Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

(luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước CHDCND lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.44 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
--------------

JANVANDAM LAMPHAY

THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO TỈNH SAVANNAKHET
NƯỚC CHDCND LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – 2017

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
--------------

JANVANDAM LAMPHAY

THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO TỈNH SAVANNAKHET
NƯỚC CHDCND LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Võ Xuân Tiến



Đà Nẵng – 2017

download by :


download by :


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

download by :


download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi, phương pháp nghiên cứu...................................... 3
4. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 4
5. Tổng quan về các đề tài .............................................................................. 4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI .................................................................................................... 8
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ........................... 8
1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direct investmentFDI) ................................................................................................................ 8
1.1.2. Đặc điểm của FDI............................................................................... 12
1.1.3 Các hình thức của FDI......................................................................... 13

1.1.4. Vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngoài.............................................. 14
1.2. NỘI DUNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) ..... 16
1.2.1. Hoạt động xúc tiến đầu tư .................................................................. 16
1.2.2. Xây dựng môi trường đầu tư .............................................................. 17
1.2.3. Chính sách ưu đãi đầu tư .................................................................... 20
1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
...................................................................................................................... 23
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI. ......................................................................................... 25
1.3.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên ............................................................ 25
1.3.2. Nhân tố về xã hội................................................................................ 25
1.3.3. Nhân tố về kinh tế .............................................................................. 27
1.3.4. Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ......................................................... 31

download by :


1.4. KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA
MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC ............................................................... 32
1.4.1. Kinh Nghiệm thu hút FDI của Việt Nam .......................................... 32
Bài học kinh nghiệm thu hút FDI của Việt Nam ......................................... 36
1.4.2. Trung Quốc......................................................................................... 39
1.4.3. Kinh nghiệm của Thái Lan ................................................................. 40
1.4.4. Kinh nghiệm của Malaysia................................................................. 41
1.4.5. Kinh nghiệm của tỉnh thành trong nước Cộng hòa Dân Chủ nhân dân
Lào. ............................................................................................................... 41
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 47
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI TẠI TỈNH SAVANNAKHET NƯỚC CHDCND LÀO THỜI GIAN
QUA .................................................................................................................... 48

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI, KINH TẾ CỦA TỈNH
SAVANNAKHET NƯỚC CHDCND LÀO ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. ............................................................. 48
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên.......................................................................... 48
2.1.2. Đặc điểm về xã hội ............................................................................. 49
2.1.3. Đặc điểm về kinh tế ............................................................................ 52
2.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI CỦA TỈNH SAVANNAKHET TRONG THỜI GIAN QUA. ............. 53
2.2.1. Thực trạng về công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngồi tại tỉnh
Savanakhet.................................................................................................... 53
2.2.2. Thực trạng về mơi trường đầu tư tại tỉnh Savanakhet........................ 58
2.2.3. Thực trạng của chính sách ưu đãi đầu tư tại tỉnh Savannakhet.......... 61
2.2.4. Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savanakhet trong
giai đoạn 2012-2015 ..................................................................................... 66
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TẠI TỈNH
SAVANNAKHET GIAI ĐOẠN 2012- 2015 ..................................................... 80

download by :


2.3.1. Những thành cơng và đóng góp của FDI tại tỉnh Savannakhet ......... 80
2.3.2. Những tồn tại chủ yếu ........................................................................ 92
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong thu hút vốn FDI vào tỉnh
Savannakhet................................................................................................ 101
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 105
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGỒI TẠI TỈNH SAVANNAKHETNƯỚC CỘNG HỊA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ........................................................................ 106
3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH SAVANNAKHET ............................................... 106

3.1.1. Bối cảnh trong và ngoài nước .......................................................... 106
3.1.2. Dự báo khả năng thu hút vốn FDI của Savannakhet trong thời gian
tới ..................................................................................................... 108
3.1.3. Những nhiệm vụ, chiến lược của tỉnh Savannakhet đến năm 2020..... 110
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRƯC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH SAVANNAKHET NƯỚC CHDCND LÀO .......... 111
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện hoạt động xúc tiến đầu tư tỉnh Savannakhet .. 111
3.2.2. Hồn thiện mơi trường pháp lý liên quan đến FDI .......................... 115
3.2.3. Giải pháp hồn thiện chính sách ưu đãi nhằm thu hút FDI............. 117
3.2.4 Giải pháp hoàn thiện khác nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại tỉnh Savannakhet ......................................................................... 120
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................. 123
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1

2.2

2.3


2.4

2.5

2.6

2.7

2.8

2.9

2.10

2.11

2.12
3.1

Trang

Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với nhà
đầu tư nước ngoài tại Savannakhet

65

Quy mơ dịng vốn FDI vào tỉnh Savanakhet giai đoạn
2012- 2015


66

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Savanakhet theo
ngành và lĩnh vực năm 2015

69

So sánh cơ cấu FDI của Savannakhet và cả nước giai
đoạn 2012- 2015

71

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Savanakhet theo
địa bàn đầu tư tính năm 2015

72

Đầu tư trực tiếp nước ngồi của Savanakhet tính phân
theo quốc tịch của các nhà đầu tư 2015

73

Đầu tư trực tiếp nước ngồi của tỉnh Savanakhet theo
hình thức đầu tư tính đến2015

76

Đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi vào GDP của tỉnh tăng đều qua các năm


82

Giá trị công nghiệp của khu vực có vốn FDI tại
Savannakhet giai đoạn 2011-2015

83

Đóng góp của khu vực FDI vào tổng kim ngạch xuất
khẩu theo năm 2011-2015 của Savannakhet

85

So sánh kết quả thu hút đầu tư của Viêng Chăng và
Savannakhet giai đoạn 2012- 2015

91

So sánh năng lực cạnh tranh trong thu hút FDI của các
quốc gia thuộc ASEAN
Đánh giá những lợi thế só sánh của Savannakhet

download by :

102
109


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu


Tên sơ đồ

Trang

Kết quả thu hút FDI vào Savannakhet giai đoạn 2012- 2015

67

hình
2.1
2.2

2.3

2.4

2.5

2.6

2.7
2.8

So sánh cơ cấu FDI vào Savannakhet theo ngành nghề năm
2015
So sánh cơ cấu số dự án FDI vào Savannakhet theo đối tác
đầu tư năm 2015
So sánh cơ cấu vốn đầu tư FDI vào Savannakhet theo đối
tác đầu tư năm 2015
So sánh cơ cấu vốn đầu tư FDI vào Savannakhet theo đối

tác đầu tư năm 2015
Biểu đồ đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi vào GDP của tỉnh tăng đều qua các năm
Đóng góp của FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp của
Savannakhet giai đoạn 2011- 2015
Đóng góp của khu vực FDI vào giá trị xuất khẩu toàn tỉnh

download by :

70

74

75

77

82

84
86


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế thì vốn là rất
quan trọng, nhiều khi mang tính quyết định. Thu hút đầu tư và sử dụng vốn đầu
tư có hiệu quả là chìa khóa thành cơng cho sự phát triển của mọi quốc gia, đặc

biệt đối với nền kinh tế còn đang phát triển.
Cùng với nhiều địa phương trong cả nước, những năm qua, tỉnh
Savannakhetcó nhiều cố gắng trong hoạt động xúc tiến đầu tư, ban hành nhiều
cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo lập môi trường thuận lợi … để thu hút vốn đầu tư.
Nhờ đó, số lượng vốn đầu tư cả trong và ngoài nước, đặc biệt là vốn đầu tư trực
tiếp của các nhà đầu tư không ngừng tăng lên. Kết quả hoạt động từ các dự án
của các nhà đầu tư đã góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế mơt cách tích cực, đúng hướng. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài,
từ các tỉnh, thành phố ngoài tỉnh thật sự đã trở thành một bộ phận cấu thành của
nền kinh tế địa phương. Như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của nước Cộng
Hòa Nhân Dân Lào đã khẳng định: “... Phát huy nội lực, xem đó là nhân tố quyết
định đối với sự phát triển, đồng thời coi trọng huy động các nguồn ngoại lực;
thông qua hội nhập và hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để
phát huy nội lực mạnh hơn. Có chính sách huy động mọi nguồn vốn từ trong dân,
từ ngoại tỉnh, từ nước ngoài, từ ngân sách cho đầu tư phát triển. Vận dụng các
quy định của pháp luật , ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, thơng
thống, thuận lợi cho nhà đầu tư. Tuy vậy, so với nhiều địa phương khác và đặc
biệt là so với nhu cầu vốn đầu tư để góp phần đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng
và phát triển kinh tế của tỉnh, thì hoạt động thu hút đầu tư ở Savannakhet còn
nhiều yếu kém, bất cập.
Hiện nay, việc thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) đang trở thành
một bộ phận chủ yếu trong quan hệ kinh tế thế giới và là nhân tố quan trọng của
nhiều nước, nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia để phát

download by :


2

triển. Sự tăng trưởng kinh tế làm cho các mặt khác của nền kinh tế được Hoàn

thiện, gia tăng. Để có được sự tăng trưởng kinh tế, điều kiện thiết yếu là phải có
đầu tư và nguồn vốn bao gồm cả vốn trong nước và vốn nước ngồi. Bởi vì vốn
đầu tư là một mắt xích quan trọng nhất trong vòng tròn tác động lẫn nhau giữa
vốn, kỹ thuật và tăng trưởng. Đối với nước chậm phát triển như Lào thì nguồn
vốn đầu tư nước ngồi là rất cần thiết để đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Nhất là
khi kể từ ngày 2/2/2013 Lào đã chính thức trở thành thành viên thứ 158 của Tổ
chức Thương mại thế giới WTO đã tạo cơ hội cho “đất nước triệu voi” mở rộng
quan hệ thương mại, thu hút được lượng vốn FDI ngày càng tăng, góp phần
đáng kể vào việc phát triển kinh tế xã hội của Lào, góp phần tăng thu nhập của
nhân dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa đất nước đi theo xu hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh, góp phần giải
quyết việc làm cho lao động, giảm thất nghiệp.
Savannakhet là tỉnh có xuất phát điểm về kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất
kỹ thuật, hạ tầng và nguồn lực cho đầu tư phát triển nói riêng, cho phát triển
kinh tế - xã hội nói chung hết sức thấp kém. Tuy nhiên chỉ trong một thời gian
ngắn với những nỗ lực, cố gắng vươn lên phát huy thuận lợi, khắc phục khó
khăn tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có những khởi sắc và chuyển biến tích
cực. Đặc biệt hoạt động đầu tư nước ngoài tại tỉnh đã dần khẳng định được vị trí
và vai trị của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nếu như năm 1997
chúng ta mới chỉ có 3 dự án đầu tư nước ngồi thì cho tới nay chúng ta đã có
trên 90 dự án. Nhiều nhà đầu tư đã biết tới tỉnh Savannakhet. Bức tranh về hoạt
động kinh tế đối ngoại nói chung, hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngồi nói
riêng đã được hình thành rõ nét và sinh động. Tỉnh Savannakhet nổi lên như
một địa phương có sức hấp dẫn và là một hiện tượng về thu hút đầu tư của vùng
và khu vực.
Việc phân tích khoa học, tìm ngun nhân và đề ra các giải pháp cơ bản
để thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư trong nước và

download by :



3

ngoài nước vào Savannakhet trong thời gian tới là một nhiệm vụ cần thiết, cấp
bách.
Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả chọn vấn đề: “Thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào tỉnh Savannakhet nước CHDCND Lào” làm đề tài luận văn
thạc sĩ kinh tế của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi.
- Phân tích thực trạng việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào tỉnh
Savannakhet.
- Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào
Savannakhet trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi, phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savannakhet.
- Nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu một số biện pháp cơ bản để thúc đẩy việc thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngồi.
+ Về khơng gian: đề tài chỉ nghiên cứu nội dung trên tại tỉnh Savannakhet.
+ Về thời gian: các giải pháp nêu lên chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế chính trị, coi trọng phương pháp khảo sát thực tiễn, phân tích, tổng hợp, so sánh,
xử lý các số liệu thống kê. Ngoài ra, thu thập các số liệu và các nghiên cứu từ
các tài liệu, đài báo, báo cáo, sách, tạp chí có liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

download by :



4

4. Cấu trúc của luận văn
Nội dung của luận văn, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị thì
luận văn gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign
Direct Investment).
Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh
Savannakhet nước CHDCND Lào trong thời gian qua.
Chương 3: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh
Savannakhet nước CHDCND Lào trong thời gian tới.
5. Tổng quan về các đề tài
Ở nước ngồi, cụ thể là tại Việt Nam có thể liệt kê một số chuyên đề
và sách viết về đầu tư trực tiếp nước ngoài như:
- Nguyễn Huy Thám (1999) “Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam” Luận án tiến sĩ Kinh
tế của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Phan Minh Thành (2000): “Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học
viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh.
- Trần Xuân Tùng (2005): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, thực
trạng và giải pháp”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- PGS.TS Đỗ Đức Bình (2005) “Đầu tư của các cơng ty xun quốc
gia(TNCS) tại Việt Nam” Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Trần Thị Tuyết Lan (2008) Luận văn thạc sỹ “Thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững”, Học viện Chính trị
- Hành chính quốc gia HCM.
- Trung tâm Thơng tin Kinh tế - Viện Nghiên cứu Phát triển Tp.Hồ Chí

Minh (2009): “Xu hướng Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct
Investment) của các công ty đa quốc gia (TNCs: Trans National Companies)
hiện nay” Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

download by :


5

(FDI) của một số nước khu vực Châu Á khi đã là thành viên của WTO và rút
kinh nghiệm cho Việt Nam. Kinh nghiệm quý báu này nhằm giúp cho thành phố
biển có thể phát triển thành cơng thành một trong nhưng điểm đến lý tưởng cho
du khách quốc tế và quốc nội.
- "Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đái hố
ở Việt Nam giai đoạn 1988-2005" của tác giả Đỗ Thị Thuỷ (Luận án Tiến sĩ
Kinh tế, năm 2001) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến FDI vào Việt Nam,
nhất là trong giai đoạn 1997-2000 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong
khu vực làm giảm sút Fdi vào Việt Nam giai đoạn này.
- "Kinh nghiệm thu hút FDI của các nước đang phát triển Châu Á và khả
năng vận dụng vào Việt Nam" của tác giả Hoàng Xuân Hải (Luận án PTS
KHKT) đã nghiên cứu những kết quả đạt được của nước ta trong lĩnh vực thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
- "Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia" của tác giả
Hồng Thị Bích Loan viết về vai trị của các công ty xuyên quốc gia trong lưu
chuyển FDI tồn cầu, chiến lược đầu tư trực tiếp của cơng ty xuyên quốc gia và
viết về toàn cảnh thực trạng đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia gần
20 năm qua, triển vọng, phương hướng, giải pháp thu hút FDI của các công ty
xuyên quốc gia vào Việt Nam trong những năm tới.
- "Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam" của tác giả Lê
Xuân Bá và Nguyễn Thị Tuệ Anh, năm 2006 đẫ nêu ra được tác động tích cực,

tác động chưa tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngồi đối với sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế ở Việt Nam.
- "Một số biện pháp thức đẩy việc triển khai thực hiện các dự án FDI tại
Việt Nam" của tác giả Bùi Huy Nhượng (Luận án TS kinh tế, năm 2006) đánh
giá việc triển khai thực hiện các dự án Fdi và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc
đẩy việc triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi ở Việt Nam.
- Nguyễn Văn Thắng: “Vai trị của chính phủ Thailand, Trung Quốc
trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào – Bài học

download by :


6

cho Việt Nam” (Trường Đại Học Sư Phạm, Đại Học Huế) đăng trên Tạp Chí
Khoa Học, Đại Học Huế số 62A,2010. Tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề về
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành cơng nghiệp tại tỉnh
Champasak nhằm góp phần nâng cao việc quản lý nguồn vốn này vào việc phát
triển nền kinh tế nói chung và ngành cơng nghiệp nói riêng của tỉnh Champasak.
Hầu hết các cơng trình khoa học này tập trung nghiên cứu dưới giác độ
thu hút, quản lý, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp trong nước hoặc nước ngoài vào
một địa phương cụ thể, vào các khu cơng nghiệp, tìm ra những khó khăn, thách
thức hoặc các giải pháp để thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là
chủ yếu.
Tuy vậy, cho đến nay, vẫn chưa có khoa học nào nghiên cứu về thu hút
vốn đầu tư trực tiếp vào Savannakhet cho tăng trưởng và phát triển kinh tế một
cách có hệ thống dưới giác độ của một luận văn hay luận án chuyên ngành quản
lý kinh tế. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm tăng
cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp cho phát triển kinh tế ở Savannakhet hiện nay
là vấn đề rất cần thiết.

Ở Lào có một số luận văn viết có liên quan đến vấn đề đầu tư trực
tiếp nước ngoài như:
+ Nghiên cứu sinh: Vilayvong Butdakham (2010) “Đầu tư trực tiếp nước
ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”,
Luận văn tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu này nêu lên thực trạng FDI tại CHDCND Lào được phân tích theo
một hướng mới: Bắt đầu nghiên cứu từ hệ thống chính sách thu hút FDI là một
phương pháp phù hợp với đặc thù đổi mới kinh tế của CHDCND Lào. Qua đó,
những đổi mới từ hệ thống thể chế và những thay đổi của thực trạng thu hút FDI
của CHDCND Lào có được mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó. Bên cạnh đó, những
đóng góp của FDI đến nền kinh tế của CHDCND Lào được phân tích dựa trên
những đánh giá mối liên hệ giữa đổi mới thể chế và đổi mới thực trạng thu hút
FDI. Các đóng góp bao gồm: FDI đã góp phần bổ sung nguồn vốn cho phát

download by :


7

triển kinh tế tại CHDCND Lào, FDI góp phần đáng kể vào giải quyết vấn đề lao
động việc làm, FDI đóng góp tích cực vào nâng cao tổng kim ngạch xuất nhập
của CHDCND Lào, FDI đóng góp phần lớn vào tăng thu ngân sách nhà nước
bên cạnh nguồn thu từ thuế. Các hạn chế của FDI: Sự bất cân đối về cơ cấu đầu
tư của FDI cả về ngành và vùng, Cấu trúc doanh nghiệp FDI cũng biến đổi theo
thời gian từ phương thức liên doanh sang phương thức 100% vốn nước ngoài,
CHDCND Lào mới chỉ thu hút được FDI từ các nước trong khu vực là chủ yếu
và các chủ đầu tư là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nạn ô nhiễm từ các doanh
nghiệp FDI.
+ Norkeo Kommadam (2010) “Pháp luật về đảm bảo đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại CHDCND Lào – thực trạng và phương hướng hoàn thiện” Luận

văn thạc sỹ kinh tế Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
+ TS. Xomxay Nhachack (2006): Giáo trình “Hồn thiện pháp luật kinh tế
trong q trình đổi mới quản lý kinh tế của Lào”. NXB thủ đô Vieng chan. Và
một số bài viết khác về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh của nước
Lào.

download by :


8

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngồi (Foreign direct
investment- FDI)
a. Đầu tư
Theo luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tại nước CHDCND Lào sửa
đổi năm 2004, số 11/QH Thủ đô Viêng Chăn ngày 22/10/2004, ĐTNN tại
CHDCND Lào được quy định như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngồi có nghĩa là
thu hút vốn gồm có tài sản, cơng nghệ và nhân lực của nước ngồi vào
CHDCND Lào với mục đích kinh doanh”.
Trong luận văn này, tác giả cho rằng: Đầu tư là quá trình bỏ vốn (tiền,
nguyên liệu, nhân lực, công nghệ, giá trị thương hiệu, bí quyết kinh doanh…)
vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi
nhuận.
b. Dự án đầu tư
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở

rộng hoặc Hoàn tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về
khối lượng, Hoàn tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào
đó trong một khoảng thời gian xác định.
c. Vốn đầu tư
Vốn đầu tư là sự biểu hiện bằng tiền các khoản mục chi phí gắn liền với
nội dung của các hoạt động đầu tư. Để rõ hơn nguồn gốc vốn đầu tư, hay nguồn
gốc các khoản tiền bỏ ra đầu tư, ta nghiên cứu bản chất nguồn vốn đầu tư như
sau:

 Nguồn vốn trong nước: bao gồm nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn tư
nhân

download by :


9

Nguồn vốn nhà nước.
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước,
nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát
triển của doanh nghiệp nhà nước.
Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân
sách Nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến
lựơc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được
sử dụng cho các dự án kết cấu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho
các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước,
chi cho các công tác lập và thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nơng thơn.
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Cùng với q trình đổi mới
và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trị đáng
kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát

triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể việc bao cấp
vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đợn vị sử dụng nguồn vốn
này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đàu tư là người vay vốn
phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ hình thức cấp phát
ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn
trực tiếp.
Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước: Được xác định là thành
phần chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một
khối lượng vốn khá lớn. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng đánh giá một
cách cơng bằng thì khu vực thì khu vực kinh tế Nhà nước với sự tham gia của
các doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
nhiều thành phần.Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, hiệu
quả hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích luỹ của

download by :


10

các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng
quy mơ vốn đầu tư của toàn xã hội.
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân.
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần
tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ,
khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà
cuă được huy động triệt để.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận khơng nhỏ trong
dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hay do tích luỹ
tryuền thống. Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là

nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt … nguồn vốn này xấp xỉ bằng
80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vốn của dân cư
phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Quy mơ của các nguồn
tiết kiệm này phụ thuộc vào:
- Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển
thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp).
+ Tập quán tiêu dùng của dân cư.
+ Chính sách động viên của Nhà nước thơng qua chính sách thuế thu nhập
và các khoản đóng góp với xã hội.
Thị trường vốn.
Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
của các nước có nền kinh tế thị trường. Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung
và dài hạn cho các chủ đầu tư - bao gồm cả Nhà nước và các loại hình doanh
nghiệp. Thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm
thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn
nhàn dỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và
chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây
được coi là một lợi thế mà không một phương thức huy động nào có thể làm
được.

download by :


11

 Nguồn vốn nước ngồi:
Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nuớc ngồi trên phạm vi rộng hơn đó là
dòng lưu chuyển vốn quốc tế (international capital flows). Về thực chất, các
dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị q trình chuyển giao nguồn lực tài
chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế,

dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển thường được các
nước thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra với nhiều hình
thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, khơng
hồn tồn giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển vốn, có thể phân loại các
nguồn vốn nước ngịai chính như sau:
- Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF - official development finance).
Nguồn này bao gồm: Viện trợ phát triển chính thức (ODA -offical development
assistance) và các hình thức viện trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ
yếu trong nguồn ODF;
- Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại;
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài;
- Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
* Nguồn vốn ODA.
Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước
ngồi cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình
thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn vốn ODF nào
khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay tương đối lớn, bao
giờ trong ODA cũng có yếu tố khơng hồn lại (cịn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít
nhất 25%.
* Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại.
Điều kiện ưu đẫi dành cho loại vốn này không dễ dàng như đối với nguồn
vốn ODA. Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là khơng có gắn với các ràng
buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường

download by :


12

là tương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những

trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo.
d. Đầu tư trực tiếp nước ngồi ( FDI)
Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngồi có đặc điểm cơ bản khác nguồn vốn
nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước
tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần
lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp
nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên có
thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành địi hỏi cao về
trình độ kỹ thuật, cơng nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thế nguồn vốn này có tác
dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình cơng nghiệp hố, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư .
Tóm lại, FDI là một loại hình đầu tư quốc tế, trong đó chủ đầu tư của một
nền kinh tế đóng góp một số vốn hoặc tài sản đủ lớn vào một nền kinh tế khác
để sở hữu hoặc điều hành, kiểm soát đối tượng họ bỏ vốn đầu tư nhằm mục đích
lợi nhuận hoặc các lợi ích kinh tế khác .
e. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là thu hút vốn đầu tư từ những nhà
đầu tư trực tiếp nước ngồi hay nói cách khác là tổng hợp các hoạt động
marketing nhằm đẩy mạnh thu hút vốn FDI. Các hoạt động đó như hội thảo, vận
động đầu tư, tham gia các cuộc triển lãm, diễn đàn thương mại đầu tư,…. Đó là
tổng thể các biện pháp, hoạt động thích hợp nhằm thu hút các nhà đầu tư nước
ngồi bỏ vốn đầu tư tại một quốc gia hay tại một địa điểm nào đó.
1.1.2. Đặc điểm của FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngồi có những đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, gắn liền với việc di chuyển vốn đầu tư, tức là tiền và các loại tài
sản khác giữa các quốc gia, hệ quả là làm tăng lượng tiền và tài sản của nền kinh
tế nước tiếp nhận đầu tư và làm giảm lượng tiền và tài sản nước đi đầu tư.

download by :



13

Thứ hai, được tiến hành thông qua việc bỏ vốn thành lập các doanh nghiệp
mới (liên doanh hoặc sở hữu 100% vốn), hợp đồng hợp tác kinh doanh, mua lại các
chi nhánh hoặc doanh nghiệp hiện có, mua cổ phiếu ở mức khống chế hoặc tiến
hành các hoạt động hợp nhất và chuyển nhượng doanh nghiệp.
Thứ ba, nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu tư hoặc
cùng sở hữu vốn đầu tư với một tỷ lệ nhất định đủ mức tham gia quản lý trực
tiếp hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ tư, là hoạt động đầu tư của tư nhân, chịu sự điều tiết của các quan hệ
thị trường trên quy mơ tồn cầu, ít bị ảnh hưởng của các mối quan hệ chính trị
giữa các nước, các chính phủ và mục tiêu cơ bản ln là đạt lợi nhuận cao.
Thứ năm, nhà đầu tư trực tiếp kiểm sốt và điều hành q trình vận động
của dòng vốn đầu tư.
Thứ sáu, FDI bao gồm hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào trong nước và
đầu tư từ trong nước ra nước ngoài, do vậy bao gồm cả vốn di chuyển vào một
nước và dòng vốn di chuyển ra khỏi nền kinh tế của nước đó.
Thứ bảy, FDI chủ yếu là do các công ty xuyên quốc gia thực hiện.
1.1.3 Các hình thức của FDI
a. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản được ký kết giữa hai bên hay
nhiều bên có quốc tịch khác nhau để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt
động tại nước nhận đầu tư trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả
kinh doanh cho mỗi bên, mà khơng thành lập một xí nghiệp mới hoặc bất cứ một
pháp nhân mới nào.
b. Công ty liên doanh hoặc gọi là Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là một công ty TNHH được thành lập trên cơ sở
Hợp đồng liên doanh được ký giữa bên hoặc các bên đối tác (ở Lào là Hợp đồng
được ký giữa bên/các bên Lào và bên /các bên nước ngoài). Theo Luật Đầu tư

của Lào: Doanh nghiệp liên doanh (DNLD) đã được phép hoạt động tại Lào

download by :


14

được liên doanh với một DNLD khác hoặc với nhà đầu tư nước ngoài khác hoặc
với doanh nghiệp Lào khác.
c. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi
Thường trú đóng trong khu chế xuất; hoặc các cơng ty, xí nghiệp ở các
khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Thời hạn hoạt động thường kéo dài (có khi
tới 50 - 70 năm). Doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi có tư cách pháp nhân tại
nước sở tại.
d. Hợp tác liên danh
Doanh nghiệp nước sở tại và nước ngoài hợp tác liên doanh theo phương thức:
- Thời gian đầu khai thác sản phẩm và dịch vụ dựa trên nhãn hiệu, thương
hiệu của bên nào đã có tiếng tăm trước. Sau một khoảng thời gian nhất định,
việc khai thác dịch vụ - sản phẩm sẽ tiếp tục với nhãn hiệu, ký mã hiệu, thương
hiệu của đối tác kia.
- Các bên khơng góp vốn kinh doanh.
- Không thành lập pháp nhân mới.
- Phân chia thu nhập theo thoả thuận giữa các bên.
e. Một số loại hình FDI đặc biệt
Xét theo bản chất của hoạt động đầu tư có 3 hình thức đặc biệt đó là: Hình
thức đầu tư BOT (Built-Operate-Transfer) hợp đồng xây dựng - kinh doanh chuyển giao; Hợp đồng phân chia sản phẩm (Production Sharing Contract - PSC)
và Thuê tài chính.
BOT và PSC thường được áp dụng đối với trường hợp khi Chính phủ
(hoặc một cơ quan đại diện của chính phủ) nước chủ nhà ký hợp đồng với nhà tư
bản tư nhân nước ngồi.

1.1.4. Vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngồi
a. Vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngồi trong sự phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển

download by :


15

Đâu tư trực tiếp nước ngồi là một trong dịng vốn chảy vào Lào và ngày
càng thể hiện rõ vai trị quan trọng trong tiến trình CNH, HĐH. Trong điều kiện
của Lào hiện nay, những cơng trình lớn và quan trọng cho tiến trình CNH, HĐH .
Như vậy, FDI đóng vai trò hết sức đặc biệt quan trọng trong việc phát
triển các ngành kinh tế theo hướng hiện đại hoá một cách có hiệu quả. Thu hút
vốn FDI khơng chỉ có ý nghĩa đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư mà cịn có ý
nghĩa đối với cả quốc gia chủ đầu tư trong vịec khai thác các nguồn lực của
công nghiệp và lợi thế so sánh của các quốc gia. Thơng qua đó giải quyết tình
trạng thất nghiệp, tăng thu nhâp, mở rộng thị trường và kích thích tăng trưởng,
từng bước hội nhập vào nền kinh tế trong và ngoài khu vực. Thu hút vốn FDI
vào phát triển ngành các ngành kinh tế có ý nghĩa hết sức to lớn và là xu hướng
có tính quy luật của nền kinh tế thế giới. Mặt khác, nhu cầu về vốn đối với các
ngành kinh tế Lào là rất lớn. Vì thế, thu hút FDI vào ngành các ngành kinh tế mà
đặc biệt ngành cơng nghiệp Lào là địi hỏi rất bức thiết.
b. Một số hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngồi
Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, FDI cịn có những tác động
tiêu cực đến nước tiếp nhận đầu tư. Sau đây là những tác động tiêu cực mang
tính phổ biến:
- Đối với các nền kinh tế có quy mơ thị trường nhất định, các nhà đầu tư
nước ngồi, sau một thời gian hoạt động, có khả năng sẽ kiểm soát thị trường địa
phương, như vậy làm suy yếu các doanh nghiệp trong nước, làm cho nền kinh tế
của nước nhận đầu tư ngày càng phụ thuộc vào các nhà sản xuất nước ngoài.

- Về chuyển giao cơng nghệ, FDI có khả năng chuyển giao các công nghệ
lạc hậu sang các nước đang phát triển, biến các nước tiếp nhận đầu tư thành "bãi
thải công nghệ". Mặt khác, có một số cơng ty xun quốc gia lại chuyển giao
những cơng nghệ q hiện đại, khơng thích hợp với trình độ, tay nghề nhân lực
của nước nhận đầu tư.

download by :


×