Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

(luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế thành phố quy nhơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.88 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHẠM THỊ HỒNG NHUNG

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ
THÀNH PHỐ QUY NHƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Đà Nẵng – 2017

download by :


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHẠM THỊ HỒNG NHUNG

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ
THÀNH PHỐ QUY NHƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Mã ngành: 60.34.02.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐINH BẢO NGỌC


Đà Nẵng - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Phạm Thị Hồng Nhung

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 2
5. Bố cục đề tài........................................................................................ 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................ 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT ................. 8
1.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ GTGT .............................................................. 8
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế GTGT .............................. 8
1.1.2. Những yếu tố cơ bản về Thuế GTGT ........................................... 8
1.2. QUẢN LÝ THUẾ GTGT. ....................................................................... 10

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý thuế GTGT ............ 10
1.2.2. Những mục tiêu và nguyên tắc quản lý thuế GTGT................... 12
1.2.3. Một số mơ hình tổ chức quản lý thuế GTGT ............................. 12
1.2.4. Nội dung công tác quản lý thuế GTGT tại cơ quan thuế............ 14
1.2.5. Các tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản lý thuế theo nội dung
quản lý thuế GTGT ......................................................................................... 23
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
GTGT .............................................................................................................. 29
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài................................................................. 29
1.3.2. Các nhân tố bên trong ................................................................. 30
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 32
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI CHI CỤC
THUẾ TP. QUY NHƠN ............................................................................... 33

download by :


2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI CỤC THUẾ TP. QUY NHƠN VÀ TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ........................................... 33
2.1.1. Khái quát về Chi cục thuế TP.Quy Nhơn. .................................. 33
2.1.2. Tình hình thực hiện thu NSNN giai đoạn 2014-2016 ................ 35
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI CHI CỤC
THUẾ TP.QUY NHƠN. ................................................................................. 36
2.2.1. Điều kiện môi trƣờng ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế ..... 36
2.2.2. Mục tiêu của Chi cục thuế TP.Quy Nhơn và công tác tổ chức
quản lý thuế GTGT ......................................................................................... 40
2.2.3. Thực trạng và kết quả công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục
thuế TP.Quy Nhơn .......................................................................................... 43
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI
CHI CỤC THUẾ TP.QUY NHƠN 2014-2016............................................... 66

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc .............................................................. 66
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.................................................. 68
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 73
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ TP. QUY NHƠN... 74
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
GTGT CỦA CHI CỤC THUẾ TP.QUY NHƠN ............................................ 74
3.2. GIẢI PHÁP ĐỂ HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT
TẠI CHI CỤC THUẾ TP.QUY NHƠN ......................................................... 75
3.2.1. Hồn thiện cơng tác lập dự tốn thu thuế GTGT và chi hồn thuế
GTGT .............................................................................................................. 76
3.2.2. Tăng cƣờng cơng tác quản lý hóa đơn, chứng từ ....................... 78
3.2.3. Chun mơn hóa cơng tác kiểm tra thuế GTGT theo mơ hình
quản lý rủi ro ................................................................................................... 83

download by :


3.2.4. Tăng cƣờng các biện pháp chế tài trong quản lý thuế GTGT .... 86
3.2.5. Tăng cƣờng công tác đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ
cán bộ .............................................................................................................. 87
3.2.6. Phối hợp chặt chẽ với NNT và các cơ quan, ban ngành có liên
quan ................................................................................................................. 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 93
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC

download by :



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN

Doanh nghiệp

CQT

Cơ quan thuế

GTGT

Giá trị gia tăng

HHDV

Hàng hóa dịch vụ



Hóa đơn

KD

Kinh doanh

KHĐT

Kế hoạch đầu tƣ


KK&KTT

Kê khai và kế toán thuế

KT-XH

Kinh tế - xã hội

HSKT

Hồ sơ khai thuế

MST

Mã số thuế

NSNN

Ngân sách Nhà nƣớc

NNT

Ngƣời nộp thuế

TP

Thành phố

QLT


Quản lý thuế

SXKD

Sản xuất kinh doanh

UBNN

Ủy ban nhân dân

download by :


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng
1.1.
2.1.

Mức thuế suất của một số nƣớc năm 2013-Nguồn IMF
Tình hình thu NSNN tại TP.Quy Nhơn giai đoạn 20142016

Trang
9
35


2.2.

Tỷ trọng các ngành kinh tế của TP.Quy Nhơn

37

2.3.

Các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2014 – 2016

38

2.4.

Số lƣợng cán bộ công chức của Chi cục thuế TP Quy Nhơn

39

2.5.

Công tác dự báo thu thuế GTGT và chi hoàn thuế GTGT

44

2.6.

Kết quả cấp mã số thuế GTGT giai đoạn 2014-2016

45


2.7.

Tình hình kê khai thuế GTGT giai đoạn 2014-2016

46

2.8.

Tình hình nộp thuế GTGT giai đoạn 2014-2016

48

2.9.

Tình hình thực hiện hồn thuế GTGT

50

2.10.

Tình hình quản lý thu nợ thuế GTGT

52

2.11.

Tình hình quản lý cƣỡng chế thu nợ thuế GTGT

54


2.12.

Tình hình cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

55

2.13.

Tình hình kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế

57

2.14.

Tình hình kiểm tra thuế GTGT tại trụ sở NNT

58

2.15.

Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

62

2.16.

2.17.

Tình hình cơng tác tun truyền về chính sách thuế của
Chi cục thuế TP. Quy Nhơn giai đoạn 2014 – 2016

Công tác hỗ trợ NNT tại Chi cục thuế thành phố Quy
Nhơn

download by :

63

64


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên sơ đồ

sơ đồ

Trang

1.1.

Quy trình đăng ký thuế

16

1.2.

Quy trình kê khai thuế

17


1.3.

Quy trình quản lý hồn thuế GTGT

18

1.4.

Quy trình quản lý nợ thuế

19

1.5.

Quy trình cƣỡng chế nợ thuế GTGT.

20

1.6.

Quy trình kiểm tra thuế tại CQT

21

1.7.

Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở NNT.

22


2.1.

Mơ hình tổ chức bộ máy Chi cục Thuế TP. Quy Nhơn

34

2.2.
3.1.

Quy trình quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế TP.Quy
Nhơ
Quy trình quản lý rủi ro trong kiểm tra thuế GTGT

download by :

41
83


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là cơng cụ quản lý rất quan trọng của Nhà nƣớc, vừa đảm bảo
nguồn thu NSNN, vừa là công cụ điều tiết vĩ mơ của nền kinh tế, góp phần
đảm bảo cơng bằng xã hội, khuyến khích sản xuất phát triển. Mọi quốc gia
đều rất coi trọng các chính sách thuế và các biện pháp quản lý thuế.
Tại Việt Nam những năm gần đây, bội chi NSNN nhiều năm giữ ở mức
trên 5% và đang có xu hƣớng tăng. Ngành tài chính nói chung và ngành thuế

nói riêng đang nỗ lực hết sức để bảo đảm tổng thu ở mức cao nhất để giảm
thâm hụt ngân sách và ổn định nền kinh tế. Trong đó, thu từ Thuế Giá trị gia
tăng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các sắc thuế, khoảng 20-30% và xấp xỉ 510% tổng sản phẩm xã hội. Vì vậy công tác quản lý thuế GTGT đang là vấn
đề rất đáng đƣợc quan tâm và từng bƣớc đi vào hoàn thiện.
Hiện nay, cơ quan thuế đã thực hiện cơ chế cơ sở kinh doanh tự kê
khai, tự nộp thuế nhằm nâng cao ý thức tự tuân thủ của ngƣời nộp thuế GTGT
và tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT.
Việc đổi mới theo hƣớng này đòi hỏi cơ quan thuế phải tăng cƣờng và nâng
cao hiệu quả công tác quản lý thuế nhằm, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý
những gian lận thuế cũng nhƣ tạo ý thức tự giác cho ngƣời nộp thuế GTGT.
Tuy nhiên việc áp dụng các chính sách thuế GTGT cũng nhƣ luật Quản lý
thuế số 78/2006/QH11 và sự quản lý của cơ quan thuế còn phụ thuộc vào đặc
điểm kinh tế - xã hội cụ thể của từng địa phƣơng trong từng thời kỳ.
Trên cơ sở nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý thuế
GTGT, trong những năm qua Chi cục thuế thành phố Quy Nhơn đã thƣờng
xun rà sốt, hồn thiện cơng tác quản lý thuế để góp phần thực hiện tốt
nhiệm vụ quản lý thuế của Chi cục. Tuy vậy, so với yêu cầu nhiệm vụ đề ra,
công tác quản lý ở Chi cục thuế vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Vì vậy để

download by :


2
đánh giá thực tiễn hơn tình hình thực hiện thu thuế GTGT hiện nay và góp
phần hồn thiện cơng tác quản lý thuế GTGT, xuất phát từ chức năng, vai trò
quan trọng của thuế GTGT trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tơi xin chọn đề
tài: “Hồn thiện cơng tác quản lý thuế Giá Trị Gia Tăng tại Chi cục thuế
thành phố Quy Nhơn” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý thuế GTGT.

Phân tích thực trạng quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế TP.Quy
Nhơn.
Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá, đề xuất những giải pháp để khắc
phục những hạn chế, qua đó hồn thiện và nâng cao cơng tác quản lý thuế
GTGT tại Chi cục thuế TP.Quy Nhơn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế thành phố Quy Nhơn.
Phạm vi nghiên cứu: Nội dung công tác quản lý thuế GTGT tại Chi
cục thuế TP.Quy Nhơn trong giai đoạn 2014 – 2016.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra, đề tài đã sử dụng phƣơng pháp
thống kê mô tả, kết hợp phƣơng pháp phân tích so sánh: Trên cơ sở lý thuyết
đã học, cùng những tìm hiểu từ quá trình thực tập tại đơn vị, tiến hành phân
tích những số liệu thứ cấp từ các báo cáo thuế GTGT đƣợc cung cấp bởi Chi
cục thành phố Quy Nhơn đã thu thập đƣợc, đánh giá thực trạng quản lý thuế
GTGT tại đơn vị theo nội dung của công tác quản lý và các chỉ tiêu đánh giá
hoạt động quản lý thuế theo quyết định về hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động
quản lý thuế số 688/QĐ-TCT của Tổng cục thuế và Luật quản lý thuế số
78/2006/QH11 để tiến hành phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế GTGT

download by :


3
tại Chi cục thuế TP.Quy Nhơn.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý thuế GTGT .
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế TP.Quy

Nhơn.
Chƣơng 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thuế GTGT tại Chi
cục thuế TP.Quy Nhơn.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Luận văn thạc sĩ: “Tăng cường cơng tác kiểm sốt thuế GTGT tại Chi
cục thuế Quận Hải Châu- TP.Đà Nẵng” của Lê Tự Cư (2012) tại Đại học
Kinh Tế Đà Nẵng.
Đề tài dự trên cơ sở lý luận về kiểm soát quản lý, kiểm sốt quy trình
nghiệp vụ, kiểm sốt thuế GTGT thơng qua cơng tác thanh tra, kiểm tra tại
DN từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cơng tác kiểm
sốt thuế GTGT, tăng cƣờng chống thất thu NSNN đối với lĩnh vƣc thuế
GTGT tại Chi cục thuế quận Hải Châu. Từ đó rút ra đƣợc những tình trạng
nhƣ sau: kiểm soát thuế GTGT tại Chi cục Thuế quận Hải Châu thực sự chƣa
đạt hiệu quả nhƣ yêu cầu, chƣa bao quát hết các hoạt động của DN. Mơi
trƣờng kiểm sốt khơng thuận lợi cịn bị hạn chế nhiều mặt; các thủ tục kiểm
sốt đƣợc qui định thơng qua qui trình chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về mặt
nghiệp vụ; kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuế phục vụ cơng tác
kiểm tra tại DN cịn hạn chế. Trên cơ sở những tồn tại và hạn chế của cơng
tác kiểm sốt thuế GTGT tại Chi cục Thuế quận Hải Châu đề tài đã đề xuất
một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần tăng cƣờng cơng tác kiểm sốt thuế
GTGT tại nhƣ: hồn thiện bộ máy QLT theo mơ hình chức năng và nâng cao
chất lƣợng cán bộ thuế tại Chi cục Thuế quận Hải Châu; tăng cƣờng công tác

download by :


4

tun truyền hỗ trợ NNT; hồn thiện quy trình thanh tra, kiểm tra; nâng cao
chất lƣợng cán bộ và kiểm sốt thuế GTGT thơng qua việc kiểm tra xác minh

hố đơn mua bán hàng hoá dịch vụ.
Tuy nhiên trong phần này tác giả chỉ mới nêu đƣợc công tác rà sốt
chung, mang tính lý thuyết chứ chƣa đƣa ra đƣợc những chỉ tiêu phân tích,
đánh gía những nội dung liên quan đến thực thiện kiểm soát thuế nên việc so
sánh với các chỉ tiêu đƣợc Tổng cục thuế đề ra còn chƣa rõ ràng. Những hạn
chế còn tồn tại chƣa đƣợc nghiên cứu, đánh giá kỹ nên cịn mang tính chung
chung, chƣa nắm bắt rõ tình hình hiện tại của Chi cục.
Nội dung kế thừa: quy trình thủ tục trong công tác quản lý thuế là một
vấn đề hết sức quan trọng trong quy trình quản lý của từng cơ quan thuế. Vì
nó ảnh hƣởng đến tất cả các khâu từ đăng ký đến kiểm tra, xác minh. Việc
công khai hóa, giảm thiêur quy trình thủ tục rƣờm rà là một nhiệm vụ quan
trọng cần tạp trung làm rõ.
- Luận văn thạc sĩ: “Pháp luật về quản lý thuế GTGT tại Việt Nam”
của Trương Thị Hồng Nhung (2013) tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đề tài phân tích bản chất pháp lý của quản lý thuế GTGT, xây dựng
khái niệm quản lý thuế GTGT. Đƣa ra kết luận khoa học về thực trạng pháp
luật quản lý thuế GTGT và thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý thuế, kết luận
về nguyên nhân của thực trạng để làm cơ sở cho việc xây dựng giải pháp hoàn
thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý thuế GTGT. Đề tài
phân tích thực trạng pháp luật về quản lý thuế GTGT ở Việt nam hiện nay,
những ƣu điểm, thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ những vƣớng mắc trên thực tế
và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại vƣớng mắc đó để xác định phƣơng
hƣớng và giải pháp hồn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế
GTGT. Nhƣng việc áp dụng luật thuế còn phụ thuộc vào đặc điểm địa hình,
điều kiện cụ thể của mỗi địa phƣơng để có mơ hình và bƣớc đi cho phù hợp,

download by :


5

sao cho có tính khả thi thì địi hỏi phải tiến hành đánh giá một cách cụ thể để
xây dựng mơ hình thuế GTGT trên địa bàn từng tỉnh/ thành phố nói riêng nên
đề tài chỉ mang tính khái qt chung cho một bộ phận chứ chƣa thể đƣa vào
thực tiễn để áp dụng.
Nội dung kế thừa: Đề tài cho thấy rõ phƣơng pháp tiếp cận của Luật
quản lý thuế và Luật thuế GTGT với công tác quản lý thuế GTGT hiện nay.
Xác định đƣợc những tƣ tƣởng cơ bản để định hƣớng chung cho các giải pháp
hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT ở Việt
Nam. Và tham khảo một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế
GTGT dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn.
- Luận văn thạc sĩ “ Hồn thiện cơng tác quản lý thuế GTGT đối với
các DN ngoài quốc doanh ở Cục thuế tỉnh Thái Nguyên” của Phan Chí Nam
(2014) tại Đại học Thái Nguyên.
Đề tài đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với DN
ngoài quốc doanh ở tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác quản lý thuế GTGT ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Các chỉ
tiêu đánh giá đƣợc thể hiện bởi các số liệu cụ thể để chứng minh, nhận xét và
đƣa đến kết luận nhƣ sau: CQT chƣa hoàn thành dự toán đƣợc giao, chƣa tƣơng
xứng với tiềm năng của thành phố; Tình trạng thất thu thuế, chƣa khai thác hết
nguồn thu. Ở một số lĩnh vực, số nợ thuế GTGT cịn lớn có chiều hƣớng gia
tăng. Trong một số lĩnh vực còn thất thu nhƣ: kinh doanh dịch vụ, du lịch, ăn
uống, khách sạn, nhà nghỉ, XDCB tỉnh ngoài..,. Thực trạng đó cịn hiện hữu
xuất phát từ một số hạn chế cịn tồn tại trong cơng tác quản lý thuế của Cục
thuế. Từ những hạn chế nêu trên, đề tài đã đề xuất đƣợc khá nhiều giải pháp
cho từng quy trình hoạt động, quản lý của CQT và các biện pháp nhằm nâng
cao ý thức của NNT. Tuy nhiên, việc sắp xếp các nội dung của công tác quản
lý chƣa hợp lý, cịn chồng chéo và chƣa thực sự chính xác.

download by :



6
Nội dung kế thừa: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế
GTGT cùng với việc phân tích các số liệu có liên quan đến các chỉ tiêu đánh
giá để đƣa ra những kết luận thực tế nhất liên quan đến công tác tổ chức, quản
lý của Chi cục.
- Luận văn thạc sĩ: “Tăng cường kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ
các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” của Phan Xuân Quang
(2008) tại Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
Đề tài đề cập đến những vấn đề kiểm sốt quản lý, kiểm sốt quy trình
quản lý thuế GTGT từ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tác
giả đã đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý thuế theo mơ hình
chức năng và nâng cao chất lƣợng cán bộ thuế tại Cục thuế thành phố Đà
Nẵng. Tăng cƣờng sự tuân thủ tự nguyện của DN nhƣ nộp tờ khai đúng thời
hạn và báo cáo thông tin thuế theo yêu cầu, tự tính đúng số thuế phải nộp và
nộp thuế đúng hạn mà khơng cần có hành vi chế tài nào, cơng tác QLT đƣợc
chun mơn hóa, chun sâu, chun nghiệp theo từng chức năng hiệu quả
đạt cao. Đặc biệt nếu kết hợp với quản lý thuế GTGT theo quy mơ DN nhƣ
DN lớn, vừa, nhỏ thì hiệu quả sẽ càng cao hơn. Tăng cƣờng các hình thức
tuyên truyền, Tổ chức các hình thức và nâng cao chất lƣợng hỗ trợ; Chuẩn
hóa các nội dung tuyên truyền, hỗ trợ và xây dựng kho dữ liệu phục vụ công
tác tuyên truyền và hỗ trợ DN; Triển khai các hình thức kê khai thuế điện tử
(nhƣ dịch vụ đăng ký, kê khai, hỏi đáp qua mạng…) và các dịch vụ điện tử
khác của CQT nhằm hỗ trợ cho DN kê khai, nộp thuế và đồng thời đơn giản
hóa các thủ tục kê khai, nộp và hoàn thuế của các DN. Hoàn thiện quy trình
quản lý thuế GTGT; xây dựng quy trình điều tra các hành vi trốn thuế GTGT,
đồng thời đƣa ra các kiến nghị đối với cơ quan các cấp. Tuy nhiên, đề tài còn
dựa nhiều vào khả năng tự tuân thủ của từng DN mà chƣa chú trọng đến việc
kiểm soát, thanh tra, kiểm tra của CQT thƣờng xuyên để quản lý việc thu nộp


download by :


7
thuế đúng trình tự, chức năng. Các thao tác phân tích chỉ thực hiện thủ cơng
chứ chƣa có chƣơng trình, hệ thống hỗ trợ từ máy tính nên mất nhiều thời
gian và công sức, mặc khác số liệu kê khai của các doanh nghiệp không trung
thực, chƣa xác đúng với thực tế và kế toán các doanh nghiệp đã kiểm tra, cân
đối số liệu trƣớc khi lập các hồ sơ khai thuế, do vậy việc phân tích đơn thuần
trên hơ sơ khai thuế mà không kiểm tra xem xét các yếu tố có liên quan thì sẽ
khơng mang lại hiệu quả cao.
Nội dung kế thừa: Việc nâng cao chất lƣợng cán bộ thuế và hồn thiện
các dịch vụ cơng cung cấp cho NNT để nâng cao tính tự giác tuân thủ trong
việc thu nộp, quản lý thuế GTGT là vấn đề cấp thiết, rất đáng đƣợc quan tâm.
Cần tăng cƣờng các chế tài xử lý các vi phạm hành chính và pháp luật một
cách hợp lý và có hệ thống, để tăng cƣờng ý thức tự giác tuân thủ của NNT.
Qua việc tham khảo các luận văn trên và đƣa ra những nhận xét ban
đầu nhƣ ở trên, tác giả dựa trên những ƣu điểm và khắc phục những nhƣợc
điểm của các luận văn trƣớc, ngồi ra trong q trình thực hiện, tác giả cũng
đã nghiên cứu và tham khảo thêm các thông tin từ các trang web tổng cục
thuế và các thơng tin trên báo, tạp chí thuế Nhà nƣớc để thực hiện đề tài, bản
thân tác giả tham khảo mọi tài liệu có liên quan đến đề tài nhƣ: các văn bản
chính sách, pháp luật về thuế GTGT, chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai
đoạn 2011- 2020 và Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2016 – 2020
để làm rõ vấn đề về tăng cƣờng quản lý thuế GTGT với hy vọng góp phần
tăng cƣờng quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế thành phố Quy Nhơn.

download by :



8
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT
1.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ GTGT
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế GTGT
a. Khái niệm
Thuế Giá trị gia tăng (Tên Tiếng anh là Value Added Tax) đƣợc sử
dụng đầu tiên tại Pháp năm 1954, tính đến nay đã có khoảng 150 quốc gia áp
dụng, bao gồm các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, châu Phi, châu
Mỹ La Tinh và một số quốc gia Châu Á trong đó có Việt Nam.
Khái niệm của Thuế GTGT nhƣ sau: “Thuế GTGT là một loại thuế
gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của HHDV phát sinh trong quá
trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào NSNN theo mức
độ tiêu thụ HHDV”.
b. Đặc điểm
Thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi
lănh thổ.
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu. Ngƣời bán thực hiện nộp khoản
thuế GTGT phải nộp “đã đƣợc ngƣời mua trả” vào NSNN.
Thuế GTGT có tính trung lập cao vì thuế GTGT khơng phải là yếu tố
của chi phí sản xuất mà chỉ đơn thuần là một khoản thu đƣợc cộng thêm vào
giá bán của HHDV. Thuế GTGT khơng bị ảnh hƣởng bởi q trình tổ chức và
phân chia quá trình sản xuất KD.
1.1.2. Những yếu tố cơ bản về Thuế GTGT
a. Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế GTGT
Đối tượng chịu thuế GTGT: là HHDV dùng cho SXKD và tiêu dùng
(bao gồm cả HHDV mua ở nƣớc ngồi), trừ các đối tƣợng khơng chịu thuế.
Đối tượng không chịu thuế GTGT: là các HHDV liên quan đến nhóm


download by :


9
HHDV mà nhà nƣớc khuyến khích tiêu dùng hoặc nhà nƣớc có chính sách hỗ
trợ và những loại dịch vụ mà việc đánh thuế GTGT trên thực tế không thực
hiện đƣợc (dịch vụ tài chính, ngân hàng,...).
Đối tượng nộp thuế GTGT: là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động
SNKD HHDV chịu thuế và mọi tổ chức, cá nhân có nhập khẩu chịu thuế.
b. Căn cứ tính thuế GTGT
- Giá tính thuế: là giá bán chƣa có thuế GTGT đƣợc ghi trên hóa đơn
bán hàng của ngƣời bán hàng, ngƣời cung cấp dịch vụ hoặc giá chƣa có thuế
GTGT đƣợc ghi trên chứng từ của hàng hóa nhập khẩu.
- Thuế suất: Theo Ngân hàng Thế giới (2013) có tới 88 quốc gia có
mức thuế suất từ 12%-25% cịn lại 24 quốc gia ở mức hơn 10%. Khoảng 54%
quốc gia có 1 mức thuế suất (khơng tính thuế suất 0% cho xuất khẩu); 23%
số quốc gia áp dụng biểu thuế suất thuế GTGT với 2 mức thuế suất.
Bảng 1.1: Mức thuế suất của một số nƣớc năm 2013-Nguồn IMF
Mức thuế suất

Phổ thông

Mức khác (trừ thuế suất 0%)

Anh

20

5


Pháp

19,6

5,5 / 2,1

Trung Quốc

17

13

Thái Lan

7

Việt Nam

10

5

c. Phương pháp tính thuế GTGT
Có 4 phƣơng pháp tính thuế GTGT là: phƣơng pháp cộng trực tiếp (1);
phƣơng pháp cộng gián tiếp (2); phƣơng pháp trừ trực tiếp (phƣơng pháp trực
tiếp) (3); phƣơng pháp trừ gián tiếp (phƣơng pháp khấu trừ) (4). Phƣơng pháp
(1) và (2) phản ánh chính xác nhất về thuế GTGT. Tuy nhiên, chúng chỉ tồn
tại về mặt lý thuyết.

download by :



10

1.2. QUẢN LÝ THUẾ GTGT.
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trị của quản lý thuế GTGT
a. Khái niệm
Với tính chất là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành, QLT GTGT là một
bộ phận của hoạt động QLT nói chung. Khái niệm quản lý thuế GTGT đƣợc
hiểu nhƣ sau: “Quản lý thuế GTGT là hoạt động của cơ quan hành chính thuế
từ trung ương đến địa phương, bao gồm việc tổ chức, điều hành và phân công
trách nhiệm cho các bộ phận trong CQT liên quan tới quá trình thu, nộp thuế
GTGT vào NSNN nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”.
Quản lý thuế GTGT nhằm tổ chức, điều hành, giám sát ,kiểm tra lại
những quy định, quy trình nghiệp vụ, q trình thực hiện những nghiệp vụ
chun mơn cụ thể nhƣ kê khai và kế toán thuế; nộp thuế, kiểm tra thuế;
thanh tra thuế; quản lý nợ; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế GTGT....
b. Đặc điểm
Công tác QLT GTGT trong mỗi quốc gia ở các cấp khác nhau cũng có
sự khác nhau tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi bộ
phận, mỗi cấp.
Quản lý thuế GTGT là một bộ phận của quản lý tài chính cơng.
Vì vậy, phƣơng pháp QLT GTGT đƣợc sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp quản
lý hành chính. Nội dung của phƣơng pháp hành chính trong CQT là sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh, là sự thiết lập mối quan hệ giữa con ngƣời,
giữa CQT với các tổ chức cá nhân trong xã hội; giữa CQT các cấp với nhau
và với cơ quan Nhà nƣớc khác. Đồng thời, phƣơng pháp quản lý hành chính
trong QLT cịn thể hiện trong quy trình, thủ tục thu, nộp thuế, đó là trình tự
các bƣớc cơng việc phải tiến hành và các giấy tờ, tài liệu cần thiết ghi nhận
việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT.

Nhà nƣớc có trách nhiệm QLT GTGT. Để đảm bảo thực thi trách

download by :


11
nhiệm này, Nhà nƣớc trao quyền hạn, trách nhiệm cho Bộ Tài chính, mà trực
tiếp là hệ thống cơ quan QLT gồm Cục thuế, Chi cục thuế...
QLT thuộc lĩnh vực quản lý có tính kỹ thuật phức tạp, mang tính
chun mơn cao. Có nhiều yếu tố tác động và ảnh hƣởng đến hiệu quả của
công tác QLT GTGT nhƣ: ý thức chấp hành của ngƣời dân; trình độ và năng
lực của đội ngũ cán bộ; công chức QLT của CQT; cơ sở vật chất của CQT; hệ
thống thể chế quản lý KT-XH của mỗi quốc gia. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ
các thủ tục hành chính và các chứng từ kèm theo phục vụ cho QLT GTGT có
quan hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc nhau do các yêu cầu kỹ thuật của việc
xác định số thuế GTGT phải nộp cũng nhƣ tập hợp thuế GTGT đầu vào và
đầu ra đƣợc khấu trừ trong kỳ tính thuế.
Nếu trong quá trình QLT, có thuế GTGT âm thì NNT đƣợc hồn thuế
GTGT. Đặc điểm này yêu cầu các đối tƣợng nộp thuế phải kiểm soát lẫn nhau
về giá trị HHDV nhằm bảo vệ lợi ích của mình và khuyến khích sử dụng hệ
thống HĐ chứng từ nhằm chứng minh giá trị tăng thêm làm căn cứ tính thuế.
Quản lý thuế GTGT cần các cơng cụ và phƣơng tiện khác nhau, trong
đó chủ yếu và quan trọng nhất là công cụ pháp luật. Ngồi ra, dƣ luận xã hội
cũng đóng vai trị rất quan trọng. Do đó bên cạnh việc nâng cao hiệu lực của
các quy định pháp luật thì tác động vào dƣ luận cũng là một giải pháp hiệu
quả cần phải quan tâm nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của các
chủ thể tham gia cũng nhƣ “cải thiện hình ảnh của thuế GTGT nói chung và
cơng tác QLT GTGT nói riêng”.
c. Vai trị
QLT GTGT giúp Nhà nƣớc điều tiết vĩ mô và vi mô nền kinh tế, góp

phần lành mạnh hóa nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng giữa mọi
tầng lớp nhân dân.
QLT GTGT đảm bảo nguồn thu cho NSNN, bảo đảm cho chính sách

download by :


12
thuế đƣợc thực thi nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội, giúp
Nhà nƣớc kiểm soát đƣợc hoạt động SXKD.
QLT GTGT giúp nhà quản lý đánh giá toàn diện về hoạt động trong tổ
chức để xác định mục tiêu cụ thể và thiết lập các hoạt động kiểm soát.
1.2.2. Những mục tiêu và nguyên tắc quản lý thuế GTGT
a. Mục tiêu
QLT GTGT phải giúp cho công tác quản lý nguồn thu thuế GTGT thực
hiện một cách tốt nhất, tập trung và huy động đầy đủ số thu cho NSNN.
QLT GTGT nhằm cải tiến các thủ tục; phân công, phân nhiệm rõ
ràng; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của của đội ngũ cán bộ thuế.
QLT GTGT nhằm hạn chế tình trạng tránh thuế, trốn thuế của NNT;
phát hiện và xử lý kịp thời hành vi gian lận, góp phần tạo ra mơi trƣờng KD
ổn định, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động KD.
b. Nguyên tắc
QLT GTGT phải đảm bảo cơng khai, minh bạch, bình đẳng, bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của NNT . Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách
nhiệm tham gia QLT GTGT.
1.2.3. Một số mơ hình tổ chức quản lý thuế GTGT
Có 4 mơ hình tổ chức QLT GTGT đƣợc các nƣớc trên thế giới áp dụng.
a. Mô hình tổ chức quản lý theo sắc thuế
Mơ hình này áp dụng khi thuế GTGT mới đƣợc nghiên cứu áp dụng,
Trong mơ hình này, phịng QLT GTGT thực hiện tất cả các chức năng để

quản lý mà phịng đó đƣợc phân công quản lý thu đối với tất cả NNT.
Ưu điểm: Tạo điều kiện để từng bộ phận phát triển các chƣơng trình
chuyên sâu QLT GTGT.
Nhược điểm: Bộ máy quản lý cồng kềnh. Chi phí quản lý cao, hiệu suất
quản lý thấp vì chức năng quản lý bị chồng chéo giữa các bộ phận. Dễ xảy ra

download by :


13
sự thông đồng giữa NNT và cán bộ QLT.
b. Mô hình tổ chức bộ máy theo nhóm NNT
QLT theo nhóm đối tƣợng nộp thuế có quy mơ lớn và theo nhóm ngành
kinh tế mũi nhọn nhƣ: Điện lực, Bảo hiểm, Ngân hàng...Mỗi phòng thực hiện
tất cả các chức năng để quản lý thu tất cả các sắc thuế của NNT đƣợc phân
cơng quản lý, trong đó có thuế GTGT.
Ưu điểm: Là cơ sở giao nhiệm vụ rõ ràng và giám sát thực hiện, đánh
giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách đối các nhóm NNT.
Nhược điểm: Bộ máy quản lý cồng kềnh, chi phí quản lý cao. Khơng
đáp ứng đƣợc yêu cầu khi số lƣợng và quy mô của NNT thƣờng xuyên tăng
lên. Dễ xảy ra sự không thống nhất trong việc chỉ đạo thực hiện các, các biện
pháp QLT GTGT, tạo ra sự không công bằng giữa các NNT.
c. Mơ hình tổ chức bộ máy theo chức năng
Mỗi phòng thực hiện một hoặc một số chức năng có quan hệ mật thiết
với nhau để quản lý đối với tất cả các đối tƣợng nộp thuế theo chức năng phân
cơng thực hiện.
Ưu điểm: Thích ứng với mọi sự thay đổi về chính sách thuế và NNT.
Tạo điều kiện cho NNT tăng cƣờng tính tự giác và giảm chi phí QLT. Giảm
thiểu hiện tƣợng tiêu cực, tham nhũng do sự kiểm tra, giám sát giữa các bộ
phận cùng thực hiện quy trình QLT.

Nhược điểm: Đặc tính phân đoạn trong công tác QLT dễ dẫn tới việc
mỗi bộ phận chức năng chỉ tập trung vào một khía cạnh của NNT và tách biệt
với các bộ phận khác. Dể xảy ra thất thu thuế hoặc khơng hồn thành dự tốn
Nhà nƣớc giao.
d. Mơ hình tổ chức bộ máy hỗn hợp
Nhiều nƣớc trên thế giới áp dụng mơ hình QLT hơn hợp. Có một số
hình thức kết hợp sau:

download by :


14
Mơ hình kết hợp Chức năng - Quy mơ đối tượng - Sắc thuế Mơ hình
này thƣờng đƣợc áp dụng ở các nƣớc phát triển và đang phát triển và trong
điều kiện thực hiện cơ chế cơ sở KD tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế
vào NSNN.
Mơ hình kết hợp Đối tượng - Chức năng - Sắc thuế: hiện nay một số
nƣớc tiên tiến trên thế giới đang áp dụng mơ hình quản lý theo nhóm đối
tƣợng chia theo quy mơ hoặc theo nhóm ngành kinh tế quan trọng.
1.2.4. Nội dung công tác quản lý thuế GTGT tại cơ quan thuế
Thuế GTGT đƣợc tổ chức, quản lý tại CQT theo mơ hình chức năng.
Căn cứ vào quy trình hoạt động QLT GTGT tại đơn vị, CQT thực hiện việc
đánh giá hoạt động thông qua việc đánh giá các yếu tố của từng khâu quản lý.
CQT áp dụng nội dung và chức năng của phƣơng pháp quản lý hành
chính trong QLT GTGT thể hiện trong quy trình, thủ tục thu, nộp thuế ghi
nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT.
Nội dung công tác QLT GTGT của CQT bao gồm:
a. Lập dự toán về thu thuế GTGT và chi hoàn thuế GTGT
Hàng năm, cũng nhƣ tất cả các sắc thuế khác, cơng tác xây dựng dự
tốn về thuế GTGT là khâu đầu tiên tạo tiền đề cho các khâu tiếp theo trong

quá trình QLT GTGT tại CQT. Đây là giai đoạn xây dựng và quyết định dự
toán thu, chi thuế GTGT của CQT trong thời hạn một năm. Lập dự tốn để
xác đinh những gì cần phải hồn thành và hồn thành nhƣ thế nào. Trong dự
tốn thuế GTGT có hai dự tốn đặc biệt quan trọng là dự tốn thu thuế GTGT
và dự tốn chi hồn thuế GTGT.
Để có thể lập đƣợc dự tốn phù hợp, CQT có thẩm quyền phải thơng
báo đối với Tổng Cục thuế, Cục thuế, cơ quan khác ở trung ƣơng, địa phƣơng
những điều kiện cụ thể, chi tiết của vùng mình. Từ đó, đƣa ra đƣợc các chỉ
tiêu, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô

download by :


15
nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện KT-XH và hoạt động SXKD của
từng vùng để xây dựng dự toán thu thuế GTGT sát với thực tế nhất.
Với các DN có hàng hóa xuất khẩu, để đƣợc xét hồn thuế, DN phải sử
dụng phƣơng pháp khấu trừ khi tính thuế hoặc có hóa đơn kê khai HHDV
xuất khẩu trong tháng (q). Vì vậy, cùng với việc lập dự tốn thu thuế
GTGT thì dự tốn chi hồn thuế GTGT cũng đồng thời giúp cho CQT và cả
các DN trong quá trình hoạt động và quản lý.
Để cơng tác lập dự tốn thu thuế GTGT và chi hoàn thuế GTGT sát với
thực tế, CQT căn cứ vào số thu và chi hoàn thuế GTGT những năm trƣớc;
định mức phân bổ ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định. Kết hợp với số
kiểm tra dự toán thu, chi NSNN do Tổng Cục thuế thơng báo, sự thay đổi của
cơ chế chính sách và thơng tin về số lƣợng, kết quả SXKD, tình hình kê khai,
nộp thuế, hồn thuế trên hệ thống cơ sở dữ liệu QLT của CQT và các cơ quan,
ban ngành liên quan tại địa phƣơng.
b. Quản lý công tác đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế.
Bằng việc thực hiện nội dung cụ thể của công tác này nhƣ nguyên tắc,

hồ sơ, thời hạn, trách nhiệm, CQT nắm bắt tồn bộ tình trạng của quy trình,
thủ tục và hồ sơ đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế của NNT.
- Đăng ký thuế
Việc đăng ký thuế GTGT nhằm tránh bỏ sót, tránh việc thu thuế trùng
lắp giữa các CQT đối với cùng một cơ sở kinh doanh và là cơ sở để CQT theo
dõi, quản lý hoạt động SXKD.
CQT nắm bắt thủ tục tiếp hồ sơ đăng ký thuế đƣợc nộp tại CQT, cán bộ
thuế tiếp nhận, kiểm tra; ghi thời gian, số lƣợng tài liệu trong hồ sơ.
NNT phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ
đăng ký thuế GTGT theo mẫu do Tổng Cục thuế quy định và nộp đủ các loại
chứng từ, tài liệu quy định với CQT.

download by :


16
Quy trình đăng ký thuế trên áp dụng chung cho các trƣờng hợp:
+ NNT nộp hồ sơ đề nghị cấp mã số thuế, mã số DN.
+ NNT thay đổi thông tin, phục hồi MST.
Quy trình đăng ký thuế đƣợc thực hiện theo sơ đồ sau:
Bước 1

Bước 2

Bước 3

Bước 4

Bước 5


• Hướng dẫn lập và nộp hồ sơ thuế

• Tiếp nhận và kiểm tra thủ tục HS đăng ký thuế

• Nhận và xử lý thơng tin đăng ký thuế

• Trả kết quả đăng ký cho NTT

• Nhận kết quả cấp mã số DN từ sở KHĐT

Sơ đồ 1.1: Quy trình đăng ký thuế
- Khai thuế
Dƣới sự giám sát của CQT, DN tự giác thực hiện việc kê khai thuế
GTGT. DN tự tính doanh thu, thu nhập chịu thuế, từ đó lập tờ khai thuế
GTGT phải nộp.
Bộ phận một cửa kiểm tra sau đó bàn giao hồ sơ khai thuế GTGT cho
bộ phận KK&KTT: thời gian bộ phận một cửa và bộ phận hành chính văn thƣ
bàn giao hồ sơ cho bộ phận KK&KTT chủ yếu là ngay trong ngày, đầu giờ
ngày làm việc tiếp theo. Quy định này nhằm đảm bảo phù hợp với thực tế, đặc
biệt đối với các CQT quản lý nhiều NNT với số lƣợng hồ sơ khai thuế lớn.
Trƣờng hợp, hồ sơ khai thuế GTGT đƣợc nộp thông qua giao dịch điện
tử, CQT thực hiện việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận thông qua hệ thống xử
lý dữ liệu điện tử. CQT sẽ gửi email xác nhận việc đã nộp hồ sơ khai thuế qua
mạng cho NNT. Email này sẽ đƣợc gửi vào hòm thƣ đã đăng ký với CQT.

download by :


×