BIÊN HÒA, THÁNG 11/2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
-----XW -----
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XUẤT
NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY
TNHH MITSUBA M-TECH VIỆT NAM
HỒ NGUYÊN UYÊN
1
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XUẤT NHẬP KHẨU
HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH MITSUBA M-TECH VIỆT NAM
HỒ NGUYÊN UYÊN*
TÓM TẮT.
Để có thể thực hiện tốt quá trình xuất nhập khẩu thì kế toán – công cụ quan
trọng để quản lý kinh tế quốc dân nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng, nó
cung cấp những thông tin một cách chính xác, đầy đủ về tình hình sản xuất, kinh
doanh, tình hình tài chính cho các nhà quản lý. Điều này giúp các doanh nghiệp
phải luôn đổi mới và tự hoàn thiện mình trên thị trường đầy biến động và khó khăn
như hiện nay.
1. Sự cầ
n thiết phải hoàn thiện quá trình kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá
trong điều kiện hiện nay.
1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện.
Sau khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước nền kinh tế của nước ta
bước sang một giai đoạn phát triển mới. Trong quá trình phát triể
n đòi hỏi các công cụ
kinh tế, công tác quản lý phải không ngừng đổi mới, vận dụng và hoàn thiện. Kế toán,
một công cụ quan trọng phục vụ điều hành và quản lý nền kinh tế quốc dân, điều hành
và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và sử dụng kinh phí trong
các đơn vị, tổ chức, xí nghiệp cũng đòi hỏi phải đổi mới và hoàn thiện cho phù h
ợp
[4].Trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường, nền tài chính của nước ta chưa phát triển
đòi hỏi khi tài chính có sự thay đổi thì kế toán cũng phải thay đổi theo cho phù
hợp.Mỗi một hệ thống mới sau khi ra đời trong quá trình vận hành sẽ bộc lộ những
mặt hạn chế, tồn tại, những thiếu sót cần thiết phải được hoàn thiện. Mới đây nhất ta
có thể
thấy một trong những sự hoàn thiện hạch toán kế toán là đã ban hành ra luật
thuế giá trị gia tăng ngày 01/01/1999 [3]. Hơn thế đổi mới là một quá trình vận chuyển
và hoàn thiện. Do đó đã có bước mở đầu tất yếu phải có bước tiếp theo, thậm chí nhiều
bước tiếp theo và hiện nay các chuẩn mực kế toán mới đã được phát hành theo quy
định của Bộ tài chính. Hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhậ
p khẩu nói
riêng đang ngày càng trở nên phức tạp và có tính cạnh tranh cao. Đi sâu vào lĩnh vực
hạch toán xuất, nhập khẩu ở các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu ta thấy còn nhiều
2
điều chưa được thống nhất. Các chứng từ ban đầu được lập, hệ thống tài khoản sử
dụng cũng như sổ sách phản ánh chưa đáp ứng được yêu cầu như : phân định rõ trách
nhiệm vật chất giữa các đơn vị ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu, cung cấp kịp thời các
thông tin cho quản lý, việc đối chiếu sổ sách còn gặp nhiều khó kh
ăn.
Chính những hạn chế trên đòi hỏi các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải
không ngừng hoàn thiện quá trình hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nói chung
và hạch toán nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hoá nói riêng để phát huy được những ưu
điểm và khắc phục được những nhược điểm phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý.
1.2. Yêu cầu và ý nghĩa của việc hoàn thiện.
Trong sự
đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của nước ta và bối cảnh thế giới hiện
nay, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trở nên đa dạng phức tạp và mang tính cạnh
tranh gay gắt. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải đối mặt thường
xuyên với sự biến động của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Chính vì
vậy, muốn đạt được hiệu quả kinh doanh
đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng hoàn
thiện công tác tổ chức hoạt động kinh doanh ở đơn vị mình. Để đạt được mục tiêu đó,
công tác kế toán phải không ngừng được hoàn thiện, đặc biệt ở Công ty TNHH
Mitsuba M-Tech Việt Nam.
+ Hoàn thiện hình thức kế toán áp dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động
sản xuất kinh doanh và đặc điểm tổ chức công tác kế toán quản lý của doanh
nghiệp.
+ Hoàn thiện về xác định đúng phạm vi và thời điểm xác định là hàng
nhập khẩu xuất khẩu, đây là yêu cầu rất quan trọng có xác định đúng thì mới có
thể đảm bảo ghi chép, phản ánh một cách kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh.
+ Hoàn thiện phương pháp kế toán nhằm đáp ứng tốt nhu cầu cung cấp
thông tin phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp.
Hoàn thiện công tác kế toán nghiệ
p vụ xuất nhập khẩu có những ý nghĩa sau:
• Đối với công tác kế toán:
- Hoàn thiện quá trình hạch toán hoạt động nhập khẩu giúp cho việc ghi chép
đơn giản, rõ ràng mang tính thuyết phục hơn, giảm nhẹ phần nào khối lượng công
3
việc, tăng hiệu quả làm việc của nhân viên kế toán.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu giữa các sổ sách kế toán.
- Tạo điều kiện cho việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán.
• Đối với công tác quản lý:
- Kế toán luôn là một công cụ hữu hiệu trong việc cung cấp những thông tin
quan trọng về tài chính giúp cho nhà quản lý có thể điều hành, kiểm soát hoạ
t động
kinh doanh của đơn vị. Chính vì vậy, hoàn thiện quá trình hạch toán nói chung và quá
trình hạch toán hoạt động nhập khẩu nói riêng là điều cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu
của nền kinh tế thị trường.
- Việc hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu là một trong những
nhân tố thúc đẩy việc thực hiện tốt các nhiệm vụ của kế toán, phát huy tác dụng của kế
toán trong việc phản ánh và giám sát tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh đã đặt
ra, thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế.. Vì vậy việc hoàn thiện quá trình hạch toán
nhập khẩu giúp các cấp lãnh đạo kiểm tra, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá nhằm không ngừng nâng cao năng xuất, chất
lượng và hiệu quả kinh doanh.
- Hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ xuất nhập khẩ
u góp phần làm công
việc kế toán tại đơn vị ngày càng hoàn thiện đáp ứng được những đòi hỏi trong quá
trình quản lý, sử dụng thông tin.
- Đối với những cơ quan quản lý cấp trên thì thông tin do kế toán mang lại sẽ là
cơ sở để tính thuế, tránh trốn lậu thuế gây thất thu cho ngân sách nhà nước .
2. Thực trạng kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa tại công ty.
2.1, Tổ chức công tác kế toán tại công ty.
Về tổ
chức công tác kế toán, công ty luôn có kế hoạch sắp xếp chỉ đạo từ trên
xuống dưới một cách khoa học. Việc bố trí nhân viên kế toán và phân định công việc
trong bộ máy kế toán của công ty là tương đối phù hợp với khả năng của mỗi kế toán
viên ứng với khối lượng công việc và đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý đặt ra. Công ty
có đội ngũ kế toán có trình độ cao, sử dụng nghiệp v
ụ thành thạo và có trách nhiệm
trong công tác kế toán. Vì vậy việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động kế toán của công ty
phải thật chính xác và bảo đảm được những yêu cầu của nhà quản lý để tránh cho công
4
ty không gặp những khó khăn hay bất lợi trong việc thanh toán và kinh doanh.
2.2, Công tác kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa tại công ty.
2.2.1, Ưu điểm.
− Công ty đã áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo đúng chế độ, theo
quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 [1] của Bộ trưởng Bộ tài chính về
việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
− Công ty sử dụng và chấp hành nghiêm chỉnh mọi hoá đơn chứ
ng từ theo
đúng mẫu quy định của Bộ tài chính. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản
ánh trên các hoá đơn, chứng từ phù hợp cả về số lượng nguyên tắc ghi chép cũng như
yêu cầu của công tác quản lý chứng từ.
− Việc hạch toán hàng hóa được kế toán theo dõi chặt chẽ. Ngoài công tác
kiểm tra đối chiếu hàng hóa định kì với bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn của hàng
hóa công ty còn thực hiện kiểm tra thường xuyên kho. Điều này giúp công ty tránh
được thất thoát hàng.
2.2.2, Nhược điểm.
− Việc luân chuyển chứng từ trong nhiều thương vụ còn chậm trễ, Phòng
kinh doanh nhận được chứng từ nhưng không chuyển về Phòng kế toán ngay dẫn đến
công việc bị tồn đọng, công tác kế toán vào những ngày cuối tháng trở nên rất bận rộn,
báo cáo kế toán có thể bị chậm trễ, ngoài ra còn có th
ể bị phạt các khoản như phạt nộp
chậm thuế gây thiệt hại cho công ty.
− Phương thức thanh toán T/T dựa trên sự tín nhiệm giữa nhà cung cấp và
khách hàng với nhau. Nhưng hiện nay do một số ít khách hàng đã thanh toán trễ tiền
hàng so với hợp đồng được ký kết, điều này gây khó khăn cho bên thanh lý thuế phải
nợ chứng từ thanh toán, không hoàn thành thủ tục thanh lý. Làm ảnh hưởng đến việc
khai hàng với hả
i quan, gây chậm tiến độ sản xuất và thời gian giao hàng.
− Công ty chưa có chính sách giảm giá cho những khách hàng mua khối
lượng lớn, thường xuyên và luôn luôn theo đúng hợp đồng đã ký, công ty cũng chưa
có chính sách chiết khấu thanh toán cho những khách hàng thanh toán trước hạn để giữ
khách đồng thời khuyến khích người mua trả tiền trước.