BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
-------
PHẠM THỊ HƯƠNG GIANG
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU
PHẪU THUẬT THỦNG DẠ DÀY –TÁ TRÀNG TẠI KHOA
NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM
ĐỊNH NĂM 2020
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NAM ĐỊNH - 2020
download by :
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
-------
PHẠM THỊ HƯƠNG GIANG
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU
PHẪU THUÂT THỦNG DẠ DÀY – TÁ TRÀNG TẠI KHOA
NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM
ĐỊNH NĂM 2020
Ngành: Điều Dưỡng
Mã số: 7720301
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
THS.BS.TRẦN HỮU HIẾU
NAM ĐỊNH - 2020
download by :
i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời trân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định cùng các thầy cô giáo trong bộ môn người lớn Ngoại
khoa đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong q trình học tập, rèn luyện và hồn thành
khóa luận.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ths.Bs.Trần Hữu Hiếu- Phó
trưởng bộ mơn người lớn ngoại khoa đã hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể các
Bác sĩ và Điều dưỡng viên của khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam
Định đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa
luận này.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành
khóa luận.
Nam Định, ngày 20 tháng 07 năm 2020
TÁC GIẢ
PHẠM THỊ HƯƠNG GIANG
download by :
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
MỤC LỤC ..............................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iv
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 3
2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 3
2.1.1. Sơ lược giải phẫu của dạ dày-tá tràng .................................................... 3
2.1.2. Giải phẫu bệnh thủng dạ dày-tá tràng. ................................................... 6
2.1.3. Quy trình chăm sóc sau phẫu thuật thủng dạ dày-tá tràng. ................... 12
2.3.2.Chẩn đoán điều dưỡng và lập kế hoạch chăm sóc. ................................ 13
2.3.3.Thực hiện kế hoạch chăm sóc ............................................................... 14
2.3.4 Đánh giá .............................................................................................. 16
2. 2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 16
2.2.1.Các nghiên cứu trên thế giới. ................................................................ 16
2.2.2.Nghiên cứu trong nước. ........................................................................ 18
Chương 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ........................................................................ 19
3.1. Thông tin chung ......................................................................................... 19
3.1.1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định ...................................................... 19
3.1.2. Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.................... 20
3.2. Thực trạng chăm sóc người bệnh sau mổ thủng dạ dày- tá tràng tại khoa
ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định............................................ 20
3.3. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân chưa làm được ...................................... 25
3.3.1. Ưu điểm .............................................................................................. 25
3.3.2.Nhược điểm. ......................................................................................... 25
3.3.3.Nguyên nhân. ....................................................................................... 26
Chương 4: KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI ................. 28
4.1. Đối với điều dưỡng ..................................................................................... 28
4.2. Đối với bệnh viện. ...................................................................................... 28
4.3. Đối với khoa, phòng ................................................................................... 29
download by :
iii
4.4. Đối với người bệnh và gia đình người bệnh. ............................................... 29
Chương 5: KẾT LUẬN ......................................................................................... 30
5.1. Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thủng dạ dày - tá tràng tại
khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020 .................. 30
5.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh
sau phẫu thuật thủng dạ dày - tá tràng tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Nam Định : ........................................................................................ 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Phiếu đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thủng dạ
dày - tá tràng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh nam
định năm 2020
download by :
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.
BS
DHST
ĐD
NB
VM
: Bác sĩ
: Dấu hiệu sinh tồn
: Điều dưỡng
: Người bệnh
: Vết mổ
download by :
v
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Giải phẫu dạ dày ......................................................................................... 5
Hình 2: Giải phẫu tá tràng ....................................................................................... 6
Hình 3: Liềm hơi dưới cơ hồnh ............................................................................ 10
Hình 4: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định ........................................................... 19
Hình 5: Điều dưỡng thực hiện đo dấu hiệu sinh tồn. .............................................. 20
Hình 6: Điều dưỡng thực hiện thay băng VM.
Hình 7: ĐD thực hiện y lệnh thuốc ..... 22
Hình 8 : Điều dưỡng giáo dục sức khỏe cho người bệnh. ....................................... 24
download by :
1
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thủng ổ loét dạ dày – tá tràng là một cấp cứu ngoại khoa. Thủng dạ dày - tá
tràng chiếm từ 5 - 10% và đứng thứ ba trong cấp cứu bụng ngoại khoa, đứng thứ hai
trong viêm phúc mạc thứ phát sau viêm ruột thừa. Nếu NB đến muộn, hậu quả chủ
yếu của thủng là viêm phúc mạc cấp tính tồn thể, dễ gây tử vong, nên cần được
phát hiện sớm và phẫu thuật kịp thời. Nếu bệnh được phẫu thuật kịp thời, tiên lượng
tốt thì tỉ lệ tử vong thấp. Nếu để muộn, tình trạng viêm phúc mạc nặng thì tiên
lượng xấu, tỉ lệ tử vong khá cao.[7]
Có rất nhiều nguyên nhân gây thủng dạ dày - tá tràng như thủng do loét dạ dày
tá tràng, thủng do ung thư dạ dày và thủng do loét miệng nối. . Thủng dạ dày- tá
tràng là một biến chứng cấp tính thường gặp của bệnh lý loét dạ dày – tá tràng và
loét dạ dày - tá tràng là nguyên nhân hay gặp nhất của thủng dạ dày-tá tràng, chiếm
96%.Từ 1976-1990 tại Bệnh viện Việt Đức có 1126 NB mổ thủng ổ loét dạ dày-tá
tràng, chiếm 6,57% cấp cứu bụng, 42 NB chết chiếm 3,73%, tử vong NB đến sớm
là 0,69%, ở NB đến muộn sau 6 giờ là 3,9%.[1]
Thủng dạ dày - tá tràng ở nam giới gặp nhiều hơn nữa giới. Các thông kê khác
nhau nhưng đại đa số thấy rằng tỉ lệ khoảng 90% cho nam giới và 10% cho nữ giới.
Một số tài liệu khác ở nước ngoài cũng cho thấy tỉ lệ nam cao nhiều hơn nữ. Thủng
dạ dày- tá tràng thường gặp trong độ tuổi từ 35-65, phổ biến nhất là từ 20 đến 40
tuổi chiếm một nửa tổng số NB nhưng cũng có những thủng dạ dày ở NB trên 80-85
tuổi. Loét ít gặp ở trẻ em nên ít thủng nhưng khơng phải khơng có. Thủng dạ dày
thường xảy ra vào mùa rét hơn là vào mùa nóng hoặc khi thời tiết thay đổi chuyển
từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng. Thủng dạ dày tá tràng có thể xảy ra ở bất
cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng một số lớn bệnh bị thủng sau bữa ăn.[3]
Khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày – tá tràng đã được Mikulicz thực hiện lần đầu tiên
năm 1884 và Heusner thực hiện thành công năm 1891. Trong suốt hơn 100 năm
qua, khâu lỗ thủng dạ dày – tá tràng là phương pháp chính được áp dụng để điều trị
thủng ổ loét dạ dày – tá tràng, Năm 1989 Philipe Mouret đã báo cáo trường hợp đầu
tiên phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng dạ dày – tá tràng và từ đó phương pháp này đã
download by :
2
được áp dụng có hiệu quả, ngày càng phổ biến tại các trung tâm phẫu thuật nội soi
trên thế giới.[5]
Với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật cùng các phương pháp phẫu thuật thủng
dạ dày- tá tràng đã đem lại sự sống cho người nhiều người bệnh,tuy nhiên, vẫn cịn
một số biến chứng trong q trình điều trị sau phẫu thuật thủng dạ dày- tá tràng
như: sốc, chảy máu, thủng tái phát, nhiễm trùng vết mổ…Để hạn chế biến chứng,
nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh cần phải được điều trị, chăm sóc, theo
dõi kịp thời trong quá trình điều trị nhằm phát hiện sớm, đặc biệt là việc chăm sóc
sau phẫu thuật.
Trong q trình điều trị, cơng tác chăm sóc là vơ cùng quan trọng góp phần
đáng kể và kết quả, chất lượng điều trị, giảm chi phí và rút ngắn thời gian điều trị,
giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe và chống biến chứng. Công tác chăm sóc
sau phẫu thuật địi hỏi điều dưỡng phải tiên lượng trước các biến chứng có thể xảy
ra, đáp ứng nhu cầu cần thiết về thể chất và tinh thần cho người bệnh nhằm tiến tới
chăm sóc tồn diện.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định là tuyến chuyên môn kĩ thuật cao nhất của
hệ thống y tế tỉnh Nam Định. Hàng năm có rất nhiều NB phải phẫu thuật do thủng
dạ dày - tá tràng. Đã có nhiều đề tài y học nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và kết
quả điều trị phẫu thuật thủng dạ dày-tá tràng, nhưng chưa có một đánh giá nào về
thực trạng và các giải pháp chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thủng dạ dày - tá
tràng. Do vậy, để góp phần chăm sóc, theo dõi tốt hơn những người bệnh sau phẫu
thuật thủng dạ dày-tá tràng cũng như củng cố những bằng chứng cho điều dưỡng
trong q trình chăm sóc, tơi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Thực trạng chăm
sóc người bệnh sau phẫu thuật thủng dạ dày-tá tràng tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Nam Định” với hai mục tiêu sau:
1. Mơ tả thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thủng dạ dày-tá
tràng tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020.
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người
bệnh sau phẫu thuật thủng dạ dày-tá tràng tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Nam Định.
download by :
3
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Sơ lược giải phẫu của dạ dày-tá tràng[2], [8]
2.1.1.1.Dạ dày
a. Vị trí, hình thể ngồi và liên quan
Dạ dày là phần phình to nhất của ống tiêu hóa, nằm ở vùng thượng vị và hạ
sườn trái, ngay dưới vịm hồnh trái. Dạ dày rỗng có hình chữ J đối với hai thành
trước và sau, hai bờ cong nhỏ và lớn, hai đầu là tâm vị ở trên và môn vị ở dưới. Các
phần của dạ dày kể từ trên xuống dưới là tâm vị, thân vị, phần đáy vị và môn vị.
Tâm vị là vùng dà dày vây quanh lỗ tâm vị. Đáy vị là phần phình to hình chỏm cầu
ở bên trái lỗ tâm vị và cách thực quản bởi khuyết tâm vị. Thân vị nằm giữa đáy vị
và môn vị. Môn vị thông với tá tràng qua lỗ mơn vị.
Dạ dày gồm có:
• Hai phần:
- Phần đứng: chiếm 2/3 dạ dày, chếch xuống dưới và ra trước, nằm dọc
sườn trái cột sống, gồm có:
+ Phình vị lớn: lên đến xương xườn V bên trái, chứa không khí.
+ Thân vị: nằm giữa hai đường cạnh xương ức trái và đường nách trước
trái.
+ Đáy vị: Xuống đến rốn, có khi tới đường liên mào chậu.
- Phần ngang: chạy chếch sang phải, nằm vắt ngang cột sống thắt lưng.
Phần này hẹp dần đến mơn vị gọi là hang vị.
• Hai mặt:
- Mặt trước: ở phía trên liên quan với phổi, màng phổi và thành ngực trái.
Ở bên phải liên quan với thùy trái của gan. Ở phía dưới liên quan tới thành
bụng trước.
- Mặt sau:
+ Phình vị lớn liên quan tới hồnh trái, có dây chằng treo vị treo và cơ
hoành
+ Phần dưới liên quan chủ yếu với tuyến tụy nên ổ loét lạ dày có thể thủng
download by :
4
và dính vào tụy gây viêm tụy. Ngồi ra phần dưới còn áp ngay lên tùy,
tuyến thượng thận và thận trái.
• Hai bờ cong:
- Bờ cong nhỏ: nối với gan bởi mạc nối nhỏ, có vịng động mạch bờ cong
nhỏ nên loét bờ cong nhỏ dễ bị chảy máu dạ dày và ở phần hang vị dễ bị
ung thư hóa.
- Bờ cong lớn: Nối với tỳ bởi mạc nối vị tỳ, nối với kết tràng ngang bởi
mạc nối lớn. Sát bờ cong có vịng động mạch bờ cong lớn.
• Hai lỗ:
- Lỗ tâm vị: ở trên có thực quản, có một nếp van đậy khơng kín nhưng
được cơ hồnh thắt lại, nằm tương ứng với khớp ức sườn VII trái ở phía
trước và với đột sống ngực IX phía sau.
- Lỗ mơn vị: ở giữa thơng với ruột tá, có cơ thắt vịng rất mạnh, nằm tương
ứng với phía phải đốt sống thắt lưng I. Khi có ổ loét ở môn vị dễ gây tắc
hẹp môn vị và làm giãn dạ dày.
b. Cấu tạo: kể từ ngoài vào trong dạ dày có 4 lớp:
- Lớp thanh mạc: bọc cả hai mặt dạ dày và liên tiếp với các mạc nối.
- Lớp cơ: rất dày, có 3 loại thớ: thớ dọc ở ngồi, thớ vịng ở giữa, nhiều nhất ở
mơn vị tạo thành cơ thắt môn vị và thớ chéo ở trong.
- Lớp dưới niêm mạc: có nhiều mạch máu.
- Lớp niêm mạc: khi dạ dày rỗng, lớp niêm mạc mạnh gấp nếp theo chiều dọc
thành chỗ lồi, chỗ lõm. Trên niêm mạc cịn có một số hốc dạ dày, là chỗ của tuyến
dạ dày vào dạ dày
c. Mạch máu và thần kinh:
- Động mạch: được ni dưỡng bởi hai vịng động mạch là vòng động mạch
bờ cong lớn và vòng động mạch bờ cong nhỏ. Vòng động mạch bờ cong nhỏ do
động mạch vị trái, nhánh động mạch thân tạng, tiếp nối với động mạch vị phải,
nhánh của động mạch gan chung, ở dọc bờ cong nhỏ. Vòng mạch quanh bờ cong
lớn do động mạch vị mạc nối phải, nhánh của động mạch vị tá tràng, nối tiếp với
động mạch vị mạc nối trái, nhánh của động mạch tỳ, ở dọc bờ cong lớn.
- Tĩnh mạch: đi kèm và có tên giống động mạch. Chúng trực tiếp hoặc gián
tiếp đổ vào tĩnh mạch cửa.
download by :
5
- Bạch huyết: gồm 3 chuỗi lớn: chuỗi vành vị, chuỗi tỳ và chuỗi gan vị mạc
nối. Vì vậy khi ung thư dạ dày có di căn thì các chuỗi hạch bạch mạch này sẽ
sưng to.
- Thần kinh chi phối: là hai dây thần kinh phế vị ( dây X) phải và trái và đám
rối dương. Vì vậy, người ta có thể chữa bệnh dạ dày bằng cách cắt hai dây phế vị.
Hình 1: Giải phẫu dạ dày
“Nguồn: Atlas giải phẫu người, 1996”
2.1.1.2. Tá tràng
a. Vị trí, hình thể ngồi và liên quan:
Tá tràng là đoạn đầu ruột non đi từ mơn vị đến góc tá-hỗng tràng, nằm trong ổ
bụng và ở ngang đốt sống thắt lưng I-IV, có hình chữ C, dài khoảng 25cm, đường
kính khoảng 3- 4cm, quây quanh đầu tụy và chia làm 4 khúc:
• Khúc I: dài khoảng 5cm nằm dưới gan và ở ngang đốt sống thắt lưng I-II,
chạy chếch sang phải, lên trên và ra sau, chia làm 2 đoạn: 2/3 đầu của khúc I
phình ra và di động gọi là hành tá tràng. Cịn lại dính vào thành bụng sau.
Liên quan với động mạch môn vị ở bờ trên, động mạch vị mạc nối phải ở bờ
dưới, mặt dưới gan và túi mật ở phía trước.
• Khúc II: dài khoảng 8cm, chạy dọc bờ phải các đốt thắt sống thắt lưng, nằm
trong rãnh của đầu tụy và dính chặt vào đầu tụy. Ở lớp niêm mạc khúc II có
cục ruột nhỏ và to. Ở cục ruột nhỏ là nơi ống tụy phụ thuộc đổ vào, còn cục
download by :
6
ruột to là nơi ống mật chủ và ống tụy chính đổ vào. Khúc II liên quan tới
thùy phải gan và túi mật ở mặt trước, thận và niệu quản phải ở mặt sau.
• Khúc III: dài khoảng 6cm, đi từ phải sang trái, nằm vắt ngang đốt sống thắt
lưng IV và ngay dưới tụy. Liên quan với động mạch mạc treo tràng trên và
các quai ruột hỗng hồi ở mặt trước, động mạch chủ bụng và tĩnh mạch chủ
dưới ở mặt sau.
• Khúc IV: dài khoảng 6cm,chạy ngược lên trên, tới góc tá-hỗng tràng quây
quanh đầu tụy, hành tá tràng ở phía trước đầu tụy. Từ góc này trở xuống ruột
non thành di động. Liên quan với màng bụng phía trước, thân trái, niệu quản
trái, động mạch chủ bụng và động mạch mạc treo tràng dưới ở phía sau.
b. Cấu tạo: kể từ ngoài vào trong gồm 4 lớp: lớp thanh mạc ở ngoài cùng, lớp cơ
trơn: thớ dọc ở ngồi, thớ vịng ở trong. Lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc: có
các mao tràng và hai cục ruột.
c. Động mạch và thần kinh
- Động mạch: cấp máu là nhánh động mạch tách ra từ động mạch vị tá tràng,
động mạch này tách ra từ động mạch gan chung.
- Thần kinh: do các nhánh của đám dối dương.
Hình 2: Giải phẫu tá tràng
2.1.2. Giải phẫu bệnh thủng dạ dày-tá tràng.[1],[3],[7]
2.1.2.1. Lỗ thủng
download by :
7
Thường có một lỗ thủng, ít khi có hai hay nhiều lỗ thủng. Vị trí ổ loét thủng
hay gặp ở tá tràng nhiều hơn ở dạ dày. Ổ loét thủng thường ở mặt trước hành tá
tràng và bờ cong nhỏ. Lỗ thủng nhiều khi phù nề, co kéo và viêm dính. Các ổ loét ở
mặt sau dạ dày, tá tràng có thể khơng thủng vào ổ bụng mà thủng vào hậu cung mạc
nối hoặc sau phúc mạc cho nên khi thăm dị, nếu khơng thấy lỗ thủng mặt trước
phải mở mạc nối dạ dày- đại tràng đi vào hậu cung mạc nối để tìm lỗ thủng ở mặt
sau.
Lỗ thủng có thể ở một ổ loét non hoặc ổ loét đã xơ chai. Lỗ thủng ổ lt dạ
dày thường có kích thước lớn hơn ở tá tràng và thường thấy ở bờ cong nhỏ.
a.Thủng ổ loét tá tràng
- Vị trí: đa số ở mặt trước tá tràng, cũng có khi ở sát bờ trên tá tràng.
- Đường kính lỗ thủng: to nhỏ tùy trường hợp.
- Bờ ổ loét thủng có hai hình thái:
+ Bờ mềm mại, xung quanh phù nề nhẹ( loét non).
+ Bờ dày cứng làm biến dạng tá tràng( ổ loét xơ chai).
b.Thủng ổ loét dạ dày
- Vị trí: đa số gặp ở bờ cong nhỏ, rất ít khi mặt trước hay mặt sau dạ dày.
- Cũng như ổ loét tá tràng, ổ loét thủng dạ dày có thể to hay nhỏ khác nhau,
mềm mại hay chai cứng tùy thuộc vào loét non hay loét xơ chai nhưng đáng lưu ý ở
đây là không phân định được chắc chắn ổ loét lành tính thủng hay ổ loét ác tính
thủng.
c. Thủng trên một ung thư dạ dày
-Vị trí: vị trí thường gặp trùng với vị trí của ung thư dạ dày nói chung, các vị
trí khác rất hiếm gặp.
-Có thể nhận biết dễ dàng là lỗ thủng trên một NB ung thư: toàn bộ vùng hang
vị là một khối u chắc, sần sùi như vỏ quả mướp đắng, ở giữa khối u có một lỗ thủng
rộng, thành mỏng.
-Có khi khơng phân biệt được với thủng do ổ loét, mạn tính (trường hợp vị trí
bờ cong nhỏ dạ dày).
2.1.2.2. Tình trạng ổ bụng.
- Ổ bụng sạch hay bẩn tùy theo người bệnh đến sớm hay muộn, thủng gần hay
xa bữa ăn, tùy theo mơn vị có hẹp hay khơng.
download by :
8
+ Đa số có hơi và nước trong ổ bụng.
+ Nước trong ổ bụng khi mới có thủng sạch, chưa nhiễm khuẩn, màu lờ mờ
đục hay vàng nhạt, khơng có mùi hay hơi chua chua, nước loãng hay nhầy nhầy, có
thể thấy lẫn cặn thức ăn.
+ Trường hợp thủng xảy ra xa ở một người hẹp môn vị, thấy trong ổ bụng có
rất nhiều nước màu đen bẩn.
+Trường hợp thủng đến muộn, nước trong ổ bụng nhiễm khuẩn thành mủ, có
nhiều giả mạc dính vào các tạng, có quai ruột, nhiều nhất là xung quanh lỗ thủng.
2.1.2.3.Nguyên nhân.
a. Thủng do loét dạ dày-tá tràng mạn tính.
- Đây là nguyên nhân gây thủng dạ dày- tá tràng thường gặp nhất, chiếm 96%.
- Thủng do loét tá tràng chiếm đa số (97%) trong nguyên nhân này.
b. Thủng do ung thư dạ dày.
- Nguyên nhân này ít gặp, tỉ lệ tử vong do phẫu thuật cao.
- Thủng dạ dày- tá tràng là biểu hiện muộn của ung thư dạ dà vì vậy tiên lượng
nặng.
c. Thủng do loét miệng nối.
- Thủng là biến chứng ít gặp của loét miệng nối.
- Có thể thủng do loét miệng nối vị tràng đơn thuần hoặc miệng nối vị tràng
sau cắt đoạn dạ dày.
- Thủng do loét miệng nối có tiên lượng rất nặng.
2.1.2.4.Triệu chứng.
a. Triệu chứng cơ năng.
- Đau bụng: đau bụng thường xuất hiện đột ngột, dữ dội vùng thường vị.
Người ta thường dùng cụm từ “đau như dao đâm” để mơ tả tính chất đau. NB bị đau
dữa đội nên thường gập người về phía trước khi đi, hai chân ép vào bụng khi nằm,
vẻ mặt hốt hoảng, tốt mồ hơi, chi lạnh.
- Vị trí đau: thường là vùng mũi ức, trên rốn, có thể là ở vùng giữa bụng hoặc
chếch sang phải một chút. Triệu chứng này gặp trên 80% trường hợp. Đây là triệu
chứng rất có giá trị chẩn đốn.
- Nơn: NB có thể nơn hoặc buồn nơn. Khoảng 15% NB có nơn. Nơn ra dịch
màu nâu đen nếu NB có hẹp mơn vị, rất ít khi nơn ra máu, nếu có thì trường hợp rất
download by :
9
nặng, tiên lượng xấu, cần xử trí kịp thời.
- Bí trung đại tiện: ít có giá trị vì dấu hiệu muộn, đã có viêm phúc mạc làm liệt
ruột.
- Tiền sử loét dạ dày: đa số NB có tiền sử loét dạ dày tá tràng nhiều năm.
Nhiều NB, thủng dạ dày là dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
b. Triệu chứng thực thể.
- Co cứng thành bụng: NB có biếu hiện co cứng toàn bộ thành bụng trước, co
cứng liên tục, ngoài ý muốn.
- Nhìn: NB thở nơng, bụng nằm im, khơng di động theo nhịp thở, NB thở hoàn
toàn bằng ngực, có khi bụng hơi chướng. Hai cơ thẳng to nổi rõ ,các vách cân ngang
cắt thành từng múi. Ở hai bên thành bụng thấy rõ nếp chéo của hai cơ chéo.
- Nắn bụng căng cứng như gỗ nếu người bệnh đến sớm. Nếu đến muộn bụng
nắn mềm hơn.
- Cảm ứng phúc mạc: ấn vào chỗ nào trên thành bụng trước người bệnh cũng
kêu đau.
- Gõ bụng vang, vùng đục trước gan mất, gõ đục vùng thấp.
- Thăm trực tràng, túi cùng Douglas phồng và đau.
c. Triệu chứng toàn thân
- Ngay sau khi thủng, thường có biểu hiện sốc: mặt xanh tái vã mồ hôi, mạch
nhanh nhỏ, huyết áp tụt, chân tay lạnh. Những biểu hiện này thoáng qua, người
bệnh hồi phục dần.
- Nếu đến muộn: có tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng, NB trong tình
trạng sốc thật sự.
d.Cận lâm sàng.
- Xét nghiệm:
+ Máu: Số lượng bạch cầu có thể tăng >10.000- 20.000/mm3. Bạch cầu đa
nhân trung tính tăng. Dung tích hồng cầu tăng trong những giờ đầu do giảm thể
tích huyết tương.
+ Xét nghiệm khác: Định lượng Urê và Creatinin giúp đánh giá tình trạng
suy thận cấp mà bao giờ cũng có trong những trường hợp viêm phúc mạc nặng.
Điện giải đồ cần thiết cho công tác hồi sức trước, trong và sau mổ.
download by :
10
- X-quang bụng đứng khơng chuẩn bị: Có thể thấy hình ảnh “liềm hơi dưới cơ
hồnh” một bên hay cả hai bên. Có thể gặp trong khoảng 80% trường hợp.
Hình 3: Liềm hơi dưới cơ hồnh
-Siêu âm: Hình ảnh hơi tự do và dịch trong ổ phúc mạc.
2.1.2.5. Diễn biến.
a.Viêm phúc mạc toàn thể
- Thường sau 12-24 giờ sẽ tiến triển thành viêm phúc mạc toàn thể.
- Nếu để muộn hơn nữa, NB lâm vào tình trạng trụy mạch, nước tiểu ít, có khi
vơ niệu. Có thể tử vong trong tình trạng trụy mạch do sốc nhiễm khuẩn nhiễm độc.
b. Ổ áp xe
- Ổ áp xe thường hình thành một hay hai tuần sau khi thủng nhưng cũng có khi
sớm hơn. Có thể có một hay nhiều ổ áp xe khu trú xung quanh dạ dày, hố chậu hay
tiểu khung nhưng thường gặp hơn cả là áp xe dưới hoành.
2.1.2.6.Thể lâm sàng
a.Thể thủng bít
- Ngay sau khi thủng, lỗ thủng có thể được bít lại. NB cũng đau dữ dội, đột
ngột như trong thể điển hình rồi sau đấy, tình trạng tồn thân trở lại bình thường.
NB đỡ đau, cảm thấy dễ chịu.
b.Thủng ổ lt mặt sau
- Chẩn đốn có khó khăn hơn và nhiều khi rất khó với các triệu chứng sau đấy:
đau co cứng giới hạn vùng trên rốn và đặc biệt vùng này chướng lên, có khi bên trái
chướng nhiều hơn.
c. Các thể bệnh khác
download by :
11
- Thủng là dấu hiệu đầu tiên của ổ loét. Trong tiền sử NB hồn tồn khơng có
triệu chứng gì và cũng có thể sau khi khâu lỗ thủng, bệnh sẽ khỏi hồn tồn.
- Thể bán cấp tính: các triệu chứng không rõ ràng, diễn biến chậm chạp.
- Thể tối cấp tính: NB chết trong vịng 6-12 giờ ngay sau khi thủng.
- Thể giống như đau ngực: NB vẻ mặt lo âu, khó thở tím tái, đau ở vai, là do
những ổ loét ở cao.
1.2.7.Chẩn đoán.
a. Chẩn đoán xác định.
- Đau đột ngột, dữ dội vùng thượng vị.
- Bụng co cứng như gỗ.
- Tiền sử đau loét dạ dày- tá tràng: khoảng 80-90% NB thủng dạ dày- tá tràng
có tiền sử bệnh loét hay được điều trị bệnh loét dạ dày- tá tràng.
- X - quang bụng đứng không chuẩn bị: 80% NB có hình ảnh liềm hơi dưới cơ
hồnh.
b.Chẩn đốn phân biệt
Khi triệu chứng của thủng dạ dày khơng rõ ràng cần phân biệt một số trường
hợp đau bụng ở vùng trên rốn có thể đưa đến nhầm lẫn thủng dạ dày- tá tràng:
- Viêm túi mật, sỏi ống mật chủ, viêm gan, áp xe gan trái, cơn đau do loét dạ
dày - tá tràng.
- Viêm tụy cấp do giun hoặc chảy máu: Đau bụng lăn lộn, nôn nhiều và NB
vùng vẫy chứ không chịu nằm yên. Bụng trướng là chính. Dấu hiệu co cứng thành
bụng khơng rõ ràng. Các men tuỵ tăng cao trong máu. X-quang khơng có hình ảnh
liềm hơi dưới cơ hồnh.
- Áp xe gan vỡ hoặc ung gan vỡ gây co cứng thành bụng: NB có bệnh sử trước
đó với sốt, nhiễm trùng, đau vùng gan sau đó lan ra tồn bụng. Siêu âm bụng giúp
ích nhiều cho chẩn đốn.
- Viêm phúc mạc do thủng ruột thừa: NB đau đầu tiên ở hố chậu phải sau lan
ra toàn bụng. Triệu chứng nhiễm trùng thường rõ ràng.
- Thủng một tạng khác: Thủng ruột do thương hàn, viêm túi thừa Meckel.
Thường mổ ra mới chẩn đoán được.
- Tắc ruột: NB đau bụng từng cơn, nôn nhiều. Khám thấy dấu rắn bò, quai ruột
nổi và tăng âm ruột. X-quang có hình ảnh các mức hơi dịch.
download by :
12
Bệnh phổi cấp tính khu trú ở đáy phổi...
2.1.2.8.Điều trị
- Phương pháp hút liên tục không mổ:Năm 1935 Wangensteen và Turner
công bố những kết quả đầu tiên. Năm 1946 Taylor mở rộng các chỉ định dùng cho
các trường hợp đến sớm: Hút sạch dạ dày, để lỗ thủng tự bít, dùng kháng sinh
chống nhiễm trùng, chỉ định:
+Chắc chắn có thủng.
+NB đến sớm.
+Thủng xa bữa ăn, bụng ít hơi, ít dịch.
+Theo dõi chu đáo.
Đây là phương pháp đơn giản nhưng có nhiều nhược điểm nên chỉ định
rất giới hạn.
-
Các phương pháp phẫu thuật
+ Khâu lỗ thủng: Người đầu tiên khâu lỗ thủng trong cấp cứu là Mikulicz
(1897), hoặc chỉ định: Ổ loét nhỏ, ổ loét non, NB trẻ, thủng đến muộn. Đây là một
phẫu thuật tương đối phổ biến. Tuy nhiên nó khó khỏi hồn tồn, ngun nhân gây
lt cịn tồn tại.
+ Cắt dạ dày cấp cứu: Là phương pháp điều trị triệt để vì cùng lúc giải quyết
ổ loét và lỗ thủng. Chỉ định:
Ổ loét xơ chai, khâu khó khăn.
Ổ loét thủng lần hai, hay có chảy máu hoặc hẹp môn vị.
NB đến sớm trước 12 giờ, ổ bụng sạch, chưa có viêm phúc mạc.
Tồn trạng tốt.
+ Lỗ thủng + cắt dây thần kinh X:
Dùng cho thủng tá tràng.
Ổ bụng sạch.
Làm các phẫu thuật dẫn lưu phối hợp như nối vị tràng hoặc mở rộng
môn vị.
+ Dẫn lưu lỗ thủng ổ loét dạ dày – tá tràng theo phương pháp Newmann:
được chỉ định trong các trường hợp NB đến muộn.
2.1.3. Quy trình chăm sóc sau phẫu thuật thủng dạ dày-tá tràng.
2.1.3.1. Nhận định
download by :
13
- Toàn thân: Nhận định về tri giác? Dấu hiệu sinh tồn(DHST)? Có hội chứng
nhiễm trùng-nhiễm độc khơng? Có hội chứng mất nước, mất máu khơng? Thể trạng
người bệnh có tốt khơng?
- Nhận định về cơ năng, thực thể:
+ Có đau vết mổ( VM) khơng? VM có bị chảy máu, có bị nhiểm khuẩn
khơng?
+ Nhận định tình trạng ổ bụng: xem bụng có trướng khơng? Có di động theo
nhịp thở không?
+ Cần xem ống dẫn lưu phúc mạc, ống dẫn lưu dạ dày có hoạt động tốt
khơng? Nhận định về số lượng, màu sắc, tính chất của dịch qua ống dẫn lưu? Có
máu chảy ra ống dẫn lưu khơng? Ống dẫn lưu loại nào? Được đặt ở đâu?
+Nhận định lưu thơng tiêu hố: xem người bệnh trung tiện, đại tiện được
chưa?
+Về dinh dưỡng: cần xem người bệnh đã ăn uống được gì?
+Nhận định về vận động.Hỏi NB xem có ngủ được hay không?
+Nhận định về tư tưởng của người bệnh, hồn cảnh kinh tế gia đình, những
bệnh mạn tính?
2.3.2.Chẩn đốn điều dưỡng và lập kế hoạch chăm sóc.
Chẩn đốn điều dưỡng
Lập kế hoạch chăm sóc
-Nguy cơ biến loạn DHST , suy hơ hấp -Bồi phụ tuần hồn đào thải thuốc vơ
do cịn tác dụng của thuốc vơ cảm, do cảm, chống nhiễm trùng- nhiễm độc
nhiễm trùng- nhiễm độc
Mục tiêu: Giảm được nguy cơ biến loạn
dấu hiệu sinh tồn
-Chăm sóc vận động, đặt và chăm sóc
-Chướng bụng, nơn do chưa có nhu ông thông dạ dày
động ruột.
Mục tiêu: Giảm hoặc hết chướng bụng
-Chăm sóc ống dẫn lưu: tránh tắc, gập
-Ống dẫn lưu, ống thông dạ dày không
hoạt động tốt do tắc, gập.
Mục tiêu: ống dẫn lưu, ống thơng hoạt
động tốt
-Chăm sóc VM, ống thông dạ dày
download by :
14
Chẩn đốn điều dưỡng
Lập kế hoạch chăm sóc
-Nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm
khuẩn ngược dòng do đặt sonde dạ dày.
Mục tiêu: Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn
-Chăm sóc,cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
vết mổ
-Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do ăn cho NB.
uống kém.
Mục tiêu: NB không thiếu hụt dinh -Giảm đau vết mổ.
dưỡng
-NB vận động kém do đau tại vết mổ.
-Giáo dục sức khỏe.
Mục tiêu: Người bệnh vận động tốt
-NB thiếu kiến thức chăm sóc sau phẫu
thuật.
Mục tiêu: NB có kiến thức chăm sóc
bệnh
2.3.3.Thực hiện kế hoạch chăm sóc
- Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn
+ Nếu có khó thở, nhịp thở tăng, điều dưỡng phải kiểm tra đường hô hấp xem
có cản trở nào khơng và cho thở oxy.
+ Nếu mạch nhanh dần, huyết áp giảm dần phải báo ngay với thầy thuốc (đề
phòng sốc do mất máu).
- Chăm sóc ống thơng dạ dày: phải theo dõi thường xun tránh tắc nghẽn, cần
cho hút ngắt quãng. Không được rút sớm ống hút dạ dày, chỉ rút khi có nhu động
ruột.
- Theo dõi tình trạng ổ bụng. Nếu ngày thứ 4 - 5 sau mổ mà bụng trướng, kèm
theo có đau khắp bụng, bí trung đại tiện, tồn thân có nhiễm trùng thì cần báo ngay
với thầy thuốc (thường do viêm phúc mạc thứ phát do bục nơi khâu lỗ thủng).
- Chăm sóc ống dẫn lưu
+ Ống dẫn lưu ổ bụng phải được nối xuống túi vô khuẩn hoặc chai vơ khuẩn
có đựng dung dịch sát khuẩn, để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
download by :
15
+ Cho người bệnh nằm nghiêng về bên có ống dẫn lưu để dịch thoát ra được
dễ dàng.
+ Tránh làm gập, tắc ống dẫn lưu.
+ Theo dõi về số lượng, màu sắc, tính chất của dịch qua ống dẫn lưu ra ngồi.
Bình thường ống dẫn lưu ổ bụng ra dịch với số lượng ít dần và khơng hơi.
+ Nếu ống dẫn lưu ra dịch bất thường hoặc ra máu cần báo cáo ngay với thầy
thuốc.
+ Thay băng chân ống dẫn lưu và sát khuẩn thân ống dẫn lưu, thay túi đựng
dịch dẫn lưu hằng ngày.
+ Ống dẫn lưu thường được rút khi người bệnh có trung tiện.
- Chăm sóc ống thông niệu đạo – bàng quang: sau mổ, ống dẫn lưu niệu đạo bàng quang cần được rút sớm để tránh nhiễm khuẩn ngược dịng.
-Chăm sóc vết mổ:
+ Đảm bảo thay băng vơ khuẩn.
+ Bình thường cắt chỉ vào ngày thứ 7. Đối với người già, suy dinh dưỡng,
thành bụng yếu thì cắt chỉ muộn hơn (ngày thứ 10).
-Chăm sóc dinh dưỡng:
+ Khi chưa có nhu động ruột, ni dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
+ Khi đã có nhu động ruột thì bắt đầu cho NB uống, sau đó cho ăn từ lỏng tới
đặc.
+ Các ngày sau đó, thức ăn vẫn là các loại thức ăn mềm, dễ tiêu. Nên chia
thành 6-8 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa/ngày như thông thường.
+ Khi được sự đồng ý của bác sĩ, có thể tăng dần lượng thức ăn và giảm dần số
bữa trong ngày để tránh hội chứng dạ dày bé.
+ Loại bỏ hồn tồn các loại thực phẩm cay nóng, thức uống cay nóng, thực
phẩm khơng hợp vệ sinh.
+ Phối hợp nhiều nhóm thực phẩm để bổ sung lại chất dinh dưỡng. Thường
xuyên thay đổi món ăn để tăng thêm khẩu vị cho người bệnh.
- Trường hợp người bệnh cắt đoạn dạ dày
+ Điều dưỡng cần theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn, vì người bệnh chịu một phẫu
thuật lớn trong điều kiện mổ cấp cứu, thời gian chuẩn bị ngắn vì vậy dễ có tai biến
xảy ra.
download by :
16
+Nếu cắt dây thần kinh X, nối vị tràng, điều dưỡng cần theo dõi ống hút dạ
dày kỹ hơn, tránh trướng bụng.
- Theo dõi các biến chứng
+ Sốc: thường do giảm khối lượng tuần hồn, do đau.
+ Nơn: thường xảy ra trong những giờ đầu, trong trường hợp ống hút dịch dạ
dày không hoạt động tốt, người bệnh thường nôn ra dịch nâu đen. Cần cho nằm đầu
nghiêng về một bên để chất nôn không lọt vào đường hô hấp.
+ Chảy máu nơi khâu lỗ thủng hoặc miệng nối: thường người bệnh nôn ra máu
tươi.
+ Biến chứng phổi: nhất là ở người bệnh già yếu.
+ Nhiễm trùng vết mổ.
- Giáo dục sức khỏe
Hướng dẫn cho người bệnh chế độ ăn, uống khi xuất viện.
- Ăn lỏng dễ tiêu, giàu dinh dưỡng. Giai đoạn đầu ăn nhiều bữa trong ngày,
nhất là trường hợp cắt đoạn dạ dày (6 đến 8 bữa), mỗi bữa ăn với số lượng ít.
- Sau đó giảm dần số bữa và tăng số lượng mỗi bữa.
- Hạn chế ăn, uống các chất kích thích (rượu, chè, cà phê, ớt, nước có ga...)
- Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường (đau bụng dữ dội, nôn, nôn ra máu)
cần đến bệnh viện ngay.
2.3.4 Đánh giá
Việc chăm sóc được coi là có kết quả khi:
- Người bệnh được hồi sức tốt trước mổ.
- Người bệnh được chăm sóc tốt sau mổ.
- Sau mổ khơng có biến chứng xảy ra.
-Người bệnh ổn định, khơng có dấu hiệu nhiễm trùng.
-Người bệnh trở về với gia đình an tồn.
-Người bệnh hiểu được việc thực hiện thuốc điều trị khi xuất viện.
-Người bệnh phòng ngừa được loét tái phát và điều trị sớm.
2. 2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1.Các nghiên cứu trên thế giới.
• Sau mổ khâu lỗ thủng loét dạ dày- tá tràng, việc đặt ống thông giúp giảm
áp lực dạ dày, tạo điều kiện liền sẹo. Tuy vậy, vai trò của ống thông dạ
download by :
17
dày vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Một số nghiên cứu rút ngắn thời
gian lưu ống thông dạ dày, thậm chí là rút ống thơng khi người bệnh tỉnh
trong phòng mổ. Theo nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên của Gonenc và
cộng sự (2013) đối với các BN thủng ổ loét dạ dày- tá tràng với các tiêu
chuẩn liên quan gồm kích thước lỗ thủng khoảng 10mm, ASA ≤ 2, khơng
có sốc khi nhập viện. Chia làm 2 nhóm: nhóm nghiên cứu thúc đẩy hồi
phục sớm sau phẫu thuật (Enhanced postoperative recovery) và nhóm
chứng. Nhóm nghiên cứu được rút ống thơng dạ dày ngay sau khi NB
tỉnh trong phịng mổ, hậu phẫu cho ăn thức ăn lỏng trở lại ngay vào ngày
thứ nhất sau mổ, rút ống dẫn lưu ổ phúc mạc ngay khi có nhu động ruột
trở lại, sau đó cho ăn và rút ống dẫn lưu. Kết quả cho thấy nhóm nghiên
cứu có thời gian nằm viện ngắn hơn (3,8 ngày so với 6,9 ngày,
p=0,0001), không khác biệt về tỉ lệ biến chứng rò chỗ khâu, về tỉ lệ tử
vong sau mổ. Tác giả kết luận lưu ống thông dạ dày để giảm áp lực một
cách hệ thống và chậm cho ăn trở lại sau mổ có thể khơng cần thiết.
• Thời gian nằm viện phục thuộc vào phương pháp phẫu thuật, biến chứng
sau mổ và sự chăm sóc của người điều dưỡng. Theo nghiên cứu của tác
giả Bertleff và cộng sự giảm đau cho người bệnh sau mổ có nhiều
phương pháp phụ thuộc vào mức độ đau sau mổ. Nhưng sử dụng thuốc
giảm đau sau mổ cần được ưu tiên ở 48 giờ đầu sau mổ. Điểm đau trung
bình sau mổ khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày tá tràng qua PTNS kinh điển
theo thang điểm VAS ngày thứ nhất sau mổ là 3,8, ngày thứ 3 sau mổ là
1,9. Thời gian dùng thuốc giảm đau trung bình là 2,8 ± 0,8 ngày. Thời
gian nằm viện sau mổ trung bình là 5,7 ± 1,2 ngày. Thời gian nằm viện
sau mổ ngắn nhất là 4 ngày và dài nhất là 12 ngày.
• Theo nghiên cứu của Lunevicius năm 2015 trên 60 BN thủng ổ loét dạ
dày-tá tràng từ 1996 đến 2004 được điều trị bằng phương pháp nội soi, tỉ
lệ biến chứng chung sau mổ là 13,3%, tỉ lệ rị lỗ khâu là 6,7% và khơng
có tử vong nào. Như vậy, biến chứng sau mổ thủng dạ dày – tá tràng phụ
thuộc vào nguyên nhân, thể trạng, tình trạng người bệnh lúc vào viện,
biến chứng còn phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật. kế hoạch chăm
sóc người bệnh của điều dưỡng.
download by :
18
2.2.2.Nghiên cứu trong nước.
• Theo Ngơ Minh Nghĩa (2010), đánh giá kết quả sớm trong điều trị
thủng ổ loét dạ dày tá tràng bằng phẫu thuật nội soi, tuổi trung bình
của các đối tượng nghiên cứu là 48,3 ± 13,5. Đa số tập trung ở tuổi lao
động chính trong xã hội là 20- 60 tuổi. Trong đó, tỷ lệ cao nhất ở nhóm
tuổi 51 – 60 là 31,1%. Chính vì vậy, chất lượng điều trị sẽ ảnh hưởng
đến bản thân, gia đình và xã hội. Tỷ lệ nam/nữ là 8/1. Tỷ lệ lao động
chân tay nặng nhọc gặp nhiều nhất trong bệnh lý thủng ổ loét dạ dày tá
tràng và có tới 84,1% người bệnh cư trú ở nơng thơn. Thời gian trung
tiện sau mổ trung bình là 3,7 ± 0,7 ngày. Thời gian rút ống dẫn lưu dạ
dày sau mổ trung bình là 4,5 ± 0,9 ngày. Thời gian rút ống dẫn lưu ổ
bụng trung bình là 5 ± 0,5 ngày.
• Thời gian trung tiện của người bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng
vận động sớm sau mổ sẽ giúp NB trung tiện sớm. Theo tác giả Hồ Hữu
Thiện (2012) , thời gian trung bình của NB sau mổ thủng dạ dày tá
tràng là 2,4± 0,6 ngày. Thời gian trung tiện trở lại sớm nhất là 1 ngày,
muộn nhất là 4 ngày. Vì vậy, người ĐD cần phải có những kế hoạch là
biện pháp giúp người bệnh sớm có trung tiện.
• Vũ Mạnh Quỳnh và cộng sự (2011), thời gian dùng thuốc giảm đau sau
mổ khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày tá tràng qua phẫu thuật nội soi trung
bình là 3,29 ± 1,08 ngày. Vì vậy, ĐD cần nhận định toàn diện,đánh giá
mức độ đau của NB để có các biện pháp giảm đau thích hợp.
• Vũ Đức Long (2008), tỷ lệ bục chỗ khâu là 1,7%. Tỷ lệ rò chỗ khâu là
6,7%. Tỷ lệ lành ổ loét khi nội soi kiểm tra sau 2 tháng là 86,7%. Tỷ lệ
lành ổ loét sau khâu lỗ thủng 1 đến 2 tháng thay đổi theo nghiên cứu.
Người ĐD cần theo dõi chặt chẽ, phát hiện sớm các biến chứng và giáo
dục sức khỏe cho NB theo dõi và khám định kỳ để sớm phát hiện các
biến chứng.
download by :