Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giấc ngủ và yếu tố liên quan ở bệnh nhân sau phẫu thuật ổ bụng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.87 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ THỊ VÂN

CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT Ổ BỤNG TẠI KHOA
NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG
THÁI NGUYÊN NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH - 2017

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ THỊ VÂN
CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT Ổ BỤNG TẠI KHOA
NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG
THÁI NGUYÊN NĂM 2017


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Chuyên ngành: Thạc sỹ Điều dưỡng
Mã số: 60.72.05.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS Nguyễn Hoàng Long

NAM ĐỊNH - 2017

download by :


TĨM TẮT
Nghiên cứu mơ tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 02/2017 đến tháng 06/2017 về
chất lượng giấc ngủ và yếu tố liên quan ở người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng tại
khoa Ngoại Tổng hợp bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2017.
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau phẫu
thuật và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh
sau phẫu thuật ổ bụng tại khoa Tổng hợp, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
Nguyên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chọn mẫu thuận tiện
đã nghiên cứu trên 96 người bệnh tại khoa Ngoại tổng hợp, bệnh viện đa khoa
Trung Ương Thái Nguyên bằng phương pháp nghiên cứu tiến cứu.
Kết quả: Chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng ở mức
độ kém nhưng cận trung bình (249.58 ± 91.20/500). Chất lượng giấc ngủ ở người
bệnh phẫu thuật mở, dùng thuốc giảm đau kém hơn người bệnh phẫu thuật nội soi,
không cần dùng thuốc. Đau sau phẫu thuật, lo lắng, yếu tố mơi trường phịng bệnh
có tương quan nghịch và có thể giải thích được 47.5% thay đổi về chất lượng giấc
ngủ vào đêm đầu tiên ở người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng (R2 =0 .475, p < 0.01),
45.9% vào đêm thứ 2 (R2 = 0.459, p <0 .01) và 36.7% vào đêm thứ 3 sau phẫu thuật
(R2 = 0,367, p < 0.01).Yếu tố dự đoán ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng giấc

ngủ người bệnh sau 3 đêm phẫu thuật là đau sau phẫu thuật. Yếu tố dự đoán ảnh
hưởng thứ 2 đến chất lượng giấc ngủ là yếu từ mơi trường phịng bệnh.
Kết luận: Thực trạng chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng
ở mức độ kém nhưng cận trung bình. Chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau phẫu
thuật bị ảnh hưởng bởi các yếu tố phương pháp phẫu thuật, dùng thuốc giảm đau,
đau, lo lắng, và yếu tố mơi trường trong phịng bệnh. Trong đó, yếu tố đau sau phẫu
thuật là ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh, yếu tố thứ
hai ảnh hưởng là yếu tố mơi trường phịng bệnh.

download by :


LỜI CẢM ƠN

Với lịng thành kính và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các
Thầy trong Ban Giám hiệu, cô giáo chủ nhiệm, cùng các giảng viên Trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định đã hết lịng nhiệt tình truyền thụ kiến thức và ln hỗ trợ,
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu tạiTrường.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Long –Phó Giám
Đốc Đào tạo Điều Dưỡng- Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec là người thầy đã
trực tiếp dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tận tình cho tơi để tơi hồn
thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Thầy, cô trong Ban giám hiệu và khoa Điều dưỡng
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã động viên, giúp đỡ, dành thời gian cho tôi
học tập và nghiên cứu. Chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp những cộng tác
viên đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo bệnh viện và các nhân
viên y tế trong khoa Ngoại Tổng hợp bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên
đã giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, chồng, con đã tạo điều kiện và

luôn ở bên tôi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và động viên tơi trong suốt thời
gian làm nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Tác giả

Lê Thị Vân

download by :


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Lê Thị vân, học viên lớp cao học Khóa 2, chuyên ngành Điều dưỡng,
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định xin cam đoan:
Đây là luận văn do chính tơi trực tiếp thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Hồng Long – Phó Giám Đốc Đào tạo Điều Dưỡng- Bệnh viện
Đa khoa quốc tế Vinmec.
Cơng trình nghiên cứu này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác
đã được công bố ở Việt Nam.
Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu hồn tồn chính xác, trung thực và
khách quan. Đã được đồng ý thu thập và xác nhận của cơ sở nơi mà tơi thực hiện
việc thu thập số liệu.
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này !

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Tác giả

Lê Thị Vân


download by :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

RCSQ

Richard Campell Sleep Questionnaire

NRS

Nummeric Rating Scale

CLGN

Chất lượng giấc ngủ

BN

Người bệnh

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TH


Tiểu học

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

download by :


MỤC LỤC

TÓM TẮT
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
MỤC TIÊU ............................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1.1. Tổng quan về giấc ngủ .................................................................................. 4
1.1.1. Định nghĩa giấc ngủ. ............................................................................... 4
1.1.2. Chất lượng giấc ngủ............................................................................... 4
1.1.3. Các giai đoạn của giấc ngủ .................................................................... 5
1.1.4. Cấu trúc của giấc ngủ . ............................................................................ 6
1.1.5. Chức năng của giấc ngủ .......................................................................... 7
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến giác ngủ của người bệnh.................................. 9
1.2.1. Yếu tố nhân khẩu học .............................................................................. 9
1.2.2. Tình trạng bệnh ....................................................................................... 9
1.2.3. Yếu tố tâm lý ........................................................................................ 11

1.2.4. Yếu tố môi trường bệnh viện ................................................................. 12
1.3. Ứng dụng học thuyết ................................................................................... 13
1.4. Tổng quan về phẫu thuật ổ bụng. ................................................................. 16
1.5. Địa bàn Thái Nguyên................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. ............................................................... 19
2.3. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 19
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:............................................................. 19

download by :


2.5. Phương pháp thu thập số liệu. ...................................................................... 20
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu : ...................................................................... 20
2.5.2. Tiến hành nghiên cứu ............................................................................ 22
2.6. Các biến số nghiên cứu. ............................................................................... 23
2.7. Phương pháp phân tích số liệu. .................................................................... 27
2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ................................................................... 27
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số. .................... 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 28
3.1. Đặc điểm chung cuả đối tượng nghiên cứu .................................................. 28
3.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học ....................................................................... 28
3.1.2. Đặc điểm về bệnh và phương pháp điều trị ............................................ 29
3. 2. Thực trạng các yếu tố ................................................................................. 31
3.2.1. Chất lượng giấc ngủ của người bệnh ..................................................... 31
3.2.2. Mức độ đau sau phẫu thuật .................................................................... 32
3.2.3. Yếu tố mơi trường phịng bệnh .............................................................. 33
3.2.4. Mức độ lo lắng sau phẫu thuật ............................................................... 33
3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố với chất lượng giấc ngủ. ............................... 34

3.3.1. Mối tương quan giữa các yếu tố loại phẫu thuật, thuốc giảm đau, thuốc an
thần, đau, yếu tố môi trường, lo lắng với chất lượng giấc ngủ ......................... 34
3.3.2. Mối tương quan giữa các yếu tố đau sau phẫu thuật, yếu tố mơi trường
phịng bệnh, lo lắng với chất lượng giấc ngủ. .................................................. 35
3.3.3. Mức độ ảnh hưởng của các biến đau, yếu tố môi trường, lo lắng với chất
lượng giấc ngủ đêm đầu tiên sau phẫu thuật .................................................... 36
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................... 39
4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu. ................................................... 39
4.2. Chất lượng giấc ngủ .................................................................................... 40
4.3. Đau sau phẫu thuật ở người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng. ............................. 41
4.4. Yếu tố môi trường. ...................................................................................... 42
4.5. Lo lắng sau phẫu thuật ................................................................................. 43

download by :


4.6. Mối liên quan giữa các yếu tố với chất lượng giấc ngủ. ............................... 43
4.6.1. Mối tương quan giữa các yếu tố phương pháp phẫu thuật, dùng thuốc
giảm đau, thuốc an thần với chất lượng giấc ngủ. ............................................ 43
4.6.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đau sau phẫu thuật, yếu tố môi trường,
lo lắng sau phẫu thuật với chất lượng giấc ngủ. ............................................... 44
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 49
KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 3. 1. Đặc điểm nhân khẩu học....................................................................... 28
Bảng 3. 2. Đặc điểm về bệnh và phương pháp điều trị ........................................... 29
Bảng 3. 3. Chất lượng giấc ngủ của người bệnh .................................................... 31
Bảng 3. 4. Mức độ đau sau phẫu thuật ................................................................... 32
Bảng 3. 5. Yếu tố mơi trường phịng bệnh ............................................................ 33
Bảng 3. 6. Mức độ lo lắng sau phẫu thuật .............................................................. 33
Bảng 3. 7. Mối tương quan giữa các yếu tố phương pháp phẫu thuật, thuốc giảm
đau, thuốc an thần với chất lượng giấc ngủ............................................ 34
Bảng 3. 8. Mối tương quan giữa các yếu tố đau sau phẫu thuật, yếu tố mơi trường
phịng bệnh, lo lắng với chất lượng giấc ngủ. ........................................ 35
Bảng 3. 9. Mức độ ảnh hưởng của các biến đau, yếu tố môi trường, lo lắng với chất
lượng giấc ngủ đêm đầu tiên sau phẫu thuật .......................................... 36
Bảng 3. 10. Mức độ ảnh hưởng của các biến đau, yếu tố môi trường, lo lắng với
chất lượng giấc ngủ đêm thứ 2 sau phẫu thuật. ...................................... 37
Bảng 3. 11. Mức độ ảnh hưởng của các biến đau, yếu tố môi trường, lo lắng với
chất lượng giấc ngủ đêm 3 sau phẫu thuật. ............................................ 38

download by :


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.4.1: The Unpleasant symptoms Model. ...................................................... 14
Hình 1.4.2: Khung lý thuyết .................................................................................. 16

download by :


1


ĐẶT VẤN ĐỀ

Phẫu thuật ổ bụng là một phẫu thuật rất phổ biến. Khảo sát tại Hoa Kỳ cho
thấy phẫu thuật liên quan đến hệ thống tiêu hóa là một trong ba phẫu thuật thường
gặp nhất [16]. Ở Việt Nam, phẫu thuật ổ bụng chiếm 30% tổng số các loại phẫu thuật
tại thành phố Hồ Chí Minh, tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp chiếm 36,9%. [19]
Thống kê cho thấy, người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng sẽ xuất hiện các triệu
chứng khó chịu như đau, buồn nơn, nơn, lo lắng, mệt mỏi…[15]. Trong số các vấn
đề sau phẫu thuật đó, chất lượng giấc ngủ kém xảy ra rất phổ biến với 89% người
bệnh trong giai đoạn sau phẫu thuật có rối loạn giấc ngủ [18].
Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra, trong giai đoạn sau phẫu thuật, chất
lượng giấc ngủ kém có thể gây ra rất nhiều rối loạn về thể chất và tâm thần như dẫn
đến mệt mỏi, mất tập trung, trầm cảm, tăng lo lắng, khó chịu, tăng đau đớn, ức chế
miễn dịch, chán ăn, táo bón, và thiếu sự tỉnh táo vào ban ngày [25] [44]. Như vậy có
thể thấy nâng cao chất lượng giấc ngủ, phục hồi giấc ngủ tốt cho người bệnh sau
phẫu thuật bụng là nhu cầu rất lớn trong chăm sóc điều dưỡng.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của một số biến số như tuổi, giới, loại phẫu
thuật, thời gian phẫu thuật, đau sau phẫu thuật, tâm lý lo lắng, các yếu tố từ mơi
trường bệnh phịng như nhiệt độ, ánh sáng, phịng đơng người, tiếng ồn…, các hoạt
động chăm sóc/điều trị được tiến hành vào buổi tối trong việc ảnh hưởng tới chất
lượng giấc ngủ [31] [10] [3] [20]. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu đã công
bố cho thấy rằng chất lượng giấc ngủ cũng như mức độ liên quan của các yếu tố nêu
trên với chất lượng giấc ngủ là rất khác biệt ở từng nghiên cứu, phụ thuộc nhiều vào
địa điểm và đối tượng nghiên cứu cụ thể. Nói cách khác, cần phải có nghiên cứu về
chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở từng nhóm đối tượng và điều kiện cụ
thể, nhằm có cơ sở xác thực và phù hợp hơn cho các nghiên cứu can thiệp tiếp theo
trong tương lai.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu chúng tơi nhận thấy ở Việt Nam nói chung và khu
vực miền núi phía Bắc nói riêng chưa có nghiên cứu nào đánh giá tình trạng chất


download by :


2

lượng giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật và các yếu tố liên quan một cách hệ
thống và toàn diện. Do đó, hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
của người bệnh sau phẫu thuật sẽ đóng vai trị quan trọng để nâng cao chất lượng
chăm sóc người bệnh, nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách làm giảm các yếu tố
liên quan. Để đảm nhận vai trò này, người điều dưỡng cần nghiên cứu các yếu tố
điển hình liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém. Càng ít yếu tố ảnh hưởng, người
bệnh càng có chất lượng giấc ngủ tốt.
Vì vậy, rất cần phải có một nghiên cứu sâu về vấn đề này tại Việt Nam đặc
biệt là tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên để hiểu được chất lượng
giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật ở mức độ nào cũng như dự đoán các yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như đau sau phẫu thuật, lo lắng và yếu tố mơi
trường bệnh phịng. Do đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu: Chất lượng giấc ngủ và
yếu tố liên quan ở người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng tại khoa Ngoại Tổng hợp, bệnh
viện Đa khoa Trung uơng Thái Nguyên năm 2017.

download by :


3

MỤC TIÊU

1. Đánh giá chất lượng giấc ngủ ở người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng tại khoa
Ngoại Tổng hợp, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2017.

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ ở người bệnh sau
phẫu thuật ổ bụng tại khoa Ngoại Tổng hợp, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
Nguyên năm 2017

download by :


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về giấc ngủ
Ngủ là một nhu cầu cơ bản cho sự sống còn của con người. Giấc ngủ là điều
cần thiết cho hầu hết sinh vật. Nếu khơng có giấc ngủ cuộc sống không thể tiếp tục
trong hơn một vài ngày và con người dành khoảng một phần ba cuộc sống của mình
cho một giấc ngủ [45].
1.1.1. Định nghĩa giấc ngủ.
Giấc ngủ có thể được định nghĩa là tình trạng hành vi đảo ngược buông thả
khỏi tri giác và không đáp ứng với mơi trường. "Giấc ngủ là một q trình phức tạp,
hoạt động được lập trình bởi nhịp sinh học của con người" và được dựa trên một
chu kỳ sáng - tối. Khi ngủ, người ta thường nằm xuống, không vận động và mắt
nhắm nghiền…[34]
1.1.2. Chất lượng giấc ngủ
* Khái niệm về chất lượng giấc ngủ
Khái niệm chất lượng giấc ngủ là khái niệm khá rộng và khó có thể đo lường
chất lượng giấc ngủ một cách khách quan. Chất lượng giấc ngủ có thể bao gồm các
khía cạnh mang tính định lượng của giấc ngủ như thời gian ngủ, ngủ trễ, số lần tỉnh
giấc…Chất lượng giấc ngủ cũng có thể mang tính định tính, chủ quan như độ sâu
của giấc ngủ [30]. Tuy nhiên, nhìn chung nhiều tác giả thống nhất rằng chất lượng
giấc ngủ là sự đánh giá chủ quan của người ngủ về giấc ngủ của mình ở mức nào
giữa hai mức là kém hoặc tốt.

Chất lượng giấc ngủ ở những người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng thường được
báo cáo là chất lượng giấc ngủ kém, chẳng hạn như khó khăn đi vào giấc ngủ, thức
dậy trong khi ngủ. 31% báo cáo không bao giờ hoặc hiếm khi ngủ đủ và 33% cho
biết không bao giờ hoặc hiếm khi thức dậy tỉnh táo. Gần đây, một số nghiên cứu chỉ
ra rằng người bệnh tự báo cáo hiệu quả giấc ngủ kém, kéo dài giấc ngủ lúc đầu và
giảm thời gian ngủ dẫn đến buồn ngủ ban ngày quá mức. Trong đêm đầu tiên sau
phẫu thuật, giấc ngủ đã được báo cáo là 52% người bệnh bị đánh thức trong khi

download by :


5

ngủ, và nó vẫn như vậy trong 44-57% người bệnh cho đến đêm thứ ba sau phẫu
thuật [47].
Một nghiên cứu gần đây được tiến hành trên 110 người bệnh trong đó có 54
người bệnh nội khoa và 56 người bệnh phẫu thuật chỉnh hình cho thấy người bệnh
chỉnh hình bị rối loạn giấc ngủ hơn vào đêm ngày đầu tiên và thông qua cả ba đêm
[13].Theo Chouchou et al (2014) cũng báo cáo rằng 42% người bệnh thường xuyên
phàn nàn về giấc ngủ không đạt yêu cầu sau khi phẫu thuật trong đêm đầu tiên và
nó vẫn nằm trong 23% người bệnh với chất lượng giấc ngủ kém cho ba hoặc bốn
đêm sau phẫu thuật [7]. Giảm chất lượng giấc ngủ ở người bệnh sau phẫu thuật có
thể ảnh hưởng đến kết quả sức khỏe của họ. Do đó, điều quan trọng là điều dưỡng
xem xét chất lượng giấc ngủ của người bệnh và tác động vào chất lượng giấc ngủ
kém ở những người bệnh sau phẫu thuật trong khi nhập viện.
1.1.3. Các giai đoạn của giấc ngủ
Ngủ là một trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể có tính chất chu kì ngày
đêm. Chu kì đầy đủ của giấc ngủ bao gồm 2 giai đoạn:
- Ngủ có vận động nhãn cầu nhanh (Rapid Eye Movement – REM).
- Ngủ khơng có vận động nhãn cầu nhanh(Non-Rapid Eye movement –

NREM). [6]
* Giấc ngủ NREM
Giấc ngủ NREM được đặc trưng bởi sự giảm các hoạt động sinh lý, giấc ngủ
trở nên sâu hơn; nhịp thở nhịp tim chậm xuống, huyến áp giảm nhẹ. Giấc ngủ
NREM được chia thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: là khoảng thời gian ngủ lơ mơ, là giai đoạn chuyển từ trạng thái thức
sang trạng thái ngủ, sóng điện não và hoạt động của cơ chậm xuống.
Giai đoạn 2: là giai đoạn ngủ nông, mắt ngừng chuyển động, các cơ bắp giãn
mềm, nhịp tim chậm và nhiệt độ cơ thể giảm xuống.
Giai đoạn 3 và 4: Được gọi chung là giai đoạn sóng chậm có đặc trưng là các
sóng chậm (sóng delta), huyết áp giảm, nhịp tim chậm, thân nhiệt giảm xuống thấp
hơn, cơ thể bất động, giấc ngủ sâu hơn, khơng có chuyển động mắt, giảm hoạt động cơ.

download by :


6

* Giấc ngủ REM.
Trái với giấc ngủ NREM, giấc ngủ REM là loại giấc ngủ khác biệt, có đặc
điểm là các hoạt động của não và các chức năng sinh lý giống như lúc thức. Khoảng
90 phút sau khi bắt đầu ngủ, người bình thường sẽ có giai đoạn ngủ REM đầu tiên
trong đêm. Nhịp thở trở nên nhanh hơn, không đều và nông, mắt chuyển động
nhanh theo các hướng khác nhau, cơ tay, chân biểu hiện liệt tạm thời. Nhịp tim,
huyết áp tăng. Dấu hiệu đặc trưng nhất của giấc ngủ REM là giấc mơ. Khoảng 6090% số người được đánh thức trong giấc ngủ REM cho biết mình đang mơ. Giấc
mơ trong giấc ngủ REM là mơ hồ và khơng gắn với thực tế. Giấc mơ có thế xảy ra
trong giấc ngủ NREM nhưng hình ảnh rõ ràng và gắn với thực tế.
1.1.4. Cấu trúc của giấc ngủ[6] .
Những nghiên cứu về giấc ngủ chỉ ra rằng ở người trưởng thành cần ngủ từ
7-9 giờ mỗi ngày, thanh thiếu niên cần khoảng 9.5 giờ, trẻ càng nhỏ thì thời gian

ngủ trong một ngày càng nhiều. Nói chung trẻ em cần khoảng 16 giờ ngủ mỗi ngày.
Những yếu tố không kém phần quan trọng như số lượng giờ ngủ là sự đan xen hợp
lý giữa giấc ngủ NREM và giấc ngủ REM, độ nông và độ sâu của giấc ngủ. Ở giấc
ngủ bình thường, giai đoạn REM và NREM thay đổi qua lại trong suốt đêm. Một
chu kì ngủ đầy đủ bao gồm chu kì REM và NREM xem kẽ nhau 90-110 phút, được
lặp lại 4-6 lần mỗi đêm.
Thông thường ở người lớn, trung bình 75% thời gian ngủ là ở giai đoạn
NREM. Trong đó giai đoạn 1 chiếm 5%, giai đoạn 2 chiếm 45%, giai đoạn 3 chiếm
12% và giai đoạn 4 chiếm 13%. Còn lại 25% là thời gian của giấc ngủ REM. Giai
đoạn REM đầu tiên ngắn nhất thường kéo dài không quá 10 phút; những gian đoạn
sau dài hơn khoảng 15- 40 phút. Hầu hết các giai đoạn REM thường xảy ra trong
1/3 cuối của đêm, trong khi hầu hết giai đoạn 4 của giấc ngủ NREM xảy ra trong
1/3 đầu của đêm.

download by :


7

1.1.5. Chức năng của giấc ngủ[39] [33]
Chức năng của giấc ngủ được kiểm tra bằng nhiều cách khác nhau. Các nhà
khoa học cũng như các nhà Y học, tất cả đều đồng ý rằng giấc ngủ rất quan trọng
trong đời sống. Giấc ngủ giúp cho cơ thể phục hồi, và bảo tồn năng lượng, giấc ngủ
cũng giúp cho tăng cường trí nhớ và phát triển khả năng học hỏi, và điều hoà thân
nhiệt, cũng như giúp cho sự phát triển của bộ não. Đặc biệt đối với trẻ con trong
thời gian phát triển, đang lớn thì giấc ngủ hết sức quan trọng, vì đó là thời gian giúp
cho cơ thể phát triển, nhất là bộ não để bắt đầu trở thành một người trưởng thành.
Giấc ngủ là một trạng thái hành vi thần kinh cơ bản có liên quan đến tình
trạng sức khỏe và các chức năng nhận thức, trong đó bao gồm học tập, trí nhớ, sự
chú ý, quyết định tâm trạng và chuyển hóa, miễn dịch, nội tiết, các chức năng tim

mạch. Các chức năng chính của giấc ngủ được đề cập trong ba học thuyết chính. Các
học thuyết: Học thuyết hồi phục, học thuyết bảo tồn năng lượng, học thuyết sửa chữa
và phục hồi cái mà dựa trên sự suy giảm tỷ lệ trao đổi chất xảy ra trong khi ngủ.
1.1.6. Các hậu quả của chất lượng giấc ngủ kém
Chức năng của giấc ngủ là để phục hồi cơ thể trong thời gian không hoạt
động để đủ chức năng sinh học được đảm bảo, chẳng hạn như để phục hồi năng
lượng, để sửa chữa não và các mô cơ và trao đổi chất mà cho phép tăng tỷ lệ phân
chia tế bào và tổng hợp protein mà là điều cần thiết cho chữa bệnh và phục hồi từ bệnh
tật. Trong kết luận, người bệnh sau khi nhận được phẫu thuật lớn báo cáo chất lượng
của giấc ngủ kém, dẫn đến những hậu quả tiêu cực lớn cả tâm lý và sinh lý [41]
Về sinh lý, các tài liệu cho thấy chất lượng giấc ngủ kém tăng cường dị hóa,
suy giảm tổng hợp tế bào, và giảm chức năng miễn dịch [23]. Hơn nữa, chất lượng
giấc ngủ kém ở người bệnh cũng góp phần quan trọng làm giảm chữa bệnh do sự
gia tăng phản ứng stress và nó làm cho người bệnh dễ bị nhiễm trùng và phục hồi
chậm [29] [34]. Kết quả là, chất lượng giấc ngủ kém xảy ra trong các giai đoạn hậu
phẫu góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm chậm các vết thương của quá
trình chữa bệnh.

download by :


8

Cuối cùng, một số nghiên cứu cho thấy chất lượng giấc ngủ kém cũng tăng
nhạy cảm đau, sự tổn thương đến đau đớn và can thiệp quản lý và nó đã được liên
kết với một khả năng yếu hơn đáng kể để thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng
ngày [7] [43]. Hơn nữa, Krenk (2013) cũng nhận định rằng những người bệnh bị rối
loạn giấc ngủ có khả năng giảm đi lại sau phẫu thuật do tăng giấc ngủ ban ngày
[13].
Mặt khác, chất lượng giấc ngủ kém cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của

người bệnh bao gồm cả nhận thức, thiếu hụt bộ nhớ, tâm trạng trầm cảm và ngủ
không tự nguyện trong ngày [38]. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng chất
lượng giấc ngủ kém cũng là yếu tố tích cực kết hợp với trầm cảm (r = 0,31, p
<0,001) và đóng góp cho sự phát triển của suy giảm chức năng nhận thức ở người
bệnh nhập viện [49] [36]. Hơn nữa, tâm lý cũng bị ảnh hưởng bởi chất lượng giấc
ngủ kém gây giảm sinh lực và tăng cảm giác chủ quan của buồn ngủ [42].
Kết luận, chất lượng giấc ngủ kém là một triệu chứng khó chịu mà người
bệnh thường phàn nàn sau ca phẫu thuật ổ bụng tại bệnh viện, đặc biệt là trong giai
đoạn hậu phẫu sớm khi họ gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, tăng thức dậy
sau khi khởi phát giấc ngủ, khơng có khả năng quay trở lại giấc ngủ, khơng có hiệu
quả giấc ngủ, giảm tổng thời gian ngủ, và cảm giác buồn ngủ sau khi thức dậy trong
buổi sáng [7] [13] [4]. Chất lượng giấc ngủ kém được cho là có tác dụng tăng cường
sinh lý và cả tâm lý về sự hồi phục từ cuộc phẫu thuật lớn bao gồm: mệt mỏi, trầm
cảm, căng thẳng, sự chậm trễ trong việc chữa lành vết thương và tăng nỗi đau mà
góp phần nhiều vào khó khăn trong các hoạt động hàng ngày của người bệnh [25].
Do đó, chất lượng của giấc ngủ được xem là một triệu chứng quan trọng để
khảo sát trong nghiên cứu này. Nó quan trọng đối với Điều dưỡng để bước đầu xác
định chất lượng của giấc ngủ và các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến chất lượng giấc
ngủ kém nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ, để ngăn chặn biến chứng và để rút
ngắn thời gian phục hồi cũng như đưa ra các giải pháp can thiệp giúp nâng cao chất
lượng giấc ngủ cho người bệnh.

download by :


9

1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến giác ngủ của người bệnh
1.2.1. Yếu tố nhân khẩu học
- Tuổi: theo tổ chức quốc gia về giấc ngủ (National Sleep Foundation), ở

từng độ tuổi khác nhau thì nhu cầu về giấc ngủ cũng khác nhau, trong đó trẻ nhỏ
cần thời gian ngủ nhiều hơn so với người lớn. Thời gian ngủ trung bình được
khuyến cáo là 7 - 9giờ/ngày. Tuy nhiên, tuổi càng cao thì hiệu quả giấc ngủ cũng
giảm đáng kể. Những người trên 60 tuổi thường xuyên thức giấc hơn nhiều người
trong độ tuổi 70 ngủ ít hơn 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày [31].
- Giới: từ một nghiên cứu được thực hiện với 150 người bệnh tại bệnh viện
Đại học Cumhuriyet, Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà khoa học đã kết luận rằng, nam giới có
chất lượng giấc ngủ tốt hơn so với phụ nữ. Lý do được đưa ra là phụ nữ hay phải lo
lắng nhiều về các công việc thường ngày như chăm sóc con cái và gia đình trong
thời gian ở viện. Một số nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự: phụ nữ thức
giấc nhiều lần hơn, tổng thời gian tỉnh giấc trong đêm nhiều hơn và chất lượng giấc
ngủ kém hơn so với nam giới [25].
- Nghề nghiệp: nghề nghiệp có ảnh hưởng đến thói quen giấc ngủ từng
người. Đối với hầu hết người lao động, ngày làm việc có giấc ngủ ngắn hơn những
ngày nghỉ. Nghiên cứu trên nhóm người lao động làm việc theo ca tại Canada, các
nhà khoa học đưa ra kết luận: người lao động làm việc theo ca không bao giờ có
giấc ngủ đủ, rất ít trong số họ thực sự có được giấc ngủ 8 giờ như họ cần. Giấc ngủ
ở những người lao động nặng (như người nông dân hay thợ xây...) cũng sẽ khác với
giấc ngủ của những nhân viên văn phòng, cảnh sát, hoặc bác sĩ.
1.2.2. Tình trạng bệnh
- Loại phẫu thuật: Phẫu thuật cấp cứu, phẫu thuật theo chương trình, phẫu thuật
mở, mổ phiên. Loại phẫu thuật có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ đặc biệt
trên những người bệnh thực hiện đại phẫu cho thấy chất lượng giấc ngủ kém [14] [48].
- Thời gian phẫu thuật: Về mặt lý thuyết, thời gian phẫu thuật kéo dài đi kèm
cùng với thời gian gây mê, các mơ bị hư hỏng nặng hơn. Nó có thể đại diện cho
mức độ nghiêm trọng của phẫu thuật. Vì vậy, nó có thể được giả định rằng chiều dài

download by :



10

của thủ tục phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến triệu chứng sau phẫu thuật. Kotzer
(2000) đã chứng minh rằng thời gian phẫu thuật chiếm 13% điểm số đau vào ngày
thứ ba sau khi phẫu thuật [5].
- Đau: 50 – 70% người bệnh với chứng đau mạn tính than phiền về chất
lượng giấc ngủ. Cảm giác đau tăng cường các kích thích đến vỏ não, gây gián đoạn
giấc ngủ. Mặt khác, tình trạng thiếu ngủ lại làm tăng nhạy cảm đau do ức chế tổng
hợp các chất giảm đau nội sinh [37].
Đau sau phẫu thuật được xác định là yếu tố vật lý, liên quan đến tổn thương
mô sau phẫu thuật. Đau sẽ kích động hóa và kích thích thần kinh ở các cơ quan
cũng như các cấp độ hệ thống, từ đó kích thích cảm giác khó chịu của đau đớn. Đau
vào ban đêm đặc biệt là có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh, chẳng hạn
như khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, thức dậy trong khi ngủ hoặc khơng có khả
năng quay trở lại giấc ngủ. Bằng chứng cho thấy đau sau phẫu thuật đã được tìm
thấy là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhất đến giấc ngủ người bệnh trong
những ngày đầu sau phẫu thuật [22] [32] [47]. Với các người bệnh phẫu thuật, đau
là điều không thể tránh khỏi, do vậy ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc
ngủ. Những đêm đầu sau phẫu thuật, đau làm cho phần lớn người bệnh thức trắng
đêm hay giấc ngủ chập chờn. Để cải thiện sức khỏe và tình trạng thiếu ngủ, ngồi
việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, nhiều người bệnh phải cần đến thuốc ngủ.
Khi đau giảm, giấc ngủ đến một cách tự nhiên, người bệnh ngủ đủ giấc và tình trạng
sau phẫu thuật cải thiện rõ rệt: vết phẫu thuật tiến triển tốt, tinh thần thỏa mái, vẻ
mặt tươi tỉnh và như vậy dự đốn sẽ có những giấc ngủ ngon vào đêm sau.
- Bệnh lý khác: rối loạn giấc ngủ như hội chứng ngừng thở khi ngủ và nhiều
bệnh lý khác có thể có tác động qua lại đến giấc ngủ. Các tình trạng gây gián đoạn
giấc ngủ bao gồm: suy tim sung huyết, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,
trào ngược dạ dày thực quản, bệnh tim mạch, rối loạn tuyến giáp, bệnh thận và gan
nặng. Các nguyên nhân trên gặp khoảng 24% ở nam giới và 9% ở phụ nữ Hoa Kỳ,
trong đó chứng ngừng thở khi ngủ là rối loạn giấc ngủ hay gặp nhất. Các yếu tố nguy

cơ của chứng ngừng thở khi ngủ bao gồm: béo phì, suy giáp hay do cấu trúc bất

download by :


11

thường ở vùng hầu họng trong các bệnh như bệnh to cực, hàm nhỏ...Rối loạn giấc ngủ
tắc nghẽn được đặc trưng bởi sự cản trở một phần hay toàn bộ đường thở trong khi ngủ
gây ra ngáy, giảm độ bão hòa oxy máu và dẫn đến xuất hiện cơn ngừng thở [17].
- Thuốc và các chất: một số thuốc dùng để điều trị bệnh lý thực thể và bệnh
tâm thần gây ảnh hưởng đến giấc ngủ sinh lý. Các thuốc hay gặp bao gồm thuốc
chống động kinh, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, thuốc chống trầm
cảm ba vòng, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng histamin và corticosteroid.
Nhóm chẹn beta giao cảm có thể làm tăng thời gian thức giấc, giảm giấc ngủ
REM và tăng nguy cơ xuất hiện cơn ác mộng. Hormon tổng hợp và thuốc giãn phế
quản loại beta-agonist có thể gây ra rối loạn lo âu, mất ngủ và thậm trí rối loạn tâm
thần. Các tác nhân co mạch như Dopamine có thể gây kích hoạt vỏ não và giảm
giấc ngủ sóng chậm [40].
Bên cạnh các thuốc có tác dụng điều trị, việc sử dụng các chất kích thích như
rượu, caffein, nicotine...cũng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ người bệnh.
1.2.3. Yếu tố tâm lý [26] [42]
Lo lắng được xác định là một trong những yếu tố tâm lý liên quan đến các
người bệnh cảm giác căng thẳng về an toàn, lo lắng về kết quả của điều trị, hoặc
kinh tế hậu quả ở những người bệnh sau khi được phẫu thuật ổ bụng. Lo lắng được
tìm thấy là một yếu tố gây gián đoạn giấc ngủ của người bệnh do những khó khăn
trong việc đi vào giấc ngủ. Ở những người bệnh sau phẫu thuật, bằng chứng cho
thấy sự lo lắng có được liên kết với một chất lượng kém của giấc ngủ.
Lo lắng là một trong những nhân tố chính ảnh hưởng đến giấc ngủ của người
bệnh. Một số lo lắng hay gặp ở người bệnh nội trú như: lo về kết quả hoặc những

tiên lượng xấu về bệnh tật, lo lắng về chi phí điều trị, về người thân, gia đình và
cơng việc khi họ phải nằm viện...Lo lắng làm tăng lượng noradrenaline do tăng hoạt
động của hệ thống thần kinh giao cảm. Điều này dẫn tới giảm giai đoạn thứ 4 của
giấc ngủ NREM, khiến họ khó đi vào giấc ngủ, thức giấc nhiều lần cũng như dễ gặp
ác mộng.

download by :


12

Lo lắng tạo nên một vòng luẩn quẩn: lo lắng dẫn đến mất ngủ, khi mất ngủ
BN lại lo lắng về giấc ngủ kém, lo lắng về cảm giác mệt mỏi trong những ngày tiếp
theo. Đó có lẽ là lý do khiến cho vấn đề càng trở nên tồi tệ.
1.2.4. Yếu tố mơi trường bệnh viện
Yếu tố mơi trường có liên quan chặt chẽ đến sự gián đoạn của giấc ngủ với
hệ số 0,795 [14]. Tiếng ồn, các hoạt động chăm sóc và điều trị trong khi ngủ, ánh
sáng ban đêm, nhiệt độ…có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau
phẫu thuật. [48] [11]
Tiếng ồn: mức tiếng ồn cao trong các bệnh viện là một tác nhân gây rối loạn
giấc ngủ. Nó chiếm khoảng 30% nguyên nhân gây thức tỉnh ở người bệnh nội trú,
nhất là trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tiếng ồn ở
các đơn vị chăm sóc đặc biệt có âm thanh trung bình trong khoảng 150 – 200 dB,
cao nhất vào các buổi tối, trên 80 dB lúc nửa đêm và 6 giờ sáng. Tiếng ồn do nói
chuyện của hay của người nhà vào thăm, do âm thanh phát ra từ máy móc theo dõi
đều có thể làm cho người bệnh khó đi vào giấc ngủ và làm giấc ngủ bị gián đoạn
[48] [3].
Ánh sáng: ngủ trong điều kiện ánh sáng không phù hợp cũng ảnh hưởng đến
chất lượng giấc ngủ. Nhiều nghiên cứu cho thấy ánh sáng trong lúc ngủ kéo dài thời
gian đi vào giấc ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ và tác động tiêu cực đến tình trạng

sức khỏe sau giấc ngủ. Theo nghiên cứu của Da Costa và M.F Ceolim, ánh áng quá
mức làm phiền đến giấc ngủ của 34,2% trong tổng số 117 người bệnh tại một bệnh
viện ở Brazil. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tập trung vào những người thợ,
công nhân làm việc theo ca trong các công xưởng cũng chỉ ra sự ảnh hưởng của ánh
sáng ban đêm đến tình trạng sức khoẻ. Ánh sáng vào ban đêm làm cho giấc ngủ
không được sâu, đầu óc căng thẳng và mỏi mệt. Kết quả là cân nặng của những
người này giảm sút rất đáng kể. Các nghiên cứu khác về ánh sáng với giấc ngủ của
người bệnh cũng cho kết quả tương tự [24] [48].

download by :


13

Nhiệt độ: nhiệt độ phòng bệnh cũng là yếu tố ảnh hưởng không hề nhỏ đến
giấc ngủ của người bệnh. Người bệnh thường bị thức dậy trong đêm do quá nóng
hoặc quá lạnh. [3]
Hoạt động chăm sóc điều dưỡng: những nghiên cứu trong thập kỉ qua cho
thấy các hoạt động chăm sóc ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh hơn là tác
động từ môi trường xung quanh. Các công việc như đo dấu hiệu sinh tồn, chăm sóc
vệ sinh, thực hiện thuốc...đơi khi khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ hoặc bị thức
tỉnh giữa đêm.
Tuy nhiên, để đo lường một cách khách quan các yếu tố như tiếng ồn, ánh
sáng,… địi hỏi phải có máy móc, phương tiện đo cho một nghiên cứu kỹ lưỡng. Vì
vậy trong một số nghiên cứu, các yếu tố này được đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan
của người bệnh.
1.3. Ứng dụng học thuyết: The Unpleasant Symptom Model [35].
* Cơ sở lý thuyết: The Unpleasant Symptom Model
Học thuyết The Unpleasant Symptom Model được phát triển bởi Lenz và các
cộng sự lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1995, các phiên bản cập nhật sau đó

được trình bày lần thứ hai vào năm 1997, bản sửa đổi này cung cấp một mô tả chính
xác hơn về tính phức tạp và tương tác về trải nghiệm của người bệnh với triệu
chứng.
Học thuyết này bao gồm ba phần: trải nghiệm của người bệnh với triệu chứng,
các yếu tố ảnh hưởng, và tác động đầu ra của triệu chứng (hay hiệu suất của triệu
chứng).
- Trải nghiệm của người bệnh với triệu chứng là nhận thức chủ quan của người
bệnh về mức độ nặng, mức độ ảnh hưởng, thời gian kéo dài và các đặc điểm chất
lượng khác của một triêu triệu chứng, cũng như kiểm tra các yếu tố liên quan ảnh
hưởng đến triệu chứng này.
- Các yếu tố ảnh hưởng được chia làm ba loại:
+ Các yếu tố sinh lý bao gồm chức năng bình thường của cơ thể, mức năng
lượng và các vấn đề bệnh lý, chấn thương.

download by :


14

+ Các yếu tố tâm lý bao gồm các trạng thái tinh thần của người bệnh, phản
ứng với bệnh tật hoặc mức độ không chắc chắn, mơ hồ về triệu chứng/bệnh của
người bệnh.
+ Các yếu tố môi trường bao gồm các yếu tố bên ngồi như xã hội, tình trạng
kinh tế, hơn nhân và tình trạng gia đình, nhiệt độ, tiếng ồn, ánh sáng, quy trình điều
dưỡng và các loại điều trị.
- Tác động đầu ra của triệu chứng là kết quả trải nghiệm của người bệnh với
triệu chứng bao gồm chức năng và hoạt động nhận thức, hay nói cách khác là hiệu
quả của triệu chứng.

Hình 1.4.1: The Unpleasant symptoms Model.

Lenz khẳng định: ba thành phần này có liên quan và mối liên quan có thể là
đối ứng. Yếu tố ảnh hưởng quyết định đến trải nghiệm của người bệnh với triệu
chứng, triệu chứng sau đó thay đổi tác động đầu ra của triệu chứng mà bao gồm sự
thay đổi về thể chất, tâm lý, xã hội. Ngược lại, tác động đầu ra của triệu chứng cũng
có thể ngược lại ảnh hưởng đến trải nghiệm của người bệnh với triệu chứng và các
yếu tố liên quan.

download by :


×