Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

(luận văn thạc sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện đak đoa, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.3 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VÕ THỊ HUYỀN NHƯ

QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAK ĐOA, TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2017

download by :


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VÕ THỊ HUYỀN NHƯ

QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAK ĐOA, TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THỦY

Đà Nẵng - Năm 2017

download by :




LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Võ Thị Huyền Như

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ............................................. 5
7. Cấu trúc luận văn .................................................................................. 6
8. Tổng quan nghiên cứu........................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ THUẾ GÍA TRỊ GIA TĂNG
......................................................................................................................... 12
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ QUẢN LÝ THUẾ
GTGT .............................................................................................................. 12
1.1.1. Khái niệm, bản chất của thuế GTGT ............................................ 12
1.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT ............................................................. 15
1.1.3. Khái niệm quản lý thuế GTGT ..................................................... 17

1.1.4. Vai trò của quản lý thuế GTGT .................................................... 17
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT .................................................... 18
1.2.1. Lập dự toán thu thuế GTGT.......................................................... 18
1.2.2. Tổ chức thu thuế GTGT ................................................................ 19
1.2.3. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế ............... 24
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
GTGT .............................................................................................................. 26
1.3.1. Nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách của nhà nước ...................... 26
1.3.2. Nhân tố thuộc về cơ quan thuế...................................................... 27

download by :


1.3.3. Nhân tố thuộc về đối tượng nộp thuế ............................................ 28
1.3.4. Các nhân tố khác ........................................................................... 29
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ GTGT Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
......................................................................................................................... 30
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Yên ..................................................... 30
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An..................................................... 31
1.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương ................................................. 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI
HUYỆN ĐAK ĐOA, TỈNH GIA LAI.......................................................... 35
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
HUYỆN ĐAK ĐOA, TỈNH GIA LAI ............................................................ 35
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đak Đoa .............. 35
2.1.2. Tình hình chung về quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế huyện
Đak Đoa........................................................................................................... 40
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT TẠI CỤC
THUẾ HUYỆN ĐĂK ĐOA ............................................................................ 49

2.2.1. Công tác lập dự tốn thu thuế ....................................................... 49
2.2.2. Cơng tác tổ chức thu thuế ............................................................. 51
2.2.3. Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế ................. 74
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI CHI CỤC
THUẾ HUYỆN ĐAK ĐOA. ........................................................................... 78
2.3.1. Kết quả đạt được trong quản lý thuế GTGT ................................. 78
2.3.2. Đánh giá của người nộp thuế đối với công tác quản lý thuế ........ 81
2.3.3. Một số hạn chế trong công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục
Thuế huyện Đak Đoa và nguyên nhân ............................................................ 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................. 87

download by :


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
GTGT TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐAK ĐOA ................................... 88
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU CỦA QUẢN LÝ THUẾ GTGT
TRONG THỜI GIAN TỚI .............................................................................. 88
3.1.1. Phương hướng và nhiệm vụ quản lý thuế của Chi cục thuế huyện
Đak Đoa........................................................................................................... 88
3.1.2. Mục tiêu về quản lý thu thuế GTGT ............................................. 90
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ
THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAK ĐOA ................................... 90
3.2.1. Hoàn thiện cơng tác lập dự tốn thu thuế GTGT .......................... 90
3.2.2. Hồn thiện cơng tác tổ chức thu thuế GTGT ................................ 92
3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thuế và xử lý vi
phạm pháp luật về thuế ................................................................................... 99
3.2.4. Một số giải pháp khác ................................................................. 101
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 105
3.3.1. Đối với Tổng cục thuế ................................................................ 105

3.3.2. Đối với chính quyền địa phương, ban ngành liên quan .............. 106
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................. 107
KẾT LUẬN .................................................................................................. 108
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

download by :


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐTNT

: Đối tượng nộp thuế

GTGT

: Giá trị gia tăng

HH – DV

: Hàng hóa - Dịch vụ

KHĐT

: Kế hoạch đầu tư

KK-KTT-TH

: Kiểm kê - Kế toán thuế - Tin học


KT-NB

: Kiểm tra - Nội bộ

KT-XH

: Kinh tế - Xã hội

NNT

: Người nộp thuế

NSNN

: Ngân sách nhà nước

PPKT

: Phương pháp khấu trừ

QLN & CCNT

: Quản lý nợ & Cưỡng chế nợ thuế

TTĐB

: Tiêu thụ đặc biệt

TT-HT


: Tuyên truyền - Hỗ trợ

UBND

: Ủy ban nhân dân

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.

2.2.

2.3.

2.4.

Tên bảng
Cơ cấu kinh tế huyện Đak Đoa giai đoạn 20122016
Số thu thuế nộp NSNN của Chi cục thuế giai
đoạn 2012-2016
Dự toán và kết quả thực hiện dự toán thu thuế

GTGT trên địa bàn huyện giai đoạn 2012-2016
Tình hình tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
giai đoạn 2012-2016

Trang
37

47

50

52

Ý kiến đánh giá của DN về công tác tuyên
2.5.

truyền văn bản chính sách pháp luật thuế GTGT

53

tới doanh nghiệp
Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời của cán bộ thuế
2.6.

về tác động của công tác tuyên truyền văn bản
chính sách pháp luật thuế GTGT tới ý thức chấp

54

hành pháp luật thuế của DN

2.7.

2.8.

2.9.

2.10.

Tình hình đăng ký mới (cấp mới mã số thuế)
giai đoạn 2012-2016
Công tác quản lý tờ khai thuế GTGT đối với
doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2016
Kết quả kiểm tra hóa đơn GTGT giai đoạn 2012
- 2016
Kết quả quản lý tờ khai thuế của doanh nghiệp
giai đoạn 2012 - 2016

download by :

56

59

61

63


Số hiệu
bảng

2.11.

2.12:

2.13:
2.14.
2.15.

2.16.

2.17.

Tên bảng
Kết quả thu nộp thuế GTGT theo từng đối tượng
nộp thuế giai đoạn 2012 - 2016
Tình hình nợ thuế GTGT của các DNTN từ năm
2012 – 2016
Tỷ lệ ý kiến của cán bộ thuế trả lời về nguyên
nhân dẫn đến người nộp thuế nợ thuế GTGT
Kết quả hoàn thuế GTGT giai đoạn 2012 - 2016
Kết quả kiểm tra thuế GTGT giai đoạn 20122016
Ý kiến đánh giá của cán bộ thuế về việc chấp
hành quyết định xử lý sau kiểm tra của DN
Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời về công tác quản lý
thuế của Chi cục Thuế huyện Đak Đoa

download by :

Trang
66


70

71
73
76

77

81


DANH MỤC CÁC BIỂU, SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu, sơ đồ

biểu, sơ đồ
2.1.
2.2.

2.3.

2.4.

2.5.

Tổ chức bộ máy Chi Cục Thuế Đak Đoa
Số thu thuế nộp NSNN của Chi cục thuế giai
đoạn 2012-2016

Quy trình quản lý đăng ký thuế GTGT tại Chi
cục Thuế huyện Đak Đoa
Quy trình quản lý kê khai thuế GTGT tại Chi cục
Thuế Đak Đoa
Quy trình quản lý hóa đơn thuế GTGT tại Chi
cục Thuế Đak Đoa

Trang
42
48

55

57

60

Quy trình xử lý tờ khai, chứng từ, xác định và ấn
2.6.

định số thuế GTGT phải nộp tại Chi cục Thuế

62

Đak Đoa
2.7.

2.8.

Quy trình xử lý hồn thuế GTGT tại Chi cục

Thuế Đak Đoa
Quy trình kiểm tra thuế GTGT tại Chi cục Thuế
Đak Đoa

download by :

72

75


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, là công cụ quan
trọng để phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
và là vấn đề đại cục của mỗi Quốc gia, đặc biệt trong tiến trình hội nhập quốc
tế. Ở nước ta, thuế gián thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN, đặc biệt
là thuế GTGT. Từ khi thực hiện luật thuế GTGT đến nay qua nhiều lần sửa đổi,
thuế GTGT đã thể hiện tính ưu việt góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân
sách Nhà nước, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển và hội nhập quốc tế.
Quản lý thu thuế là một trong những chức năng quan trọng trong công
tác quản lý của nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Chi Cục Thuế
huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai luôn phát huy tinh thần trách nhiệm của tập thể,
cá nhân; thực hiện tốt các quy định của luật thuế, luật quản lý thuế và các quy
trình quản lý. Từ đó giúp cho ngành thuế Gia Lai ln đạt được kết quả cao
trong nhiều năm qua. Bên cạnh những thuận lợi đó cũng có nhiều khó khăn và
hạn chế như: Về chính sách có nhiều thay đổi, số lượng doanh nghiệp ngày
càng tăng, ngành nghề kinh doanh đa dạng; nhận thức của người nộp thuế cịn
hạn chế như ln tìm cách trốn thuế, gian lận thuế; cơng tác quản lý thuế vẫn

còn lúng túng, chưa đồng bộ chưa phát huy được hết khả năng của
mình…những bất cập ấy nếu không được giải quyết một cách thấu đáo sẽ làm
ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tính minh bạch của cơng tác quản lý thuế
cũng như làm giảm lịng tin và tính tự giác của người nộp thuế.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý thuế GTGT và
trong thời gian học tập và làm việc tại Chi Cục Thuế Đak Đoa và kết hợp với
những kiến thức đã học ở trường, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý thuế giá trị gia

download by :


2
tăng trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai” làm luận văn Thạc sỹ với
mong muốn vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết công việc trong thực
tiễn hoạt động quản lý thuế GTGT.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng để
đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thuế GTGT tại Chi
cục thuế huyện Đak Đoa trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát một số cơ sở lý luận về thuế GTGT và công tác quản lý thu
thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay;
- Phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác quản lý thuế GTGT trên địa
bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2012-2016;
- Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thuế GTGT trên
địa bàn huyện Đak Đoa trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm đạt được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn hướng đến
giải đáp các câu hỏi sau:

- Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại huyện Đak Đoa giai đoạn
2012 -2016 như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT tại
huyện Đak Đoa giai đoạn 2012 – 2016?
- Cần có những giải pháp nào để hồn thiện cơng tác quản lý thuế GTGT
tại huyện Đak Đoa, Tỉnh Gia Lai trong thời gian đến?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

download by :


3
Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý thuế GTGT
trên địa bàn huyện Đak Đoa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề về
cơng tác quản lý thuế GTGT bao gồm các hoạt động: Lập dự toán thu thuế; tổ
chức thu thuế và thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về thuế GTGT .
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu các nội dung của công tác quản lý
thuế GTGT tại Chi Cục Thuế huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại
huyện Đak Đoa trong giai đoạn 2012-2016; các giải pháp đề xuất có ý nghĩa
đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
5.1.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu thứ cấp
a. Thông tin thu thập
Các thông tin, số liệu cần thu thập là những tài liệu đã được cơng bố, báo
cáo, phân tích, thảo luận gồm:

- Thông tin, số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê, các viện
nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những
báo cáo khoa học đã được công bố, các báo cáo về tình hình thu thuế GTGT
tại Chi Cục Thuế huyện Đak Đoa qua các năm 2012-2016. Số liệu, thông tin
phản ánh thực trạng việc quản lý thuế của người nộp thuế, thực trạng thực
hiện các giải pháp của cơ quan thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật về
thuế của các doanh nghiệp;
- Những định hướng của Nhà nước trong việc nâng cao tính tuân thủ
pháp luật của doanh nghiệp.

download by :


4
b. Nguồn thu thập
- Các thông tin dữ liệu trong nước được thu thập từ Internet, Bộ tài
chính, Tổng cục thuế, Cục thuế tỉnh Gia Lai, Chi cục thuế huyện Đak
Đoa.
- Các thông tin được thu thập từ các Đội thuế thuộc Chi cục thuế huyện
Đak Đoa theo từng mốc thời gian, từng giai đoạn gồm các báo cáo quyết
toán thu ngân sách, tài liệu hội nghị, sổ bộ thuế; thơng tin từ các cơ quan
trong huyện như Phịng tài chính kế hoạch, Chi cục thống kê, kho bạc
nhà nước…Những thơng tin này có vai trị quan trọng làm cơ sở phục vụ
cho việc nghiên cứu đề tài.
5.1.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp
Các thông tin, số liệu cần thu thập là những tài liệu tự điều tra gồm: Các
thông tin, số liệu liên quan đến việc phân tích nhân tố tác động đến tính
tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế trên địa bàn huyện Đak Đoa.
Đánh giá của các doanh nghiệp đối với việc thực hiện các giải pháp
trong công tác quản lý thuế của Chi cục thuế huyện Đak Đoa trong thời

gian qua; nguyện vọng của các doanh nghiệp trong điều kiện thực hiện
Luật quản lý thuế hiện nay.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra các đối tượng là các doanh
nghiệp tại huyện Đak Đoa và một số cán bộ công chức của Chi cục thuế.
- Phương pháp thu thập: Phỏng vấn
Chọn đối tượng điều tra: để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu tác giả chọn
các đối tượng điều tra là doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh
trên địa bàn huyện, cụ thể chọn 100 doanh nghiệp để phỏng vấn gồm: DNTN,
công ty TNHH, công ty cổ phần và hợp tác xă tương ứng với cơ cấu các
doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động SXKD và phỏng vấn 18 cán bộ thuộc
Chi cục thuế huyện Đak Đoa theo bảng.

download by :


5

Đối tượng điều tra

Tổng số

Mẫu điều tra
SL

%/tổng thể

1. Doanh nghiệp
Công ty TNHH

106


54

50.94

Công ty cổ phần

22

22

100

DNTN, HTX

104

54

51.92

Cán bộ thuộc đội kiểm tra

5

5

100

Cán bộ thuộc các đội khác


20

10

50

2. Cán bộ thuế

Tổng số mẫu điều tra với cán bộ chi cục thuế huyện Đak Đoa là 15 phiếu
trong đó phỏng vấn 100% cán bộ thuộc đội kiểm tra thuế trực tiếp quản lý các
doanh nghiệp; còn lại phỏng vấn lãnh đạo, cán bộ các đội thuế có liên quan
(chiếm 50%). Thực hiện điều tra, khảo sát theo câu hỏi và phiếu điều tra. Câu
hỏi và phiếu điều tra đươc xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên
cứu để đáp ứng được mục tiêu của đề tài.
5.2. Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
Trên cơ sở thu thập số liệu các năm so sánh số liệu tăng giảm hàng năm;
so sánh sự biến động loại hình, ngành nghề của doanh nghiệp; đánh giá mức
độ tăng trưởng và loại hình phát triển trên địa bàn huyện.
- Phương pháp phân tích: Phân tích dãy số theo thời gian, lượng tăng
giảm tuyệt đối, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân. Qua số
liệu thu thập được tổng hợp, bằng các phương pháp: Bảng thống kê, đồ thị
thống kê, phân tổ thống kê.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý thuế GTGT
đối với các doanh nghiệp.

download by :



6
- Đánh giá thực trạng quản lý Thuế GTGT tại Chi Cục Thuế huyện Đak
Đoa, tỉnh Gia Lai để tìm ra những điểm hạn chế, tồn tại. Đề xuất các giải pháp
có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Thuế GTGT tại Chi Cục Thuế
huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thuế GTGT.
Chương 2: Thực trạng cơng tác quản lý thuế gía trị gia tăng tại huyện
Đak Đoa, tỉnh Gia Lai
Chương 3: Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thuế giá trị gia
tăng tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
8. Tổng quan nghiên cứu
Trong thời gian qua đã có nhiều đề tài, bài viết nghiên cứu về công tác
quản lý thu thuế, cụ thể:
- Nguyễn Thị Thanh Hoài (2010) “Chống gian lận thuế giá trị gia tăng ở
Việt nam hiện nay”, đề tài cấp viện của Viện Khoa học tài chính. Đóng góp
của đề tài chủ yếu là đã khái quát các hình thức gian lận thuế GTGT ở Việt
Nam, làm rõ nguyên nhân gian lận thuế GTGT ở Việt Nam. Các hình thức
gian lận thuế GTGT ở Việt nam khá đa dạng, như gian lận thuế GTGT đầu ra,
gian lận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, gian lận thơng qua hồn thuế
GTGT. Để hạn chế tình trạng gian lận thuế GTGT, ở Việt Nam cơ quan thuế
đã áp dụng nhiều biện pháp, từ việc hoàn thiện chế độ, chính sách thuế
GTGT, tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra chống gian lận thuế GTGT.
Trong đề tài đã trình bày các thành cơng, đồng thời đã đi sâu xem xét hạn chế,
chỉ ra nguyên nhân của công tác chống gian lận thuế GTGT ở Việt Nam.
- TS. Trần Trọng Khoái (2009), Thuế nhà nước, NXB Lao động, Hà Nội.


download by :


7
Là tài liệu cung cấp kiến thức tổng quan bao gồm các khái niệm cũng như các
thuật ngữ liên quan đến Thuế. Giáo trình được biên soạn trong điều kiện nền
kinh tế chuyển biến theo hướng hội nhập kinh tê ngày càng sâu rộng. Chính
sách, pháp luật kinh tế, tài chính nói chung, chính sách, pháp luật thuế nói
riêng thường xuyên thay đổi, tác giả đã cập nhật những nội dung mới nhất của
pháp luật thuế vào giáo trình, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của người học
và người tham khảo.
- PGS-TS Trần Đình Hảo, TS Nguyễn Thị Thương Huyền (2003), Pháp
luật thuế giá trị gia tăng những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Tài chính,
Hà Nội. Sách đã hệ thống được lý luận thuế GTGT ở Việt Nam.
- Lê Xuân Trường (2013), “Nhận diện các hành vi gian lận thuế”, Bài
đăng trên Tạp chí Tài chính số 9. Bài viết nói về vấn đề gian lân thuế, làm rõ
được Gian lận thuế là hành vi vi phạm pháp luật luôn tồn tại song hành với
hoạt động thuế của Nhà nước. Nhà nước cịn đánh thuế thì sẽ còn tồn tại hành
vi gian lận thuế do động cơ của gian lận thuế luôn tồn tại khi Nhà nước thu
thuế, đó là mong muốn giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Gian lận thuế
sẽ giảm bớt nếu hoạt động quản lý thuế đạt hiệu quả cao. Có nhiều việc phải
làm để giảm bớt gian lận thuế, trong đó, nhận diện các hành vi gian lận thuế là
việc cần làm thường xuyên.
- Bùi Văn Thắng (2015) “Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi Cục Thuế huyện Kinh Môn, tỉnh Hải
Dương” luận văn thạc sĩ. Nội dung đề tài nghiên cứu về cơng tác đăng ký
thuế; xác định đối tượng tính thuế; xác định thuế suất; thời gian giao nộp;
thực trạng công tác thu thuế, xét giảm miễn thuế và đề ra các giải pháp hoàn
thiện việc quản lý thuế nhưng đề tài chưa nghiên cứu sâu về giải pháp để hồn
thiện đối với cơng tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc

doanh.

download by :


8
- Nguyễn Thị Lệ Thúy (2010) “Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà
nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp” luận án Tiến sĩ
của Trường Đại học kinh tế quốc dân. Đóng góp chủ yếu của đề tài là đã hệ
thống những cơng trình nghiên cứu về sự tuân thủ thuế và Quản lý thuế của
Nhà nước đối với doanh nghiệp của các tác giả nước ngoài và trong nước. Đề
tài đã xác định sự tuân thủ thuế là một khái niệm phức tạp và diễn ra theo mơ
hình cấp độ tn thủ và điều chỉnh mơ hình các cấp độ tn thủ thuế của
doanh nghiệp cho phù hợp với các nước đang phát triển, đồng thời xác định 3
chỉ số đặc trưng cho từng cấp độ tuân thủ: (1) tính tự nguyện, (2) tính đầy đủ,
(3) đúng thời gian. Theo cách tiếp cận kinh tế và cách tiếp cận xã hội, đề tài
đã xác định người nộp thuế cần được đặt ở vị trí là khách hàng của cơ quan
thuế và quản lý thuế chính là quản lý sự nộp thuế của người nộp thuế và đảm
bảo sự tuân thủ thuế một cách tự nguyện, đầy đủ và kịp thời. Tất cả hoạt động
của cơ quan thuế đảm bảo cho người nộp thuế tuân thủ tốt nghĩa vụ thuế phải
được xem là các dịch vụ phục vụ khách hàng. Đề tài đã làm rõ bản chất mới
của quản lý thuế cần được thể hiện đầy đủ trong các chiến lược quản lý sự
nộp thuế của từng nhóm người nộp thuế ở từng cấp độ tuân thủ thuế khác
nhau. Các chiến lược đối với cấp độ tuân thủ và các giải pháp cụ thể để thực
hiện được đề tài trình bày bằng ma trận “Cấp độ tuân thủ thuế của người nộp
thuế và hành vi của cơ quan quản lý thuế”. Đề tài đã làm rõ đặc điểm riêng
của các nhóm người nộp thuế trên địa bàn Hà Nội để xác định về quy mô, về
loại hình sở hữu, về ngành nghề, về tình hình sản xuất kinh doanh, về thực
trạng và cơ cấu các loại thuế thực nộp vào ngân sách Nhà nước, những đặc
điểm này là thông tin quan trọng để đánh giá các yếu tố thuộc đặc điểm người

nộp thuế ảnh hưởng đến sự tn thủ thuế. Thơng qua phân tích số liệu sơ cấp
thu thập được từ điều tra các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, đề tài đã phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp và đánh giá

download by :


9
thực trạng Quản lý thuế đối với doanh nghiệp, từ đó đề ra các giải pháp nhằm
hồn thiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên,
đề tài cũng chỉ mới điều tra khảo sát chọn mẫu các doanh nghiệp đang hoạt
động mà chưa điều tra các doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động, đang chờ
giải thể, phá sản, mất tích, đề tài chưa ước lượng chính xác mức độ ảnh hưởng
của từng yếu tố đến sự tuân thủ của doanh nghiệp.
- Phan Xuân Quang “Tăng cường kiểm soát thuế giá trị gia tăng tại các
doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng” luận văn thạc sỹ (2010),
luận văn đã hệ thống được những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ
nói chung và kiểm sốt thuế giá trị gia tăng nói riêng tại các doanh nghiệp
trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Tác giả chủ yếu nêu được những tồn tại và
những vấn đề còn bất cập, chức năng giải quyết thủ tục còn trùng lắp tại các
phòng trực thuộc Cục Thuế nên không nêu lên được những tồn tại bất cập
hiện tại so với các quy trình, quy định được áp dụng tại các Chi Cục Thuế
quận, huyện trực thuộc Cục thuế. Các giải pháp mà tác giả đưa ra mặc dù đã
có ý tưởng hồn thiện cơ cấu tổ chức tại các phòng trực thuộc Cục thuế, cũng
như các giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế giá trị gia
tăng đối với các doanh nghiệp từ khâu lập kế hoạch, xây dựng các tiêu chí đến
cơng tác thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp, chủ yếu dựa vào các quy
trình hiện nay. Tuy nhiên, quy trình đó lại khơng cịn phù hợp với thực tế, vẫn
còn nhiều tồn tại bất cập, mất nhiều thời gian và nguồn nhân lực.
- Lê Thị Hồng Lũy “Tăng cường kiểm soát thuế giá trị gia tăng tại Cục

Thuế tỉnh Bình Định” luận văn thạc sỹ (năm 2012). Luận văn đã làm rõ việc
kiểm soát thuế giá trị gia tăng ở các khâu trong quá trình thu thuế giá trị gia
tăng nhưng các giải pháp đưa ra chủ yếu bám theo các quy trình quản lý thuế,
chưa có những giải pháp mang tính thực tế. Đối với nhóm giải pháp hồn
thiện cơng tác bộ máy, đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế,

download by :


10
cơng tác thanh tra, kiểm tra và phân tích các chỉ tiêu đánh giá, mặc dù tác giả
đã có ý tưởng hồn thiện về trình độ cán bộ cơng chức thuế và cơng tác phân
tích đánh giá các chỉ tiêu kê khai, tuy nhiên tác giả chưa đề xuất được các giải
pháp về bố trí sắp xếp lại các Phịng, Đội cho phù hợp với thực tế hiện nay và
các chỉ tiêu phân tích chỉ mang nặng tính lý thuyết, vì các thao tác phân tích
chỉ thực hiện thủ cơng chứ chưa có chương trình, hệ thống hỗ trợ từ máy tính
nên mất nhiều thời gian và cơng sức, mặt khác số liệu kê khai của các doanh
nghiệp không trung thực, chưa xác đúng với thực tế, do vậy việc phân tích
đơn thuần trên hồ sơ khai thuế mà khơng kiểm tra xem xét các yếu tố có liên
quan thì sẽ khơng mang lại hiệu quả cao.
- Đồn Chánh Thi “Quản lý thu thuế Giá trị gia tăng tại các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” luận văn thạc sỹ (năm 2014). Tác giả
đã làm rõ cơ sở lý luận về quản lý thu thuế giá trị gia tăng. Phân tích, đánh giá
thực trạng quản lý thu thuế Giá trị gia tăng tại Cục Thuế Quảng Bình giai
đoạn 2008-2012, chỉ ra được những tồn tại trong công tác quản lý thuế giá trị
đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Từ đó tác giả đã đề
xuất các giải pháp khả thi, nhằm tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng
góp phần tăng nguồn thu ngân sách của tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
- Vũ Thị Lan Phương “Hồn thiện cơng tác quản lý thu thuế giá trị gia
tăng đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk” luận văn thạc

sỹ (năm 2015). Tác giả đã mạnh dạn đưa ra hệ thống các nhóm giải pháp
nhằm hồn thiện cơng tác lập dự tốn thu thuế, đẩy mạnh cơng tác tun
truyền hỗ trợ người nộp thuế, công tác quản lý đăng ký, kê khai và hồn thuế,
hiện đại hóa cơng tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, hồn thiện cơng tác
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế và các giải pháp khác để hồn thiện
cơng tác quản lý thu thuế GTGT đối với DNTN góp phần tăng thu NSNN trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

download by :


11
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập thơng tin,
tìm hiểu các luận văn cao học có nội dung tương tự đã được cơng nhận để có
thơng tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn nhằm tìm ra nền
tảng cho quá trình hồn thành luận văn. Mỗi đề tài đều có những nội dung,
mục tiêu, đối tượng , phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên
chưa có đề tài, luận văn nào nghiên cứu về Quản lý Thuế GTGT tại Chi Cục
Thuế huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vì vậy luận văn nghiên cứu là cần thiết,
qua đó chỉ ra được những nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý thuế,
trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khả thi, nhằm thực hiện được mục tiêu
quản lý thuế GTGT tại Chi Cục Thuế huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.

download by :


12
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ THUẾ GÍA TRỊ GIA TĂNG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ QUẢN LÝ THUẾ

GTGT
1.1.1. Khái niệm, bản chất của thuế GTGT
a. Khái niệm thuế GTGT
Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước
đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng - vào năm 1954. Thuế
giá trị gia tăng theo tiếng Pháp gọi là: Taxe Sur La Valeur Ajou tée (viết tắc là
TVA), tiếng Anh gọi là Value Added Tax (viết tắc là VAT), dịch ra tiếng Việt
là thuế giá trị gia tăng. Khai sinh từ nước Pháp, thuế giá trị gia tăng đã được
áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, các quốc gia thuộc
khối Liên minh Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số quốc gia
Châu á trong đó có Việt Nam đã chính thức áp dụng thuế giá trị gia tăng. Các
quốc gia khác cũng đang trong thời ký nghiên cứu loại thuế này. Tính đến nay
đã có khoảng 130 quốc gia áp dụng thuế giá trị gia tăng. Ở nước ta, tại kỳ họp
lần thứ 11 Quốc hội khố 9, Quốc hội nước ta đã thơng qua Luật thuế giá trị
gia tăng và có hiệu lực thi hành kề từ ngày 01-01-1999.
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng là
một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng hố, dịch vụ
phát sinh trong q trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp
vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
TS. Trần Trọng Khối (2009) định nghĩa: Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)
còn được gọi là VAT (Value Added Tax) là loại thuế chỉ đánh trên phần giá
trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh và tổng số thuế
thu được ở các khâu chính bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng

download by :


13
cuối cùng.[11, tr.19]
Như vậy, thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng

hàng hóa, dịch vụ. Được gọi là thuế GTGT vì thực chất thuế chỉ đánh vào
phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong q trình sản
xuất, lưu thơng đến tiêu dùng. Tổng số thuế thu được ở mỗi khâu chính bằng
với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Thuế GTGT do
người tiêu dùng cuối chịu, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà cung cấp hàng hóa
dịch vụ là người nộp thuế vào ngân sách Nhà nước thay cho người tiêu dùng
thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh tốn khi
mua hàng hóa, dịch vụ.
b. Bản chất của thuế GTGT
Theo quan niệm của C.Mác, giá trị của hàng hố, dịch vụ là c+(v+m),
trong đó c là lao động quá khứ được chuyển vào sản phẩm, (v+m) là phần giá
trị mới sáng tạo ra và đó chính là phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch
vụ. Nếu sản phẩm này lại là tài sản cố định hay nguyên, vật liệu cho chu kỳ
sản xuất, kinh doanh tiếp theo thì nó lại đóng vai trị là phần c của sản phẩm
mới. Cứ như vậy đến người tiêu dùng cuối cùng, toàn bộ số c+(v+m) là tổng
giá trị của hàng hóa, dịch vụ, đồng thời cũng là tổng các phần giá trị tăng
thêm của hàng hoá, dịch vụ qua các giai đoạn sản xuất, kinh doanh khác nhau.
Mỗi một sản phẩm, hàng hố nếu khơng đi vào tiêu dùng sẽ đi vào quá trình
sản xuất, kinh doanh tiếp theo và lại làm tăng thêm giá trị của hàng hóa.
Những giá trị đó tất nhiên sẽ bị Nhà nước tính thuế, nhưng việc tính thuế trên
tồn bộ giá trị hay chỉ tính thuế đối với phần giá trị tăng thêm thì lại phụ
thuộc vào từng sắc thuế.
Quá trình sản xuất ra hàng hoá bao gồm một số bước, giá trị cuối cùng
của sản phẩm là tổng các giá trị tăng thêm ở các giai đoạn đó. Thuế đánh vào
tổng giá trị sản phẩm ở mỗi giai đoạn gọi là thuế doanh thu, còn thuế đánh

download by :


14

vào phần giá trị tăng thêm ở từng giai đoạn gọi là thuế GTGT.
Thuế GTGT là thuế gián thu, được tính trên phần giá trị tăng thêm của
hàng hố, dịch vụ phát sinh trong quá trình luân chuyển từ sản xuất, lưu thơng
đến tiêu dùng.
Do thuế GTGT được tính trên phần giá trị tăng thêm nên dù hàng hoá
được mua đi bán lại kiểu gì, dù bán cho người tiêu dùng trực tiếp hay vòng vo
qua nhiều tháng, nhiều nấc thì kết quả cuối cùng Nhà nước vẫn thu được một
khoản thuế cố định, đó chính là số thuế của tồn bộ giá trị hàng hố mà người
tiêu dùng cuối cùng phải trả. Tức là thuế GTGT đánh trên hành vi tiêu dùng
còn các cơ sở sản xuất, kinh doanh với tư cách là những nhà trung gian nên
không phải là người chịu thuế. Vì vậy có thể nói, bản chất của thuế GTGT là
thuế tiêu dùng và đánh vào người tiêu dùng cuối cùng.
Cũng do thuế GTGT tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ
nên ĐTNT phải là các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã bỏ thêm chi phí vào làm
cho giá cả của hàng hoá, dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên, phần thuế mà họ nộp
vào ngân sách thực chất lại là do người mua hàng hoá, dịch vụ đã thanh toán
trong giá cả, tức là người tiêu dùng mới là người chịu thuế. Lúc này các cơ sở
sản xuất, kinh doanh đóng vai trò là người thu hộ thuế cho Nhà nước và là
người nộp hộ thuế cho người tiêu dùng, là một mắt xích trong hệ thống thu
thuế. Vì vậy, thuế GTGT là một loại thuế gián thu, điều tiết vào thu nhập của
người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ một cách gián tiếp thơng qua giá cả.
Thuế GTGT có tính xã hội hố cao, địi hỏi người tiêu dùng phải có ý
thức trong việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế và góp phần kiểm sốt chống
thất thu cho ngân sách Nhà Nước. Đặc biệt là đối với ĐTNT trong việc tự kê
khai, tính thuế và nộp thuế GTGT như ở nước ta hiện nay địi hỏi nhân dân
phải có tinh thần tự giác cao và ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế tốt.

download by :



15
1.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT
Thuế GTGT xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, nhằm đáp ứng
nhu cầu huy động ngân sách ngày càng lớn của Nhà nước. Thuế GTGT là
nguồn động viên quan trọng, kịp thời và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu
ngân sách Nhà nước. Thuế GTGT được tính và thu vào từng khâu, từng giai
đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh nên làm tăng nguồn thu cho ngân
sách Nhà nước.
Thuế GTGT có phạm vi điều chỉnh rất rộng áp dụng cho hầu hết các
hàng hoá, dịch vụ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong tất cả
các ngành nghề, ở tất cả các giai đoạn
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, nó là một yếu tố cấu thành trong
giá cả hàng hoá, dịch vụ nhằm động viên một phần thu nhập thơng qua sự
đóng góp của người tiêu dùng khi họ sử dụng hàng hố, dịch vụ đó. Thuế
GTGT được tính trong giá bán nên người chịu thuế ít có cảm giác mình bị
Nhà nước đánh thuế, do đó thuế GTGT ít gây ra những phản ứng từ phía
người chịu thuế.
Tại Việt Nam, thuế GTGT được ban hành nhằm thay thế cho thuế doanh
thu trước đây, nó đã khắc phục được các nhược điểm của thuế doanh thu.
Thuế GTGT chỉ có 3 mức thuế suất giúp cho việc áp dụng trở nên đơn giản
hơn so với thuế doanh thu trước đây (với 11 mức thuế suất). Việc thu thuế từ
số ít người sản xuất, kinh doanh thuận tiện và dễ dàng hơn là thu trực tiếp từ
số đông người tiêu dùng. Nghiệp vụ tính và thu thuế do đó cũng đơn giản
hơn, thuận tiện hơn.
Ngày nay, khi phân cơng lao động xã hội và chun mơn hố sản xuất
phát triển thì mỗi cơng đoạn trong quy trình sản xuất sẽ do những người khác
nhau đảm trách, thậm chí giữa những người sản xuất này cịn có thể có ít nhất
một nhà bn làm trung gian. Vì thế, việc thuế doanh thu được tính trên tồn
bộ doanh thu của mỗi người, cũng có nghĩa là thuế doanh thu của khâu này


download by :


×