Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tác động của đại dịch covid 19 đến ngành du lịch việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA DU LỊCH HỌC

- - -   - - -

TIỂU LUẬN ĐÁNH GIÁ HẾT HỌC PHẦN

(Học phần Kinh tế học đại cương)
CHỦ ĐỀ:

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19
ĐẾN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị Anh
Sinh viên: Phùng Thị Phương Thảo
Mã sinh viên: 20031549
Ngành: Quản trị khách sạn
Lớp: INE10141

Hà Nội, tháng 5 năm 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 3
2. Mục tiêu nghiên cứu: ....................................................................................................... 3
3. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................... 3
4. Đối tượng nghiên cứu: ..................................................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................................ 3

NỘI DUNG .......................................................................................................... 4
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DỊCH BỆNH ................................................................................ 4


1.1 Khái niệm dịch bệnh .................................................................................................. 4
1.2 Tác động của dịch bệnh ............................................................................................. 4
1.3 Tác động của dịch bệnh đối với ngành du lịch ........................................................ 6
1.3.1 Đặc điểm ngành du lịch ...................................................................................... 6
1.3.2 Tác động của dịch bệnh đến ngành du lịch ...................................................... 7
II. THỰC TRẠNG ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM .......................................... 9
2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam ...................................................................................... 9
2.2 Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam ........................................................................... 10
2.2.1 Một vài nét về COVID-19................................................................................. 10
2.2.2 Thống kê số ca nhiễm COVID-19 .................................................................... 11
2.2.3 Thành tựu trong cơng tác phịng, chống đại dịch COVID-19 của Việt Nam
...................................................................................................................................... 12
2.3 Tác động của COVID-19 đến ngành du lịch Việt Nam ........................................ 13
2.3.1 Tình hình ngành du lịch trước khi xuất hiện đại dịch COVID-19 tại Việt
Nam ............................................................................................................................. 13
2.3.2 Tác động của COVID-19 đến ngành du lịch Việt Nam ................................. 13
III. GIẢI PHÁP .................................................................................................................. 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 19


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành du lịch Việt Nam trong một thời gian dài đã khẳng định vị trí của mình
trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp quan trọng vào q trình phát triển kinh tế xã hội.
Trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, du lịch đã và đang là ngành kinh tế mũi nhọn, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế, phục vụ
cho quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nước ta. Trong quá trình hội
nhập quốc tế, du lịch làm gia tăng sự hiểu biết, thân thiện, quảng bá nền văn hóa của
Việt Nam với các nước. Có lẽ khơng ngành kinh tế nào có cơ hội phát triển và đóng góp

vào q trình hội nhập quốc tế như du lịch. Phát triển du lịch được nhìn nhận là “ngành
cơng nghiệp khơng khói”, “con gà đẻ trứng vàng”, rút ngắn q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã nhanh chóng “đóng băng” ngành du
lịch thế giới và du lịch Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Các lệnh cấm
bay, hạn chế đi lại và sự e ngại của du khách do lo sợ ảnh hưởng của dịch COVID-19
đã khiến nhiều khách sạn, nhà hàng và chuỗi bán lẻ tại các điểm du lịch trở nên vắng
khách, doanh thu ngành du lịch sụt giảm mạnh. Hiểu được tác động của đại dịch
COVID-19 đến ngành du lịch Việt Nam, em tiến hành phân tích, đánh giá từ đó đề xuất
một số giải pháp trọng tâm giúp ngành du lịch vượt qua khó khăn trong bối cảnh hiện
nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Phân tích, đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành du lịch Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp.

3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

4. Đối tượng nghiên cứu:
Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành du lịch Việt Nam.

5. Phạm vi nghiên cứu:
Ngành du lịch Việt Nam.


NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DỊCH BỆNH
1.1 Khái niệm dịch bệnh
Dịch bệnh (tiếng Anh: epidemic) là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh truyền
nhiễm với số lượng lớn những người bị nhiễm trong một cồng đồng hoặc một khu vực

trong vòng một thời gian ngắn, thường là hai tuần hoặc ít hơn. Ví dụ, nhiễm não mơ
cầu, tỷ lệ mắc vượt quá 15 trường hợp trên 100.000 người trong hai tuần liên tiếp được
coi là một vụ dịch.
Dịch bệnh truyền nhiễm thường được gây ra bởi một số yếu tố trong đó có một
sự thay đổi trong sinh thái của số lượng vật chủ (ví dụ như sự gia tăng hoặc tăng mật độ
của một loài vector), một sự thay đổi di truyền trong các ổ mầm bệnh hoặc bắt đầu của
một tác nhân gây bệnh mới nổi (do sự biến đổi các tác nhân gây bệnh hoặc vật chủ).
Nói chung, dịch bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch vật chủ hoặc là một tác nhân gây bệnh
mới xuất hiện hoặc một mầm bệnh mới nổi đột nhiên giảm xuống dưới đó được tìm
thấy trong trạng thái cân bằng đặc hữu và ngưỡng truyền được vượt quá.
10 đại dịch lớn trong lịch sử loài người: đậu mùa, AIDS, dịch cúm năm 1918, dịch hạch,
sốt rét, lao, sốt vàng da, sốt Rickettsia, bại liệt, tả.

1.2 Tác động của dịch bệnh
Mỗi một đại dịch xuất hiện đều gây ra tổn thất vô cùng lớn cho thế giới, đặc biệt
là tổn thất về tính mạng con người. Bệnh đậu mùa là một trong những dịch bệnh cổ xưa
nhất và nguy hiểm nhất trong lịch sử lồi người. Nó đã từng khiến dân số bản địa tại
Châu Mỹ từ khoảng 100 triệu chỉ cịn có 5-10 triệu. Virus gây ra bệnh đậu mùa có tên
là Variola, cứ 10 người nhiễm virus thì chắc chắn có 3 người tử vong. Các nhà khoa
học đã tìm ra vaccine cho bệnh đậu mùa vào năm 1796, tuy nhiên dịch bệnh này vẫn
lan rộng trên tồn thế giới. Thậm chí, vào năm 1967, một vụ dịch nổ ra đã làm 2 triệu
người thiệt mạng, và gây ra một cơn ác mộng đối với toàn nhân loại. Ngày nay, virus
Đậu mùa chỉ còn tồn tại trong những phịng thí nghiệm dùng cho nghiên cứu, và chúng
cũng được bảo mật cực kỳ nghiêm ngặt. Sự xuất hiện của AIDS trong những năm 1980
đã dẫn đến một đại dịch tồn cầu, với số lượng tử vong ước tính vào khoảng 25 triệu
người (cho đến nay). Các nhà khoa học tin rằng HIV xuất hiện đầu tiên ở khỉ và tinh
tinh, và sự lây lan của virus từ khỉ sang người bắt đầu vào khoảng giữa thế kỷ 20. Ma


túy, mại dâm cũng như việc tái sử dụng kim tiêm một cách vơ tội vạ, chính con người

đã tự mình dọn đường để căn bệnh này lây lan với tốc độ chóng mặt. Cho đến nay, vẫn
chưa có một phương thuốc nào có thể tiêu diệt hồn tồn HIV. Tuy nhiên đã có nhiều
loại thuốc giúp ngăn chặn virus HIV phát triển và kéo dài sự sống cho người bệnh…
Ngoài ra, dịch bệnh là cú sốc y tế mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt lên nền kinh
tế thế giới. Các chuỗi cung ứng bị đứt đoạn ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư, thương
mại toàn cầu, từ đó làm suy giảm tăng trưởng nền kinh tế thế giới nói chung và nhiều
quốc gia, khu vực nói riêng. Tăng trưởng toàn cầu và của nhiều quốc gia, khu vực ở
mức âm; đầu tư và thương mại toàn cầu suy giảm; người lao động mất việc làm, tỷ lệ
thất nghiệp tăng cao. Sự thiếu hụt nguồn cung dự kiến sẽ ảnh hưởng đến một số ngành
do tình trạng mua bán hoảng loạn, tăng cường sử dụng hàng hóa để chống lại đại dịch,
và gián đoạn hoạt động các nhà máy và hậu cần. Thêm vào đó, những trường hợp tăng
giá cao đột biến hay tình trạng thiếu dược phẩm,với nhiều khu vực chứng kiến cảnh
mua bán hoảng loạn và hậu quả là thiếu hụt thực phẩm và các mặt hàng tạp hóa thiết
yếu khác. Đặc biệt, ngành cơng nghệ đã cảnh báo về sự chậm trễ đối với các lơ hàng
điện tử. Sự bất ổn có thể xảy ra do các dịch bệnh bùng phát và những thay đổi về hành
vi liên quan có thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực tạm thời, tăng giá và gián đoạn
thị trường. Khi đại dịch lan rộng, các hội nghị và sự kiện tồn cầu về cơng nghệ, thời
trang và thể thao đã và đang bị hủy bỏ hoặc hỗn lại…
Khơng chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế, dịch bệnh cịn có tác động khơng
nhỏ về mặt xã hội trên toàn thế giới. Về giáo dục, khi dịch bệnh lây lan mạnh, các trường
học, đại học phải đóng cửa hàng loạt. Điều này ảnh hưởng đến tiến trình học tập của
học sinh, sinh viên cũng như các cuộc thi lớn, đặc biệt là kì thi tốt nghiệp Trung học
phổ thông. Một vấn đề gây nhức nhối đối với các cơ quan chính phủ chính là việc di cư
bất hợp pháp của người dân. Lo lắng, sợ hãi vì bản thân và gia đình sống giữa vùng dịch
bệnh khiến cho những người dân tìm đủ mọi cách để tìm đến nơi ở mới qua nhiều hình
thức trái phép khác nhau…
Có thể thấy, dịch bệnh bùng nổ kéo theo vô vàn những tác động tiêu cực đến đời
sống của con người. Trong bối cảnh đó, địi hỏi con người phải có những giải pháp để
hạn chế rủi ro của dịch bệnh đối với nền kinh tế, bảo đảm tăng trưởng hợp lý, ổn định
xã hội, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong những năm tới.



1.3 Tác động của dịch bệnh đối với ngành du lịch
1.3.1 Đặc điểm ngành du lịch
• Du lịch có thể được hiểu là:
Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân
hay tập thể ngồi nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận
thức về thế giới xung quanh, có hoặc khơng kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự
nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá
trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập
thể ngoài nơi cứ trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế
giới xung quanh.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần
thúc đẩy sự phát triển của du lịch.
• Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp và có một số đặc điểm sau:
Du lịch là ngành phụ thuộc vào tài nguyên du lịch. Bất cứ một du khách nào, với
động cơ và hình thức du lịch ra sao thì u cầu có tính phổ biến phải đạt được đối với
họ là được tham quan, vui chơi giải trí, tìm hiểu thưởng thức các giá trị về thiên nhiên,
lịch sử, văn hóa… của một xứ sở. Đó lã các bãi biển đầy ánh nắng, các thác nước, các
núi non hang động kì thú, các giống lồi động thực vật quý hiếm, các thành quách lâu
đài, các đền chùa với nhiều kiến trúc cổ và những ngày lễ hội; các trung tâm kinh tế,
văn hóa lớn; các rừng quốc gia, các khu di chỉ… Tài nguyên du lịch có loại do thiên
nhiên tạo ra nhưng có loại do quá trình phát triển lịch sử qua nhiều thế hệ của con người
tạo ra. Đây chính là cơ sở khách quan để hình thành nên các tuyến, điểm du lịch.
Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của
khách du lịch. Những người đi du lịch dù thuộc đối tượng nào và với nguồn tiền nào
của cá nhân hay tập thể thì trong thời gian đi du lịch, mức tiêu dùng của họ thường cao
hơn so với tiêu dùng bình quân của đại bộ phận dân cư. Chưa kể một bộ phận lớn khách
du lịch quốc tế là các tầng lớp thượng lưu: những thương gia, những nhà kinh doanh,

trí thức, chính khách… giàu có. Vì vậy ngành du lịch, phải là một ngành kinh doanh
tổng hợp phục vụ cho các nhu cầu về nghỉ ngơi, đi lại, ăn uống, tham quan, giải trí, mua


hàng và các dịch vụ khác của khách sao cho vừa thuận tiện, an toàn, vừa sang trọng,
lịch sự và có khả năng đáp ứng các nhu cầu dịch vụ ở mức độ cao cấp.
Du lịch là ngành ngoài kinh doanh và dịch vụ ra còn phải đảm bảo nhu cầu an
ninh, chính trị và trật tự an tồn xã hội cho du khách, cho địa phương và các nước đón
nhận du khách.
Ngành du lịch là một ngành kinh tế - xã hội - dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu
cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh,
thể thao và các dạng nhu cầu khác. Đây là một ngành đặc biệt có nhiều đặc điểm và tính
chất pha trộn nhau tạo thành một tổng thể rất phức tạp.

1.3.2 Tác động của dịch bệnh đến ngành du lịch
Dịch bệnh là mối đe doạ rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các quốc
gia. Dịch bệnh mang đến chết chóc, gây chao đảo kinh tế, bất ổn chính trị, rối ren xã
hội, huỷ hoại văn hố… Xã hội ngày càng văn minh, kinh tế ngày càng phát triển, các
ngành công nghiệp nặng đua nhau ra đời, việc chạy đua vũ trang, chiến tranh sinh học,...
Tất cả những cái đó mang lại những dịch bệnh chưa từng có trong lịch sử… Sự xuất
hiện của những căn bệnh nan y như ung thư, HIV, SARS, virus H5N1, H1N1,… và
những biến thể khơng kiểm sốt được xuất hiện và lan rộng trên thế giới, reo rắc tang
thương và lo sợ lên toàn nhân loại… Liệu trong một bối cảnh như vậy có một ai cịn
nghĩ đến việc đi chơi, nghỉ dưỡng, thưởng thức cuộc sống, tìm tịi, khám phá những
điều mới lạ, … khi trước mắt là hàng loạt những nguy hiểm, những mầm bệnh chực chở
ở những vùng đất mình sắp đặt chân đến. Chính vì thế Du lịch chịu tác động mạnh mẽ
từ dịch bệnh.
Sau đây là một số tư liệu tiêu biểu vể sự ảnh hưởng của dịch bệnh đến ngành Du
lịch:
Năm 2003, dịch bệnh hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) đã tác động

nghiêm trọng đến ngành công nghiệp du lịch thế giới. Theo ghi nhận của Tổ chức Du
lịch Thế giới (UNWTO), dịch SARS đã làm ảnh hưởng đáng kể tới số lượt khách du
lịch quốc tế đi du lịch trong năm 2003, sụt giảm 1,2% xuống 694 triệu. Ở Đông Á,
lượng khách du lịch giảm 41% trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến 21/4 so với cùng
kỳ năm 2002. Mức tăng trưởng kinh tế của du lịch bị ảnh hưởng nặng nề với mức chi
tiêu của du khách trên toàn thế giới, cũng như đầu tư vốn trong du lịch đã giảm xuống


2,9% từ khoảng 5% so với những năm trước đó. Đỉnh điểm trong những tháng bùng
phát, số lượt khách ở châu Á và Thái Bình Dương giảm tới 12 triệu lượt, chiếm 9% so
với năm trước đó. Năm 2003 khi dịch SARS bùng nổ khi có 400.000 khách du lịch nước
ngoài đã hủy tour đến Việt Nam (Wilder-Smith, 2005). Hiệp hội Vận chuyển hàng
khơng quốc tế (IATA) có khoảng 230 hãng hàng không thành viên và chiếm 93% giao
thông hàng không quốc tế khẳng định dịch bệnh đã gây thất thu 6 tỉ USD cho ngành
hàng không trong năm 2003.
Vào năm 2009, vốn vẫn còn "ốm yếu" bởi cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài từ
tháng 9-2008 đến nay, các hãng hàng không và du lịch lại đối mặt với mối đe dọa của
dịch cúm heo. Hiệp hội Vận tải Hàng khơng Quốc tế nói rằng số lượt hành khách đi
máy bay giảm 11% trong tháng 3, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn. Khu
vực châu Á - Thái Bình Dương dẫn đầu về mức giảm sút với hơn 14% suy giảm tron g
mức cầu. Số lượt hành khách ở khu vực Bắc Mỹ giảm hơn 13%. Hiệp hội Vận tải Hàng
khơng Quốc tế trước đó phỏng đoán là số lượt hành khách đi máy bay sẽ giảm đi 2%
trong năm nay và sẽ phục hồi trở lại trong năm 2010. Tuy nhiên giờ đây, phỏng đốn
đó có thể phải được sửa đổi lại. Các hãng hàng không đã thua lỗ gần 8,5 tỉ đôla trong
năm 2008, hiệp hội Vận tải Hàng khơng Quốc tế trước đó ước tính rằng mức lỗ của các
hãng hàng khơng sẽ giảm xuống cịn khoảng 5 tỉ đơla trong năm nay. IATA dự đoán
năm 2009 sẽ là một trong những năm tồi tệ nhất của ngành hàng khơng. Trong khi đó
tại Mexico, các khách sạn trở nên trống vắng hơn bao giờ hết! Tỉ lệ đặt phòng tại các
khách sạn lớn ở trung tâm Mexico sụt giảm mạnh và chỉ dao động từ 11-15%, trong khi
thông thường các khách sạn này ở mức trên 75%, thậm chí đạt 80%. Theo Cơ quan du

lịch Mexico, khách du lịch, trung bình hơn 20 triệu du khách/năm, đang cố gắng tìm
cách rời khỏi Mexico càng sớm càng tốt. Và ngay cả sinh viên cũng cố tìm đường thốt
khỏi Mexico do lo ngại dịch bệnh và các chuyến bay có thể bị hỗn trong những ngày
tới.
Dịch bệnh xuất hiện kéo theo tang thương, chết chóc; làm trì trệ sự phát triển của
kinh tế - xã hội; ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khoẻ của con người; reo rắc kinh hoàng
trên toàn thế giới… Du lịch là một ngành dịch vụ đem lại những giây phút nghỉ ngơi,
thư giãn, cơ hội tìm hiểu những nền văn hoá, những kiến thức, mở mang tầm hiểu biết
cho mọi người… Vậy nên du lịch và dịch bệnh không bao giờ có thể đứng cạnh nhau,


con người khơng thể tìm thấy niềm vui, sự nghỉ ngơi, sự ham muốn tìm tịi, khám phá
khi bất cứ lúc nào sự ốm đau, bệnh tật cũng rình rập, chực chờ trước mắt… Dịch bệnh
là một vấn nạn chung của thế giới, của con người; ảnh hưởng tới mọi ngành kinh tế nói
chung và ngành Du lịch nói riêng.

II. THỰC TRẠNG ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM
2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng
kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020, dù bị ảnh hưởng của dịch
Covid-19 ở một số địa phương cho thấy sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, người dân và
doanh nghiệp để tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh,
vừa phát triển kinh tế”.
Trong mức tăng chung của tồn nền kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước (đóng góp 8,34% vào mức tăng trưởng chung);
khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 6,3% (đóng góp 55,96%), trong đó cơng nghiệp
chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trị động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với
mức tăng 9,45%; khu vực dịch vụ tăng 3,34% (đóng góp 35,7%), trong đó các ngành
dịch vụ thị trường như: Bán buôn và bán lẻ tăng 6,45%; hoạt động tài chính, ngân hàng

và bảo hiểm tăng 7,35%.
Về cơ cấu nền kinh tế quý I/2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm
tỷ trọng 11,71%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,45%; khu vực dịch vụ
chiếm 42,20%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,64% (Cơ cấu tương ứng
của cùng kỳ năm 2020 là 11,66%; 35,86%; 42,82%; 9,66%).
Trên góc độ sử dụng GDP quý I/2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,59% so với
cùng kỳ năm 2020; tích lũy tài sản tăng 4,08%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng
17,01%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 16,38%.
Ngành cơng nghiệp q I/2021 đạt mức tăng khá 6,5% so với cùng kỳ năm trước;
trong đó cơng nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,45%, cao hơn tốc độ tăng 7,12% của cùng
kỳ năm trước nhưng thấp hơn tốc độ tăng 14,30% của quý I/2018 và 11,52% của quý
I/2019; sản xuất và phân phối điện tăng trưởng ổn định; ngành khai khoáng giảm sâu
chủ yếu do khai thác dầu thơ và khí đốt tự nhiên giảm mạnh.


Quý I năm 2021 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất, nhập khẩu.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa q I năm 2021 ước tính đạt 152,65 tỷ USD,
tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 77,34
tỷ USD, tăng 22%; nhập khẩu hàng hóa đạt 75,31 tỷ USD, tăng 26,3%. Cán cân thương
mại hàng hóa quý I năm 2021 ước tính xuất siêu 2,03 tỷ USD.
Hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng tháng Ba có xu hướng phục hồi khi
dịch Covid-19 được kiểm sốt. Tính chung q I/2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, vận tải
hành khách và hoạt động du lịch trong quý I vẫn gặp nhiều khó khăn do hạn chế đi lại
và Việt Nam tiếp tục chưa mở cửa du lịch quốc tế.

2.2 Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam
2.2.1 Một vài nét về COVID-19
Đại dịch COVID-19, còn được gọi là đại dịch coronavirus, là một đại dịch bệnh
truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.

Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành
phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm
phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã
từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn
hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập
được một chủng coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là
2019-nCoV, có trình tự gen giống với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng lên
tới 79,5%.
Chủng virus mới gây ra các trường hợp đã được xác nhận là SARS-CoV-2 (tên
gọi tạm thời là coronavirus mới (2019-nCoV)), là chủng thứ bảy trong họ coronavirus
được biết đến có khả năng lây bệnh cho người, với trình tự bộ gen được báo cáo là giống
đến 79,5% so với trình tự bộ gen của SARS-CoV và có sự tương đồng đến 96% với các
chủng coronavirus lây nhiễm ở lồi dơi móng ngựa.
Các chuỗi trong bộ máy di truyền của betacoronavirus ở Vũ Hán có sự tương
đồng với các chủng betacoronavirus tìm thấy ở dơi; tuy nhiên, virus này, so với các loại
coronavirus khác như coronavirus gây ra Hội chứng hơ hấp cấp tính nặng (virus SARS)


và coronavirus gây ra hội chứng hô hấp vùng Trung Đơng (virus MERS), thì có sự khác
biệt về mặt di truyền. Giống như SARS-CoV, chủng virus thuộc dòng B của Beta-CoV.
Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019.
Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 9 tháng 1 năm
2020. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai
người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản. Sự lây nhiễm virus từ
người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa
tháng 1 năm 2020. Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong
tỏa Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất - nhập khẩu đều
bị tạm ngưng. Nhiều thông tin cho rằng việc Virus Sars-Cov-2 bắt nguồn từ phịng thí
nghiệm ở Vũ Hán nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thơng tin chính thức, cũng
có thể dịch từ hoang dã và lây lan ra thành dịch.

Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi
"COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu".

2.2.2 Thống kê số ca nhiễm COVID-19
Theo Cục Công nghệ thông tin bộ Y tế, tính đến thời điểm hiện tại, trên tồn thế
giới có 166.558.609 trường hợp được xác nhận mắc COVID-19, bệnh viêm đường hô
hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona gây ra, bao gồm 3.459.928 trường hợp tử vong.
Bệnh đã lan ra 220 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng hai du thuyền quốc tế (Diamond
Princess và MS Zaandam). Việt Nam hiện có 5085 người mắc bệnh trong đó 2720 người
đã khỏi bệnh.
Trong 24 giờ qua, thế giới có tới 101 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca
COVID-19 mới; 91 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. Thế giới ghi
nhận 588.662 trường hợp mắc COVID-19 và 11.810 ca tử vong. Tổng số ca mắc
COVID 19 trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 166,4 triệu ca bệnh, trong đó trên 3,45 triệu
người khơng qua khỏi. 3 quốc gia có số ca mắc, tử vong nhiều nhất: Mỹ: 33.859.869
người mắc; 603.830 người tử vong; Ấn Độ: 26.285.069 người mắc; 295.508 người tử
vong và Brazil: 15.970.949 người mắc; 446.309 người tử vong.
Tính từ 27/4 đến 23h ngày 22/5, Việt Nam ghi nhận 2035 ca COVID-19 trên
khắp 30 tỉnh/thành phố. Trong 24 giờ qua đã có thêm 143 ca mới, nhiều nhất là ở tỉnh
Bắc Giang. Chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19


chiều 21/5, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tiếp tục theo dõi chặt chẽ các ổ dịch ở
Bắc Ninh, Bắc Giang. Đặc biệt, Bắc Giang phải quản lý chặt công nhân làm trong khu
công nghiệp, không để lan ra các tỉnh. Đồng thời, Bắc Ninh, Bắc Giang cần nhanh chóng
đưa các doanh nghiệp đủ điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ sớm trở lại hoạt
động, nhất là những doanh nghiệp có chuỗi cung ứng lớn.

2.2.3 Thành tựu trong cơng tác phịng, chống đại dịch COVID-19 của Việt
Nam

Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia thành
cơng nhất trong phịng, chống dịch COVID-19, huy động được toàn bộ hệ thống chính
trị, tồn Đảng, tồn dân, tồn qn tham gia phịng chống COVID-19 với chi phí thấp
nhất. Để đạt được kết quả đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị nói chung và ngành
y tế nói riêng với những y, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch.
Trước sự tấn công của virus corona chủng mới, Việt Nam một lần nữa chứng
minh được năng lực dự phòng và điều trị. Trong đó, ngành y tế đã đóng vai trị quan
trọng là tuyến đầu trong công cuộc này. Đặc biệt, những ngày cuối năm, những mũi
vaccine “make in Vietnam” đầu tiên đã được tiêm thử nghiệm trên người, điều mà rất
ít nước phát triển trên thế giới làm được. Với những thành công như vậy, Việt Nam
được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cộng đồng quốc tế đánh giá là một "hình mẫu"
chống dịch hiệu quả.
Trong bài viết với tiêu đề “Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII - Con
đường đi đến thành công mới”, đăng trên tạp chí “Thế giới đa cực” ngày 12-1, chuyên
gia của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, thuộc Viện Viễn đông, Viện Hàn
lâm khoa học Nga, Tiến sĩ E.Cô-bê-lép nhận định, trong bối cảnh đại dịch Covid-19,
kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng. Chính sách đối ngoại có trách nhiệm của Việt Nam
đã góp phần quan trọng duy trì hịa bình, ổn định ở khu vực, cũng như thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Trước đó, trang mạng “Mùa xuân nước Nga” có bài viết bày tỏ ấn tượng về
những thành tựu của Việt Nam về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phịng, chống
dịch bệnh và triển khai đường lối đối ngoại, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Theo tác giả, trong số khoảng 30 quốc gia có tăng trưởng GDP năm 2020, Việt


Nam nổi bật với mức tăng hơn 2,9%. Việt Nam gặt hái nhiều thành công trong năm
2020, vị thế đất nước ngày càng được nâng cao ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương...

2.3 Tác động của COVID-19 đến ngành du lịch Việt Nam
2.3.1 Tình hình ngành du lịch trước khi xuất hiện đại dịch COVID-19 tại Việt

Nam
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn
Trùng Khánh: Năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam đạt được nhiều kết quả rất quan
trọng. Toàn ngành đã đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm
2018), phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt khoảng 720.000 tỷ đồng. Tổng
thu du lịch đạt 36 tỷ USD, đóng góp cho GDP đạt 9.2%. Với kết quả này, Việt Nam
được đánh giá là một trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới.
Có thể khẳng định, năm 2019 là năm rất thành công của du lịch Việt Nam, không
chỉ thể hiện ở các con số thống kê về lượng khách du lịch quốc tế, nội địa, tổng thu mà
còn là các danh hiệu mà du lịch Việt Nam đạt. Trong đó phải kể đến các giải thưởng
như “Điểm đến hàng đầu châu Á”, “Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á”, “Điểm đến
Golf tốt nhất thế giới 2019”… Đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam được trao tặng danh hiệu
“Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm 2019”.
Năm 2019 đánh dấu chỉ số năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam liên tục
được cải thiện trong bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Trong 3 lần
xếp hạng (2 năm/ lần), du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ vị trí 75/141 nền kinh tế (năm
2015) lên vị trí 63/140 vào năm 2019.

2.3.2 Tác động của COVID-19 đến ngành du lịch Việt Nam
Cuộc khủng hoảng COVID-19 đang có tác động tàn phá đối với nền kinh tế và
việc làm toàn cầu. Sau khi virus lây lan khắp khu vực châu Á và Thái Bình Dương,
COVID-19 nhanh chóng lan rộng ra tất cả các khu vực khác trên thế giới. Vào tháng 3
năm 2020, du lịch quốc tế về cơ bản đã bị đình trệ. Dự kiến lượng khách du lịch quốc
tế sẽ giảm 20-30%, ước tính tổn thất khoảng 300-450 tỷ USD đối với hoạt động du lịch
quốc tế trong năm 2020, tương đương gần 1/3 trong số 1.500 tỷ USD mà Ngành này
thu được vào năm 2019.
Du lịch Việt Nam cũng không ngoại lệ, chịu sự ảnh hưởng và rất lớn của dịch
bệnh Covid-19. Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng



3/2020 giảm mạnh chỉ đạt gần 450.000 lượt khách, giảm 68,1% so với cùng kỳ năm
2019 và giảm 63,8% so với tháng 2. Đặc biệt, 2 thị trường khách quốc tế lớn nhất của
du lịch Việt Nam đó là Trung Quốc và Hàn Quốc đều giảm 91,5% và 91,4%. Tổng lượt
khách của cả quý I/2020 đạt 3,7 triệu lượt khách, giảm hơn 18% so cùng kỳ.
Trong 3 tháng đầu năm 2020 du lịch Việt Nam đón gần 3.686.779 lượt khách
quốc tế, giảm 813.335 lượt khách và chỉ bằng 81,93 % mức cùng kỳ năm 2019. Kết quả
quý II/2020 dự kiến cịn tồi tệ hơn khi tồn ngành Du lịch gần như tê liệt do tình trạng
cách ly xã hội để phòng ngừa dịch bệnh. Thành phố Đà Nẵng là một trong những điểm
du lịch hàng đầu của Việt Nam, có tổng lượng du khách trong quý I/2020 đạt gần 1,3
triệu du khách từ trong và ngoài nước, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2019. Thành
phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam cũng
đang phải đối mặt với số lượng khách du lịch giảm đáng kể.
Các hãng hàng không Việt Nam đã dừng tất cả các chuyến bay đến Trung Quốc
trong khi khách du lịch Trung Quốc vốn là nguồn khách du lịch lớn nhất tại Việt Nam
(chiếm 26.1% khối lượng vận chuyển quốc tế). Toàn bộ các tour du lịch từ Việt Nam đi
Trung Quốc cũng bị hủy vì dịch bệnh khiến các cơng ty lữ hành và ngành hàng khơng
có thể bị thiệt hại hàng tỷ đồng. Hàng triệu lao động trong ngành Du lịch bị giảm thu
nhập, thậm chí bị cắt giảm do thiếu việc làm. Tổng cục Du lịch Việt Nam ước tính thiệt
hại cho ngành Du lịch Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 2 - tháng 4/2020 có thể lên
đến 5,9-7,7 tỷ USD. Chỉ riêng Vietnam Airlines, doanh thu của hãng này có thể bị giảm
2,1 tỷ USD trong năm 2020.
Dù dịch COVID-19 nhanh chóng được khống chế tốt, Việt Nam trở thành điểm
sáng về an tồn phịng dịch trên tồn thế giới nhưng ngành du lịch không tránh khỏi
những tổn thất nặng nề. Theo dự báo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL),
lượng khách quốc tế cả năm 2020 ước chỉ đạt 3,8 triệu lượt, giảm gần 80% so với năm
2019; khách du lịch trong nước cũng giảm gần 50%; khoảng 40-60% lao động ngành
du lịch bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công; khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành
quốc tế ngừng hoạt động; nhiều khách sạn phải đóng cửa, cơng suất sử dụng phịng có
thời điểm chỉ đạt từ 10-15%; tổng thu du lịch cả nước thiệt hại lên đến 530 nghìn tỷ
đồng (tương đương 23 tỷ USD)…



Diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới tiếp tục phức tạp, dự báo bức tranh du
lịch toàn cầu những tháng đầu năm 2021 vẫn chưa có dấu hiệu tươi sáng. Trong tháng
01/2021, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 48,7 nghìn tỷ đồng, giảm
4,1% so với cung kỳ năm trước, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 4,5 nghìn
tỷ đồng, giảm 15%; doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 1,6 nghìn tỷ đồng, giảm
62,2%, trong đó doanh thu của Hà Nội giảm 45,6%; Cần Thơ giảm 50,1%; Đà Nẵng
giảm 68,2%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 69,9%; Quảng Nam giảm 91,3%; Khánh
Hòa giảm 95%. Theo các chuyên gia, du lịch là ngành chịu ảnh hưởng của đại dịch rõ
ràng nhất nhưng cũng là một trong những ngành có khả năng phục hồi nhanh nhất.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 chưa được kiểm soát trên thế giới, hoạt động du
lịch quốc tế chưa được mở cửa trở lại, du lịch nội địa đang phục hồi dần và giữ vai trị
duy trì sự ổn định của toàn ngành. Nếu nắm bắt được xu hướng du lịch mới, Việt Nam
sẽ có cơ hội bứt phá, bởi vậy các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng để ngay sau khi
dịch qua đi, thị trường du lịch khởi sắc, sẽ có những sản phẩm phù hợp phục vụ du
khách.

III. GIẢI PHÁP
Thứ nhất, lập kế hoạch tiếp thị và quảng bá tích cực ngành du lịch.
Thành tích chống dịch của Việt Nam là cơ hội tuyệt vời để quảng bá, tạo ra nhu
cầu với du lịch Việt Nam. Quảng bá du lịch là cách nhanh nhất để lan tỏa đến khách du
lịch quốc tế, thu hút lượng lớn khách du lịch toàn cầu trong thời gian ngắn. Kích cầu
thơng qua giảm giá dịch vụ, tặng q… Thực hiện chiến lược xúc tiến quảng bá phù
hợp để phục hồi, thu hút khách du lịch đến với Việt Nam, khẳng định Việt Nam là nơi
an toàn cho bạn bè quốc tế tham quan và trải nghiệm.
Áp dụng dịch vụ miễn visa du lịch, kéo dài thời hạn visa, giảm lệ phí visa. Tiếp
tục mở rộng tiếp thị tới các thị trường tiềm năng. Xem xét miễn thị thực visa 30 ngày
cho công dân Úc, Newzealand, Châu Âu và Bắc Mỹ - Những quốc gia chưa được hưởng
quyễn lợi miễn giảm. Việc mở văn phòng xúc tiến du lịch nước ngoài tại Anh

(18/2/2020) chắc chắn sẽ là yếu tố thúc đẩy phát triển cho ngành du lịch Việt Nam.
Thứ hai, hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch.
Miễn giảm các khoản đóng góp bảo hiểm y tế và xã hội cho doanh nghiệp du
lịch, giảm lãi suất vay ngân hàng cho các doanh nghiệp có nguồn tài chính vững chắc


nhưng đang gặp vấn đề về dòng tiền tạm thời do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Các
tổ chức tín dụng hỗ trợ cho hơn 44.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 (trong
đó có doanh nghiệp du lịch) với dư nợ khoảng 222.000 tỷ đồng thông qua các biện pháp
như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay các khoản nợ hiện hữu, giảm lãi vay
các khoản vay mới, miễn giảm các loại phí, triển khai các chương trình, sản phẩm tín
dụng. Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phát hành "phiếu mua tour" có thời hạn 12-18 tháng
tương đương các tour đã đặt cho khách hàng nhưng khơng thể đi vì dịch COVID-19;
Áp dụng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, người lao động mất việc làm trong
cơ sở lưu trú du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp đầu tư xây dựng các
sản phẩm du lịch sáng tạo tối ưu hoá lợi thế địa phương. Triển khai gói hỗ trợ tín dụng
250.000 tỉ đồng (tương đương 10,5 tỉ đô la Mỹ) cho các doanh nghiệp. Bộ Tài chính
cũng hỗ trợ gói 30.000 tỉ đồng (tương đương 1,2 tỉ đơ la Mỹ).
Thứ ba, kích cầu thị trường du lịch nội địa.
Việt Nam đang có tỷ trọng lớn về nguồn khách nội địa với khoảng 82,5% tổng
lượt khách trong năm 2019. Khách nội địa sẽ là nhóm khách đầu tiên phục hồi trở lại.
Để thúc đẩy du lịch nội địa, cần tăng cường các chuyến bay nội địa và tàu hỏa đến các
điểm du lịch chính. Việc này vừa giúp vực dậy ngành giao thơng - mạch máu của nền
kinh tế vừa tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch nội địa khơi phục. Ngồi chuyện giảm
giá, làm phong phú lịch trình tour du lịch thì mảng ẩm thực cần hết sức lưu tâm bởi tâm
lý người Việt rất thích được thưởng thức ẩm thực đặc trưng vùng miền.
Thực hiện các gói kích cầu tiêu dùng, trong đó có kích cầu người tiêu dùng trong
nước sử dụng dịch vụ du lịch; tập trung vào phân khúc khách du lịch kết hợp kinh doanh,
giải quyết công việc; triển khai xây dựng Trung tâm điều hành du lịch thông minh phục
vụ chuyển đổi số ngành Du lịch. Đầu tư nhiều hơn vào giải pháp truyền thông số cho

các phương án truyền thông xúc tiến du lịch, thay cho các kênh truyền thông cũ như tổ
chức roadshow, hội chợ, xúc tiến vốn khó đo lường hiệu quả và khơng cịn phù hợp với
xu hướng thị trường.
Ngun tắc cơ bản của chương trình kích cầu là đảm bảo an toàn cho du khách,
giảm giá các dịch vụ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả du khách có điều kiện đi
du lịch, giảm giá nhưng khơng giảm chất lượng dịch vụ; tăng thêm dịch vụ bổ sung
nhưng không tăng giá để đảm bảo hấp dẫn cho du khách. Khi khôi phục được du lịch


nội địa thì các hoạt động sẽ liên tục tạo ra việc làm, thu nhập, tạo sự lan tỏa cho nền
kinh tế. Dự báo, thị trường du lịch nội địa có thể tăng 95% trong 7 tháng cuối năm 2020.
Thứ tư, phục hồi du lịch quốc tế.
Cơ cấu lại thị trường khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa thị
trường khách du lịch quốc tế bởi nếu chỉ trông chờ vào khách thị trường Trung Quốc
và Hàn Quốc sẽ không bền vững về lâu dài. Tập trung quảng bá khách đến và đi tại các
thị trường hết dịch, nhất là phân khúc khách du lịch kết hợp kinh doanh, giải quyết công
việc. Việc xử lý dịch COVID-19 nhanh chóng và hiệu quả giúp biến Việt Nam thành
điểm du lịch ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương được ưa thích hơn so với các quốc
gia như Thái Lan, Singapore, Hồng Kông và Úc.
Để phục hồi du lịch quốc tế - chỉ chiếm 17% trong số 103 triệu khách du lịch tại
Việt Nam năm 2019 ta cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến
Việt Nam như: tăng tần suất, mở thêm đường bay đến các thị trường quốc tế, miễn thị
thực, miễn giảm phí thị thực nhập cảnh. Kích cầu khách du lịch quốc tế thì vấn đề visa
cần được quan tâm. Bổ sung thêm giải pháp visa hài dạn song phương với Australia,
New Zealand, Nhật Bản. Kế hoạch mở văn phòng xúc tiến du lịch nước ngoài đầu tiên
của Việt Nam tại London (Anh) ngày 18/2 sẽ là yếu tố thúc đẩy phát triển cho ngành
du lịch Việt Nam.
Thứ năm, mở rộng liên kết hợp tác quốc tế về du lịch.
Hợp tác quốc tế về du lịch đóng vai trị quan trọng để tăng cường hội nhập, mở
rộng kết nối và thúc đẩy hợp tác thực chất. Hợp tác quốc tế về du lịch cần được đa dạng

hóa như lồng ghép hoạt động hợp tác song phương và đa phương, tăng cường hợp tác
với các tổ chức quốc tế, kết hợp sự kiện quốc tế với xúc tiến quảng bá để tranh thủ thu
hút đầu tư, tạo nguồn lực phát triển du lịch. Tập trung khai thác thị trường du lịch Trung
Quốc, Hàn Quốc vì dịch bệnh ở các quốc gia này đã được khống chế. Hợp tác cùng với
Trung Quốc và Hàn Quốc tạo ra vùng du lịch biệt lập để giúp du lịch Việt Nam vượt
lên Thái Lan. Việt Nam đang ở vị trí mới so với Thái Lan trong việc thu hút du khách
Trung Quốc và Hàn Quốc thời hậu COVID-19. Việt Nam chỉ mất 7 năm để tăng từ 6
triệu lượt du khách lên 15 triệu, trong khi Thái Lan mất 15 năm. Bên cạnh đó, tiếp tục


mở rộng sang thị trường du lịch Nga, Tây Âu và Ấn Độ, tăng cường truyền thơng để
quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Nhiều quốc gia ở châu Âu tạo bong bóng du lịch bằng cách liên kết với nhau để
thúc đẩy du lịch quốc tế. Vì vậy, Việt Nam cũng có thể thu hút du khách quốc tế nhanh
và đơn giản bằng cách tạo ra "bong bóng du lịch" cho du khách riêng kiểu Việt Nam.
Anh đã đạt được thỏa thuận với Pháp để mở lại đường bay quốc tế. EU cũng đang đàm
phán giữa các nước với nhau. Đây là cách tiếp cận nhanh nhất để mở lại hàng không
quốc tế sớm. Để hợp tác phát triển du lịch thì đầu mối đứng ra dàn xếp, thương thảo với
những quốc gia khác là Bộ Ngoại giao, Giao thông vận tải, Y tế. Chính phủ cần tạo điều
kiện thuận lợi cho khách quốc tế tới Việt Nam, nới rộng chính sách miễn, giảm thị thực,
mở thêm các đường bay quốc tế. Với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, doanh
nghiệp, địa phương và nhân dân, ngành du lịch sẽ nhanh chóng phục hồi sau đại dịch.
Tóm lại, hợp tác quốc tế luôn là một trong những ưu tiên của du lịch, với trọng
tâm đẩy mạnh hội nhập, đa dạng hóa hợp tác quốc tế và chủ động tìm kiếm các cơ hội,
nguồn lực đầu tư phát triển du lịch. Năm 2020 là năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam
sẽ mang đến cơ hội tốt để ngành Du lịch phối hợp với các ngành khác cùng thúc đẩy
hợp tác toàn diện nội khối ASEAN và mở rộng quan hệ với các quốc gia đối tác. Đây
cũng là cơ hội để Du lịch Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng quảng bá
hiệu quả hình ảnh văn hóa, thiên nhiên và con người thân thiện tới các đoàn đại biểu,
doanh nghiệp và báo chí quốc tế, tạo ấn tượng tốt đp và góp phần vào thành cơng chung

của Năm Chủ tịch. Mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam phấn đấu thuộc nhóm 3 quốc
gia dẫn đầu trong khu vực Đơng Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch
hàng đầu thế giới (2025), hướng đến lọt top 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch
hàng đầu và doanh thu 135 tỷ USD từ khách du lịch năm 2030.
Với việc xúc tiến, quảng bá, triển khai nhiều gói kích cầu với khách nội địa và
quốc tế, giới thiệu các điểm đến an tồn và kiểm sốt tốt dịch bệnh nhằm duy trì sự tin
tưởng của du khách. Ngành du lịch Việt Nam có thể phải mất tới hai năm hoặc dài hơn
để hồn tồn hồi phục, nhưng rõ ràng, có nhiều cơ sở để lạc quan tin tưởng vào những
bước tiến ngoạn mục của ngành cơng nghiệp khơng khói Việt Nam trong tương lai.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Đức Thanh (2008). Nhập môn Khoa học du lịch (Tái bản lần thứ 5). NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội. (xem 21/5)
(xem 21/5)
/>(xem 21/5)
(xem 21/5)
(xem 21/5)
(xem 21/5)
(xem 22/5)
/>VID-19 (xem 22/5)
(xem 22/5)
(xem 22/5)
(xem 22/5)
(xem 22/5)
(xem 22/5)
(xem 22/5)




×