Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình thái dị hình vách ngăn ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

TRẦN MINH TRANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
VÀ HÌNH THÁI CỦA DỊ HÌNH VÁCH NGĂN
Ở BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HUẾ - 2018


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 3
1.1. Vài nét về lịch sử và tình hình nghiên cứu dị hình vách ngăn ..................... 3
1.2. Một số đặc điểm giải phẫu và sinh lý ứng dụng .......................................... 5
1.3. Nguyên nhân gây dị hình vách ngăn ..........................................................15
1.4. Cơ chế bệnh sinh của bệnh lý mũi xoang do dị hình vách ngăn................16
1.5. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ......................................................17
1.6. Các hình thái dị hình vách ngăn...................................................................21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................23
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................24
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách đánh giá ..................................................26
2.4. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................33
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu ..........................................................................34


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................35
3.1. Đặc điểm lâm sàng và hình thái dị hình vách ngăn ...................................35
3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và hình thái dị hình vách ngăn với
viêm mũi xoang mạn tính ...........................................................................43
Chương 4. BÀN LUẬN ......................................................................................51
4.1. Đặc điểm lâm sàng và hình thái dị hình vách ngăn ...................................51
4.2. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và hình thái dị hình vách ngăn với
viêm mũi xoang mạn tính ..........................................................................61
KẾT LUẬN .........................................................................................................67
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Bảng tính điểm độ viêm xoang của Lund - Mackay .........................32
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp................................................36
Bảng 3.2. Lý do vào viện chính .........................................................................37
Bảng 3.3. Triệu chứng cơ năng ..........................................................................38
Bảng 3.4. Mức độ của triệu chứng đau đầu .......................................................39
Bảng 3.5. Vị trí đau nhức đầu mặt .....................................................................39
Bảng 3.6. Biến chứng của viêm mũi xoang và dị hình vách ngăn ....................40
Bảng 3.7. Đặc điểm bên mũi có dị hình vách ngăn ...........................................41
Bảng 3.8. Mức độ viêm mũi xoang ...................................................................43
Bảng 3.9. Sự liên quan giữa hình thái DHVN với mức độ VMX trên lâm sàng ...44
Bảng 3.10. Sự liên quan giữa hình thái DHVN với mức độ VMX qua nội soi ....45
Bảng 3.11. Sự liên quan giữa hình thái DHVN với mức độ VMX qua CLVT ...45
Bảng 3.12. Sự liên quan giữa hình thái DHVN với các bên xoang viêm qua CLVT ...46
Bảng 3.13. Sự liên quan giữa vị trí DHVN với mức độ VMX trên lâm sàng ........47

Bảng 3.14. Sự liên quan giữa vị trí DHVN với mức độ VMX qua nội soi .........47
Bảng 3.15. Sự liên quan giữa vị trí DHVN với mức độ VMX qua CLVT ..........48
Bảng 3.16. Sự liên quan giữa vị trí DHVN với các bên xoang viêm qua CLVT ....48
Bảng 3.17. Sự liên quan giữa mức độ DHVN với mức độ VMX trên lâm sàng ......49
Bảng 3.18. Sự liên quan giữa mức độ DHVN với mức độ VMX qua nội soi..........49
Bảng 3.19. Sự liên quan giữa mức độ DHVN với mức độ VMX qua CLVT ..........50
Bảng 3.20. Sự liên quan giữa mức độ DHVN với các bên xoang viêm qua CLVT ...50
Bảng 4.1. So sánh bệnh nhân theo giới .............................................................51
Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ xuất hiện triệu chứng lâm sàng của các tác giả ...........55
Bảng 4.3. Mức độ viêm mũi xoang trên cắt lớp vi tính của các tác giả ............62


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới ...........................................................35
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi .................................................35
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo địa dư........................................................36
Biểu đồ 3.4. Thời gian mắc bệnh .........................................................................37
Biểu đồ 3.5. Mức độ của triệu chứng ngạt mũi....................................................38
Biểu đồ 3.6. Mức độ của triệu chứng chảy mũi ...................................................39
Biểu đồ 3.7. Mức độ của triệu chứng giảm khứu giác .........................................40
Biểu đồ 3.8. Đặc điểm hình thái dị hình vách ngăn .............................................41
Biểu đồ 3.9. Đặc điểm vị trí dị hình vách ngăn ...................................................42
Biểu đồ 3.10. Đặc điểm mức độ dị hình vách ngăn .............................................42
Biểu đồ 3.11. Mức độ viêm mũi xoang ................................................................43


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Trang
Hình

Hình 1.1. Các phân đoạn của vách ngăn theo tác giả Buyukertan....................... 4
Hình 1.2. Thành ngồi hốc mũi ........................................................................... 8
Hình 1.3. Vách ngăn mũi ..................................................................................... 9
Hình 1.4. Vùng K ...............................................................................................10
Hình 1.5. Luồng khí vào, thở ra qua hốc mũi ....................................................12
Hình 1.6. Con đường vận chuyển dịch tiết trên vách mũi xoang ......................15
Hình 1.7. Động tác đưa ống nội soi qua ba bước trong khám nội soi ...............18
Hình 1.8. Các vùng của hốc mũi lần lượt được quan sát ...................................19
Hình 1.9. Hình ảnh hốc mũi và các xoang trên CLVT tư thế Coronal ..............20
Hình 1.10. Gai vách ngăn ....................................................................................21
Hình 1.11. Vẹo vách ngăn hình chữ C .................................................................22
Hình 1.12. Vẹo vách ngăn hình chữ S .................................................................22
Hình 2.1. Gương Glatzel cải tiến .......................................................................24
Hình 2.2. Dụng cụ và các loại ống nội soi cứng ................................................24
Hình 2.3. Máy nội soi ........................................................................................25
Hình 2.4. Máy chụp cắt lớp vi tính ....................................................................25
Hình 2.5. Năm vùng của Cottle .........................................................................30
Hình 2.6. Mức độ lệch vách ngăn ......................................................................30
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Cơ chế dị hình vách ngăn gây viêm xoang .........................................17
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................26


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mũi là phần đầu của đường hô hấp nên có chức năng dẫn khơng khí từ mơi
trường ngồi vào phổi. Khơng khí đi vào mũi sẽ được làm ấm, làm ẩm, lọc bụi
và tiệt trùng một phần trước khi vào phổi [28]. Trong bệnh cảnh viêm nhiễm mũi

xoang, hốc mũi là một vùng giao lưu bệnh lý, là nơi nhận những yếu tố viêm
nhiễm từ môi trường bên ngồi đồng thời là nơi có thể cất giấu những bệnh tích
viêm nhiễm dịch mủ được bài tiết ra từ hệ thống mũi xoang. Kiểm soát được hốc
mũi sẽ là chìa khóa để chẩn đốn và điều trị triệt để viêm mũi xoang mạn tính.
Trong cấu tạo của hốc mũi, vách ngăn đóng một vai trị quan trọng để đảm
bảo vững chắc cho cấu trúc của mũi về thẩm mỹ và lưu thơng khơng khí. Những
sai lệch về tư thế và cấu trúc vách ngăn mũi biểu hiện bằng vẹo, lệch, mào, gai
hoặc dày chân vách ngăn, thậm chí có thể các dị hình này phối hợp với nhau tạo
nên những dị hình phức tạp của vách ngăn. Những dị hình này đều gây cản trở
khơng khí, ảnh hưởng sâu sắc tới sự lưu thơng khơng khí qua mũi, là yếu tố
thuận lợi trong bệnh viêm mũi xoang, gây viêm mũi xoang kéo dài, hốc mũi
càng trở nên khó kiểm sốt bởi những dị hình giải phẫu này.
Dị hình vách ngăn rất phổ biến trên dân số thế giới với tỷ lệ 77-90% theo
Samuel S.B [68]. Còn theo Ahn J. C., tỷ lệ dị hình vách ngăn trên thế giới
khoảng từ 34% đến 89,2% tùy theo từng vùng địa lý, chủng tộc, tuổi tác và cách
phân loại [45]. Ngay cả những dị hình vách ngăn nhỏ nhưng ở những vị trí then
chốt cũng gây ảnh hưởng đến sự thơng khí và đào thải niêm dịch. William và
John [70] cho rằng ở người lớn bình thường hiếm khi có vách ngăn thẳng, có thể
lệch với đường giữa, người ta khơng nhận ra sự khác biệt này cho đến khi họ có
bệnh lý viêm mũi xoang mạn tính hoặc có khó thở đường mũi.
Viêm mũi xoang mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc mũi và các xoang
cạnh mũi ít nhất 12 tuần trở lên [14] bao gồm các triệu chứng chính là chảy


2
mũi, ngạt mũi, đau nhức đầu, giảm khứu... và có thể gây biến chứng đến các cơ
quan lân cận như tai, mắt, họng, phổi. Viêm mũi xoang mạn tính là bệnh lý có
diễn biến chậm, thường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của
người bệnh.
Viêm mũi xoang là một bệnh phổ biến gặp ở 16% dân số trên thế giới [57].

Theo thống kê ở Mỹ có khoảng 18-35 triệu lượt bệnh nhân đi khám do viêm mũi
xoang mạn tính mỗi năm [62]. Ở Việt Nam, các nghiên cứu đều cho thấy viêm
mũi xoang mạn tính là bệnh rất hay gặp, ở miền Bắc chiếm khoảng 3-5% dân số,
ở miền Nam chiếm khoảng 5% dân số [7].
Trước đây, việc chẩn đốn viêm mũi xoang mạn tính có thể gặp khó khăn
do nhiều ngun nhân như triệu chứng khơng điển hình hoặc khơng phát hiện ra
các dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn. Kỹ thuật nội soi phát triển đã mở ra những trang
mới rực rỡ trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về mũi xoang, tình trạng
bệnh lý trong hốc mũi đã được làm sáng tỏ hơn xưa rất nhiều. Kỹ thuật chụp cắt
lớp vi tính mũi xoang hỗ trợ cho chẩn đoán nội soi để phát hiện những cấu trúc
nằm ở sâu, những hình ảnh giải phẫu bất thường mà ta không phát hiện được qua
thăm khám lâm sàng và nội soi, nâng cao thêm một bước trong việc chẩn đoán
và điều trị.
Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về mối liên quan giữa dị hình
vách ngăn với viêm mũi xoang mạn tính tuy nhiên vấn đề này vẫn còn nhiều
tranh cãi. Một số tác giả cho rằng hai bệnh cảnh này có mối liên quan với nhau
trong khi một số khác lại đưa ra kết luận ngược lại. Xuất phát từ những vấn đề
nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng
và hình thái của dị hình vách ngăn ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính”,
với hai mục tiêu sau:
1. Xác định đặc điểm lâm sàng và hình thái của dị hình vách ngăn.
2. Khảo sát mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và hình thái của dị hình
vách ngăn với viêm mũi xoang mạn tính.


3

Chương 1
TỔNG QUAN


1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DỊ HÌNH
VÁCH NGĂN
Dị hình hốc mũi đã được các thầy thuốc tai mũi họng quan tâm tới từ lâu, dị
hình làm cản trở sự lưu thơng của khơng khí qua đường mũi. Sự lưu thơng khơng
khí qua mũi kém làm ảnh hưởng tới các xoang và một số cơ quan khác. Đơi khi
nó là ngun nhân hoặc yếu tố thuận lợi gây ra bệnh lý mũi xoang. Dị hình vách
ngăn (DHVN) là một trong những dị hình hốc mũi thường gặp, đây là một vấn
đề cũ nhưng trở nên sôi động trong vài thập kỉ trở lại đây vì ngày càng được
nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu.
1.1.1. Trên thế giới
Năm 1964, Sawhney và Sinha đã phân chia mức độ vẹo vách ngăn theo độ
lệch nhẹ, trung bình và nặng (khơng thể nhìn thấy cuốn giữa bên mũi bị lệch
vách ngăn), lệch sụn và xương, trật khớp của vách ngăn sụn [69].
Năm 1987, Mladina đã phân loại DHVN như sau: Loại 1: lệch vẹo 1 bên
vùng van mũi, không chạm đến van mũi. Loại 2: như loại 1 nhưng chạm đến van
mũi. Loại 3: vách ngăn lệch sang 1 bên ở phía sâu tương đương đầu cuốn giữa.
Loại 4: DHVN ở 2 bên, lệch hình chữ S. Loại 5: mào vách ngăn. Loại 6: Một
bên vách ngăn có một cái rãnh giữa xương khẩu cái và mảnh đứng xương sàng,
bên kia vách ngăn có mào. Loại 7: kết hợp những loại trên [58].
Năm 2002, Buyukertan và cộng sự chia vách ngăn thành 10 phân đoạn:
trước trên (AS), trước giữa (AM), trước dưới (AI), giữa trên (MS), giữa trung
tâm (MM), giữa dưới (MI), sau trên (PS), sau giữa (PM), sau dưới (PI) và cuối
đuôi của vách ngăn mũi (CE) [47].


4

Hình 1.1. Các phân đoạn của vách ngăn theo tác giả Buyukertan [47]
Năm 2008, Mladina R. và cộng sự nghiên cứu trên 2589 bệnh nhân (1500
nam và 1089 nữ) ghi nhận DHVN phía bên trái có xu hướng nhẹ hơn và phổ

biến hơn so với bên phải và DHVN loại 3 là thường gặp nhất [58].
Năm 2010, Orlandi đã nghiên cứu sự liên quan giữa dị hình vách ngăn với
viêm mũi xoang mạn tính bằng cách đo độ lệch góc của vách ngăn qua phim
CLVT trên 305 bệnh nhân và kết luận rằng: dị hình vách ngăn có liên quan tới sự
gia tăng tỷ lệ viêm mũi xoang mạn tính tuy nhiên ảnh hưởng của dị hình này vẫn
cịn hạn chế [65].
Năm 2013, Prasad S. và cộng sự đã dựa vào cách phân loại DHVN của
Mladina để nghiên cứu sự liên quan giữa dị hình vách ngăn và viêm mũi xoang
mạn tính trên 120 bệnh nhân và đưa ra kết luận là khơng có sự liên quan giữa hai
bệnh lý trên [62].
1.1.2. Trong nước
Từ lâu, tác giả Võ Tấn đã mô tả DHVN bao gồm vẹo vách ngăn (vẹo chữ
C và vẹo chữ S), gai vách ngăn, mào vách ngăn và ở Việt Nam đã áp dụng
phương pháp kinh điển “xén vách ngăn dưới niêm mạc” để phẫu thuật chỉnh
hình vách ngăn [30].


5
Năm 2008, Nguyễn Văn Siêng đã giới thiệu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị dị hình vách ngăn có biến
chứng“. Tác giả đã kết luận: triệu chứng ngạt mũi chiếm 84,3%, và tỷ lệ viêm
mũi xoang chiếm 60,8% [27].
Năm 2010, Nguyễn Thị Thu Nga và Lâm Huyền Trân đã nghiên cứu phân
loại các hình ảnh vẹo vách ngăn mũi qua nội soi ứng dụng trong phẫu thuật
chỉnh hình vách ngăn. Tác giả dựa vào cách phân loại DHVN theo Mladina và
nhận thấy: Vẹo hình chữ C tương ứng với type 1, type 2, type 3. Vẹo hình chữ S
tương ứng với type 4. Mào vách ngăn tương ứng với type 5, type 6. Gai vách
ngăn tương ứng với type 5. Vẹo phức tạp tương ứng với type 7 [20].
Năm 2011, Nguyễn Tư Thế và cộng sự: khi nghiên cứu lâm sàng và hình
thái của DHVN tại BV Trung Ương Huế và BV Đại học Y Dược Huế. Tác giả đã

kết luận: triệu chứng lâm sàng thường gặp là ngạt mũi chiếm 88,5%, tiếp đến là
nhức đầu chiếm 80,3% [36].
Năm 2015, Nguyễn Phạm Phước Điền và cộng sự: khi nghiên cứu các đặc
điểm lâm sàng và nhức đầu ở bệnh nhân có điểm tiếp xúc trong mũi. Tác giả đã
kết luận: mào/gai/vẹo vách ngăn đơn thuần là nguyên nhân chính gây ra điểm
tiếp xúc cuốn dưới – vách ngăn chiếm 76% và triệu chứng lâm sàng thường gặp
nhất là ngạt mũi chiếm 59,7%, tiếp đến là nhức đầu chiếm 35,4% [9].
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ ỨNG DỤNG
1.2.1. Giải phẫu mũi ngoài
Mũi nằm ở giữa mặt, dưới sọ não, phía trong của mắt, trên miệng. Mũi ngồi
hơi giống hình tháp ba cạnh gồm có cấu trúc: xương sụn và phần mềm. Cực trên
tiếp giáp với xương trán gọi là rễ mũi. Phần gồ lên đi xuống dưới và ra trước gọi là
sống mũi. Phía trước và bên của mũi ngoài là cánh mũi. Hai lỗ mũi trước là phần
nằm ở dưới cùng. Phần trước trên của hốc mũi ngồi được tạo bởi xương chính mũi
và ngành lên của xương hàm trên, phía dưới được tạo bởi sụn bên và sụn cánh mũi.
Phần khung nâng đỡ này được các cơ bao phủ xung quanh [5].


6
1.2.2. Giải phẫu hốc mũi
Mũi gồm 2 hốc lồi lõm khúc khuỷu được ngăn cách nhau bởi một vách
ngăn thẳng đứng và mỏng. Ngay đầu hốc mũi, nằm ở thành trong và tương ứng
với vị trí phía trước đầu cuốn mũi dưới là vùng van mũi, đây là vùng hẹp nhất
của hốc mũi, là yếu tố quan trọng trong sự tắc nghẽn luồng khơng khí qua mũi và
tạo trở kháng cho hốc mũi [61]. Về cấu tạo được chia ra bốn thành: thành ngoài,
thành trong, thành trên và thành dưới.
1.2.2.1. Thành ngồi (hay vách mũi xoang)
Thành ngồi hốc mũi khơng phẳng do sự hiện diện của các xương cuốn.
- Xương cuốn:
Thơng thường có ba xương cuốn đi từ dưới lên trên gồm xương cuốn dưới,

xương cuốn giữa và xương cuốn trên, có khi có xương cuốn thứ tư là gọi là
xương cuốn Santorini nằm ở bên trên cuốn trên. Hiếm khi gặp cuốn thứ năm
(1%) là xương cuốn Zuckenkandi nằm ở bên trên xương cuốn Santorini.
Xương cuốn dưới là một xương độc lập, còn các xương cuốn khác thuộc về
xương cuốn sàng.
- Các ngách mũi:
Các ngách mũi có cùng số lượng và cùng tên với xương cuốn:
+ Ngách dưới: Nằm giữa mặt ngoài của lồi xương cuốn dưới và thành
mũi xoang. Lỗ lệ tỵ nằm ở trong ngách này.
+ Ngách giữa: Được giới hạn bên trong là mặt ngoài xương cuốn giữa,
bên ngoài là vách mũi xoang, trên vách này có những thành phần sau:
* Mỏm móc: là một xương nhỏ hình liềm, có chiều cong ngược ra sau.
Mỏm móc che khuất lỗ thơng xoang hàm ở phía sau, đây là một mốc giải phẫu
cơ bản để tìm lỗ thơng và đi vào xoang hàm trong phẫu thuật nội soi mũi xoang.
Mỏm móc có thể đi thẳng lên trên bám vào trần sàng, có thể dần cong ra phía
ngồi, hoặc quặt vào trong để gắn vào cuốn giữa. Mỏm móc có thể có các dạng
đặc biệt (q phát, q thơng khí, đảo chiều), gây chèn ép làm hẹp đường dẫn
lưu các xoang ở vùng khe bán nguyệt.


7
* Vùng Fontanell: ở phần trước và sau mỏm móc có những vùng
khuyết xương chỉ được che phủ bởi màng xương và niêm mạc có tên là vùng
Fontanell, có vùng Fontanell trước và sau theo tương quan với phần ngang sau
của mỏm móc. Một lỗ đổ ra của xoang hàm ở vùng này được gọi là lỗ thông
xoang hàm phụ. Kích thước và hình dạng lỗ thơng xoang hàm phụ khơng cố
định. Lỗ thơng xoang hàm phụ có thể là nguyên nhân gây nên bệnh viêm mũi
xoang mạn tính hoặc tái phát do hiện tượng “ dẫn lưu vòng”. Hiện tượng này xảy
ra khi các chất dịch trong lòng xoang hàm được hệ thống lông chuyển đưa đến lỗ
thông xoang hàm để di chuyển xuống họng, khi đến lỗ thông xoang hàm phụ thì

một phần dịch tiết di chuyển trở lại vào lịng xoang hàm.
* Bóng sàng: là tế bào sàng lớn nhất. Nó nằm trên vùng phễu, nằm phía
dưới mỏm móc. Khoảng giữa mỏm móc và bóng sàng là rãnh bán nguyệt. Ở đây
thường có nhóm tế bào sàng trước. Động mạch sàng trước thường bắt chéo qua
trần của tế bào này. Rãnh trên và sau của bóng sàng sẽ được hình thành khi bóng
sàng khơng phát triển lên cao đến đáy sọ. Rãnh trên bóng sàng là một cái khe
nằm giữa trần của bóng sàng và hố mắt.
* Khe bán nguyệt: là một khe giới hạn giữa bờ sau tự do và lõm của
mỏm móc và mặt trước lồi của bóng sàng. Trong khe này có các lỗ dẫn lưu của
hệ thống xoang sàng trước, xoang trán và xoang hàm.
* Tế bào sàng dưới ổ mắt (Tế bào Haller): tế bào này phát triển ra vùng
xương ngăn cách trần xoang hàm. Khi phát triển nó nằm dưới sàn ổ mắt, dính
vào trần xoang hàm và tạo nên thành ngồi phễu sàng. Khi phát triển q mức nó
có thể làm hẹp phễu sàng và cản trở đường thông của xoang hàm vào ngách mũi
giữa gây nên viêm xoang hàm – sàng trước [43].
* Phễu sàng: là phần sâu bên của khe giữa, là đường dẫn lưu mà qua đó
các chất tiết từ các tế bào sàng trước, xoang hàm và trong một số trường hợp cả
xoang trán được vận chuyển vào ngách mũi giữa. Phễu sàng là khoảng không
gian ba mặt nằm trong vùng sàng trước, giới hạn trong là niêm mạc mỏm móc,


8
ngoài là xương giấy, trên trước là mỏm trán xương hàm trên, trên ngoài là xương
lệ và sau là thành trước của bóng sàng.
* Phức hợp lỗ ngách: là tập hợp các cấu trúc ở vùng ngách mũi giữa:
mỏm móc, phễu sàng, các tế bào sàng trước và các lỗ thơng của các xoang: sàng
trước, hàm, trán. Khi có sự tắc nghẽn tuy nhỏ ở đây nhưng lại có tác động lớn
phát sinh bệnh tật cho các xoang lớn (hàm, trán, sàng) [43].
* Tế bào Agger nasi: là một tế bào sàng phát triển ở vùng trong
xương lệ; qua nội soi có thể thấy tế bào Agger nasi phồng ra như một ụ nhỏ

ngay phía trước và trên chỗ chân bám cuốn mũi giữa. Tế bào Agger nasi có
các giới hạn: phía trước là mỏm trán xương hàm trên, phía ngồi là xương
chính mũi, phía dưới ngồi là xương lệ, phía dưới trong là mỏm móc, phía
sau trên là thành trước ngách trán. Tế bào Agger nasi đổ vào khe bán nguyệt.
Khi phát triển quá mức làm hẹp ngách trán ảnh hưởng đến sự dẫn lưu xoang
trán gây viêm xoang trán mạn tính và tái phát [31].
+ Ngách trên: giới hạn bởi mặt trong cuốn trên và thành ngoài hốc mũi
trong ngách này có lỗ đổ của xoang sàng sau và xoang bướm.

Hình 1.2. Thành ngồi hốc mũi [10]


9
1.2.2.2. Thành trên (hay trần của hốc mũi)
Thành này có hình máng chạy từ trước ra sau rộng khoảng 3 đến 4 mm,
máng hơi hẹp ở giữa, được phân làm 4 đoạn: đoạn trước, đoạn sàng, đoạn bướm
trước, đoạn bướm dưới.
1.2.2.3. Thành dưới (hay sàn hốc mũi)
Có hình máng chạy từ trước ra sau, máng này rộng hơn ở trần hốc mũi,
được tạo bởi mấu khẩu cái của xương hàm trên với mảnh ngang của xương
khẩu cái.
1.2.2.4. Thành trong (hay vách ngăn mũi)

Hình 1.3. Vách ngăn mũi [49]
Vách ngăn chia mũi làm hai hốc mũi đối xứng, được tạo bởi các phần chính
là xương lưỡi cày ở phía sau dưới, mảnh đứng xương sàng ở phía sau trên, phía
trước là sụn tứ giác. Thành này thường mỏng nằm theo chiều đứng dọc và
phẳng, đôi khi ngả về một bên. Thứ tự từ trước ra sau gồm:
- Tiểu trụ: Chiều cao tiểu trụ bắt đầu từ đầu trên của nhân trung lên tới đỉnh
mũi. Tiểu trụ là phần vách, ngăn đôi sàn mũi và chia thành 2 lỗ mũi trước, tham

gia vào cấu tạo cửa mũi trước mà kích thước cửa mũi đóng vai trị quan trọng đối
với luồng khơng khí thở qua mũi.


10
- Vách ngăn màng: Vách này nằm giữa tiểu trụ phía trước và sụn tứ giác ở
phía sau, được cấu tạo bởi hai mặt da có lơng mũi mọc. Nằm giữa hai vạt da là tổ
chức liên kết mỏng.
- Vách sụn: Vách sụn được cấu tạo bởi sụn tứ giác. Đây là một trong ba bộ
phận cấu tạo nên phần cốt lõi của vách ngăn, nằm trong cái ngăn gọi là ổ vách
ngăn được bao bọc bởi màng sụn. Giữa sụn và bốn bờ liên quan của nó với các
xương cấu thành vách ngăn có bình diện bóc tách rất hữu ích trong phẫu thuật
vách ngăn. Các đường khớp giữa sụn và vách ngăn xương được bao bọc bởi
màng sụn. Màng sụn bọc sụn tứ giác còn kéo dài tới các phần phía sau. Sụn tứ
giác dày khơng đồng nhất, phần trước 2mm, phần sau 4mm. Bờ sau có 1 điểm
dày lên, khớp với mảnh đứng xương sàng tạo nên “củ” của vách ngăn, củ này
đóng vai trị quan trọng đối với chức năng phân luồng khơng khí qua mũi, cần
bảo vệ củ này nếu nó khơng đi cùng với dị hình vách ngăn. Chỗ gặp nhau giữa
sụn tứ giác và xương chính mũi tạo nên một góc chật hẹp là một vùng trọng yếu
trên bình diện kiến trúc của mũi được gọi là vùng “K” của Cottle, là chìa khóa
của vịm mũi hội tụ những lực khác nhau đảm bảo việc nâng đỡ tháp mũi. Phải
tôn trọng vùng “K” trong tất cả các loại phẫu thuật mũi [22].
K

Hình 1.4. Vùng K [22]
- Vách xương: nằm sau vách ngăn sụn gồm có mảnh đứng xương sàng ở
trên và xương lưỡi cày ở dưới.


11

+ Xương lưỡi cày nằm ở khoảng giữa vòm khẩu cái ở bên dưới và mảnh
đứng xương sàng ở trên và sụn tứ giác ở trước. Xương này có bốn bờ: bờ trên,
bờ dưới, bờ trước trên và bờ sau. Bờ trước trên chạy xiên từ trên xuống dưới, từ
sau ra trước, bờ này có dạng lõm lịng máng để tiếp khớp với mảnh đứng xương
sàng ở phần sau và trên, với sụn tứ giác ở phần trước và dưới. Bờ này thường
xảy ra những biến dạng của xương, cản trở luồng khơng khí qua mũi. Mọi bất
thường về giải phẫu cũng như các bệnh lý khác nhau của hốc mũi đều gây rối
loạn khác nhau với từng vùng nhất định.
+ Mảnh đứng xương sàng có 5 cạnh:
* Cạnh trên (phần đầu) nằm ngang chạy dọc từ trước ra sau dọc theo
mảnh ngang xương sàng.
* Cạnh sau (phần sống) đứng dọc, khớp với mào bướm trước.
* Cạnh trước trên (phần bụng) chạy xiên từ trên xuống dưới và ra
trước cạnh này tiếp giáp với những phần sau: ở phần cao tiếp giáp với mặt sau
của gai mũi xương trán và có nhiệm vụ chống đỡ cho gai này. Ở phần thấp của
cạnh này gắn với khớp giữa của 2 xương chính mũi nhưng khơng xuống tới đầu
dưới của khớp này.
* Cạnh trước dưới (phần đuôi) chạy xiên xuống dưới và ra sau, bờ
này dày lên ở phần tiếp giáp với sụn tứ giác. Màng xương bao bọc mảnh đứng
xương sàng hòa nhập với màng sụn bao bọc sụn vách nhưng khơng có tổ chức
liên kết xen giữa.
* Cạnh sau dưới chạy từ trên xuống dưới và ra trước gắn với xương
lưỡi cày. Ở bờ này có 1 khe nằm giữa xương lưỡi cày và mảnh đứng xương sàng,
kéo dài đến xương bướm.
- Biểu mơ của vách ngăn:
+ Vùng tiền đình mũi là biểu mơ biểu bì có lơng mũi mọc.
+ Vùng chuyển tiếp nằm giữa tiền đình mũi cho đến đầu xương cuốn
giữa và dưới là vùng giao thoa của biểu mô da và biểu mô hô hấp.



12
+ Vùng niêm mạc hơ hấp phủ tồn bộ phần cịn lại của vách ngăn, vùng
này có màu đỏ dày độ 2 - 3 mm. Chiều dày niêm mạc đạt tối đa ở vùng củ vách
và tối thiểu ở mảnh đứng xương sàng và sụn vách.
+ Vùng niêm mạc khứu giác: là vùng niêm mạc mỏng, nghèo tuyến với
diện tích khoảng 1 cm2 đối diện với bờ tự do của cuốn trên, vùng này tập trung
dày đặc các tế bào giác quan cảm nhận mùi, gần như khơng có tế bào giống như
biểu mơ hơ hấp và khơng có sự chuyển tiếp từ biểu mô hô hấp sang biểu mô
khứu giác [34].
1.2.3. Sinh lý mũi
1.2.3.1. Sự phân tầng của dòng khí
Mũi có hai chức năng cơ bản là đưa khơng khí thở qua mũi họng vào phổi
và đến cơ quan khứu giác.
Mũi là bộ phận đầu tiên thu nhận dòng khí cho đường hơ hấp, dịng khí sẽ đi
từ cửa mũi trước, qua tiền đình mũi, qua phần hốc trung gian rồi chia thành hai
luồng: luồng thứ nhất hướng về cửa mũi sau chiếm tầng dưới của hốc mũi hay cịn
gọi là tầng hơ hấp chiếm tồn bộ phần xốy của luồng khí, luồng thứ hai đi lên trên
đến tầng trên của hốc mũi hay còn gọi là tầng khứu giác.

Hình 1.5. Luồng khí vào, thở ra qua hốc mũi [34]


13
Hai phần lồi của xương và niêm mạc đảm bảo cho sự phân chia thành hai
luồng khơng khí. Đó là: phần lồi của xương cuốn giữa và phần lồi của niêm mạc
vách ngăn hay còn gọi là củ vách ngăn, ở vị trí đối diện xương cuốn giữa. Cả hai
tầng khứu giác và hô hấp mặc dù thông nhau từ trên xuống dưới nhưng lại khác
nhau về hình thái, tính chất niêm mạc, sự phân bố mạch máu và sự phân bố thần
kinh đối với từng chức năng riêng của mũi.
- Tầng khứu giác:

Luồng khơng khí đi lên vào rãnh khứu được dẫn đến điểm khứu giác. Rãnh
khứu là một rãnh hẹp tương ứng với phần lồi lên của sống tháp mũi, rãnh này bắt
đầu từ vùng tiền đình mũi đi lên phía trên của đê mũi và phía trên của rãnh hình
móc. Niêm mạc của tầng này như một tấm thảm mỏng, nghèo các tuyến nhầy và
ít lơng chuyển.
Vùng điểm vàng nằm ở đầu rãnh, trên một mặt phẳng nhỏ, mặt trong của
xương cuốn trên. Đây là vùng cảm nhận khứu giác, nơi tập trung các tế bào giác
quan có lơng xen lẫn với các tế bào chống đỡ và những tuyến thanh dịch của
niêm mạc, vùng này có khả năng thu nhận các phân tử mùi vị.
Do đó những dị hình ở tầng này thường gây ảnh hưởng đến khứu giác, đau
đầu mãn tính.
- Tầng hơ hấp:
Tầng này có một hành lang rộng hơn nhưng khúc khuỷu do sự có mặt của
xương cuốn giữa và xương cuốn dưới. Tồn bộ tầng hơ hấp được lát bởi một lớp
niêm mạc dày, là các tế bào biểu mơ có lơng chuyển và có nhiều tuyến chế tiết
nhày. Vùng dưới niêm mạc rất giàu mạch máu, mạng lưới mao mạch dưới niêm
mạc tạo nên tổ chức cương. Sự thay đổi lượng máu về mạng lưới mao mạch, cụ
thể là sự giãn mạch tạo nên hiện tượng xung huyết của niêm mạc mũi, làm chậm
lại tốc độ dịng khí.
Thần kinh cảm giác vùng này là từ thần kinh sàng khẩu cái (nhánh tận cùng
của thần kinh hàm trên), thần kinh phó giao cảm chi phối cho phản ứng vận


14
mạch và tiết dịch của niêm mạc. Khi có sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm hay cảm
xúc sẽ làm thay đổi sự cương của niêm mạc mũi.
Tầng hô hấp còn là một bộ phận chức năng làm cho khơng khí đi vào tương
đồng với mơi trường hơ hấp bên trong, khơng khí được làm sạch, làm ấm, làm
ẩm là nhờ sự có mặt của mạng lưới mao mạch dày đặc và giữ lại các dị vật nhờ
sự có mặt của lớp nhày bề mặt.

Vì vậy những dị hình ở tầng này chủ yếu gây cản trở đối với sự lưu
thơng khơng khí qua mũi, gây kích thích, biểu hiện bằng ngạt mũi, hắt hơi,
chảy mũi, đau đầu.
1.2.3.2. Cấu tạo, sinh lý niêm mạc vách ngăn
Là niêm mạc đường hơ hấp, đặc trưng bởi các tế bào trụ có lông chuyển,
gồm 3 lớp:
- Lớp biểu mô trụ giả tầng có lơng chuyển.
- Lớp màng đáy.
- Lớp mơ liên kết dưới biểu mơ.
Tồn bộ niêm mạc vách ngăn được bao phủ trên bề mặt bởi một thảm mỏng
chất nhầy do các tế bào chế tiết và tuyến dưới niêm mạc tiết ra. Lớp chất nhầy
này có vai trị đặc biệt quan trọng do những đặc điểm sinh lý, sinh hóa của nó,
tạo thành một mặt phẳng trung gian giữa niêm mạc và khơng khí hít vào là nơi
diễn ra các hoạt động trao đổi chất và loại trừ ngoại vật.
Niêm mạc vách ngăn cũng như hầu hết niêm mạc mũi là hàng rào cản trở cơ
học tự nhiên đối với các vật lạ xâm nhập vào mũi, giữ lại các vật lạ đưa xuống họng
để cuối cùng tiêu hủy bởi dịch a xít trong dạ dày nhờ hoạt dộng của hệ thống dịch
nhầy - lơng chuyển. Nó cịn tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch với dị
nguyên và góp phần vào cơ chế điều hịa nhiệt độ của luồng khơng khí hít vào [34].
1.2.3.3. Sự vận chuyển niêm dịch trên vách mũi xoang và vách ngăn
- Trên vách mũi xoang:
+ Thứ nhất, các dịch tiết từ xoang hàm, xoang trán và phức hợp sàng
trước tập trung lại ở phễu sàng hoặc ngay cạnh nó, từ vùng này dịch tiết vượt qua


15
phần sau mỏm móc, đi dọc theo mặt sau trong cuốn dưới để đến phần sau và trên
của họng mũi rồi đi đến loa vòi.
+ Thứ hai, dịch tiết từ xoang sàng sau và xoang bướm đổ ra rồi hội tụ lại
ở ngách bướm sàng. Từ đây được vận chuyển đến vần sau và phần trên của họng

mũi rồi đi đến loa vịi.

Hình 1.6. Con đường vận chuyển dịch tiết trên vách mũi xoang [24]
- Trên vách ngăn:
Dịch tiết trên vách ngăn mũi được vận chuyển gần như theo chiều đứng dọc
từ trên xuống đến sàn mũi, từ sàn mũi dịch tiết được vận chuyển ra phía sau để
hội tụ với con đường vận chuyển thứ nhất trên vách mũi xoang đổ xuống qua
phần trước dưới của loa vòi [24].
1.3. NGUN NHÂN GÂY DỊ HÌNH VÁCH NGĂN
Có hai ngun nhân gây nên DHVN:
- Bẩm sinh: chính sự phát triển làm thay đổi cấu trúc vách ngăn. Nguyên
nhân hay gặp là do sự phát triển quá mức, không cân xứng của xương lưỡi cày
và mảnh đứng xương sàng tiến về phía sụn tứ giác gây cong vẹo sụn này hoặc
tạo nên các dị hình ở khớp nối giữa 3 thành phần cấu tạo vách ngăn là sụn tứ


16
giác, xương lưỡi cày và mảnh đứng xương sàng. Sự phát triển khơng đối xứng
của xương lưỡi cày có thể làm một bên vách ngăn lớn hơn bên kia. Điều này tạo
thuận lợi cho sự hình thành mào, gai ở vách ngăn. Sự phát triển theo chiều thẳng
đứng quá mức của sụn tứ giác hay phần cao của khẩu cái có thể chèn ép cấu trúc vách
ngăn vào sàn sọ sẽ làm uốn cong sụn tứ giác, biến dạng xương lưỡi cày và mảnh
đứng của xương sàng. Sự khơng hồ nhập vào nhau giữa mào khẩu cái và vách
ngăn mũi sẽ tạo ra lệch, vẹo vách ngăn do phát triển mất cân đối quá nhiều.
Lệch, vẹo vách ngăn có thể gặp từ trong giai đoạn bào thai.
- Mắc phải: chấn thương là nguyên nhân thường gặp gây ra DHVN. Những
tai nạn hay chèn ép trong thời kỳ mang thai có thể gây ra lệch, vẹo vách ngăn. Trẻ
được sinh bằng đường tự nhiên có thể gây ra vẹo vách ngăn mũi và biến dạng mũi.
Bị ngã lúc còn nhỏ trong thời gian tập đi, thời kỳ vị thành niên và trưởng thành do
tai nạn, va chạm thể thao, đánh nhau là những nguyên nhân thường gặp. DHVN

nguyên nhân do chấn thương có hình thái đa dạng hơn do bẩm sinh, có thể xảy ra ở
bất cứ vùng nào của vách ngăn [3].
1.4. CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA BỆNH LÝ MŨI XOANG DO DỊ HÌNH
VÁCH NGĂN
Vách ngăn mũi có rất nhiều chức năng như phân chia luồng khơng khí vào
hai bên hốc mũi, nâng đỡ cấu trúc của mũi và duy trì hình dáng của mũi ngồi.
Chấn thương hoặc sự phát triển bất thường của vách ngăn có thể dẫn đến tắc
nghẽn dịng thơng khí qua mũi và ảnh hưởng đến cấu trúc thẩm mỹ của mũi. Sự
lưu thơng khơng khí giảm sẽ ảnh hưởng đến chức năng khứu giác, chức năng
làm ẩm, lọc khơng khí của mũi và giảm lượng oxy vào mũi. DHVN có thể gây ra
VMX mạn tính và đơi khi ảnh hưởng đến cấu trúc bên ngồi của mũi [66].
DHVN được xếp vào nhóm nguyên nhân bất thường về cấu trúc giải phẫu cùng
với các loại dị hình khe giữa như xoang hơi cuốn giữa, mỏm móc đảo chiều,
bóng sàng quá phát, tế bào đê mũi quá phát... và nó đóng vai trị quan trọng
trong cơ chế bệnh sinh của viêm mũi xoang mạn tính [60].


17
Dị hình vách ngăn

Bít tắc vùng
phức hợp lỗ ngách

Tắc lỗ thông tự nhiên

Giảm áp lực trong xoang

Ảnh hưởng trao đổi khí

Ứ đọng xuất tiết làm tăng

nguy cơ nhiễm khuẩn, virus,
nấm

Thấm dịch

Phù nề niêm mạc xoang

Di chuyển từ mũi vào xoang

Viêm xoang

Sơ đồ 1.1. Cơ chế dị hình vách ngăn gây viêm xoang [41]
1.5. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
1.5.1. Triệu chứng lâm sàng của dị hình vách ngăn
- Nhức đầu: Người bệnh thấy đau nhức sâu giữa hai hốc mắt lan về phía sau
đầu, kèm theo đó bệnh nhân có thể đau âm ỉ trong mũi hay đau dọc hai bên rễ
mũi, đau vùng thái dương hoặc vùng đỉnh chẩm. Có thể gây đâu nửa bên đầu
hoặc cả hai bên, đau từng cơn hay đau âm ỉ suốt cả ngày.
- Ngạt mũi: DHVN làm hẹp hốc mũi, ngạt mũi thường xuyên.
- Ngửi kém: DHVN làm biến đổi hốc mũi, những biến đổi này gây cản trở
cơ học luồng khơng khí đi tới tầng khứu giác. Cịn có thể do tổn thương niêm
mạc vùng khe khứu, do polype, do dị ứng làm phù nề niêm mạc khe khứu.
- Chảy máu mũi: DHVN gây cản trở luồng khơng khí, bề mặt trên của vách
ngăn bị khô dễ gây chảy máu hoặc những đợt viêm nhiễm vách ngăn vẹo lệch
tiếp xúc với vách mũi xoang gây viêm nhiễm tại chỗ, bong vảy và chảy máu.


18
- Dị ứng mũi: DHVN gây ra những kích thích vào niêm mạc mũi gây nên
những cơn dị ứng biểu hiện cảm giác ngứa mũi, hắt hơi, chảy dịch mũi trong...

- Viêm mũi xoang: DHVN gây nên sự kém thông khí ở mũi và rối loạn dẫn
lưu do bít tắc phức hợp lỗ thông xoang ở khe giữa của các xoang cạnh mũi làm
tích tụ dịch tiết và tạo thành môi trường nuôi cấy rất tốt cho vi trùng.
- Viêm họng mạn tính: Do ảnh hưởng ngạt tắc mũi gây ra bởi DHVN hoặc
mủ trong các xoang viêm thường xuyên chảy xuống họng làm người bệnh ln
đau rát họng, có cảm giác vướng trong họng, phải đằng hắng khạc nhổ.
- Suy nhược thần kinh: Cảm giác cáu gắt, mất ngủ, giảm trí nhớ. Nguyên
nhân do ngủ ngáy, mất ngủ gây ra bởi dị hình làm hẹp khu vực mũi họng, và khi
có biến chứng viêm mũi xoang mạn tính, một số bệnh nhân cũng có trạng thái
khó tập trung suy nghĩ, giảm trí nhớ hay tính tình cáu gắt hơn bình thường [8].
1.5.2. Nội soi mũi xoang
- Nội soi mũi đóng vai trị then chốt giúp chúng ta nhận biết: những bất
thường cấu trúc giải phẫu hốc mũi, tình trạng niêm mạc hốc mũi, đánh giá thành
bên hốc mũi: vùng PHLN [63].
- Quy trình nội soi hốc mũi được thực hiện theo ba bước như sau:

Hình 1.7. Động tác đưa ống nội soi qua ba bước trong khám nội soi [16]


19
+ Bước 1: Đưa ống nội soi dọc theo khe mũi dưới ,trong trường hợp có
mào vách ngăn mũi hoặc bệnh nhân có hẹp vùng này thì luồn ống nội soi giữa
cuốn mũi dưới và cuốn mũi giữa tới họng mũi. Từ đó phần sau hốc mũi được
quan sát trước, sau đó sẽ đánh giá phần này trước khi rút ống.
Trong khi thực hiện bước một, các cấu trúc sau đây cần được quan sát: phần
sau cuốn mũi dưới, lỗ vòi nhĩ, hố Rosenmueller cũng như thành sau của họng mũi.
+ Bước 2: Rút ống nội soi từ từ ra ngoài trong khi hướng đầu ống nội soi
lên trên của mặt trước xoang bướm vì phần dưới đã bị cuốn mũi trên che khuất,
cũng đồng thời tìm xem có dịng chất dịch tiết ra từ xoang bướm đến lỗ vòi nhĩ
hay khơng. Nếu có thể, đưa ống nội soi tiếp cận để quan sát cuốn mũi trên, lỗ

thông xoang bướm và phần sau của khe khứu.
+ Bước 3: Chúng ta sẽ nhẹ nhàng xoay đầu ống nội soi để luồn xuống
bên dưới cuốn giữa để tiếp cận vùng khe mũi giữa trong lúc quan sát xem có sự
hiện diện của dòng chất nhày chảy ra từ xoang hàm hay từ bóng sàng. Trong thì
này, lỗ thơng phụ của xoang hàm, vùng bờ sau của mỏm móc và bóng sàng cũng
như đường dẫn lưu của xoang trán lần lượt được quan sát và đánh giá [16].

Hình 1.8. Các vùng của hốc mũi lần lượt được quan sát [16]


20
1.5.3. Chụp cắt lớp vi tính mũi xoang
Chụp CLVT mũi xoang là một chỉ định rất cần thiết trong chẩn đốn viêm
mũi xoang mạn tính, để xác định những cấu trúc nằm ở sâu, những hình ảnh giải
phẫu bất thường mà không phát hiện được qua nội soi.
Thông thường người ta sử dụng 3 tư thế:
- Coupe coronal (cắt đứng ngang theo bình diện trán): Bệnh nhân nằm sấp
đầu ngửa, cằm tỳ vào vật đỡ hoặc nằm ngửa, đầu ngửa tối đa, đưa ra khỏi bàn
chụp. Mặt cắt vng góc với đường ống tai - ổ mắt. Diện cắt đi từ bờ trước
xoang trán đến bờ sau xoang bướm. Mỗi lát cắt cách nhau khoảng 3-4mm.
- Coupe axial (bình diện nằm ngang): Bệnh nhân nằm ngửa đầu thẳng, mặt
cắt song song với đường ống tai - ổ mắt. Diện cắt đi từ mào huyệt răng, đáy
xoang hàm lên đến trần xoang trán. Mỗi lát cắt cách nhau khoảng 3-4mm [23].
- Coupe sagittal (cắt đứng dọc vng góc bình diện trán): Ở những cơ sở có
kĩ thuật cao, máy CT scan xoắn ốc – đa lớp cắt và kỹ thuật dựng phim, có thể tái
tạo hình ảnh tồn cảnh các xoang nhìn nghiêng từ trước ra sau (trán – sàng trước
sau – bướm).

Hình 1.9. Hình ảnh hốc mũi và các xoang trên CLVT tư thế Coronal [54]



×