Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

kinh te ke hoach hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.01 KB, 3 trang )

QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
I. Cơ chế quản lý kinh tế trước thời kì đổi mới
• Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp
a. Khái niệm
• Kinh tế kế hoạch (còn được gọi là nền kinh tế kế hoạch tập trung hoặc nền
kinh tế chỉ huy) là một nền kinh tế trong đó Nhà nước kiểm soát toàn bộ các
yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tố sản xuất
cũng như phân phối về thu nhập. Trong một nền kinh tế như vậy, các nhà
làm kế hoạch quyết định loại và khối lượng hàng hóa nào sẽ được sản xuất,
các xí nghiệp thực thi việc sản xuất này, trái ngược với một nền kinh tế phi
kế hoạch.
b. Hoàn cảnh lịch sử
- Ngày 30 tháng 04 năm 1975, giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất. Cả
nước bước vào giai đoạn mới trong lịch sử.
- Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng Lao động Việt Nam được tổ chức vào
tháng 12 năm 1976. Tại đây, Đại hội quyết nghị đổi tên nước thành Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt
Nam, khẳng định đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước. Nội
dung chính của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội là:
• Thứ nhất, thực hiện sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Sản xuất lớn có nghĩa là
nền kinh tế dựa vào những đơn vị có quy mô lớn, huyện trở thành pháo đài
kinh tế-xã hội, các tỉnh được sáp nhập lại còn 29 tỉnh. Còn sản xuất xã hội
chủ nghĩa tức là nền kinh tế dựa vào 2 thành phần kinh tế cơ bản: quốc
doanh (trong công và thương nghiệp) và tập thể (trong nông nghiệp - với
hợp tác xã cấp cao là nòng cốt). Để thực hiện được sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa, cần tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: quan hệ sản xuất, khoa
học kỹ thuật, và văn hóa tư tưởng. Cách mạng quan hệ sản xuất có nội dung
cơ bản là cải tạo các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể, biến chúng thành
các thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể - gọi chung là cải tạo xã hội
chủ nghĩa.


[4]
• Thứ hai, làm chủ tập thể. Đây là một tư tưởng do Lê Duẩn sáng tạo mà rất ít
người hiểu, kể cả các nhà triết học.
[5]
• Thứ ba, áp dụng chế độ kế hoạch hóa tập trung. Đây là mô hình chung ở các
nước xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Nam nó được thực hiện theo một công thức
do Lê Duẩn sáng tạo, đó là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao
động làm chủ. Tại Đại hội IV, đường lối này được thể hiện bằng chủ trương
tiến hành kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 1976-1980. Theo kế hoạch do
Đại hội IV định hướng, sản xuất xã hội sẽ tăng bình quân hàng năm 14-15%,
thu nhập quốc dân tăng 13-14%, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 8-
10%, năng suất lao động xã hội tăng 7,5-8%, lương thực quy thóc đạt ít nhất
21 triệu tấn vào năm 1980, thịt hơi các loại đạt 1 triệu tấn.
[6]
• Thứ tư, công nghiệp nặng được lựa chọn làm ngành động lực chính của tăng
trưởng và phát triển kinh tế.
• Thứ năm, Nhà nước độc quyền về kinh tế đối ngoại.
c. Đặc điểm của cơ chế kế hoạch hóa tập trung ở nước ta
• Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên
hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới.
• Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất
và pháp lý đối với các quyết định của mình.
• Quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ,chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là
chủ yếu. Nhà nước quản lý kinh tế qua cơ chế cấp phát – giao nộp.
• Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động, vừa
sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền quan liêu
nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động
d. Các hình thức của chế độ bao cấp
• Bao cấp qua giá

• Bao cấp qua chế độ tem phiếu
• Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn
e. Ưu điểm
• Thời kỳ đầu, với hào khí dân tộc đang lên sau chiến thắng lừng lẫy của các
cuộc kháng chiến, cũng như do được sống trong một chế độ hoàn toàn mới,
độc lập, tự do, nên người dân tràn đầy hy vọng, sẵn sàng đóng góp công sức,
tiền của của mình cho công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới, chế độ xã hội
chủ nghĩa. Công bằng mà nói, lúc đầu mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng
đã tạo ra được niềm tin và hy vọng về một xã hội mới tốt đẹp, một cuộc sống
ấm no, hạnh phúc cho người dân, nhờ đó đã tạo ra được động lực khá mạnh
mẽ đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Điều này đã giúp cho
miền Bắc huy động được tối đa sức mạnh vật chất và tinh thần của người
dân để phục vụ cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, và khi miền Nam được
giải phóng, nước nhà được hoà bình, thống nhất, chúng ta đã khắc phục khá
nhanh những hậu quả do hơn 30 năm chiến tranh tàn khốc để lại.
f. Nhược điểm
• Đặc điểm của nó cũng chính là những nhược điểm
• mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập
trung đã dần bộc lộ những hạn chế hết sức to lớn. Chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất đã biến các tư liệu sản xuất chủ yếu của nền kinh tế quốc dân
trở thành vô chủ, và được sử dụng hết sức bừa bãi, lãng phí, và biến người
lao động trở thành những người làm thuê (làm thuê cho các doanh nghiệp
nhà nước và các hợp tác xã); họ là lực lượng chủ yếu tạo ra của cải cho xã
hội, nhưng lại không phải là chủ nhân của chúng. Mọi của cải làm ra đều
được phân phối bình quân (người ta vẫn thường dùng cụm từ: chia đều sự
nghèo khổ cho tất cả mọi người). Có thể nói, dường như trong mọi hoạt
động của nền kinh tế, người lao động đều thờ ơ với công việc mình được
đảm nhiệm. Nền kinh tế do đó không còn động lực phát triển. Chính vì thế
mô hình kinh tế Xã hội chủ nghĩa vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập
trung ở nước ta chỉ tồn tại được khoảng 30 năm, đến năm 1986, để cứu đất

nước khỏi rơi vào khủng hoảng triền miên và ngày càng trầm trọng hơn,
chúng ta buộc phải chuyển đổi mô hình kinh tế tổng quát.
2. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
• Do khủng hoảng kinh tế - xã hội triền miền là cơ sở để Đảng và Nhà nước
quyết định thay đổi cơ bản về cơ chế quản lý kinh tế.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×