Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

LUẬN văn tốt NGHIỆP THỰC TRẠNG và NHỮNG GIẢI PHÁP hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ ở THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.56 KB, 96 trang )

"Thực trạng và những giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Thái Nguyên”
MỞ ĐẦU
Gần hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có
những chuyển biến to lớn sức sản xuất được giải phóng nhiều tiềm năng được
khơi dậy, hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ số lượng các
doanh nghiệp trong cả nước nói chung và Thái Nguyên nói riêng tăng lên
nhanh chóng nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này
đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, làm cho nền kinh tế năng động
hiệu quả hơn góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi thế là chi phí đầu tư không lớn, dễ thích
ứng với sự biến đổi của thị trường,phù hợp với trình độ quản lý kinh doanh
của phần lớn chủ doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.
Tuy vậy các doanh nghiệp này hiện đang gặp nhiều khó khăn đặc biệt là
các doanh nghiệp ở Thái Nguyên cả từ bên trong (Như năng lực quản lý kinh
doanh còn hạn chế,công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp) và từ môi
trường kinh doanh. Để có thể tồn tại, phát triển và tiến hành hoạt động kinh
doanh có hiệu quả các doanh nghiệp này rất cần sự giúp đỡ của toàn xã hội.
Đến nay vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đánh giá đúng
mức, chưa có khái niệm thống nhất về doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu môi
trường pháp lý phù hợp thiếu hệ thống chính sách và tổ chức hỗ trợ phát triển
các doanh nghiệp này.

PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

I. TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.

1. Khái niệm doanh nghiệp.
Để nhận diện DNV&N một cách có cơ sở khoa học chúng ta đi từ việc
xác định doanh nghiệp nói chung. Có khá nhiều định nghĩa doanh nghiệp ở


hình thức này hay hình thức khác.

1


Theo Viện thống kê và nghiên cứu kinh tế Pháp - INSEE “ Doanh
nghiệp là một tổ chức kinh tế mà chức năng chính là sản xuất ra các của
cải vật chất hoặc dịch vụ để bán”
Luật công ty nước ta xác định : “Doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh
được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh
doanh", bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác
xã, công ty”
Theo Luật Doanh nghiệp mới ban hành: “Doanh nghiệp là tổ chức
kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký
kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh”
2. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam
Cho đến nay, nước ta vẫn chưa có được một khái niệm thống nhất và
hoàn chỉnh về DNV&N. Các khái niệm được sử dụng trên thực tế hiện nay chỉ
là khái niệm của các ngành, địa phương, tổ chức tự đưa ra nhằm phục vụ cho
mục đích riêng của mình.
Trong số các khái niệm về DNV&N hiện nay ở nước ta thì khái niệm
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được áp dụng rộng rãi nhất. Khái niệm này phát
biểu như sau:
“DNV&N ở Việt Nam là các chủ thể sản xuất kinh doanh được thành lập
theo các qui định của pháp luật có qui mô về vốn và / hoặc số lao động phù
hợp với qui định của Chính phủ”
Theo khái niệm này thì DNV&N ở Việt Nam không phân biệt thành
phần kinh tế, bao gồm:
- Các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ thành lập và đăng ký theo

Luật doanh nghiệp nhà nước.
- Các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ được thành lập và đăng ký
theo Luật doanh nghiệp.
- Các hợp tác xã có qui mô vừa và nhỏ được thành lập và đăng ký hoạt
động theo luật hợp tác xã.
- Các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ được thành lập và đăng ký
theo Luật doanh nghiệp.
2


- Các hợp tác xã có qui mô vừa và nhỏ được thành lập và đăng ký hoạt
động theo luật hợp tác xã.
- Cá nhân, nhóm sản xuất kinh doanh được thành lập và hoạt động theo
Nghị định số 66- HĐBT ( nay là Chính phủ).
Theo nghị định 90 của Thủ tướng chính phủ ra ngày 23 tháng 11 năm 2001 thì
định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau : “ doanh nghiệp vừa và nhỏ
là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp
luật hiện hành có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng và số lao động trung
bình hàng năm không quá 300 người”
3. Tính tất yếu khách quan của sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N).
Lịch sử ra đời và phát triển nền sản xuất hàng hoá gắn liền với sự hình
thành và phát triển của các doanh nghiệp. Giai đoạn tiền sử ( C. Mác gọi là sản
xuất hàng hoá giản đơn) không có sự phân biệt giữa giới chủ và người thợ.
Người sản xuất hàng hoá là người sở hữu các tư liệu sản xuất, vừa là người lao
động trực tiếp, vừa là người điều khiển (quản lý) công việc của mình (của gia
đình), vừa là người trực tiếp mang sản phẩm của mình ra trao đổi trên thị
trường. Đó là loại doanh nghiệp cá thể, doanh nghiệp gia đình, còn gọi là
doanh nghiệp cực nhỏ. Trong thời kì hiện đại, thông thường đại đa số những
người khi mới trưởng thành để làm việc được, đều muốn thử sức mình trong

nghề kinh doanh. Với số vốn ít trong tay, với một trình độ tri thức nhất định
lĩnh hội được trong các trường chuyên nghiệp, bắt đầu khởi nghiệp, phần lớn
họ đều thành lập doanh nghiệp nhỏ chỉ của riêng mình, tự sản xuất- kinh
doanh.
Trong sản xuất kinh doanh có một số người gặp vận may và đặc biệt là
nhờ tài ba, biết chớp thời cơ, có sáng kiến cải tiến kĩ thuật, khéo điều hành và
tổ chức xắp xếp công việc, cần cù, chịu khó, tiết kiệm...đã thành đạt, ngày
càng giàu lên, tích luỹ được nhiều của cải, tiền vốn thường xuyên mở rộng qui
mô sản xuất kinh doanh, đến một giai đoạn nào đó lực lượng lao động của gia
đình không đảm đương hết công việc cần phải thuê người làm và trở thành
ông chủ. Ngược lại, một bộ phận lớn người sản xuất hàng hoá khác, hoặc do
không gặp vận may, hoặc do kém cỏi không biết chớp thời cơ, không biết sáng
3


kiến cải tiến kĩ thuật hoặc thiếu cần cù chịu khó...đã dẫn đến thua lỗ triền
miên, buộc phải bán tư liệu sản xuất đi làm thuê cho người khác. Những giai
đoạn đầu các ông chủ và những người thợ cùng trực tiếp lao động với nhau và
người thợ làm thuê thường là bà con họ hàng và láng giềng của ông chủ, về
sau mở rộng ra đến những người ở xa đến. Các nhà nghiên cứu thường xếp
những loại doanh nghiệp này vào phạm trù doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, một số người thành đạt đã phát
triển doanh nghiệp của mình bằng cách mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh,
và như vậy nhu cầu về vốn đòi hỏi nhiều hơn. Nhu cầu về vốn sẽ ngày càng
tăng, nhằm nâng cao công suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh đã thôi thúc
các nhà doanh nghiệp hoặc là một số người góp vốn thành lập xí nghiệp liên
doanh (xí nghiệp chung vốn), hoặc phát hành cổ phiếu thành lập công ty cổ
phần. Bằng hình thức liên kết ngang, dọc hoặc hỗn hợp nhiều tập đoàn kinh tế,
nhiều doanh nghiệp lớn hình thành và phát triển.
Nền kinh tế của một quốc gia là do tổng thể các doanh nghiệp lớn, bé

tạo thành. Phần đông các doanh nghiệp lớn trưởng thành, phát triển từ các
doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua liên kết với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
khác. Qui luật đi từ nhỏ đến lớn là con đường tất yếu của sự phát triển bền
vững mang tính phổ biến cuả đại đa số các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường và trong quá trình công nghiệp hóa. Đồng thời, sự tồn tại đan xen và
kết hợp các loại qui mô doanh nghiệp làm cho nền kinh tế của mỗi nước khắc
phục được tính đơn điệu, sơ cứng tạo nên tính đa dạng, phong phú linh hoạt
vừa đáp ứng các xu hướng phát triển đi lên lẫn những biến đổi nhanh chóng
cuả thị trường trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện
đại đảm bảo tính hiệu quả chung của toàn nền kinh tế.
Để phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa
không thể không có các doanh nghiệp qui mô lớn, vốn nhiều, kĩ thuật hiện đại
làm nòng cốt trong từng ngành, nhằm tạo ra sức mạnh để cạnh tranh trên thị
trường quốc tế. Ngoài việc xây đựng doanh nghiệp qui mô lớn cần thiết, chúng
ta còn thực hiện các biện pháp tăng khả năng tích tụ và tập trung của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho chúng nhanh chóng vươn lên trở
thành các doanh nghiệp lớn. Sự kết hợp các loại qui mô doanh nghiệp trong
từng ngành cũng như trong toàn nền kinh tế, trong đó nhấn mạnh đến phát
4


triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là phù hợp với xu thế chung và thích hợp với
điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay. Vì vậy phát triển mạnh
các doanh nghiệp vừa và nhỏ với công nghệ hiện đại thích hợp nhằm thu hút
nhiều lao động là phương hướng quan trọng của quá trình phát triển kinh tếxã hội theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở Việt Nam.
4. Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Việc đưa ra một khái niệm chuẩn xác về doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý
nghĩa rất quan trọng và lớn lao để xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ. Nếu vi
phạm vì đối tượng được hỗ trợ quá rộng sẽ không đủ sức bao quát và tác dụng
hỗ trợ sẽ giảm đáng kể. Vì hỗ trợ tất cả có nghĩa là không hỗ trợ ai. Còn nếu

phạm vi đối tượng được hỗ trợ quá hẹp sẽ không có ý nghĩa và ít có tác dụng
trong nền kinh tế và do đó không thể kịp thời hỗ trợ cần thiết các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì thế hầu hết các nước đều rất chú trọng nghiên
cứu tiêu thức phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ Tuy nhiên không có tiêu thức
thống nhất để phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ cho tất cả các nước vì điều
kiện kinh tế xã hội ở mỗi nước khac nhau. Và ngay trong một nước sự phân
loại cũng khác nhau tuỳ theo tùng thời kỳ từng ngành nghề và vùng lành thổ.
Có hai tiêu chí phổ biến để phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ đó là tiêu chí
định tính và tiêu chí định lượng.
Nhóm tiêu chí định tính : Dựa trên những đăc trưng cơ bản của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ như: chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít
mức độ phức tạp của quản lý thấp, các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh
đúng bán chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế. Do đó nó
thường chỉ làm cơ sở để tham khảo kiểm chứng mà ít đươc sủ dụng trong thực
tế.
Nhóm tiêu chí định lượng : Có thể sử dụng các tiêu chí như số lao
động, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận, trong đó :
Số lao động có thể là lao động trung bình trong danh sách, lao động
thường xuyên và lao động thực tế.
Tài sản hoặc vốn có thể dùng tổng giá trị tài sản ( hay vốn ), tài sản hay
vốn cố định, giá trị tài sản còn lại.

5


Doanh thu có thể có thể là doanh thu/năm, Tổng giá trị gia tăng / năm
Hiện nay có xu hướng sử dụng chỉ số này. ) ở nhiều nước trên thế giới tiêu chí
định lượng để xác định quy mô doanh nghiệp rất đa dạng. ở các nước APEC
tiêu chí được sủ dụng phổ biến nhất là số lao động. Một số tiêu chí khác thì
tuỳ thuộc vào điều kiện từng nước như: Vốn đầu tư, tổng giá trị tài sản doanh

thu và tỷ lệ góp vốn. Số lượng tiêu chí dùng để phân loại có thể có từ một đến
hai và cao nhất là 3 tiêu chí phân loại.
5. Một số vấn đề về tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sự phân loại doanh nghiệp theo qui mô lớn, vừa, nhỏ chỉ mang tính chất
tương đối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như :
Trình độ phát triển kinh tế của một nước. Trình độ càng cao thì trị số
các tiêu trí càng tăng lên. Do vậy với các nước phát triển, đang phát triển,
chậm phát triển thì chỉ số về số lượng lao động vốn để phân loại doanh nghiệp
là rất khác nhau. Chẳng hạn ở Nhật Bản, doanh nghiệp có 300 lao động và 1
triệu USD tiền vốn là doanh nghiệp vừa và nhỏ còn doanh nghiệp có qui mô
như vậy ở Thái Lan lại là doanh nghiêp lớn.
Cùng với trình độ phát triển kinh tế của một nước thì tính chất, ngành
nghề cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới việc phân loại doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Do đặc điểm của ngành nghề có những ngành sử dụng nhiều lao động
(như dệt, may), có ngành sử dụng nhiều vốn (như hoá chất, điện). Do đó cần
tính đến tính chất này để có sự so sánh đối chứng trong phân loại doanh
nghiệp vừa và nhỏ giữa các ngành khác nhau. Trên thực tế ở nhiều nước,
người ta thường phân chia thành hai đến ba nhóm ngành với các tiêu chí phân
loai khác nhau. Chẳng hạn các ngành sản xuất chỉ số thường cao hơn.
Việc căn cứ tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ còn tuỳ thuộc
vào vùng lãnh thổ. Do trình độ phát triển giữa các vùng khác nhau nên số
lượng và qui mô doanh ngiệp cũng khác nhau. Chẳng hạn một doanh nghiệp ở
thành phố được coi là nhỏ nhưng ở vùng núi và nông thôn nó lại là lớn. Không
chỉ phụ thuộc vào những yếu tố kể trên mà việc phân loại doanh nghiệp vừa và
nhỏ còn phụ thuộc vào tính lịch sử. Một doanh nghiệp trước đây được coi là
lớn nhưng qua thời gian hiện tại và tương lai nó chỉ được coi là vừa thậm chí
là nhỏ. Ở Đài Loan năm 1997 trong ngành công nghiệp doanh nghiệp có quy
6



mô dưới 130000 USD ( 5 triệu đô la Đài Loan ) là doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong khi năm 1989 tiêu chí này là 1,4 triệu USD ( 40 triệu đô la Đài Loan ).
Và cuối cùng việc phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải chú ý
tới mục đích phân loại. Chẳng hạn khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ với
mục đích phân loại để hỗ trợ các doanh nghiệp mới ra đời sẽ khác với doanh
nghiệp vừa và nhỏ được phân loại với mục đích là giảm thuế với các doanh
nghiệp có công nghệ sạch, hiện đại và không gây ô nhiễm môi trường.
Nếu gọi Ia, Ib, Id là tương ứng các hệ số vùng, ngành, và hệ số phát
triển quy mô của doanh nghiệp.
Sa : Quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ chung trong một nước
F(Sba) : Quy mô doanh nghiệp thuộc một ngành trên địa bàn cụ thể thì :
Ia x Ib
F (Sba) =

x Sa
Id

Ở Việt nam trước đây khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được sử
dụng để phân loại doanh nghiệp Nhà Nước với mục đích xác định mức cấp
phát trong cơ chế bao cấp và định mức lương cho các giám đốc doanh nghiệp :
Doanh nghiệp I, Doanh nghiệp loại II, doanh nghiệp loại III
Tiêu chí phân loại chủ yếu là lao động trong biên chế và theo phân cấp Trung
ương – Địa phương.
Theo văn bản pháp lý năm 1993 thì việc phân loại doanh nghiệp ở Việt
Nam theo 3 hạng ( Hạng đặc biệt, hạng I, II,III, IV ) dựa trên hai nhóm yếu tố
là Độ phức tạp của quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh gồm 8 tiêu chí :
Vốn sản xuất kinh doanh, trình độ lao động và công nghệ, phạm vi hoạt động,
số lượng lao động thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước. Lợi nhuận thực hiện,
doanh thu và tỉ suất lợi nhuận trên vốn.
Cách phân loại này phức tạp vì sử dụng nhiều tiêu chí và chưa tính đến

tính chất đặc thù của từng ngành nghề và từng địa phương. Mặt khác đối
tượng phân loại là nhằm phục vụ cho việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy quản lý
doanh nghiệp Nhà Nước làm căn cứ để xếp lương chứ không phục vụ cho định

7


hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và hỗ trợ các doanh nghiệp này
phát triển.
Nhằm định hướng hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển ở
một số địa phương, các cơ quan chức năng đã đưa ra các tiêu phân loại doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng công thương Việt nam coi doanh nghiệp vừa và
nhỏ là những doanh nghiệp có số lao động dưới 500 người và giá trị tài sản cố
định dưới 10 tỷ đồng số dư vốn lao động dưới 8 tỷ đồng và doanh thu hàng
tháng dưới 20 tỷ đồng. ở thành phố Hồ Chí Minh những doanh nghiệp có vốn
pháp định trên 1 tỷ đồng, lao động trên 100 người và doanh thu hàng tháng
dưới 10 tỷ đồng là các doanh nghiệp vừa còn dưới giới hạn trên là các doanh
nghiệp nhỏ. ở Đồng Nai những doanh nghiệp có doanh thu dưới 100 tỷ đồng
môt năm là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng cần
phân định doanh nghiệp vừa và nhỏ theo lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Trong
lĩnh vực sản xuất doanh nghiệp có số vốn dưới 1 tỷ đồng, số lao động dưới
100 người là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp có từ 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng
và số lao động từ 100 người đến 500 người là doanh nghiệp vừa. Trong
thương mại và dịch vụ doanh nghiệp có số vốn dưới 500 triệu đồng và dưới 50
lao động là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp có số vốn từ 500 triệu đến 5 tỷ
đồng và có từ 50 đến 250 lao động là doanh nghiệp vừa.
Trên thế giới việc phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các tiêu
chí phân loại phụ thuộc vào nhiều yếu tố phù hợp với trình độ phát triển điều
kiện và mục đích phân loại của mỗi nước và nhiều điểm khác nhau tuy vậy
vẫn có một số điểm chung giống nhau. Chẳng hạn việc phân loại doanh nghiệp

vừa và nhỏ của các nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển để thực
hiện các mục đích như ( Huy động mọi tiềm năng vào sản xuất, Đáp ứng nhu
cầu phong phú và đa dạng của xã hội Góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế
xã hội của mỗi nước, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo thêm viêc làm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, đa dạng hoá và tăng thu nhập trong dân cư, Giảm bớt dòng
người đổ ra thành phố tăng sự năng động hiệu quả của nền kinh tế giảm đến
mức tối đa rủi ro trong kinh doanh, số lượng và chủng loại hàng hoá, hình
thức cấu trúc nhiều tầng, thiết lập quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp
vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn.

8


Qua nghiên cứu chúng ta thấy có thể tham khảo cách phân loại doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước trên thế giới và trong khu vực như sau :
Đài Loan : Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt đầu được hình
thành và sử dụng từ năm 1967. Ngay từ đầu doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đài
Loan đã đươc phân biệt theo hai nhóm ngành công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp thương mại vận tải và dịch vụ khác. Từ năm 1977 họ lại thêm nhóm
ngành thứ 3 là ngành khai khoáng. Người ta dùng tiêu chí vốn góp và lao động
trong thương mại và dịch vụ khác dùng tiêu chí doanh thu và lao động
Trong thời gian hơn 30 năm qua tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Đài Loan đã đựoc thay đổi 6 lần. Sự thay đổi trong khái niệm doanh
nghiệp vừa và nhỏ theo hướng tăng dần trị số giữa các tiêu chí (Trong sản xuất
số vốn góp từ năm triệu lên 40 triệu đô la Đài Loan tổng giá trị tài sản từ 20
triệu lên 120 triệu, doanh thu từ 5 triệu lên 40 triệu ) Và phân ngành hẹp hơn
nhưng bao quát hơn nhiều lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Hiện nay ở Đài
Loan doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp :
- Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng : Có vốn góp dưới 40 triệu đô
la Đài Loan (1,4 triệu USD), và số lao động thường xuyên là dưới 300 người

- Trong khai khoáng : Có vốn góp dưới 40 triệu Đô la Đài Loan số lao
động thường xuyên dưới 500 người
- Trong thương mại, vận tải và dịch vụ khác : Có tổng doanh thu hàng
năm dưới 40 triệu đô la Đài Loan, lao động khoảng 50 người
Nhật Bản : Doanh nghiệp vừa và nhỏ được phân loại theo khu vực :
Khu vực sản xuất : Doanh nghiệp có dưới 300 lao động và 1 triệu USD
vốn đầu tư.
Khu vực thương mại và dịch vụ : Doanh nghiệp có dưới 100 lao động
đối với doanh nghiệp buôn bán hay 50 lao động ( Đối với doanh nghiệp bán lẻ
và dịch vụ ) Vốn đầu tư dưới 300000USD (Đối với doanh nghiệp buôn bán)
và 100000 USD đối với doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ.
Liên Minh Châu Âu : doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có
dưới 250 lao động, doanh số không quá 40000ECU, hoặc tổng số vốn hàng
năm không quá 27 triệu ECU có cổ phần không quá 25% ở Một xí nghiệp lớn
Ngoài ra có nhiều cách phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước khác
9


song ở đây tôi chỉ muốn đưa ra một vài ví dụ về các cách phân loại doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước trên thế giới và khu vực.
Dưới đây là bảng tổng hợp tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
một số nước trên thế giới
Bảng 1: Bảng tổng hợp tiêu chí xác định doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở một số nước trên thế giới

Nước

Loại doanh nghiệp

Số lao

động
Tổng số vốn
(Người)

CHLB Đức

DNV&N

<500

Doanh thu/năm
<100triệu Dmác

Trong đó doanh nghiệp <9
nhỏ

< 1 triệu Dmac

Canada

DNV&N

<500

< 20 triệu
Canada

Nhật

DNV&N trongCN


<300

<100 triệu yên

DNV&N trong bán buôn

<100

<30 triệu yên

DNV&N trong bán lẻ

<50

< 10 triệu yên

DNV&Ntrong CN

<100

DNV&N trong DV

<20

Hàn Quốc

Hồng Kông DNV&Ntrong Cn
DNV&N trong DV


$

<100
<50

Đài Loan

DNV&N

< 120 triệu $
Hồng Kông

Singapore

DNV&N

<100

< 500 triệu $
Singapore

Thái Lan

DNV&N

<200

<50 triệu Bath

Có thể khái quát lại việc phân chia doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ ở

các nước theo ngành nghề và khác nhau trong từng thời kỳ. Các tiêu chí này
được sử dụng phổ biến ở nhiều nước đó là số lao động thường xuyên vốn đầu

10


tư, doanh thu. Còn trị số các tiêu chí thì rất khác nhau và phụ thuộc vào trình
độ phát triển kinh tế của từng nước.
Để xác định tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
một cách phù hợp cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của nước ta là một nước có
trình độ phát triển kinh tế còn thấp, năng lực quản lý hạn chế, thị trường còn
thiếu, chưa có thước đo quy mô doanh nghiệp một cách đích thực. Ngoài ra
cần tính đến các yếu tố khác tác động tới việc phân loại như: Mục đích phân
loại, Tính chất ngành nghề, Địa bàn. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và
nhỏ theo hai tiêu chí là lao động thưòng xuyên và vốn sản xuất là hợp lý vì các
tiêu chí này có tính phổ dụng tính bao quát và tính sát thực.
Tính phổ dụng thể hiện ở chỗ, tất cả các doanh nghiệp đều có số liệu về hai
tiêu thức này, Tính bao quát của các tiêu chí này đựoc thể hiên ở chố có thể
xác định hai tiêu chí này ở mọi cấp độ: Toàn bộ nền kinh tế, ngành, doanh
nghiệp. Tính sát thực thể hiện ở chỗ trong điều kiện của Việt Nam đây là hai
tiêu chí có thể các định tương đối chính xác trị số của chúng.
Tuy vậy hai tiêu chí này chỉ mới thể hiện được quy mô đầu vào mà chưa
phản ánh được kết quả tổng hợp thông qua kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp. Nếu căn cứ vào các tiêu chí khác để phân loại như
doanh thu, vốn pháp định, vốn cố định, vốn lưu động, lợi nhuận đều hạn chế vì
rất khó xác định hoặc số liệu khác chuẩn xác. Tiêu chí doanh thu ( Hoặc giá trị
gia tăng có nhiều ý nghĩa vì nó phản ánh quy mô doanh nghiệp qua kết quả
hoạt động của nó ( Gắn với hiệu quả ). Nhưng trong điều kiện của Việt Nam
tiêu chí này rất khó xác định và khó có số liệu chuẩn xác ( Chẳng hạn do việc
giấu doanh thu để trốn thuế hoặc do trình độ hạch toán của doanh nghiệp còn

thấp Các tiêu chí khác như vốn pháp định, vốn cố định hay số dư vốn lưu
động không phản ánh đầy đủ và thực chất quy mô của doanh nghiệp trong các
ngành khác nhau, Chẳng hạn vốn pháp định thường khác xa vốn thực tế và chỉ
mang tính hình thức. Vốn cố định có sự khác biệt lớn trong các ngành sản xuất
thương mại. Vốn lưu động cũng khác biệt rất lớn giữa các lĩnh vực ngành
nghề.
Về lĩnh vực ngành, cần phân biệt hai lĩnh vực chính là sản xuất công
nghiệp, thưong mại và dịch vụ. Cần chú ý là việc phân loại theo hai nhóm
11


ngành như vậy vẫn còn chung chung chưa phản ánh hết đặc thù ngành nghề.
Chẳng hạn trong các ngành sản xuất công nghiệp thì tính chất và mức độ sử
dụng vốn lao động và doanh thu làm căn cứ để phân loại doanh nghiệp vừa và
nhỏ là rất khác nhau. Để đạt tới mức độ chuẩn xác hơn cần phân loại theo
ngành hẹp hơn trên đặc tính sử dụng lao động, vốn của các ngành và đặc điểm
của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn vậy cần tính toán các hệ số
Ia x Ib
F (Sba) =

x Sa
Id

Như vậy quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ được xác định hợp lý nhất
cho toàn bộ nền kinh tế là :
Trong công nghiệp Vốn sản xuất dưới 5 tỷ đồng lao động dưới 300
người trong đó có dưới 1 tỷ đồng và dưới 50 lao động là doanh nghiệp nhỏ
Trong thương mại, dịch vụ : Vốn sản xuất dưới 2 tỷ đồng và dưới 100
người là doanh nghiệp vừa còn doanh nghiệp có dưới 1 tỷ đồng tiền vốn và số
lao động dưới 30 người là doanh nghiệp nhỏ.

II VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.

Trong công cuộc công nghiệp hoá đất nước, phát triển kinh tế doanh
nghiệp vừa và nhỏ có một vai trò hết sức quan trọng trong nhiều lĩnh vực như
đóng góp vào việc phát triển kinh tế, giải quyết những vấn đề bức xúc của xã
hội và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1. Về mặt kinh tế.
a. Đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp kinh doanh với quy mô
không lớn nhưng lại có khả năng rất năng động và nhạy bén trong các cơ hội
kinh doanh hơn nữa doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng đáp ứng được
những nhu cầu nhỏ lẻ của thị trường, chính vì thế các doanh nghiệp vừa và
nhỏ đã đóng góp rất lớn vào kết quả hoạt động kinh tế, tạo môi trường tốt cho
người lao động. Tổng sản phẩm trong nước mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ
mang lại khoảng 26%, khu vực kinh tế cá thể chiếm 34 % còn lại là khi vực
kinh tế Nhà Nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 40%.
12


Năm qua tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của khu vực doanh nghiệp vừa và
nhỏ khoảng 6,5%. Hàng năm giá trị sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ
thực hiện được chiếm khoảng 31% tổng giá trị sản xuất của ngành công
nghiệp. Khu vực ngoài quốc doanh là bộ phận quan trọng trong khu vực doanh
nghiệp vừa và nhỏ chiếm 78% tổng mức bán lẻ là 64% tổng lượng vận chuyển
hàng hoá.
b. Tạo sự năng động và hiệu quả cho nền kinh tế.
Do số lượng doanh nghiệp tăng lên rất nhanh nên làm tăng tính cạnh
tranh giảm bớt mức độ rủi ro trong nền kinh tế đồng thời làm tăng số lượng và
chủng loại hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế. Ngoài ra các doanh nghiệp vừa
và nhỏ có khả năng thay đổi mặt hàng và công nghệ chuyển hướng kinh doanh

nhanh chóng khi có những bất lợi ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh, làm cho
nền kinh tế năng động hơn. Sự có mặt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
nền kinh tế có tác dụng hỗ trợ các doanh nghiệp lớn kinh doanh có hiêụ quả
hơn: Làm đại lý vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, giúp tiêu thụ hàng hoá cung
cấp các đầu vào như nguyên liệu thâm nhập vào mọi ngõ ngách thị trường mà
các doanh nghiệp lớn không với tới được. Một điều quan trọng là vốn của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó phần lớn là khu vực tư nhân chủ yếu chỉ
đầu tư vào các ngành nghề có hiệu quả kinh tế cao hơn trong tương lai gần. Do
vậy việc tăng các cơ số này càng làm cho hiệu quả kinh tế cao hơn trong
tương lai. Tuy nhiên cần lưu ý là Nếu các doanh nghiệp có qui mô quá nhỏ thì
hiệu quả kinh tế sẽ khó tăng lên được.
c. Khai thác tiềm năng phong phú trong dân cư
Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh tế không
chỉ có đóng góp vào hoạt động kinh tế và làm cho nền kinh tế năng động và
hiệu quả mà còn khai thác được những tiềm năng rất phong phú trong dân cư.
Hiện nay còn nhiều tiềm năng trong dân chưa được khai thác:Tiềm năng
về trí tuệ, tay nghề tinh xảo, lao động. vốn, điều kiện tự nhiên, bí quyết nghề
quan hệ huyết thống, làng nghề với những hương ước nghề ngiệp. Việc phát
triển các doanh nghiệp sản xuất các ngành nghề truyền thống trong nông thôn
hiện nay là một trong những hướng quan trọng để xử dụng tay nghề tinh xảo
của các nghệ nhân mà hiện đang có xu hướng mai một dần, thu hút lao đông
nông thôn phát huy lợi thế của từng vùng để phát triển kinh tế.
13


Hơn nữa ngày nay, việc thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ là tương đối
dễ dàng đã làm có nhiều cá nhân và tập thể kinh doanh mà không gặp phải
những khó khăn phức tạp do đó có thể khai thác được những tiềm lực nhỏ, lẻ
trong dân cư.
2. Về mặt xã hội.

Không chỉ có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế mà các doanh
nghiệp vừa và nhỏ còn có vai trò lớn với xã hội. Trước hết các doanh nghiệp
này đã giải quyết được công ăn việc làm cho lao động, góp phần tăng thu
nhập, tăng mức sống của người dân và thu hút được nguồn vốn đầu tư nhàn
rối.
a. Tạo việc làm cho người lao động
Việt Nam là một nước có cơ cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng của dân
số là trên 2% do vậy hàng năm có thêm khoảng hơn 1 triệu ngưới đến độ tuổi
lao động có nhu cầu về việc làm. Đó là chưa kể số người thất nghiệp và bán
thất nghiệp do cơ cấu lại nền kinh tế, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước
số quân nhân giải ngũ. Thực tế vừa qua cho thấy, toàn bộ các doanh nghiệp
nhà nước năm cao nhất cũng chỉ thu hút được khoảng 1,6 triệu lao động. Nếu
tính cả nhân viên của bộ máy Nhà Nước cũng chỉ có trên 2 triệu lao động.
Trong khi đó chỉ riêng kinh tế cá thể trong công nghiệp và thương mại đã thu
hút gần 3,5 triệu lao động. Các công ty và doanh nghiệp tư nhân thu hút gần
nửa triệu lao động. Chi phí trung bình để tạo ra một chỗ làm việc trong các
doanh nghiệp vừa và nhỏ khoảng 740 nghìn đồng chỉ bằng 3% so với các
doanh nghiệp lớn. Nếu tính thêm cả số lao động ngoài doanh nghiệp do các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra với hệ số mở rộng việc làm là 1,2 thì số lao
động do các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra có thể lên tới 4 đến 4,5 triệu
người.
Riêng ở Thái Nguyên, số liệu điều tra từ năm 1997 đến năm 2001của
phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư cho thấy số lao động
trong 3 năm của các doanh nghiệp Nhà Nước là 10474; 10393; 10078 trong
khi đó số lao động mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng là
2700;3900;4500 và 6 tháng 2001 là 5974. Qua số liệu trên cho thấy doanh
nghiệp vừa và nhỏ ngày càng có vai trò đặc biệt trong việc tạo việc làm cho

14



người lao động và với chi phí thấp chủ yếu bằng vốn và tài sản của nhân dân,
Qua đó cũng giảm đáng kể những tệ nạn xã hội xuất phát từ nạn thất nghiệp.
Tuy vậy số lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới chỉ chiếm
12 đến 15% lực lượng lao động so với các nước khác trong khu vực chỉ tiêu
này là 50 % đến 60%. Như vậy tỷ lệ thu hút lao động của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở nước ta còn thấp, tiềm năng của các doanh nghiệp này chưa
được phát huy một cách đầy đủ.
b. Đa dạng hoá và tăng thu nhập trong dân cư.
Việt Nam là một nước nông nghiệp năng suất của nền sản xuất xã hội
cũng như thu nhập của dân cư thấp. Thu nhập của dân cư nông thôn ( Chiếm
trên 80% tổng dân số ) chủ yếu phụ thuộc vào nền nông nghiệp thuần tuý.
Việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành thị cũng như ở nông thôn
là phương hướng cơ bản nhằm tăng nhanh năng suất tăng thu nhập và đa dạng
hoá thu nhập của dân cư. Kết quả điều tra cho thấy thu nhập của dân cư vùng
có các doanh nghiệp phát triển gấp 4 lần thu nhập của các vùng thuần nông.
Kết quả khảo sát ở một số địa phương cũng cho kết quả tương tự. Thu nhập
bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp bình quân khoảng 400
đến 500 nghìn đồng / tháng cao hơn gấp 2 đến 3 lần thu nhập của nông dân.
Điều không kém phần quan trọng là thu nhập dân cư đa dạng hoá vừa
có ý nghĩa nâng cao mức sống dân cư vừa làm cho cuốc sống giảm bớt rủi ro
hơn nhất là ảnh hưởng lớn của thiên tai.
c Thu hút vốn.
Vốn là nhân tố cơ bản của quá trính sản xuất có vai trò hết sức quan
trọng trong phát triển kinh tế của cả nước cũng như đối với từng doanh
nghiệp. Nhờ có vốn mới có thể kết hợp được các yếu tố khác như lao động,
đất đai công nghệ và quản lý. Thực tế cho thấy để đầu tư cho một chỗ làm việc
ở Việt Nam trung bình phải mất 5 đến 10 triệu đồng tiền vốn. Vốn có vai trò
lớn trong việc đầu tư trang thiết bị cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ tay
nghề của công nhân và trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp. Hơn thế nữa

vốn còn có vai trò trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên có một
nghịch lý hiện nay là các doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng trong khi vốn
trong dân cư còn tiềm ẩn nhưng không huy động được. Có nhiều nguyên nhân
dẫn đến tình trạng đó nhưng nguyên nhân chủ yếu là do môi trường đầu tư
15


chưa thật thuận lợi và ổn định. Trong tình hình đó chính các doanh nghiệp vừa
và nhỏ là người trực tiếp tiếp xúc với người cho vay gây được niềm tin nên có
thể huy động được vốn hoặc chính người có tiền đứng ra đầu tư kinh doanh
Theo số liệu điều tra của Thái Nguyên trong những năm từ 1997 đến
tháng 3 năm 2001 thì số vốn đăng ký kinh doanh ở khu vực Nhà Nước giảm
trong khi số vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại tăng
lên rất nhanh.
Điều đó cho thấy càng ngày các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng chiếm
được niềm tin và càng ngày càng thu hút được nhiều vốn trong kinh doanh.
d. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Vai trò này của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý nghĩa đặc biệt với
khu vực nông thôn. Việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý nghĩa
lớn trong việc phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, xoá dần tình
trạng thuần nông và độc canh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hơn nữa
sự phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế:
- Cơ cấu thành phần kinh tế thay đổi, các cơ sở kinh tế ngoài quốc
doanh tăng lên nhanh chóng, các doanh nghiệp Nhà Nước được sắp
xếp và củng cố lại kinh doanh có hiệu quả để phát huy vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế.
- Cơ cấu ngành : Phát triển nhiều ngành nghề đa dạng phong phú (Cả
ngành nghề hiện đại và ngành nghề truyền thống) theo hướng lấy
hiệu quả kinh tế làm thước đo.

- Cơ cấu lãnh thổ : Các doanh nghiệp được phân bố đều hơn về lãnh
thổ, cả nông thôn và đô thị, miền núi và đồng bằng. Tuy nhiên hiện
nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chủ yếu tập trung ở các đô thị
lớn. Đây là vấn đề cần lưu tâm trong việc hoạch định chính sách.
Ngoài ra doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò trong việc gieo mầm cho
các tài năng kinh doanh. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với Việt nam, vì
trong nhiều năm qua đội ngũ kinh doanh gắn liền với cơ chế bao cấp chưa có
kinh nghiệp với kinh tế thị trường. Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ
có tác dụng đào tạo thử thách chọn lọc qua thực tế các nhà kinh doanh trên
16


mặt trận sản xuất kinh doanh. Kết quả điều tra cho thấy 63,2% ý kiến cho rằng
các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh
ở Việt nam.
III. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT
NAM.

1. Những ưu điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nếu như trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp ở nước ta
doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại, phát triển chủ yếu ở dưới hai loại hình doanh
nghiệp hợp tác xã và doanh nghiệp nhà nước thì hiện nay chúng tồn tại, phát
triển ở mọi ngành mọi thành phần kinh tế với các loại hình khác nhau như xí
nghiệp quốc doanh vừa và nhỏ chiếm 85,7% tổng số xí nghiệp quốc
doanh,30% xí nghiệp liên doanh với nước ngoài,80-90% các hợp tác xã, xí
nghiệp tư nhân công ty TNHH công ty cổ phần.
Thứ nhất: các doanh nghiệp vừa và nhỏ năng động linh hoạt trước
những thay đổi của thị trường đặc biệt là khả năng đáp ứng nhu cầu nhỏ lẻ có
tính địa phương do doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng chuyển hướng kinh
doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh.

Thứ hai :Nơi làm việc của người lao động có tính ổn định và ít bị đe
doạ mất nơi làm việc. Thực tế này không những đúng với nước ta trong thời
gian qua mà còn đúng với các nước khác trên thế giới. Người lao động ở
doanh nghiệp lớn sẽ dễ mất việc làm đặc biệt là khi có suy thoái kinh tế.
Chẳng hạn ở Đức giai đoạn 1970- 1987 các công ty lớn giảm nhân công ở con
số 360.000 (khoảng 10%) thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ lai tạo ra số việc
làm ở con số 1,6 triệu người. ở các nước NIC giai đoạn 1985-1987, lao động
trong các cơ sở kinh doanh nhỏ chiếm 23 -33% khu vực sản xuất. Trong
những năm 1980 ở Mỹ số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng từ 500700 nghìn đơn vị tạo ra gần 20 triệu việc làm mới,trong khi đó riêng 500 công
ty lớn ở Mỹ giảm đi 3,5 triệu chỗ làm việc. ở Trung Quốc từ năm 1979 đến
1987gần 70 triệu người đã tìm được việc làm trong đó có sự đóng góp của
hàng chục triệu doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ khắp thành thị và nông
thôn. ở Viêt Nam theo số liệu thống kê tính đến tháng 12/1994 số lao động
được thu hút ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các loại hình công ty cổ phần,
17


công ty TNHH xí nghiệp tư nhân HTX đã đạt con số 3,5 triệu chiếm 11% lao
động xã hội. Các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ là các doanh nghiệp thu hút
rất nhiều lao động có thể cùng lúc tạo ra rất nhiều công ăn việc làm góp phần
giẩm bớt nạn thất nghiệp ở mỗi địa phương nói riêng và của cả nền kinh tế nói
chung. Theo tư liệu mấy năm gần đây các doanh nghiệp công nghiệp chế tạo
có cơ hội tạo công ăn việc làm cho người lao động tăng nhanh hơn các doanh
nghiệp lớn. Hơn nữa quan hệ giữa những người lao động trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ khá chặt chẽ do đó sự phối hợp để sản xuất dễ dàng và có
thể nâng cao dược hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thứ ba: Mặt khác doanh nghiệp vừa và nhỏ tổ chức sản xuất quản lý
linh hoạt gọn nhẹ, các quyết định quản lý được thực hiên nhanh, công tác kiểm
tra điều hành trực tiếp. Qua đó góp phần tiết kiệm chi phí quản lý doanh
nghiệp.

Vốn đầu tư ban đầu ít hiệu quả cao, thu hồi nhanh điều đó tạo ra sự hấp
dẫn trong đầu tư sản xuất kinh doanh của nhiều cá nhân, mọi thành phần kinh
tế vào khu vực này.
Doanh ngiệp công nghiệp vừa và nhỏ rất nhạy cảm với những thay đổi
của thị trường. Có thể nói khi nhu cầu thị trường thay đổi các doanh nghiệp
này rất dễ chuyển đổi các mặt hàng kinh doanh của mình theo thị trường cho
phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng do việc đổi mới trang thiết bị công nghệ
không đòi hỏi nhiều vốn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sản xuất sản phẩm
có chất lượng tốt ngay cả khi điều kiện sản xuất kinh doanh có nhiều hạn chế.
Và một ưu điểm mà không ai phủ nhận được đó là trong khi các doanh nghiệp
có qui mô lớn rất ít mạo hiểm đầu tư vào các lĩnh vực mới thì các doanh
nghiệp qui mô vừa và nhỏ lại sẵn sàng đầu tư cả vào những lĩnh vực có độ rủi
ro cao.
2. Những hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Song bên cạnh những đặc điểm thể hiện những ưu điểm trên, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ cũng có những đặc điểm gây nên những bất lợi như: Nguồn
vốn tài chính hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn tự có cũng như bổ sung để thực
hiên quá trình tích tụ, tập trung nhằm duy trì và phát triển mở rộng sản xuất
kinh doanh. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ kỹ thuật công nghệ còn yếu kém,

18


lạc hậu, nhà xưởng nơi làm việc trực tiếp và trụ sở giao dịch quản lý của đa
phần các doanh nghiệp rất chật hẹp khó khăn trong việc đầu tư công nghệ mới
đặc biệt là công nghệ đòi hỏi vốn đầu tư lớn, từ đó ảnh hưởng đến năng suất,
chất lượng và hiệu quả ,hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa
trình độ quản lý nói chung và quản lý các mặt theo chức năng còn hạn chế. Đa
số các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đào tạo cơ bản,đặc biệt những kiến
thức về kinh tế thị trường về quản lý kinh doanh,họ quản lý bằng kinh nghiệm

thực tiễn là chủ yếu. Ngoài ra nước ta trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế
thị trường do trình độ quản lý nhà nước còn hạn chế nên các doanh nghiệp
vừa và nhỏ bộc lộ những khiếm khuyết của nó trong hoạt động sản xuất kinh
doanh như :Trốn lậu thuế, một số doanh nghiệp còn trốn đăng ký kinh doanh
hoặc kinh doanh không đúng như đăng ký, làm hàng giả, kém chất lượng, hoạt
động phân tán khó quản lý. Tuy còn có những hạn chế nhưng chúng ta không
thể không thừa nhận vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh
tế nước ta hiện nay
IV MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.

1. Những đặc trung kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Do việc thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ tương đối dễ dàng cho
nên trong trong những năm gần đây đã ra đời rất nhiều các loại hình doanh
nghiệp này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ với những ưu thế về việc kinh doanh
không đòi hỏi nhiều vốn quá, lại thu hút được lượng lao động rất lớn. Hơn nữa
việc các doanh nghiệp này kinh doanh chủ yếu những mặt hàng thiết yếu cho
cuôc sống cho nên không đòi hỏi phải đầu tư công nghệ kỹ thuật máy móc
nhiều mà thay vào đó là sử dụng lượng lao động với giá rẻ càng làm cho việc
kinh doanh của các doanh nghiệp này tương đối dễ dàng và thông thoáng. Các
doanh nghiệp vừa và nhỏ rất nhạy cảm với những thay đổi trong kinh doanh
nhanh chóng nắm bắt các cơ hội kinh doanh mối khi có thể. Một yếu tố nữa là
do bộ máy tổ chức của các doanh nghiệp này tương đối gọn nhẹ cho nên mỗi
khi ra các quyết định kinh doanh thường rất nhanh.
Tuy nhiên cũng do thiếu vốn cho nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ
cũng thường bị mất di các cơ hội kinh doanh do thiếu vốn các doanh nghiệp
nghĩ tới việc vay ngân hàng nhưng đợi cho tới khi ngân hàng cho vay vốn thì
các cơ hội kinh doanh cũng đã qua đi. Trình độ lao động thấp phương tiện kỹ
thuật lạc hậu, trình độ quản lý chất lượng sản phẩm kinh doanh thấp cũng là
19



những yếu tố làm cho sản phẩm của các doanh nghiệp này thường bị coi là
kém chất lượng và làm giả ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
2. Xu hướng phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh
tế tri thức.
Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển và tăng trưởng với tốc
độ cao như ngày nay. Nền kinh tế thế giới và khu vực chuyển dần sang nền
kinh tế tri thức. Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu tác động
rât lớn từ môi trường kinh doanh. Có thể nói xu hướng phát triển của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu thế phát triển theo hướng :
- Các doanh nghiệp sản xuất theo hướng chuyên môn hoá và hợp tác
hoá sâu sắc. Mỗi một doanh nghiệp tập trung sản xuất một sản phẩm mũi
nhọn. Các doanh nghiệp này sẽ không tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh mà
thay vào đó là sự hợp tác giữa nhiều doanh nghiệp trong việc tạo ra một sản
phẩm chính. Mỗi một doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc vài chi tiết sản
phẩm mà những chi tiết sản phẩm này của doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh.
- Trong sản xuất các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng các phương tiện
kỹ thuật hiện đại, các phát minh sáng chế làm tăng năng suất lao động cũng
được áp dụng vào sản xuất, Do đó làm tăng hàm lượng công nghệ kỹ thuật
hiện đại trong các sản phẩm.
- Lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế tri thức
có trình độ tay nghề cao và cùng vào đó là xu hướng sử dụng ít lao động trong
sản xuất.
- Xu hướng kinh doanh hợp tác toàn cầu, ngày nay các doanh nghiệp đã
và sẽ kinh doanh vượt qua khỏi phạm vi một nước tìm kiếm thị trường rộng
lớn trên thế giới. Các hình thức thương mại điện tử, thư tín dụng, kinh doanh
trên mạng...đang phát triển mạnh trong những năm gần đây. Qua các hình thức
kinh doanh trên các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tìm kiếm thị trường, đối
tác làm ăn trên toàn thế giới mà không phải đi xa và mất công sức.

Trong nền kinh tế tri thức các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam nói
chung và ở Thái Nguyên nói riêng do mới được khuyến khích phát triển trong
mấy năm gần đây nên cơ sở kỹ thuật trình độ còn hạn chế nhất là điều kiện

20


tiếp xúc các thông tin về thị trường, sản phẩm, đối tác... còn thấp cho nên rất
khó khăn khi nền kinh tế nước ta hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.
3. Quan hệ với các doanh nghiệp lớn.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mối quan hệ kinh tế với các doanh
nghiệp lớn, nó vừa bổ sung, hỗ trợ, vừa nhận được sự trợ giúp từ các doanh
nghiệp lớn, điều đó thể hiện qua các mối quan hệ sau :
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa là nơi cung cấp nguyên vật liệu đầu
vào cho các doanh nghiệp lớn vừa là nơi tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá từ
các doanh nghiệp này.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiết lập các mối quan hệ với các doanh
nghiệp lớn nhằm nâng cao trình độ tay nghề của người lao động.
- Các doanh nghiệp lớn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về vốn,
công nghệ và kỹ thuật.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể làm cơ sở sản xuất, chi nhánh, đại
lý cho các doanh nghiệp lớn ở những nơi doanh nghiệp lớn không với tới
được.
- Thông qua các doanh nghiệp lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thế
tiêu thụ sản phẩm của mình ở những thị trường rộng lớn hơn.
- Doanh nghiệp lớn cung cấp thông tin về kinh doanh cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với
nền kinh tế tri thức.
4. Sự can thiệp của chính phủ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
a. Hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước

Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều môi
trường khác nhau: Môi trường kinh tế, chính trị, chính sách và luật
pháp...Chúng hoặc là tạo điều kiện thuận lợi hoặc là gây khó khăn cản trở đối
với sự ra đời hoạt động và phát triển của DNV&N. Hệ thống chính sách và
luật pháp đồng bộ, hợp lý sẽ tạo môi trường hoạt động hiệu quả cho các
DNV&N, hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp này phát triển đi lên. ở nước
ta trong những năm đổi mới hệ thống chính sách và pháp luật liên quan đến
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh( trong đó các DNV&N là chủ yếu) đã được
21


hình thành và đổi mới từng bước với những kết quả tích cực. Các chính sách
này đã tạo điều kiện khuyến khích, thúc đẩy sự hình thành và phát triển khá
mạnh mẽ đối với các DNV&N, đặc biệt là đối với khu vực kinh tế tư nhân.
Ngược lại một hệ thống chính sách và pháp luật thiếu đồng bộ nhất quán, kém
hiệu quả và xa rời thực tế sẽ không tạo được môi trường hoạt động thông
thoáng và bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp, không khuyến khích các
doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nghiêm chỉnh tuân
theo pháp luật; giảm và tiến tới xoá bỏ hiện tượng đối phó, lẩn trốn, tiêu cực,
xa lạ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh văn minh. Vì vậy để tạo điều kiện
thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành và phát triển của DNV&N cần phải có sự đôỉ
mới hoàn thiện hơn nữa chính sách và pháp luật của Nhà nước.
b. Hệ thống tổ chức quản lý kiểm soát của Nhà nước và các thiết chế cộng
đồng xã hội nông thôn
Đây là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của các
DNV&N ở những nước có đặc điểm như nước ta. Hệ thống tổ chức quản lý
kiểm soát của nhà nước từ trung ương đến các Tỉnh, huỵên, xã với nhiều ban
ngành nếu có sự phối hợp chặt chẽ phân công trách nhiệm rõ ràng sẽ làm tăng
hiêụ lực quản lý của bộ máy. Các hoạt động của các đội kiểm tra liên ngành,
quản lý thị trường, công an, thuế vụ...nếu không có sự thống nhất sẽ chồng

chéo, dẫm đạp lên nhau, nhiều khi còn đổ lỗi và có những hành động triệt tiêu
hiệu quả công tác quản lý lẫn nhau. Như vậy sẽ gây khó khăn cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy cần thiết phải có sự
kiện toàn, sắp xếp, đổi mới hệ thống và phương pháp quản lí, kiểm soát trên
tinh thần hỗ trợ cho DNVC&N phát triển là chính.
Sự hình thành và phát triển các DNV&N ở khu vực nông thôn còn chịu
tác động của những quan hệ, thiết chế xã hội nông thôn với những thông số cơ
bản là gia đình, dòng họ và làng, xã. Ở Việt Nam, gia đình thực sự là đơn vị
sản xuất kinh doanh rất cơ bản trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Kết cấu
dòng họ đã và đang góp phần ổn định trật tự xã hội, thực hiện tín chấp, tương
trợ giúp nhau để làm ăn kinh tế, mở doanh nghiệp và xoá đói giảm nghèo.
Làng Việt truyền thống là tổ chức cộng đồng tự quản, tự điều chỉnh bằng, bằng
22


luật tục, bằng dư luận, bằng quản lí và đạo đức, có tác dụng tới sự hình thành
và phát triển các DNV&N ở nông thôn cũng là kênh thông tin, chuyển giao
công nghệ, không gian tìm việc làm và tạo dựng doanh nghiệp Tuy nhiên bản
chất truyền thống của những thiết chế xã hội nông thôn đó cũng có những
nhược điểm làm cản trở rất lớn đối với sự hình thành và phát triển của các
doanh nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và công cuộc cách
mạng khoa học công nghệ hiện đại. Đó là tính chất hẹp hòi, đố kỵ, bản vị khép
kín ngay trong từng gia đình, dòng họ và làng, thôn. Chính nó là những tác
nhân chủ yếu làm giam hãm xã hội nông thôn Việt Nam trong lịch sử và cho
đến nay chưa vượt qua được vòng cương toả của sự đói nghèo và lạc hậu. Mặc
dù hiện nay mức độ và phạm vi của những tính chất tiêu cực đó không còn sâu
nặng như trước và đã được giải toả rất nhiều, song sự hình thành và phát triển
của các DNV&N trong điều kiện hiện đại đòi hỏi phải khắc phục và giải toả
hoàn toàn những tính chất tiêu cực nói trên.
c. Hệ thống các biện pháp và tổ chức hỗ trợ của Nhà nước

Hệ thống các biện pháp và tổ chức hỗ trợ của Nhà nước cũng như của
các tổ chức phi Chính phủ và các tổ chức quốc tế nhằm khắc phục những khó
khăn và thế bất lợi của các DNV&N để chúng nhanh chóng có đủ khả năng
cạnh tranh một cách bình đẳng được với các doanh nghiệp khác trên thị
trường. Ở hầu hết các nước trên thế giới, việc tiến hành các biện pháp hỗ trợ
cho các DNV&N được thông qua các chính sách ưu đãi về miễn giảm các loại
thuế, các khoản vay với lãi suất ưu đãi từ các nguồn vốn tín dụng của nhà
nước, thiết lập các tổ chức tư vấn và cung cấp thông tin, các trung tâm đào tạo
kiến thức quản lý và kỹ năng lao động miễn giảm phí và thành lập các quỹ tín
dụng hoặc bảo lãnh tín dụng riêng cho các DNV&N.
Ở Việt nam các chương trình tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo, một
số dự án với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế cho các cơ quan của chính phủ
và các tổ chức phi Chính phủ hỗ trợ các DNV&N triển khai trong vòng một số
năm gần đây đã có tác dụng nhất định tới sự hình thành và phát triển các
DNV&N. Tuy nhiên, hiện chủ chương chính sách hoặc các chương trình của
Nhà nước thống nhất hỗ trợ dành riêng cho các DNV&N còn hạn chế. Đồng
23


thời Nhà nước hướng dẫn và khuyến khích thành lập các tổ chức hỗ trợ và
quản lí giám sát hoạt động của chúng chưa sâu sắc và triệt để. Cho nên các
chương trình, dự án hoạt động rời rạc, các tổ chức hỗ trợ DNV&N còn ít, hoạt
động kém hiệu quả và tác dụng của chúng đối với việc hỗ trợ thúc đẩy sự hình
thànhvà phát triển các DNV&N còn rất hạn chế, cần có sự chấn chỉnh và hoàn
thiện.
Tuỳ từng đặc điểm kinh tế chính trị xã hội của mỗi nước mà có những
quan điểm khác nhau. Song vai trò của DNV&N trong phát triển kinh tế,
chính trị, xã hội là không thể phủ nhận được. Trong phần trên chúng ta đã
xem xét những vấn đề chung nhất về loại hình DNV&N như : các quan điểm
khác nhau về DNV&N, tiêu thức xác định... và đặc biệt là các yếu tố ảnh

hưởng đến sự phát triển của các DNV & N. Đây là cơ sở cho sự phân tích thực
trạng và đưa ra giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các DNV&N của nước ta.

PHẦN II
THỰC TRẠNG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ Ở THÁI NGUYÊN

I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI Ở THÁI NGUYÊN VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NAY.

1. Giới thiệu tổng quan chung về tình hình tự nhiên kinh tế xã hội của
Thái Nguyên
Thái Nguyên là một Tỉnh miền núi nằm trong vùng trung du miền Bắc
bộ thuộc dải nối liền giữa Hà Nội với các Tỉnh miền núi phía Bắc.
Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 3541,6 km2 bao gồm 7 huyện một thị xã
và một Tỉnh. Toàn Tỉnh có số dân gần 1 ,1 triệu người là một Tỉnh không lớn
lắm chỉ chiếm 1,13 % diện tích và 1,41% dân số cả nước.
Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc có đường danh giới tiếp giáp Bắc Kạn, Phía
Tây với Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Phía Đông với Lạng Sơn, Bắc Giang, Phía
24


Nam với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính
trị kinh tế của Việt Bắc nói riêng và của vùng trung du miền núi vùng Đông
Bắc nói chung. Thái Nguyên là của ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa các vùng
đồng bằng Bắc bộ. Sự giao thông đó được thực hiện thông qua hệ thống
đường bộ đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà TỉnhThái Nguyên là đầu nút.
Khí hậu Thái Nguyên là khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa với lượng
mưa khá lớn, trung bình từ 2000 đến 2500 mm tổng lượng mưa tự nhiên Tỉnh
Thái Nguyên dự tính trên 6,4 tỷ m3/năm tuy nhiên lượng mưa phân bố không

đều theo thời gian và theo không gian. Tài nguyên thiên nhiên của Tỉnh khá
phong phú nhất là tài nguyên khoáng sản, phong phú cả về chủng loại trong đó
có nhiều khoáng sản có ý nghĩa với cả vùng và cả nước như sắt, than ( Đặc
biệt là than mỡ ) điều này tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh trong việc
phát triển các ngành công nghiệp luyện kim khai khoáng, Để trở thành một
trong những trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cả nước trong giai đoạn
trước mắt và kể cả lâu dài. Tài nguyên du lịch Thái Nguyên có Hồ Núi Cốc
với diện tích 25 km2 trong lòng hồ và rất nhiều đảo lớn nhỏ là tiềm năng du
lịch lớn nhất của Tỉnh.
Ngoài ra Thái Nguyên cũng có lợi thế về thị trường và khả năng hợp tác
kinh tế đối ngoại. Vì nằm ở trung tâm Việt bắc, Thái Nguyên có một vị trị đặc
biệt quan trọng là đầu mối giao thông nối liền các Tỉnh trong khu vực miền
núi Đông Bắc với đồng bằng sông Hồng với các Tỉnh phía nam là lá chắn của
thủ đô Hà Nội về phía Bắc, là hậu phương trực tiếp của các Tỉnh biên giới. Về
mặt kinh tế Thái Nguyên cũng có một vị trí quan trọng trong vùng cũng như
trong cả nước.
Về nông lâm ngư nghiệp Thái Nguyên có tổng quỹ đất phục vụ cho
nông lâm nghiệp là khoảng 146745 ha. Điều kiện thuỷ văn khí hậu và đất đai
phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như chè,
các cây ăn quả. Sản xuất nông lâm nghiệp trong những năm gần đây có sự tiến
bộ đáng kể. Tốc độ phát triển bình quân là 4,8%. Điểm đáng chú ý ở đây là
ngành trồng trọt có sự phát triển mạnh cả về diện tích lẫn sản lượng đặc biệt là
cây chè và các loại cây ăn quả khác. Các ngành khác trong nông lâm nghiệp
như chăn nuôi trồng chăm sóc và tái sinh rừng cũng phát triển đáng kể.

25


×