tộc, quốc gia, vùng địa lý,
nhóm xã hội và cá nhân trong những điều kiện chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội cụ thể. Đó là cách thức hoạt
động, ứng xử của chủ thể (cá nhân, tập thể) để đáp ứng nhu cầu sống, từ ăn, mặc, ở, đi lại, tái tạo giống nòi đến
học hành, vui chơi, giao tiếp và thoả mãn nhu cầu trí tuệ, thẩm mỹ, vv..; từ hoạt động kinh doanh, chính trị, văn
hố đến việc tổ chức đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.
Như vậy, nếu xem lối sống, theo nghĩa đơn giản, là cách sống của một cá nhân hay cộng đồng thì rõ ràng
mọi yếu tố xã hội xung quanh nó có ảnh hưởng đến q trình hình thành nhân cách hay lối sống của họ.
Tiêu chí ln được định nghĩa là: "Tính chất, dấu hiệu đặc trưng để nhận biết, xem xét, hoặc phân loại một

vật, sự vật".
Như vậy, tiêu chí lối sống sẽ được xem là: Những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết, xem xét hoặc phân loại
lối sống.


Từ cách chia như vậy, cộng với việc xác định thêm một trục thời gian bên cạnh trục không gian như cách
phân chia truyền thống của những người theo mô hình cấu trúc đã chỉ ra trong lý thuyết lối sống ở trên, tiêu chí lối
sống được đề tài chia thành 02 loại: Tiêu chí đánh giá lối sống và tiêu chí phân loại lối sống.
Tiêu chí đánh giá lối sống:
Do lối sống là một phạm trù mang tính đạo đức nên thông thường người ta phân chia lối sống theo cách
đánh giá này. Trên cơ sở đó, tiêu chí đánh giá lối sống có thể phân chia thành các dạng sau:
- Phân chia theo tính chủ động của lối sống: lối sống chủ động – lối sống bị động.
- Phân chia theo tính tích cực của lối sống: Lối sống tích cực – lối sống tiêu cực.
- Phân chia theo tính định hướng của lối sống: lối sống hướng nội – lối sống hướng ngoại.
- Phân chia theo tính chất tình nghĩa: lối sống trọng tình – lối sống trọng nghĩa.
- Phân chia theo định hướng cá nhân hay cộng đồng: lối sống cá nhân – lối sống cộng đồng; lối sống vị kỷ
– lối sống vị tha.
Tiêu chí phân loại lối sống:
Bên cạnh tiêu chí đánh giá lối sống theo cách nhìn đạo đức, lối sống cịn được nhìn nhận từ góc độ loại
hình như sau:
- Lối sống theo nhóm tuổi: lối sống trẻ em, thanh niên, người già...
- Lối sống theo nghề nghiệp (môi trường làm việc): lối sống công nhân, nông dân, học sinh – sinh viên,
bác sĩ, giáo viên...
- Lối sống gia đình: Gia đình trí thức, nơng dân...
- Lối sống theo thu nhập: lối sống nhà giàu, nhà nghèo....
- Lối sống theo tôn giáo: lối sống của người theo đạo Thiên chúa, Tin lành, Phật giáo,...
- Lối sống theo nơi cư trú: lối sống nông thôn, đô thị.
- Lối sống chia theo thời gian: lối sống cổ truyền, truyền thống, hiện đại.
- Lối sống chia theo giới tính: lối sống nam giới (đàn ơng), lối sống nữ giới (đàn bà).
- Lối sống chia theo nhóm bạn (nhóm sở thích): Lối sống của nhóm thích game, của nhóm thích phim Hàn

Quốc, thích đi du lịch,...
- Lối sống theo trình độ học vấn: lối sống của học sinh tiểu học, sinh viên đại học...
- Lối sống theo tình trạng tâm – sinh lý: lối sống hướng nội, hướng ngoại, có bệnh tật...
- Lối sống theo định hướng giá trị: Lối sống trọng tình cảm, lối sống tự do, lối sống buông thả...
Từ khái niệm và cách phân loại như trên có thể hiểu: Lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay là sự tổng
hợp của các mơ hình, cách thức và phong cách sống của người trẻ (trong độ tuổi từ 16 – 28) trong mọi lĩnh vực từ
lao động, học tập, sinh hoạt đến thái độ, hành vi, cách tư duy, lối ứng xử giữa người trẻ với nhau, giữa người trẻ
với xã hội, giữa người trẻ và những người ở độ tuổi khác.
1.2.

Quan điểm lý thuyết trong nghiên cứu về ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ ở

Việt Nam hiện nay
Khi nhắc tới hai từ “ảnh hưởng”, mỗi người sẽ có cách định nghĩa khác nhau. Có người thì cho rằng, “ảnh
hưởng” có nghĩa là tác động (từ người, sự việc hoặchiện tượng) có thể làm dần dần có những biến đổi nhất định
trong tư tưởng, hành vi, hoặc trong quá trình phát triển ở sự vật hoặc người nào đó. Cũng có ý kiến cho rằng, “ảnh
hưởng” là khi một người suy nghĩ hoặc hành động được thay đổi bởi của người khác. Ảnh hưởng có thể là cả tốt
và xấu. Tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm “ảnh hưởng” theo định nghĩa sau: “Ảnh hưởng
là tác động có thể để lại kết quả ở sự vật hoặc người nào đó. Ví dụ: Ảnh hưởng của khí hậu đối với cây cối; nói
chuyện làm ảnh hưởng đến người khác…” [29, tr. 7].
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các PTTT hiện đại đang là công cụ tốt nhất để giúp cho báo chí


truyền tải một lượng thông tin khổng lồ đến với cơng chúng. Chính vì vậy, báo chí cũng có ảnh hưởng ngày càng
to lớn trong việc thúc đẩy tiến trình các sự kiện. Nói cách khác, báo chí khơng chỉ đơn thuần là người đưa tin,
phản ánh thụ động các sự kiện; nó cịn đóng vai trị ngày càng tích cực, tham gia trực tiếp vào các sự kiện như một
trong những yếu tố, những điều kiện thúc đẩy và quy định chiều hướng vận động của các sự kiện. Bản chất của vai
trị đó chính là áp lực của dư luận xã hội do báo chí tạo ra.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình, tính đến năm 2015, dân số Việt Nam
đạt 91,9 triệu người, tỷ lệ lao động dưới 30 tuổi (thanh niên) chiếm 31,2%. Con số này cho thấy, giới trẻ có vai trị

vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc.
Giới trẻ ln là một trong những nhóm cơng chúng đích của truyền thơng đại chúng. Ngày nay, sự phát
triển của khoa học công nghệ và sự ra đời của các sản phẩm công nghệ số đã giúp cho báo điện tử dễ dàng hơn
trong việc tiếp cận với giới trẻ. Với sự phong phú, đa dạng về mặt thông tin trong mọi lĩnh vực từ chính trị, xã hội,
kinh tế, văn hóa, giải trí, thể thao, cơng nghệ… giới trẻ được sống trong nhịp đập nóng hổi của thời đại, quốc gia,
cộng đồng.
Thông qua báo điện tử, giới trẻ có cái nhìn tích cực hơn, quan tâm hơn và những phản ứng kịp thời với
những sự kiện chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của thế giới, của đất nước và của địa phương nơi mình đang
sống. Có thể nói, báo điện tử có những tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới sự phát triển trí tuệ, hình thành nhân sinh
quan, thế giới quan và bồi đắp tình cảm nhân văn cho giới trẻ.
Khơng những vậy, do sự đa dạng, phong phú và cập nhật thơng tin nhanh chóng nên báo điện tử cịn tìm
thấy cho mình được nguồn tri thức hữu ích, rèn luyện kỹ năng sống của mình. Một số những trang báo chun
ngành cịn có vai trị vơ cùng quan trọng đối với hoạt động trao đổi, nghiên cứu thông tin khoa học của giới trẻ.
Thế nhưng, bên cạnh những hình đẹp về giới trẻ, vẫn cịn đâu đó những người trẻ có lối sống lệch lạc, thiếu
lý tưởng, giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật do tác động của những mặt trái kinh tế thị trường và
toàn cầu về văn hóa ngày càng sâu rộng. Những người trẻ này có lối sống thực dụng, đua địi, lãng phí, có biểu
hiện tiêu cực trong đạo đức, lối sống, cá biệt có một số thanh niên sa vào tệ nạn xã hội, tội phạm.
Thông qua các PTTT đại chúng (trong đó tích cực nhất là báo điện tử), dư luận khơng khỏi cảm thấy sốc
trước hình ảnh phản cảm về cách cư xử, ăn mặc lố lăng của thanh niên, học sinh - sinh viên: “ngắn trước, rách
sau”, “siêu mỏng”, rồi các “hot girl, hot boy” sang chảnh; truy cập các website độc hại, chat nude, đua xe, quan hệ
tình dục sớm; trường học thì thường xuyên xảy ra các vụ bạo lực học đường. Đặc biệt, theo báo cáo của Ban chỉ
đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên” của
Bộ Công an, trong vòng 6 năm (2007 - 2013), trên cả nước đã xảy ra 63.600 vụ án hình sự do trẻ vị thành niên gây
ra, với 94.300 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội, tăng gần4.300 vụ án so với 6 năm trước đó. Đây là những
con số đau lịng, làm nhức nhối dư luận xã hội.
Điều đáng lo ngại là càng ngày, số tội phạm vị thành niên càng trẻ hóa. Theo thống kê, trong tổng số
94.300 tội phạm vị thành niên nói trên, số trẻ dưới 14 tuổi phạm tội chiếm tới 13%, trẻ từ 14 đến 16 tuổi phạm tội
chiếm tới 34,7%. Nếu như Lê Văn Luyện lạnh lùng vung dao đoạt mạng liền một lúc 3 người khi chỉ còn kém vài
tháng nữa là đầy 18 tuổi, thì sau đó Võ Nhật Trường (ở thơn Trung Hậu, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ, Bình
Định) giết bà nội mình là cụ Trần Thị Vân (83 tuổi) để cướp 700 nghìn đồng khi Trường chưa đầy 16 tuổi. Hay vụ

Nông VănCông (ở xã Ngọc Đường, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang) giết mẹ đẻ là bà Lưu Thị Linh để cướp 2,8 triệu
đồng và một sợi dây chuyền bạc khi hắn đang là học sinh lớp 9 của Trường THCS xã Ngọc Đường…
Dư luận cũng giật mình khi mỗi năm Việt Nam có 1,2 triệu ca nạo phá thai, trong đó có tới 20% trường
hợp là học sinh THPT; Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở vị thành niên
và thanh niên cũng đang ở mức báo động; Tình hình sử dụng ma tuý trong vị thành niên và thanh niên cũng đáng
lo ngại. Tất cả những số liệu này phần nào giống như tín hiệu báo động về sự xuống cấp trong lối sống của giới trẻ
Việt Nam hiện nay. Trong đó, các PTTT đại chúng nói chung và báo điện tử nói riêng đã phần nào “góp tay” khiến


tình trạng này gia tăng mạnh hơn.
Với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, giữa một “biển” thơng tin, giới trẻ có thể “lạc lối”, nếu khơng được
định hướng, giáo dục. Thế nhưng, trong quá trình hoạt động thực tiễn, chịu sự tác động không nhỏ của kinh tế thị
trường và sức ép từ doanh số, báo điện tử đang dần xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực trong việc đưa tin, làm ảnh
hưởng tới lối sống, suy nghĩ và hành vi của giới trẻ.
Bên cạnh những tờ báo nghiêm túc, có khơng ít tờ báo thu hút độc giả bằng những bài báo có nhan đề giật
gân, nội dung khai thác những đề tài kịch tính, thị hiếu tầm thường, dục vọng thấp kém của con người. Việc các
ngôi sao, người mẫu, diễn viên thường xuyên xuất hiện với tần suất dày đặc bằng các chiêu trò lố lăng, dễ khiến
giới trẻ bị ngộ nhận đó là những giá trị thời thượng được xã hội tơn vinh, kích thích giới trẻ học địi theo những
điều phù phiếm, sao nhãng và coi nhẹ giá trị chân chính của cuộc sống.
Thơng tin báo chí đối với thế hệ trẻ ngày nay vừa thừa, vừa thiếu. Thừa những thông tin giải trí, giật gân vơ
bổ, thậm chí độc hại mà thiếu những thơng tin nghiêm túc, có tính phát hiện, khai sáng, cảnh báo, có ý nghĩa xã
hội sâu sắc. Báo điện tử đang phát triển “nóng” nhưng thiếu chiều sâu, thiếu đỉnh cao. Có khơng ít tờ báo coi nhẹ
chức năng thông tin, phản biện xã hội mà lại chú trọng tính chất giải trí, thương mại, chạy theo thị hiếu tầm
thường của độc giả.
Có thể nói, vai trị, tác động của báo chí, truyền thơng nói chung, báo điện tử nói riêng đối với thế hệ trẻ là
một vấn đề rất lớn, nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Bởi vậy, các ban ngành, cơ quan truyền thông cần phải
có những biện pháp cụ thể để nâng cao tác động của báo điệntử đối với lối sống của giới trẻ hiện nay.
1.3. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của báo điện tử ở Việt Nam
1.3.1.


Quá trình hình thành và phát triển
Chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng internet, ngày 31/12/1997, tạp chí Quê hương (tạp chí của Ủy

ban về người Việt Nam ở nước ngồi trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam) có địa chỉ:
đã trở thành tờ báo điện tử đầu tiên của nước ta.
Đối tượng phục vụ chủ yếu của tạp chí là cộng đồng người Việt Nam định cư, sinh sống ở nước ngoài
cũng như thân nhân của họ ở trong nước và những độc giả quan tâm, tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến người
Việt Nam ở nước ngồi. Sự kiện này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong lịch sử báo chí nước nhà, đánh dấu các
PTTT đại chúng ở Việt Nam đã có thêm một thành viên mới, một loại hình báo chí mới vừa hiện đại, vừa đặc
biệt hữu dụng.
Tiếp nối sự ra đời của Quê hương Online, ngày 21/06/2016, báo Nhân dân điện tử ( />chính thức phát hành trên mạng internet; ngày 03/02/1999, Đài Tiếng nói Việt Nam hịa mạng với tên miền
; ngày 01/09/2000, Đài Truyền hình Việt Nam phát hành trang tin điện tử . Đến nay,
các cơ quan báo chí lớn như: Tiền Phong, Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Thơng tấn xã Việt Nam… đều có tờ
báo điện tử. Từ chỗ ban đầu chỉ là những tờ báo phiên bản điện tử của báo in, những tờ báo trên đã phát triển độc
lập, có phong cách riêng và dần thốt ra khỏi cái bóng bao trùm của báo in, khẳng định được ưu thế vượt trội của
mình.
Bên cạnh đó, những tờ báo điện tử độc lập cũng dần xuất hiện. Ngày 26/02/2002, tờ Tin nhanh Việt Nam
( chính thức ra mắt độc giả và chính thức được cấp phép hoạt động báo chí, trở thành tờ báo
điện tử độc lập đầu tiên ở Việt Nam. Tiếp theo là tờ Vietnamnet ( cũng được cấpphép vào
ngày 23/01/2003, VnMedia ( được cấp phép ngày 06/08/2003.
Theo báo cáo đánh giá cơng tác báo chí năm 2015 của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương
Minh Tuấn tại Hội nghị báo chí tồn quốc tổng kết cơng tác năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016 cho biết:
Hiện cả nước có 105 báo, tạp chí điện tử (tăng 7 báo so với năm 2014). Trong đó có 83 báo, tạp chí điện tử của cơ
quan báo chí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập. Tổng số trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo
chí được cấp phép là 248. Tính từ năm 2010, số lượng cơ quan báo chí điện tử tăng 44 cơ quan.


1.3.2.

Sự khác biệt giữa báo điện tử và trang thông tin điện tử

Thực tế cho thấy, rất nhiều người không phân biệt được giữa báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp

và trang thơng tin điện tử. Có rất nhiều người nghĩ rằng, các trang thông tin điện tử hoạt động giống như trang
thông tin điện tử tổng hợp và trang thông tin điện tử tổng hợp hoạt động giống như báo điện tử.
Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ nêu rõ: Trang thơng tin điện tử trên internet là trang thông tin
hoặc tập hợp trang thông tin phục vụ cho việc cung cấp và trao đổi thông tin trên môi trường internet, bao gồm
trang thông tin điện tử (website), trang thông tin điện tử cá nhân (blog), cổng thơng tin điện tử (portal) và các hình
thức tương tự khác.
Cịn trong Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ, trang thông tin điện tử được phân loại và quy định
quản lý như sau:
1. Báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử, được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp
luật về báo chí.
2. Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp
thơng tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn ngun văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên
cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thơng tin đó.
3.

Trang thơng tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp

thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chứcbộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác
phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và khơng cung cấp thơng tin tổng hợp.
4. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua
việc sử dụng dịch vụ MXH để cung cấp, trao đổi thơng tin của chính cá nhân đó, khơng đại diện cho tổ chức hoặc
cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp. Trang thông tin điện tử cá nhân, trang thông tin điện tử nội bộ
phải tuân theo các quy định về đăng ký và sử dụng tài nguyên internet và các quy định có liên quan tại Nghị định
này.
5. Trang thơng tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thơng tin, phát thanh, truyền hình, thương
mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin
tổng hợp. Trang thông tin điện tử này được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chun ngành và

các quy định có liên quan.
Theo thơng tư số 9/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin
trên trang thông tin điện tử, các trang thông tin điện tử không phải cấp phép gồm: trang thông tin điện tử nội bộ;
trang thông tin điện tử cá nhân; trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành; diễn đàn nội bộ dành cho hoạt
động trao đổi, hỏi đáp thông tin nội bộ liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy,
dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó; trang thơng
tin điện tử của cơ quan nhà nước cung cấp thông tin được quy định tại Điều 10 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày
13/06/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện
tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó, thơng tư số 9/2014/TT-BTTTT cũng quy định các trang thông tin điện tử phải cấp phép hoạt
động là: trang thông tin điện tử tổng hợp; các trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử ứng dụng
chuyên ngành khi cung cấp thông tin tổng hợp thì phải đề nghị cấp phép như đối với trang thơng tin điện tử tổng
hợp.
Ngồi ra, thơng tư cịn quy định, trang thông tin điện tử tổng hợp khi trích dẫn lại thơng tin phải tn theo
quy định về nguồn tin (được quy định tại khoản 18 Điều 3, khoản 2 Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP); không
đăng tải ý kiến nhận xét, bình luận của độc giả về nội dung tin, bài được trích dẫn (trừ trang thơng tin điện tử tổng
hợp của cơ quan báo chí).


Trong khi đó, so với trang thơng tin điện tử, báo điện tử có những điểm khác biệt nổi bật như sau:
Báo điện
tử
Là của một tổ chức chính trị, xã hội nhất định,
được cấp phép hoạt động.

Trang thông tin điện tử
Của tổ chức xã hội, công ty, đơn vị kinh tế, cá nhân; có hoặc
khơng được cấp
phép hoạt động.


Là hoạt động chính trị, phục vụ cơng tác tư tưởng,
lợi ích của Tổ quốc, nhân dân.

Quảng bá cho tổ chức, cá nhân, sản phẩm và hoạt động
vì mục đích riêng.

Hoạt động theo Luật Báo chí.

Nội dung thơng tin: Được chọn lọc, đa dạng

Nội dung thơng tin: Hẹp, mang tính cá nhân (về doanh

(mọi vấn đề của đời sống). Tính thời sự của thơng tin

nghiệp, về sản phẩm, về cơng trình nghiên cứu khoa học).

cao. Có thể đồng thời với sự kiện xảy ra. Thông tin là

Thông tin không xuất hiện liên tục, cập nhật. Thơng tin có thể

những sự kiện có thật, chính xác, có thể kiểm tra. Thơng

có thật, có thể bị nói q sự thật, thậm chí bịa đặt tùy theo mục

tin mang tính định hướng, góp phần quản lý xã hội.

đích của chủ trang web cần đạt
được.

Hình thức: Tờ báo được thiết kế theo chuyên


Hình thức: Trang web được thiết kế không ổn định, tùy

trang, chuyên mục, bắt mắt nhưng đảm bảo tính chính

theo nội dung thơng tin cần thông báo. Không sử dụng đa dạng

trị của trật tự thơng tin. Thể loại báo chí đa dạng, ngơn

các thể loại báo chí như: phóng sự,

ngữ đại chúng, dễ hiểu.

điều tra…

Cơng chúng: Đa dạng, đại chúng, có sự

Cơng chúng: Khơng có cơng chúng, chỉ

quan tâm đến những vấn đề có liên quan

có người cần sử dụng thơng tin cho mục

đến quyền lợi của mình hoặc của dân tộc, đất
nước. Có sự phản hồi nhanh, hiệu quả, đóng góp lượng

đích cá nhân của mình. Sự phản hồi thơng tin chỉ xảy ra
khi người dùng thực sư có lợi ích, nhu cầu.

thơng tin lớn cho tịa soạn, có nhu cầu thơng tin cao

coi đó như món ăn tinh thần hàng ngày.
Đội ngũ sản xuất thông tin: Là các nhà báo
chuyên nghiệp.

Quá trình sản xuất thơng tin: Chất liệu tác phẩm
báo chí lấy từ cuộc sống, được
lựa chọn, kiểm tra…
rang báo được phát hành trên mạng internet
nhưng có sự quản lý và kiểm sốt chặt chẽ. Q trình

Đội ngũ sản xuất thơng tin: Là tổ chức
hoặc cá nhân có nhu cầu thơng tin về mình.

Q trình sản xuất thơng tin: Sản xuất thơng tin từ cái mình có,
dựa trên nhu
cầu mua bán, trao đổi.
Q trình truyền tải thơng tin khơng liên tục theo thời
gian và khó quản lý, kiểm sốt.

truyền tải thơng
tin tức thời và phi định kỳ.
1.3.3.

Đặc điểm của báo điện tử
Internet đã tạo môi trường và tiền đề để báo điện tử ra đời. Đến lượt mình, sự ra đời và phát triển của báo


điện tử được coi như một trong những dịch vụ tiện ích giúp mạng internet ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. Từ việc
bị hoài nghi về chức năng, vai trò khi mới ra đời, báo điện tử đã trở nên vững mạnh và có tầm ảnh hưởng lớn đối
với xã hội nói chung và tâm lý cơng chúng nói riêng. Với sự phát triển của khoa học – công nghệ, sự ra đời của

các thiết bị điện tử thông minh, hiện đại, báo điện tử đã có thêm điều kiện để đến gần với công chúng hơn. Bây
giờ, bất kể ngày hay đêm, chỉ cần có thời gian rảnh là công chúng sẽ sử dụng thiết bị công nghệ sẵn có để truy cập
vào các trang báo điện tử, tìm đọc thơng tin mà mình quan tâm. Điều này diễn ra ở nhiều nơi: cơng sở, gia đình,
qn cà phê… Báo điện tử không chỉ được chấp nhận ở góc độ đối tượng tiếp nhận là khán giả, độc giả mà ngay
cả bản thân những người làm báo.
Có thể nói, báo điện tử - kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ và truyền thông, dựa trên nền của internet
và sự tích hợp ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống đã có những ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với xã hội,
đối với người dân. Về truyền tin, báo điện tử đã có những ảnh hưởng ở góc độ như sau:
Thứ nhất, báo điện tử có những lợi thế về dung lượng truyền tải mà báo in, phát thanh, truyền hình khơng
thể có được. Báo điện tử không bị giới hạn khuôn khổ, số trang nên có khả năng truyền tải thơng tin khơng giới
hạn. Do đó, báo điện tử có thể cung cấp một lượng thông tin lớn, phong phú và chi tiết. Những thông tin trên báo
điện tử được sâu chuỗi lại với nhau theo các chủ đề thông qua siêu liên kết, được lưu trữ lâu dài và khoa học theo
ngày tháng, chủ đề, chuyên mục… Bởi vậy, thông tin trên báo điện tử sẽ ảnh hưởng một cách trực tiếp vào tâm lý,
nhận thức của người đọc, tạo ra những hành vi và lối sống nhất định. Đó có thể là tâm lý vui vẻ, hạnh phúc (đối
với những thông tin tích cực); có thể là tâm lý bực bội, khó chịu (đối với những thơng tin thiếu chính xác); có thể
là tâm lý hoang mang, lo sợ, hồi nghi… (đối với những thông tin tiêu cực: cướp, hiếp, giết).
Thứ hai, báo điện tử không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên thông tin được truyền tải đi khắp tồn
cầu một cách nhanh chóng. Nó tiếp cận với độc giả khắp mọi nơi từ thành thị tới nông thơn, từ đồng bằng đến
miền núi miễn là có thiết bị kết nối với internet. Nó cũng tiếp cận với độc giả ở mọi lứa tuổi, từ thiếu nhi cho đến
thanh niên, từ già đến trẻ; tiếp cận với mọi giới tính… Bởi thế, báo điện tử là một phương tiện truyền tải thông tin
dễ dàng, sinh động và trực tiếp. Nhưng cũng vì thế mà sự ảnh hưởng của nó đối với cơng chúng là khơng lường
được trước. Nếu không cẩn trọng trong việc đưa thông tin, báo điện tử dễ mắc phải những sai lầm trong việc định
hướng dư luận xã hội.
Thứ ba, do đặc trưng riêng là sự nhanh chóng trong việc đưa thơng tin tới độc giả, nhiều khi phải chạy đua
với thời gian. Nhanh thì dễ ẩu. Các loại hình báo chí khác nhờ có đội ngũ BTV cẩn thận, nhạy bén và dày dặn kinh
nghiệm nên đã tránh được điều này. Tuy nhiên, báo điện tử do phải chạy đua về tốc độ đưa thơng tin nênphóng
viên đơi khi sẽ kiêm ln BTV, TBT và sự sai sót trong q trình đưa tin là điều khó tránh khỏi.
Khơng những thế, nếu báo in một khi đã phát hành sẽ không thể sửa được thông tin, truyền hình một khi đã
phát sóng sẽ khơng thể đính chính ngay lập tức, phát thanh một khi đã đến tai cơng chúng thì khó có thể sửa lỗi,
báo điện tử lại làm được. Thông tin được đưa vẫn có thể sửa được nên đã tạo tâm lý chủ quan, thiếu cẩn trọng đối

với một bộ phận nhà báo. Chính điều này đã làm ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất lượng thông tin, tâm lý người đọc.
Thứ tư, báo điện tử tự mình làm ảnh hưởng đến chính mình. Là loại hình báo chí phụ thuộc hồn tồn vào
cơng nghệ, tồn bộ nội dung thơng tin phụ thuộc phần lớn vào sự ổn định của hệ thống máy móc. Vì báo điện tử
chỉ phát hành một bản duy nhất nên khi gặp các sự cố hỏng hóc, virus phá hoại, tin tặc tấn công… nội dung sẽ bị
chỉnh sửa, sai lệch hoặc bị phá hoại tồn bộ, khó lịng khôi phục lại. Điều này sẽ khiến tờ báo bị thiệt hại nặng về
tài chính, uy tín và cịn tạo tâm lý khó chịu, bực mình cho độc giả trong q trình tiếp nhận thơng tin từ báo điện
tử.
Thứ năm, báo điện tử đưa rất nhiều thông tin nên người đọc nhiều khi bị nhiễu, bị choáng ngợp, mất tập
trung và đôi khi không phân biệt được thông tin nào tốt, đáng tin cậy cho mình. Do áp lực về doanh số, định mức
thông qua việc giành lượng truy cập của độc giả, nhiều tờ báo điện tử đã tận dụng hết khả năng, cơng suất của tính
đa phương tiện, khả năng cập nhật thơng tin nhanh chóng, khơng giới hạn để đăng tải những thông tin kiểu như “lộ


hàng”, “khoe ngực”… Họ cố tình giật tít “nửa kín, nửa lộ” về các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể để tạo sự tị mị và
kích thích ham muốn của người đọc. Có cảm giác như khơng một scandal “cởi”, “tự sướng”, “lộ” nào của showbiz
bị bỏ sót. Những cụm từ như “phát sốt”, “lộ hàng”, “ngực khủng”, “nội y”, “khiêu khích”, “sexy”… cùng những
hình ảnh, clip “da thịt” xuất hiện nhan nhản. Chính điều này đã khiến tâm lý của người đọc bị ảnh hưởng, đối với
một bộ phận giới trẻ sẽ hình thành nên suy nghĩ: “Lộ hàng + báo điện tử = Nổi tiếng”. Bởi vậy, khơng có gì lấy
làm khó hiểu khi số lượng người trẻ được nhiều người biết đến bằng các scandal, với sự “tiếp tay” của báo
điện tử ngày càng giatăng. Giới nghệ sĩ cũng trở nên “sống khỏe” hơn chỉ bởi sự “dễ dãi” mà báo điện tử đang
làm.
Bên cạnh đó là các thông tin về cướp, hiếp, giết thường xuyên được đưa lên báo sẽ khiến cho người đọc có
tâm lý hoang mang, lo sợ và đề phòng với mọi người xung quanh. Những người trong cuộc và bản thân công
chúng hàng ngày tiếp tục bị tra tấn, rợn người vì sự vơ cảm của nhiều nhà báo, tờ báo. Họ bắt công chúng phải đối
mặt với cảm giác bị ám ảnh đè nặng, giật mình thon thót mỗi khi ngủ.
Thứ sáu, báo điện tử tạo tâm lý không thư giãn, thoải mái khi tiếp nhận thông tin cho độc giả. Vì phải sử
dụng các thiết bị cơng nghệ để kết nối với mạng internet nên người đọc gặp rất nhiều sự bất tiện. Đối với máy
tính, họ phải thường xuyên ngồi trước màn hình, sử dụng chuột để điều khiển, tìm kiếm thơng tin và thời gian đọc
chậm hơn 25% so với đọc bản in. Đối với iPad, điện thoại… thì màn hình lại bé.
Thứ bảy, báo điện tử ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý và kiểm sốt thơng tin của các cơ quan chức

năng. Do phải đảm bảo tính nhanh chóng trong việc đưa thơng tin, đảm bảo lượng độc giả truy cập vào báo mỗi
ngày nên số lượng tin bài được đưa lên báo điện tử là khổng lồ. Bởi vậy, các cơ quan chức năng phải vất vả để
kiểm sốt chất lượng thơng tin đưa ra sao cho phù hợp với đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước, với thuần
phong mỹ tục, với tâm lý của người đọc (nhất là đối với người trẻ.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Ở Chương 1 của luận văn, tác giả đã làm rõ một số khái niệm và thuật ngữ có liên quan trực tiếp đến đề
tài. Ngồi ra, trong chương này, tác giả còn làm rõ các yếu tố cơ bản và vai trò của báo điện tử đối với lối sống
của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
Việc báo chí và truyền thơng đại chúng đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành nhân cách, lối sống
của học sinh – sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung khơng phải là vấn đề lạ lẫm. Trên thế giới cũng đã có rất
nhiều tài liệu đề cập đến sự ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến hành vi của trẻ em, đến giới trẻ. Tại Việt
Nam, với sự ra đời của 105 báo, tạp chí điện tử đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn và đa dạng đối với giới trẻ.
Khơng chỉ đóng vai trị là nơi cung cấp thơng tin hữu ích, báo điện tử tại Việt Nam cịn đóng vai trị định hướng dư
luận xã hội, định hướng nhận thức, hành vi và lối sống cho giới trẻ. Tuy nhiên, báo điện tử vẫn chưa thực sự làm
tốt vai trò của mình. Do sức ép từ doanh thu, một số báo điện tử đã “bất chấp” đưa ra những thông tin thiếu trung
thực, rẻ tiền, xoáy quá sâu vào sự việc vơ tình tạo ra sự phản cảm đối với cơng chúng. Đồng thời, những dạng
thông tin này được lặp đi lặp lại quá nhiều lần, về lâu về dài đã có ảnh hưởng tiêu cực khơng hề nhỏ đối với lối
sống của giới trẻ hiện nay.
Trong Chương 2, dựa trên việc tiến hành khảo sát thông tin trên các báo điện tử: VnExpress, Dân Trí,
Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanh niên Online trong 6 tháng đầu năm 2016, tác giả luận văn sẽ đưa ra những
thông tin chi tiết về ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ. Đồng thời, kết hợp cùng với một số ý
kiến, chủ trương, nhận định của ban lãnh đạo, các phóng viên, BTV của một trong số những tịa soạn báo trên,
cũng như ý kiến của một số bạn trẻ, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát về sự ảnh
hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay.


×