Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Tài liệu Hệ thống Ngân hàng và các Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt nam pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.6 KB, 48 trang )

1

Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam








Nghiên cứu đánh giá
Hệ thống Ngân hàng và các
Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt nam
Banking Sector and Joint Stock Commercial Banks in VietNam













Hà nội, 7-2004
2


MỤC LỤC
1 Môi trường kinh tế-xã hội _______________________________________________ 4
1.1 Sự tăng trưởng của nền kinh tế ____________________________________________ 4
1.1.1 Sự tăng trưởng của các khối ngành kinh tế __________________________________________5
1.1.2 Nhu cầu tiêu dùng trong nước ____________________________________________________6
1.1.3 Chu kỳ phát triển nền kinh tế_____________________________________________________6
1.1.4 Lạm phát ____________________________________________________________________6
1.1.5 Tỷ giá hối đoái________________________________________________________________8
1.1.6 Cán cân xuất nhập khẩu_________________________________________________________8
1.1.7 Hoạt động đầu tư _____________________________________________________________11
2 Tổng quan ngành ngân hàng ___________________________________________ 13
2.1 Định nghĩa về các sản phẩm của ngành ____________________________________ 13
2.1.1 Các sản phẩm dịch vụ mà ngành cung cấp: ________________________________________13
2.1.2 Các đối tượng sử dụng dịch vụ ngành Ngân hàng____________________________________14
2.2 Môi trường kinh tế xã hội________________________________________________ 14
2.2.1 Hệ thống doanh nghiệp, cơ sở khách hàng cho dịch vụ corporate banking. ________________14
2.2.2 Đời sống thu nhập dân cư, dịch vụ ngân hàng bán lẻ _________________________________17
2.3 Môi trường công nghệ___________________________________________________ 18
2.4 Tiến trình hội nhập _____________________________________________________ 18
2.4.1 Các thách thức của quá trình hội nhập_____________________________________________19
2.4.2 Cơ hội thách thức với hệ thống Ngân hàng Việt nam _________________________________21
2.4.3 Các mục tiêu hội nhập ( theo kế hoạch của NHNN) __________________________________22
2.4.4 Bảng phân tích SWOT đánh giá tác động của hội nhập tới các NHTMCP _________________22
2.5 Các cơ sở pháp lý hoạt động ngân hàng ____________________________________ 23
2.5.1 Một số đánh giá về môi trường pháp lý____________________________________________24
2.6 Cấu trúc thị trường ngân hàng ___________________________________________ 26
2.6.1 Giới thiệu chung (hệ thống ngân hàng tại VN) ______________________________________26
2.6.2 Ngân hàng Nhà nước__________________________________________________________27
2.6.3 Ngân hàng thương mại quốc doanh _______________________________________________29
2.6.4 Ngân hàng thương mại cổ phần__________________________________________________31

2.6.5 Ngân hàng nước ngoài_________________________________________________________31
2.7 Mối quan hệ của ngành với nền kinh tế ____________________________________ 32
3 Đánh giá hoạt động các ngân hàng thương mại cổ phần _____________________ 32
3.1 Các loại hình dịch vụ ___________________________________________________ 32
3.2 Hoạt động huy động vốn_________________________________________________ 33
3.2.1 Vốn điều lệ và hoạt động phát hành chứng khoán____________________________________35
3.2.2 Hoạt động huy động tiền gửi ____________________________________________________36
3.3 Hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng _________________________________ 37
3.3.1 Hoạt động tín dụng ___________________________________________________________37
3.3.2 Chất lượng tín dụng___________________________________________________________39
3.4 Dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác ____________________________________ 40
3.5 Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP ______________________________ 40
4 Các chỉ tiêu đánh giá ngân hàng ________________________________________ 41
4.1 Capitalisation__________________________________________________________ 41
3

4.2 Capital Adequacy ______________________________________________________ 43
4.3 Liquidity______________________________________________________________ 45
4.4 Asset quality___________________________________________________________ 45
4.5 Profitability ___________________________________________________________ 46
4.6 Efficiency _____________________________________________________________ 47


Bảng
Bảng 1-1: Tăng trưởng GDP của một số quốc gia và vùng lãnh thổ 4
Bảng 1-2:Kim ngạch xuất nhập khẩu và tỷ lệ nhập siêu 8
Bảng 1-3:Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu ( Triệu USD ) 9
Bảng 1-4:Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam 10
Bảng 2-1: Tình hình doanh nghiệp và đóng góp vào GDP 14
Bảng 2-2: Tín dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nước 1999-2002 16

Bảng 2-3: Tỷ trọng tín dụng và tốc độ tăng trưởng tín dụng với các DNNN 16
Bảng 2-4: Mức tín dụng dành cho các doanh nghiệp nhà nước từ hệ thống ngân hàng 30
Bảng 3-1: Nhu cầu của từng ngành đối với dịch vụ ngân hàng 32
Bảng 3-2: Thị phần tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam 36
Bảng 3-3: Biểu phí lãi suất huy động tiền gửi bằng VNĐ và USD 37
Bảng 3-4: Biểu phí lãi suất huy động tiền gửi bằng VNĐ và USD 37
Bảng 3-5: Dư nợ tín dụng và thị phần dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại 38
Bảng 3-6: Chất lượng tín dụng của một số NH TMCP 39
Bảng 3-7: Hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại 39
Bảng 3-8: Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của một số ngân hàng TMCP 40
Bảng 4-1: Sơ đồ hệ thống ngân hàng 48



Biểu
Biểu 1-1:Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1999-2003 4
Biểu 1-2:Tăng trưởng kinh tế phân theo ngành 5
Biểu 1-3:Tốc độ tăng trưởng bán lẻ, giai đoạn 6
Biểu 1-4:Thay đổi chỉ số giá cả theo tháng năm 2002-2003 ( tháng trước =100) 7
Biểu 1-5: Tỷ giá USD/ VND năm 2003 8
Biểu 1-6: Vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế 11
Biểu 2-1: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư 15
Biểu 2-2: Hiệu quả các doanh nghiệp 17
Biểu 2-3: Thị phần dư nợ của các ngân hàng 28
Biểu 2-4: Dư nợ tín dụng phân theo ngành kinh tế 29
Biểu 3-1: Tình hình hoạt động huy động vốn của hệ thống ngân hàng thương mại 33
Biểu 3-2 : Huy động vốn của các ngân hàng 33
Biểu 3-3: Hoạt động huy động vốn của các NHTM 34
Biểu 3-4: Vốn cổ phần của một số các ngân hàng TMCP 35
Biểu 3-5: Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế 39

Biểu 4-1: Vốn điều lệ của các Ngân hàng 41
Biểu 4-2: Tổng tài sản của các ngân hàng 42
Biểu 4-3: Tỷ lê Equity/Asset 42
Biểu 4-4: Hệ số CAR 44
Biểu 4-5: Nợ khó đòi 46
Biểu 4-6: Khả năng sinh lời 47

4

1 Môi trường kinh tế-xã hội
1.1 Sự tăng trưởng của nền kinh tế
Năm 2003 là một năm nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao, mặc dù trong những
tháng đầu năm 2003, chịu ảnh hưởng của những sụ kiện như dịch bệnh SARS tại khu vực và
chiến tranh Iraq, nhưng tăng trưởng GDP vẫn đạt mức cao trong vòng ba năm trở lại đây,
tăng 7.24% so với năm 2002.
Biểu 1-1:Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1999-2003
GDP ( giá so sánh 1994)
0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
5.00%
6.00%
7.00%
8.00%
1999 2000 2001 2002 2003
Nghìn tỷ đồng
% tăng trưởng
0

50
100
150
200
250
300
350
400
GDP Nghìn tỷ Tăng trưởng

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê Hand book 2003.
Trong vòng 10 năm qua, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng ổn định trung bình là 7%.
Vượt qua thời kỳ tăng trưởng thấp năm 1998 (6%) và 1999 (5%) do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế khu vực, Việt Nam đã hồi phục và duy trì mức tăng trưởng GDP trong 4
năm gần đây là 7%/năm. Trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới bị suy
giảm, sự tăng trưởng này của Việt nam được coi là một thành tích đáng khích lệ.
Hiện nay, Việt Nam đang ngày càng mở cửa và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới,
với kim ngạch xuất khẩu đạt 19,9 tỷ USD (50% GDP), tăng 19% so với năm 2002, do đó, các
hoạt động kinh tế trong nước đều chịu sự ảnh hưởng bởi các biến động kinh tế của các quốc
gia trong khu vực và trên thế giới. Sự tăng trưởng hay suy thoái của các đối tác kinh tế lớn
trên thế giới sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu, hoại động sản xuất kinh
doanh trong nước và sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Bảng 1-1: Tăng trưởng GDP của một số quốc gia và vùng lãnh thổ
2001 2002 2003 2004
Đông Á 3.5 5.8 5.0 5.7
Các nước phát triển Đông Á 5.5 6.6 6.5 6.5
Đông Nam Á 2.4 4.4 4.5 4.9
Indonesia 3.4 3.7 3.5 4.0
Malaysia 0.4 4.2 4.6 5.4
Philippines 3.2 4.6 4.0 4.2

Thailand 1.9 5.2 5.8 6.0
China 7.3 8.0 7.8 7.4
Hàn Quốc 3 6.3 3.0 5.1
3 nước NIEs khác -1.3 2.9 2.2 4.3
Nhật Bản 0.4 0.2 1.9 1.2
Nguồn: World Bank (oct- 2003)
5

Năm 2003 xuất khẩu của Việt Nam tăng khá cao hơn mức tăng 10% của năm 2002, nguyên
nhân chính dẫn đến sự thay đổi này là do: nhu cầu thị trường thế giới tăng nên giá một số mặt
hàng tăng, đáng kể là giá dầu, cà phê và cao su. Hơn nữa việc thực hiện Hiệp định thương
mại Việt - Mỹ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu vào thị trường này. Sản
xuất trong nước tăng cao và ổn định tạo tiền đề cho tăng lượng hàng xuất khẩu. Nhà nước đã
tập trung chỉ đạo và điều hành hoạt động xuất nhập khẩu một cách có hiệu quả ngay từ những
tháng đầu năm.
Sang năm 2004, nhiều sự kiện, diễn biến phức tạp xảy ra ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh
tế: dịch cúm gia cầm ở nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam …
Riêng đối với Việt Nam, hạn hán và rét đậm kéo dài ở các tỉnh phía Bắc, giá cả trong nước
và giá nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu cho sản xuất phục vụ các nhu cầu trong nước tăng
cao ảnh hưởng đến đời sống sản xuất và dân cư. Tuy vậy, Chính phủ đã có những giải pháp
cần thiết để đối phó với những khó khăn trên.
Như vậy, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động xuất khẩu cũng như hoạt động kinh tế
do nhiều yếu tố bên ngoài và bên trong nền kinh tế, Việt Nam vẫn đạt được những mức tăng
trưởng đáng kể trong thời gian qua. Dự đoán Việt Nam sẽ giữ vững được tốc độ tăng trưởng
kinh tế bằng các năm qua, chất lượng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng được
nâng cao.
1.1.1 Sự tăng trưởng của các khối ngành kinh tế
Trong 7,24% tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của nước ta năm 2003 khu vực công
nghiệp và xây dựng đóng góp 3,86%; khu vực dịch vụ đóng góp 2,68%; khu vực nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,70%. Nếu quan sát trong 4 năm liền mức đóng góp vào tăng

trưởng kinh tế các năm 2000-2003 của khu vực công nghiệp tương đối cao và ổn định, của
khu vực dịch vụ tăng dần, còn của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản thấp và không ổn
định.
Biểu 1-2:Tăng trưởng kinh tế phân theo ngành
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nướ
c phân
theo khu vực
0.00
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
12.00
2000 2001 2001 2003
Nông lâm nghiệp,
thuỷ sản
Công nghiệp và
xây dựng
Dịch vụ

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2003
Khối ngành công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao, xấp xỉ 10% kể từ năm 2000
cho đến nay. Riêng công nghiệp tăng 10.27% cao hơn mức tăng 9.12% của năm 2002.
6

Khối ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có mức độ tăng trưởng thấp, năm 2003 chỉ
tăng 2.78% so với mức tăng 4.01% của năm 2002. Riêng ngành thuỷ sản và chế biến xuất
khẩu thuỷ sản là ngánh kinh tế xuất khẩu mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng khá.
Đối với khu vực dịch vụ, mức tăng 6.57% của năm nay cao hơn một chút so với mức 6.54

của năm 2002.
Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng trong những năm qua đạt mức tăng trưởng cao,
đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của cả nước.
1.1.2 Nhu cầu tiêu dùng trong nước
Nhu cầu trong nước gia tăng là động lực cho sự tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng tiêu
dùng trong nước tăng dần lên kể từ năm 1999. Năm 2003, co ảnh hưởng dịch SARS từ những
tháng cuối qúi I và đầu qúi II nên lượng khách du lịch giảm mạnh, nhu cầu tiêu dùng trong
nước cũng giảm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2003 đạt 310,5
nghìn tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2002.
Biểu 1-3:Tốc độ tăng trưởng bán lẻ, giai đoạn
Tốc độ tăng trưởng bán lẻ
0
2
4
6
8
10
12
14
16
1999 2000 2001 2002 2003
Tốc độ tăng
trưởng bán lẻ

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Chi tiêu đối với các sản phẩm lâu bền tăng nhanh, tăng trưởng doanh số đối với các mặt
hàng như tiêu dùng như xe hơi, tivi, vật liệu xây dựng thể hiện nhu cầu tiêu dùng cá nhân
trong nước ngày một tăng cao. Cầu trong nước tăng là yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển
sản xuất trong nước.
1.1.3 Chu kỳ phát triển nền kinh tế

Kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng ổn định là 7 % qua 2 năm gần đây (xem Biểu1), nền
kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng, các ngành kinh tế cũng trong giai đoạn
tăng trưởng song song với nền kinh tế Việt Nam.
1.1.4 Lạm phát
Năm 2003, giá cả đầu vào nguyên liệu như xăng dầu, gas, sắt thép, phân bón, phôi thép nhập
khẩu, bông, sợi, nguyên liệu cho các ngành dệt may, da giày, dược phẩm, dược liệu đều đồng
loạt tăng mạnh từ 20-30%. Hầu hết các mặt hàng tăng giá trên là nguyên liệu đầu vào của
ngành sản xuất, giá phân bón urê tăng 9%, giá phôi thép nhập khẩu tăng lên 308 USD/ tấn,
7

tăng 38% so với năm 2002, mức cao nhất trong 30 năm gần đây. Giá thép xây dựng trong
nước tăng 300-500 đồng/ kg, lên 5300- 5600 đồng/kg.
Biểu 1-4:Thay đổi chỉ số giá cả theo tháng năm 2002-2003 ( tháng trước =100)
Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm
98
99
100
101
102
103
Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec
2002
2003

Nguồn: Tổng cục thống kê
So với tháng 12 năm 2002 giá tiêu dùng tháng 12 năm 2003 tăng 3%, thấp hơn mức tăng 4%
của năm 2002. Trong tổng số, giá lương thực thực phẩm tăng 2,8%; nhóm dược phẩm, y tế
biến động mạnh nhất, tăng tới 20,9%; giáo dục tăng 4,9%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng
4,1%; đồ uống và thuốc lá tăng 3,5%; hàng may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 3,4%; riêng
phương tiện đi lại, bưu điện giảm 2% và văn hoá thể thao giải trí giảm 1,3%.

Chỉ số CPI của 4 tháng đầu năm 2004 đã tăng 5,4% so với tháng 12 năm 2003 và tăng 6% so
với cùng kỳ năm trước. Tăng cao nhất là giá lương thực, thực phẩm tới 9,5% trong đó giá
lương thực tăng 8,4%, giá thực phẩm tăng 10,6%, dược phẩm y tế tăng 5,6%.
Hiện tại, Nhà nước đã có nhiều giải pháp bình ổn giá một số nguyên liệu đầu vào chiến lược
như thép, phân bón, xăng dầu, tuy nhiên giá của những loại nguyên liệu này vẫn chưa giảm
nhiều. Đây là sức ép tăng đầu vào trên diện rộng, làm chi phí và giá thành tăng cao, tác động
đến đầu ra. Chẳng hạn, tăng giá xăng dầu khoảng 7% từ 22-02-2004 đã và sẽ tác động dây
chuyền đến chi phí đầu vào của hầu hết các doanh nghiệp trên cả nước, buộc họ phải giảm
sản xuất, tăng giá bán sản phẩm, dịch vụ.
Theo nhiều nhà chuyên gia, sức ép tăng giá những tháng còn lại của năm 2004 vẫn còn tiềm
ẩn. Dịch cúm gia cầm vừa diễn ra trên phạm vi toàn quốc, làm mất đi 20-25% nguồn cung
ứng thực phẩm trên thị trường. Nay dịch cúm gia cầm tuy đã khắc phục, nhưng việc khôi
phục lại đàn gia cầm còn tốn rất nhiều thời gian, giá thực phẩm thay thế sẽ còn ở mức cao.
Một số nông sản có liên quan đến xuất khẩu như lúa gạo đang có nguy cơ lên cơn sốt giá
trong khi nguồn xuất khẩu khó khăn. Hiện giá lúa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long xấp
xỉ 2.000 - 2.400 đồng/kg.
Còn nhiều yếu tố có thể làm giá tăng từ nay đến cuối năm. Từ 01-04-2004, Nhà nước tăng
tiền lương và các khoản trợ cấp cho các đối tượng đã nghỉ hưu và chính sách xã hội. Tháng
10-2004 sẽ điều chỉnh tăng lương đối với khu vực hành chính sự nghiệp, tạo tâm lý lương
8

tăng - giá tăng. Ngoài ra, giá cả tăng đối với một số mặt hàng phụ thuộc nhập khẩu còn do tỷ
giá USD/VNĐ có xu hướng tăng nhẹ. Đồng USD đang dần hồi phục theo đà hồi phục của
kinh tế Mỹ trong khi USD chiếm 80% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta.
1.1.5 Tỷ giá hối đoái
Đồng Việt Nam liên tục giảm giá so với đồng đô la Mỹ trong mấy năm qua, năm 2000 đồng
VND giảm 3.5% so với USD, năm 2001 giảm 3.9%. Nguyên nhân sự giảm giá của đồng Việt
Nam do nhu cầu nhập khẩu trong nước vẫn tăng, đồng thời nhu cầu nhập khẩu vàng trong
nước cũng tăng, từ 60 tấn năm 2000 lên 73 tấn năm 2001. Bên cạnh đó, giá vàng trên thế giới
liên tục tăng, do vậy nhu cầu về đồng đô la cho thanh toán nhập khẩu tăng. Do đó đồng Việt

nam tiếp tục giảm giá so với USD.
Biểu 1-5: Tỷ giá USD/ VND năm 2003
Tỷ giá USD/VNĐ năm 2003
15300
15350
15400
15450
15500
15550
15600
15650
15700
Jan-03
Fev-03
Mar-03
Apr-03
May-03
Jun-03
Jul-03
Aug-03
Sep-03
Oct-03
Nov-03
Dec-03
Tỷ giá
USD/VNĐ

Nguồn: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD tăng có lợi cho các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Trong các năm tới đồng USD vẫn có xu hướng tăng. Tuy nhiên hiên nay đồng Euro cũng

đang dần trở thành một đồng tiền thanh toán quốc tế, trong khi đồng USD đang giảm giá so
với đồng Euro nên khả năng tăng giá mạnh của USD so với VND sẽ không mạnh.
Việc tỷ giá giữa đồng USD và VND tăng mạnh có thể đẩy giá thành sản xuất do sản phẩm
nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là các yếu tố đầu vào sản xuất như xăng dầu, phân bón, sắt
thép, máy móc thiết bị, điều này sẽ làm chí phí của nhiều ngành sản xuất trong nước tăng. Vì
vậy, tỷ giá giữa USD và VND chỉ có thể điều chỉnh tăng dần trong thời gian tới.
Hiện nay, đồng Euro cũng trở thành một đồng tiền thanh toán chính trong quan hệ thương
mại quốc tế. Trong hai năm qua, đồng Euro đã tăng 24% so với đồng đô la Mỹ, tỷ giá giữa
Euro và VND liên tục tăng, hiện 1 Euro = 19.026 VND. Tỷ giá của đồng Euro so với VND
tăng sẽ đẩy giá nhập khẩu đối với các mặt hàng từ khu vực châu Âu tăng, đây là áp lực làm
đồng Việt nam mất giá và lạm phát trong nước tăng cao.
1.1.6 Cán cân xuất nhập khẩu
Bảng 1-2:Kim ngạch xuất nhập khẩu và tỷ lệ nhập siêu
9

Năm Xuất khẩu (triệu
USD)
Tốc độ tăng (%) Nhập khẩu
(triệu USD)
Tốc độ tăng (%) Nhập siêu (triệu
USD)
Tỷ lệ nhập siêu
(%)
1998 9.360,3 1,9 11.499,6 -0,8 2.139,3 22,9
1999 11.541,4 23,3 11.742,1 2,1 200,7 1,7
2000 14.482,7 25,5 15.635,5 33,2 1.153,8 8,0
2001 15.027,0 3,8 16.162,0 3,4 1.135,0 7,6
2002* 16.530,0 10,0 19.300,0 19,4 2.770,0 16,8
2003* 19.880 19,0 24.995,0 26,7 5.115,0 25,73
2004** 7.390 16,1 8.675,0 8,2 1.285 17,39

Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt nam và Intellasia (* Ước ** 4 tháng đầu năm)
Các chỉ số thống kê cho thấy nền kinh tế Việt nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu, trong
những năm 1998 đến 2000 tỷ lệ nhập siêu đã giảm về kim ngạch lẫn tỷ lệ. Trong năm 2003,
giá trị nhập khẩu đã tăng vọt lên 24.955 triệu USD, giá trị nhập siêu đạt 5.115 triệu USD với
tỷ lệ nhập siêu là 25,73%.
Hoạt động xuất khẩu
Bảng 1-3:Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu ( Triệu USD )
2002
( Triệu US$)

2003
( Triệu US$)

% thay đổi

Tổng xuất khẩu 16.530

19.880

19,0

Doanh nghiệp trong nước 8.762

9.868

11,7

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 7.768

10.012


27,2

Điều 52

48,1

-5,3

Cao su 263

383,0

43,1

Cà phê 317

473

46,7

Chè 82,7

59,5

-27,9

Gạo 726

719


-0,9

Hạt điều 212

282,5

35,2

Hạt tiêu 108

104

-3,0

Dầu thô 3.226

3.777

15,5

Than 149

180

15,4

Thuỷ sản 2.024

2.225


19,2

Dệt may 2.710

3.630

31,9

Giày dép 1.828

2.225

19,2

Điện tủ,máy tính, linh kiện 505

686

39,4

Nguồn: Intellasia – www.Intellasia.com
Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, chủ yếu là các sản phẩm như dầu thô, dệt may,
da giày, thuỷ sản. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng sơ chế, do
đó giá trị sản phẩm xuất khẩu không cao.
10

Các mặt hàng xuất khẩu như dệt may, giày dép, thuỷ sản là những mặt hàng tận dụng nhiều
nhân công, công nghệ vừa phải, đây là những mặt hàng có lợi thế xuất khẩu của Việt Nam.
Trong những năm qua, các mặt hàng dệt may, da giày và thuỷ sản tăng cả về tỷ trọng và giá

trị xuất khẩu.
Các mặt hàng dầu thô, cà phê và cao su là những măt hàng trong năm 2003 được hưởng lợi
nhiều do giá tăng lên. Tuy lượng xuất khẩu tăng thấp hoặc giảm nhưng kim ngạch vẫn tăng
lên khá cao: Kim ngạch xuất khẩu dầu thô tăng 15,5% trong khi lượng chỉ tăng 1,7%; kim
ngạch cà phê tăng 46,7%, lượng giảm 2,6%; kim ngạch cao su tăng 43,1%, lượng giảm 2,3%.
Bên cạnh đó giá xuất khẩu gạo giảm so với năm 2002 nên mặc dù lượng xuất khẩu gạo tăng
17,9% so với năm trước nhưng kim ngạch vẫn giảm -0,9%.
Các mặt hàng xuất khẩu giảm mạnh là rau quả, giảm -24,5% do hạn chế của thị trường chính
là Trung Quốc và chè giảm -27,9%, chủ yếu do không xuất được chè vào thị trường Iraq.
Nguyên nhân chính dẫn đến xuất khẩu năm 2003 tăng khá cao (+16%) so với mức tăng 10%
của năm 2002 và cao hơn mục tiêu kế hoạch đề ra là:
- Nhu cầu thị trường thế giới tăng nên giá một số mặt hàng tăng, đáng kể là giá dầu, cà
phê và cao su. Việc thực hiện hiệp định thương mại Viêt-Mỹ giúp cho các doanh
nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu vào thị trường này, nhất là các mặt hàng dệt may và
thuỷ sản.
- Sản xuất trong nước tăng cao và ổn định tạo điều kiện tạo tiền đề cho tăng lượng hàng
xuất khẩu.
- Nhà nước đã tập trung chỉ đạo và điều hành hoạt động xuất nhập khẩu một cách có
hiệu quả ngay từ những tháng đầu năm.
Kim ngạch xuất khẩu quí I năm 2004 ước tính đạt 5,4 tỷ USD, tăng 15,1% so với quí 1 năm
trước. Một số mặt hàng xuất khẩu như dầu thô, dệt may, giày dép, điện tử, máy tính, thủ công
mỹ nghệ, gạo, cà phê, sản phẩm gỗ và hải sản là những mặt hàng trong quí I đều có kim
ngạch từ một trăm triệu USD trở lên, đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động nhập khẩu
Bảng 1-4:Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam
2002
( Triệu US$)
2003
( Triệu US$)
% thay đổi


Tổng nhập khẩu 19.300

24.995

19,0

Doanh nghiệp trong nước 12.716

16.270

24,9

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 6.584

8.725

30,1

Ô tô 576

812

30,3

Máy móc và linh kiện 3.700

5.350

41,1


Thép & phôi thép 1.317

1.642

23,1

Phân bón 464

604

26,5

Xăng dầu 2.017

2.410

19,5

Hoá chất 404

510

25,7

Dược phẩm 312

370

15,5


Nhựa 615

771

25,1

11

Cotton 93

103

6,0

Sợi nylon 312

295

-6,2

Nguyên, phụ liệu ngành dệt may 1.781

2.039

19,2

Xe máy 356

302


-28,6

Nguồn: Intellasia – www.Intellasia.com
Về cơ cấu nhập khẩu, các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu đầu vào
của các ngành sản xuất như xăng dầu, phân bón, sắt thép, dệt may, máy móc và linh kiện.
Đối với mặt hàng dệt may, giá trị nhập khẩu sợi, cotton và nguyên phụ liệu đầu vào khác
năm 2002 là 2.437 triệu USD chiếm 67% giá trị xuất khẩu ngành. Như vậy, việc sản xuất và
xuất khẩu mặt hàng dệt may cũng như ngành da giày còn mang tính chất gia công cho nước
ngoài do tỷ trọng nguyên liệu nhập khẩu đầu vào còn lớn.
Cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt nam còn có những mất cân đối. Việc nhập máy móc thiết bị,
hàng tiêu dùng nhập khẩu còn nhiều làm ảnh hưởng đến phát triển sản xuất trong nước.
Những máy móc thiết bị có hàm lượng công nghệ cao nhằm phát triển sản xuất được nhập
khẩu với khối lượng còn ít, trong khi đó nhập khẩu các loại nguyên liệu đầu vào rất nhiều.
Điều này thể hiện ở chỗ kim ngạch nhập khẩu máy móc công nghệ từ các quốc gia phát triển
như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản còn khiêm tốn, trong khi chúng ta lại xuất siêu sang lớn
sang các thị trường này. Việt Nam nhập khẩu rất lớn từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Đài
Loan, Singapore trong đó một khối lượng lớn là nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho 2 ngành
dệt may và da giày. Điều này chứng tỏ việc xuất khẩu các mặt hàng dệt may và da giày còn
mang tính gia công cho nước ngoài, giá trị ngoại tệ mang về ít và chưa thúc đẩy sản xuất
trong nước đi đôi với các nguyên liệu đầu vào.
Như vậy, Việt Nam cần điều chỉnh cơ cấu nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu vào những thị
trường châu Á và nâng dần tỷ trọng nhập khẩu các nhóm hàng máy móc có hàm lượng công
nghệ cao từ các nước phát triển.
Nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam liên tục tăng trưởng qua các năm qua, đây
là điều kiện cho ngành hàng hải, kho cảng, giao nhận phát triển.
1.1.7 Hoạt động đầu tư
Việt Nam đã và đang cố gắng cải thiện môi trường đầu tư trong những năm qua kể từ việc
gia hội nhập AFTA, hiệp định thương mại Việt Mỹ và tới đây là việc chuẩn bị gia nhâp
WTO… Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng nhiều của các điều kiện kinh tế xã hội trong nước và

trên thế giới. Những cố gắng này vẫn chưa thực sự thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài.



Biểu 1-6: Vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế
12

Vốn đầu tư phát triển phân theo ngành kinh tế

(nghìn tỷ đồng)
0.00
50.00
100.00
150.00
200.00
250.00
2000 2001 2002 2003
Tổng số
Khu vực kinh tế Nhà
nước
Khu vực ngoài quốc
doanh
Khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2003
Ước tính thực hiện vốn đầu tư và phát triển năm 2003 đạt 217,6 tỷ đồng, bằng 100,9% kế
hoạch năm và tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng số vốn đầu tư và phát triển,
vốn trong nước chiếm tới 83,2% (vốn Nhà nước chiếm 56,5% và vốn ngoài quốc doanh
chiếm 26,7%), còn lại vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chỉ chiếm 16,8% (năm 2002 chiếm

18,5%).
Thực hiện vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước tập trung năm 2003
ước tính đạt 27,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12,4% so với năm 2002. Tuy nhiên hiệu quả đầu tư Nhà
nước thấp, tỷ lệ thất thoát vốn Nhà nước cao, riêng thất thoát đối với ngành xây dựng là 30%
giá trị đầu tư.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 16/12/2003 đã có 596 dự án đầu tư được cấp
giấy phép với tổng số vốn đăng ký là 1.512,8 triệu USD. So với năm 2002 giảm 21% về số
dự án và giảm 2,9% về vốn đăng ký. Quy mô vốn bình quân của một dự án được cấp giấy
phép tuy đã tăng từ 2,1 triệu USD năm 2002 lên 2,5 triệu USD năm 2003, song vẫn thấp xa
so với mức 4,8 triệu của năm 2001.
Trong quí I /2004 đã có 120 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký là 420 triệu
USD, so với cùng kỳ năm trước số dự án giảm -37,2%, nhưng số vốn tăng 11,1%.
Có nhiều lý do giải thích cho việc sút giảm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm qua:
- Năm 2003 vừa qua, các nhà đầu tư Anh và Mỹ chỉ chú tâm đến việc tái thiết Irac sau
thời chiến. Hơn nữa đa số các dự án đầu tư của Anh và Mỹ vào Việt Nam đều nằm
trong lĩnh vực dầu, hơi đốt, nhiên liệu và điện lực, đó là những lĩnh vực mà cả 2 nước
này đều quan tâm hơn trong công cuộc tái thiết Iraq.
- Việt Nam gánh chịu nhiều khó khăn do căn bệnh SARS đầu năm 2003 và dịch cúm
gia cầm đầu năm 2004. Nhiều chuyến đi đầu tư và kinh doanh của giới doanh thương
nước ngoài tới Việt Nam đã bị huỷ bỏ kể từ ngày chứng bệnh này bộc phát.
- Hơn nữa môi trường đầu tư hiện nay tại Việt Nam không thực sự thu hút được các
nhà đầu tư nước ngoài. Các chính sách, hệ thống hành chính còn cứng nhắc, không
nhất quán đã làm nhiều nhà đầu tư thất vọng.
13

- Việc huy động vốn qua kênh đầu tư gián tiếp qua Thị trường Chứng khoán và việc
góp vốn mua cổ phần của nhiều nhà đầu tư nước ngoài gặp không ít những thủ tục
phiền hà. Có rất nhiều giới hạn đầu tư đối với đối tượng này. Hiện nay Nhà nước vẫn
giữ giới hạn tỷ lệ chiếm hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 30%.
Nhà nước cần phải có những biện pháp mạnh mẽ, thông thoáng nhằm thu hút vốn đầu tư

nước ngoài, tạo nên yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tăng tỷ lệ nắm
giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài lên trên 30% đối với các công ty cổ phần hoạt
động trong những lĩnh vực ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài có thể tăng tỷ lệ nắm
giữ. Việc tăng tỷ lệ sỡ hữu của nhà đầu tư nước ngoài sẽ làm tăng luồng vốn đầu tư nước
ngoài thông qua kênh đầu tư gián tiếp, bên cạnh kênh đầu tư FDI, tạo điều kiện thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài

Đánh giá chung:
Trong năm qua, tuy điều kiện trong nước và thế giới có nhiều khó khăn, nhưng với sự chỉ
đạo kiên quyết và sát thực tế của Chính phủ kinh tế nước ta đã đạt được tỷ lệ tăng trưởng là
7%. Kết quả này chủ yếu là do sự phát triển tích cực của công nghiệp, xuất khẩu và một số
lĩnh vực dịch vụ. Hoạt động kinh tế đối ngoại tiếp tục tăng trưởng, cung với việc thực hiện
hội nhập AFTA, Hiệp định thương mại Việt Mỹ thực thi được hai năm, Việt Nam đang xúc
tiến để tham gia hội nhập WTO. Kim ngach xuất nhập khẩu liên tục tăng trong các năm qua,
quí I năm 2004 xuất khẩu đạt 5,4 tỷ USD tăng 15,1 % so với cùng kỳ năm 2002, nhập khẩu
đạt khoảng 6,1 tỷ USD, tăng 11,2 % so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là những tín hiệu đáng
mừng thể hiện nền kinh tế Việt Nam vẫn trên đà tăng trưởng. Tuy nhiên, trong thời gian tới,
diễn biến tình hình kinh tế chính trị thế giới còn nhiều phức tạp, có thể ảnh hưởng trực tiếp
và gián tiếp đến sự tăng trưởng kinh tế trong nước.

2 Tổng quan ngành ngân hàng
2.1 Định nghĩa về các sản phẩm của ngành
Trong vai trò đặc biệt là kênh dẫn vốn của nền kinh tế, sản phẩm dịch vụ mà ngành ngân
hàng cung cấp mang tính đặc trưng riêng bịêt của ngành. Các sản phẩm ngành ngân hàng
cung cấp bao gồm;
2.1.1 Các sản phẩm dịch vụ mà ngành cung cấp:

- Các dịch vụ tiết kiệm (các loại tiết kiệm ngắn hạn và dài hạn, chứng chỉ tiền gửi, các
loại hình tiết kiệm, bảo hiểm nhân thọ…)
- Các dịch vụ cho vay (vay ngắn hạn, dài hạn, thế chấp, vượt hạn mức, bảo lãnh…)

- Các dịch vụ bổ sung ( dịch vụ trả tiền, ATM, tư vấn, thị trường tài chính và ngân
hàng đầu tư, thẻ tín dụng …)
- Dịch vụ phi ngân hàng (các sản phẩm bảo hiểm…)
Trong thời điểm hiện tại, việc mở rộng các loại sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng phải
được sự cho phép của ngân hàng nhà nước.

14

2.1.2 Các đối tượng sử dụng dịch vụ ngành Ngân hàng
- Các cơ quan Đảng , chính phủ, quốc hội, quốc phòng an ninh
- Các cơ quan, ban ngành đoàn thể,
- Các tổ chức kinh tế xã hôi,
- Các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Các cá nhân, hộ gia đình trong và ngoài nước.
Tóm lại, mọi cơ quan tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế xã hôi đến từng người dân
đều là đối tượng sử dụng các loại hình dich vụ của ngành ngân hàng.
2.2 Môi trường kinh tế xã hội
2.2.1 Hệ thống doanh nghiệp, cơ sở khách hàng cho dịch vụ corporate
banking.
Sự phát triển và lành mạnh tài chính của các doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết để các
ngân hàng có thể phát triển, ngân hàng và doanh nghiệp gắn kết với nhau trong quá trình phát
triển. Từ trước đến nay, các doanh nghiệp hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào việc vay vốn
ngân hàng, việc doanh nghiệp tự phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn còn rất ít.
Việt Nam đang thực hiện tiến trình đổi mới và cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đẩy
mạnh cổ phần hoá. Tiến trình cổ phần hoá là một chủ trương đúng đắn, tăng hiệu quả các
doanh nghiệp nhà nước, thông qua đó tạo cho hệ thống Ngân hàng có những khách hàng lành
mạnh, giảm những khoản cho vay không hiệu quả với các DNNN. Quá trình tái cấu trúc
doanh nghiêp và cải cách hệ thống ngân hàng là hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau. Các
DNNN sau khi cổ phần hoá có hiệu quả hơn, sẽ là các khách hàng tốt hơn đối với các ngân
hàng cho hoạt động cho vay. Sưc khoẻ của hệ thống doanh nghiệp quyết định sức khoẻ của

hệ thống ngân hàng.
2.2.1.1 Số lượng doanh nghiệp trên cả nước
Số lượngdoanh nghiệp thưc tế đang hoạt động trong các ngành kinh tế tính đến thời điểm
31/12/2002 là 62908 DN , với tốc độ tăng trưởng bình quân là 22%/năm ( giai đoạn 2000-
2002). Trong đó
Doanh nghiệp NN có 5364 DN giảm bình quân 3.5% /năm.
Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh có 55236 DN, tăng bình quân 25.6%/năm.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2308 DN tăng bình quân 22.7% năm.
Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật đầu tư trực tiếp ngoài và đặc biệt là Luật Doanh nghiệp đi
vao cuộc sống làm cho hoạt động trong khu vực doanh nghiệp có nhiều thay đổi, môi trường
thông thoáng hơn và nhiều doanh nghiệp mới trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương
mại đã hình thành và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng GDP.
Tình hình doanh nghiệp và đóng góp vào GDP
Bảng 2-1: Tình hình doanh nghiệp và đóng góp vào GDP
% Đóng góp vào
GDP năm 2001
Số doanh nghiệp tính
đến 31/12/2002
Thay đổi về số DN
/năm

Tổng doanh nghiệp 45.3 62908 -3.5%
DNNN 30.4 5364 25.6%
DN Ngoài quốc doanh 8.6 55236 22.7%
15

DN có vốn FDI 6.3 2308
Nguồn: Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam 2000-2003, Tổng cục thống kê

Tính đến cuối năm 2002 trên cả nước có 5364 DNNN, số DNNN giảm dần 3.5%/năm. Số

doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 55.236 DN và bùng nổ với tốc độ tăng hàng năm là
25.6%, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2308 DN, tăng bình quân 22,7% , trong
đó khu vực 100% vốn nước ngoài tăng 35% /năm. Hệ thống doanh nghiệp đóng góp 45.3%
trong Tổng GDP và là khách hàng chính cho hoạt động cho vay của các ngân hàng.
Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam có qui mô vốn nhỏ và gặp khó khăn thiếu vốn,
82,6% doanh nghiệp có số vốn dưới 10 tỷ đồng, doanh nghiệp có vốn trên 500 tỷ đồng (
tương đương 32 triệu USD ) chỉ chiếm 0.4% ( cả nước chỉ có 260 DN thời điểm 1/1/2003).
Các Dn Việt Nam có qui mô vốn rất thấp, có nguyên nhân là tiềm lực đầu tư chưa mạnh,
nguồn vốn tích luỹ thấp. Hiện nay thị trường vốn chưa phát triển, khả năng tự huy động vốn
của doanh nghiệp yếu các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn thị
trường.
Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư doanh nghiệp thể hiện qua bảng sau:
Biểu 2-1: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư
Các nguồn vốn đầu tư của DN
38%
49%
4%
Vốn vay tín dụng
vốn tự có
vốn từ ngân sách


Chỉ có các DNNN nhận đựoc nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, số vốn đầu tư từ ngân sách
chiếm tới 49% tổng vốn đầu tư tăng thêm năm 2002. Trong 38% vốn tín dụng thì DNNN
chiếm 56,4%, trong đó 63,4% vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Như vậy nguồn vốn tín
dụng đã thấp, lại được dành quá nửa cho các DNNN, còn lại thuộc về các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chịu khó khăn do thiếu vốn và
tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.
Các DNNN được phân bố quá nhiều vốn từ đầu tư ngân sách và từ nguồn vốn tín dụng từ
các ngân hàng thương mại, trong khi hiệu quả hoạt động của các DNNN không tốt. Vì vậy,

Nhà nước quyết tâm đẩy mạnh cổ phần hoá, cải cách khu vực DNNN, CPH các Tổng công ty
Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN. Đối với các doanh nghiệp làm
ăn thua lỗ, không hoàn thành nhiệm vụ được giao Chính phủ kiên quyết thực hiện các biện
pháp sắp xếp lại như sáp nhập, giải thể hoặc phá sản. Việc đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá,
sắp xếp doanh nghịêp nhà nước, giảm bớt nguồn vốn tín dụng cho các DNNN sẽ góp phần
tăng chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu và các khoản vay khó đòi của các NHTMQD đối với
các doanh nghiệp nhà nước.
Tín dụng đối với các DNNN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tín dụng của nền kinh tế, tỷ trọng
cho vay đối với các DNNN đang giảm dần khi các DNNN không còn được vay tín dụng một
16

cách rộng rãi như xưa và các khoản tín dụng đã được phân bổ cho khu vực tư nhân và các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng 2-2: Tín dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nước 1999-2002
Tín dụng đối với các DNNN
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1999 2000 2001 2002
1000 tỷ đồng



Bảng 2-3: Tỷ trọng tín dụng và tốc độ tăng trưởng tín dụng với các DNNN
Tín dụng đối với các DNNN
0%
20%
40%
60%
80%
100%
1999 2000 2001 2002
Tỷ trọng tín dụng
DNNN
trong tổng tín dụng
nền kinh tế
Tăng trưởng tín
dụng với các DNNN


Trong giai đoạn 1999-2002, giá trị tín dụng cho DNNN vẫn tiếp tục tăng, năm 2002 đạt 86,9
ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ trọng tín dụng cho các DNNN trong tổng tín dụng nền kinh tế
đang giảm dần, từ mức chiếm 52,4% năm 1998 đến năm 2002 đã giảm xuống chỉ còn 40,3%.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với các DNNN trong những năm gần đây liên tục giảm,
đồng thời tỷ trọng dư nợ tín dụng của các DNNN trong tổng tín dụng trong nền kinh tế giảm
thể hiện các khoản cho vay tín dụng đã được phân bổ cho các thành phần kinh tế khác.
Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các công ty tư
nhân, công ty cổ phần đã tạo ra một hệ thống khách hàng lớn mạnh cho các ngân hàng
thương mại. Nhìn chung, khối các doanh nghiệp tư nhân làm ăn hiệu quả, tạo nên một hệ
thống khách hàng rộng khắp cho hoạt động tín dụng và thanh toán của các ngân hàng.
17

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng là đối tượng khách hàng quan trọng của

các ngân hàng, tuy nhiên các doanh nghiệp FDI thường có vốn đầu tư từ nước ngoài nên
không có nhu cầu lớn về vốn.
2.2.1.2 Hiệu quả hệ thống doanh nghiệp
Mặc dù có sự bùng nổ về số lượng doanh nghiệp, và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp đã từng bước được cải thiện, nhưng nhìn chung hiệu quả hoạt động
SXKD của các doanh nghiệp còn thấp.
Biểu 2-2: Hiệu quả các doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn
Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu
Doanh nghiệp Nhà nước 2.9% 4.2%
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2.3% 1.5%
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
*
10% 13.6%
*:DN FDI ( tỷ suất ROE là 1,8%, doanh nghiệp liên doanh 17,2% chủ yếu do lợi nhuận doanh nghiệp khai thác dầu khí)
Nhìn chung, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam quá thấp, tỷ suất lợi nhuận
trên vốn còn thấp hơn lãi suất tiền vay dẫn đến nhiều doanh nghiệp kinh doanh không lãi,
không có khả năng trả lãi và gốc cho ngân hàng.
Hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp, sự lành mạnh tài chính của DN gắn trực tiếp đến chất
lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động chưa thực sự
hiệu quả, do đó hoạt động của các doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các
ngân hàng.
Sự phát triển lớn mạnh và hiệu quả hoạt động của hệ thống doanh nghiệp chính là điều kiền
cần để nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

2.2.2 Đời sống thu nhập dân cư, dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Hiện nay mức sống dân cư tăng, thu nhập người dân ngày càng tăng tạo điều kiện cho việc sử
dụng các dịch vụ ngân hàng tăng. Thói quen tiêu dùng và thanh toán tiền mặt trong dân cư

được thay bằng các dịch vụ tài khoản cá nhân và thanh toán qua ngân hàng, thẻ tiền mặt
ATM. Cùng với sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin được ứng dụng trong ngân hàng,
các dịch vụ thanh toán và sử dụng tiền điện tử qua hệ thống ngân hàng ngày càng hoàn thiện
thay thế dần phương thức thanh toán bằng tiền mặt đang phổ biến trong dân chúng. Hiện
nay, nhiều người dân đã mở tài khoản giao dịch cá nhân tại ngân hàng và sử dụng các sản
phẩm mới của ngân hàng như: mở tài khoản cá nhân và thanh toán các giao dịch qua tài
khoản cá nhân, sử dụng thẻ ATM để rút tiền mặt và thanh toán thông qua thẻ ATM, ứng
dụng các dịch vụ gia tăng ngân hàng cung cấp cho khách hàng như:
- Phone banking, Call centre,Internet Banking, Home Banking.
Dịch vụ thẻ ATM của các Ngân hàng thương mại là bước đột phá trong dịch vụ ngân hàng
bán lẻ, thông qua các tiện ích của hệ thống thẻ ATM như nhận và trả lương qua tài khoản, rút
tiền măt và chuyển khoản qua máy ATM, kiểm tra số dư và chuyển khoản thông qua thẻ,
thanh toán tiền hàng tại các địa điểm tiếp nhận thanh toán thẻ ATM như siêu thị, nhà hàng,
shop… mà số lượng khách hàng mở tài khoản cá nhân và thẻ tăng vọt. Đi đầu trong việc triển
khai dịch vụ thẻ ATM là Vietcombank với hệ thống hàng trăm máy ATM đặt trên toàn quốc.
18

Thu nhập của người dân tăng làm tăng lượng tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng.
Đồng thời, việc công nghệ tin học ngày càng phổ biến trong đời sống tạo điều kiện cho người
dân ưa chuộng và sử dụng nhiều các dịch vụ retail banking có ứng dụng công nghệ như
internat banking, phone banking và thực hiện giao dịch tài khoản ngân hàng từ xa.
Sự bùng nổ công nghệ thông tin và thu nhập người dân tăng là điều kiên cho dịch vụ retail
banking phát triển mạng, thu hút đông đảo dân chúng sử dụng dịch vụ ngân hàng và thu hút
số lượng lớn tiền từ dân chúng chảy vào hệ thống ngân hàng.
2.3 Môi trường công nghệ
Với nhịp độ phát triển ngành ngân hàng ở thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế
như hiện nay với các hoạt động hội nhập của Việt Nam trong các năm tới đây, sự cạnh tranh
trong ngành ngân hàng sẽ là rất lớn. Như vậy sự cần thiết phải đổi mới trình độ công nghệ
đối với các ngân hàng trong nước nói chung và đối với các ngân hàng TMCP nói riêng là đặc
biệt quan trọng vì công nghệ tin học là giải pháp quan trọng nhất giúp các ngân hàng TMCP

có những bước tiến, đuổi kịp trình độ dịch vụ của các ngân hàng khu vực, tăng khả năng
cạnh tranh của ngân hàng TMCP.

Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tế công nghệ trong hoạt động ngân hàng, các ngân
hàng TMCP trong các năm vừa qua đã có những đầu tư đáng kể nhằm cải thiện môi trường
công nghệ. Phần lớn các ngân hàng TMCP đều đang có những hợp tác với các tổ chức tài
chính quốc tế như Công ty tài chính quốc tế (IFC) hoặc với các ngân hàng hoặc doanh nghiệp
nước ngoài nhằm đổi mới một phần hoặc toàn bộ công nghệ quản lý ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Sàigòn thương tín (Sacombank) đã thực hiện ký hợp đồng trị giá 3 triệu
USD với Temenos - một công ty Thuỵ Sĩ để cải thiến hệ thống công nghệ tin học cho toàn bộ
hệ thống. Một số ngân hàng TMCP tương tự như ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ngân
hàng TMCP kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng đã thực hiện triển khai thành công hệ
thống tin học quản lý mới đồng bộ, trực tuyến trong toàn hệ thống.

Việc đổi mới hệ thống công nghệ thông tin sẽ không chỉ giúp các ngân hàng đổi mới về mặt
công nghệ mà còn thực hiện đạo tạo lại nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của toàn hệ thống ngân hàng. Với hệ thống công nghệ này, các ngân hàng sẽ được hỗ trợ
trong các lĩnh vực như tiền gửi, tiền vay, tài trợ thương mại, bảo lãnh, hệ thống thông tin
quản lý, quản lý quan hệ khách hàng nhằm giảm thiểu chi phí và thời gian giao dịch một cách
đáng kể. Đặc biệt, hệ thống công nghệ thông tin mới sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng
TMCP có thể cung cấp các dịch vụ đa dạng hơn với hệ thống mạng ATM, Với những
thuận lợi như vậy một khi đưa vào áp dụng, hệ thống này sẽ đem lại những tiện ích cho cả
khách hàng và cả chính các ngân hàng TMCP.
2.4 Tiến trình hội nhập
Quá trình hội nhập quốc tế tạo ra cơ hội hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính và tiền tệ,
đối với các NHTM đó là sự hợp tác trong hoạt động thanh toán, tăng cường hoạt động thanh
tra giám sát và phòng ngừa ruit ro. Các NHTM còn có cơ hội để tận dụng nguồn vốn, công
nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý từ các ngân hàng nước ngoài, làm tăng lợi thế so sánh
của các ngân hàng Việt nam đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế và vươn ra thị trường bên

ngoài.
19

Quá trình hội nhập tạo ra động lực và sức ép để đẩy mạnh đổi mới ngân hàng, các NHTM sẽ
phải nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm, đa dạng hoá hoạt động dựa trên ứng dụng công
nghệ ngân hàng tiên tiến, đi tới phát triển một hệ thống ngân hàng năng động, an toàn, hiệu
quả và theo các chuẩn mực ngân hàng quốc tế.
2.4.1 Các thách thức của quá trình hội nhập
2.4.1.1 Thách thức với các doanh nghiệp
Trong lộ trình hội nhập AFTA, thuế suất giảm xuống còn 5-20% năm 2003 và 0-5% vào
năm 2006, nhiều nhóm ngành kinh tế lớn như bưu chính viễn thông, dầu khí theo lộ trình hội
nhập phải xoá bỏ độc quyền, các nhóm hàng nông sản phải cắt giảm và xoá bỏ bao cấp của
nhà nước. Sự cắt giam thuế quan và dỡ bỏ bảo hộ sẽ tạo nên sự cạnh tranh gay gắt của hàng
nhập khẩu và các doanh nghiệp trong nước có thể thua ngay trên sân nhà.
Như vậy quá trình hội nhập sẽ tạo nên sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong
nước và có thể ảnh hưởng đến tình trạng tài chính và kết quả kinh doanh của nhiều doanh
nghiệp khi hội nhập. Khi các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, hệ thống ngân hàng Việt Nam
cũng phải chịu rủi ro, đối mặt với rủi ro thua lỗ và tăng nợ khó đòi từ các doanh nghiệp. Như
vậy, hội nhập quốc tế đẩy các ngân hàng và doanh nghiệp phải chịu nhiều rủi ro, nguy cơ và
tổn thất nếu không có sức cạnh tranh với hàng hoá va dịch vụ từ bên ngoài.
Sự yếu kém của hệ thống ngân hàng Việt nam cũng là một thách thức trong quá trình hội
nhập. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam có đặc điểm sức cạnh tranh thấp, nguồn lực tài chính
yếu, qui mô nhỏ, chất lượng và hiệu quả thấp, kỹ năng quản lý thấp, công nghệ lạc hậu và rủi
ro cao.
Hiện nay, bốn ngân hàng thương mại lớn chiếm tới 76% tổng tiền gửi và 73.5% tổng cho
vay toàn hệ thống ngân hàng, nhưng tổng vốn điều lệ 4 ngân hàng chỉ có 800 triệu USD với
tỷ lệ an toàn vốn Capital adequacy ratio trung bình là 5% ( tiêu chuẩn CAR2 là 8%). Các chỉ
tiêu trên thể hiện khả năng chống đỡ rủi ro của hệ thống ngân hàng yếu. Công tác thanh tra
và kiểm toán nội bộ của ngân hàng yếu. Hệ thống thống tin, chế độ báo cáo tài chính , kế
toán của các ngân hàng không đạt chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Do vậy hệ thống các ngân

hàng sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các tập đoàn ngân hàng tài chính lớn
mạnh của nước ngoài.
2.4.1.2 Thách thức với các ngân hàng Việt nam
Theo Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ các ngân hàng Hoa Kỳ được cung cấp đầy đủ
các dịch vụ như một ngân hàng Việt nam: nhận tiền gửi và các khoản tiền từ công chúng, cho
vay hình thức tín dụng tiêu dùng, tín dụng thế chấp bao tiêu và các giao dịch thương mại
khác, thuê mua tài chính, bảo lãnh và cam kết , môi giới tiền tệ, buôn bán cho tài khoản của
mình hay của khách hàng tại sở giao dịch chứng khoán, trên thị trường OTC các sản phẩm
sau: các sản phẩm của thị trường tiền tê, các sản phẩm tài chính phái sinh bao gồm: Futures,
options, các sản phẩm dựa trên tỷ giá và lãi suất như swap và forward, các chứng khoán có
thể chuyển nhượng, tham gia vào việc phát hành mọi loại chứng khoán, kể cả bảo lãnh phát
hàng và chào bán như đại lý
Các nhà cung cấp Hoa Kỳ được cung cấp các dịch vụ tài chính tại Việt Nam thông qua các
hình thức pháp lý sau: chi nhánh Ngân hàng Hoa Kỳ, ngân hàng liên doanh Việt Nam Hoa
Kỳ, công ty thuê mua tài chính 100% vốn Hoa Kỳ, và công ty thuê mua tài chính liên doanh
Việt Nam Hoa Kỳ.
20

Lộ trình thực hiện BTA ngành ngân hàng: trong vòng 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực
BTA tức là đến tháng 12 năm 2004 hình thức pháp lý duy nhất thông qua qua đó các nhà
cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ khác (ngoài ngân hàng và công ty thuê mua tài chính) có thể cung
cấp các dịch vụ tài chính tại Việt Nam là liên doanh với đối với đối tác Việt Nam. Sau thời
gian đó hạn chế này sẽ được bãi bỏ.
Sau 9 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, tức là tháng 12/2004, các ngân hàng Hoa Kỳ
được phép thành lập ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ tại Việt Nam, trong thời gian 9 năm
đó các ngân hàng Hoa Kỳ có thể thành lập Ngân hàng liên doanh với đối tác Việt nam trong
đó phần vốn góp của đối tác Hoa Kỳ không thấp hơn 30% nhưng không vượt quá 49% vốn
pháp định của liên doanh.
Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính Hoa kỳ được phép cung cấp 12 phân ngành dịch vụ ngân
hàng theo lộ trình 7 mốc. Lộ trình này xác định rõ mức độ tham gia các loại hình dịch vụ

ngân hàng và hình thức pháp lý mà các nhà cung cấp dịch vụ Hoa kỳ được phép hoạt động tại
Việt Nam, điều này đồng nghĩ với việc cắt giảm bảo hộ về kinh doanh dịch vụ ngân hàng đối
với các NHTM trong nước. Theo lộ trình này, Viêt nam phải loại bỏ những hạn chế đối với
các ngân hàng Hoa Kỳ, cho phép các Ngân hàng Hoa kỳ được tham gia với mức độ tăng dần
vào những lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Việt Nam như: thanh toán quốc tế, đầu tư dự
án, tài trợ thương mại. Ngoài ra một loạt các dịch vụ mới chưa thực hiện tại Việt Nam như:
môi giới tiền tệ, kinh doanh các sản phẩm phái sinh, là các hoạt động mà các Ngân hàng
Hoa Kỳ có ưu thế về công nghệ và trình độ hơn hẳn Việt nam sẽ chiếm lĩnh thị trường. Sức
ép cạnh tranh sẽ tăng lên khi các ràng buộc về việc nhận tiền gửi VND, phát hành thẻ tín
dụng và hệ thống máy ATM đước nới lỏng, các ngân hàng Hoa Kỳ với sức mạnh về nguồn
lực , kinh nghiệm và công nghệ sẽ tăng dần thị phần.
Sự cạnh tranh còn tập trung trên các khía cạnh sau:
- Hoạt động tín dụng ( kể cả bán sỉ và bán lẻ): cạnh tranh về cho vay sẽ trở nên gay gắt
khi các ngân hàng nước ngoài đã hiểu rõ thị trường Việt nam và môi trường pháp lý
cho hoạt động cho vay cũng như thu hồi nợ ngày càng hoàn thiện. Trong đó, việc cho
phép các ngân hàng nước ngoài tham gia hoạt động tái cấp vốn, tái chiết khẩu, swap,
forward từ NHTW sẽ giúp họ bù đắp phần vốn huy động bị hạn chế do lộ trình. Như
vậy, thị trường tín dụng sẽ trở nên sôi động hơn khi có sự tham gia của các NH nước
ngoài.
- Dịch vụ thanh toán: các ngân hàng nước ngoài có ưu thế vượt trội so với các ngân
hàng trong nước cả về loại hình và chất lượng dịch vụ do có kinh nghiệm và công
nghệ hiện đại. Sau khi có uy tín, các ngân hàng này sẽ thu hút một khối lượng khách
hàng.
- Dịch vụ tư vấn, môi giới kinh doanh tiền tệ, phát triển doanh nghiệp, Lĩnh vực hoạt
động này cũng thu hút được sự quan tâm của khách hàng Việt Nam, đặc biệt là các
dịch vụ liên quan đến chiến lược hoạt động của doanh nghiêp. Đối với các ngân hàng
nước ngoài, hoạt động tư vấn phát triên doanh nghiệp là thế mạnh của họ, họ có thể
cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp với chất lượng cao, trong khi các ngân
hàng Việt Nam còn mới mẻ với nghiệp vụ này, do đó chắc chắn một lượng lớn khách
hàng là các doanh nghiệp sẽ tìm đến dịch vụ này của các ngân hàng nước ngoài.

- Thu hút tiền gửi: sau khi có các nới lỏng về việc nhận tiền gửi từ các tổ chức và huy
động tiền nhàn rỗi của dân chúng trong nước, các ngân hàng nước ngoài sẽ cạnh
tranh gay gắt trong việc mở rộng đối tượng khách hàng và huy động vốn.
21

- Dịch vụ mới: các ngân hàng nước ngoài sẽ với ưu thế về kinh nghiệm sẽ cạnh tranh
mạnh trong việc cung cấp các dịch vụ mới như dịch vụ thu phí thanh toán, chuyển
tiền, tư vấn , môi giới, lưu ký và quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng.
Ngoài ra theo Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa kỳ, các ngân hàng Hoa Kỳ sẽ không bị
hạn chế về hình thức hiện diện ( bao gồm cả việc mua cổ phần của các NHTMNN và mở
rộng lắp đặt hệ thống ATM) về địa giới hành chính, về số lượng cho từng loại hình nên các
ngân hàng Hoa Kỳ có điều kiện tốt nhất để tăng cường sự hoạt động và mở rộng thị phần tại
Việt Nam. Các ngân hàng Việt Nam sẽ phải chiụ sự cạnh tranh quyết liệt từ câc ngân hàng
Hoa Kỳ.
Ngoài ra, việc thực hiện các cam kết của Hiệp định khung về hợp tác thương mại dịch vụ (
AFAS) của ASEAN cũng tạo sức ép cạnh tranh lớn do các nước ASEAN cam kết danh cho
nhau những ưu đãi cao hơn trong lĩnh vực dịch vụ, và tiến tới thành lập khu vực mậu dịch tự
do về dịch vụ, tuy nhiên lịch trình thực hiện cam kết được điều chỉnh linh hoạt hơn so với
BTA và cam kết WTO theo yêu cầu của Việt Nam. Tuy nhiên, các ngân hàng nước ngoài
hoạt động tại Việt nam đang đòi hỏi phải được đối xử bình đẳng như đối với các ngân hàng
Hoa Kỳ. Như vậy sức ép cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài đối với hệ thống ngân hàng
Việt nam là rất lớn, đặc biệt thời gian không còn nhiều nữa, khi các mốc thời gian thực hiện
mở cửa thị trường tài chính là các năm 2005, 2007 và đến năm 2010.
2.4.2 Cơ hội thách thức với hệ thống Ngân hàng Việt nam
2.4.2.1 Cơ hội
Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội trao đổi hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng như hoạch
định chính sách tiền tệ, biện pháp phòng ngừa rủi ro, qua đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ
thống ngân hàng Việt Nam trong các giao dịch tài chính quốc tế.
Ngành ngân hàng Việt Nam có điều kiện tranh thủ về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý,
đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, có khả năng theo kịp yêu cầu phát triển thị trường tài

chính trong trong và ngoài nước.
Các NHTM bắt buộc phải chuyên môn hoá sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn vốn, nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới. Qua
đó, khai thác áp dụng có hiệu quả hơn ưu thế của các loại hình ngân hàng, nâng cap năng lực
cạnh tranh nắm giữ thị trường tài chính trong nước, dần dẫn mở rộng ra thị trường tài chính
khu vực. Các NHTM Việt Nam có thể phát huy lợi thế về mạng lưới chi nhánh rộng lớn, để
tiếp cận phương thức quản lý của các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt nam
Hội nhập quốc tế sẽ tạo động lực thúc đẩy sự đổi mới, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, nâng
cao tính minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập, thực hiện
các cam kết với các định chế tài chính và tổ chức thương mại quốc tế.
2.4.2.2 Thách thức
Trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng Việt nam phải chịu tác động mạnh mẽ của thị
trường tài chính quốc tế, đặc biệt việc mở cửa thị truờng tài chính cho các luồng tiền từ nước
ngoài được tự do lưu thông trong thị trường tài chính. Các biến động trên thị trường quốc tế
về tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ trên thị trường tài chính quốc tế sẽ tác động đến thị
trường tài chính trong nước, đặc biệt khi quá trình mở cửa và hội nhập tài chính ngày càng
sâu sắc.
22

Cạnh tranh đối với hoạt động ngân hàng tài chính tại thị trường trong nước ngày càng quyết
liệt hơn, khả năng các ngân hàng nước ngoài tăng dần thị phần ngày càng tăng khi các ngân
hàng nước ngoài ngày càng mở rộng qui mô và phạm vi hoạt động tại thị trường Việt nam.
Trong khi đó, nội lực và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam còn rất yếu, các
ngân hàng chưa chú trọng phát triển sản phẩm dịch vụ mới, công nghệ chưa được coi là công
cụ hàng đầu để nâng cao sức cạnh tranh, dịch vụ cung cấp còn nghèo nàn, chất lượng và hiệu
quả hoạt động thấp, chứa đựng nhiều rủi ro, thiếu an toàn nên sức ép cạnh tranh sẽ ngày càng
gay gắt.

Khả năng thanh tra, giám sát và phòng ngừa rủi ro của các Ngân hàng Việt Nam còn yếu,
trong khi hội nhập quốc tế sẽ làm tăng giao dịch vốn, giao dịch thanh toán và rủi ro hệ

thống.
Từ nay đến giai đoạn 2010, các ngân hàng trong nước và thực hiện cải cách và nâng cao sức
cạnh tranh, bởi vì khi các ngân hàng được thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ các ngân hàng
nước ngoài sẽ cạnh tranh gay gắt và có thể giành thị trường ngay trên sân nhà của các ngân
hàng Việt Nam.
2.4.3 Các mục tiêu hội nhập ( theo kế hoạch của NHNN)
Thực hiện cam kết hội nhập, từng bước nâng cao sức mạnh của hệ thống ngân hàng Việt nam
cả về nguồn vốn, cơ sở hạ tầng, thị phần, qui mô và chất lượng hoạt động
Đến năm 2005, bước đầu khắc phục được một số yếu kém của ngành ngân hàng, cơ cấu của
NHNN và các NHTM được đổi mới theo hướng tăng cường năng lực quản lý, hợp lý hoá
mạng lưới chi nhánh , tổ chức tốt hơn cơ cấu quản trị và nâng cao khả năng phân tích tài
chính, đánh giá tín dụng, một số NHTM mở chi nhánh và văn phòng đại diện ở nước ngoài .
Từ năm 2010, NHNN bắt đầu có vị thế độc lập tương đối, cả về tài chính, tổ chức bộ máy,
thiết lập và điều hành chính sách tiền tệ, tổ chức giám sát hoạt động của các trung gian tài
chính; các NHTM đã có những chuyển biến đáng kể về cơ sở hạ tầng, nguồn vốn và loại hình
dịch vụ, mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt nam tăng lên, bắt đầu
xuất hiện một số Ngân hàng mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và
quốc tế.
Từ năm 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động chuẩn mực quốc tế kể cả về quản lý,
giám sát, công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu về vốn và thanh toán chủ yếu của nền kinh
tế, đồng thời có vai trò nhất định trên thị trường tài chính khu vực và quốc tế.
2.4.4 Bảng phân tích SWOT đánh giá tác động của hội nhập tới các
NHTMCP

STRENGTH - THẾ MẠNH WEAKNESS - NHƯỢC ĐIỂM
- Có kinh nghiệm đối với các khách hàng
trong nước
- Khách hàng truyền thống đã có mối
quan hệ tín dụng lâu dài đối với ngân
hàng

- Chi phí hoạt động của các NHTMCP sẽ
thấp hơn so với các ngân hàng nước
ngoài
-

Hạn chế về số lượng cũng như chất
lượng về nguồn nhân lực
- Hạn chế về nguốn vốn
- Hạn chế về trình độ công nghệ
- Do phần lớn các NHTMCP mới được
thành lập từ đầu những năm 90 nên so
với các ngân hàng nước ngoài đã có
kinh nghiệm hoạt động trong hơn 100
23

- Do có cơ cấu tổ chức nhỏ và linh hoạt
do đó các NHTMCP cũng sẽ linh hoạt
hơn trong các hoạt động cho vay tín
dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
(SME).

năm qua, các NHTMCP còn kém rất
nhiều về kinh nghiệm quản lý, kinh
nghiệm tiếp cận với khách hàng, kinh
nghiệm xét duyệt tín dụng cho vay
- Hạn chế về tầm nhìn chiến lược của
ban lãnh đạo
- Các ngân hàng TMCP có rất ít thời
gian chuẩn bị cho các hoạt động hội
nhập.


OPPORTUNITIES - CƠ HỘI THREATS - THÁCH THƯC
- Các ngân hàng nước ngoài thường bỏ
qua thị trường nông thôn, thị trường
doanh nghiệp vừa và nhỏ và cũng
không trọng tâm phát triển dịch vụ
ngân hàng bán lẻ. Điều này là điều kiện
sống còn đối với các NHTMCP do hiện
đây là phần thị trường chính của các
NHTMCP
- Các ngân hàng TMCP sẽ có nhiều cơ
hội cho vay hơn đối với các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu
- Có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ các
ngân hàng nước ngoài
- Các ngân hàng nước ngoài sẽ phải tìm
một số đối tác trong nước để cùng cung
cấp các dịch vụ như: dịch vụ thẻ, dịch
vụ thanh toán
- NHTMCP có thể liên doanh với các
ngân hàng nước ngoài để khai thác, sử
dụng uy tín và danh tiếng của ngân
hàng nước ngoài đó
- Sự thay đổi về mặt chính sách, tạo điều
kiện cho các NHTMCP mở rộng và
phát triển hoạt động khi Việt Nam tham
gia hội nhập.

- Từ cạnh tranh với các ngân hàng nước
ngoài

 Ngân hàng nước ngoài có ưu thế
hơn trong dịch vụ ngân hàng bán
buôn
 Cạnh tranh về dịch vụ thẻ, dịch vụ
thanh toán quốc tế
 Khả năng chiếm lĩnh thị trường
khách hàng các doanh nghiệp Nhà
nước, nhất là các tổng công ty Nhà
nước
 Ngân hàng nước ngoài có các công
cụ tài chính hữu hiệu quả hơn so
với các NHTMCP
 Một số doanh nghiệp sẽ chỉ mở LC
tại các ngân hàng nước ngoài
 Trình độ công nghệ của các ngân
hàng nước ngoài cao hơn sẽ có khả
năng huy động vốn dễ dàng hơn

- Từ phía chính sách của Nhà nước
- Từ phía các NHTM NN khi các ngân
hàng thương mại này chuyển sang
ngân hàng cổ phần
- Từ các khó khăn đang tồn tại của các
NHTMCP: tỷ lệ nợ khó đòi



2.5 Các cơ sở pháp lý hoạt động ngân hàng

Hiện nay, cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động Ngân hàng là Luật các tổ chức tín dụng và Luật

sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng vừa được Quốc hội thông qua vào
tháng 5 năm 2004. Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng ban hành đã mở đường cho hoạt
24

động của hệ thống ngân hàng, từ đó hệ thống ngân hàng hai cấp ra đời, tách biệt chức năng
quản lý ngân hàng tiền tệ của ngân hàng Nhà nước với chức năng kinh doanh của các Ngân
hàng thương mại. Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã tạo điều kiện cho hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng mang tính thị trường, các hoạt động cho vay và huy động vốn của
Ngân hàng thương mại mang tính thị trường và hiệu quả hơn, xoá bỏ dần cơ chế bao cấp tín
dụng tràn lan với các DNNN như trước đây. Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng cùng
các văn bản dưới Luật đã qui định cụ thể về hoạt động tín dụng, qui trình thẩm định tín dụng
cũng như các hoạt động khác của ngân hàng, từ đó tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương
mại thực hiện đầy đủ các chức năng của ngân hàng thương mại theo cơ chế thị trường.
Cơ quan quản lý nhà nước toàn bộ hệ thống Ngân hàng và thực hiện chính sách tiền tệ, phát
hành tiền là Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước xây dựng hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp luật và hoạt động ngân hàng nhằm tạo khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động của
các Ngân hàng và TCTD.
2.5.1 Một số đánh giá về môi trường pháp lý
Do tính chất đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính nói chung và của
các ngân hàng nói riêng, đặc biệt là các ngân hàng TMCP nên các tổ chức này thường chịu
sự quản lý rất chặt chẽ từ phía các cơ quan chủ quản (NHNN Việt Nam và Bộ Tài chính) thể
hiện dưới dạng các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của các tổ chức này.

Các văn bản pháp luật cơ bản điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung
và các ngân hàng TMCP nói riêng bao gồm Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997 do quốc
hội ban hành (đã sửa đổi bổ xung ngày 24.5.2004) và các quyết định liên quan do NHNN và
Bộ tài chính ban hành.

Tuy nhiên, do Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong hệ thống ngân hàng đa
cấp nên khung văn bản pháp lý hiện hành áp dụng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn

nhiều bất cập:

- Hệ thống các văn bản pháp luật chưa đủ tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ và chặt
chẽ hỗ trợ định hướng phát triển của các ngân hàng thương mại cũng như của các
ngân hàng TMCP.

Một ví dụ điển hình là dù với sự ra đời của bảng hệ thống tài khoản kế toán các tổ
chức tín dụng (ban hành theo quyết định số 435/1998/QĐ-NHNN ngày 25/12/1998
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước), hầu hết các báo cáo tài chính của các ngân
hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đều được lập một cách chưa hoàn toàn
thống nhất và đặc biệt là chưa thống nhất với IAS. Việc áp dụng một hệ thống kế toán
phù hợp và thống nhất với IAS là đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế hội nhập toàn
cầu như hiện nay.

- Hiệu quả quản lý hệ thống ngân hàng còn chồng chéo, kém hiệu quả. Việc phân cấp
giám sát và vai trò quản lý giữa Bộ tài chính và ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa
được rõ ràng. Kết quả là các ngân hàng thương mại phải hoạt động trong một môi
trường pháp luật khá phức tạp.

25

- Cấu trúc hệ thống kênh thông tin giữa cơ quan chủ quản thực hiện quản lý và với các
ngân hàng trong hệ thống chưa thực sự rõ ràng và chưa có sự có sự thông suốt. Điều
này sẽ dẫn tới thiếu sự chia sẻ về thông tin giữa các cấp quản lý và do đó giảm hiệu
quả quản lý của các cơ quan có thẩm quyền quản lý.

Một hệ thống kênh thông tin chưa đầy đủ cũng làm cho các ngân hàng, nhất là các
ngân hàng TMCP không được thông tin đầy đủ về chiến lược và đường hướng phát
triển của Chính phủ cũng như của ngân hàng Nhà nước để từ đó có những chiến lược
phát triển của riêng mình.


- Về mặt pháp luật, các ngân hàng TMCP cùng các ngân hàng nước ngoài thường chịu
sự kiểm soát chặt chẽ hơn so với các ngân hàng thương mại Nhà nước. Ví dụ, khác
với các ngân hàng thương mại Nhà nước, các ngân hàng TMCP không được phép mở
quá nhiều các chi nhánh trực thuộc ngân hàng. Điều này gây khá nhiều trở ngại trong
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP do các ngân hàng TMCP phục vụ
chủ yếu các đối tượng tư nhân nên rất cần thiết có một hệ thống các chi nhánh dầy
đặc.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước và quốc tế: các hoạt động hội
nhập, hoạt đông cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, mức chênh trong chế độ quản lý
đối với ngân hàng TMCP và các ngân hàng thương mại Nhà nước sẽ bắt buộc phải giảm dần
để đi tới một môi trường pháp luật áp dụng chung cho toàn hệ thống.

Trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý đã thực hiện ban hành một số chính sách mới
thông thoáng hơn tạo điều kiện mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
nói chung và của các ngân hàng TMCP nói riêng:

 Bắt đầu từ năm 1996, ngân hàng Nhà nước Việt Nam dần gỡ bỏ các chính sách về lãi
suất huy động và lãi suất cho vay:

 Chính sách lãi suất cho vay linh hoạt hơn đã được thay thế cho việc kiểm soát hoàn
toàn lãi suất cho vay bằng VNĐ và bằng USD trên đó tỷ lệ lãi suất cho vay bằng USD
sẽ phụ thuộc vào lãi suất SIBOR, tỷ lệ lãi suất VNĐ sẽ được xê dịch trong khoảng lãi
suất cho phép của ngân hàng Nhà nước và thấp hơn lãi suât trần (quyết đinh số 241-
244/2000 của ngân hàng Nhà nước).

 Các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam đều có quyền quyết định tỷ lệ lãi suất cho vay
tuỳ thuộc vào tỷ lệ lãi suất cho vay trên thị trường quốc tế và cung-cầu vốn của thị
trường trong nước (quyết định số 718/2001 của ngân hàng Nhà nước).


 Loại bỏ lãi suất trần đối với các khoản cho vay quốc tế trao quyền tự do đàm phán
và quyết định lãi suất cho các ngân hàng hoạt động trong nước (quyết định số
718/2001 của ngân hàng Nhà nước)

 Chính phủ bắt đầu có các bước hướng tới việc kiểm soát về mặt chất lượng hoạt động
của các ngân hàng: ngân hàng TMCP và các tổ chức tín dụng với sự ra đời của 2

×