Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Quan điểm của chủ nghĩa mác lenin về gia đình và sự vận dụng của đảng trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.7 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN VỀ GIA ĐÌNH VÀ SỰ
VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG Q TRÌNH XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN
HĨA NƯỚC TA HIỆN NAY

Giảng viên: Nguyễn Văn Thuân
Họ và tên: Trần Thị Thanh Thư
Mã sinh viên: 11203848
Lớp học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học_09

Hà nội-2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………3
I.

II.

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ GIA
ĐÌNH……………………………………………………………..4
1. Khái niệm gia đình………………………………………...4
2. Vị trí của gia đình trong xã hội…………………………...4
3. Chức năng cơ bản của gia đình…………………………...5
4. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội………………………………………………..6
SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG Q TRÌNH XÂY
DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HĨA NƯỚC TA HIỆN NAY………7


1. Nội dung xây dựng gia đình văn hóa……………………..7
2. Các tiêu chí đánh giá gia đình văn hóa hiện nay………..10
3. Thành tựu đạt được và hạn chế còn tồn tại trong q
trình xây dựng gia đình văn hóa…………………………11
4. Giải pháp xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta hiện
nay………………………………………………………….12
5. Liên hệ với bản than sinh viên…………………………...13

TỔNG KẾT…………………………………………………………..14
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………...15


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội với những bước
chuyển mình vĩ đại: cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày càng đạt được những
thành tựu to lớn, áp dụng khoa học kĩ thuật và sản xuất tạo nên năng suất lao động
cao. Cùng với sự phát triển đó là các vấn đề về văn hóa xã hội cũng có nhiều biến
đổi phức tạp và một trong số đó là việc xây dựng gia đình văn hóa - nhân tử đặc
biệt của xã hội. Gia đình ở nước ta hiện nay, đã có những bước phát triển mới, tiến
bộ, song cũng phải đối diện với nhiều thách thức do hội nhập quốc tế mang lại.
Những định hướng về xây dựng giá trị và chuẩn mực gia đình trong thời kỳ mới
được du nhập quốc tế nhưng vẫn chưa có sự chọn lọc rõ ràng. Trong thời kỳ quá độ
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng ta đã có những nhìn nhận và vận dụng
đúng đắn lý luận và thực tiễn trong việc đưa ra định hướng xây dựng gia đình văn
hóa theo hướng phát triển nhưng vẫn giữ được những bản sắc dân tộc riêng. Song
quá trình vận dụng vẫn cịn nhiều khó khăn và hạn chế cần được tiếp tục nghiên
cứu và phát triển. Bởi vậy, nghiên cứu về gia đình nhằm xây dựng những luận cứ
khoa học cho việc củng cố và phát triển gia đình là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của toàn Đảng và toàn dân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước Việt Nam hiện nay.

Xuất phát từ những suy nghĩ đó, sau đây xem xin viết về đề tài “ Quan điểm
của Chủ nghĩa Mác Lênin về gia đình và sự vận dụng của Đảng trong quá trình xây
dựng gia đình văn hóa ở nước ta hiện nay ” để tìm hiểu về những lý luận cơ bản về
gia đình và những định hướng của Đảng trong việc xây dựng gia đình văn hóa. Từ
đó có thái độ và hành vi đúng đắn trong nhận thức và có trách nhiệm xây dựng gia
đình, xây dựng mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội.


I.

Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về gia đình
1. Khái niệm gia đình

Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành,
duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và
quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các
thành viên trong gia đình.
Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân
(vợ và chồng) và quan hệ huyết thống ( cha mẹ và con cái…). Những mối
quan hệ này luôn tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc và phụ thuộc lẫn
nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người, được quy định
bằng pháp lý hoặc đạo đức. Quan hệ hơn nhân là cơ sở, nền tảng hình thành
nên các mối quan hệ khác trong gia đình, là cơ sở pháp lý cho cho sự tồn tại
của mỗi gia đình. Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người cùng một
dòng máu, nảy sinh từ quan hệ hôn nhân. Đây là mối quan hệ tự nhiên, là yếu
tố mạnh mẽ nhất gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau. Hiện nay ở
Việt Nam cịn thừa nhận quan hệ cha mẹ nuôi với con nuôi trong quan hệ gia
đình, được cơng nhận bằng thủ tục pháp lý. Các quan hệ này có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau và biến đổi, phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế và thể chế chính trị xã hội.

2. Vị trí của gia đình trong xã hội
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có vai trò quyết định đối với sự
tồn tại, vận động và phát triển của xã hội. Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu
dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người, gia đình như một tế bào tự
nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể xã hội. Muốn có một xã hội phát
triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt. Tuy nhiên
mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc vào bản chất của
từng chế độ xã hội, vào đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền và
chính bản thân mỗi hình thức gia đình.
Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời
sống cá nhân của mỗi thành viên. Gia đình là mơi trường tốt nhất để mỗi cá
nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành và phát triển. Sự
yên ổn, hạnh phúc của gia đình là một trong những tiền đề cho sự hình thành
và phát triển tồn diện để trở thành cơng dân tốt cho xã hội.
Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội. Mỗi cá nhân khơng chỉ là
thành viên của gia đình mà cịn là thành viên của xã hội. Quan hệ giữa các


thành viên trong gia đình đồng thời cũng là quan hệ giữa các thành viên của
xã hội. Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội
của mỗi cá nhân. Gia đình cũng chính là mơi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân
học được và thực hiện quan hệ xã hội.
3. Chức năng cơ bản của gia đình
Chức năng sản xuất ra con người. Đây là chức năng đặc thù của gia
đình, khơng một cộng đồng nào có thể thay thế. Chức năng này không chỉ đáp
ứng nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người, nhu cầu duy trì giống nịi của gia
đình mà cịn đáp ứng nhu cầu về sức lao động và duy trì sự trường tồn của xã
hội. Việc thực hiện chức năng này diễn ra trong từng gia đình nhưng khơng
chỉ là việc riêng của gia đình mà là vấn đề xã hội. Bởi thực hiện chức năng
này quyết định đến mật độ dân cư và nguồn lực lao động của quốc gia và

quốc tế. Vì thế tùy theo nhu cầu xã hội mà chức năng này được thực hiện theo
xu hướng hạn chế hay khuyến khích.
Chức năng ni dưỡng, giáo dục. Chức năng này thể hiện tình cảm
thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái, đồng thời thể hiện trách
nhiệm của gia đình với xã hội. Đây là chức năng hết sức quan trọng, mặc dù,
trong xã hội có nhiều cộng đồng khác như nhà trường, các đồn thể, chính
quyền v.v... cũng thực hiện chức năng này, nhưng không thể thay thế chức
năng giáo dục của gia đình. Với chức năng này, gia đình góp phần to lớn vào
việc đào tạo thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của xã hội, cung cấp và nâng cao chất
lượng nguồn lao động để duy trì sự trường tồn của xã hội.
Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng. Gia đình khơng chỉ tham gia
trực tiếp vào sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất và sức lao động mà
còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội. Gia đình có thể phát huy một cách
có hiệu quả mọi tiềm năng của mình về vốn, về sức lao động, tay nghề của
ngời lao động, tăng nguồn của cải vật chất cho gia đình và xã hội. Thực hiện
tốt chức năng này, không những tạo cho gia đình có cơ sở để tổ chức tốt đời
sống, ni dạy con cái, mà cịn đóng góp to lớn với sự phát triển của xã hội.
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình. Đây
là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu tình
cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, bảo
vệ chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em. Sự quan tâm chăm sóc lẫn
nhau của các thành viên trong gia đình vừa là nhu cầu tình cảm vừa là trách
nhiệm, đạo lý, lương tâm của mỗi người.


Ngồi những chức năng trên, gia đình cịn có chức năng văn hóa, chức
năng chính trị... Với chức năng văn hóa, gia đình là nơi lưu giữ sáng tạo và
thụ hưởng những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc cũng như tộc người.
Với chức năng chính trị, gia đình là một tổ chức chính trị của xã hội, là nơi tổ
chức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và quy chế (hương ước)

của làng xã và hưởng lợi từ hệ thống pháp luật, chính sách và quy chế đó. Gia
đình là cầu nối của mối quan hệ giữa nhà nước với công dân.
4. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội.
4.1. Cơ sở kinh tế - xã hội
Cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất và tương ứng trình độ của
lực lượng sản xuất là quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa. Cốt lõi của quan
hệ sản xuất mới ấy là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất
từng bước hình thành và củng cố thay thế chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất. Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là xóa bỏ nguồn gốc gây nên
tình trạng thống trị của người đàn ơng trong gia đình, sự bất bình đẳng giữa
nam và nữ, giữa vợ và chồng, sự nổ dịch đối với phụ nữ. Xóa bỏ chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất đồng thời cũng là cơ sở để biến lao động tư nhân trong
gia đình thành lao động xã hội trực tiếp, người phụ nữ dù tham gia lao động
xã hội hay tham gia lao động gia đình thì lao động của họ đóng góp cho sự
vận động và phát triển, tiến bộ của xã hội. Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất cũng là cơ sở làm cho hôn nhân được thực hiện dựa trên cơ sở tình u
chứ khơng phải vì lý do kinh tế, địa vị xã hội hay một sự tính tốn nào khác.
4.2. Cơ sở chính trị - xã hội
Cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội là việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp cơng nhân và nhân
dân lao động, nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa với tính
cách là cơ sở của việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, thể hiện rõ nét nhất ở vai trò của hệ thống pháp luật, trong đó có Luật
Hơn nhân và Gia đình cùng với hệ thống chính sách xã hội đảm bảo lợi ích
của cơng dân, các thành viên trong gia đình, đảm bảo sự bình đẳng giới, chính
sách dân số, việc làm, y tế, bảo hiểm xã hội... Hệ thống pháp luật và chính
sách xã hội đó vừa định hướng vừa thúc đẩy quá trình hình thành gia đình mới
trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội.


Recommended for you

Document continues below


5

64

8

Summary Fundamentals of
Corporate Finance

HCA16ge Ch11 SM Summary Intermediate
Accounting

Detailed notes for
chapter 5

Finance

Accounti
ng

Financial
Accoun…

100% (2)


100% (31)

100% (13)


4.3. Cơ sở văn hóa
Những giá trị văn hóa được xây dựng trên nền tảng hệ tư tưởng chính trị
của giai cấp cơng nhân từng bước hình thành và dần dần giữ vai trị chi phối
nền tảng văn hóa, tinh thần của xã hội, đồng thời những yếu tố văn hóa,
phong tục tập quán, lối sống lạc hậu do xã hội cũ để lại từng bước bị loại bỏ.
Sự phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, khoa học và cơng nghệ góp phần
nâng cao trình độ dân trí, kiến thức khoa học và công nghệ của xã hội, đồng
thời cũng cung cấp cho các thành viên trong gia đình kiến thức,nhận thức
mới, làm nền tảng cho sự hình thành những giá trị, chuẩn mực mới, điều
chỉnh các mối quan hệ gia đình trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
4.4. Chế độ hôn nhân tiến bộ
Hôn nhân tự nguyện. Hôn nhân tự nguyện là đảm bảo cho nam nữ có
quyền tự do trong việc lựa chọn người kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt của
cha mẹ. Hôn nhân tiến bộ còn bao hàm cả quyền tự do ly hơn khi tình u
giữa nam và nữ khơng cịn nữa. Tuy nhiên hơn nhân tiến bộ khơng khuyến
khích việc ly hơn vì ly hơn để lại hậu quả nhất định cho xã hội, cho cả vợ,
chồng và đặc biệt là con cái.
Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Thực hiện hơn nhân
một vợ một chồng là điều kiện đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồng thời cũng
phù hợp với quy luật tự nhiên, phù hợp với tâm lý, tình cảm, đạo đức con
người. Trong đó vợ và chồng đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau về
mọi vấn đề của cuộc sống gia đình.
Hơn nhân được đảm bảo về pháp lý. Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn
nhân vừa thể hiện sự tôn trọng trong tình yêu vừa thể hiện sự trách nhiệm của

cá nhân đối với gia đình và xã hội. Từ đó xã hội mới quản lý, hỗ trợ, tạo điều
kiện để đôi nam nữ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của họ với xã hội với tư
cách là thành viên của gia đình. Việc hơn nhân được đảm bảo về mặt pháp lý
là biện pháp để ngăn chặn cá nhân lợi dụng quyền tự do kết hôn, tự do ly hôn
để vụ lợi cá nhân đồng thời để bảo vệ hạnh phúc của cá nhân và gia đình.

II.

Sự vận dụng của Đảng trong q trình xây dựng gia đình
văn hóa nước ta hiện nay
1. Nội dung xây dựng gia đình văn hóa

Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hịa thuận, hạnh phúc và tiến bộ là
cơ sở, là nguồn lực để xây dựng và phát triển xã hội. Có thể thấy xây dựng gia


đình văn hóa là mục tiêu, vừa có tính chiến lược, vừa có tính cấp bách trong
sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phù hợp với truyền thống
đạo lý của dân tộc và phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Vì vậy Đảng
và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng gia đình văn hóa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì
nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội
tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy,
muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”.
Tiếp thu lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh,
nhận thức đúng vị trí, vai trị và chức năng của gia đình trong q trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội, năm 1981, Đảng và Nhà nước ta với phương châm
xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc đã chính
thức lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam. Từ đó vận động các
cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội

quán triệt thực hiện, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho mọi công dân
nâng cao trách nhiệm trong xây dựng gia đình văn hóa là một trong những
vấn đề quan trọng, thiết yếu ở nước ta.
Việt Nam đang trong q trình thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá,
với mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển có cơng
nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao...”. Trong sự nghiệp chung ấy, vai
trị của mỗi gia đình là khơng hề nhỏ. Vì vậy, kế thừa và phát huy từ các Đại
hội trước, quan điểm Đại hội lần thứ XIII của Đảng ta tiếp tục xác định: “...
thực hiện các chuẩn mực văn hóa gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến
bộ và văn minh. Đề cao vai trị của gia đình trong ni dưỡng, giáo dục thế
hệ trẻ”. Mục tiêu của Đảng là xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, tiến bộ, là
tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp
sống và hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, đặc biệt là thanh thiếu niên.
Đây là một phương hướng lớn quan trọng và chính xác trong xây dựng gia
đình văn hóa trong thời kỳ mới, góp phần quan trọng ổn định an ninh chính trị
xã hội và phát triển đất nước.
Gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay đang có những hướng giá trị sau:
Một là giữ nề nếp văn hố gia đình truyền thống nguyên dạng, trong đó
các thế hệ trong gia đình sống theo đạo lý “kính trên, nhường dưới”, “chị ngã,
em nâng”… Người già quyết định tối cao và được chăm sóc chu đáo. Cá nhân


khơng được quyền quyết định, ít được quyền dân chủ, có tính bảo thủ, có khi
cản trở sự phát triển.
Hai là xây dựng gia đình hiện đại chỉ có hai thế hệ, đề cao tự do cá nhân,
cắt rời ít liên hệ với quá khứ, cội nguồn. Do đó xảy ra tình trạng nhiều người
già lâm vào tình trạng cơ đơn ít được chăm sóc chu đáo.
Ba là xây dựng gia đình hiện đại, ít con, hạnh phúc, trên cơ sở văn hóa
gia đình truyền thống, có sự giúp đỡ, hỗ trợ giữa các thế hệ, bảo lưu có chọn
lọc giá trị văn hố gia đình truyền thống. Đây là xu thế phù hợp nhất tạo nên

gia đình tiên tiến, vừa hiện đại, vừa giàu bản sắc dân tộc. Đây chính là mơ
hình gia đình văn hố trong thời đại mới mà chúng ta cần xây dựng.
Các kết quả nghiên cứu gần đây về giá trị gia đình Việt Nam cho thấy,
các giá trị truyền thống được bảo lưu như coi trọng hơn nhân, gia đình, coi
trọng giá trị con cái, đề cao giá trị đạo đức, tình cảm gắn kết gia đình, gắn kết
cộng đồng, đàn ơng chia sẻ cùng với phụ nữ trong việc chăm sóc và nội trợ,
đề cao sự hiếu thảo… Đồng thời, gia đình thể hiện xu hướng tiếp nhận các giá
trị hiện đại đặc biệt là bình đẳng giới (bên cạnh đó cịn có gia đình hạt nhân,
tuổi kết hơn muộn hơn, có ít con, quan tâm giá trị tâm lý, tình cảm của gia
đình), chấp nhận những hình thái hơn nhân, gia đình mới (độc thân, làm mẹ
đơn thân, hôn nhân đồng giới, kết hơn với người nước ngồi). Việc tiếp nhận
này một phần do quá trình hội nhập quốc tế và thể hiện rõ nhất ở nhóm đân cư
có đặc điểm hiện đại (trẻ tuổi, ở khu vực đô thị, mức sống cao, học vấn cao).
Mặc dù có những khác biệt nhất định về những giá trị cụ thể của mỗi gia đình,
nhìn chung, người dân Việt Nam tiếp tục hướng đến xây dựng gia đình văn
minh, hiện đại trong thời kỳ mới.
Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về xây dựng gia đình
văn hóa, phát triển bền vững, tiếp thu các yếu tố hiện đại song vẫn giữ được
những nét truyền thống của bản sắc dân tộc. Thực hiện chủ trương của Đảng
và chính sách của Nhà nước, hiện nay chúng ta vẫn tiếp tục nhiệm vụ xây
dựng và củng cố gia đình bằng nhiều giải pháp, trong đó có thực hiện phong
trào xây dựng Gia đình văn hóa ngày càng phát triển và có hiệu quả, góp phần
tích cực để củng cố, hồn thiện gia đình hiện nay. Đặc biệt, ý thức tự giác của
các gia đình trong xây dựng gia đình văn hóa được thể hiện qua nhiều phong
trào ý nghĩa, như “Nuôi con khỏe dạy con ngoan”; “Ông bà cha mẹ mẫu mực,
con cháu hiếu thảo”, “Gia đình hiếu học”, “Gia đình nơng dân thi đua sản
xuất, kinh doanh giỏi, đồn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo”...


2. Các tiêu chí đánh giá gia đình văn hóa hiện nay

Năm 2019 là năm đầu tiên thực hiện công nhận “Gia đình văn hóa”,
“Làng văn hóa” theo Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Thủ
tướng Chính phủ với nhiều điểm mới so với Nghị định trước như: Tiêu chuẩn
đạt Gia đình văn hóa có 3 nhóm với 24 tiêu chí (trước đây thực hiện theo
Thơng tư 12/2011/TT-BVHTTDL có 3 nhóm với 11 tiêu chí); 7 nhóm trường
hợp khơng được xét tặng Gia đình văn hóa. Sau khi Nghị định số 122 được
ban hành, Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn
hóa” (ĐSVH) các cấp đã xây dựng kế hoạch, ban hành các chương trình phối
hợp, cơng văn, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung của Nghị định mới.
Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn được xét là gia đình văn hóa được quy
định tại Điều 6 Nghị định 122/2018/NĐ-CP như sau:
1. Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật
của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư
trú, gồm các tiêu chí sau:
a) Các thành viên trong gia đình chấp hành các quy định của pháp luật;
không bị xử lý kỷ luật tại nơi làm việc và học tập.
b) Chấp hành hương ước, quy ước của cộng đồng nơi cư trú;
c) Treo Quốc kỳ trong những ngày lễ, sự kiện chính trị của đất nước theo
quy định;
d) Có tham gia một trong các hoạt động văn hóa hoặc văn nghệ ở nơi cư
trú; thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao;
đ) Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo
quy định;
e) Tham gia bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh
quan thiên nhiên của địa phương;
g) Thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường, đổ rác và chất thải
đúng giờ, đúng nơi quy định;
h) Tham gia đầy đủ các phong trào từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa,
khuyến học khuyến tài; sinh hoạt cộng đồng ở nơi cư trú;
i) Không vi phạm các quy định về vệ sinh an tồn thực phẩm, phịng

chống dịch bệnh
k) Khơng vi phạm quy định phịng, chống cháy nổ;
l) Khơng vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thơng như: Lấn chiếm
lịng đường, hè phố, tham gia giao thông không đúng quy định.


2. Gia đình hịa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người
trong cộng đồng, gồm các tiêu chí sau:
a) Ơng, bà, cha, mẹ và các thành viên trong gia đình được quan tâm,
chăm sóc, phụng dưỡng;
b) Hơn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, bình đẳng, hịa
thuận, thủy chung;
c) Thực hiện tốt chính sách dân số; thực hiện bình đẳng giới;
d) Các thành viên trong gia đình tham gia bảo hiểm y tế và được chăm
sóc sức khỏe;
đ) Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, văn minh, ứng
xử có văn hóa trong gia đình, cộng đồng và xã hội;
e) Tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng khi khó khăn, hoạn
nạn.
Bên cạnh các tiêu chí đánh giá theo phong trào Gia đình văn hóa thì
những giá trị đích thực mà gia đình mang lại cũng được đề cao. Đặc biệt trong
bối cảnh hội nhập tồn cầu hiện nay, khơng nên đánh giá gia đình qua các
hình thức bên ngồi mà cần tập trung vào các vấn đề cốt lõi của gia đình văn
hóa như thảo kính với ơng bà cha mẹ, trách nhiệm của các thành viên, bình
đẳng giới… Nhà nước cần bổ sung các yêu cầu về tuyên truyền giáo dục gia
đình văn hóa trong thời đại mới về các cấp, để người dân có được những nhìn
nhận đúng đắn, tiến bộ, đồng thời xử lý những yếu tố sai lệch, lạc hậu.
3. Thành tựu đạt được và hạn chế cịn tồn tại trong q trình
xây dựng gia đình văn hóa
Về thành tựu đã đạt được, theo đánh giá của Ngành văn hóa, thể thao và

du lịch khi tiến hành tổng kết 20 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đồn
kết xây dựng đời sống văn hóa” trong đó trọng tâm là xây dựng Gia đình văn
hóa, thì các gia đình văn hóa tiêu biểu đã trở thành những tấm gương sáng ở
cộng đồng dân cư trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hịa thuận, tiến
bộ, hạnh phúc. Đồng thời, trở thành những nhân tố tích cực, quan trọng trong
việc bảo vệ, giữ gìn các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân
tộc trước các tác động của mặt trái cơ chế thị trường. Qua đó, góp phần nâng
cao vai trị, vị trí của gia đình trong xây dựng đời sống văn hóa và đời sống
kinh tế - xã hội.


Cơng tác bình xét, cơng nhận danh hiệu gia đình văn hóa hàng năm được
triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng quy định, với tỷ lệ gia đình
văn hóa tăng qua từng năm. Năm 2018, có 758.120/947.205 gia đình đạt danh
hiệu văn hóa, đạt tỷ lệ 80%; năm 2019, có 776.759/957.825 số hộ gia đình
được cơng nhận danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 81,1%; năm 2020, có
862.043/957.825 hộ gia đình tham gia đăng ký phấn đấu để xét cơng nhận
danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 90%.
Tuy nhiên, việc xuất hiện những hạn chế là khơng thể tránh khỏi. Chất
lượng phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” nói chung
và xây dựng Gia đình văn hóa nói riêng, ở một số địa phương chưa thực sự
bền vững, chưa đi vào chiều sâu. Đặc biệt, các giá trị văn hóa truyền thống
của gia đình, dịng họ chưa được phát huy và duy trì thường xuyên. Tệ nạn xã
hội, bạo lực gia đình vẫn cịn tồn tại, ảnh hưởng đến việc xây dựng mơi
trường sống an tồn, lành mạnh cho các thành viên cũng như tác động tiêu
cực đến các giá trị truyền thống của gia đình, đến mỗi cá nhan trong gia đình
và xã hội... Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa đã chỉ
ra để hình thành con người văn hóa cần xây dựng đồng bộ mơi trường văn
hóa, trong đó gia đình đóng vai trị đặc biệt quan trọng.
4. Giải pháp xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta hiện nay

Từ những nội dung nêu cùng với thực tiễn những giải pháp đã được áp
dụng, em xin nêu ra một sơ giải pháp góp phần xây dựng gia đình văn hóa:
Thứ nhất là nhóm giải pháp về nhận thức.
Trước hết là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về các định
hướng của gia đình văn hóa trong thời đại mới, đó là bảo vệ và phát triển các
nét văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tiến
bộ từ hội nhập quốc tế, đấu tranh xóa bỏ những yếu tố lạc hậu và không hợp
lý xuất hiện trong văn hóa gia đình.
Thứ hai là nâng cao nhận thức cho người dân và cộng đồng xã hội về giá
trị gia đình trong xây dựng gia đình văn hóa giúp người dân có nhìn nhận tiến
bộ, phân biệt được các yếu tố phản động, sai lệch. Đặc biệt tăng giáo dục
nhận thức của nhóm dân cư trẻ về các giá trị truyền thống và vận động nhóm
dân cư truyền thống loại bỏ các yếu tố phong kiến lạc hậu.
Thứ ba, quyết tâm xử lý các vấn đề về tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình,
loại bỏ các yếu tố du nhập không hợp với truyền thống dân tộc


Thứ hai là nhóm giải pháp về kinh tế
Thứ nhất, tạo lập nền tảng kinh tế gia đình vững chắc, tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình xây dựng gia đình văn hóa hiện nay.
Hai là, phát triển kinh tế vùng đồng đều, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực
hiện một cách khoa học là động lực quan trọng góp phần tạo nên thành công
của phong trào xây dựng gia đình văn hóa .
Thứ ba là nhóm giải pháp về đường lối chính sách.
Trước hết, cần tun truyền Luật hơn nhân và gia đình, cơng ước về
quyền trẻ em, pháp lệnh về chăm sóc giáo dục trẻ em đến từng gia đình.
Hai là, xây dựng và hồn thiện chính sách về phát triển kinh tế – xã hội
như: chính sách xố đói giảm nghèo, chính sách dân số kế hoạch hố gia đình
và chăm sóc sức khoẻ sinh sản…
5. Liên hệ với bản thân sinh viên

Sau khi tìm hiểu về đề tài “Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về
gia đình và sự vận dụng của Đảng trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa
ở nước ta hiện nay”, em tự nhận thấy mình cần có thái độ và hành vi đúng đắn
trong nhận thức và có trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình, xây dựng
mối quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình và xã hội. Cụ thể
em thấy bản thân cần có những định hướng hành động như sau:
Một là hiếu thảo với ơng bà, cha mẹ, kính nhớ tổ tiên. Thường xuyên
quan tâm, chăm sóc đến các thành viên trong gia đình. Cần tích cực, làm tốt
hơn nữa các trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân trong gia đình.
Hai là tích cực tun truyền về xây dựng gia đình văn hóa trước hết là
trong chính gia đình em, trong khu phố, làng xóm. Đặc biệt quan tâm giáo dục
đến các em nhỏ là mần non tương lai của đất nước, tránh để các em tiếp cận
với những tư tưởng tiêu cực đang lan tràn trên mạng xã hội.
Ba là chăm chỉ học tập, làm việc để xây dựng nền tảng kinh tế cho gia
đình trong tương lai. Nỗ lực hơn nữa trong các môn học trên trường lớp đặc
biệt là các mơn học lý luận chính trị để xây dựng cho bản thân nền tảng đạo
đức tốt bên cạnh kiến thức nghề nghiệp.


Tổng kết
Nghiên cứu lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình có ta thấy
được cái nhìn đúng đắn về khái niệm gia đình, vị trí vai trị của gia đình trong
xã hội và cơ sở để xây dựng gia đình. Từ đó có thái độ nghiêm túc và trách
nhiệm trong các vấn đề ở chính gia đình mỗi người, góp phần xây dựng gia
đình văn hóa, tiến bộ, bình đẳng, văn minh. Bên cạnh đó, tính thiết thực của
các nội dung kiến thức cũng cho ta thêm u thích và hứng thú với mơn học
Chủ nghĩa xã hội khoa học hơn.
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã tiếp thu đúng đắn vai trị của gia
đình trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, Đảng ta ln có
những chính sách đúng đắn về vấn đề xây dựng gia đình phù hợp với từng

giai đoạn của đất nước. Tuy nhiên việc thực hiện các chính sách vẫn cịn gặp
phải nhiều khó khăn và hạn chế. Do vậy, để có thể đạt mục tiêu “xây dựng gia
đình no ấm,bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc…” thì mỗi gia đình cần phải phát
huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình truyền thống trong hồn cảnh
xã hội mới và đảm bảo quyền tự do dân chủ của mỗi cá nhân trong gia đình.
Ngồi ra chúng ta cần phải có hệ giải pháp thiết thực để theo dõi thực hiện các
Chiến lược củng cố và xây dựng gia đình; các chính sách về xây dựng gia
đình văn hóa. Bên cạnh đó cần có các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hộ
gia đình; phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí; các chính sách tạo điều
kiện để đồn tụ gia đình, gắn bó các thành viên gia đình; đẩy mạnh cơng tác
xóa đói giảm nghèo. Đảng và các cấp cần tăng cường thực hiện công tác dân
số - kế hoạch hóa gia đình; đẩy mạnh thực hiện nghiêm chỉnh hệ thống chính
sách xã hội đối với các gia đình chính sách; đặc biệt tiếp tục mở rộng tuyên
truyền, phổ biến kiến thức về giới góp phần thiết thực tạo lập sự bình đẳng
giới trong gia đình và xã hội…


Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (dành cho bậc đại học-khơng chun lý
luận chính trị) (2019) - Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII (2021)
3. Nghị định số 122/2018/NĐ-CP - Thủ tướng Chính phủ
4. Xây dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (2022) – TS. Nguyễn Văn
Nghĩa, nguyên cán bộ Học viện Khoa học Quân sự, Bộ Quốc phịng
5. Xây dựng văn hóa gia đình trong phát triển bền vững (2021) – TS. Trần Thị
Tuyết Mai, Viện Văn hóa, Đại học Văn hóa Hà Nội
6. Xây dựng giá trị gia đình Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa và biến đổi văn
hóa (2021) - PGS.TS. Trần Thị Minh Thi, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
7. Trang web:
8. Trang web:




×