TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
ĐỀ TÀI
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2018
NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA
CHỌN LÀM TRÁI NGÀNH NGHỀ CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Thuộc lĩnh vực khoa học và cơng nghệ: Kinh tế và kinh doanh (Marketing)
Nhóm sinh viên:
Lê Quỳnh Anh
Nguyễn Thị Linh Chi
Nguyễn Xuân Diễm Hương
Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. Vũ Huy Thông
Hà Nội, tháng 04/2018
1
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm tác giả xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu những yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn làm trái ngành nghề của sinh viên ĐH Kinh tế
Quốc dân” là thành quả của q trình tìm hiểu, nghiên cứu của chúng tơi trong suốt gần
một năm qua.
Các dữ liệu trong nghiên cứu hoàn tồn có cơ sở từ thực tế, đáng tin cậy và được
phân tích, xử lý khách quan và trung thực.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Nhóm tác giả
2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm nghiên cứu xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường ĐH
Kinh tế Quốc dân đã tạo mơi trường khuyến khích nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
Đồng thời, nhóm cảm ơn tất cả quý thầy cô giảng dạy trong khoa Marketing đã truyền
đạt cho nhóm những kiến thức nền tảng hữu ích về hành vi người tiêu dùng làm cơ sở cho
nhóm tác giả thực hiện tốt đề tài này cũng như Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng
cao và POHE vì đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu của chúng tơi.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Vũ Huy Thông đã tận tình hướng dẫn
cho chúng tơi trong suốt thời gian triển khai nghiên cứu. Mặc dù trong quá trình thực hiện
cịn nhiều thiếu sót nhưng những gì thầy đã hướng dẫn, định hướng đã cho chúng tơi tích
lũy nhiều kinh nghiệm đúng đắn.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở bên
luôn tạo điều kiện tốt nhất cho nhóm chúng tơi trong suốt q trình học cũng như thực
hiện luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên nghiên cứu khoa học còn
nhiều thiếu sót, nhóm rất mong nhận được ý kiến góp ý của thầy/cô.
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................. 2
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... 3
MỤC LỤC........................................................................................................................ 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................ 7
DANH MỤC SƠ ĐỒ........................................................................................................8
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................. 10
1.1.
Bối cảnh nghiên cứu và lý do lựa chọn đề tài.....................................................10
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 11
1.3.
Nội dung và câu hỏi nghiên cứu..........................................................................11
1.4.
Cách tiếp cận, đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................12
1.4.1.
Cách tiếp cận nghiên cứu.................................................................................12
1.4.2.
Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................12
1.5.
Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................12
1.6.
Cấu trúc của đề tài............................................................................................... 13
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...............................................................14
2.1.
Tổng quan thị trường lao động...........................................................................14
2.1.1.
Lao động, thị trường lao động...........................................................................14
2.1.1.1.
Những khái niệm cơ bản................................................................................14
2.1.1.2.
Tầm quan trọng của lao động trong kinh tế..................................................14
2.1.1.3.
2.1.2.
Tình hình thị trường lao động Việt Nam hiện nay........................................15
Lao động sinh viên.............................................................................................18
2.1.2.1.
Tầm quan trọng của sinh viên trong lao động...............................................18
2.1.2.2.
Hiện trạng.......................................................................................................20
2.1.2.3.
Các vấn đề sinh viên phải đối mặt khi ra trường...........................................24
2.1.2.4.
Cơ hội việc làm...............................................................................................25
2.2.
Tổng quan về việc làm trái ngành.......................................................................26
2.2.1.
Ngành nghề, công việc và làm trái ngành........................................................26
2.2.2.
Lịch sử nghiên cứu về vấn đề thay đổi ngành nghề.........................................28
4
2.2.3.
Thực trạng làm trái ngành của sinh viên Việt Nam.........................................29
2.2.4.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp..........................30
2.2.5. Ảnh hưởng của việc làm trái ngành tới cá nhân và gia đình, trường học,
doanh nghiệp và xã hội...................................................................................................32
2.3.
Các nghiên cứu đã được thực hiện......................................................................32
2.3.1.
Các yếu tố lựa chọn nghề nghiệp......................................................................32
2.3.1.1.
Trong nước.....................................................................................................33
2.3.1.2.
Ngoài nước.....................................................................................................36
2.3.2.
Các nghiên cứu liên quan tới trái ngành..........................................................39
2.3.2.1.
Trong nước ( nhóm nghiên cứu chưa tìm được)...........................................39
2.3.2.2.
Ngồi nước.....................................................................................................39
2.4.
Mơ hình nghiên cứu.............................................................................................40
2.5.1. Những yếu tố ảnh hưởng.....................................................................................42
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................46
3.1.
Giới thiệu về phương pháp nghiên cứu..............................................................46
3.1.1.
Phương pháp nghiên cứu định tính..................................................................46
3.1.1.1.
3.1.1.2.
3.1.2.
3.2.
Lấy mẫu (Sampling).......................................................................................46
Phỏng vấn (Interviews)..................................................................................47
Phương pháp nghiên cứu định lượng...............................................................47
Quy trình nghiên cứu...........................................................................................48
3.2.1.
Xây dựng mơ hình nghiên cứu và thang đo......................................................48
3.2.2.
Nghiên cứu định tính.........................................................................................49
3.2.2.1.
Mục tiêu nghiên cứu định tính.........................................................................49
3.2.2.2.
Phương pháp thu thập dữ liệu.........................................................................49
3.2.3.
Nghiên cứu định lượng.....................................................................................50
3.2.3.1.
Mục tiêu của nghiên cứu định lượng...............................................................50
3.2.3.2.
Phương pháp thu thập dữ liệu.........................................................................50
3.2.4.
Tổng hợp và viết báo cáo...................................................................................50
3.3. Mẫu nghiên cứu.......................................................................................................50
3.3.1. Xác định quy mô mẫu nghiên cứu........................................................................50
3.3.2. Cách thức tiếp cận để thu thập thông tin..............................................................50
5
3.3.3. Mô tả mẫu nghiên cứu..........................................................................................51
3.4. Xử lý và phân tích số liệu........................................................................................51
3.4.1.
Phân tích thống kê mơ tả...................................................................................51
3.4.2.
Kiểm định hệ số tin cậy của thang đo ( Cronbach alpha).................................51
3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)......................................................................52
3.4.4.
Phân tích hồi quy...............................................................................................52
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................54
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính.................................................................................54
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng..............................................................................58
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định lựa chọn công việc trái ngành nghề đào tạo của
sinh viên ĐH. Kinh tế quốc dân....................................................................................66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................77
5.1. Mức độ và xu hướng ảnh hưởng............................................................................77
5.2. Một số kết luận cơ bản............................................................................................77
5.3. Kiến nghị và đề xuất................................................................................................77
5.1.1. Cá nhân và gia đình..............................................................................................77
5.1.2. Nhà trường............................................................................................................77
5.1.3. Doanh nghiệp và xã hội........................................................................................80
5.3. Khoảng trống nghiên cứu.......................................................................................84
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo...................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................86
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 88
6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PGS.TS: Phó Giáo sư TS
TS: Tiến sĩ
VND: Việt Nam Đồng
GDP : Gross Domestic Product- Tổng sản phẩm quốc nội
ĐH: Đại học
THPT: Trung học phổ thông
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
7
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Thực trạng lựa chọn nghề của học sinh THPT...................................................22
Sơ đồ 2. Số lượng LLLĐ theo trình độ CMKT................................................................23
Sơ đồ 3. Nhu cầu tuyển dụng theo loại hình doanh nghiệp..............................................24
Sơ đồ 4. Nhu cầu tuyển dụng lao động theo trình độ........................................................25
Sơ đồ 5. Số lượng lao động trong độ tuổi thất nghiệp theo trình độ.................................26
Sơ đồ 6. 10 nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao tại địa bàn TP.HCM.......................28
Sơ đồ 7. Các yếu tố quan trọng khi chọn nghề của học sinh THPT..................................35
Sơ đồ 8. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của sinh viên tốt nghiệp...............................2
Sơ đồ 9. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn ngành nghề của người Mỹ gốc
Á................................................................................................................................ 3
Sơ đồ 10. Mơ hình nhận thức xã hội tới sự phát triển ngành nghề.....................................4
Sơ đồ 11. Mơ hình thuyết Hành vi kế hoạch ( Theory of Planned Behaviour ) – Ajzen,
Madden, 1991............................................................................................................. 4
Sơ đồ 12. Mô hình 6 nhóm tính cách của Holland.............................................................5
Sơ đồ 13. Mơ hình tích hợp các yếu tố thay đổi nghề nghiệp.............................................6
Sơ đồ 14. Mơ hình nghiên cứu đề xuất...............................................................................7
Sơ đồ 15.Mơ hình “ Kỳ vọng và nguyện vọng trong chọn nghề của học sinh”..................9
Sơ đồ 16. Quy trình nghiên cứu.......................................................................................13
Sơ đồ 17 Cơ cấu mẫu theo giới tính.................................................................................20
Sơ đồ 18: Cơ cấu mẫu theo nhóm....................................................................................20
Sơ đồ 19. Cơ cấu mẫu theo lĩnh vực mới.........................................................................22
Sơ đồ 20 Thống kê những người làm trái ngành các đáp viên biết đến............................23
Sơ đồ 21: Thống kê sự ảnh hưởng của những người làm trái ngành................................23
Sơ đồ 22: Thống kê tình trạng làm trái ngành của cha mẹ đáp viên.................................24
Sơ đồ 23. Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và ý định lựa chọn công việc trái
ngành nghề...............................................................................................................31
8
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Tỷ trọng cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế và Cơ cấu lao động phân theo các
ngành kinh tế 2001-2016..........................................................................................14
Bảng 2. Một số chỉ tiêu kinh tế và thị trường lao động chủ yếu.......................................15
Bảng 3. Số lượng và cơ cấu việc làm...............................................................................16
Bảng 4. Số lượng và cơ cấu việc làm...............................................................................16
Bảng 5. Thu nhập bình quân tháng của lao động làm cơng hưởng lương theo trình độ
chuyên môn kỹ thuật (2016,2017)............................................................................18
Bảng 6. Số liệu chung về các trường ĐH.........................................................................19
Bảng 7. Chỉ tiêu tuyển sinh của một số trường ĐH ở Việt Nam (2017)...........................20
Bảng 8. Tỷ trọng các phương thức tìm việc của những người đang tìm kiếm việc làm chia
theo trình độ chun mơn kỹ thuật...........................................................................22
Bảng 9. Khảo sát việc làm sinh viên sau tốt nghiệp của một số trường ĐH tại Việt Nam 30
Bảng 10. Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha của từng biến.................................................49
Bảng 11: Cơ cấu mẫu theo chuyên ngành cũ....................................................................53
Bảng 12. Mức độ hiểu biết của cha mẹ đáp viên về chuyên ngành Đại Học....................57
Bảng 13. Mức độ hiểu biết của che mẹ về chuyên ngành mới.........................................58
Bảng 14. Hiệu quả của công tác định hướng nghề nghiệp tại trường THPT....................59
Bảng 15 Hiệu quả của công tác định hướng nghề tại trường Đại học..............................59
Bảng 16. Nhóm tính cách cá nhân....................................................................................60
Bảng 17 Sự liên quan của chuyên ngành mới và chuyên ngành cũ..................................60
Bảng 18 Ma trận xoay (Rotated Component Matrix).......................................................62
Bảng 19: Phân loại các biến quan sát thành các nhân tố...................................................65
Bảng 20 Hệ số hồi quy của các yếu tố ảnh hưởng tới ý định lựa chọn công việc trái ngành
nghề.......................................................................................................................... 66
Bảng 21.Đánh giá của các đáp viên đối với các nhân tố ảnh hưởng.................................67
Bảng 22.Bảng đánh giá ý định lựa chọn công việc trái ngành nghề theo các nhóm sinh
viên........................................................................................................................... 70
Bảng 23.Đánh giá sự ảnh hưởng của những người làm trái ngành đến ý định làm lựa chọn
công việc trái ngành được đào tạo............................................................................71
9
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Bối cảnh nghiên cứu và lý do lựa chọn đề tài
Đã là sinh viên, ắt hẳn ai cũng muốn khi ra trường có một cơng việc như ý muốn.
Vậy nên khơng ít bạn sẵn sàng lao mình vào cơng việc ngay, bất kể là đúng ngành hay
không ngay khi tốt nghiệp. Sinh viên làm trái ngành nghề - một vấn đề cũ nhưng chưa
bao giờ hết “nóng” trong xã hội. Khơng biết từ bao giờ việc sinh viên đi học rồi làm trái
ngành đã trở thành điều nghiễm nhiên, là cái mà cả xã hội ai cũng biết và chấp nhận.
Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2017, khi tra từ khóa “sinh viên làm trái ngành” trên
thanh cơng cụ tìm kiếm Google, 1.930.000 kết quả sẽ cho ra trong vòng 0.52 giây. Điều
này chứng tỏ mức độ quan tâm của cả xã hội đối với vấn đề cực báo động này. Sinh viên
cần được quan tâm vì sinh viên chính là nguồn lực chất lượng cao, đóng góp lớn cho sự
phát triển của đất nước, đưa nước ta gần hơn với mục tiêu hội nhập với các cường quốc
năm châu trên thế giới. Điều này đã được thể hiện rất rõ qua lời khẳng định” Giáo dục
đào tạo là quốc sách hàng đầu” trong văn kiện Đại Hội VIII của Đảng.
Tuy nhiên, thực tế thì chỉ ra những con số gây ngạc nhiên về đầu ra ở ĐH. Tỉ lệ
sinh viên đi làm trái với ngành, hay còn được nhiều người gọi vui là “học một đằng làm
một nẻo” đều rất cao trong những năm trở lại đây. Theo một nghiên cứu thực hiện bởi
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn vào năm 2013, hơn 70% cử nhân làm trái
ngành nghề. Cho tới năm 2015, tỷ lệ này là 60% (kết quả được lấy từ thống kê của Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội) . Đây quả thực là những con số đáng báo động đến
vô cùng.
Làm trái ngành mang lại ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Về sinh viên và gia
đình, trước tiên là việc lãng phí thời gian và tiền bạc cho chuyên ngành mà họ sẽ khơng
sử dụng trong tương lai, tiếp đó là việc phải làm quen và thích nghi với lĩnh vực hồn
tồn mới. Song, việc sinh viên thay đổi quyết định ngành nghề này lại đem lại những lợi
ích tích cực như họ có quyền được thay đổi, được theo đuổi nguyện vọng của bản thân
(do ở Việt Nam các điều khoản và chính sách về làm việc trái ngành chưa khắt khe như ở
nước ngồi, khơng u cầu bằng cấp chun ngành để có thể làm việc). Đối với doanh
nghiệp nói riêng và xã hội, nền kinh tế nói chung, một nguồn lực không nhỏ cho các
công tác giảng dạy ngành nghề cũ đã bị bỏ phí và tiếp tục phải tiến hành đào tạo trái
ngành. Đó quả thực là một sự lãng phí khơng hề nhỏ trong suốt thời gian qua. Việc
nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến quyết định lựa chọn một công việc, ngành nghề khác
với chuyên ngành của sinh viên sẽ giúp chính quyền điều chỉnh được các chính sách trở
nên phù hợp hơn, sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, khơng bị lãng phí; định hướng tốt hơn
cho các thế hệ sinh viên trong tương lai.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc các cử nhân thay đổi quyết định của mình sau
khi cầm tấm bằng tốt nghiệp. Mới đây nhất, vào tháng 10 năm 2017, cộng đồng bàn tán
sôi nổi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội về vấn đề cũ nhưng
chưa từng hết nóng hổi: Thủ khoa ĐH SP Hà Nội 2 ở nhà nuôi lợn cùng mẹ. Lý do của
vấn đề lần này thì vẫn mn thuở: Thất nghiệp nên phải làm trái ngành - 1 trong nhiều
nguyên nhân dẫn đến làm việc trái ngành. Ngồi ra, khơng thể kể đến nguyên nhân cơ
10
bản như: sở thích cá nhân thay đổi. “Việc người trẻ quyết định chọn học nghề nào xảy ra
khi các em mới 18 tuổi. Khơng ai có thể bắt đứa trẻ đó phải dành cả cuộc đời để tiếp tục
giấc mơ của tuổi 18. Quyết định thi trường nào chỉ là một thử nghiệm đầu tiên. Vì vậy,
trên đường đời sau này nếu có phát hiện ra một sở thích khác thì tại sao lại khơng cho bản
thân một cơ hội?”. PGS.TS Nguyễn Hồng Ánh. Tự hỏi rằng liệu có phải vì sự thành
cơng của những người đi trước là yếu tố thúc đẩy con người ta thay đổi xu hướng chọn
nghề? Có hàng nghìn lý do khiến sinh viên đưa ra quyết định làm việc trái với chuyên
ngành. Tuy nhiên, các con số, tài liệu nguyên cứu để chỉ ra một mơ hìnhvới các ngun
nhân cho việc này cịn chưa khai thác triệt để.
Vì những lý do và tính cấp thiết của vấn đề nêu trên, nhóm sinh viên trường ĐH
Kinh tế Quốc dân chúng tôi muốn đề xuất thực hiện nghiên cứu mơ hình các yếu tố ảnh
hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp trái chuyên ngành của sinh viên ĐH ĐH Kinh tế
Quốc dân năm 3,4 và cử nhân sau tốt nghiệp dưới 2 năm kinh nghiệm".
Việc nghiên cứu về đề tài này sẽ giúp thấy được vai trị của gia đình, nhà trường
và xã hội trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai của mỗi sinh viên. Từ đó, trả lời
được câu hỏi: Các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến quyết định
lựa chọn trái ngành nghề của sinh viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Ta sẽ đề xuất ra các
giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tối da tình trạng làm trái ngành, đồng thời có biện
pháp nhằm giúp đỡ, trang bị kiến thức nền tảng với chuyên ngành mới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:
Tìm hiểu và xây dựng mơ hình những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp trái
chuyên ngành của sinh viên ĐH sắp và sau tốt nghiệp không quá 2 năm thuộc nhóm
trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
* Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu về thực trạng làm trái ngành nghề của sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân
- Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến quyết định thay đổi ngành nghề của sinh viên ĐH
Kinh tế Quốc dân
- Đề xuất giải pháp giúp cải thiện tình trạng học sai ngành để khơng gây lãng phí nguồn
lực của doanh nghiệp và Nhà nước
1.3. Nội dung và câu hỏi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu:
-
Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên ĐH sắp và
sau tốt nghiệp
Đề xuất mơ hình nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp
trái chuyên ngành của sinh viên ĐH sắp và sau tốt nghiệp
Câu hỏi nghiên cứu:
11
-
Bối cảnh thị trường việc làm của sinh viên ĐH hiện nay đang diễn biến như thế nào?
Các yếu tố nào có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn làm trái ngành của sinh viên?
Ảnh hưởng của việc lựa chọn làm trái ngành đối với cá nhân và xã hội như thế nào?
1.4. Cách tiếp cận, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Đề tài được tiếp cận theo hướng marketing để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
việc ra quyết định làm trái ngành nghề của sinh viên.
Nhóm tác giả lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu hành vi tiêu dùng từ quan điểm
marketing để nghiên cứu bởi chủ đề chính của đề tài xoay quanh các vấn đề về hành vi
người tiêu dùng, quá trình ra quyết định và nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Sinh viên ĐH năm ba, năm bốn và sau tốt nghiệp khơng q 2 năm thuộc ĐH Kinh tế
Quốc dân có ý định hoặc đã và đang làm việc trái ngành nghề. Nhóm tác giả lựa chọn
những đối tượng trên do:
- Với nhóm sinh viên năm ba, năm bốn, đây là nhóm đã được hình thành và tích luỹ
những kiến thức nền tảng cũng như đã có những hiểu biết nhất định về môi trường làm
việc thực tế sau này so với giai đoạn năm nhất, năm hai . Thêm nữa, nhóm đối tượng
đang dần có những định hướng về việc làm trong tương lai. Trong q trình ra q định,
có rất nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn ngành nghề của họ.
- Với nhóm sinh viên sau tốt nghiệp khơng q 2 năm, hiện nay có thể đưa ra hai thực tế.
Một là nhóm đã có những kinh nghiệm thực tế khi làm việc tại các doanh nghiệp, song
những kinh nghiệm họ có được trong hai năm mới chỉ dừng lại ở mức khái quát và quá
trình đó sẽ giúp họ khái quát hơn về năng lực và sở thích của bản thân, từ đó chọn ra
được môi trường làm việc phù hợp trong tương lai. Tuy nhiên, với nhóm những người
chưa tìm được việc làm, họ có xu hướng chọn lựa ngành nghề khác với mục đích thu
nhập hoặc hướng theo ngành khác do ngành đã học khơng phù hợp với tính cách cá nhân.
Đồng thời, hai năm là khoảng thời gian phù hợp để tìm kiếm, lựa chọn và thay đổi nghề
nghiệp mới
- Do thời gian và nguồn lực có hạn, nhóm tác giả sẽ chỉ tiếp cận với những đối tượng tại
ĐH Kinh tế Quốc dân
1.5.
Phương pháp nghiên cứu
Bước Phương pháp
1
Nghiên cứu định tính
Kỹ thuật
Phỏng vấn nhóm
Phỏng vấn sâu cá nhân
2
Lấy ý kiến cá nhân thông qua Tháng 3/2017
bảng hỏi
Nghiên cứu định lượng
12
Thời gian
Tháng 2
3/2017
và
Nghiên cứu định tính dùng để khai thác các góc nhìn, từ đó, điều chỉnh và bổ sung cho
các khía cạnh cần khảo sát. Nghiên cứu định lượng được thực hiện dựa trên cơ sở lý
thuyết và dữ liệu thu thập được từ việc nghiên cứu định tính. Các phương pháp nghiên
cứu được sử dụng sẽ được trình bày cụ thể trong chương 3 của đề tài.
1.6.
Cấu trúc của đề tài
Cấu trúc đề tài bao gồm 5 chương:
Chương 1. Chương mở đầu
Chương 2. Tổng quan nghiên cứu
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
13
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1.
Tổng quan thị trường lao động
2.1.1.
Lao động, thị trường lao động
2.1.1.1. Những khái niệm cơ bản
Lao động
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học Việt Nam, lao động là hoạt động
có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho
xã hội hoặc là việc làm cụ thể, ý chỉ mặt tạo ra sản phẩm như năng suất lao động
hay trả lương theo lao động.
Theo Mac và Ăng-ghen, lao động là nguồn của mọi của cải và mọi văn hóa, vì lao
động có ích thì chỉ có thể có được trong xã hội và cho xã hội cho nên thu nhập do
lao động là thuộc về tất cả mọi thành viên trong xã hội một cách không bị cắt xén
theo những quyễn ngang nhau.
Lực lượng lao động
Theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động
kinh tế hiện tại) bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm
việc) và những người thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm
quan sát).
Lực lượng lao động có thể chia làm ba loại: (1) Theo tính chất cơng việc: lao động
tay chân và lao động trí óc; (2) Theo trình độ chun mơn kĩ thuật và học vấn; (3)
Theo quá trình sản xuất: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp
Thị trường lao động
Thị trường lao động là số lượng người trong độ tuổi lao động tương quan với số
lượng việc làm trong xã hội ( từ điển Tiếng Việt).
Theo Adam Smith- nhà triết học thế kỉ 18 đã viết: thị trường lao động là không
gian trao đổi sức lao động giữa một bên là người mua sức lao động (chủ sử dụng
lao động) và người bán sức lao động (người lao động).
Theo Từ điển Kinh tế học Pengiun, thị trường lao động là thị trường trong đó tiền
cơng, tiền lương và các điều kiện lao động được xác định trong mối quan hệ giữa
cung và cầu lao động.
Mặc dù các định nghĩa hiện có về thị trường lao động cịn có nhiều điểm khác biệt,
tuy nhiên tất cả đều thống nhất với nhau về các nội dung cơ bản về thị trường lao
động, do đó chúng ta có thể khái quát các nội dung trên thành một định nghĩa
tương đối hoàn chỉnh về thị trường lao động dưới đây:
Thị trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi các quan hệ xã hội giữa
người lao động (người bán sức lao động ) và người sử dụng sức lao động (người
mua sức lao động) diễn ra bằng các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền công, tiền
lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở hợp đồng lao động dưới các dạng
thức khác nhau như văn bản hay phi văn bản.
2.1.1.2. Tầm quan trọng của lao động trong kinh tế
Đối với tăng trưởng kinh tế
14
Nguồn lực lao động là động lực của phát triển kinh tế. Bản thân nguồn lao động
vừa có nhu cầu phát triển với yêu cầu ngày càng cao, phong phú và là chủ thể sáng
tạo công nghệ, điều chỉnh cơ cấu kinh tế để thỏa mãn các nhu cầu của bản thân và
xã hội. Bên cạnh đó, đây cũng là yếu tố đầu vào của mọi quá trình sản xuất, ảnh
hưởng lớn tới việc phát hiện, khai thác và sử dụng các nguồn lực khác ( nguồn lực
vốn, khoa học- công nghệ và tài nguyên thiên nhiên). Bởi vậy, nguồn lao động
càng có chất lượng và năng lực phát triển thì khả năng tạo ra sự cải tiến, sáng tạo
trong sản xuất càng tăng, từ đó thúc đẩy nền kinh tế đất nước ngày một tiến bộ
hơn.
Đối với chuyển dịch cơ cấu
Với thực trang nền kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch sang hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, vai trò của nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn lao động chất
lượng cao cả về mặt chuyên môn và phẩm chất đạo đức càng đóng vai trị quyết
định hơn bao giờ hết trong việc thúc đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH cả về quy mô
lẫn cường độ.
Bảng 1. Tỷ trọng cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế và Cơ cấu lao động phân
theo các ngành kinh tế 2001-2016
15
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH đòi hỏi phải tạo ra sự tăng
trưởng nhanh trên cả ba lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong đó,
nhiệm vụ được đặt ra là phải tăng tỉ trọng GDP được đóng góp từ công
nghiệp, dịch vụ và giảm từ nông nghiệp. Muốn vậy, phải nâng cao trình độ nguồn
nhân lực đặc biệt là trong nơng nghiệp bởi, nếu khơng có chun mơn kỹ thuật
cao, đã qua đào tạo thì khó có thể ứng dụng khoa học – công nghệ mới vào sản
xuất, nâng cao năng suất lao động và đảm bảo cho sản xuất nơng nghiệp phát triển
theo hướng hiện đại.
2.1.1.3. Tình hình thị trường lao động Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, thị trường lao động Việt Nam sẽ có nhiều cơ
hội phát triển song cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Mặc dù những chỉ tiêu
về lực lượng lao động mang chiều hướng tích cực, Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều
bất cập về thất nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực và chênh lệch về cơ cấu ngành
nghề.
Bảng 2. Một số chỉ tiêu kinh tế và thị trường lao động chủ yếu
Chỉ tiêu
Q1
Lực lượng lao động 54,51
(triệu người)
Tỷ lệ tham gia lực 76,55
lượng lao động (%)
Tỷ lệ lao động qua 21,52
16
2017
Q2
54,52
Q3
54,88
76,45
76,75
21,60
21,99
đào tạo có bằng
cấp/chứng chỉ (%)
Số người có việc làm 53,36
(triệu người)
53,40
53,77
Nguồn: Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 15, quý 3 năm 2017 (Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội)
Trong quý 3 năm 2017, thị trường lao động có nhiều khởi sắc khi những chỉ
số nêu trên đều mang xu hướng tăng, tuy nhiên, mức tăng còn chưa quá rõ rệt.
17
Bảng 3. Số lượng và cơ cấu việc làm
Nguồn: TCTK (2016,2017). Điều tra LĐ-VL hàng quý
Quý 3/2017, cơ cấu lao động nam nữ là tương đối đồng đều song số lượng
nam giới vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn. Thêm vào đó, tỷ lệ lao động đang làm việc
khu vực thành thị chiếm 31,9% và không tăng nhiều so với quý trước và cùng kỳ
năm trước.
Số người có việc làm tăng lên so với quý trước và cùng kỳ năm trước, đặc biệt
trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, chuyển
dịch cơ cấu lao động theo ngành còn chậm.
Bảng 4. Số lượng và cơ cấu việc làm
2017
Chỉ tiêu
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao
động (nghìn người)
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động
(%)
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị (%)
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 - 24
tuổi) (%)
Q1
Q2
Q3
1.101,7
1.081,6
1.074,8
2,30
2,26
2,23
3,24
3,19
3,14
7,29
7,67
7,80
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017)
18
Dù tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm nhẹ theo thời gian tuy
nhiên, tỷ lệ này ở nhóm thanh niên từ 15 tới 24 lại có xu hướng tăng nhẹ.
Theo dự báo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tổng số việc làm đạt sẽ đạt
53,9 triệu vào đầu năm 2018, tăng ở một số ngành như: công nghiệp chế biến, chế
tạo ,xây dựng, vận tải kho bãi, kinh doanh bất động sản và giảm ở ngành khai
khống song việc làm trong ngành nơng nghiệp không biến động nhiều.
Mặt khác, theo thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Nguồn nhân lực và
Công nghệ cho Kỷ nguyên số tại Việt Nam" do Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội phối hợp với ManpowerGroup Việt Nam và Tập Đồn Viễn Thơng Qn Đội
Viettel tổ chức ngày 14/11/2017 tại Hà Nội, hiện nay có đến 45% cơng việc con
người làm có thể được tự động hóa với các ngành bị chịu tác động nhiều nhất phải
kể đến là IT (26%), nhân sự (20%) ,dịch vụ khách hàng (15%). Bên cạnh đó, 47%
các hoạt động bán hàng có thể được tự động hóa bằng cơng nghệ trong ngành bán
lẻ và lên đến 86% đối với công việc kế tốn cũng như các cơng việc xử lý dữ liệu
khác trong ngành tài chính sẽ địi hỏi người lao động nhanh chóng thích nghi và
khơng ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nhằm bắt kịp xu thế và cạnh tranh
được với thời đại.
Thêm vào đó, trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới cuộc Cách mạng Công
nghiệp 4.0, thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi tỷ lệ thất nghiệp
tăng khi lao động tay chân đang dần bị thay thế bởi tự động hóa trong nền kinh tế,
khi con người đang dần bị thay thế bởi robot và trí tuệ nhân trong nhiều lĩnh vực.
2.1.2. Lao động sinh viên
2.1.2.1. Tầm quan trọng của sinh viên trong lao động
Sinh viên đóng vai trị quan trọng trong lực lượng lao động trong nền kinh tế hiện nay
-
Lực lượng đơng đảo, có chun mơn cao, kiến thức sâu rộng, khả năng thích nghi
và tư duy tốt
- Có sự sáng tạo, đổi mới, linh hoạt, tiếp thu được tinh hoa, sự tiên tiến của các
nước khác, phục vụ cho sự phát triển của đất nước
- Phát huy truyền thống của thế hệ trước
- Là thành phần lao động có sức khoẻ, sự trẻ trung
- Có tầm nhìn mới lạ và tư duy đổi mới
Sinh viên là nhóm lực lượng đem lại nguồn lực kinh tế và xã hội tương lai cho đất nước.
-
Thu nhập bình qn hàng tháng của nhóm có trình độ ĐH trở lên vào năm 2014 là
6.869.000 VND và bằng 7.540.000 VND vào 2017, cao nhất so với các nhóm cịn
lại.
Bảng 5. Thu nhập bình qn tháng của lao động làm cơng hưởng lương theo trình
độ chun môn kỹ thuật (2016,2017)
19
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016,2017)
Nhóm lực lượng có thu nhập cao sẽ là nguồn thu quan trọng vào ngân sách
của nhà nước thơng qua các hoạt động đóng thuế như thuế thu nhập cá nhân và
thuế thu nhập doanh nghiệp. Hoạt động đóng thuế sẽ góp phần nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của người dân, thực hiện cơng bằng xã hội. Ngồi ra, khi thu
nhập của một quốc gia cao thì ngân sách của nhà nước tăng; khi đó, nhà nước sẽ
tăng chi tiêu của mình cho đầu tư, phát triển, từ đó GDP của đất nước tăng lên.
Theo một cơng trình nghiên cứu ở Mỹ, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một kết quả
như sau: Lượng GDP được tạo ra do những người lao động có trình độ trên ĐH tạo
ra hơn 50% GDP. ( Trích Báo cáo tại Hội thảo khoa học và Kỹ thuật; Trí thức Việt
Nam với sự nghiệp phát triển của đất nước, 24/03/2003). Do đó,nhóm đối tượng
này sẽ phản ánh được sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
Sinh viên là lực lượng lao động chính của nền kinh tế tri thức
Với sự tác động của nền khoa học và công nghệ tân tiến, hiện đại, từ những
năm 80 trở lại đây, nền kinh tế thế giới đã có những biến chuyển sâu sắc, rõ rệt: từ
nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dần bước vào nền kinh tế
mới - nền kinh tế tri thức. Theo World Bank Institute định nghĩa, nền kinh tế dựa
vào tri thức như động lực chính cho sự tăng trưởng của kinh tế được gọi là nền
kinh tế tri thức. Trong báo cáo “Kinh tế lấy tri thức làm nền tảng”, cơ quan nghiên
cứu của Liên hợp quốc đã định nghĩa: “ Kinh tế tri thức là kinh tế được xây dựng
trên cơ sở sản xuất, phân phối, sử dụng tri thức và thơng tin”. Loại hình kinh tế
mới này sẽ phản ánh một xã hội thông minh, phát triển và hiện đại, nơi mà lao
động chất xám mang lại hiệu quả lớn lao trong tất cả các ngành kinh tế. Liên minh
châu Âu cũng như nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã coi việc tri thức hoá là
ưu tiên hàng đầu từ những năm 2000. Điều này chứng tỏ “nền kinh tế tri thức là xu
thế phát triển tất yếu của thời đại, đặc biệt trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay”,
trích “Nền kinh tế tri thức và các chỉ tiêu thống kê phản ánh” của Viện Khoa học
Thống kê.
20
Ý nghĩa của nền kinh tế tri thức là vô cùng lớn lao trong thời đại công nghệ
4.0 mới với 3 yếu tố trụ cột nền tảng: Trí tuệ nhân tạo (AI); Internet of things
(IOT); Robot,3D, Big data. Trong đó, sinh viên chính là lực lượng lao động khơng
thể thiếu được của một nền kinh tế mà ở đó trí tuệ là điều tất yếu. Vì vậy, họ chính
là lực lượng hùng hậu và nền tảng, đóng góp cho sự vững mạnh của kinh tế đất
nước. Sinh viên chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ mới đóng vai
trị chủ chốt trong việc cống hiến và xây dựng một nền tri thức tương lai tiên tiến
và hiện đại.
2.1.2.2.
Hiện trạng
Bảng 6. Số liệu chung về các trường ĐH
2015-2016
2016-2017
Tốc độ tăng, giảm (%)
1. Tổng số trường
223
235
5,38
2. Tuyển mới
470,044
418,991
-10,86
3. Quy mô học sinh
1,753,174
1,767,879
0,84
4. Tốt nghiệp
353,789
305,601
-13,38
Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015-2016 và 2016-2017)
Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra của năm học 2016-2017:
-
Tổng số trường ĐH trên cả nước vào năm học là 235 trường
Số lượng sinh viên tuyển mới của năm 2015-2016 là 470,044 người và năm 20162017 là 418,991 người, mức độ giảm khoảng 10,86%
- Quy mô học sinh tổng cả nước là 1,767,879 với 305,601 cử nhân tốt nghiệp vào
năm học 2016-2017
Có thể thấy rằng, qua một năm học, tổng số trường ĐH trên khắp địa bàn cả nước tăng,
tuy nhiên số lượng tuyển sinh mới giảm, kéo theo số lượng tốt nghiệp cũng giảm theo,
ngồi ra quy mơ học sinh cả nước gần như không thay đổi.
Dưới đây là chỉ tiêu tuyển sinh của một số trường ĐH lớn ở Việt Nam vào
năm 2017:
Bảng 7. Chỉ tiêu tuyển sinh của một số trường ĐH ở Việt Nam (2017)
STT
Tên trường
Chỉ
tiêu
tuyển sinh
1
ĐH Ngoại thương
2700
2
ĐH Kinh tế Quốc dân
4800
21
3
ĐH Hà Nội
2690
4
ĐH Y Hà Nội
1000
5
ĐH Luật
2070
6
ĐH Kinh tế TP.HCM
5000
7
ĐH Bách khoa Hà Nội
5540
8
ĐH Sư phạm Hà Nội
2900
Nguồn: Tổng hợp
Sơ đồ 1. Thực trạng lựa chọn nghề của học sinh THPT
Nguồn: Ảnh hưởng của một số nhân tố khách quan tới hành vi chọn nghề của học sinh
THPT hiện nay- TS Phạm Mạnh Hà, Viện Công nghệ thông tin và truyền thơng (2013)
Sơ đồ 2. Số lượng LLLĐ theo trình độ CMKT
22
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016,2017)
Trong 4 nhóm lực lượng lao động có trình độ, ta thấy rằng số lượng sinh viên ĐH
và trên ĐH chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số và là nhóm có số lượng tăng nhanh
nhất. Số lượng lao động ĐH và trên ĐH quý 3/2017 tăng 440,000 người so với cùng quý
2016 (tương ứng với 8,9%).
Về nhu cầu tìm việc làm
Vào Q3/2017, số lượng người có trình độ ĐH và trên ĐH tìm việc làm chiếm 18,6%, tăng
2200 người so với cùng kì năm trước. Trong đó, ngành “kế tốn-kiểm tốn” có số lượng
người tìm việc cao nhất (8900 người, chiếm 21,7%), tăng 1800 người so với Q2/2017.
Bảng 8. Tỷ trọng các phương thức tìm việc của những người đang tìm kiếm việc làm
chia theo trình độ chun mơn kỹ thuật
Đơn vị tính : Phần trăm
Phương thức tìm việc
Trình
Tổng số
độ
chun
mơn kỹ
thuật
ĐH trở 100,0
lên
Nộp
Liên hệ/
đơn xin tư vấn
việc
cơ sở
dịch vụ
việc
làm
Qua
bạn bè/
người
thân
Đặt
quảng
cáo tìm
việc
Qua
thơng
báo
tuyển
người
Chuẩn
Khác
bị
để
bắt đầu
HĐKD
65,2
22,8
0,5
7,8
0,1
3,0
0,6
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2014)
Đối với nhóm đối tượng có trình độ từ ĐH trở lên, 2 phương thức tìm việc
phổ biến, được sử dụng nhiều nhất là nộp đơn xin việc và tìm việc thơng qua bạn
bè, người thân với tỷ lệ lần lượt là 65,2% và 22,8%.
Sơ đồ 3. Nhu cầu tuyển dụng theo loại hình doanh nghiệp
23
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017)
Về nhu cầu tuyển dụng lao động
Q 3/2017 có 164.7 nghìn chỗ làm việc được các doanh nghiệp đăng để tuyển dụng,
giảm 89,6 nghìn người so với quý 2/2017.
Nhu cầu tuyển dụng lớn nhất đến từ các doanh nghiệp ngồi nhà nước (129,7 nghìn
người, chiếm 78,8% trong tổng nhu cầu), tiếp đó là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi (10,4%). Doanh nghiệp nhà nước có số lượng tuyển dụng thấp nhất, khi chỉ chiếm
9,3%.
Sơ đồ 4. Nhu cầu tuyển dụng lao động theo trình độ
Nguồn: Trung tâm dự báo Nguồn nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM
(01/2018)
24
Các nhà tuyển dụng có nhu cầu rất lớn với nguồn nhân lực đã qua đào tạo chiếm 60,52%
trên tổng số, trong đó nhóm ĐH – Trên ĐH chiếm tới 31,14%.
Về trình độ học vấn của người tìm việc
Nhu cầu tìm việc làm có trình độ Đại học – Trên ĐH chiếm 60,53% tổng số nhu cầu tìm
việc được khảo sát, trong đó nhu cầu tìm việc có trình độ trên ĐH chiếm 4,22% tăng 25%
so với tháng 12/2017.
2.1.2.3. Các vấn đề sinh viên phải đối mặt khi ra trường
Các cử nhân khi tốt nghiệp ĐH phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại khi xin việc
làm như:
Thất nghiệp
Một trong những vấn đề nan giải nhất mà sinh viên phải đối mặt sau khi ra
trường là tình trạng thất nghiệp. Theo Tổng cục Thống kê định nghĩa về người thất
nghiệp, định nghĩa “thất nghiệp” căn cứ vào ba tiêu chuẩn sau: (1) Hiện khơng làm
việc; (2) Đang tìm kiếm việc làm; (3) Sẵn sàng làm việc.
Những người thất nghiệp là những người thoả mãn tất cả 3 yếu tố trên.
Ngoài ra những người như sau cũng được phân loại là người thất nghiệp: (1) Người
không làm việc; (2) Người sẵn sàng/có nhu cầu làm việc nhưng hiện khơng tìm việc
Người thất nghiệp khác với người không hoạt động kinh tế. Người không hoạt động kinh
tế là những người không làm việc và cũng không phải là người thất nghiệp trong tuần
nghiên cứu. Họ có thể là : học sinh, sinh viên, nội trợ gia đình, khơng thể làm việc do mất
khả năng lao động, người tàn tật, người quá trẻ, quá già,...
Hiện nay, nhóm lực lượng lao động ĐH trở lên có tỷ lệ thất nghiệp lớn.
Sơ đồ 5. Số lượng lao động trong độ tuổi thất nghiệp theo trình độ
25