Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

(luận văn thạc sĩ) phát triển lâm nghiệp huyện đại lộc , tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.71 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN PHƢỚC THÀNH

PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đà Nẵng - Năm 2017

download by :


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN PHƢỚC THÀNH

PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.01.05

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Võ Xuân Tiến

Đà Nẵng - Năm 2017

download by :




LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa rừng đƣợc
ai công bố trong bất kỳ cơng trình năm khác
Tác giả luận văn

Nguyễn Phƣớc Thành

download by :


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 2
5. Bố cục đề tài.......................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................ 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP ........ 8
1.1 KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP ...................................... 8
1.1.1 Một số khái niệm ............................................................................. 8
1.1.2 Phân loại rừng ................................................................................ 11
1.1.3 Vai trò của lâm nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội .................. 12
1.1.4 Đặc điểm sản xuất lâm nghiệp ....................................................... 14
1.2NỘI DUNG VỀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP ........................................ 21
1.2.1 Phát triển quy mô rừng .................................................................. 21

1.2.2 Cơ cấu các loại rừng hợp lý ........................................................... 23
1.2.3 Gia tăng các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp ........................ 23
1.2.4 Phát triển hình thức tổ chức sản xuất lâm nghiệp và liên kết kinh tế ..24
1.2.5 Gia tăng kết quả, hiệu quả từ lâm nghiệp ...................................... 26
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP 27
1.3.1 Điều kiện tự nhiên.......................................................................... 27
1.3.2 Điều kiện kinh tế ............................................................................ 28
1.3.3 Điều kiện xã hội ............................................................................. 29
1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIÊN LÂM NGHIỆP TẠI MỘT SỐ ĐỊA
PHƢƠNG ....................................................................................................... 30

download by :


1.4.1 Kinh nghiệm của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế............... 30
1.4.2 Kinh nghiệm của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam .................. 31
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TẠI
HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM ................................................. 33
2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM ......................................... 33
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 33
2.1.2 Đặc điểm về xã hội ........................................................................ 40
2.1.3 Đặc điểm kinh tế ............................................................................ 43
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐẠI LỘC .......................................................................................... 46
2.2.1 Phát triển quy mô rừng .................................................................. 46
2.2.2 Cơ cấu các loại rừng ...................................................................... 51
2.2.3 Quy mô các nguồn lực phát triển lâm nghiệp của huyện Đại Lộc 53
2.2.4 Tình hình tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế lâm nghiệp thời gian
qua


........................................................................................................ 57

2.2.5 Kết quả và hiệu quả sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Đại
Lộc

........................................................................................................ 58

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TẠI
HUYỆN ĐẠI LỘC .......................................................................................... 62
2.3.1 Những thành công và hạn chế ......................................................... 62
2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế .................................................... 65
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN
ĐẠI LỘC ĐẾN NĂM 2020 ........................................................................... 67
3.1 NHỮNG CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÂM
NGHIỆP HUYỆN ĐẠI LỘC ĐẾN NĂM 2020 ............................................. 67
3.1.1 Những dự báo ................................................................................ 67

download by :


3.1.2 Quan điểm phát triển lâm nghiệp huyện Đại Lộc đến năm 2020 .. 70
3.1.3 Mục tiêu, định hƣớng phát triển lâm nghiệp huyện Đại Lộc đến
năm 2020 .................................................................................................. 71
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TẠI
HUYỆN ĐẠI LỘC .......................................................................................... 74
3.2.1 Phát triển quy mô rừng .................................................................. 74
3.2.2 Cơ cấu các loại rừng ...................................................................... 80
3.2.3 Quy mô các nguồn lực cho việc phát triển lâm nghiệp ................. 82
3.2.4 Hồn thiện các hình thức tổ chức sản xuất lâm nghiệp ................. 87

3.2.5 Lựa chọn các mô hình liên kết phù hợp ........................................ 88
3.2.6 Các giải pháp khác ......................................................................... 89
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN (Bản sao)
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Tên bảng

Trang

bảng
2.1.
2.2.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Đại Lộc qua các năm
Tổng hợp hiện trạng đất tự nhiên chia theo địa bàn xã, thị
trấn huyện Đại Lộc năm 2016

34
35


2.3.

Cơ cấu dân số huyện Đại Lộc năm 2015

40

2.4.

Lực lƣợng lao động huyện Đại Lộc qua các năm

41

2.5.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế qua các năm

44

2.6.

Cơ cấu kinh tế huyện Đại Lộc qua các năm

44

2.7.

2.8.
2.9.
2.10.

2.11.
2.12.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nơng, lâm, thủy sản qua các
năm
Diện tích và độ che phủ rừng huyện Đại Lộc qua các năm gần
đây
Tốc độ tăng giá trị diện tích rừng huyện Đại Lộc qua các năm
Diện tích đất rừng phịng hộ trên địa bàn huyện Đại Lộc
2016
Diện tích đất rừng sản xuất trên địa bàn huyện Đại Lộc 2016
Tình hình trồng rừng trên địa bàn huyện Đại Lộc qua các
năm

45

46
46
48
49
50

2.13.

Khối lƣợng và tiến độ khoanh ni phục hồi rừng

51

2.14.


Diện tích các loại rừng huyện Đại Lộc qua các năm

51

2.15.

Cơ cấu các loại rừng huyện Đại Lộc qua các năm

52

download by :


2.16.

2.17.
2.18.
2.19.

2.22.

2.21.

2.22.

2.23.

Nguồn lực lao động theo ngành các ngành kinh tế tại huyên
Đại Lộc qua các năm
Cơ cấu nguồn lực lao động theo các ngành kinh tế tại huyện

Đại Lộc qua các năm
Vốn đầu tƣ phát triển lâm nghiệp huyện Đại Lộc qua các năm
Tốc độ tăng vốn đầu tƣ vào phát triển lâm nghiệp huyện Đại
Lộc qua các năm
Khối lƣợng sản xuất kinh doanh ngành lâm nghiệp huyện
Địa Lộc qua các năm
Biến động khối lƣợng sản xuất kinh doanh ngành lâm nghiệp
huyện Đại Lộc qua các năm
Giá trị sản xuất kinh doanh của ngành lâm nghiệp huyện Đại
Lộc qua các năm
Cơ cấu giá trị sản xuất kinh doanh của ngành lâm nghiệp
huyện Đại Lộc qua các năm

54

55
56
56

58

59

60

61

3.1.

Nhu cầu lâm sản tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2020


68

3.2.

Quy hoạch 2 loại rừng trên địa bàn huyện Đại Lộc

80

giai đoạn 2016-2020

80

3.3.

Quy hoạch sử dụng đất cho rừng phòng hộ huyện Đại Lộc

81

3.4.

Quy hoạch sử dụng đất cho rừng sản xuất huyện Đại Lộc

81

download by :


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại Lộc là một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam, là vùng kinh tế trọng điểm
vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, với tổng diện tích tự nhiên 585,6 km2, trong
đó đất lâm nghiệp chiếm 70% diện tích. Với điều kiện địa hình đa dạng,
phong phú, có núi, đồi và đồng bằng ven sơng, rất thuận lợi cho phát triển
kinh tế đa ngành; song với đặc điểm địa hình phân bậc rõ, cao, độ dốc lớn ở
vùng đầu nguồn phía Tây và thấp dần về đồng bằng phía đơng. Vì vậy rừng,
đặc biệt là rừng phịng hộ nói riêng, ngành lâm nghiệp nói chung có một vai
trị và vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ
an ninh mơi trƣờng sinh thái, an ninh quốc phịng.
Trong thời kỳ đổi mới, ngành lâm nghiệp huyện Đại Lộc đã có nhiều
đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng đƣợc một phần
lớn yêu cầu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản, nhu cầu
sử dụng gỗ, chất đốt của nhân dân; công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
ngày càng đƣợc coi trọng đúng mức, góp phần tạo việc làm cho hàng nghìn
hộ đồng bào địa phƣơng, xố đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và nâng cao
ý thức bảo vệ rừng, nhất là đồng báo dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên thực trạng phát triển làm nghiệp trong thời gian qua vẫn bộc
lộ nhiều hạn chế; quá trình phát triển cịn theo chiều rộng, chƣa thật sự chú ý
đến phát triển chiều sâu, rừng vẫn tiếp tục bị khai thác trái phép và diễn biến
phức tạp, chất lƣợng lâm sản ngày càng suy giảm; công tác giao, khốn rừng,
đất rừng cịn nhiều bất cập; cơ sở hạ tầng của lâm nghiệp vẫn còn thấp kém,
hiệu quả sản xuất lâm nghiệp vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế hiện
có, việc sắp xếp tổ chức sản xuất và quản lý bảo vệ rừng còn chƣa hợp lý…
Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải tìm ra các giải pháp để phát triển lâm
nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phòng hộ và bảo vệ môi trƣờng

download by :



2

sinh thái. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển lâm nghiệp tại huyện Đại
Lộc, tỉnh Quảng Nam” mang tính cấp bách và thiết thực đối với sự phát triển
kinh tế xã hội của địa phƣơng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên qua đến phát triển rừng trong
ngành lâm nghiệp.
- Phân tích thực trạng phát triển rừng trong ngành lâm nghiệp huyện Đại
Lộc thời gian qua.
- Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển rừng trong ngành lâm
nghiệp huyện Đại Lộc đến năm 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan tới việc phát triển
rừng trong ngành lâm nghiệp tại huyện Đại Lộc.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung về phát
triển rừng trong ngành lâm nghiệp.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu nội dung trên ở huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam.
- Về thời gian: Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa đến năm
2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phƣơng pháp phân tích thơng kê, tổng hợp, chi tiết hóa, so sánh,
đánh giá, khái quát, chuyên gia,… theo nhiều cách từ riêng lẻ tới kết hợp với
nhau. Các phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong việc phân tích, đánh giá, so
sánh giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn của địa phƣơng để đề ra phƣơng
hƣớng, giải quyết phát triển lâm nghiệp huyện Đại Lộc. Với các cách tiếp cận


download by :


3

vĩ mô, thực chứng, hệ thống, lịch sử, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp thu
thập tài liệu, thông tin sau:
- Kế thừa các cơng trình nghiên cứu trƣớc đó;
- Tổng hợp các nguồn số liệu thơng qua các báo cáo, tổng kết của các xã,
thị trấn của các phòng, ban huyện Đại Lộc và các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh.
- Tìm thơng tin qua các phƣơng tiện đại chúng: Báo chí, Internet,…
- Kết hợp các phƣơng pháp thu thập số liệu để có dữ liệu nghiên cứu và
phân tích đầy đủ.
5. Bố cục đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn đƣợc
chia thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển lâm nghiệp;
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển lâm nghiệp tại huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam;
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển lâm nghiệp tại huyện Đại Lộc đến
năm 2020.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Nói đến lâm nghiệp
trƣớc hết là phải nói đến vai trị của rừng trong nền kinh tế quốc dân và trong
đời sống xã hội. Trong Luật bảo vệ và phát triển rừng có ghi “Rừng là tài
nguyên quý báu của đất nƣớc, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của
môi trƣờng sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền
với đời sống của nhân dân với sự sống còn của dân tộc”.
Việt Nam ngay từ đầu dựng nƣớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh

số 142/SL ngày 21/12/1949 quy định việc kiểm tra, kiểm soát, lập biên bản,
xử lý các hành vi vi phạm Pháp lệnh bảo vệ rừng. có thể nói đó là những
nguồn tƣ liệu đầu tiên của pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng. Vấn đề về

download by :


4

rừng và phát triển rừng cũng đƣợc đề cập, nghiên cứu và phân tích trong một
số bài viết, tác phẩm nhƣ sau:
Trong giáo trình “Kinh tế lâm nghiệp” của Nguyễn Nghĩa Biên đã đƣa ra
khái niệm của lâm nghiệp là: “Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập
của nền kinh tế quốc dân, có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng,
khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy chức năng phòng hộ
của rừng”.
Trong tác phầm “Giảm nghèo và rừng ở Việt Nam” (2005) của William
D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba tập trung vào phần tích các tài liệu về rừng và
giảm nghèo ở Việt Nam. Mối quan hệ giữa rừng và nghèo đƣợc phân tích qua
6 biến số: thay đổi từ đất rừng sang đất nơng nghiệp, gỗ, lâm sản ngồi gỗ, chi
trả các dịch vụ môi trƣờng, việc làm và các lợi ích gián tiếp. Nghiên cứu cũng
cho rằng: “Tài ngun rừng đóng vai trị quan trọng đối với hàng triệu người
Việt Nam trong việc trợ giúp cho quá trình giảm nghèo”. Tôi đồng ý với quan
điểm mà tác phẩm đã đƣa ra, thực tế cho thấy việc khoán bảo vệ rừng đối với
các rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đã góp phần giảm nghèo nhờ có chi phí
quản lý bảo vệ rừng. Nhƣng nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích
dựa trên những tác phẩm hoặc báo cáo đã nghiên cứu trƣớc đó. Vì vậy, cần có
những nghiên cứu mới dựa trên tình hình khảo sát thực tế để bổ sung cho tác
phẩm đã đề cập ở trên.
Trong tác phẩm “Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở

Việt Nam” (2005) của Đinh Đức Thuận và nhóm nghiên cứu trƣờng Đại
Học Lâm nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Có sự khác nhau về
cơ cấu thu nhập từ lâm nghiệp giữa các vùng. Tại Bắc Kạn, thu nhập từ
lâm nghiệp của nhóm họ trung bình đạt 32,8%, nhóm hộ khá đạt 16,8%,
nhóm hộ nghèo chỉ đạt 4,4%. Trong khi đó ở khu vực Tây Nguyên, thu
nhập từ lâm nghiệp của nhóm hộ khá đạt gần 40%, nhóm hộ nghèo đạt ở

download by :


5

mức 17%. Ba mục tiêu giảm nghèo và cải thiện sinh kế nông thôn dựa
vào rừng là: tăng thu nhập qua đa dạng hóa các nguồn thu từ rừng, tạo
cơ hội việc làm từ phát triển lâm nghiệp, cải thiện sinh kế dựa vào phát
triển lâm nghiệp được thẩm định là thực tế và có tính khả thi”.
Nguyễn Thế Tràm trong một bài viết của Tạp chí cộng sản ngày
24/7/2013 đã kết luận rằng: “Độ che phủ của từng Tây Ngun có xu thế
giảm dần, chỉ cịn ở mức bình qn 36% năm 2012. Tình trạng diện tích
rừng bị mất xảy ra ngày càng nhiều, bình quân 25.735 ha/năm. Rừng
trồng mới và rừng tái sinh tự nhiên không thể bù đắp được diện tích
rừng đã mất. Do đó, tăng cường quản lý, bảo vệ rừng là vấn đề cấp
thiết”.
Trong luận án: Nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học: Nhƣng vấn đề
liên quan đến quản lý tổng hợp ở một số khu bảo tồn thiên nhiên vùng
Tây Nguyên (2008) của Cao Thị Lý cho rằng giải pháp quản lý tổng hợp
tài nguyên rừng tại Vƣờn Quốc Gia cần chú trọng: “Tập trung cải tiến
sản xuất nông nghiệp, quản lý tài nguyên rừng bảo tồn dựa vào cộng
đồng và tiếp cận bảo tồn có sự tham gia. Cải tiến và phát triển thể chế,
chính sách hỗ trợ bảo tồn tổng hợp, xây dựng chiến lược nguồn nhân lực

cho bảo tồn gắn với phát triển vùng đệm”.
Nguyễn Trần Trọng về “Phát triển Lâm nghiệp Tây Nguyên”, Tạp
chí cộng sản số 7 (199) năm 2010 đã khái quát đánh giá đƣợc thực trạng
ngành lâm nghiệp ở Tây Nguyên, chỉ ra những tồn tại hạn chế và nguyên
nhân từ đó đề ra các giải pháp thiết thực tại Tây Nguyên.
Lê Trọng Hùng nghiên cứu sự vận động của đất rừng sản xuất sau
khi giao cho các hộ giai định tại một số tỉnh, Tạp chí Nơng nghiệp và
Phát triển Nơng thơn số 7, tháng 7 năm 2007, thể hiện 3 vấn đề: Thứ
nhất, khi nhận thức của ngƣời dân về sản xuất lâm nghiệp thay đổi, các

download by :


6

hộ gia đình phỏng vấn đều mong muốn có thêm đất để sản xuất rừng.
Thứ hai, nhóm hộ có quyền sử dụng đất lâm nghiệp có thu nhập tăng.
Thứ ba, nhóm hộ khá và trung bình cơ bản là mua, thuê thêm quyền đất
rừng sản xuất và liên doanh, còn các hộ nghèo thì bán hoặc cho thuê.
Nhƣ vậy, các hộ khá giả có thêm đất và các hộ nghèo thì giảm diện tích,
tình trạng ngƣời nghèo khơng có đất sẽ gia tăng.
Trong nghiên cứu về “Công nghệ bảo quản, chế biến gỗ rừng trồng”
(2005) của Lê Văn Lâm và Nguyễn Thị Ngọc Bích, cơng trình đã xây
dựng thành cơng đƣợc công nghệ xử lý đối với mọi loại gỗ nhằm hạn chế
tối đa các khuyết tật xuất hiện trong quá trình chế biến nhằm nâng cao tỷ
lệ sử dụng gỗ. Nghiên cứu cũng chỉ ra đƣợc công nghệ xử lý bảo quản
thanh phôi cho 3 loại gỗ và lồng ghép vào quy trình cơng nghệ sản xuất
ván ghép thanh để tạo ra chế phẩm có chất lƣợng tốt làm nguyên liệu cho
sản xuất đồ mộc văn phòng. Kết hợp giữa gỗ xẻ và ván ghép thanh, thiết
kế đề xuất một số mẫu sản phẩm mộc văn phòng.

Từ thập kỷ 90, sau khi hợp nhất các bộ Lâm nghiệp, Nông nghiệp,
Thủy lợi, ngành Lâm nghiệp thƣờng sử dụng hệ thống 07 vùng sinh thái
nơng nghiệp với các tiêu chí xác định về địa hình, khí hậu, đất đai, kiể
rừng. Tuy nhiên, một số tiêu chí dùng để phân vùng sinh thái nông
nghiệp khác với các hệ sinh thái rừng. Do đó, để xây dựng cơ sở khoa
học và đề xuất tiêu chí phân vùng sinh thái lâm nghiệp ở Việt Nam. Viện
nghiên cứu sinh thái và môi trƣờng rừng (RCFEE) đã đƣa ra “Báo cáo
phân vùng sinh thái lâm nghiệp ở Việt Nam” để có đƣợc sự đồng nhất
tƣơng đối về các hệ sinh thái rừng cho từng vùng. Cụ thể, RCFRR đã
đƣa ra 08 hệ sinh thái rừng tự nhiên điển hình đó là: Hệ sinh thái rừng
kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới; Hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm
nhiệt đới; Hệ sinh thái rừng lá rộng thƣờng xanh trên núi đá vôi; Hệ sinh

download by :


7

thái rừng lá kim tự nhiên; Hệ sinh thái rừng thƣa cây họ dầu; Hệ sinh
thái rừng ngập mặn; Hệ sinh thái rừng tràm; Hệ sinh thái rừng tre nứa.
Quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam về chƣơng trình phát triển
lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam, Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh
Quảng Nam đến năm 2020. Phát triển lâm nghiệp theo hƣớng hiện đại,
trở thành ngành trọng điểm vùng, tạo động lực phát triển của nền kinh tế
của từng địa phƣơng. Ƣu tiên phát triển mạnh ngành lâm nghiệp tại các
địa phƣơng có thế mạnh để ngành lâm nghiệp trở thành ngành chủ lực,
mũi nhọn, nhƣ sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, điện, chế biến nông,
lâm, thủy sản... Chú trọng phát triển các ngành lâm nghiệp theo hƣớng
bền vững, lâm nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thu hút nhiều lao động.
Ngoài những tác phẩm, bài viết đã nêu ở trên, có nhiều bài viết của

nhiều tác giả, nhiều tổ chức nghiên cứu khác nhau với nhiều cách tiếp
cận vấn đề khác nhau đã nêu lên nhiều vấn đề về lý luận và nội dung cơ
bản về phát triển rừng, trả lời cho những câu hỏi về tầm quan trọng của
lâm nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng góp
phần giải quyết đƣợc những vấn đề thực tiễn trong phát triển rừng tại
Việt Nam nói chung và một số vùng, địa phƣơng nói riêng, Tuy nhiên,
trên góc độ tổng kết và hệ thống hóa các vấn đề về lý luận và nội dung
của phát triển lâm nghiệp tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, hiện nay
vẫn chƣa có cơng trình nào nghiên cứu hồn chỉnh về vấn đề này, vì vậy,
việc tiếp tục nghiên cứu phát triển rừng tại huyện Đại Lộc là một điều tất
yếu. Tôi đã chọn lọc và kế thừa những cơng trình nghiên cứu ở trên và
các vấn đề nghiên cứu khác để thực hiện đề tài này.

download by :


8

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
1.1 KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
1.1.1 Một số khái niệm
a. Rừng
Rừng và các hoạt động liên quan đến rừng là bộ phận chủ yếu của lâm
nghiệp. Do vậy, trƣớc khi nghiên cứu khái niệm về lâm nghiệp, chúng ta cần
hiểu rõ các khái niệm về rừng và tài nguyên rừng.
Rừng có lịch sử phát triển lâu dài nhƣng những hiểu biết thật sự của con
ngƣời về rừng mới chỉ bắt đầu từ thế kỷ XIX. Cùng với sự ra đời của sinh thái
học, các khái niệm về rừng và khoa học rừng dần đƣợc sáng tỏ. Theo quan

điểm học thuyết về hệ sinh thái, rừng đƣợc xem là hệ sinh thái điển hình trong
sinh quyền. Mặt khác, trên cơ sở học thuyết về rừng của Morodov, Sukasov
thì rừng đƣợc coi là một sinh địa quần lạc.
Hiểu theo nghĩa rộng, rừng là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên
hữu hạn có khả năng tự phụ hồi bao gồm cả rừng và đất rừng.
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng,
vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trƣờng khác, trong đso cây gỗ, tre
nứa hoặc hệ thực vật đặc trƣng là thành phần có độ che phủ tán rừng từ 0,1 trở
lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng
phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
b. Đất rừng
Đất rừng là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất khoanh ni
phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phụ hồi
rừng bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao,
cho thuể để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chƣa đạt tiêu chuẩn
rừng).

download by :


9

c. Lâm nghiệp
Ngày nay, lâm nghiệp đã trở thành thuật ngữ quen thuộc đƣợc sử dụng
trong các hoạt động hàng ngày, nhƣng để đi đến khái niệm “lâm nghiệp” thì
cũng đã có ít nhiều những quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật
chất trong nền kinh tế quốc dân có nhiệm vụ trồng cây gây rừng, chăm sóc,
ni dƣỡng, bảo vệ rừng nhằm cung cấp lâm sản, phòng hộ và bảo vệ môi
trƣờng sống.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất
động lập của nền kinh tế quốc dân có nhiệm vụ trồng cây gây rừng, chăm sóc,
ni dƣỡng, bảo vệ rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản từ rừng.
Quan điểm thứ ba cho rằng: Xuất phát từ thực trạng quản lý lâm nghiệp
và đứng trên góc độ khép kín của tái sản xuất thì lâm nghiệp la một ngành sản
xuất ngồi chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác vận
chuyển cịn bao gồm cả chế biến lâm sản.
Mơi quan điểm đều có những ƣu điểm và hạn chế của riêng nó. Từ
những quan điểm trên, ngƣời ra đã thống nhất đƣa ra khái niệm về lâm nghiệp
nhƣ sau:
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân có
nhiệm vụ trồng cây gây rừng, chăm sóc, ni dƣỡng, bảo vệ rừng, khai thác,
vận chuyển, chế biến lâm sản, phát huy tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi
trƣờng.
d. Phát triển lâm nghiệp
Để hiểu rõ hơn quan niệm về phát triển lâm nghiệp, chúng ra sẽ đi từ các
khá niệm liên quan đến phát triển.
- Khái niệm về phát triển

download by :


10

Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Theo tác giả
Raanan Waitz (1995): “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng
trƣởng mức sống của con ngừi và phân phối công bằng những thành quả tăng
trƣởng trong xã hội”. Sự tồn tại và phát triển của một xã hội hôm nay là sự kế
thừa những di sản đã diễn ra trong quá khứ.
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Phát triển là sự lớn lên về mặt kích thƣớc, độ

rộng (số lƣợng) hay về mặt giá trị, tầm quan trọng (chất lƣợng).
Phát triển trong sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ.
Trong đó, con ngƣời ln đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật
chất sản có nhằm tạo ra lƣơng thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của
cải khác phục vụ cho nhu cầu cuộc sông của mình.
Phát triển cũng thƣờng đi kèm với những thay đổi quan trọng trong cấu
trúc của nền kinh tế, hay nói cách khác là sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và cơ
cấu lao động. Thông thƣờng sự chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ là phần đóng
góp của ngành cơng nghiệp và nông nghiệp đều tăng nhƣng công nghiệp tăng
nhanh hơn, cơ cấu lao động cũng chuyển dịch theo hƣớng tăng lao động công
nghiệp và giảm dần lao động nông nghiệp, đồng thời tỷ lệ dân chúng sống
trong thành phố tăng nhiều hơn ở miền quê, tiêu biể nhờ ngày càng có nhiều
ngƣời chuyển từ sản xuất nơng nghiệp ở nông thôn sang công việc đƣợc trả
lƣơng cao hơn và có cơ sở ở thành thị, thƣờng thƣờng là trong sản xuất hay
dịch vụ.
Nhƣ vậy, phát triển là một quá trình vận động đi lên, phát triển phải là
một quá trình lâu dài, ln thay đổi và có sự thay đổi theo hƣớng ngày càng
hoàn thiện. Do vậy, khái niệm phát triển cũng đƣợc lý giải nhƣ một quá trình
thay đổi theo hƣớng hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế nhƣ: kinh tế, xã
hội, môi trƣờng và thể chế trong một thời gian nhất định.

download by :


11

Tóm tại, q trình phát triển đƣợc thể hiện qua bốn nội dung: Thứ nhất,
duy trì đƣợc tăng trƣởng kinh tế ổn định trong dài hạn. Thứ hai, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hƣớng hợp lý; Trong đó tỷ trọng các ngành dịch vụ, công
nghiệp tăng, đặc biệt là ngành dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Thứ ba, gia tăng năng lực nội sinh của nền kinh tế; đó là sử dụng và tái đầu tƣ
hợp lý để duy trì quy mơ và chất lƣợng các nguồn lực nhằm đảm bảo tăng
trƣởng kinh tế ổn định và liên tục, đồng thời nền kinh tế đó đủ khả năng vƣợt
qua các biến động của khủng hoảng và thị trƣờng, cũng nhƣ tác động của thiên
tai. Thứ tƣ, nâng cao chất lƣợng cuộc sống, đó là kết quả của nâng cao thu nhập
đầu ngƣời, nhƣng khơng chỉ có vậy, nó địi hỏi phải có sự phân phối thu nhập
cơng bằng, xóa bỏ nghèo đói, nâng cao phúc lợi cho mọi ngƣời dân,..
- Khái niệm về phát triển lâm nghiệp
Từ những quan điểm và lập luận trên có thể đi đến khái niệm về phát
triển lâm nghiệp nhƣ sau: Phát triển lâm nghiệp là tổng hợp các biện pháp tổ
chức, kinh tế để đẩy mạnh sản xuất lâm sản nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu xã
hội, yêu cầu thị trƣờng trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và đạt
hiệu quả kinh tế cao.
1.1.2 Phân loại rừng
a. Phân loại rừng theo chức năng sử dụng:
- Rừng phòng hộ: Là loại rừng đƣợc sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn
nƣớc, bảo vệ đất, chống xói mịn, chống xa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều
hịa khí hậu, góp phần bảo vệ mơi trƣờng. Rừng phịng hộ gồm: Rừng phòng
hộ đầu nguồn; Rừng phòng hộ ven biền; Rừng phịng hộ vảo vệ mơi trƣờng
sinh thái.
- Rừng đặc dụng: Là loại rừng đƣợc thành lập với mục đích chủ yếu để
bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen
sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng

download by :


12

cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phịng hộ bảo vệ mơi trƣờng sinh

thái. Rừng đặc dụng gồm: Vƣờn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiêm gồm khu
dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan gồm
khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; Khu rừng nghiên cứu,
thực nghiệm khoa học.
- Rừng sản xuất: Là rừng đƣợc dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ, lâm sản,
đặc sản. Rừng sản xuất gốm: Rừng sản xuất là rừng tự nhiên; Rừng sản xuất
là rừng trồng; rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyền,
cơng nhận.
b. Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành
- Rừng tự nhiên: Là loại rừng có nguồn gốc từ tự nhiên bao gồm cái loại
rừng nguyên thủy, rừng thứ sinh (hệ quả của rừng nguyên thủy bị tác động,
rừng thứ sinh đƣợc làm giàu từ tự nhiên hay nhân tạo).
- Rừng trồng: Là do con ngƣời tạo nên bằng cách trồng mới trên đất
chƣa có rừng hoặc trồng lại trên đất trƣớc đa chƣa có rừng.
1.1.3 Vai trị của lâm nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm
lâm nghiệp có tác dụng nhiều mặt trong nền kinh tế quốc dân và trong đời
sống xã hội. Trong Luật bảo vệ và phát triển rừng có ghi “Rừng là tài nguyên
quý báu của đất nƣớc, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của mơi
trƣờng sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền đời
sống của nhân dân với sự sống còn của các dân tộc”. Có thể kể ra đây một số
vai trị quan trọng sau:
a. Lâm nghiệp có vai trị cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ các nhu
cầu của xã hội:
- Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội,
trƣớc hết là gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

download by :



13

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản.
- Cung cấp động vật, thực vật là đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của
các tầng lớp dân cƣ.
- Cung cấp dƣợc liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức
khoẻ cho con ngƣời.
- Cung cấp lƣơng thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm... phục vụ nhu
cầu đời sống xã hội...
b. Lâm nghiệp có vai trị làm chức năng phịng hộ, bảo vệ mơi trường
sống, cảnh quan văn hố xã hội:
- Phịng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nƣớc, điều hồ dịng chảy, chống
xói mịn rửa trơi thối hố đất, chống bồi đắp sơng ngịi, hồ đập, giảm thiểu
lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn đƣợc nguồn thuỷ năng lớn cho các nhà máy
thuỷ điện.
- Phịng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm
nhập của nƣớc mặn...bảo vệ đồng ruộng và khu dân cƣ ven biển...
- Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch khơng khí, tăng
dƣỡng khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hồ khí hậu tạo điều kiện cho cơng
nghiệp phát triển.
- Phịng hộ đồng ruộng và khu dân cƣ: giữ nƣớc, cố định phù sa, hạn
chế lũ lụt và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất...
- Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch...
c. Lâm nghiệp có vai trị tạo nguồn thu nhập và giải quyết công ăn việc
làm cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào thuộc vùng trung du miền núi
- Tài nguyên rừng trƣớc hết là cơ sở vật chất, kỹ thuật chủ yếu quan
trọng quyết định đến phát triển lâm nghiệp. Tài nguyên rừng là nguồn thu
nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi. Hiện nay đất lâm nghiệp quản

download by :



14

lý gần 60% diện tích tự nhiên và chủ yếu tập trung vào vùng trung du, miền
núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc ít ngƣời.
- Địa bàn sản xuất lâm nghiệp là cơ sở quan trọng để phân bố dân cƣ,
điều tiết lao động xã hội, góp phần xố đói giảm nghèo cho xã hội...
d. Lâm nghiệp có chức năng nghiên cứu khoa học
Đối tƣợng sản xuất lâm nghiệp là rừng. Rừng luôn chứa đựng nhiều vấn
đề bí ẩn cần phải bảo tồn và nghiên cứu, đặc biệt là tính đa dạng sinh học của
rừng khơng chỉ có giá trị trƣớc mắt mà cịn có giá trị cho các thế hệ tƣơng
lai...
1.1.4 Đặc điểm sản xuất lâm nghiệp
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất độc lập trong nền kinh tế
quốc dân, cũng nhƣ các ngành kinh tế khác, để hình thành và khẳng định tính
tất yếu khách quan tồn tại và phát triển, mỗi ngành đều có những đặc điểm
phản ảnh tính đặc thù của mình. Những đặc thù này có tính quyết định đến
việc tổ chức sản xuất, quản lý sử dụng các nguồn lực của ngành. Nghiên cứu
các đặc điểm sản xuất để hoạch định chiến lƣợc phát triển và qua đó đề ra
những chiến thuật (các giải pháp quản lý), khai thác triệt để các nguồn lực
nhằm hƣớng tới mục tiêu hiệu quả kinh tế-xã hội cao nhất. Trong sản xuất
lâm nghiệp có những đặc điểm chủ yếu:
a. Chu kỳ sản xuất dài:
Đây là đặc điểm quan trọng, mang tính đặc thù của ngành.
Chu kỳ sản xuất đƣợc tính là khoảng thời gian kể từ khi chuẩn bị đƣa các
yếu tố vào sản xuất đến khi tạo ra sản phẩm sẵn sàng tiêu thụ.
Chu kỳ sản xuất là tiêu thức phản ảnh đặc điểm sản xuất của các ngành
sản xuất và chủ yếu là do đối tƣợng sản xuất quyết định.
Đối với lâm nghiệp, đối tƣợng sản xuất là rừng. Khác với đối tƣợng sản

xuất của các ngành khác, rừng là cơ thể sống, trong đó quần xã cây rừng đóng

download by :


15

vai trò chủ đạo và chúng khác biệt với các loài thực vật khác là chu kỳ sinh
trƣởng kéo dài và phát triển chậm. Nếu tính chu kỳ thành thục tự nhiên phải
hàng trăm năm, còn chu kỳ thành thục cơng nghệ cũng phải hàng chục năm
trong khi đó chu kỳ sản xuất của một số sản phẩm thuộc ngành cơng nghiệp
chu kỳ chỉ tính bằng giờ, bằng phút và ngay ngành nơng nghiệp (trừ một số
lồi cây ăn quả và cây công nghiệp), chu kỳ sản xuất cũng chỉ tính bằng
ngày, bằng tháng...
Do đặc điểm sản xuất dài đã ảnh hƣởng khơng nhỏ đến tình hình tổ chức
sản xuất, tình hình quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực trong lâm nghiệp.
Trƣớc hết là vốn đầu tƣ lớn, vốn bị ứ đọng ở sản phẩm dở dang nằm tại rừng,
dƣới dạng rừng non, rừng chƣa thành thục công nghệ, do đó tốc độ chu
chuyển chậm, thời hạn thu hồi lâu và thƣờng hiệu quả đầu tƣ thấp.
Mặt khác, sản xuất lâm nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự
nhiên lại diễn ra trong thời gian dài, chắc chắn sẽ có nhiều rủi do, khó bảo vệ
thành quả lao động. Đây cũng là điểm kém hấp dẫn các nhà đầu tƣ bỏ vốn vào
kinh doanh rừng. Đặc biệt là sản xuất lâm nhiệp diễn ra trong cơ chế thị
trƣờng, giá cả luôn luôn bị tác động bởi yếu tố thời gian, chi phí cơ hội lớn,
ngƣời đầu tƣ khó có thể dự đốn đƣợc kết qủa đầu ra... Trong công tác nghiên
cứu khoa học cũng gặp phải những cản trở khơng nhỏ, có những cơng trình
diễn ra trong thời gian dài mới có kết quả, do đó các nhà khoa học ít có cơ hội
tự đánh giá tổng kết cơng trình nghiên cứu của mình...
Từ những khó khăn cản trở trên, vấn đề cần đặt ra đối với Nhà nƣớc nói
chung và đối với các nhà quản lý lâm nghiệp nói riêng là gì? Trƣớc hết về

phía Nhà nƣớc phải có chính sách đầu tƣ, hỗ trợ về vốn cho phát triển lâm
nghiệp, bằng các chƣơng trình dự án và có chính sách cho vay vốn dài hạn
với lãi suất ƣu đãi cho kinh doanh và phát triển rừng, phải quy hoạch
tổng thể đồng bộ và ổn định, đồng thời cần phải có chính sách bảo hiểm cho

download by :


16

ngƣời làm rừng khi gặp phải rủi ro. Đối với các nhà quản lý, trong sản xuất
lâm nghiệp phải xây dựng kế hoạch dài hạn, thận trọng chọn loại cây trồng
phủ hợp với từng vùng sinh thái.
Xây dựng các mô hình tổ chức phù hợp với đặc điểm sản xuất chu kỳ sản
xuất dài. Cần có chính sách đầu tƣ thoả đáng cho công tác nghiên cứu khoa
học và công tác nghiên cứu khoa học cần tập trung nghiên cứu để tạo ra các
lồi cây cho năng xuất cao, có khả năng rút ngắn đƣợc chu kỳ thành thục công
nghệ để hạn chế sự ảnh hƣởng của yếu tố thời gian đối với sản xuất.
b. Quá trình tái sản xuất tự nhiên xen kẽ với quá trình tái sản xuất
kinh tế, trong đó q tình tái sản xuất tự nhiên đóng vai trị quan trọng và
quyết định:
Trƣớc hết cần phân biệt các khái niệm: Tái sản xuất là gì? Đó là sự lặp đi
lặp lại của các hoạt động sản xuất mang tính chu kỳ.
Trong sản xuất lâm nghiệp ln ln diễn ra hai q trình xen kẽ, đó là
q trình tái sản xuất tự nhiên và quá trình tái sản xuất kinh tế.
Tái sản xuất tự nhiên đó là quá trình sinh trƣởng, phát triển của cây rừng
bắt đầu từ quá trình gieo hạt tự nhiên, cây rừng nẩy mầm, lớn lên, ra hoa kết
quả rồi lại tiếp tục lặp đi lặp lại q trình đó và tn thủ theo quy luật sinh
học (quá trình tái sinh tự nhiên). Nhƣ vậy quá trình tái sản xuất tự nhiên là
quá trình tái sản xuất hồn tồn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tuân theo

quy luật sinh học mà không cần sự can thiệp của con ngƣời.
Tái sản xuất kinh tế đƣợc hiểu là quá trình lặp đi lặp lại sự phát triển của
cây rừng dƣới sự tác động của con ngƣời nhƣ bón phân, làm cỏ...(thâm canh
rừng, làm giàu rừng) nhằm thoả mãn mục đích nào đó của con ngƣời.
Do cây rừng luôn luôn chịu ảnh hƣởng sâu sắc vào điều kiện tự nhiên
nên quá trình tái sản xuất tự nhiên ln giữ vai trị quan trọng và quyết định.
Điều này đặt ra cho công tác quản lý và kỹ thuật phải tôn trọng tự nhiên, phải

download by :


17

hiểu biết quy luật tự nhiên khi quyết định các phƣơng án sản xuất để lợi dụng
tối đa những ƣu thế của tự nhiên đồng thời cũng phải biết né tránh những bất
lợi của tự nhiên đem lại gây cản trở cho sản xuất kinh doanh...Mặt khác cũng
không thể trông chờ hoàn toàn vào sự ƣu đãi của tự nhiên mà cần phải tuỳ
điều kiện cụ thể để có sự tác động kinh tế nhất định để đẩy nhanh quá trình
phát triển.
c. Tái sinh và khai thác rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
Tái sinh là quá trình xây dựng rừng (Có hai hình thức tái sinh là tái sinh
tự nhiên và tái sinh nhân tạo).
Khai thác rừng là quá trình lợi dụng rừng, quá trình thu hoạch thành quả
của quá trình xây dựng rừng.
Xét về hình thức thì đây là hai mặt đối lập nhau, song lại thống nhất và
liên quan chặt chẽ với nhau. Mục đích xây dựng là để lợi dụng và có lợi dụng,
khai thác mới thu hồi đƣợc vốn để tái sản xuất cho các chu kỳ tiếp theo. Nếu
đứng trên góc độ kỹ thuật thì khai thác cịn đƣợc coi là một trong những giải
pháp kỹ thuật quan trọng của tái sinh rừng,…
Từ đặc điểm này đòi hỏi các nhà quản lý và các nhà kỹ thuật lâm nghiệp

phải có giải pháp đúng đắn trong việc xây dựng cân đối giữa khai thác và tái
sinh để khỏi lạm dụng vào vốn rừng và sử dụng công cụ khai thác hiệu quả
trong công tác tái sinh rừng.
d. Sản xuất lâm nghiệp tiến hành trên quy mơ rộng, chủ yếu hoạt
động ngồi trời và trên những địa bàn có những điều kiện tự nhiên phức
tạp, điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn:
Đây là đặc thù rất rõ nét của sản xuất lâm nghiệp. Hiện nay diện tích đất
lâm nghiệp quản lý khoảng trên 19 triệu ha chiếm gần 60% diện tích tự nhiên
tồn quốc, với 75% diện tích là đồi núi, dốc cao, địa hình chia cắt phức tạp,
hiểm trở, đất đai thƣờng bị xói mịn và ngay ở vùng ven biển thì đất lâm

download by :


×