TÀI LIỆU ÔN TẬP
Chúng ta chỉ thất bại khi từ bỏ mọi cố gắng [1] Mọi thắc mắc liên hệ:0967437370,FaceBook
ĐỀ CƯƠNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
GỒM 3 CÂU HỎI (Thời gian làm bài 60 phút)
CÂU I. (4 điểm) Các khái niệm,…
Cho 1 QPPL, phân tích các bộ phận Giả định, Quy định, Chế tài. Cho 1 VPPL Hình sự, phân tích
các yếu tố cấu thành. Cho ví dụ QPPL, phân tích các bộ phận Giả định, Quy định, Chế tài. Cho
ví dụ 1 VPPL Hình sự, phân tích các yếu tố cấu thành.
Bài tập Ví dụ. Trong khoản 1 và 5 điều 202 Bộ luật HS 1999 quy định về tội VP an toàn GT đường
bộ như:người nào điều khiển phương tiện GT đường bộ như: người nào điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ mà VP quy định về an toàn GT đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt
hại nghiêm trọng cho tài sản sức khỏe người khác thì bị phạt từ 5 đến 50 triệu đồng, cải tạo không
giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
Phân tích các yếu tố cấu thành VPPL Hình sự trên.
VP Hình sự về tội vi phạm an toàn GT đường bộ:
Khách quan:
Hành vi điều khiển GT đường bộ VP quy định an toàn GT.
Hậu quả: gây thiệt hại cho tính mạng hoặc sức khỏe, tài sản của người khác.
Về nhân quả: buộc phải là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả.
Chủ quan: là lỗi cố ý
Chủ thể: cá nhân đủ 16 tuổi trở lên có khả năng nhận thức bình thường.
* Giả định: Là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều
kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó
phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó.
Trong giả định của quy phạm pháp luật cũng nêu lên chủ thể nào ở vào những điều kiện, hoàn
cảnh đó.
Ví dụ: “người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm về an toàn giao thông
đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gật thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của
người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến
3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm” (khoản 1, Điều 202 Bộ luật hình sự 1999), bộ phận giả
định của quy phạm là: “người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm về an
toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gật thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ,
tài sản của người khác”.
Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Tổ chức, cá nhân nào? Khi nào? Trong
TÀI LIỆU ÔN TẬP
Chúng ta chỉ thất bại khi từ bỏ mọi cố gắng [2] Mọi thắc mắc liên hệ:0967437370,FaceBook
những hoàn cảnh, điều kiện nào?
Giả định của quy phạm pháp luật có thể giản đơn (chỉ nêu một hoàn cảnh, điều kiện), ví dụ: “Người
có quốc tịch Việt Nam là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là công
dân Việt Nam)” (khoản 1, Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 1998); hoặc có thể phức tạp (nêu lên
nhiều hoàn cảnh, điều kiện), ví dụ: “Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín,
dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết
án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” (khoản 1, Điều 247 Bộ luật hình sự 1999).
* Quy định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá
nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được
phép hoặc buộc phải thực hiện.
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được
làm gì? Làm như thế nào?
Ví dụ: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” (Điều 57 Hiến pháp
1992), bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì).
Mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có thể dứt khoát (chỉ nêu một cách
xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn. Ví dụ khoản 1, Điều 17 Luật
hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam nữ phải
chấm dứt quan hệ vợ chồng”. Cũng có những quy phạm cho phép lựa chọn (nêu ra 2 hoặc nhiều
cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cho mình cách xử sự thích hợp từ
những cách xử sự đã nêu, ví dụ: Điều 12 Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn
giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài”.
* Chế tài: là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước
dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật sẽ được áp dụng với tổ chức
hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận
quy định của quy phạm pháp luật.
Ví dụ: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm” (khoản 1,
Điều 121 Bộ luật hình sự 1999, bộ phận chế tài của quy phạm là: thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm).
Bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Hậu quả sẽ như thế nào nếu vi phạm
pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm
pháp luật.
Bài tập: Xác định cấu thành vi phạm pháp luật.
A 30 tuổi, nhận thức bình thường. B là hàng xóm của A. Do giữa hai người là có nhà liền kề
nhau nên đã có nhiều lần có mâu thuẫn và tranh chấp về đất đai. Vào lúc 22h00’ ngày 07/04/2010
trong một lần cãi nhau về việc tranh chấp này A cho rằng B xây lấn sang đất Nhà, anh B đã bị anh A
dùng gậy đánh thương tích với tỉ lệ thương tích sức khỏe là 25%. Hành vi của anh A đã bị bắt giữ và
xử lý trước pháp luật. Hỏi: Xác định vi phạm pháp luật của anh A? Phân tích cấu thành của vi phạm
pháp luật trên?
TÀI LIỆU ÔN TẬP
Chúng ta chỉ thất bại khi từ bỏ mọi cố gắng [3] Mọi thắc mắc liên hệ:0967437370,FaceBook
Đáp: Hành vi của A Cấu thành tội phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo điều 104 BLHS
trong trường hợp này như sau:
1. Khách thể của tội phạm:
Hành vi cố ý gây thương tích xâm phạm đến sức khoẻ, thân thể của người khác, xâm hại đến quyền
bất khả xâm phạm về thân thể và sức khoẻ của con người. Cụ thể là xâm phạm đến tính mạng sức
khỏe của B mà Nhà nước bảo vệ.
2. Mặt khách quan của tội phạm:
- Hành vi khách quan: Là hành vi cố ý dùng gậy đánh người khác, gây tổn hại cho sức khoẻ của
người đó.
- Hậu quả: Gây thương tích (hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ) người khác 25%.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm: Hành vi dùng gậy đánh là
nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn hại 25% sức khoẻ của người khác.
- Công cụ phạm tội: Chiếc gậy là công cụ phạm tội
3. Mặt chủ quan của tội phạm:
- là cố ý trực tiếp: A nhận thức rõ tính chất của hành vi dùng gậy đánh người là nguy hiểm, hành vi
đó có thể gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B và A mong muốn gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B.
4. Chủ thể của tội phạm:
A là người đã thành niên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự chịu trách nhiệm về hành vi cố ý gây
thương tích của mình.
CÂU II. (4 điểm) Những nhận định sau Đúng hay Sai? Giải thích?
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC.
1. Nhà nước (NN) chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành giai cấp có lợi ích mâu thuẫn
gay gắt đến mức không thể điều hòa được.
Đúng, vì: Theo quan điểm của CN Mác – Lênin, NN hỉ xuất hiện khi có những điều kiện
KTXH nhất định trong đó điều kiện tiên quyết là có những mâu thuẫn giai cấp gay gắt. “NN
là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, bất cứ ở
đâu hễ lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan những mâu thuẫn giai cấp không thể điều
hòa được thì còn NN”.
Nhà nước ra đời để dập tắt xung đột giai cấp, hoặc làm cho các mâu thuẫn diễn ra ở mức cho
phép trong định thức kinh tế.
2. Nhà nước là 1 hiện tượng bất biến của XH.
Sai, vì: Nhà nước là 1 hiện tượng luôn vận động thay đổi và có thể tiêu vong khi những điều
kiện cho sự tồn tại của nó không còn.
3. Theo quan điểm của CN Mác – Lênin, NN ra đời không phải từ 1 bản khế ước XH.
Đúng, vì: Quan điểm của CN Mác – Lênin Nhà nước là 1 bộ máy mà giai cấp thống trị sử
dụng để đàn áp giai cấp khác. Nhà nước chỉ ra đời khi có những điều kiện nhất định về kinh
tế và xã hội. Quan niệm Nhà nước ra đời từ bản Khế ước xã hội là quan điểm của những nhà
học giả theo thuyết “Khế ước xã hội”.
4. Đặc trưng duy nhất của Nhà nước đó là Nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo các
đơn vị hành chính lãnh thổ.
Sai, vì Nhà nước có 5 đặc trưng:
Nhà nước thiết lập quyền lực công đặc biệt.
TÀI LIỆU ÔN TẬP
Chúng ta chỉ thất bại khi từ bỏ mọi cố gắng [4] Mọi thắc mắc liên hệ:0967437370,FaceBook
Nhà nước phân chia dân cư và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính, lãnh thổ.
Nhà nước có chủ quyền quốc gia.
Nhà nước ban hành pháp luật.
Nhàn nước thu thuế và phát hành tiền.
5. Không nhất thiết cơ quan Nhà nước nào cũng mang tính chất quyền lực Nhà nước.
Sai, vì đặc trưng chủ yếu và cơ bản của cơ quan Nhà nước là mang tính chất quyền lực Nhà
nước nên không thể có cơ quan Nhà nước nào lại không mang quyền lực Nhà nước.
6. Bộ máy NN Việt Nam hiện nay gồm 4 hệ thống cơ quan NN và 1 chế định độc lập.
Đúng, vì Nhà nước Việt Nam hiện nay gồm 4 hệ thống cơ quan và một chế định độc lập: là
Chủ tịch nước. Đó là:
Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân
trực tiếp bầu ra thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.
Các cơ quan quản lý: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính
phủ, Ủy ban Nhân dân.
Cơ quan xét xử:Tòa án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân địa phương.
Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân địa phương.
7. Chức năng Chủ tịch nước thuộc loại cơ quan quyền lực Nhà nước.
Sai, vì Chủ tịch nước là 1 chế định độc lập trong hệ thống cơ quan Nhà nước ta.
8. Nhà nước là 1 trong những tổ chức được quy định các loại thuế và tổ chức thu thuế bắt
buộc.
Sai, vì Nhà nước là tổ chức duy nhất được quy định các loại thuế và tổ chức thu thuế bắt
buộc.
9. Tất cả các Nhà nước XHCN đều có hình thức cấu trúc là đơn nhất.
Sai, vì mỗi quốc gia có thể có hình thức cấu trúc riêng, đây không phài là tiêu chí bắt buộc
của Nhà nước XHCN. Trong lịch sử có Nhà nước liên bang Nam Tư hoặc Liên bang CHXH
Xô Viết là những Nhà nước XHCN có cấu trúc Nhà nước là liên bang.
10. Lịch sử XH loài người trải qua 5 hình thức KT XH tương ứng sẽ có 5 kiểu Nhà nước.
Sai, vì lịch sử XH loài người trải qua 5 hình thức KT XH, nhưng chỉ có 4 kiểu Nhà nước:
NN chủ nô, NN phong kiến, NN tư sản, NN XHCN. Trong kiểu hình thái KT XH là công xã
nguyên thủy thì không có Nhà nước.
11. Mọi cơ quan NN đều có quyền ban hành VBQPPL
Sai, vì không phải cơ quan Nhà nước nào cũng có thẩm quyền banh hành VB QPPL mà chỉ
có các cơ quan Nhà nước được Luật ban hành VB QPPL quy định thì mới được ban hành.
12. Bộ Giáo dục có quyền ban hành VB QPPL có tên là Thông tư.
Sai, vì Cơ quan Bộ không có quyền ban hành VB QPPL mà chỉ có Bộ trưởng Bộ Giáo dục
có quyền ban hành VB QPPL có tên là Thông tư.
… … … …(*)
TÀI LIỆU ÔN TẬP
Chúng ta chỉ thất bại khi từ bỏ mọi cố gắng [5] Mọi thắc mắc liên hệ:0967437370,FaceBook
II. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
13. Pháp luật là tiểu chuẩn duy nhất để dánh giá hành vi của con người.
Sai, vì Pháp luật là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người nhưng không phải là tiêu
chuẩn duy nhất mà để điều chỉnh hành vi. Ngoài ra còn có thể sử dụng các quy phạm khác như
quy phạm tôn giáo, quy phạm đạo đức.
14. Pháp luật chỉ có thể được ban hành bằng con đường ban hành của NN.
Sai, vì Pháp luật có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước nhưng
đây không phải là cách thức duy nhất hình thành pháp luật mà pháp luật còn có thể được hình
thành bằng cách Nhà nước thừa nhận các quy phạm đã có sẵn như tập quán.
15. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.
Sai, vì Mỗi hình thức pháp luật đều có nhưng ưu nhược diểm của riêng nó, tiền lệ pháp là
hình thức được rất nhiều nước Tư sản áp dụng đặc biệt là các nước thuộc hệ thống pháp luật
Anh Mỹ. Ưu điểm của nó là giải quyết kịp thời những vụ việc diễn ra trong đời sống bằng việc
sử dụng những bản án có hiệu lực của những vụ việc tương tự trước đó.
16. Mọi quy tắc xử sự tồn tại có Nhà nước đều được xem là pháp luật.(**)
Sai vì chỉ một phần quy tắc xử sự được xem là pháp luật.
17. Thuế là sự biểu hiện của sự bóc lột giai cấp.(**)
Sai, vì Nhà nước XHCN dùng thuế để phục vụ ích cho nhân dân, thể hiện tính công bằng
XH.
18. Chức năng Lập pháp, Hiến pháp, Tư pháp chỉ xuất hiện từ sau CM Tư sản.(**)
Sai.
19. Pháp luật là phương tiện, mô hình hóa cách thức xử sự của con người.(**)
Đúng.
20. Pháp luật chỉ tác động tích cực vào KT, thúc đẩy KT phát triển.
Sai, vì Mối quan hệ giữa PL và KT là mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng. Trong đó KT là yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng và PL là yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng.
PL tác động đến KT cả 2 chiều hướng tích cự và tiêu cực. Pháp luật tiến bộ thúc đẩy KT phát
triển, pháp luật lạc hậu kìm chế sự pháp triển của KT.
21. Chỉ có pháp luật mang tính chuẩn mực xử sự hành vi của con người.
Sai, vì còn có quy phạm đạo đức cũng mang tính chuẩn mực xử sự của con người.
22. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng chính xác, thể hiện tính qui phạm phổ biến của pháp luật.
Sai, vì ngôn ngữ pháp lý rõ ràng chính xác, thể hiện tính chặc chẽ về mặt hình thức của pháp
luật.
23. Thủ tướng Chính phủ có quyền ban hành VB QPPL có tên là Quyết định, Chỉ thị.
Sai, vì theo Luật ban hành VB QPPL có hiệu lực từ năm 2009, Thủ tướng Chính phủ chỉ có
quyền ban hành VB có tên là Quyết định.
24. Tổ chức CTXH có quyền ban hành VB QPPL 1 cách độc lập.
Sai, vì Tổ chức CTXH không có quyền ban hành VB QPPL 1 cách độc lập, tổ chức CTXH
chỉ có thể phối hợp ban hành VB QPPL có tên gọi là Tông tư lien tịch vớ cơ quan Nhà nước
khác để thực hiện các vấn đề có liên quan.
25. Pháp luật chỉ mang tính giai cấp.
TÀI LIỆU ÔN TẬP
Chúng ta chỉ thất bại khi từ bỏ mọi cố gắng [6] Mọi thắc mắc liên hệ:0967437370,FaceBook
Sai, vì bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp và tính xã hội.
26. Hình thức pháp luật của Nhà nước ta bao gồm: Hình thức VB QPPL và tiền lệ pháp.
Sai, vì Nhà nước ta không thừa nhận tiền lệ pháp là hình thức pháp luật. Hình thức pháp
luật Nhà nước ta là hình thức VB QPPL.
27. Tập quán pháp là hình thức pháp luật chủ yếu của Nhà nước ta hiện nay.
Sai, vì hình thức pháp luật chủ yếu nước ta hiện nay là VB QPPL, còn tập quán pháp chỉ là
nguồn bổ trợ.
… … … …
III. QUY PHẠM PHÁP LUẬT (QPPL)
28. QPPL luôn phải có đủ 3 bộ phận: Giả định, Quy định, Chế tài.
Sai, vì không phải QPPL nào cũng có đủ 3 bộ phận mà có những quy phạm chỉ có 1 hoặc 2
bộ phận như các quy định của Bộ luật hình sự thường chỉ có bộ phận giả định và chế tài.
29. Chỉ có QPPL mang tính bắt buộc.
Sai, vì các vi phạm khác như quy phạm tôn giáo, điều lệ của 1 tổ chức cũng mang tính bắt
buộc đối với các thành viên của tổ chức đó. Điểm khác biệt giữa QPPL với các quy phạm khác
là có tính bắt buộc chung.
30. Chỉ có QPPL mang tính giai cấp.
Sai, vì các quy phạm khác như tôn giáo, quy phạm đạo đức vẫn có tính giai cấp, điều này
do tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
31. Một QPPL chỉ thể hiện trong 1 điều Luật.
Sai, vì 1QPPL có thể được thể hiện trong nhiều điều luật bằng cách việc dẫn đến điều luật
khác.
32. Một QPPL bắt buộc phải thể hiện theo trật tự lần lượt là giả định, quy định và chế tài.
Sai, vì theo logic chung thì trật tự 1 QPPL thể hiện lần lượt là giả định, quy dịnh và chế tài,
tuy nhiên đây không phải là yêu cầu bắt buộc mà trật tự của cá bộ phận giả định, quy định và
chế tài trong 1 QPPL có thể bị đảo lộn.
… … … …
IV. QUAN HỆ PHÁP LUẬT (QHPL)
33. Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế.
Sai, vì người có năng lực hành vi hạn chế là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích
khác dẫn đến phá hủy tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích lien
quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự.
Do đó 1 người say rượu nếu không có quyết định của Tòa án về việc bị hạn chế năng lực hành
vi thì không thể xem là người có năng lực hành vi hạn chế.
34. Sự kiện pháp lý thúc đẩy chủ thể tham gia vào QHPL.
Sai, vì Yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào QHPL là khách thể còn sự xuất hiện của sự kiện
pháp lý chỉ là những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng gắn liền với sự phát
sinh thay đổi hay chấm dứt QHPL.
35. Nhà nước là chủ thể của mọi QHPL.
Sai, vì Nhà nước chỉ tham gia vào 1 số quan hệ đặc biệt như quan hệ hình sự, quan hệ hành
chính.
36. Mọi cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có năng lực hành vi đầy đủ.
TÀI LIỆU ÔN TẬP
Chúng ta chỉ thất bại khi từ bỏ mọi cố gắng [7] Mọi thắc mắc liên hệ:0967437370,FaceBook
Sai, vì không phải mọi cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
vì có những cá nhân bị mắc bệnh tâm thần hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì cho dù
có trên 18 tuổi cũng không có năng lực hành vi đầy đủ.
37. Năng lực chủ thể của công dân và người nước ngoài là như nhau.
Sai, vì năng lực chủ thể của người nước ngoài bị hạn chế hơn năng lực chủ thể của công
dân trong 1 số quan hệ pháp luật nhất định như quan hệ bầu cử, quan hệ sở hữu đất đai,…
38. Khách thể của QHPL chỉ bao gồm lợi ích vật chất mà chủ thể mong muốn đạt được khi
tham gia vào QHPL.
Sai, vì khách thể của QHPL bao gồm lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần và lợi ích xã hội mà
chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào QHPL.
39. Cá nhân tham gia vào QHPL thì trở thành chủ thể của QHPL.
Sai, vì để trở thành chủ thể của QHPL thì cá nhân phải tham gia vào QHPL đồng thời phải
đáp ứng các điều kiện do Nhà nước quy định cho mỗi loại QHPL đó nữa.
40. Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực HV của pháp nhân là khác nhau.
Sai, vì thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân trùng
nhau: Vào thời điểm pháp nhân được cơ quan Nhà nước cho phép thành lập hoặc từ thời điểm
được cấp giấy phép thành lập trong trường hợp PL quy định việc thành lập phải được đăng
ký.
41. Nội dung của QHPL chỉ thể hiện quyền của chủ thể.
Sai, vì nội dung của QHPL bao gồm quyền chủ thể và nghĩa vụ chủ thể.
42. Chỉ có hành vi của con người mới trở thành sự kiện pháp lý (SKPL)
Sai, vì SKPL là những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng gắn với sự thay
đổi, phát sinh hay chấm dứt QHPL. SKPL bao gồm cả hành vi của con người và các sự kiện
tự nhiên khác.
… … … …
V. VI PHẠM PHÁP LUẬT (VPPL) VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ (TNPL)
43. Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của VPPL.
Sai, vì sự thiệt hại do hành vi trái pháp luật của chủ thể gây ra có thể thiệt hại về vật chất
và thiệt hại về tinh thần, mặt khác sự thiệt hại về vật chất hay tinh thần đều không phải dấu
hiệu bắt buộc của VPPL. Các dấu hiệu của VPPL bao gồm: có hành vi trái pháp luật xâm hại
đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, có lỗi và chủ thể có năng lực TNPL thực hiện.
44. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi VPPL.
Sai, vì hành vi trái pháp luật mới là 1 trong các yếu tố bắt buộc của VPPL. Một hành vi
được xem là hành vi VPPL khi có đủ các yếu tố: hành vi trái PL xâm hại đến các quan hệ xã
hội được pháp luật bảo vệ, có lỗi và chủ thể có năng lực TNPL thực hiện.
45. Phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của VPPL.
Sai, vì chủ thể của VPPL là người có năng lực TNPL. Có những trường hợp người dưới 16
tuổi đã trở thành chủ thể của VPPL, ví dụ như người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16
tuổi có thể là chủ thể của VPPL hình sự nếu phạm các tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng.
46. Trách nhiệm pháp lý là chế tài.
Sai, vì 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau:
TÀI LIỆU ÔN TẬP
Chúng ta chỉ thất bại khi từ bỏ mọi cố gắng [8] Mọi thắc mắc liên hệ:0967437370,FaceBook
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với chủ thể VPPL,
theo đó chủ thể VPPL phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế
tài các QPPL.
Chế tài là bộ phận của QPPL trong đó nêu lên các biện pháp tác động mà Nhà nước
dự kiến áp dụng đối với những chủ thể không thực hiện đúng những mệnh lệnh Nhà
nước đã được nêu ra trong phần Quy định của QPPL.
47. Trong cấu thành VPPL thì lỗi là yếu tố thuộc mặt khách quan.
Sai, vì trong cấu thành VPPL lỗi thuộc yếu tố chủ quan.
48. Lỗi là yếu tố duy nhất của mặt chủ quan trong cấu thành VPPL.
Sai, vì Lỗi chỉ là 1 trong các yếu của mặt chủ quan trong cấu thành VPPL, ngoài ra còn có
các yếu tố khác như động cơ, mục đích của chủ thể.
49. Mọi hậu quả do VPPL gây ra đều phải được thể hiện dưới dạng vật chất.
Sai, vì hậu quả do VPPL gây ra có thể thể hiện dưới dạng vật chất hoặc tinh thần.
50. Hành vi trái pháp luật trong mặt khách quan cấu thành VPPL chỉ thực hiện dưới dạng
hành động.
Sai, vì hành vi trái pháp luật có thể thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
51. Một người nhận thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm hiểm cho xã hội, thấy trước
được hậu quả xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra là
biểu hiện của lỗi vô ý vì quá tự tin.
Sai, vì trạng thái tâm lý của người này có biểu hiện lỗi cố ý gián tiếp.
52. Mọi VPPL đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Sai, vì trong 1 số trường hợp có VPPL xảy ra nhưng đã hết thời hạn truy cứu trách nhiệm
pháp lý nên không chịu trách nhiệm pháp lý.
… … … …
VI. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ CÁC NGÀNH LUẬT TRONG HỆ THỐNG PL VN
53. Bộ Luật là 1 trong những yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc pháp luật.
Sai, vì hệ thống cấu trúc pháp luật bào gồm 3 thành tố: QPPL, Chế định luật và ngành luật.
54. NN ta hoàn toàn không can thiệp vào các mối qun hệ pháp luật được điều chỉnh bằng
phương pháp (PP) bình đẳng thỏa thuận.
Sai, vì đối với PP bình đẳng thỏa thuận NN không can thiệp trực tiếp vào các quan hệ pháp
luật nhưng NN có can thiệp gián tiếp bằng cách định ra các khuôn khổ nhất định để các bên
tham gia thỏa thuận.
55. Chế định pháp luật là tổng hợp những QPPL điều chỉnh những quan hệ xã hội trong cùng
1 lĩnh vực đời sống xã hội.
Sai, vì Chế định pháp luật là hệ thống các QPPL điều chỉnh những quan hệ xã hội có cùng
tính chất trong 1 ngành Luật.
56. Trình độ kỹ thuật lập pháp cao là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá sự hoàn thiện của 1 hệ
thống PL.
TÀI LIỆU ÔN TẬP
Chúng ta chỉ thất bại khi từ bỏ mọi cố gắng [9] Mọi thắc mắc liên hệ:0967437370,FaceBook
Sai, vì để đánh giá sự hoàn thiện của PL cần căn cứ vào nhiều yếu tố như: tính toàn diện;
tính đồng bộ; tính phù hợp và trình độ kỹ thuật lập pháp cao.
57. Bộ Luật dân sự là VBPL có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống các VBPL VN.
Sai, vì VB có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống các VBPL VN là Hiến pháp.
… … … …
VII. LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
58. Luật hôn nhân và gia đình VN năm 2000 chỉ cấm việc kết hôn giữa những người có họ
trong phạm vi 3 đời.
Sai, vì Luật hôn nhân và gia đình còn cấm kết hôn trong các trường hợp khác như người
đang có vợ có chồng, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức…
59. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình VN năm 2000, việc kết hôn chỉ được đăng ký
tại Ủy Ban nhân dân cấp xã.
Sai, vì việc kết hôn còn có thể đăng ký tại cơ quan tư pháp cấp tỉnh trong trường hợp kết hô
với người nước ngoài.
60. Theo pháp luật VN những người cùng giới không được kết hôn.
Đúng.
… … … … …
VIII. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ (HS)
61. Theo quy định của Bộ luật Hình sự VN năm 1999, mọi cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên đến
dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm nghiêm trọng.
Đúng, vì Theo quy định của Luật HS, cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi chỉ chịu
trách nhiệm hình sự đối với tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
62. Theo PL HS, cấm cư trú là 1 loại hình phạt chính.
Sai, vì cấm cư trú là hình phạt bổ sung (quy định tại Điều 28 – Bộ luật Hình sự).
63. Theo Bộ luật HS năm 1999 của nước ta, mọi tội phạm có mức cao nhất của khung hình
phạt là trên 7 năm tù đều là tội phạm rất nghiêm trọng.
Sai, vì Theo quy định của Luật HS, tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là trên 7
năm tù được chia thành 2 loại là: tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù
thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng còn tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt là
trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
64. Tội phạm là cách gọi khác của người phạm tội.
Sai, vì đây là 2 khái niệm khác nhau:
Tội phạm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội,do chủ thể có năng lực trách nhiệm
pháp lý hình sự thực hiện, có lỗi, trái pháp luật hình sự và bị xử lý bằng hình phạt.
Người phạm tội là người thực hiện hành vi trái PL HS có lỗi và bị xử lý bằng hình phạt.
65. Chủ thể Luật HS có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
TÀI LIỆU ÔN TẬP
Chúng ta chỉ thất bại khi từ bỏ mọi cố gắng [10] Mọi thắc mắc liên hệ:0967437370,FaceBook
Sai, vì Chủ thể của Luật HS chỉ có thể là cá nhân. Pháp nhân không phải là chủ thể của
Luật HS.
66. Tịch thu tài sản là chế tài dân sự không phải là hình phạt.
Sai, vì Tịch thu tài sản là 1 trong những loại hình phạt bổ sung của Luật HS.
67. Theo quy định của PL HS thì phạt tiền là hình thức phạt bổ sung.
Sai, vì Phạt tiền là 1 trong các hình phạt chính của Luật HS.
68. Tội đặc biệt nghiêm trọng là những tội phạm có mức hình phạt cao nhất là tử hình.
Sai, vì Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là những tội phạm có mức cao nhất của khung hình
phạt là trên 15 năm tù chung thân hoặc tử hình.
… … …
IX. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN SỰ (DS)
69. Theo quy định của Bộ luật DS VN năm 2005, mọi tổ chức đều là pháp nhân.
Sai, vì Theo quy định của Luật DS năm 2005, tổ chức khi đáp ứng đủ 4 điều kiện:
Được thành lập hợp pháp
Có tài sản độc lập
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Nhân danh mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật 1 cách độc lập.
70. Cá nhân dưới 18 tuổi không được trực tiếp tham gia vào các quan hệ dân sự.
Sai, vì trong những trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện
theo PL.
71. Theo quy định của Luật DS hiện hành, tài sản bao gồm vật và tiền.
Sai, vì Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có trị giá bằng tiền và quyền tài sản.
72. Luật DS chỉ điều chỉnh các quan hệ tài sản trong giao lưu DS.
Sai, vì Luật DS chỉ điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong giao lưu DS.
73. Nhà nước không phải là chủ thể của Luật DS.
Sai, vì Nhà nước chủ thể đặc biệt của Luật DS.
74. Luật DS chỉ sử dụng PP bình đẳng thỏa thuận.
Đúng, vì Bình đẳng thỏa thuận là PP đặc trưng của ngành luật DS, ngành luật này không
sử dụng PP mệnh lệnh quyền uy.
75. Tuổi bắt đầu có năng lực hành vi DS của cá nhân là 15 tuổi.
Sai, vì Tuổi bắt đầu có năng lực hành vi DS của cá nhân là 6 tuổi.
76. PP diều chỉnh cùa Luật HS và Luật DS là như nhau.
Sai, vì PP diều chỉnh của Luật DS là PP bình đẳng thỏa thuận còn PP điều chỉnh của Luật
HS là mệnh lệnh uyền uy.
… … … …
CÂU III. (2 điểm) Xử lý tình huống phân chia tài sản (Luật DS)
TÀI LIỆU ÔN TẬP
Chúng ta chỉ thất bại khi từ bỏ mọi cố gắng [11] Mọi thắc mắc liên hệ:0967437370,FaceBook
Bài tập ví dụ. Cho tình huống sau:
Ông Nguyễn Văn Nam kết hôn với bà Lưu Thị Ngọc. Sau 20 năm chung sống sinh được 3 đứa con:
Nguyễn Văn Tèo (sinh năm: 1988), Nguyễn Văn Tí (SN: 1990), Nguyễn Thị Ngọc Thi (SN: 2000) . Và
năm 2012, bà Ngọc chết. Tổng tài sản là 1,2 tỷ đồng.
- TH1: Bà Ngọc không để lại di chúc.
- TH2: Bà Ngọc để lại di chúc chia toàn bộ tài sản cho anh ruột tên H
Hãy phân chia tài sản trong tình huống trên.
- TH1:
Tài sản của bà Ngọc là
= 600 triệu đồng
Chia đều cho 4 người: 600/4 = 150 triệu đồng/người.
Ba người con, mỗi người con được 150 triệu đồng
Người chồng được 600 + 600/4 = 750 triệu đồng.
- TH2:
Người chồng được:
1
.1,2
2
tỷ = 600 triệu đồng
Tài sản của bà Ngọc là
1
.1,2
2
tỷ = 600 triệu đồng
Nguyễn Văn Tèo (sinh năm: 1988): 25 tuổi (*), Nguyễn Văn Tí (SN: 1990): 23 tuổi, Nguyễn Thị
Ngọc Thi (SN: 2000): 13 tuổi.
Do đó Nguyễn Thị Ngọc Thi (SN: 2000): 13 tuổi, được
= 80 triệu đồng.
Anh vợ tên H được 600 - 80 = 520 triệu đồng.
Vì Nguyễn Văn Tèo (sinh năm: 1988): 25 tuổi, Nguyễn Văn Tí (SN: 1990): 23 tuổi; cả hai con lớn
được 0 triệu đồng.
(*) Tuổi của người con tính theo thời điểm năm 2013.
TÀI LIỆU ÔN TẬP
Chúng ta chỉ thất bại khi từ bỏ mọi cố gắng [12] Mọi thắc mắc liên hệ:0967437370,FaceBook
Bài tập môn Pháp luật Đại Cương (phần thừa kế,có lời giải)
ông A kết hôn với bà B năm 1952sinh ra anh C (năm 1954) chị D (1956).
Năm 1965, ông A và bà B phát sinh mâu thuẫn và đã ly hôn. họ thống nhất thỏa thuận bà B nhận cả
ngôi nhà đang ở (và nuôi chị D), ông A nhận nuôi anh C và được chia một số tài sản trị giá là 20
triệu đồng. năm 1968 ông A dùng số tiền trên để xây dựng 1 căn nhà khác.Tháng 9/1970 ông A kết
hôn với bà T sinh ra được 2 người con là E (1972) vÀ F (1978).Hai ông bà sống trong căn nhà mới
này và ông A tuyên bố nhà là của riêng không nhập vào tài sản chung.
Tháng 10/1987 ông A chết để lại di chúc hợp pháp cho anh C hưởng 1/2 di sản của ông. Riêng ngôi
nhà ông để lại cho bà T dùng làm nơi thờ cúng mà không chia thừa kế. Tháng 1/1991, anh C yêu
cầu bà T chuyển nhà cho mình nhưng bà không chịu nên anh C đã hành hung gây thương tích cho
bà T. Đến thang 5/2001, chị D có đơn gửi tòa án yêu cầu chia di sản thừa kế của bố. Qua điều tra
xác định: ngôi nhà của ông A trị giá 30 triệu đồng, ông A và bà T tạo lập được khối tài sản trị giá
60 triệu đồng. Hãy chia di sản thừa kế trên.
Lời Giải:
Vì đây là chia tài sản của ông A nên trước tiên bạn phải biết ông A có bao nhiêu tiền để chia.
Tính tại thời điểm năm 2001: Ông A có 20 triệu tiền nhà (ko nhập với bà T). và 1/2 của 60 triệu (là
30 triệu) mà ông A và bà T có. => ông A có 50 triệu.
Bắt đầu chia tiền nhé. Đầu tiên cần xác định là những ai được chia tiền đã. Danh sách chia tiền gồm
có Anh C, chị D, bà T, E và F.
Theo di chúc: Anh C được hưởng 1/2 tài sản của ông A => C được hưởng 60:2= 30 triệu .
Như vậy là tài sản còn lại 60- 30 = 30 triệu. Anh C không có quyền hưởng tiếp trong phần này =>
đòi bà T là sai.
Các phần còn lại tính theo luật mà bạn ghi trong vở ấy. Chú ý là thời điểm ông A die thì E và F còn
nhỏ nhé, còn bà vợ là bà T, cô D thì chắc chia ít hơn.mình không nhớ rõ lắm nên ko giả tiếp - môn
này chú ý tý thôi, tớ 9đ môn này mà.
3.8. Bài tập thừa kế mẫu:
Hai vợ chồng A và B lấy nhau, tổng tài sản là 600 triệu đồng. B có tài sản riêng là 900 triệu đồng. Hai
vợ chồng có 3 người con: C: 20 tuổi, D: 27 tuổi, E:24 tuổi. B chết, B có lập di chúc hợp pháp: Để lại
cho M 5 0 triệu đồng, tặng cho hội từ thiện 50 triệu đồng. Vậy phải chia thừa kế của B như thế nà?
Trả lời: Theo điều 27 khoản 1 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000, tổng tài sản là 600 triệu đồng sẽ
được xác định là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của A&B.
Khối tài sản chung nêu trên, sẽ được định đoạt theo quy định tại điều 28 khoản 1: “Vợ chồng có
quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”.
Theo đó, tài sản của B được sẽ được hưởng trong khối tài sản chung nêu trên là 300 triệu đồng . Bên
cạnh đó, theo điều 32, Luật Hôn nhân gia đình năm 2000, vợ chồng có quyền có tài sản riêng trong
thời kỳ hôn nhân, tài sản riêng của B là 900 triệu.
Từ những căn cứ nêu trên, B sẽ có tổng tài sản được toàn quyền định đoạt là 300 triệu đồng +900
triệu đồng =1 tỷ 2 triệu đồng.
Theo điều 648 khoản 1, Bộ Luật dân sự 2005: Quy định về quyền của người lập di chúc, người lập
di chúc có quyền chỉ định người được hưởng di sản thừa kế và truất quyền hưởng di sản thừa kế.
TÀI LIỆU ÔN TẬP
Chúng ta chỉ thất bại khi từ bỏ mọi cố gắng [13] Mọi thắc mắc liên hệ:0967437370,FaceBook
B chết có lập di chúc phân chia 100 triệu đồng trong khối tài sản chung.
Theo đó, số tài sản còn lại của B chưa định đoạt là 1 tỷ100 triệu đồng, việc chia số tiền 1 tỷ100 triệu
đồng sẽ xẩy ra các phương án như sau:
+ Nếu B không lập di chúc định đoạt số tiền trên sẽ được chia theo pháp luật được quy định tại điều
675, 676 Bộ Luật Dân sự năm 2000:
Những người sẽ được hưởng số tài sản còn lại của B là: A, C,D,E thuộc hàng thừa kế thứ nhất; mỗi
người sẽ được các phần bằng nhau (1 tỷ 100 triệu đồng : 4 = 275 triệu đồng).
+ Nếu di chúc có định đoạt khối tài sản riêng của B thì chia theo di chúc.