Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Ảnh hưởng của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế và thu nhập tích lũy hộ gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
===00===

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: DÂN SỐ PHÁT TRIỂN
Đề tài: “Ảnh hưởng của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế và thu nhập tích lũy hộ gia đình.
Ứng dụng trong quản lý chính sách an sinh xã hội.”

Nhóm: 6
Lớp TC: DSPT_01

Hà Nội, tháng 3 năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
A, Tổng quan
1.
2.
3.
4.

4
5
5
5
6
7

Dân số


Già hóa dân số
Tăng trưởng kinh tế
Thu nhập tích lũy hộ gia đình

7

5. Tỷ lệ sinh thơ, tỷ lệ chết thơ
6. Q trình chuyển đổi già hóa

7

B, Phân tích ảnh hưởng của già hóa dân số tới tăng trưởng kinh tế và
thu nhập tích lũy.
1. Thực trang già hóa dân số ở Việt Nam
2. Ảnh hưởng của già hóa dân số tới tăng trưởng kinh tế
3. Ảnh hưởng của già hóa dân số tới thu nhập tích lũy

C, Ứng dụng trong quản lý các chính sách an sinh xã hội

9
9
11
15
17

1. Lợi thế và thách thức của Việt Nam trong thời kỳ già hóa dân số
2. Thực trạng chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam

17
20


3. Đề xuất một số định hướng để xây dựng chính sách an sinh xã hội thích ứng với

26

già hóa dân số.

KẾT LUẬN

28

MỞ ĐẦU
Già hóa dân số là tình trạng thường gặp ở hầu hết các nước đang phát
triển. Việt Nam là một nước đang phát triển vì thế cũng không tránh khỏi
việc phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số. theo ủy ban Kinh tế và Xã hội
khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP), dân
số một nước sẽ bước vào thời kỳ già hóa khi tỷ lệ người cao tuổi chiếm
2


hơn 10% dân số. Theo tổng cục Thống kê thì Việt Nam có tỷ lệ người già
so với tổng dân số vào năm 2011 là khoảng 10.1%, tức là Việt Nam đã
chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2011, sớm hơn 6 năm so
với dự báo.
Dân số ln là nhân tố có tác động đến nền kinh tế của quốc gia.
Giống như việc gia tăng dân số, già hóa đân số cũng tạo ra những thách
thức cho tăng trưởng kinh tế, thu nhập tích lũy hộ gia đình và các vấn đề
xã hội khác cụ thể là các chính sách an sinh xã hội, hưu trí. Vì vậy nếu như
một quốc gia có thể giải quyết tốt vấn đề già hóa thì đồng nghĩa quốc gia
đó có thể vẫn sẽ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh quốc gia đang trong

giai đoạn già hóa dân số. Vì lý do đó nên các vấn đề liên quan đến già hóa
được coi trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Già hóa dân số có thực sự chỉ đem lại những khó khăn hay cịn mang
lại những cơ hội để tăng trưởng kinh tế, để có thể hiểu rõ hơn về những tác
động của già hóa dân số đến nền kinh tế và xã hội, nhóm chúng em đã
quyết định thực hiện bài thảo luận với đề tài “Ảnh hưởng của già hoá dân
số đối với tăng trưởng kinh tế và thu nhập tích lũy hội gia đình. Ứng dụng
trong quản lý các chính sách an sinh xã hội”.

A, Tổng quan
1. Dân số:
Dân số được định nghĩa một cách đơn giản là “tổng số người sinh
sống trên một đơn vị lãnh thổ, một quốc gia, thành phố hay quận, huyện,
khu vực” (Macquarie Dictionary, 2014).
3


2. Già hóa dân số:
a. Khái niêm:
r
“ Già hóa dân số” hay còn gọi là “dân số đang già” là sự gia tăng độ
tuổi trung vị của dân số một vùng do tỷ suất sinh giảm và/hoặc tuổi thọ
trung bình tăng. Tức là sự thay đổi phân bố dân số một nước theo hướng
tăng cao tỉ lệ người cao tuổi, giảm thiểu tỷ lệ trẻ nhỏ, và gia tăng tỷ lệ dân
số trung niên.
Để đánh giá mức già hóa dân số, cần phải dựa vào tiêu chí: Dân số có
tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% tổng dân số trở lên; hoặc khi tỉ lệ
người từ 60 tuổi trở lên chiếm từ 10% tổng dân số trở lên. Đặc biệt, một
nước bước vào giai đoạn “dân số già” là tình trạng dân số có tỉ lệ từ 65 tuổi
trở lên chiếm từ 14% tổng dân số trở lên. “Dân số siêu già” là tình trạng

dân số có tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 21% dân số trở lên.
Theo Vụ Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc (UNDESA, 2005), chỉ
số già hóa được tính bằng tỷ số giữa số người cao tuổi và 100 người dưới
dưới 15 tuổi (hay trẻ em). Khi chỉ số này lớn hơn 100 tức là dân số cao tuổi
lớn hơn dân
b. Nguyên nhân của sự già hóa dân số
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến viêcr già hóa dân số này là gia tăng tuổi
thọ và giảm thiểu năng lực sinh sản. Tuổi thọ con người gia tăng kéo theo
sự gia tăng của độ tuổi trung bình do số lượng người cao tuổi tăng lên.
Năng lực sinh sản giảm làm giảm sút số lượng trẻ em được sinh ra, và vì
thế, tổng số người trẻ cũng giảm xuống. Trong hai nguyên nhân này, giảm
thiểu năng lực sinh sản là tác nhân chính gây ra hiện tượng lão hóa dân số
4


trên thế giới hiện nay. Cụ thể hơn, tỷ lệ sinh con giảm sút mạnh mẽ vào
nửa cuối thế kỷ 20 chính là lý do quan trọng nhất của hiện tượng lão hóa
dân số ở các nước phát triển trên thế giới.
Ngồi ra có thể kể đến nhiều ngun nhân gián tiếp dẫn đến già hóa
dân số. Chất lượng cuộc sống cải thiện, con người được đáp ứng nhiều nhu
cầu cần thiết hơn, các hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe phát triển hơn
khiến tuổi thọ con người cũng gia tăng. Khơng chỉ có thế, sự thay đổi trong
nhận thức về truyền thống mối quan hệ nam - nữ, một vợ - chồng của một
bộ phận cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Cịn rất nhiều ngun nhân
có thể kể đến nhưng nhìn chung, chúng sẽ ảnh hưởng tới 2 tác nhân nhân
khẩu học ở trên khiến cho già hóa dân số tăng nhanh.
So với tốc độ từ “già hố” chuyển sang “già”, thì Việt Nam đang có
tốc độ nhanh nhất thế giới. Bởi các nước khác chuyển từ giai đoạn già hoá
sang già như Nhật khoảng 26 năm, Thuỵ Điển mất tới 85 năm thì Việt Nam
chỉ có 20 năm.

3. Tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nô ir (GDP)
hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mơ sản lượng quốc gia tính
bình qn trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
4. Thu nhập tích lũy hộ gia đình
Thu nhập tích lũy đề cập đến tỷ lệ thu nhập rịng được tích lũy và sử
dụng cho mục đích tái đầu tư hoặc để trả nợ chứ khơng phải được thanh
tốn trong hình thức cổ tức. Thu nhập tích lũy thường được đầu tư vào các

5


khu vực trong cơng ty đó sẽ tạo ra cơ hội phát triển, chẳng hạn như nghiên
cứu và phát triển, cơng nghệ mới, máy móc, và các hình thức chi phí vốn.
5. Tỷ suất sinh thơ và tỷ suất chết thô:
a. Tỷ suất sinh thô là sự tương quan giữa số trẻ em được sinh ra
trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Các yếu tố
tác động như: sinh học, tự nhiên, tâm lý xã hội, hồn cảnh kinh tế,
chính sách phát triển dân số.
b. Tỷ suất chết thô là sự tương quan giữa số người chết trong năm so
với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Yếu tố tác động chủ yếu:
mức sống, môi trường sống, trình độ y học, cơ cấu dân số, chiến
tranh, tệ nạn xã hội…
6. Quá trình chuyển đổi già hóa.
Dân số được gọi là già hóa khi số người cao tuổi chiếm tỷ trọng tương
đối lớn trong toàn bộ dân số. Tỷ suất sinh giảm và tuổi thọ tăng là 2
nguyên nhân dẫn đến già hóa dân số. Tuổi thọ trung bình trên thế giới gia
tăng đáng kể. Giai đoạn 2010-2015 tuổi thọ trung bình các nước phát triển
là 78 tuổi và các nước đang phát triển là 68 tuổi. Theo dự kiến tuổi thọ
trung bình giữa các nước trên thế giới cũng sẽ tiếp tục tăng lên, ước tính

đến năm 2045-2050 tuổi thọ trung bình nước phát triển là 83 tuổi và đối
với các nước đang phát triển là 74 tuổi.

6

Recommended for you

Document continues below


33

41

23

Chapter 15 Solutions
V1

Test Bank for
Organizational
Behavior 18th Edition…

Analyzing financial
statement of Vinamilk
Group 2

tài chính
doanh…


Organizati
onal…

Principle
s of…

100% (1)

96% (67)

100% (10)


Hình 1: Số người từ 60 tuổi trở lên: tồn thế giới, các nước phát triển,
các nước đang phát triển giai đoạn 1950-2050

Theo tổng điều tra dân số và nhà ở dự báo năm 2026 Việt Nam sẽ
bước vào thời kỳ dân số già. Dân số từ 65 tuổi trở lên sẽ vượt 15% tổng
dân số vào năm 2039. Dự báo đây là thời điểm chấm dứt thời kỳ cơ cấu
dân số vàng đã xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam từ năm 2007. Vậy già hóa
dân số có ảnh hưởng như thế nào, có thực sự là gánh nặng cho nền kinh tế
hay khơng? Để có thể giải đáp được câu hỏi thắc mắc thì chúng ta cần
phân tích những mặt tiêu cực và tích cực của dân số già tới tăng trưởng
kinh tế và tích lũy hộ gia đình.

7


B, Phân tích ảnh hưởng của già hóa dân số tới tăng trưởng kinh tế và
thu nhập tích lũy.

1. Thực trạng già hóa dân số ở Việt Nam:
Do tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm cùng với tuổi thọ tăng, dân số cao
tuổi Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và tỷ lệ so với
tổng dân số. Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, Việt Nam chính thức
bước vào thời kỳ già hóa năm 2014. Theo số liệu thống kê năm 2019, cả
nước có dân số 60 tuổi trở lên là 11,409 triệu người, chiếm 11,8%. Giống
như việc gia tăng dân số, dân số già hóa cũng gây ra nhiều thách thức cho
tăng trưởng kinh tế cũng như hạ tầng cơ sở và các dịch vụ an sinh xã hội.
Ngồi ra, già hóa dân số ở Viêtr Nam cịn có những đă cr điểm nổi bâtrvề gia
đình, an sinh xã hơir như:
Thứ nhất, chỉ số già hóa tăng lên nhanh chóng. Theo kết quả Tổng
điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tại Việt Nam, chỉ số già hóa năm 2019
là 48,8%, tăng 13,3 điểm phần trăm so với năm 2009 và tăng hơn hai lần
so với năm 1999. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, thời gian
để Việt Nam chuẩn bị đón nhận già hóa dân số ngắn hơn rất nhiều. Bên
cạnh đó, dân số cao tuổi Việt Nam có xu hướng “già ở nhóm già nhất”, tức
là tỷ lệ người cao tuổi ở nhóm lớn tuổi nhất (từ 80 trở lên) đã và đang tăng
lên nhanh chóng.
Thứ hai, mức độ già hóa dân số ở các tỉnh và vùng có điều kiện và
trình độ phát triển kinh tế, xã hội khác nhau là rất khác nhau. Chỉ số già
hóa ở thành thị cao hơn nơng thơn và chỉ số già hóa cao nhất ở đồng bằng
sơng Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

8


Đơn vị: %
Tổng số

Thành thị


Nơng thơn

Tồn quốc

48,8

50,8

47,9

Trung du và miền núi phía Bắc

36,3

49,1

33,7

Đồng bằng sơng Hồng

57,4

56,4

58,0

Bắc Trung Bộ và Dun hải 52,2

50,8


52,7

miền Trung
Tây Nguyên

28,1

36,1

25,4

Đông Nam Bộ

42,8

45,3

39,2

Đồng bằng sông Cửu Long

58,5

60,3

57,9

Bảng 1: Chỉ số già hóa theo vùng kinh tế xã hội
Nguồn : HelpAge International in Vietnam

Theo Điều tra mức sống hộ gia đình trong thập kỷ qua, phần lớn
người cao tuổi vẫn sống ở nơng thơn dù rằng q trình đơ thị hóa đang diễn
ra nhanh chóng ở Việt Nam và sống nhiều nhất ở hai vùng đồng bằng sông
Hồng và sông Cửu Long - những vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu của
cả nước.
Thứ ba, đời sống gia đình, đời sống tinh thần và văn hóa của người
cao tuổi thay đổi nhanh chóng. Tỷ lệ người cao tuổi sống với con cái đã
giảm nhanh, trong khi tỷ lệ hộ gia đình người cao tuổi sống cơ đơn hoặc
chỉ có vợ chồng người cao tuổi tăng lên đáng kể. Phần lớn người cao tuổi
sống ở khu vực nông thôn. Dân số cao tuổi phân bố không đồng đều và rất
khác biệt giữa các vùng và tỉnh. Di cư từ nông thôn ra thành thị là một
9


nguyên nhân của tình trạng này và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự gia
tăng của tỷ lệ hộ gia đình người cao tuổi bị “khuyết thế hệ” 2.
Thứ tư, tỷ lệ người cao tuổi đang tham gia hệ thống hưu trí và trợ cấp
xã hội cịn thấp, mức hưởng còn thấp và chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng thu
nhập của hộ gia đình cao tuổi. Tuy nhiên, hệ thống an sinh xã hội cho
người cao tuổi hiện nay lại khơng có tính hỗ trợ đối với phần lớn người cao
tuổi, đặc biệt là nhóm người cao tuổi dễ tổn thương, vì họ khơng thể tham
gia hệ thống hưu trí do các quy định hiện hành hoặc nhận được mức trợ
cấp xã hội quá thấp.
2. Ảnh hưởng của già hóa dân số tới tăng trưởng kinh tế.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế như
nguồn nhân lực, vốn tư bản, tri thức công nghệ, thể chế chính trị, pháp luật
là khung phổ pháp lý,.. những yếu tố trên muốn thực hiện được đều do con
người xây dựng nên. Do đó vốn con người là nhân tố quyết định tới sự
phát triển kinh tế của một nước . Sự cân bằng và bình đẳng giữa các nhóm
tuổi sẽ thúc đẩy đất nước hồn thành nhiệm vụ. Khi xuất hiện sự mất cân

bằng giữa các nhóm tuổi và giới sẽ có những ảnh hưởng như sau:
a. Ảnh hưởng của già hóa dân số tới việc đảm bảo mức thu nhập.
Điều đáng lưu ý ở đây là Việt Nam vẫn là quốc gia có mức thu nhập
trung bình thấp, mặc dù lực lượng lao động dồi dào nhưng chưa tận dụng
được hết thế mạnh. Tỷ lệ thất nghiệp của cả nước số liệu năm 2019 là
2,17%. Trong đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm độ tuổi 15-24 chiếm 2,19%,
đối với độ tuổi 25- 49 là 1,19%. Hầu hết các công việc đều yêu cầu người
lao động có trình độ lao động trung bình trở lên, nước ta lại có tới 33,2% là
10


việc làm kỹ năng thấp, chỉ có 11,2% việc làm kỹ năng cao (Trong khi đó
trong bình các nước phát triển trên thế giới là 20%). Đây chính là mối lo
cho thế hệ trẻ khi phải vừa tìm kiếm việc làm vừa phải chăm sóc sức khỏe
cho người lớn tuổi trong gia đình.
Dân số già tăng lên đồng nghĩa với việc 1 phần dân số sẽ rút ra khỏi
lực lượng lao động. Dẫn đến vấn đề nhân lực trong tương lai sẽ có sự
chuyển biến, áp lực cơng việc đem lại sẽ cao. Người lao động sẽ phải tăng
thời gian làm việc để đảm bảo mức thu nhập và chi trả cho cuộc sống. Điều
đó khơng có nghĩa là xấu, khi số người trong độ tuổi này bắt đầu làm việc
nhiều hơn sẽ làm cho năng xuất công việc được đảm bảo, ít hoặc khơng
xảy ra vấn đề “ thừa thầy thiếu thợ”. Chất lượng công việc được cải thiện
sẽ làm cho nền kinh tế trở nên đạt hiệu quả hơn.
Bảng 2: Tỷ trọng dân số theo nhóm tuổi 1999 – 2019
Đơn vị: %
1999

2009

2019


Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi

33,1

24,5

24,3

Tỷ trọng dân số 15 – 64 tuổi

61,1

69,1

68,0

Tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên

5,8

6,4

7,7

Nguồn: Tổng cục thống kê
Có thể thấy được tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên tăng dần qua các
giai đoạn năm 1999 chiếm 5,8% thì tới năm 2019 là 7,7%. Trong khi đó tỷ
trọng dân số từ 15 đến 64 tuổi tăng 8% ( 1999-2009) thì tới năm 2019 lại
có xu hướng giảm 0.9%. Điều đáng chú ý hơn đó là tỷ trọng dân số dưới

15 tuổi của nước ta năm 1999 là 33,1% thì đến năm 2019 giảm cịn 24,3%

11


( giảm gần 10%). Do đó dân số Việt Nam già đi thấy rõ, gây ra tình trạng
rút ngắn thời kỳ dân số vàng và chuyển sang thời kỳ già hóa dân số.
b. Ảnh hưởng của già hóa dân số tới vấn đề hưu trí:
Việt Nam có quy mơ, cơ cấu dân số đang thay đổi theo hướng tỷ lệ
người trong độ tuổi có khả năng lao động giảm do tác động của q trình
già hóa dân số, tỷ lệ số người phụ thuộc đang tăng lên. So sánh với các
nước trong khu vực, Việt Nam đang có tuổi nghỉ hưu tương đối thấp trong
khi lại có mức tuổi thọ khá cao. Cụ thể, Việt Nam có tuổi thọ ở tuổi 60 là
22,5 năm, trong khi tuổi nghỉ hưu bình quân theo quy định chỉ là 57, tuổi
nghỉ hưu bình quân trên thực tế chỉ khoảng 53,5, trong khi tại các nước
khác như có tuổi thọ ở tuổi 60 là 19,5 năm, tuổi nghỉ hưu bình quân là 60.
Theo kết quả điều tra biến động dân số năm 2019 của tổng cục thống
kê, dân số 1/4/2019 là 96.208.984 người. Tỷ lệ người 60 tuổi trở lên là
11,8%, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên là 7,7%, như vậy ước tính số người
cao tuổi của Việt Nam theo kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch
hoá gia đình năm 2019 đã lên đến 11.409 triệu người từ 60 tuổi trở lên, số
người từ 65 tuổi trở lên là 7.417 triệu người.
Theo ơng Nguyễn Khang, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (BHXH
Việt Nam), dân số Việt Nam hiện có khoảng 95 triệu người, trong đó, lực
lượng lao động là 54,51 triệu người, nhưng số người tham gia BHXH mới
chỉ đạt 13,9 triệu người, chiếm khoảng 25,5% lực lượng lao động. Hệ
thống hưu trí dựa trên đóng góp của người tham gia (người lao động và
chủ sử dụng lao động) và là hệ thống quỹ chi trả suốt đời khiến cho quỹ
BHXH đang đứng trước đe dọa mất cân đối thu – chi trong tương lai gần


12


(theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế là vào năm 2035), do mơ
hình quỹ chi trả suốt đời – khơng phụ thuộc vào số tiền đóng.
c. Ảnh hưởng của dân số già tới vấn đề an sinh xã hội:
Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2018 thì trung bình tuổi thọ ở
nước ta là 73,5 tuổi. Tuổi thọ trung bình của nam là 70,9 thấp hơn so với
nữ là 76,2. Theo nghiên cứu của nhà khoa học Daniel J Kruger thì sự
chênh lệch về độ tuổi giữa nam và nữ xuất hiện là do hành vi của giới. Đó
là kết quả của q trình chọn lọc giới và vai trò của nam giới và nữ giới
trong q trình sinh sản. Ngồi ra, các tác động bên ngồi cũng khiến cho
tuổi thọ của nam giới ít hơn nữ giới ví dụ như sử dụng các chất kích thích
như uống rượu, hút thuốc, lái xe ẩu,…
Đơn vị: Tuổi
2010

2018

Cả nước

72,8

73,5

Nam

70,3

70,9


Nữ

75,7

76,2

Bảng 3: Tuổi thọ trung bình của cả nước và phân theo giới tính
năm 2010 – 2018
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Mặc dù độ tuổi trung bình của cả nước có xu hướng tăng nhưng tình
trạng về sức khỏe đối với người cao tuổi cũng gặp nhiều bệnh như cao
huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh về đường hô hấp, các bệnh nan y,... Tình
trạng bệnh tật ở người cao tuổi đã ảnh hưởng lớn vấn đề tâm lý , các hoạt
động sinh hoạt . Đa số người cao tuổi ở nước ta chưa có thói quen khám
chữa bệnh định kỳ vì vậy khi phát hiện các bệnh thì đã ở giai đoạn khó
13


chữa trị. Hệ thống y tế cũng chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh
của người dân, trang thiết bị cịn thiếu thốn. Có tới 67,2% người cao tuổi
có sức khỏe yếu và chỉ có 4,8% người cao tuổi có sức khỏe tốt. Rất ít
người cao tuổi sử dụng bảo hiểm y tế và khơng có điều kiện để chữa bệnh.
Do đó,các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cho người già, nhu cầu
nghỉ ngơi, giải trí dành cho người già ngày càng nhiều hơn. Người cao tuổi
cần nhận thức được quyền được hưởng đời sống vật chất và tinh thần. Định
hướng chăm sóc tồn diện bao gồm các hoạt động thể dục, dưỡng sinh,
một số phương pháp phòng ngừa các bệnh hay gặp ở người cao tuổi.
Để đảm bảo những nhu cầu đó nhà nước, cộng đồng và gia đình cần
đầu tư ngân sách cho cơng tác khám, chữa bệnh và cơng tác chăm sóc y tế

cho người cao tuổi trong dài hạn. Nhà nước cần đào tạo những người chăm
sóc, cán bộ có chun mơn y tế nhằm để người cao tuổi tiếp cận được các
thông tin trong cơng tác chăm sóc sức khỏe. Ngồi ra cần xây dựng một số
nhà dưỡng lão của nhà nước và khuyến khích có sự đầu tư của các cá nhân
và tư nhân. Không nên đầu tư quá nhiều các nhà dưỡng lão tư nhân để
tránh tình trạng dàn trải, kém chất lượng ảnh hưởng tới đời sống người cao
tuổi.

3. Ảnh hưởng của già hóa dân số tới tích lũy hộ gia đình.
Việc số người già tăng lên dẫn đến một phần dân số sẽ không tham gia
lực lượng lao động trong khi đó số người trong độ tuổi lao động sẽ phải lao
động nhiều hơn để tăng mức thu nhập cũng như phụ dưỡng những người
trong nhóm tuổi ngồi lao động. Việc bớt đi một người lao động trong gia
14


đình sẽ dẫn đến tích lũy của hộ gia đình giảm xuống thay vào đó là những
khoản chi phí khác như chi cho bảo hiểm, y tế,...
Ngồi ra, già hóa dân số cũng gây ra nhiều thách thức cho tăng trưởng
kinh tế cũng như hạ tầng cơ sở và các dịch vụ an sinh xã hội. Già hóa dân
số cịn tác động mạnh đến mối quan hệ gia đình, lối sống, hệ thống an sinh
xã hội. Trong khi thời gian để Việt Nam chuẩn bị thích ứng với dân số già
ngắn hơn nhiều so với các nước khác.
Điều này dẫn đến mức tích lũy của quốc gia khơng đáp ứng kịp nhu
cầu của xã hội. Thêm vào đó, đa phần người cao tuổi khơng có tích lũy vật
chất, 70% vẫn phải làm việc kiếm sống, trong khi người cao tuổi rất dễ bị
tổn thương với những rủi ro kinh tế – xã hội khi con cái khơng có việc làm
và cuộc sống ổn định. Ngồi ra, cơ cấu và mơ hình bệnh tật người cao tuổi
nước ta hiện nay đang thay đổi theo xu hướng bệnh không lây nhiễm, các
bệnh mãn tính như các bệnh về xương khớp, hơ hấp, tim mạch, cao huyết

áp, đột quỵ, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa tăng nhanh, dẫn đến chi phí
chăm sóc y tế rất cao và tất yếu tạo thêm áp lực quá tải cho các bệnh viện
vốn chưa được giải quyết dứt điểm.
Cùng với y tế, vấn đề được nhà nước quan tâm là đảm bảo thu nhâ pr
cho người cao tuổi. Đây cũng chính là những thách thức lớn nhất mà chính
phủ phải đối mặt trong q trình già hóa dân số. Khi đối tượng người ngồi
đơ r tuổi lao đơng
r khơng có khả năng lao đơng
r và cũng khơng có trợ cấp
BHXH dẫn tới viêcr họ khơng đủ nguồn tài chính để chi trả cho ccr sống
cũng như sinh hoạt,.. viêcr này dẫn tới họ sẽ khơng có nguồn tiết kiê m
r tích
lũy cá nhân dẫn tới mức sống của những đối tượng này bị giảm sút và
không đảm bảo.
15


C. Ứng dụng trong quản lý các chính sách an sinh xã hội
Ảnh hưởng của già hóa dân số vừa mang tính tích cực cũng có phần
tiêu cực, điều này đề ra thách thức cho nhà nước là phải có tầm nhìn và
chiến lược trong việc quản lý các chính sách an sinh xã hội để tạo tiền đề
thích ứng trong thời điểm Việt Nam đang trong quá trình già hóa dân số
nhanh, chuẩn bị bước sang thời kỳ dân số già.
1. Lợi thế và thách thức của Việt Nam trong thời kỳ già hóa dân số
a. Về lợi thế:
Trước hết khơng thể phủ nhận rằng già hóa dân số là một thành tựu
trong thực hiện các chính sách, đặc biệt là chính sách y tế. Theo Tổng điều
tra Dân số và nhà ở của Tổng cục Thống kê năm 2019 cho biết: Tuổi thọ
trung bình của Việt Nam đã tăng từ 72,8 tuổi năm 2009 đến 73,2 tuổi năm
2014 và theo số liệu gần nhất là 73,6 tuổi năm 2019. Khi số người cao tuổi

sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn, họ sẽ tiếp tục tham gia tích cực vào các
hoạt động kinh tế - xã hội, từ đó tuổi thọ sẽ trở thành tài sản cho xã hội.
Xét về mặt tích cực thì dân số già hóa sẽ đem lại nguồn thu lớn từ các
ngành dịch vụ cho người cao tuổi.

16


Hình 2: Tuổi thọ trung bình của Việt Nam theo Tổng cục Thống kê
Khi dân số người cao tuổi tăng thì sẽ là cơ hội phát triển các hệ thống
chăm sóc cho nhóm người này. Bao gồm các vấn đề từ giáo dục, đào tạo,
an sinh, xã hội, y tế, kinh tế… đều phải có chương trình phát triển riêng.
Từ đó sẽ giải quyết nhiều vấn đề liên quan như xây dựng nhà ở, đường sá,
các trung tâm chăm sóc, các phương tiện hỗ trợ người già (xe điện, xe lăn
điện, thiết bị y tế….), đào tạo được các điều dưỡng viên, bác sĩ… để phục
vụ người cao tuổi. Đây cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nghiên
cứu và phát triển các lĩnh vực, phương tiện phục vụ đối tượng người già.
Do đó, phải khẳng định vai trị quan trọng của người cao tuổi đóng góp vào
phát triển kinh tế - xã hội.
b. Về thách thức:
Tuy nhìn vào khía cạnh tích cực của già hóa dân số nhưng khơng thể
phủ định: Già hóa dân số sẽ tạo ra nhiều thách thức về kinh tế, xã hội, văn

17


hóa cho khơng chỉ hộ gia đình, mà cịn ở cộng đồng xã hội và cả trên phạm
vi toàn cầu, quốc gia.
Già hóa dân số khiến thay đổi cơ cấu lao động, tỷ lệ người ở độ tuổi
lao động cao (từ 45 đến dưới 60) sẽ tăng lên và tỷ lệ dân số gia nhập thị

trường lao động sẽ có xu hướng giảm đi. Kết quả sẽ khiến cho lực lượng
trong độ tuổi lao động sẽ giảm từ đó sẽ giảm GDP tiềm năng, trực tiếp làm
giảm tiêu chuẩn sống. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho nền kinh tế,
chúng ta phải sử dụng lao động già hơn - tăng tuổi nghỉ hưu.
Chi tiêu chính phủ cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia tăng, mà tập
trung chủ yếu là đảm bảo các phúc lợi cơ bản cho người già. Trong khi
kinh tế chững lại mà phải tăng cường đầu tư một khoản ngân sách đáng kể
cho phúc lợi xã hội thì thực sự là một thách thức lớn. Chúng ta phải cải
thiện một cách cơ bản hệ thống văn bản pháp luật liên quan tới an sinh xã
hội, tăng cường nguồn lực, thiết lập thêm các thiết chế và mở rộng các chế
độ chăm sóc xã hội mới đáp ứng được nhu cầu của thực trạng già hóa dân
số và dân số già.
Chi phí điều trị và chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tăng, khiến
cho gánh nặng lên vai con cái họ tăng. Các nhà khoa học tính tốn rằng,
chi phí chăm sóc cho người cao tuổi lớn hơn 8 lần so với chi phí chăm sóc
cho một đứa trẻ. Đối với người cao tuổi, chi phí chăm sóc sẽ càng cao hơn
khi người cao tuổi phải đối mặt với nhiều loại bệnh mãn tính (tiểu đường,
rối loạn chuyển hóa mỡ, cao huyết áp, tai nạn, thương tích…) hay có
những bệnh mới xuất hiện cùng với sự thay đổi trong lối sinh hoạt như ung
thư, căng thẳng, trầm cảm. Gánh nặng kinh tế đặt lên vài con cái của người
cao tuổi chủ yếu là vì khi họ cịn trẻ phải bươn chải kiếm thu nhập nuôi
18


sống gia đình mà khơng để lại khoản tích lũy khi về già khiến họ phụ thuộc
chủ yếu vào con cái. Điều này cũng dẫn tới vấn đề bạo lực gia đình với
người già. Khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ngày càng
tăng, họ sẽ phải chịu gánh nặng kép của bệnh tật và chi phí để chi trả cho
sự chăm sóc. Người cao tuổi ở nơng thơn, các khu vực miền núi và người
có thu nhập thấp sẽ tiếp cận với dịch vụ chất lượng thấp hơn. Tuy số lượng

người cao tuổi có bảo hiểm y tế tăng nhưng số tiền cho việc điều trị vẫn
cịn là gánh nặng so với thu nhập ít ỏi của họ. Chi phí điều trị cao cịn gây
áp lực cho cả các bệnh viện chăm sóc sức khỏe cho người già.
Tiềm ẩn trong mỗi gia đình và cộng đồng dân cư về văn hóa, nhất là
văn hóa truyền thống trong ứng xử, khi mà các quan niệm và nhận thức
khác nhau giữa các thế hệ trở nên phổ biến thì cách ứng xử giữa các thế hệ
sẽ có những thay đổi. Ở nước ta, số lượng người già sống cùng con cái cịn
nhiều, tuy vậy số lượng có giảm trong những năm gần đây. Theo báo cáo
của UNFPA, có 3,2% người cao tuổi và 16,4% những người trên 80 đang
sống một mình (2014). Tỷ lệ này tương ứng với 304.000 người. Con số
này sẽ có xu hướng tăng do sự thay đổi trong cách sống, suy nghĩ, những
gia đình nhiều thế hệ đã thay bằng các gia đình hạt nhân, cũng như số
lượng người già cơ đơn tăng, có nhiều gia đình khuyết thế hệ hơn. Có thể
người già trong tương lai lại phải sống “cô đơn” trong khi có rất nhiều con,
cháu hoặc phải sống trong các trung tâm dưỡng lão.
2. Thực trạng các chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh
nhất trên thế giới, nên khơng có nhiều thời gian chuẩn bị cho những thách
thức đối với tình trạng dân số già. Do đó, những giải pháp phù hợp và kịp
19


thời nên được đưa ra để có thể đảm bảo khả năng đáp ứng với nhu cầu
chăm sóc sức khỏe tăng lên nhanh chóng đối với người già.
Tổ chức y tế thế giới đưa ra khái niệm Tuổi già Khỏe mạnh thơng qua
4 lĩnh vực can thiệp chính: định hướng hệ thống y tế theo nhu cầu của
người già; phát triển hệ thống y tế bền vững và bình đẳng để cung cấp các
dịch vụ chăm sóc dài hạn; xây dựng môi trường thân thiện với người già;
và cải thiện sự đánh giá, theo dõi và nghiên cứu các vấn đề của người già
(Chiến lược Toàn cầu và Kế hoạch Hành động về Tuổi già và Sức khỏe” 2016)

Từ đó Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách về an sinh xã hội
dành cho người cao tuổi như: chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
và trợ cấp xã hội… Với các chính sách hợp lý, Việt Nam có thể đảm bảo
dân số khỏe mạnh và nền kinh tế vững chắc cho thế hệ tương lai. Các
chương trình an sinh xã hội cần được cung cấp đầy đủ về tài chính để đảm
bảo tồn bộ người cao tuổi được tiếp cận đầy đủ và công bằng. Hệ thống y
tế cũng như hệ thống giao thông phải được cải thiện và chuẩn bị nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân số cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Hơn
nữa, các chính sách thị trường lao động cần phải được sửa đổi để đảm bảo
người cao tuổi tiếp cận được các công việc tốt, tạo điều kiện cho họ tham
gia vào khu vực lao động chính thức, và tuổi về hưu như nhau giữa phụ nữ
và nam giới. Bằng cách tăng tỷ lệ những người cao tuổi khỏe mạnh, độc
lập về tài chính, và được tiếp cận với các cơ hội làm việc chính thức, xu
hướng thay đổi về nhân khẩu học này ở Việt Nam có thể mang lại lợi ích
cho xã hội, đảm bảo rằng mọi người có thể sống tốt đến khi tuổi già.

20


Thực tế trong mục tiêu của Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày
25/10/2017 tại Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa XII của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII về Cơng tác dân số trong tình hình mới,
đặc biệt là định hướng chuyển đổi từ DS/KHHGĐ sang Dân số và Phát
triển. Trong đó, cải thiện cơng tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
và hệ thống an sinh xã hội, chính sách lao động cho người cao tuổi. Tạo
điều kiện cho người cao tuổi tiếp tục tham gia hoạt động kinh tế giúp giải
quyết các vấn đề về xã hội, nâng cao mức sống, góp phần thúc đẩy hoạt
động sản xuất hàng hóa, dịch vụ, tăng quy mơ sản xuất.
Trong bối cảnh thực hiện Luật Lao động của Việt Nam chưa sửa đổi
về độ tuổi lao động, tỷ lệ người trên 50 tuổi đang tham gia hoạt động sản

xuất kinh doanh vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao, chiếm 25,9% lực lượng lao
động trên 15 tuổi đang làm việc. Từ năm 2021 khi độ tuổi lao động tăng
lên thì điều này sẽ giảm khan hiếm nhân lực cho người sử dụng lao động.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện, rà sốt và điều chỉnh các chính sách
liên quan để đảm bảo quy mô dân số hợp lý. Về già hóa dân số, cần nâng
cao nhận thức của xã hội, người dân chủ động hơn trong việc chuẩn bị cho
tuổi già.
Về hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta mới hỗ trợ nâng cao
đời sống cho một bộ phận người cao tuổi. Hiện nay mới chỉ có 34% người
từ 65 tuổi trở lên được hưởng lương hưu hoặc trợ giúp tuổi già thường
xuyên (theo ILO). Như vậy, còn tới 66% dân số cao tuổi sống dựa hồn
tồn vào kinh tế của chính mình.
Hệ thống hưu trí của Việt Nam bao gồm 2 tầng: những người đã đóng
BHXH từ 20 năm trở lên thì được hưởng lương hưu BHXH khi đến tuổi
21


nghỉ hưu, và một tỷ lệ nhỏ người cao tuổi (từ 80 tuổi trở lên) được nhận trợ
giúp xã hội thường xun. Thiết kế của hệ thống hưu trí có sự phân biệt
giữa các nhóm tuổi. Đối với người trong độ tuổi 60-79: một số người được
hưởng lương hưu BHXH (thu nhập cao hơn), một số ít những người thuộc
hộ nghèo được hưởng trợ giúp thường xun, cịn lại có một khoảng trống
lớn về diện bao phủ (khơng có lương hưu BHXH, cũng khơng có trợ cấp
xã hội). Tuy nhiên, đối với trường hợp từ 80 tuổi trở lên, thì người khơng
có lương hưu BHXH thì sẽ được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên cho
người cao tuổi, như vậy về lý thuyết là bao phủ tồn dân đối nhóm tuổi
này. Nhưng trên thực tế diện bao phủ đối với người từ 80 tuổi trở lên mới
chỉ đạt 60%.

Hình 3: Thiết kế hiện tại của hệ thống hưu trí Việt Nam

Nguồn: ILO
Ngồi ra, mức trợ cấp hưu trí xã hội còn thấp. Mức hưởng lương hưu
này sẽ thay đổi thấp nhất trong khoảng 352,000 VNĐ/tháng đến 507,000
VNĐ/tháng. Mức này bằng 35% - 50% mức cận nghèo, điều này có nghĩa
là trợ cấp hưu trí xã hội chỉ đóng góp hạn chế về phúc lợi cho người cao
22


tuổi. Theo Điều tra năm 2014, 94% người cao tuổi cho biết khoản trợ cấp
hưu trí xã hội khơng đủ để đáp ứng nhu cầu của họ.
Thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP của Chính phủ về kế hoạch thực
hiện Nghị quyết 21 NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 khóa XII về Cơng tác
dân số trong tình hình mới, Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến
2030 cần được xây dựng đồng bộ, trong tổng thể của Chiến lược dân số
Việt Nam đến 2030 và Chiến lược gia đình Việt Nam đến 2030. Chúng ta
bước đầu có những thành tựu trong việc xây dựng hệ thống chăm sóc sức
khỏe cho người cao tuổi. Về cơ sở vật chất, cả nước hiện có 106 khoa lão
khoa được thành lập tại bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố và bệnh viện
trung ương; hơn 900 khoa khám bệnh có buồng riêng cho người cao tuổi;
trên 10.000 giường điều trị nội trú ưu tiên cho người cao tuổi và có 1.791
nhân viên y tế được đào tạo về lão khoa. Bên cạnh những kết quả đạt được,
công tác khám, chữa bệnh cho người cao tuổi cịn nhiều khó khăn, thách
thức. Một số địa phương hiện vẫn chưa bố trí kinh phí thực hiện chăm sóc
sức khỏe cho người cao tuổi như khám sức khỏe định kỳ do điều kiện cơ
sở vật chất, trang thiết bị để thành lập khoa lão còn thiếu; bác sỹ, điều
dưỡng học về chuyên ngành lão khoa còn thiếu nên chưa tư vấn, tuyên
truyền và phổ biến kiến thức phòng và chữa bệnh cho người cao tuổi tại
cộng đồng…
Mặc dù có những thành tựu đạt được nhưng Đảng và Nhà nước cần
phải tiếp tục quan tâm, đặc biệt ngành y tế phải có những phương hướng,

chính sách xây dựng, hồn thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người
cao tuổi trước tốc độ già hóa dân số ngày càng nhanh hiện nay.

23


Về việc tạo thu nhập và việc làm cho người cao tuổi thì Bộ Lao động Thương binh và xã hội cũng có những kế hoạch chính sách để đảm bảo
quyền lợi, nghĩa vụ của nhóm tuổi này. Đề cập đến vấn đề chính sách cho
người cao tuổi, TS. Nguyễn Hải Hữu – Phó Chủ tịch Hiệp hội GDNN và
nghề CTXH Việt Nam cho biết: Hiến pháp 2013; Bộ Luật lao động năm
2019; Luật Người cao tuổi 2009 đều có các quy định liên quan đến chính
sách sinh kế của người cao tuổi như: Mọi người có quyền tự do kinh doanh
trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm; Cơng dân có quyền làm
việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. (Điều 33, 35, Hiến
pháp). Bộ Luật lao động có các quy định về lao động là người cao tuổi, sử
dụng lao động là người cao tuổi (điều 148 & 149); Luật người cao tuổi có
các quy định về phát huy vai trò của người cao tuổi, trong đó có vấn đề
sinh kế (Điều 3 & Điều 23)… Một số lao động là người cao tuổi tham gia
vào hoạt động kinh tế như kinh doanh, chủ doanh nghiệp, chủ các trang
trại… từ đó tạo hàng nghìn việc làm cho các lao động khác. Không chỉ thể
họ còn tham gia đa dạng vào các lĩnh vực khác như nghiên cứu khoa học,
hoạt động giảng dạy, nghệ thuật… Tuy nhiên, khơng phải người cao tuổi
nào cũng có cơ hội để tham gia các hoạt động tạo thu nhập, do trình độ,
điều kiện, thể lực, trí lực của mỗi người là khác nhau. Chính phủ phải có
những chính sách kịp thời, phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng,
đặc biệt quan tâm đến những người cao tuổi ở những vùng núi, dân tộc
thiểu số và người cao tuổi có thu nhập thấp - đó thường là những người
chịu nhiều tổn thương và khó tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc.

24



×