Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và triển vọng phát triển hàng điện tử Việt Nam” ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.47 KB, 93 trang )

---

---

Triển vọng hàng điện tử Việt Nam

Sinh viên: Tô Mạnh Cường
Lớp: TC18/A2


Khoá luận tốt nghiệp

Triển vọng hàng điện tử Việt nam

LỜI NĨI ĐẦU
Cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ trên thế giới mà một trong những
nội dung quan trọng nhất là tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực Điện tử – Tin
học đang diễn ra như vũ bão. Thị trường thế giới đang phát triển sôi động với sự
cạnh tranh gay gắt. Trước các biến động đó tất cả các quốc gia đều hoạch định
chiến lược phát triển và đều gặp nhau ở một chính sách chung là tìm mọi cách
đưa hàng hố của mình chiếm lĩnh thị phần, coi đây là nhân tố quyết định sự
thành công của hội nhập Quốc tế. Đất nước Việt nam ta đang tiến bước mạnh
mẽ vào giai đoạn phát triển mới, giai đoạn công nghiệp hố, hiện đại hố, vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ Nghị quyết Đại
hội Đảng lần thứ VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX vừa qua với các
nghị quyết Trung ương 2, nghị quyết Trung ương 4 đã từng bước cụ thể hoá
nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của nước ta, trong đó đặc biệt chú trọng phát
triển kinh tế, phát triển nghiên cứu khoa học, công nghệ, phát triển giáo dục và
đào tạo, thúc đẩy giao lưu quốc tế. Đảng và nhà nước coi việc phát triển điện tử
– tin học là một trong những nhiệm vụ chiến lược lâu dài nhằm tạo cho đất nước
ta có một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn có hiệu quả. Vị trí của ngành cơng


nghiệp điện tử – tin học trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta cần được nâng lên
cho phù hợp với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới đang
diễn ra với qui mô rộng lớn trên thế giới.
Sự cần thiết của đề tài: Cùng với những thành tựu trong sự nghiệp đổi
mới và phát triển kinh tế đất nước, thị trường hàng điện tử đã có những bước
phát triển mạnh mẽ cả về qui mô, chất lượng và ngày càng có vị trí quan trọng
trong nền kinh tế nước ta: Các sản phẩm điện tử tiêu dùng trong dân cư không
ngừng tăng lên ở cả khu vực thành thị lẫn nông thôn; chủng loại sản phẩm trên
thị trường ngày càng phong phú, đa dạng theo các mục đích sử dụng khác nhau;
chuyển từ thị trường nhập khẩu 100% sang thị trường các sản phẩm được nội địa
hoá từng phần với sự ra đời của hàng loạt các xí nghiệp liên doanh lắp ráp và
sản xuất hàng điện tử; đã có sản phẩm điện tử xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu
tăng trong vài năm gần đây... Tuy nhiên, thị trường hàng điện tử nước ta
Tô Mạnh Cường

1

TC18/A2


Khoá luận tốt nghiệp

Triển vọng hàng điện tử Việt nam

là thị trường trẻ, tiềm năng còn lớn cả về phương diện sản xuất, cung ứng và nhu
cầu tiêu dùng. Do đó, cần có những nghiên cứu, đánh giá xác đáng những tiềm
năng đó của thị trường hàng điện tử Việt Nam trong tương lai.
Xu thế tồn cầu hố, tự do hố thương mại và xu thế chuyển giao cơng
nghệ nhanh dưới sức ép của tốc độ phát triển khoa học, công nghệ hiện nay đã
tác động mạnh đến sự phát triển của thị trường hàng điện tử ở mỗi quốc gia và

trên toàn thế giới. Đều này vừa tạo thuận lợi vừa gây khó khăn cho sự nghiệp
phát triển thị trường hàng điện tử của Việt Nam. Một mặt, Việt Nam có thể xây
dựng chiến lược ''đi tắt'; trong cơng nghệ để nhanh chóng xây dựng thị trường
hàng điện tử vững mạnh, có sức cạnh tranh trong khu vực thị trường được xem
là có tốc độ phát triển nhanh nhất về các sản phẩm điện tử. Nhưng mặt khác, thị
trường hàng điện tử Việt Nam sẽ có nguy cơ bị thao túng bởi thị trường nước
ngoài. Cụ thể là việc áp dụng lịch trình giảm thuế quan ngay để đẩy mạnh xuất
khẩu ở các nước thành viên của AFTA đối với các mặt hàng thuộc lĩnh vực điện
và điện tử. Việt nam có thể trở thành thị trường tiêu thụ hàng điện tử cho các
nước ASEAN. Như vậy, chiến lược phát triển thị trường hàng điện tử của Việt
Nam trong điều kiện nền kinh tế mở, cần phải tính đến những vấn đề của thị
trường thế giới, mà trước hết là khu vực ASEAN, khu vực Đơng Á-Thái Bình
Dương thơng qua những nghiên cứu cụ thể.
Mục đích nghiên cứu: Thơng qua thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ
hàng điện tử ở Việt nam cũng như trên thế giới để thấy được triển vọng phát
triển hàng điện tử của Việt nam trong giai đoạn 2001 – 2010. Từ đó đưa ra các
kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển hàng điện tử Việt nam, đồng thời giúp
cho ngành công nghiệp điện tử có căn cứ xây dựng kế hoạch đầu tư, phát triển
sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Mặt hàng điện tử rất phong phú, đa
dạng về chủng loại và mục đích sử dụng. Trong điều kiện hạn chế về thời gian
và nguồn thông tin nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các nhóm sản phẩm chính
là: điện tử dân dụng, thiết bị tin học và linh kiện điện tử.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tại
Tô Mạnh Cường

2

TC18/A2



Khoá luận tốt nghiệp

Triển vọng hàng điện tử Việt nam

văn phòng và nghiên cứu thực chứng (điều tra, khảo sát). Ngoài ra, đề tài cũng
sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến các chuyên viên ở Bộ Thương mại và Bộ
Cơng nghiệp cho từng nhóm sản phẩm.
Kết cấu của khố luận gồm 3 chương:
*Chương 1: Tổng quan về hàng điện tử. Chương này đề cập một cách khái
quát về bước phát triển của ngành công nghiệp điện tử nước ta trong những năm
qua cũng như các nét đặc trưng cơ bản nhất của hàng điện tử.
*Chương 2: Thực trạng và triển vọng phát triển hàng điện tử Việt nam.
Chương này tập trung phân tích thực trạng cung ứng và tiêu thụ hàng điện tử ở
Việt nam, nêu ra những nhân tố bên trong và bên ngồi có ảnh hưởng đến sự
phát triển hàng điện tử của Việt nam. Qua đó thấy được triển vọng phát triển và
sự cần thiết phải phát triển mặt hàng này. Xây dựng những quan điểm, định
hướng chính cho việc phát triển hàng điện tử của Việt nam.
*Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hàng điện tử Việt nam.
Trong chương này, thông qua việc phân tích triển vọng phát triển hàng điện tử
Việt nam cũng như tìm hiểu một số kinh nghiệm phát triển thành công ngành
công nghiệp điện tử ở ngay tại Châu á để đưa ra các giải pháp thích hợp chủ yếu
nhằm phát triển hàng điện tử Việt nam.
Do thời gian nghiên cứu không nhiều, nguồn thông tin đối với mặt hàng và
trải nghiệm thực tế của người viết cịn nhiều hạn chế, Khố luận tốt nghiệp này
khơng thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định, người viết rất mong nhận được
ý kiến đóng góp phê bình của các thầy cô và các bạn. Xin chân thành cám ơn!

Tô Mạnh Cường


3

TC18/A2


Khoá luận tốt nghiệp

Triển vọng hàng điện tử Việt nam

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HÀNG ĐIỆN TỬ
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HÀNG ĐIỆN TỬ

1. Đặc trưng của hàng điện tử
1.1 Khái niệm
Công nghiệp Điện tử hay Điện tử-Tin học-Viễn thông là 3 lĩnh vực cơng
nghiệp riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ hết sức chặt chẽ với nhau và thường
được nghiên cứu đánh giá như một ngành công nghiệp chung – Cơng nghiệp
Điện tử. Do đó ở Việt nam có thể hiểu ngành cơng nghiệp điện tử bao gồm
nhiều lĩnh vực khác nhau:
- Sản xuất thiết bị (Điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp và chuyên dụng,
công nghệ thông tin và viễn thông- Công nghiệp phần cứng).
- Sản xuất linh kiện và vật liệu điện tử.
- Công nghiệp phần mềm.
- Dịch vụ.
(Nguồn: Khoá họp lần thứ 3 - Diễn đàn Kinh tế, Tài chính tháng 11 năm 2001-Bộ Thương
mại)

1.2 Đặc trưng của hàng điện tử:
a.Về sản xuất và phân phối:

+ Sản xuất mang tính tồn cầu, thị trường cũng mang tính tồn cầu. Các cơng
ty đa quốc gia chi phối các mạng sản xuất và tiêu thụ trên toàn thế giới.
+ Thị trường tiêu thụ giữa các tập đồn, các hãng điện tử lớn có sự cạnh tranh
gay gắt trong việc phân chia, chiếm lĩnh thị trường, đồng thời lại phải liên kết,
hợp tác với nhau để lập lên mạng sản xuất kinh doanh toàn cầu.
+ Dịch chuyển cơng nghệ thấp sang các nước chậm phát triển có nhân công
rẻ hơn để tập trung phát triển công nghệ cao ở chính hãng.
+ Hàng điện tử có hàm lượng chất xám cao, cơ cấu sản phẩm luôn thay đổi,
trong đó dịch vụ và cơng nghệ phần mềm chiếm tỷ trọng cao.
Tô Mạnh Cường

4

TC18/A2


Khoá luận tốt nghiệp

Triển vọng hàng điện tử Việt nam

+ Vòng đời của các sản phẩm điện tử rất ngắn, các sản phẩm nhanh chóng
được thay đổi, hồn thiện bằng các sản phẩm mới. Công nghiệp điện tử là động
lực thúc đẩy và là cơ sở để thúc đẩy và phát triển nhiều lĩnh vực công nghệ
khácdẫn đến các thay đổi mang tính dây chuyền. Đây được coi là cơ sở của thời
kỳ hậu công nghiệp , chuyển sang kinh tế tri thức.
b.Về công nghệ:
+ Tốc độ thay đổi công nghệ rất nhanh, chu kỳ sống của sản phẩm ngắn.
Công tác nghiên cứu và triển khai (R&D) là một trong những yếu tố quyết định
sự thành bại của các hãng lớn, ở đây khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp.

+ Phát triển cơng nghệ tích hợp cao cả về linh kiện và thiết bị.
+ Công nghệ thông tin và máy tính ngày càng tác động lớn đến sản xuất-kinh
doanh, cách làm việc và lối sống xã hội.
+ Điện tử -Tin học-Viễn thơng-Tự động hố ngày càng gắn kết với nhau
trong một sản phẩm hoặc hệ thống thiết bị.
+ Ngành công nghiệp điện tử cần lượng vốn đầu tư lớn để đầu tư cho sản
xuất, thiết kế sản phẩm, nghiên cứu – triển khai, đổi mới công nghệ và đào tạo
nguồn nhân lực có trình độ cao. Đồng thời do đặc tính kế thừa và tính bảo mật
cao trong sản xuất và nghiên cứu nên việc chuyển giao cơng nghệ rất hạn chế.
Do đó hầu hết các sản phẩm điện tử nổi tiếng đều tập hợp vào một số cơng ty,
tập đồn có tiềm lực mạnh về vốn và công nghệ như các nước Mỹ, Nhật bản, EU
và Hàn quốc.
c. Phân loại hàng điện tử:
Theo các chutên gia Việt nam, hàng điện tử có thể chia thành 7 nhóm sản
phẩm chính sau:
- Sản phẩm thiết bị điện tử dân dụng.
- Sản phẩm thiết bị tin học
- Sản phẩm thiết bị thông tin liên lạc
- Sản phẩm thiết bị điện tử công nghiệp và chuyên dụng
Tô Mạnh Cường

5

TC18/A2


Khoá luận tốt nghiệp

Triển vọng hàng điện tử Việt nam


- Sản phẩm phần mềm và dịch vụ tin học
- Dịch vụ điện tử công nghiệp và chuyên dụng.
- Vật liệu, linh kiện, phụ kiện điện tử tin học
Ở Việt nam, do nền công nghiệp điện tử thông tin mới phát triển trong những
năm gần đây nên chủ yếu phát triển lĩnh vực lắp ráp và đã bắt đầu sản xuất một
số linh kiện hàng điện tử, máy tính phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất
khẩu, nhưng số lượng và quy mơ cịn hạn chế, hầu như chỉ tập trung ở các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Cịn lại, các sản phẩm thiết bị thơng tin liên
lạc và điện tử cơng nghiệp và chun dụng thì cịn phụ thuộc vào nhập khẩu.

2. Vài nét về bước phát triển của ngành công nghiệp điện tử nước ta
trong những năm qua.
Nhìn lại tình hình cả nước từ những năm đầu thập kỷ 80 đến nay có thể thấy
rằng trong sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành điện tử tin học nước ta đã
có những bước phát triển hết sức nhanh chóng
Ở Hà nội cũng như các tỉnh phía bắc, từ sau năm 1975 đến những năm đầu
của thập kỷ 80, các sản phẩm điện tử gia dụng vẫn còn được coi là sản phẩm
‘quý hiếm’. Các gia đình có tivi (đa phần là loại tivi cũ mang từ miền nam ra),
radiocassete... đã được coi là những gia đình thuộc loại khá giả. Ngành điện tử
viễn thơng cịn hết sức nhỏ bé, máy tính nhỏ trong cơ quan và gia đình hầu như
chưa có, càng khơng thể nói tư nhân có điện thoại trong nhà.
Từ điểm xuất phát ban đầu là con số không, ngày nay ngành điện tử tin học
Việt nam đã hoàn toàn đổi khác. Ngành điện tử dân dụng với những dây chuyền
lắp ráp tivi đen trắng đầu tiên, hiện nay trong cả nước đã có nhiều dây chuyền
lắp ráp tivi màu với những trang bị kỹ thuật tương đối hiện đại cùng với những
xí nghiệp sản xuất linh kiện, phụ kiện điện tử, không những đáp ứng đủ cho nhu
cầu trong nước mà còn để xuất khẩu. Số lượng khá lớn máy vi tính cũng được
lắp ráp trong nước bằng linh kiện nhập ngoại. Cùng với sự ra đời của các liên
doanh trong ngành điện tử, một số loại linh kiện, phụ kiện quan trọng của hàng
Tô Mạnh Cường


6

TC18/A2


Khoá luận tốt nghiệp

Triển vọng hàng điện tử Việt nam

điện tử đã được sản xuất trong nước đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, lắp ráp của
ngành cũng như để xuất khẩu. Ngành tin học phát triển với tốc độ đặc biệt nhanh
chóng. Máy tính điện tử mới được nhập vào Việt nam từ những năm 80 nhưng
đã tăng mạnh từ những năm 90-91 trở lại đây. Ngày nay, máy vi tính đã được
trang bị hết sức phổ biến trong mọi cơ quan, trường học, bệnh viên, xí nghiệp,
viện nghiên cứu... Khơng ít gia đình tư nhân cũng đã có máy vi tính. Hơn thế
nữa, các hệ máy tính mới cũng được trang bị và dần thay thế các thế hệ máy cũ.
Trong mấy năm gần đây, đã có hàng trăm cơng ty tin học ra đời, trong đó, đa số
là các công ty kinh doanh, dịch vụ tin học, đồng thời cũng đã có một số cơng ty
nghiên cứu, sản xuất phần mềm và khai thác những phần mềm nhập ngoại nhằm
phục vụ cho nhu cầu phát triển của các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Việc Việt nam
đã nối mạng Internet và có được lực lượng để khai thác, phục vụ cho cơng cuộc
Cơng nghiệp hố - Hiện đại hoá đã chứng minh một bước phát triển mới của
ngành tin học Việt nam trên bước đường phát triển và hội nhập. Ngày nay, việt
nam đang được coi là quốc gia có ngành tin học viễn thơng tăng trưởng với tốc
độ cao nhất thế giới.
Một thành tựu rất quan trọng của ngành điện tử tin học nước ta trong thời
gian vừa qua là sự tăng trưởng rất nhanh chóng của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ
thuật trong lĩnh vực này. Nhiều cán bộ, nhất là cán bộ khoa học, kỹ thuật trong
lĩnh vực phần mềm máy tính và điện tử viễn thơng đã nhanh chóng tiếp cận, tiếp

thu, khai thác và hơn thế nữa phát huy phần đóng góp sáng tạo của mình vào
những lĩnh vực khoa học công nghệ tiên tiến nhất. Đây là một lợi thế rất quan
trọng, thể hiện bản chất thông minh của con người Việt nam và là nhân tố chính
trong việc phát triển ngành công nghiệp điện tử tin học ở nước ta.
Rõ ràng, sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, trong thành tựu chung
của nền kinh tế nước ta, ngành cơng nghiệp điện tử tin học đã đóng góp một
phần quan trọng. Bộ mặt ngành cơng nghiệp điện tử tin học nước ta hoàn toàn
đổi khác chỉ trong vài năm gần đây.

II. VAI TRỊ CỦA HÀNG ĐIỆN
Tơ Mạnh Cường

TỬ.

7

TC18/A2


Khoá luận tốt nghiệp

Triển vọng hàng điện tử Việt nam

1. Vai trò của hàng điện tử đối với nền kinh tế quốc dân.
Trong mấy thập kỷ qua, hàng điện tử đã đẩy nhanh q trình tự động hố
trong cơng nghiệp, giúp tối ưu hố q trình sản xuất, hợp lý hoá sử dụng tài
nguyên, tạo ra một năng suất và chất lượng mới. Đời sống văn hố đã có những
thay đổi lớn về mọi mặt, cách thức và lề lối làm việc cũng đã có những chuyển
biến về cơ bản Do vậy, hàng điện tử có một vai trị quan trọng đối với nền kinh
tế quốc dân, đó là:

* Ngành công nghiệp sản xuất hàng điện tử là một ngành công nghiệp mũi
nhọn trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước trên thế giới. Công nghiệp điện
tử đang thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, trở thành
cơ sở ‘Hạ tầng’ trong các lĩnh vực kinh tế-an ninh-quốc phòng của nhiều quốc
gia.
* Hàng điện tử khơng chỉ góp phần làm tăng trưởng kinh tế mà nó cịn làm
thay đổi các mối quan hệ, sản xuất, kinh doanh, quản lý trong mọi lĩnh vực
không chỉ trong giới hạn một quốc gia, mà cịn mang tính tồn cầu. Hiện nay có
nhiều nguời coi cơng nghệ điện tử và công nghệ thông tin là cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ hai, mang tính tồn cầu góp phần chuyển nền kinh tế thế
giới sang giai đoạn phát triển mới - nền kinh tế tri thức.
* Hàng điện tử đóng vai trị quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy
khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật phát triển, góp phần tăng nhanh giá trị gia tăng,
đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy nhanh quá trình cơng
nghiệp hố, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ khác
tạo thêm nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động, nâng cao mức sống người dân.
* Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt nam thì sản xuất hàng
điện tử đóng một vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình cơng nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
* Giúp các nước đang phát triển có cơ hội tham gia vào quá trình phân cơng
sản xuất và thương mại tồn cầu, cung cấp một cách nhanh chóng và đầy đủ,
chính xác hơn các thông tin kinh tế dẫn đến thay đổi phương thức thương mại
Tô Mạnh Cường

8

TC18/A2


Khoá luận tốt nghiệp


Triển vọng hàng điện tử Việt nam

hàng hố, dịch vụ, khuyến khích và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi.
* Hàng điện tử góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thông
qua chuyển đổi cơ cấu sản xuất các sản phẩm cơng nghiệp từ các hàng hố thơng
thường giá trị gia tăng thấp sang sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao
với hàm lượng chính xác cao, giảm dần sự lệ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên
nhiên sẵn có ngày càng cạn kiệt.
* Hàng điện tử góp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước trong mọi lĩnh vực.
* Tạo cơ sở hạ tầng giúp các nước từng bước tiếp cận và phát triển kinh tế tri
thức, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa các nước đang phát triển với các
nước phát triển.

2. Vai trò của hàng điện tử đối với an ninh – quốc phòng.
Bảo vệ chủ quyền, an ninh là một vấn đề mang tính sống cịn đối với bất
cứ quốc gia nào, trong đó các thiết bị điện tử – tin học đóng một vai trị vơ cùng
quan trọng. Để đối phó có hiệu quả với phương tiện và vũ khí công nghệ cao của
đối phương quân đội ta phải đưọc trang bị phương tiện điện tử – tin học hiện đại,
chuyên dụng. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay không quốc gia nào có thể cung
cấp, viện trợ hoặc giúp đỡ các thiết bị điện tử – tin học hiện đại để chống lại đối
phương. Vì vậy, nhà nước phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp điện tử – tin
học để có thể tự mình, chủ động trang bị cho quân đội ta những thiết bị điện tử –
tin học phù hợp với đặc điểm tác chiến của Việt nam. Đó là nhu cầu có tính chất
cơ bản, lâu dài của quân đội và quốc phòng đặt ra đối với cơng nghiệp điện tử
nói chung và cho mặt hàng điện tử nói riêng.
Các thiết bị điện tử – tin học dùng trong quân đội rất phong phú, đa dạng
và được sử dụng rộng rãi trong các quân binh chủng: Không qn, Hải qn,
Phịng khơng, Thơng tin... và ở nhiều lĩng vực khác nhau như:

+ Các phương tiện chiến đấu (tên lửa có điều khiển. bom, mìn, đạn, pháo,
Tơ Mạnh Cường

9

TC18/A2


Khoá luận tốt nghiệp

Triển vọng hàng điện tử Việt nam

cối có điều khiển, thuỷ lơi, như lơi và các hệ thống vũ khí có điều khiển khác).
+ Các phương tiện trinh sát, dẫn đường, điều khiển hoả lực và tích hợp
phương tiện chiến đấu (rada các loại, các khí tài trinh sát, dẫn đường, điều khiển
bắn, phóng...).
+ Các phương tiện để chỉ huy, thông tin liên lạc (hệ thống tự động hố chỉ
huy, các phương tiện thơng tin liên lạc: Vô tuyến điện, Viba...)
+ Các phương tiện huấn luyện, các phương tiện đào tạo (mô phỏng, giả
mục tiêu, gỉa nhiễu...).
+ Các phương tiện tác chiến điện tử (trinh sát, chế áp, gây nhiễu đối
phương...) và các phương tiện chống nhiễu, an tồn dữ liệu và bảo mật thơng tin.
+ Các phương tiện quản lý, điều hành (các mạng máy tính phục vụ thu
thập thông tin, quản lý, chỉ huy, điều hành, điều khiển dây chuyền sản xuất quốc
phòng, sửa chữa vũ khí trang bị quân sự...).
Sự vững mạnh về an ninh – quốc phòng đối với một quốc gia là một yếu
tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng thời đem lại cho quốc gia đó
một vị thế vững chắc trên trường quốc tế.
3. Vai trò của hàng điện tử đối với trật tự an toàn xã hội.
Trật tự an toàn xã hội của một quốc gia được xem như yếu tố quan trọng

không kém sức mạnh về kinh tế và quân sự của nước đó. Quốc gia nào duy trì
được trật tự an tồn xã hội tốt thì nền kinh tế mới tăng trưởng được với tốc độ
cao và bền vững (thu hút được nhiều vốn FDI, ngành du lịch phát triển, tạo ra
nhiều việc làm có thu nhập cao...). Ngồi các chính sách hợp lý của nhà nước,
hàng điện tử cũng đóng góp một phần khơng nhỏ vào việc tạo dựng, duy trì và
củng cố an ninh, trật tự an toàn xã hội như:
+ Hàng điện tử tạo cho cuộc sống của nhân dân thêm nhiều tiện ích thơng
qua việc tìm hiểu, tiếp thu các phong tục tập quán tốt đẹp không những của riêng
đất nước mình mà cịn ở trên thế giới qua đó có thể áp dụng những cái hay, cái
đẹp vào cuộc sống.
+ Hàng điện tử giúp cho người dân nắm bắt và hiểu rõ được các chính sách,
Tơ Mạnh Cường

10

TC18/A2


Khoá luận tốt nghiệp

Triển vọng hàng điện tử Việt nam

quan điểm mới của Đảng và nhà nước một cách kịp thời, chính xác về mọi mặt
kinh tế, xã hội và quốc phòng.
+ Hàng điện tử được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao cho công tác
quản lý, giám sát ở những nơi công cộng như nhà ga, bến cảng, sân bay...
+ Hàng điện tử là phương tiện không thể thiếu của các cơ quan chức năng
(phường, xã, quận, huyện, trung ương) để giải quyết công việc từ các công việc
quản lý nhân khẩu, tài sản đến việc phịng chống thiên tai, bảo vệ mơi trường...
Đặc biệt, đối với ngành Cơng An, thiết bị điện tử có vai trị cực kỳ quan

trọng trong các cơng việc chun mơn của ngành như:
- Thu nhận thông tin của người dân từ khắp mọi nơi một cách nhanh chóng
và kịp thời.
- Phục vụ công tác giám định điều tra và truy cứu tội phạm hình sự
- Giúp cho việc theo dõi đối tượng, phạm nhân và chống trốn trại một cách
hiệu quả nhất.
- Hỗ trợ công tác điều tra, phương án tác chiến của ngành đạt hiệu quả cao
nhất.
III. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG HÀNG ĐIỆN TỬ THẾ GIỚI.

1. Tình hình cung trên thị trường hàng điện tử thế giới.
1.1 Thiết bị điện tử dân dụng:
Thiết bị điện tử dân dụng (TBĐTDD) chiếm khoảng 9 - 10% tổng sản
lượng công nghiệp điện tử toàn cầu. Theo ý nghĩa ban đầu, TBĐTDD bao gồm
các thiết bị điện tử sử dụng trong đời sống sinh hoạt gia đình như Radio,
television (TV), radiocassette (R/C), đầu video (V/C) ... Tuy nhiên, cùng với sự
phổ cập hơn các thiết bị chuyên dụng và thiết bị thông tin khác như máy tính cá
nhân (PC), máy quay video, điện thoại ... cũng như xu hướng phát triển của các
thiết bị đa tính năng (TV kết hợp với V/C, PC, điện thoại...) ở nhiều nước, các
thiết bị này cũng được xếp vào nhóm TBĐTDD.
Vào những năm đầu 90, các nước NlCs đã nổi lên như những nhà cung
cấp TBĐTDD giá rẻ hàng đầu thế giới. Trong giai đoạn 1990-1992, trong khi
Tô Mạnh Cường

11

TC18/A2


Khoá luận tốt nghiệp


Triển vọng hàng điện tử Việt nam

sản xuất TBĐTDD giảm bình quân l,4%/năm ở Nhật Bản và l,3%/năm ở Mỹ thì
sản xuất TBĐTDD của Hàn Quốc đạt tốc độ tăng bình quân 3,6%/năm, Trung
Quốc 6,8%/1năm và Malayxia tới 33,4%/năm. Sản xuất TBĐTDD chiếm trên
30% tổng sản lượng của ngành công nghiệp điện tử Hàn Quốc, 40% của Trung
Quốc và trên 32% của ẤN Độ... Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng, sản xuất
TBĐTDD ở các nước đang phát triển phụ thuộc nhiều vào linh kiện nhập khẩu
hoặc là ln chuyển hàng hố nội bộ trong cơng ty xuyên quốc gia (như trường
hợp của Malaixia và Thái Lan).
Sản xuất TBĐTDD ở các nước phát triển - Mỹ và Nhật Bản chuyển sang
tập trung vào các sản phẩm công nghệ cao - TV, V/C, VCD độ nét cao, thiết bị
gia dụng đa tính năng... Vì vậy, xét về mặt giá trị sản lượng, TBĐTDD của Mỹ
và Nhật Bản vẫn giữ vị trí quan trọng trên thị trường thế giới. Trong khi đó, sản
xuất TBĐTDD của các nước Tây ÂU có xu hướng gịảm cả về giá trị và tỷ trọng
trong toàn bộ ngành do sức cạnh tranh của sản phẩm thấp và mức bão hoà khá
cao.
Trước thập niên 90, các nước Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu sản xuất khoảng
7l% TBĐTDD toàn cầu (Nhật Bản - 40%, Tây ÂU - 18% và Mỹ - 13%). Tuy
nhiên, sản xuất, đặc biệt là khâu lắp ráp các thiết bị nghe nhìn đang có xu hướng
chuyển dịch sang các nước khác ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Doanh
số bán hàng bán dẫn điện tử toàn cầu năm 2002 phục hồi sau một thời gian giảm
sút đã đạt khoảng 141 tỷ USD, tăng khoảng 1,8 % và sẽ có thể tăng mạnh trong
những năm tiếp theo.
1.2 Thiết bị tin học:
Thị trường máy tính là một trong những lĩnh vực chủ yếu của thị trường
thiết bị tin học, trong đó Mỹ là quốc gia giữ vai trò chi phối, cung cấp khoảng
96% tổng lượng CPU trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các bộ phận
khác của máy tính cá nhân được sản xuất tại các nước khác, chủ yếu là ở châu

Á. Châu Á đang trở thành trung tâm của ngành cơng nghiệp máy tính do chi phí
sản xuất thấp hơn. Hầu hết các hãng sản xuất PC lớn - IBM, COMPAQ, AST,
HP ... đã thiết lập các nhà máy lắp ráp PC tại Châu Á và xuất khẩu trở lại các
Tô Mạnh Cường

12

TC18/A2


Khoá luận tốt nghiệp

Triển vọng hàng điện tử Việt nam

nước ÂU, Mỹ. Các nước Châu Á hiện đã trở thành khu vực cung cấp chủ yếu
nhiều loại cấu kiện PC: 80% cấu kiện PC của Seagate Technology được sản xuất
tại Thái Lan, Singapore và Malaysia. Đài Loan sản xuất 80% bộ mạch chủ PC;
Nhật Bản chi phối 90% màn hình tinh thể lỏng cho PC lưu động; Singapore
đang đứng đầu về sản xuất ổ cứng và có tới 50% PC của Apple bán trên thế giới
được sản xuất tại nước này.
Xu hướng chung của phần cứng tin học và viễn thông là nhanh hơn, nhỏ
hơn, tiện lợi hơn và rẻ hơn. Riêng giá máy tính bình qn hàng năm giảm 4050% trong 5 năm gần đây.
Hiện nay PC đang có dấu hiệu trở thành hàng tiêu dùng phổ thông. Đặc
trưng của sản xuất máy tính là gia tăng mức độ tiêu chuẩn hố nhằm tạo nên sự
tương thích của tất cả các loại máy, từ nhỏ nhất đến máy lớn đa năng. Cạnh
tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt mà trước hết là giữa các hãng của
Mỹ như IBM, Compaq, Apple, DEL, Hewlett Packard và sau đó là Toshiba,
NEC, Bull, Acer... Các hãng đều cố gắng giảm chi phí từ khâu sản xuất đến
phương thức bán hàng, cải tạo hệ thống bán lẻ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Nếu tính cả các dịch vụ thì phần mềm và phần cứng đạt được sự thăng

bằng vào năm 199 l, nhưng từ năm l 992 giá trị phần mềm và dịch vụ lớn hơn
phần cứng và mức chênh lệch này ngày càng cao. Việc giảm giá bán các loại
máy tính kéo theo sự giảm giá của các phần mềm. Mỹ cũng là nước chi phối thị
trường phần mềm với 6/1O hãng cung cấp phần mềm lớn nhất thế giới. Tuy
nhiên, thị trường phầnmềm hiện đã có sự tham gia của một số nước đang phát
triển như Đài Loan, Philippin và đặc biệt là Ấn độ...
1.3 Linh kiện điện tử:
Nhu cầu chuyển dịch sản xuất các loại linh kiện thơng thường từ Mỹ và
Nhật Bản sang khu vực có chi phí sản xuất thấp cũng như các chính sách khuyến
khích nâng cao tỷ lệ nội địa hố, tự sản xuất linh kiện ở các nước khác thuộc
Châu Á-Thái Bình Dương đã tạo điều kiện cho khu vực này phát triển nhanh
chóng. Sản xuất linh kiện của Hàn quốc trong giai đoạn 1990- 1994 đạt tốc độ
Tô Mạnh Cường

13

TC18/A2


Khoá luận tốt nghiệp

Triển vọng hàng điện tử Việt nam

tăng bình quân 5, 15%/năm (so với tốc độ 2,6%/năm của loàn ngành điện tử),
Trung quốc 12, l 5%/ năm (so với l0,5% năm của toàn ngành điện tử).
Một đặc điểm của sản xuất điện tử ở các nước Châu Á là định hướng vào
lĩnh vực sản xuất linh kiện và cụm linh kiện, ví dụ như các DRAM. Trong điều
kiện giá DRAM và các linh kiện rời giảm mạnh do nhu cầu tiêu thụ giảm trong
thời kỳ khủng hoảng kinh tế, nhiều công ty Nhật Bản, Châu ÂU và Mỹ đã dừng
không tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực sản xuất này trong khi các nhà sản xuất ở khu

vực Châu Á (Thái Lan, Inđônêxia...) vẫn giữ được sức cạnh tranh về giá và trở
thành những nước sản xuất và xuất khẩu lớn về nhóm sản phẩm này.
Một bộ phận cơ bản của thị trường linh kiện điện tử là linh kiện bán dẫn.
Có thể nói, linh kiện bán dẫn là nền tảng của công nghiệp điện tử với tỷ trọng
ngày càng tăng trong tổng giá trị thiết bị điện tử (khoảng 50% trị giá linh kiện
điện tử nói chung).
Đặc trưng của ngành sản xuất linh kiện bán dẫn là lính tập trung cao. Năm
1994, l0 cơng ty hàng đầu thế giới kiểm soát tới 54,6% thị trường linh kiện bán
dẫn, trong đó, đứng đầu là Intel, NEC và Toshiba. Tới năm 1998, Intel, NEC và
Motorola vẫn kiểm soát tới 27,9% thị trường bán dẫn toàn cầu.
Cũng như sản xuất TBĐTDD và máy tính, sản xuất linh kiện bán dẫn
đang được chuyển dịch dần sang các nước NlCs và một số nước Châu Á khác
xuất phát từ nhu cầu cạnh tranh về giá cả. Tuy nhiên, trong những năm tới, Nhật
Bản và Mỹ vẫn là những nước đứng đầu về cung cấp các sản phẩm bán dẫn, mặc
dù tỷ trọng của hai nước này trong tổng sản lượng bán dẫn tồn cầu có xu hướng
giảm đi trong khi tỷ trọng của các nước Châu Á - Thái Bình Dương khác tăng
lên cùng với xu hướng chuyển dịch sản xuất các thiết bị đơn lẻ sang khu vực thị
trường này. Theo Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn (SIA), doanh số bán chíp bán
dẫn tồn cầu trong tháng 8 năm 2002 đạt 11,9 tỷ USD, tăng 2,2% so với tháng
7/2002 và tăng 14% so với tháng 8/2001. Đây là mức tăng 2 chữ số đầu tiên kể
từ cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của ngành công nghiệp này trong năm 2001.
Doanh số bán chíp ở Mỹ, EU và Nhật bản giảm lần lượt khoảng 12%, 9% và
7,5% trong năm 2002, song lại tăng mạnh tới 30% ở khu vực Châu Á Tô Mạnh Cường

14

TC18/A2


Khoá luận tốt nghiệp


Triển vọng hàng điện tử Việt nam

Thái Bình Dương. Điều này cho thấy các hoạt động sản xuất chế tạo của ngành
đang có xu hướng chuyển sang khu vực này.

2. Tình hình cầu trên thị trường hàng điện tử thế giới
2.1 Thiết bị điện tử dân dụng:
Về cơ cấu thị trường, Mỹ là nước đứng đầu về tiêu thụ TBĐTDD, thứ hai
là Nhật bản, tiếp theo là Đức, Anh và Pháp. Một xu hướng nổi bật trong tiêu thụ
TBĐTDD là số lượng thiết bị tăng mạnh nhưng giá thiết bị giảm đáng kể (20 40% trong 5 năm qua, tuỳ loại thiết bị).
Nếu tính về mức sử dụng thiết bị bình quân đầu người, thị trường
TBĐTDD ở các nước phát triển hầu như đã bão hoà. Tỷ trọng TBĐTDD trong
tổng mức tiêu thụ hàng điện từ đang có xu hướng giảm đi, mức tăng tiêu thụ ở
các nước này chỉ đạt khoảng 3- 3,5%/năm, chủ yếu là nhu cầu với các thiết bị
mới, công nghệ cao (máy phát hình độ nét cao, màn hình tinh thể lỏng), thiết bị
đa chức năng. Ở các nước đang phát triển, TBĐTDD vẫn chiếm một tỷ trọng
khá lớn trong tổng mức tiêu thụ hàng điện tử. TBĐTDD thế hệ cũ với mức giá
thấp đang được tiêu thụ phổ biến trên thị trường khu vực này. Có thể lấy số liệu
của một số nước ở Châu Á và Tây âu làm ví dụ (Bảng l).
Bảng l: Tiêu thụ TBĐTDD ở một số nước
Đơn vị: triệu USD, %
1994
Tây Âu
-Tỷ trọng/ tổng mức t.thụ hàng đ.tử
Hàn Quốc
-Tỷ trọng/ tổng mức t.thụ hàng đ.tử
Trung Quốc
-Tỷ trọng/ tổng mức t.thụ hàng đ.tử
Ấn Độ

-Tỷ trọng/ tổng mức t.thụ hàng đ.tử

1995

1996

1997

Nhịp độ
b/q 94-97

21.976
12,2
2.307
14,4
4.395
20,8
1.225
23,6

23.665
9,58
2.397
14,4
4.623
19,9
1.297
23,9

23.671

9,43
2.469
14,4
4.837
19,3
1.374
24,2

24.361
9,36
2.594
14,7
5.033
18,7
1.440
24,7

3,50
4,00
4,62
5,55

Nguồn: Year book of World Electronics, Oxford, UK, 1997

Tô Mạnh Cường

15

TC18/A2



Khoá luận tốt nghiệp

Triển vọng hàng điện tử Việt nam

Về cơ cấu sản phẩm, tiêu thụ thiết bị nghe nhìn chiếm tỷ trọng lớn nhất 87
- 90%, các thiết bị khác 10 - 13% tổng doanh thu TBĐTDD toàn cầu. Tuy nhiên,
các Videogame gần đây đã trở thành lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong nhóm
sản phẩm TBĐTDD với những tính năng kết hợp được cả PC và TV cáp. Hiện
nay, l/3 số hộ gia đình Mỹ, l/5 hộ gia đình Anh và l/2 hộ gia đình Nhật Bản đã
chuyển sang dùng máy Videogame, cao hơn nhiều so với tỷ lệ dùng PC. Trong
năm 2001 Châu Á - Thái Bình Dương chiếm 29% tiêu thụ hàng bán dẫn toàn
cầu và đã tăng 37% trong năm 2002 mức tăng cao nhất từ trước tới nay. Các sản
phẩm tiêu dùng kỹ thuật số như đàu đĩa DVD, máy ảnh số và trò chơi video tăng
mạnh nhất ở thị trường Châu Á.
2.2 Thiết bị tin học:
Doanh thu máy tính tồn cầu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
11,58%/năm trong giai đoạn 1995 - 2000, từ 125 tỷ USD năm 1995 lên 216 tỷ
USD năm 2000. (Bảng 2)
Theo số liệu của ''World Economic Forum'', trong năm 1999, Mỹ vẫn là
thị trường tiêu thụ PC lớn nhất, chiếm 43% tổng số máy tính đang sử dụng; Nhật
Bản chiếm tỷ trọng 7,03%; Trung Quốc - 3,75%; kế tiếp là các nước EU - Đức
Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Australia và Canada. Mỹ cũng đứng đầu về
số PC bình quân đầu người - 0,228, Australia - 0,193, Canada- 0,188; Nauy- 0,
173; Singapore - 0,125; Nhật Bản - 0,098; Hàn Quốc- 0,037; Trung Quốc- 0,00l.
Bảng 2: Tiêu thụ máy tính tồn cầu
1995
Số lượng (tr.chiếc)
So với năm trước
(%)

Trị giá (tỷ USD)
So với năm trước
(%)

1996

1997

1998

1999

2000

58

70

80,6

92,9

102,6

116

-

120,7


115,1

115,2

110,4

113,1

125

144

155,3

166

187,6

216

-

115,2

107,8

106,9

113,0


115,1

Nguồn: Dataquest 1998, 1999

Tuy nhiên, tốc độ tăng tiêu dùng cao nhất trong những năm qua thuộc về
các loại máy chủ (server) xuất phát từ nhu cầu phát triển công nghệ thông tin,
Tô Mạnh Cường

16

TC18/A2


Khoá luận tốt nghiệp

Triển vọng hàng điện tử Việt nam

các hệ thống mạng nội bộ và sử dụng dịch vụ Internet. Lợi nhuận trong lĩnh vực
sản xuất và kinh doanh máy chủ cao hơn cũng khuyến khích các nhà sản xuất
đầu tư vào ngành này. Thị phần của các nhà cung cấp máy chủ (Compaq, HP,
IBM, Dell Computer) tăng lên trong khi thị phần của các hãng cung cấp PC nhỏ
NCR, Oliveti, Acer... giảm đi.
Về cơ cấu sản phẩm, PC xách tay là một trong các sản phẩm được tiêu thụ
mạnh nhất, chiếm khoảng 33% tổng tiêu thụ PC ở Mỹ và 20% tổng tiêu thụ PC
ở Tây ÂU. Doanh thu các loại PC xách tay giá rẻ đạt tốc độ tăng tiêu thụ
18%/năm trong khi mức tăng tiêu thụ PC nói chung chỉ đạt ll,58%/năm. PC xách
tay giá rẻ được tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường Mỹ, nơi cơng nghệ máy tính
phát triển mạnh. Ước tính, các PC có mức giá dưới 1000 USD chiếm tới 40% thị
trường PC Mỹ, trong khi ở Châu ÂU và Nhật, 2/3 tổng số máy bán ra là loại
máy chuyên dụng với giá cao. Theo số liệu sơ bộ của Công ty dữ liệu Quốc tế

năm 2003, số lượng máy tính cá nhân bán ra trên toàn thế giới lên đến 32,6 triệu
chiếc, tăng 3,8% so với năm 2002. Riêng doanh số bán ở Châu Á (trừ Nhật bản)
lần đầu tiên vượt mốc 6 triệu lên 6,52 triệu chiếc, tăng 15% so với năm 2001.
Tốc độ tăng trưởng này tuy có thấp hơn so với dự báo 4% nhưng nó đã cho thấy
tình hình thị trường có chiều hướng khả quan.Hiện doanh số máy tính cá nhân ở
Châu Á tăng chủ yếu do nhu cầu ở Trung quốc tăng. Tuy nhiên, sự phục hồi của
thị trường máy tính vẫn cịn chưa vững chắc do điều kiện kinh tế toàn cầu chưa
ổn định.
2.3 Linh kiện điện tử:
Trong giai đoạh 1992 - 1997, tiêu thụ linh kiện điện tử toàn cầu tăng
trưởng với tốc độ bình quân 10,4%/năm, nhưng trong năm 1998, tiêu thụ linh
kiện điện tử đã giảm đi 4, l l %. Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ linh kiện điện tử
lớn nhất với tỷ trọng trên 30% tiêu thụ linh kiện điện tử toàn cầu. Các nước khác
trong khu vực .Châu Á - Thái Bình Dương, với tốc độ tăng tiêu thụ bình quân l
3,7%/năm trong giai đoạn l 992 - 1997 so với tốc độ tăng bình quân 6,4%/năm
của Nhật Bản, đã trở thành khu vực tiêu thụ linh kiện điện tử lớn thứ hai thế
giới.
Tô Mạnh Cường

17

TC18/A2


Khoá luận tốt nghiệp

Triển vọng hàng điện tử Việt nam

Bảng 3: Cơ cấu tiêu thụ linh kiện điện tử theo thị trường
Tiêu thụ linh kiện điện tử

(Tỷ USD)

Khu vực

Tốc độ tăng bình qn
1992 - 1997 (%/năm)

1992

1997

1998

Tồn cầu
Tỷ trọng (%)

148
100

268
100

257
100

10,4

- Mỹ
Tỷ trọng (%)


41,44
28,0

83,03
31,0

79,67
31,0

12,25

- C.Á -TBD.(trừ Mỹ, N.bản)
Tỷ trọng (%)

31,08
21,0

67,03
25,0

64,25
25,0

13,70

- Nhật Bản
Tỷ trọng (%)

40,40
30,0


64,32
24,0

59,11
23,0

6,40

- Châu Âu
Tỷ trọng (%)

31,08
21,0

53,62
20,0

53,97
21,0

9,60

Nguồn: Hiệp hội kỹ thuật điện tử Đức (Zehtralvelverband Elektrolechnik and
Electronic Industries - ZEEI), Tạp chí Biki N017, 1999

Sau khi giảm mạnh trong năm 1998 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh
tế châu Á, tiêu thụ linh kiện toàn cầu đã hồi phục trở lại cùng với sự phục hồi
của các nền kinh tế từ quý II/1999. Xét riêng các linh kiện bán dẫn, tốc độ tăng
tiêu thụ toàn cầu trong năm 1999 đạt 17,8% và đạt 20,8% trong năm 2000, trong

đó mức tăng tiêu thụ của Mỹ đạt tương ứng l 3% và 2 l %, Nhật Bản - 2 l% và
19%, Châu Âu- 6% và 27% và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương - 23% và 28,
l %. Theo SIA, doanh số bán chíp bán dẫn tồn cầu năm 2002 đạt 143 tỷ USD,
tăng 3% so với năm 2001. Chỉ trong tháng 8/2002, thị trương chíp bán dẫn ở
Châu Á - Thái Bình Dương tăng 2,7%. doanh số bán chíp của Nhật bản tăng
3,5% còn ở Mỹ lai giảm 0,7% và tăng 2,8% ở Châu Âu so với cùng kỳ năm
2001.
3. Xu hướng phát triển thị trường hàng điên tử thế giới:
3.1 Xu hướng về công nghệ:
''Định luật Moore'' về xu hướng phát triển công nghệ thông tin (trên cơ sở
phát triển tốc độ của bộ xử lý với chi phí không đổi) đã được kiểm chứng trong
hơn 3 thập kỷ qua vẫn là cơ sở nền tảng của xu hướng phát triển công nghệ
Tô Mạnh Cường

18

TC18/A2


Khoá luận tốt nghiệp

Triển vọng hàng điện tử Việt nam

trong những năm tới. Tuy nhiên, sau năm 2010, định luật này có thể sẽ bị chi
phối bởi các quy luật vật lý và quy luật kinh tế, khi mật độ các Transistor trên
các chíp đã tăng tới mức giới hạn mà độ rộng của từng mạch cho phép. Về
nguyên tắc, đến một giới hạn nhất định, chi phí để thử nghiệm chíp sẽ cao hơn
chi phí sản xuất ra chúng, vì vậy mục tiêu tăng giá thành sản phẩm (giá của chíp
tính trên một Transistor hay một đơn vị tốc độ) sẽ không đạt được Tuy nhiên,
những thành công bước đầu về công nghệ lượng tử và công nghệ siêu nhỏ sẽ cho

phép cơng nghệ tin học duy trì được tốc độ phát triển theo định luật này trong
tương lai.
Trong một vài năm tới, những thay đổi về công nghệ sản xuất linh kiện
với các bộ nhớ có năng lực cao gấp bội bằng cơng nghệ chồng 2 chíp bộ nhớ
256 MB và bộ nhớ hệ thống mới - RDRAM (Direct Rambus DRAM) thay thế
cho SDRAM hiện nay với kết nối tốc độ cao sẽ làm thay đổi cơ bản các máy
tính cá nhân. Việc điều chỉnh hố được thực hiện dễ dàng với giải pháp lắp linh
kiện trên mạch in cho các hệ thống dịng điện nhỏ và tín hiệu. Việc xuất hiện
công nghệ lắp ráp bề mặt (SMT) thay. dần cho cách xuyên chân linh kiện qua lỗ
kim mạch in đã tạo chất lượng sản phẩm có độ tin cậy cao hơn. Hiện nay đã xuất
hiện chất bán dẫn hữu cơ polimer. Tương lai máy tính điện tử tiến tới máy tính
quang điện tử, máy tính quang tử, máy tính lượng tử...
Cơng nghệ truyền hình và phát thanh số hố có độ nét cao sẽ phát triển và
có xu hướng phổ cập trên toàn thế giới trong những năm tới. Công nghệ truyền
thông qua vệ tinh trở nên phổ biến hơn. Trong giai đoạn này, các nước Mỹ,
Nhật' Bản và các nước Tây âu đang đưa kỹ thuật số thay cho kỹ thuật analog.
Các thiết bị thu phát analog dần được thay thế. Tuy nhiên, vẫn có thể tận dụng
các thiết bị kỹ thuật analog để thu được chương tính kỹ thuật số thơng qua các
bộ giải mã D-A (Digital-Analog) trong vòng 10-15 năm nữa. Các hệ thống thiết
bị như máy ảnh, máy quay video... cũng sẽ được chế tạo theo kỹ thuật số hố,
các bộ nhớ tín hiệu ảnh và âm thanh sẽ là các DRAM có dung lượng siêu lớn, rất
thuận tiện, gọn nhẹ với chất lượng tính hiệu rất cao và trung thực.
Cơng nghệ tin học ngày càng có xu hướng thâm nhập vào lĩnh vực điện
Tô Mạnh Cường

19

TC18/A2



Khoá luận tốt nghiệp

Triển vọng hàng điện tử Việt nam

tử dân dụng, mở ra khả năng kết hợp giữa hai lĩnh vực này, tạo ra những sản
phẩm phối hợp giữa các chức năng của TBĐTDD với các thiết bị điều khiển và
xử lý dữ liệu, đồng thời dẫn đến những thay đổi về cơ cấu và xu hướng thị
trường điện tử.
3.2 Xu hướng phát triển các sản phẩm điện tử:
Những tiến bộ về công nghệ và sự thay đổi về yêu cầu đối với PC như
nhu cầu về lưu trữ giảm đi trong khi nhu cầu về tính tiện dụng tăng lên buộc các
nhà sản xuất hướng tới thay thế các PC cồng kềnh bằng các thiết bị nhỏ gọn
nhưng vẫn thực hiện được hầu hết các tính năng chủ yếu:
- Các máy tính để bàn nhỏ và đơn giản hơn, thích ứng được với điều kiện
hạn chế về khơng gian - loại bỏ dây cáp, thao tác dễ dàng hơn với các ổ đa, tái
định vị những khe cắm PCI dễ tháo lắp. Gataway đã bố trí đa mềm CD - ROM
và đa cứng trên khay có thể gắn bằng card, tiện lợi cho bảo trì, sửa chữa và dễ
dàng thao tác với các bộ phận chủ yếu.
- Xu hướng phổ biến sẽ là các sản phẩm PC/TV dễ sử dụng, bao gồm:
máy thu, điều chỉnh, giải mã, CPU và hệ điều hành chung, gần giống như TV
hiện nay có bổ sung thiết bị đĩa VIDEO quang số.
- Những thiết bị hiện đang được đưa vào sử dụng như điện thoại VIDEO
và thiết bị viễn thơng có thể nhận và gửi ảnh từ 2 phía đã trở thành phổ biến vào
năm 2001 tại Nhật Bản (trước EU l năm và Mỹ 2 năm). Nhật Bản đã phủ sóng
hệ thống điện thoại thế hệ thứ 3 (3G) dùng công nghệ thông tin di động băng
rộng (CDMA).
- Trong công nghệ điện tử dân dụng, những hình thức đầu tiên của Hom
Server có thể được thương mại hố rộng rãi trong một vài năm tới.
Xu hướng kết hợp giữa công nghệ tin học và TBĐTDD đẫn đến những
thay đổi lớn về cơ cấu sản xuất điện tử tồn cầu. Các hãng cơng nghệ tin học

hàng đầu thế giới - Compaq, Microsoft, Gataway... có xu hướng kết hợp với các
nhà cung cấp sản phẩm TBĐTDD - Sony, Phillips Electronics, Mitsubishi
Electronics... để cho ra đời các sản phẩm TBĐTDD có cơng nghệ cao.
Tơ Mạnh Cường

20

TC18/A2


Khoá luận tốt nghiệp

Triển vọng hàng điện tử Việt nam

Đồng thời, xu hướng quốc tế hoá của các sản phẩm điện tử tin học sẽ trở
thành yêu cầu thiết yếu đối với các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp điện
tử, trong đó bao gồm cả TBĐTDD để đáp ứng yêu cầu về độ tương thích và tính
linh hoạt của các sản phẩm điện tử trong tương lai.
3.3 Xu hướng về thị trường
Do những thay đổi về cơ cấu sản xuất, về mức độ cạnh tranh trong sản
xuất và tiêu thụ, đặc biệt là do sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa sản xuất thiết
bị xử lý dữ liệu và sản xuất TBĐTDD nên các phương thức buôn bán trên thị
trường điện tử ngày càng có nhiều thay đổi.
- Nhằm đáp ứng yêu cầu thuận tiện trong mua sắm sản phẩm công nghệ
thông tin, hãng HP và IBM đã thực hiện bán trực tiếp thiết bị của họ trên
Internet, khơng thơng qua các đại lý theo mơ hình 2 cấp trước dây.
- Các hãng sản xuất lớn áp dụng chiến lược giảm giá PC cho những khách
hàng sử dụng Intemet nhằm đẩy mạnh mức bán ra và bù lại lợi nhuận quá thấp
của sản xuất và kinh doanh phần cứng từ các hợp đồng truy cập Intemet.
- Chiến lược 'Thin client'' - sản xuất PC chuyên dụng cho các đối tượng

tiêu dùng riêng biệt, loại bỏ các chức năng không cần thiết của PC đa dụng,
nhằm hướng tới các nhóm đối tượng tiêu dùng khác nhau đang là hướng đi của
hầu hết các hãng sản xuất điện tử hàng đầu thế giới.

4. Một số thị trường hàng điện tử chủ yếu trên thế giới
4.1 Thị trường các nước phát triển:
a. Mỹ:
Mỹ là nước đứng đầu thế giới về công nghiệp điện tử tin học và viễn
thông. Giá trị sản lượng ngành công nghiệp này đứng thứ 2 trong nền kinh tế.
Mỹ là nước cung cấp các công nghệ điện tử hàng đầu, có ý nghĩa then chốt với
sự phát triển cơng nghiệp điện tử tồn cầu và cũng là nước khống chế thị trường
thiết bị bán dẫn, công nghệ máy tính, cơng nghệ phần mềm. Trong năm 1999, trị
giá sản lượng máy tính và thiết bị văn phịng đạt 113.332 triệu USD tăng 19,4%
Tô Mạnh Cường

21

TC18/A2


Khoá luận tốt nghiệp

Triển vọng hàng điện tử Việt nam

so với 1998; thiết bị viễn thông đạt 80.573 triệu USD tăng 12,5%, trong khi
TBĐTĐ chỉ đạt 9,993 triệu USD giảm 5,5% so với năm 1998. Mặc dù thị phần
của Mỹ trên thị trường bán dẫn đã giảm từ 43,8% trong năm 1992 xuống 33,5%
trong năm 1998 nhưng Mỹ vẫn giữ vị trí hàng đầu thế giới về sản phẩm này
cũng như cung cấp các loại thiết bị địi hỏi cơng nghệ cao và đầu tư cho nghiên
cứu triển khai các sản phẩm mới.

Mỹ cũng chi phối thị trường thiết bị điện tử tin học thế giới, chiếm tới
96% tổng giá trị CPU toàn cầu. Với tốc độ tăng trưởng trên 8%/năm trong giai
đoạn 1993-1999 (trong đó tăng trưởng dịch vụ phần mềm là 10,7%/năm, phần
cứng là 9,9%/năm và dịch vụ viễn thông là 4,6%/năm), công nghệ thông tin của
Mỹ chiếm gần 35% trong tổng giá trị tăng trưởng của Mỹ.
b. Nhật bản:
Nhật bản là siêu cường về công nghiệp điện tử, đứng sau Mỹ nhưng phát
triển hơn nhiều so với Tây âu. Công nghiệp sản xuất thiết bị tin học và viễn
thông Nhật bản dựa trên nền tảng sản xuất linh kiện điện tử bán dẫn mạch với tỷ
trọng khoảng 40% thị trường thế giới và chiếm 50% thị trường thế giới về các
linh kiện bán dẫn đại trà như DRAM. Tuy thua xa Mỹ về vi mạch tính tốn và
thiết bị chuyên dùng nhưng sản lượng màn hình tinh thể lỏng của Nhật chiếm tới
90% thị trường thế giới
Công nghiệp điện tử đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế Nhật. Chỉ
riêng doanh thu từ các thiết bị tin học (không kể viễn thông) đã chiếm khoảng
1,5% GDP. Mặc dù tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, đặc biệt
là linh kiện bán dẫn và đồ điện dân dụng trong những năm gần đây có giảm đi
nhưng sản xuất thiết bị tin học tăng nhanh, thiết bị bán dẫn và linh kiện vẫn
chiếm một tỷ trọng đáng kể trong ngành công nghiệp điện tử Nhật bản-30% tổng
giá trị sản lượng ngành điện tử và gần 60% kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử.
Năm 2002, xuất khẩu PC của Nhật bản đã đạt được gần 9 triệu chiếc.
c. Các nước EU:
Về dung lượng thị trường, tây âu là thị trường đứng thứ 2 thế giới (sau
Mỹ) với tốc độ tăng trưởng doanh số đạt 4,05%/năm trong 5 năm 1994-1998, từ
Tô Mạnh Cường

22

TC18/A2



Khoá luận tốt nghiệp

Triển vọng hàng điện tử Việt nam

213.278 triệu USD lên 271.422 triệu USD
Về cơ cấu sản phẩm, các thiết bị xử lý dữ liệu (EDP) chiếm tỷ trọng khá
lớn-trên 30% dung lượng thị trường điện tử Tây Âu, trong đó riêng các loại máy
tính chiếm khoảng 15% và có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây,
trong khi tỷ trọng thị trường thiết bị dân dụng giảm mạnh do mức tiêu thụ chững
lại vì thị trường hầu như đã bão hoà. Để bảo vệ và khuyến khích sản xuất nội
địa, EU đã áp dụng mức thuế nhập khẩu cao với hàng điện tử của các nước Châu
Á, mặc dù thuế này đã được giảm bớt theo các u cầu về tự do hố bn bán
hàng điện tử. Mức thuế nhập khẩu năm 1997 với máy fax của Trung quốc là
58,1%, Nhật bản-34,9%, Hàn quốc-33,8%, Malaixia-89,9%, Singapore-39,5%,
Đài loan-36%, Thái lan-22% và năm 1999 tương ứng là 51,6%, 34,9%, 25,1%,
89,8%, 39,5%, 36% và 22,6%.
4.2 Thị trường các nước đang phát triển.
Trong các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á, đặc biệt là các nước và
lãnh thổ mới cơng nghiệp hố như: Hàn quốc, Đài loan, Hồng Kơng, Singapore
là những nước có nền cơng nghiệp điện tử phát triển nhanh và mạnh nhất. Ngoài
ra, Trung quốc, Ấn độ, Malaixia và Thái lan cũng phát triển nhanh cơng nghiệp
điện tử, song Trung quốc tiến nhanh và hồn thiện hơn, chỉ sau hơn 15 năm đã
đuổi kịp các nước NICs, chỉ đứng sau Hàn quốc.
a. Hàn quốc:
Công nghiệp điện tử Hàn quốc phát triển mạnh, tương đối toàn diện với các
sản phẩm có hàm lượng khoa học cao, có thể so sánh với Mỹ, Nhật ngay cả
trong việc sản xuất các linh kiện quan trọng nhất. Công nghiệp điện tử đóng vai
trị quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế. Trong năm 2000, xuất khẩu hàng điện
tử giữ vị trí hàng đầu và chiếm 36,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn quốc.

TBĐTDD chiếm gần 31% sản lượng và là mặt hàng xuất khẩu lớn của Hàn
quốc, chiếm 24,6% tổng giá trị xuất khẩu hàng điện tử, chỉ đứng sau xuất khẩu
linh kiện (58%). Có lúc, Hàn quốc đã đứng đầu về xuất khẩu TV trên thế giới và
hiện nay là nước đứng thứ 3 về sản lượng TV màu.
Hàn quốc phát triển nhanh trong lĩnh vực sản xuất bán dẫn. Năm 1990, nước
Tô Mạnh Cường

23

TC18/A2


Khoá luận tốt nghiệp

Triển vọng hàng điện tử Việt nam

này mới chỉ xuất khẩu được 0,4 triệu USD linh kiện bán dẫn thì từ năm 1994
đén nay kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 10 tỷ USD và tốc độ tăng bình
quân 17%/ năm. Linh kiện điện tử cũng chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường điện
tử Hàn quốc-trên 40% tổng doanh thu về điện tử trong khi tiêu thụ TBĐTDD chỉ
khoảng 15%.
Ngành điện tử Hàn quốc có mức độ tập trung hoá cao: 3 hãng SamSung, LGGoldstar và Huyndai chiếm 40% doanh số của ngành; 51 trong số 700 xí nghiệp
sản xuất TBĐTDD chiếm tới 87% tổng sản lượng, trong đó, riêng 9 cơ sở đã
chiếm 50% giá trị xuất khẩu. Các thiết bị phụ trợ, linh kiện (các bộ nhớ) cũng
như máy vi tính hồn chỉnh đều tập trung ở SamSung và Goldstar với giá trị
xuất khẩu trên 1,5 tỷ USD/năm.
b. Trung quốc:
Công nghiệp điện tử Trung quốc là một ngành phát triển năng động nhất
trong nền kinh tế quốc dân nước này. Ngành này có 5000 hạng mục hàng hố,
trong đó, có nhiều mặt hàng đạt trình độ quốc tế từ những năm đầu thập kỷ 90.

Giá trị sản lượng TBĐTDD năm 1993 đạt 8,5 tỷ USD, chiếm 60% tổng sản
lượng ngành nhưng đã giảm xuống cịn 40% vào năm 2000, trong đó sản phẩm
chủ yếu là TV. Tivi màu của Trung quốc có sức cạnh tranh lớn, được xuất sang
Châu Âu, Liên xô cũ với giá rẻ, các nước đó đã phải dùng chính sách thuế quan
để hạn chế nhập TV màu từ Trung quốc. Tiêu thụ TBĐTDD của Trung quốc vào
khoảng 20 triệu sản phẩm hàng năm, chiếm 40% lượng tiêu thụ ở Châu Á.
Sản xuất máy tính của Trung quốc cịn phụ thuộc vào việc nhập linh kiện chủ
chốt. Trung quốc đã có lúc tự sản xuất trong nước đến 80% số hạng mục linh
kiện máy tinh và 90% linh kiện TV màu. Nhưng do nhu cầu tăng nhanh, các xí
nghiệp điện tử của Trung quốc phải nhập từ 50-70% nhu cầu linh kiện điện tử.
Theo số liệu của Hiệp hội phát triển điện tử quốc tế (IDC), doanh số bán máy
tính cá nhân tăng hết sức mạnh mẽ tại Trung quốc nên từ năm 1996, Trung quốc
đã trở thành thị trường lớn nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
(khơng kể Nhật bản), vượt Hàn quốc. Năm 1997, Trung quốc chiếm hơn1/4 số
máy tính cá nhân bán ra tại khu vực này (không kể Nhật). Tuy nhiên xét về giá
Tô Mạnh Cường

24

TC18/A2


×