Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

SKKN một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại trường mầm non nghiên loan II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.74 KB, 24 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PÁC NẶM
TRƯỜNG MẦM NON NGHIÊN LOAN II

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên tại trường Mầm Non nghiên Loan II

Tác giả: Đặng Thị Mỵ
Chức vụ: Phó hiệu trưởng Trường Mần Non Nghiên Loan II

Nghiên Loan, tháng 3 năm 2022

0

download by :


PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
1.

Tên sáng kiến: Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

tại trường Mần Non nghiên Loan II.
2.

Tác giả

TT

Họ và


1
3.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục: cụ thể trong quán lý trường Mầm
non

4.

Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Thời gian áp

dụng bắt đầu áp dụng từ ngày 20 tháng 9 năm 2020 năm học 2020-2021 đến ngày
28

tháng 2 năm học 2021 - 2022.
PHẦN II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1.

Sự cần thiết
Thế kỷ XXI, thế kỷ của nền văn minh và trí tuệ, giáo dục mầm non cũng cần

có chuyển biến mới về chất lượng. Việc đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học
được đặt ra không chỉ đối với bậc học mầm non mà là trong toàn bộ hệ thống giáo
dục. Trong đó nhân tố quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là đội ngũ giáo
viên. Bởi lẽ để trẻ có thể phát triển tồn diện, có nhân cách tốt hay khơng đều phụ
thuộc vào việc chăm sóc trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Giáo dục trẻ khơng chỉ
thơng qua lời nói, cử chỉ hay một hành động đơn thuần nào đó của con người mà
vấn đề là ở chất lượng của một quá trình chăm sóc giáo dục trẻ của đội ngũ giáo
viên mầm non trong các nhà trường. Trước tình hình đó, việc bồi dưỡng chuyên
môn cho đội ngũ giáo viên là một yêu cầu cấp bách, là điều kiện tiên quyết nhằm
khẳng định sự tồn tại và xây dựng “thương hiệu” của nhà trường.
Đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trị quyết định trong việc chăm sóc giáo dục

trẻ ở các trường mầm non vì vậy bất kỳ người quản lý nào đều suy nghĩ “làm thế
nào để trường mầm non trở thành một nhà trường phát triển tốt?”. Muốn thế trước
hết phải có đội ngũ mạnh, vững về chuyên mơn và điều đó khơng thể bỏ qua việc

Đặng T


1

download by :


bồi dưỡng chuyên môn cho lực lượng cán bộ giáo viên. Mục tiêu của cơng tác bồi
dưỡng là nhằm hồn thiện q trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc
trong công tác giảng dạy, về quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục đồng thời
theo kịp những yêu cầu của xã hội.
Trên thực tế hiện nay, đội ngũ giáo viên mầm non đều được đào tạo theo
đúng chuyên mơn của ngành học. Song do trình độ tiếp thu, năng lực, năng khiếu,
điều kiện của mỗi giáo viên một khác: một số giáo viên giáo viên trẻ mới ra trường
lại có con nhỏ nên việc thích ứng với chương trình mới cịn chậm chạp, qua loa,
chưa đồng bộ; một số giáo viên theo học các lớp đào tạo của hệ liên kết, tại chức
nên phương pháp dạy trẻ còn nhiều hạn chế, nghệ thuật và kinh nghiệm giảng dạy
chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới, dẫn đến chất lượng giáo dục chưa
đồng đều. Bên cạnh đó phụ huynh thiếu quan tâm đến sự phát triển toàn diện của
trẻ do điều kiện kinh tế khó khăn hoặc khơng có nhiều thời gian để chăm sóc giáo
dục con. Mặt khác cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế do diện tích tồn
trường q hẹp, chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục. Vì vậy việc nâng cao
chất lượng giáo dục trẻ nhằm thực hiện tốt chất lượng giáo dục, tiếp cận đổi mới
giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện là hết sức cần thiết.
Với trách nhiệm của một nhà giáo, một cán bộ quản lý tôi luôn suy nghĩ làm

thế nào để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn. Đây là nhiệm vụ quan
trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao. Đầu tư cho chuyên môn,
chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên mơn sẽ góp phần khơng nhỏ nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ, duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà
trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong
thời đại hiện nay. Đó là lý do tơi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp bồi
dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại trường Mầm Non nghiên Loan II”.
2. Mục đích của sáng kiến
Cơng tác bồi dưỡng chun môn cho đội ngũ giáo viên mầm non trong nhà
trường là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục nhằm không ngừng nâng cao trình
độ chun mơn nghiệp vụ, cập nhật những tri thức mới góp phần phát triển năng

2

download by :


lực và phẩm chất nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ mầm non.
Tìm ra những phương pháp ,biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng
chuyên môm nghiệp vụ cho giáo viên.
Rút ra bài học kinh nghiệm về bồi dưỡng chuyên môm nghiệp vụ cho giáo viên.

3. Tính mới của giải pháp
Đưa ra những biện pháp mới về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo
viên, từ đó nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên nhà trường.
4. Nội dung sáng Kiến
4.1. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
Sáng kiến dễ thực hiện, phù hợp với thực tế để bồi dưỡng nâng cao trình độ
cho giáo viên tại trường Mần non Nghiên Loan II

Để thực hiện những nội dung trong, nhà trường cần dành khoản kinh phí
nhất định phục vụ các hoạt động chun mơn của các tổ, nhóm bộ mơn.
Mỗi giáo viên cần xác định rõ ý thức trách nhiệm và phải thực sự tâm huyết
với công việc dạy học; đầu tư thời gian, tự học, tự nghiên cứu để nâng cao tay
nghề.
4.2 Các biện pháp tiến hành bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại trường
Mần Non nghiên Loan II
Biện pháp 1: Bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và nâng
cao trình độ chun mơn nghiệp vụ :
Bên cạnh những tác động tích cực thì nền kinh tế thị trường cũng tác động
tiêu cực tới giáo dục mầm non và tới quá trình bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm
non. Những biểu hiện coi trọng lợi ích vật chất dẫn đến việc xem nhẹ các giá trị
tinh thần đã làm méo mó mối quan hệ giữa cơ và trị. Cá biệt đã có sự phân biệt đối
xử giữa các trẻ trong một lớp, đã có hiện tượng việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo
dục trẻ phụ thuộc một phần vào lợi ích vật chất của cha mẹ trẻ đối với giáo viên
mầm non. Những hành động lệch chuẩn đó đã làm mất bình đẳng trong giáo dục
trẻ, dễ gây tổn thương cho trẻ.

3

download by :


Do vậy cơng tác bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho
đội ngũ giáo viên là một việc làm rất quan trọng và cần thiết bởi lẽ: phẩm chất
chính trị có vững vàng, tư tưởng chính trị có tốt thì người giáo viên mới “u nghề,
mến trẻ”, tận tụy với công việc, yên tâm công tác. Đạo đức nghề nghiệp của đội
ngũ cán bộ, giáo viên có tốt thì hoạt động chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ
trong trường mầm non mới giỏi, mới thương yêu trẻ như con của mình và xứng
đáng là người mẹ hiền thứ hai của trẻ .Vậy làm sao để đội giáo viên có phẩm chất

chính trị tư tưởng vững vàng, đạo đức nghề nghiệp tốt? từ suy nghĩ đó tơi đã có
những biện pháp bồi dưỡng cụ thể như sau:
Thứ nhất: Vào đầu năm học nhà trường đã tổ chức cho các cán bộ giáo viên
được tham gia học tập lớp bồi dưỡng chính trị hè, cho giáo viên ký cam kết với
nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp, tuyên truyền đến 100% cán bộ giáo viên, nhân
viên thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua do ngành phát
động. Xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn
trong năm như: 20/10, 20/11, 22/12, 3/2, 8/3, 30/4, 1/5, 19/5...
Thứ hai: Trong các cuộc họp hội đồng định kỳ hàng tháng nhà trường luôn
tổ chức học tập, triển khai đầy đủ mọi thông tư, chỉ thị, quyết định của ngành và
cấp trên. Triển khai các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, điều lệ
giáo viên mầm non, nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của người giáo viên mầm non,
những điều giáo viên được làm và không được làm, đặc biệt chú ý đến vấn đề vi
phạm đạo đức nhà giáo....thơng qua đó nhằm nâng cao nhận thức chính trị cho đội
ngũ cán bộ giáo viên.
Thứ ba: Tổ chức cho toàn thể đội ngũ cán bộ giáo viên tham gia các cuộc thi
tìm hiểu về Đảng, về pháp luật, những đổi mới trong ngành giáo dục. Xây dựng tủ
sách pháp luật tại trường, khuyến khích giáo viên thường xuyên đọc báo, chú trọng
tới báo Đảng, báo giáo dục thời đại, các tạp chí mầm non...
Thứ tư: Tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ trong năm (5/9, 15/9, 20/10, 20/11,
8/3, 1/6...), chú trọng các hoạt động ngoại khóa của cơ và trị, thơng qua đó giáo
dục nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp cho giáo viên. Với cương
vị là chủ tịch cơng đồn nhà trường tơi đã tích cực tham mưu với cán bộ
4

download by :


quản lý chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ nhà giáo trong các dịp
lễ, tết. Kịp thời nắm bắt tư tưởng của đội ngũ để có biện pháp uốn nắn những biểu

hiện lệch lạc, gây mất đồn kết nội bộ. Giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong
nhà trường.
Thứ năm: Thực hiện nghiêm túc, công khai công tác kiểm tra, đánh giá, tổ
chức xét thi đua dựa theo các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non,
đưa lĩnh vực phẫm chất chính trị, đạo đức, lối sống là một trong những lĩnh vực
quan trọng để xét thi đua hàng tháng, học kỳ và năm học.
Bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo
viên phải được xác định là biện pháp quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ thường
xuyên là lâu dài trong sự nghiệp giáo dục. Việc học tập, tự học tập để nâng cao
nhận thức phải thực hiện thường xuyên, liên tục, trở thành nền nếp. Góp phần tạo
ra những giáo viên mầm non thực sự năng động, sáng tạo, có đức, có tài, xứng
đáng với câu ca “Cô là cô dạy giỏi, cháu là học trò ngoan”.
Biện pháp 2: Tổ chức cho giáo viên học tập nghiên cứu nhiệm vụ năm học, các
văn bản, quy chế chuyên môn.
Trường mầm non là một tổ chức xã hội , tổ chức giáo dục , do đó có những
nội qui , qui chế cụ thể. Mọi hoạt động của nhà trường cũng như những tác động
quản lý đều phải dựa trên cơ sở luật pháp và những qui định của những văn bản
đó. Chính vì vậy việc tổ chức cho giáo viên học tập nghiên cứu nhiệm vụ năm
học ,các văn bản, chỉ thị, qui chế chuyên môn là mội việc làm cần thiết của người
cán bộ quản lý nhà trường trong đầu năm học mới.
*Mục đích : Nhằm giúp cho giáo viên nắm được các chủ trương đường lối
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, của nghành và cụ thể là mục tiêu ,
yêu cầu , nhiệm vụ mà năm học phải thực hiện, trên cơ sở thực hiện những nhiệm
vụ trọng tâm của nghành trong năm học cũng như những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm
vụ của nhà trường.
* Cách tiến hành :
+

Vào đầu năm học khoảng giữa tháng 8 tổ chức cho cán bộ giáo viên tham


gia học lớp bồi dưỡng chính trị. Mời giảng viên của trung tâm chính trị huyện
5

download by :


truyền đạt về tình hình chính trị, các quan điểm đường lối chính sách của Đảng,
pháp luật của nhà nước cũng như của nghành. Mời lãnh đạo phòng giáo dục triển
khai nhiệm vụ năm học cũng như các văn bản của các cấp .
+

Hàng tháng vào thứ năm tuần thú nhất nhà trường tổ chúc họp hội đồng

nhà trường mười năm phút đầu tiên dành triển khai các văn bản, chỉ thị của các
cấp, các nghành .
+

Tổ chức thường xuyên cho giáo viên đọc báo, chú trọng báo giáo dục thờ

đại và tạp chí mầm non.
+

Động viên giáo viên tham gia các cuộc thi tìm hiểu về Đảng,về pháp

luật,về nghành giáo dục
Biện pháp 3 : Hướng dẫn giáo viên trình tự xây dựng các loại kế hoạch:
Bác Hồ kính yêu dặn: Làm phải có kế hoạch, có từng bước,, việc gì cũng từ
nhỏ dần đến to, từ dễ dần đến khó,từ thấp dần đến cao” Chính vì vậy mà giáo viên
phải xây dựng kế hoạch năm học của mình một cách hợp lý phù hợp với điều kiện
của lớp mình và kế hoạch của nhà trường. kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ phải chi

tiết rõ ràng; phải có mục đích,yêu cầu, những phương pháp biện pháp, thời gian
thực hiện và mục tiêu cần đạt cho mỗi công việc. Đối với giáo viên việc lập kế
hoạch năm học là giúp giáo viên chủ động trong công việc, biết được những nhiệm
vụ, mục đích ,u cầu từ đó định hình nội dung cơng việc chăm sóc giáo dục trẻ
trong một năm học .
+ Kế hoạch chăm sóc: Vệ sinh trường lớp ;Vệ sinh cá nhân; Công tác tuyên
truyền

+ Kế hoạch giảng dạy : Hàng tuần ,hàng tháng, năm - Kế hoạch theo chủ điểm

+

Kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi tự tạo: tham gia văn hoá văn nghệ , thể dục

thể thao vv
* Các bước tiến hành:
+

Ban giám hiệu nhà trường hướng dẫn giáo viên phác tháo những nét chính

của kế hoạch ; Đánh giá tình hình của lớp ( Đặc điểm tâm sinh lý trẻ, đặc điểm
phát triển trí tuệ, thể chất của trẻ .,các tiền sử bệnh lý của trẻ ) xác định nhiệm vụ
chủ yếu, các mục tiêu, xác định các điều kiện cần thiết ( Đồ dùng, đồ chơi ). Xây
dựng các phương án tối ưu để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
6


download by :



+ Giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể và thực hiện kế hoạch.
+ Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra đánh giá kế hoạch :
-

Hàng tháng ban giám hiệu dự giờ mỗi giáo viên ít nhấtlà một buổi, những

giáo viên yếu kém thường được dự thêm giờ để kịp thời uốn nắn điều chỉnh những
lệch lạc.
-

Kiểm tra dưới nhiều hình thức: Báo trước, khơng báo trước,kiểm tra định

kỳ Có thể kiểm tra qua hồ sơ sổ sách, qua chuẩn bị đồ dùng, kiểm tra qua báo cáo
của tổ chuyên môn, qua khảo sát trê trẻ
+ Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra , dự giờ người cán bộ quản lý cần lưu
ý một số vấn đề sau:
-

Giữ khơng khí bình thường, người được kiểm tra thực sự cảm thấy phấn

khởi, người đến kiểm tra vui cẻ chân tình, tơn trọng người được kiểm tra.
-

Không mạn đàm trao đổi khi giáo viên đang giảng dạy,khơng làm cho giáo

viên mất bình tĩnh và trẻ sợ sệt.
-

Khi nhận xét đánh giá toàn diện tuỳ theo mức độ và tính chất của giáo viên


mà góp ý bồi dưỡng cho phù hợp. Chủ yếu nhìn vào sự cố gắng và khả năng vươn
lên của từng người
Có như vậy người giáo viên mới cảm thấy thích được kiểm trađồng thời hạn
chế được những tư tưởng xấu có thể xảy ra. Việc đánh giá cơng bằng, vơ tư, chính
xáccó tác dụng động viên giáo viên rất nhiều khi cố gáng của họđược đánh giá
đúng mức, được trân trọng. (Kết quả thanh tra kiểm tra, dự giờ phải được lưu lại ở
hồ sơ giáo viên để làm cơ sở cho việc đánh giá cuối năm).
Biện pháp 4: Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên chuẩn bị tốt kế hoạch
ngày:
Để quản lý hiệu quả hoạt động dạy học của tổ chuyên môn theo định hướng
phát triển năng lực học sinh, trước hết, người cán bộ quản lý cần chỉ đạo thực hiện
tốt về quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học.
Việc xây dựng kế hoạch dạy học phải dựa vào chương trình dạy học quy
định phần cứng và phần mềm, dựa vào trình độ, kỹ năng sư phạm của giáo viên,

7

download by :


khả năng học sinh, kết quả học tập của các năm trước và điều kiện cụ thể của nhà
trường đảm bảo cho dạy học.
Việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên là khâu rất quan trọng, góp phần
quyết định chất lượng dạy học, gồm các khâu: chuẩn bị từng chương, từng học kỳ;
chuẩn bị từng tiết dạy/bài soạn.
Để quản lý tốt việc chuẩn bị bài lên lớp theo quan điểm dạy học phân hóa,
cần làm tốt một số cơng việc sau:
Chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất mọi kế hoạch chuẩn bị bài lên lớp từ
khâu phân tích nhu cầu, hứng thú của người học với môn học. Hướng dẫn giáo
viên soạn bài tỉ mỉ, thống nhất nội dung và hình thức nhưng khơng dập khn, máy

móc, tránh sao chép.
Cung cấp sách giáo viên, sách tham khảo, cơ sở vật chất trường học... Giáo
viên phải biên soạn và nộp đề cương bài soạn về tổ bộ môn …
Tăng cường kiểm tra, dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy: Ban giám
hiệu, tổ trưởng chuyên môn cần coi việc kiểm tra, dự giờ là cơng việc bình thường,
thường xun trong quản lý hoạt động dạy học nhằm nắm chắc tình hình giảng dạy
và kịp thời nhắc nhở, uốn nắn những sai lệch nhưng phải ln tạo khơng khí nhẹ
nhàng, không gây áp lực nặng nề cho giáo viên.
Quản lý việc dự giờ theo kế hoạch, dự các giờ hội giảng, thao giảng của tổ
chuyên môn. Tổ chức rút kinh nghiệm các tiết dạy theo bài hoặc theo chủ đề về đổi
mới phương pháp, kiểm tra đánh giá, ... và nhân rộng mơ hình các tiết dạy mẫu,
dạy minh họa.
Biện pháp 5: Bồi dưỡng nội dung, phương pháp đặc thù của từng hoạt động,
từng lĩnh vực phát triển.
Dạy học là hoạt động đặc thù cần nhiều kỹ năng. Chính vì vậy, người giáo
viên mầm non cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng sư phạm
để đáp ứng với thực tế đổi mới ngày càng cao trong cơng tác chăm sóc giáo dục
trẻ. Một giáo viên giỏi phải có hệ thống kỹ năng sư phạm được chun mơn hóa
cao, sâu sắc và ln thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Khi tiến hành bồi
8

download by :


dưỡng kỹ năng sư phạm cần thiết cho đội ngũ giáo viên tại trường, tôi đã thực hiện
việc tách rời, cụ thể hóa từng kỹ năng sư phạm để bồi dưỡng cho giáo viên đạt
hiệu quả cao nhất.
-

Kỹ năng sư phạm bắt buộc: Lợi thế của cô giáo mầm non chính là biết hát,


biết múa và đọc truyện, biết cách sử dụng biến tấu nhạc cụ, biết cách làm đồ
chơi… Đây là những kỹ năng bắt buộc các cô giáo tương lai cần nắm một cách
thành thạo nếu muốn duy trì con đường “cơ ni dạy trẻ”. Trong các cuộc thi do
ngành phát động nhà trường luôn tham gia và có giải cao, bên cạnh đó cịn thường
xun tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, tổ chức thi đua giữa các tổ chuyên
môn, hội giảng chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như: 20/10, 20/11, 8/3...vừa
tạo được khơng khí vui vẻ, vừa là dịp để mỗi giáo viên rèn luyện năng khiếu , trau
dồi chuyên môn của mỗi giáo viên trong nhà trường.
-

Trau dồi kỹ năng giao tiếp và ứng xử với trẻ nhỏ: Một cô giáo mầm non

dạy tốt là người ln có trình độ chun mơn và lịng u nghề. Là người u
thương con trẻ giống như người mẹ thứ 2 của chúng. Chính bởi vậy, tôi luôn yêu
cầu đội ngũ giáo viên cần thường xun trau dồi nhiều hơn để hồn thiện bản thân
mình trong cách ứng xử với trẻ nhỏ, học được cách giao tiếp với trẻ, thực sự hiểu
trẻ, luôn là tấm gương cho trẻ noi theo. Đây là một trong những kỹ năng quan
trọng nhất và thường xuyên được sử dụng xuyên suốt quá trình dạy học.
-

Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, phụ huynh của trẻ: Thiết lập mối quan

hệ thân thiện cùng động nghiệp, phụ huynh học sinh rất quan trọng đối với giáo
viên mầm non. Những mối quan hệ với đồng nghiệp, phụ huynh tốt đẹp sẽ giúp
cho công việc trở nên nhẹ nhàng, sẽ làm cho bản thân họ thấy u nơi mà mình
cơng tác gắn bó hơn, làm việc hiệu quả hơn và hơn tất cả là bạn sẽ thấy yêu con trẻ
hơn. Do vậy chúng tơi có biện pháp kiểm tra, giám sát chéo lẫn nhau giữa các giáo
viên trong lớp, cạnh lớp, bên cạnh đó Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên
kiểm tra đột xuất, định kỳ. Viết phiếu xin ý kiến của phụ huynh đối với công tác

quản lý và 100% giáo viên trong tồn trường, từ đó rút kinh nghiệm, làm cơ sở cho
công tác đánh giá, xếp loại giáo viên hàng năm.

9

download by :


-

Kỹ năng soạn giáo án và tổ chức các trò chơi : Với nghề sư phạm mầm non

không chỉ là sáng đến lớp rồi tối đi về mà còn đòi hỏi những giáo viên mầm non
phải soạn trước giáo án kỹ càng, lựa chọn trò chơi, hoạt động cụ thể cho các con
từng ngày để trẻ không thấy nhàm chán và giúp trẻ phát triển tốt một cách toàn
diện. Là một giáo viên sư phạm giỏi cần phải biết cách đổi mới phương pháp giảng
dạy mỗi ngày. Ban giám hiệu nhà trường lên lịch duyệt giáo án hàng tháng cho
giáo viên theo tổ chuyên môn, đưa nội dung soạn giáo án vào sinh hoạt chuyên
môn hàng tháng, bồi dưỡng kỹ năng soạn giáo án và tổ chức trò chơi vào các đợt
thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp thành phố, cấp tỉnh.
-

Kỹ năng sơ cứu và hướng dẫn trẻ khi có những tai nạn xảy ra: Để chỉ đạo

tốt cơng tác phịng chống tai nạn thương tích trong nhà trường, bản thân tôi đã
cùng BGH đưa việc rèn kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động, yêu cầu giáo viên
cần trợ giúp các em biết cách xử lý những tình huống thường gặp trong cuộc sống
như làm sao khi bị đứt tay, bị lạc đường...dùng những trò chơi đóng giả y tá để trẻ
có thể hình dung được sự việc xảy ra và cách giải quyết, từ đó nâng dần ý thức tự
lập cho trẻ. Mời giảng viên về nói chuyện với giáo viên về cơng tác phịng cháy,

chữa cháy trong nhà trường, rèn kỹ năng sơ cứu cho giáo viên.
-

Kỹ năng sử dụng thành thạo máy vi tính: Nhà trường động viên, tạo điều

kiện cho giáo viên trong nhà trường tự học để có chứng chỉ về tin học, mở mở các
lớp bồi dưỡng tại trường để những giáo viên biết sử dụng thành thạo hướng dẫn
những giáo viên chưa thành thạo CNTT. Đến nay 100% cán bộ, giáo viên, nhân
viên trong nhà trường có chứng chỉ về tin học, khai thác thông tin trên mạng
internet, sử dụng thành thạo CNTT trong các hoạt động giảng dạy.
Biện pháp 6 : Bồi dưỡng qua các chuyên đề kiến tập, tổ chuyên môn:
Trong công tac quan ly chi đao tôi đăc biêt chu y đên hoat đông tô chưc bồi
dưỡng chuyên môn phong phú về chất lượng, đa dạng về hình thức để mang lại
hiệu quả cao. Đây la môt hoạt động rât quan trọng đối với giáo viên mầm non, bơi
vi mỗi hoạt động mang một đê tai cu thê se la nhưng vi du sinh đông giup cho giao
viên măt thây, tai nghe nhưng gi minh đươc hoc ơ ly thuyêt va nghe qua hôi thao.
Nội dung bồi dưỡng tập trung vào những vấn đề như sau:
10

download by :


* Chỉ đạo thực hiện chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy:
Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy thì cần có những biện
pháp sát thực đưa ra để việc thực hiện đổi mới phương pháp có hiệu quả, thời gian
thực hiện trong năm học. Đổi mới phương pháp giáo dục là quá trình chuyển từ
phương pháp giáo dục coi “giáo viên là trung tâm” thành phương pháp giáo dục
coi “ trẻ là trung tâm”. Vì thế giáo viên cần lựa chọn phương pháp giáo dục chủ
yếu nhằm giúp trẻ được trải nghiệm khám phá về sự vật hiện tượng xung quanh, từ
đó trẻ rút ra ý kiến nhận xét để cô giáo nhận ra và điều chỉnh phương pháp dạy cho

phù hợp.
Lên kế hoạch cụ thể cho hoạt động chuyên môn, kế hoạch năm, tháng tuần,
Ban giám hiệu duyệt, sau đó tổ chức sinh hoạt chuyên môn với hội đồng giáo viên
thông qua kế hoạch và thống nhất chương trình giảng dạy. Duyệt kế hoạch bài soạn
2 lần/tháng (ngày mùng 5 và 15 hàng tháng) để bồi dưỡng giáo viên cách xây dựng
mạng hoạt động theo từng chủ đề, lên kế hoạch khai thác triệt để nội dung bài dạy.
Chỉ đạo các lớp phải có kế hoạch tuần, hàng ngày dán ở cửa lớp cho phụ
huynh nắm được. Giáo viên đổi mới phương pháp dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm”
cô là người hướng dẫn, gợi mở dựa trên hiểu biêt, hứng thú, nhu cầu của trẻ mà
đưa ra nội dung bài dạy phù hợp, phát huy khả năng tư duy sáng tạo của trẻ.
* Bồi dưỡng thông qua dự giờ, hội giảng:
Trươc đây môi khi đi dự hội giang, môt sô giao viên đi dư giờ chưa co y
thưc nghiêm tuc ghi chep không đây đu nên kêt qua hội giang không cao. Tôi đã
mạnh dạn tham mưu, cai tiên lai cach tô chưc như sau:
-

Cho giáo viên đăng ký một hoạt động tự chọn, bắt thăm một hoạt động bất

kỳ trong chương trình phù hợp với chủ đề.
-

Xây dựng lịch tham gia hội giảng, thành phần đi dự là Ban giám hiệu, tổ

trưởng chuyên môm và 1-2 giáo viên trong trường.
-

Rút kinh nghiệm ngay sau khi dự giờ, phân tích ngay mặt mạnh, mặt yếu,

những ưu điểm cần phát huy và chỉnh sửa kịp thời những tồn tại trong tiết dạy trên
quan điểm góp ý nhẹ nhàng, tế nhị, tạo bầu khơng khí thoải mái đối với giáo viên

được đánh giá dự giờ.
11

download by :


-

Yêu cầu giáo viên tổ chức hoạt động, người dự đều ghi chép đầy đủ vào sổ

dự giờ để kịp thời điều chỉnh cho các hoạt động sau.
-

Chỉ đạo các tổ bồi dưỡng chuyên môn cho các thành viên trong tổ mình,

thơng qua các tiết dự giờ lẫn nhau. Quan tâm đầu tư cho những hoạt động hội
giảng, tránh khoán trắng cho giáo viên tự tổ chức.
Tư nhưng hinh thưc nay se tao cơ hôi cho giao viên trao đôi kinh nghiêm vê
viêc thưc hiên, đôi chiêu vơi viêc thưc hiên cua đông nghiêp đê rut ra nhưng tôn tai
cân khăc phuc. Sau môi hoạt động la nhưng bai hoc không chi cho chinh ngươi
giang day ma cho tât ca thanh viên trong hôi đông sư pham, nhưng lơi gop y sâu
săc, chinh xac, chân thanh va đây tinh thân xây dưng, luôn đươc tôn trong, xem xet
hương ưng
* Bồi dưỡng thông qua chuyên đề:
Hoạt động chuyên đề là hoạt động cơ bản, giúp giáo viên trực tiếp giảng dạy
tháo gỡ được những khó khăn vướng mắc trong chun mơn. Qua mỗi lần tổ chức
hoạt động chuyên đề, tôi thấy chất lượng giảng dạy của người giáo viên được nâng
lên, phát huy được năng lực, sáng kiến của mỗi giáo viên, nhân rộng những kinh
nghiệm tốt, cách làm hay trong toàn trường.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường tổ chức học chuyên đề theo năm học như:

chuyên đề phát triển vận động, chuyên đề làm quen với chữ viết, hoạt động khám
phá khoa học.... hướng dẫn thống nhất giáo viên về hồ sơ sổ sách, xây dựng kế
hoạch chủ đề, tháng, tuần. Hướng dẫn các chuyên đề mới của năm học. Thống nhất
việc trang trí lớp theo chủ điểm quy định, xây dựng các tiết mẫu để giáo viên dự
giờ rút kinh nghiệm, học tập. Chỉ đạo bộ phận chuyên môn tô chưc chuyên đê,
giao duc mâm non mơi theo kê hoach cua trương đê ra như: hoạt động khám phá
khoa học, hoạt động làm quen với toán, hoạt động tạo hình...Khi thực hiện chun
đề, tơi thực hiện ngun tắc:
-

Chọn những giáo viên có năng khiếu chun mơn về từng chuyên đề để

xây dựng những hoạt động mẫu.
-

Quan tâm tới việc cho giáo viên tự làm đồ dùng tận dụng tối đa đồ dùng

dạy học để phục vụ cho chuyên đề.
12

download by :


-

Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện của giáo viên

sau khi tổ chức chuyên đề có hướng bổ sung kịp thời.
-


Cho nhiều giao viên đươc dư va đuc kêt rut kinh nghiêm sau môi lân tô

chưc chuyên đê, tiêp tuc cho giao viên thưc hiên đai tra đông thơi tiên đên công tac
kiêm tra va đanh gia chuyên đê, đê bô sung nhưng khiêm khuyêt giao viên kip thơi
chinh sưa nhưng sai sot cua minh.
Qua chuyên đề giúp giáo viên trực tiếp giảng dạy tháo gỡ được những khó
khăn vướng mắc trong các hoạt động, hơn nữa giáo viên còn bộc lộ được năng lực
và trình độ chun mơn. Từ đó giáo viên trong nhà trường có cơ hội học tập, trao
đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm hay trong giảng dạy cũng như trong việc
chăm sóc trẻ.
* Bồi dưỡng thơng qua tổ chun môn:
Bồi dưỡng giáo viên qua tổ chuyên môn là biện pháp hiệu quả nhất. Tổ
chuyên môn là nơi giáo viên gắn bó giúp đỡ nhau hiệu quả nhất vì ban giám hiệu
không thể cùng một lúc sinh hoạt đều ở các tổ. Do đó xây dựng tổ chun mơn
vững mạnh là một biện pháp không thể thiếu.
Bước lựa chọn và sắp xếp đội ngũ cần phải nghiên cứu và bố trí phù hợp,
ngay từ đầu năm khi phân lớp BGH nhà trường đã chú ý phân công giáo viên hợp
lý trong các tổ. Tổ chun mơn nào cũng có giáo viên có năng lực làm nịng cốt
hướng dẫn tổ. Ngồi ra khi chon tổ trưởng tôi chú ý chọn giáo viên có năng lực,
nhiệt tình, năng động, có khả năng tập hợp giáo viên .
Để buổi sinh hoạt tổ chuyên môn đạt kết quả cao tôi đã thực hiện nguyên tắc:
Dự họp tổ chun mơn để nắm vững tình hình tổ chức và thực hiện của các thành viên
trong tổ. Ký duyệt và chỉnh sửa kế hoạch sinh hoạt tổ kịp thời chính xác để nâng cao
chất lượng sinh hoạt tổ. Tạo điều kiện cho các tổ trưởng tổ phó các tổ được tham gia
vào các lớp tập huấn bồi dưỡng công tác quản lý, bồi dưỡng tổ trưởng, tổ phó phương
pháp bồi dưỡng cho giáo viên trong tổ về cách trình bày, cách giải quyết vấn đề
chun mơn, phát động làm đồ dùng, đồ chơi theo từng chủ đề.

* Khi sinh hoạt tổ chuyên môn cần đảm bảo các bước thực hiện sau:


13

download by :


Bước 1. Các thành viên trong tổ đưa ra những vấn đề cịn vướng mắc trong
khi thực hiện chương trình để cùng giải quyết.
Bước 2. Tổ trưởng cùng các thành viên trong tổ xây dựng các ý tưởng thiết
kế hoạt động theo hình thức hợp tác nhóm.
Bước 3. Giáo viên thể hiện ý tưởng các hoạt động của tổ xây dựng.
Bước 4. Các thành viên trong tổ nhận xét, rút kinh nghiệm.
Bước 5. Các lớp thực hiện hoạt động ở lớp với sự phù hợp các điều kiện của
lớp. Riêng giáo án hội giảng, kiến tập của mỗi giáo viên trong từng tổ, tơi u

cầu đánh máy, sau đó tơi đóng thành quyển xếp theo thứ hạng (Tốt, Khá, Đạt u
cầu, Yếu) coi như quyển nhật kí chun mơn của các tổ để cho giáo viên nào băn
khoăn vướng mắc đọc lại bổ trợ chun mơn cho chính mình.
* Tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên:
Công tác bồi dưỡng thường xuyên giúp nâng cao năng lưc quan ly cua đôi
ngu cán bộ giáo viên, nâng cao nhân thưc về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng
phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực tự
học, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý, giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi
dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng
giáo viên của nhà trường. Vì vậy tơi luôn thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường
xuyên cho đội ngũ giáo viên đạt kết quả cao tôi đã tiến hành như sau:
-

Trước hết phải làm cho giáo viên nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của bồi

dưỡng thường xuyên. Công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên chưa

xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng, kết quả đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp của giáo
viên và tình hình thực tiễn của nhà trường.
-

Xác định rõ đối tượng cần bồi dưỡng thường xuyên, nội dung bồi dưỡng đã

chú trọng vào các mô-đun trong nội dung bồi dưỡng 1, 2, 3. Tơi đã tích cực tham
mưu, đề xuất nội dung bồi dưỡng xuất phát từ nhu cầu của giáo viên, để bù đắp
những kiến thức, kỹ năng còn thiếu, còn yếu cũng như đáp ứng nhu cầu được bồi
dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên.

14

download by :


-

Sử dụng trang mạng “kết nối trường học” để tổ chức bồi dưỡng và tự bồi

dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý, đảm bảo việc bồi dưỡng theo nhu cầu cá
nhân; phát huy hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường.
Kết quả đạt được trong công tác bồi dưỡng thường xun được nâng cao,
góp phần khơng nhỏ phát triển chuyên môn trong nhà trường. Năm học 2020-2021,
100% cán bộ giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên theo đúng kế hoạch, 100%
giáo viên tham gia đầy đủ công tác bồi dưỡng thường xuyên Dự án “Tăng cường
khả năng sẵn sàng cho trẻ đi học”. Tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên
hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên hàng năm đều đạt khá, tốt trở lên,
khơng có giáo viên nào đạt trung bình. Được cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng
thường xuyên theo quy định.

Biện pháp 7: Động viên giáo viên tự bồi dưỡng:
Tự học, tự bồi dưỡng là một đòi hỏi, một yêu cầu khách quan bởi thực tiễn
của giáo dục đào tạo không ngừng phát triển.
Đối với đội ngũ giáo viên trong mầm non thì cơng tác tự học, tự bồi dưỡng
lại gặp những khó khăn, phức tạp riêng các trường đa số dạy 2 buổi trên ngày cho
nên việc bố trí, sắp xếp quỹ thời gian cho giáo viên tự học, tự bồi dưỡng không
nhiều. Bản thân đội ngũ giáo viên dạy văn hóa phải dạy nhiều mơn học nên khả
năng hiểu biết chuyên sâu về kiến thức còn hạn chế.
Mỗi giáo viên trước hết phải nhận thức được vị trí,vai trị, trách nhiệm về tự
học, tự bồi dưỡng. Chỉ khi nhận thức đúng thì bản thân mỗi giáo viên mới chuyển
hóa được nhu cầu, đòi hỏi của xã hội thành động cơ mục đích của cá nhân, từ đó
mới chủ động, tích cực, tự giác phấn đấu tự học, tự bồi dưỡng.
Ngay từ đầu năm học, bản thân mỗi giáo viên cần xây dựng cho mình kế
hoạch tự học, tự bồi dưỡng khoa học.Trong kế hoạch này cần xác định rõ mục tiêu,
nội dung, hình thức, phương pháp, thời gian tự học, tự bồi dưỡng.
Khi xây dựng kế hoạch giáo viên phải thể hiện rõ những nét phẩm chất,
nhân cách, đạo đức nghề nghiệp cần hoàn thiện. Những kiến thức, kĩ năng sư
phạm, phương pháp dạy học, …cần bổ sung. Để xây dựng một kế hoạch khoa học,
giáo viên cần dựa trên kế hoạch của trường.
15

download by :


Người giáo viên cần sắp xếp thời gian tự học, tự bồi dưỡng cho phù hợp với
đặc trưng công việc của mình. Thời gian tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên mầm
non rất hạn chế do vậy mỗi giáo viên cần sắp xếp thời gian tự học qua sinh hoạt
chun mơn ở tổ, nhóm, qua dự giờ thăm lớp, qua tham dự các buổi chuyên đề, tập
huấn, hội thảo do trường, Phòng giáo dục - đào tạo, các tổ chức chính trị, xã hội tổ
chức…vào hè hoặc trong năm học. Ngoài ra người giáo viên cần tham gia tự học,

tự bồi dưỡng vào ngày nghỉ, giờ nghỉ.
Để quá trình tự học, tự bồi dưỡng có hiệu quả người giáo viên mần phải biết
lựa chọn các hình thức bồi dưỡng phù hợp với khả năng, sở trường của mình. Hình
thức tự học, tự bồi dưỡng thông qua hoạt động cá nhân giảng dạy, nghiên cứu tài
liệu, nghiên cứu các công văn, chỉ thị, thơng tư…Hình thức tự học, tự bồi dưỡng
qua hoạt động tập thể như tham gia các hoạt động sinh hoạt chun mơn, qua các
hoạt động chính trị, xã hội, qua đào tạo nâng chuẩn.
Tự học, tự bồi dưỡng được hình thành trong quá trình luyện tập kiên trì có
hệ thống, trên cơ sở ý thức trách nhiệm, tính tự giác cao. Qua đó giáo viên sẽ say
sưa với nội dung học tập, biến chúng thành hiểu biết và chuyển thành niềm tin, thế
giới quan khoa học, luôn tạo ra được trạng thái phấn khởi, hứng thú; biết tranh thủ
tận dụng có hiệu quả mọi khoảng thời gian có thể để tự học, tự nghiên cứu; ln
tìm cách hiểu sâu những nội dung đã biết và khám phá những điều chưa biết; hình
thành thái độ động cơ phấn đấu đúng đắn, để hoàn thiện phẩm chất nhân cách,
nâng cao năng lực, phương pháp, tác phong công tác và uy tín nghề nghiệp, đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
5. Khả năng áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến dễ thực hiện, phù hợp với thực tế để bồi dưỡng nâng cao trình độ
cho giáo viên tại trường Mần non Nghiên Loan II
Sáng kiến có thể đưa ra áp dụng rộng rãi để bồi dưỡng cho giáo viên không
chỉ ở trong trường mà cịn có thể áp dụng cho tất cả các trường trong địa bàn.
6. Hiệu quả của sáng kiến:
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân để truyền
đạt cho giáo viên, sự đồng thuận của tập thể sư phạm nhà trường. Sau một năm
16

download by :


thực hiện đề tài, công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đã có

chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, kết quả đạt được cụ thể như sau:
-

Về tư tưởng, phẩm chất chính trị : 100% giáo viên có phẩm chất đạo đức

tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, yêu nghề, mến trẻ. Có lối sống trung thực, nội
bộ nhà trường đồn kết, nhất trí cao. Giáo viên được phụ huynh tin yêu, kính trọng,
yên tâm và tin tưởng gửi con em tại trường.
-

Về nội dung sinh hoạt chuyên môn: Giáo viên sẵn sàng tham gia vào việc

dạy thực hành để được trao đổi chuyên môn mà không cịn e ngại. Giáo viên biết
cần trao đổi những gì khi họp chuyên môn. Đặc biệt sau mỗi buổi sinh hoạt chuyên
môn giáo viên đã mạnh dạn vận dụng các kinh nghiệm học được từ động nghiệp
vào dạy học hàng ngày.
-

Về kĩ năng lập kế hoạch dạy học và kỹ năng sư phạm: Giáo viên đã có sự

chuyên tâm hơn rất nhiều về chất lượng bài soạn, có kỹ năng sư phạm khéo léo,
sáng tạo, thu hút trẻ. Khơng có hiện tượng giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn
và vi phạm đạo đức nhà giáo.
-

Về hình thức, phương pháp dạy học: Nhiều giáo viên tiếp cận nhanh với

phương pháp dạy học mới và áp dụng một cách linh hoạt, dạy học theo hướng ‘‘lấy
trẻ làm trung tâm’’. Giáo viên đã thay đổi về cách thức tổ chức các hoạt động cho
trẻ, biết cách khai thác những kiến thức đã học và vốn hiểu biết thực tế của trẻ tại

lớp nên có phương pháp dạy học phù hợp.
-

Về chất lượng giáo dục của nhà trường: Chất lượng đội ngũ giáo viên được

nâng cao đã quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Chất
lượng các hoạt động mũi nhọn trong chuyên đề được duy trì đạt kế hoạch.
Năm học 2020-2021 trường có tổng số lớp học là 10 Nhóm, có 09 lớp mẫu
giáo và 01 Nhóm trẻ. Tổng số trẻ là: 176; Trẻ Mẫu giáo 155; Trẻ Nhà trẻ 19.
- Tỷ lệ huy động từ 0-5 tuổi ra lớp: 176/ 247 trẻ đạt 71,71,3%
+ Tỷ lệ huy động trẻ 0-2 tuổi ra lớp đạt: 19/92 trẻ = 20,6 %
+ Trẻ 3-5 tuổi ra lớp đạt: 157/155 trẻ đạt 101%
+ Trẻ 5 tuổi ra lớp đạt: 58/58 trẻ đạt 100%
- Đạt kết quả về chăm sóc ni dưỡng:
17

download by :


- Trẻ phát triển bình thường: 159/176 = 90,3 %
+ Trẻ suy dinh dưỡng: 17/176 trẻ = 9,6 %
+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng so với đầu năm là: 24/41 = 58,5 %
- Đạt kết quả về giáo dục:
- Bé chuyên cần: 174/176 = 98,86 %
- Bé chăm ngoan: 150/176 trẻ = 85,2 %
- Bé đạt yêu cầu về kiến thức: 176/176 = 100%
- Số trẻ học 2 buổi/ngày: 176/176 = 100%
- Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt 10/11 đạt 90,9 %.
-


Trường tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện có 05 giáo viên tham

gia đạt 4/5 đạt 80%.
Hội thi xây dựng video cấp huyện: có 03 đ/: Giải A: 2 đ/c, Giải B: 01,
Hội thi xây dựng video cấp Tỉnh: có 03 đ/c: Giải B: 1 đ/c, Giải C: 1 đ/c
-

Trường được Phòng GD&ĐT kiểm tra, chấm điểm xếp loại Tốt về “Xây

dựng tường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện” năm học 2020-2021.
7.

Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Khơng có

8.

Tài liệu kèm theo:

Một số kế hoạch, hoạt động, hình ảnh minh họa kết quả triển khai công tác bồi
dưỡng chuyêm môn cho giáo viên trong năm học 2020 - 2021, 2021 - 2022.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong Bản mô tả là trung thực, phản ánh đúng
thực tế quá trình triển khai thực hiện và kết quả đạt được trong năm học 2020 2021 và những tháng đầu năm học 2021 - 2022. Tơi xin chịu hồn tồn trách
nhiệm trước pháp luật.
Nghiên Loan, ngày tháng năm 2022
XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU

TÁC GIẢ

…………………………………………
…………………………………………

………………………………………….
18

download by :


Đặng Thị Mỵ
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHCN HUYỆN PÁC NẶM

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].

Thông tư số 52/TT-BGD&ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ giáo

dục và đào tạo về việc ban hành điều lệ trường mầm non.
[2].

Thông tư số 19/TT-BGD&ĐT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Bộ giáo

dục và đào tạo. Ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản
lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo
dục thường xuyên
[3].

Thông tư 51/ 2020/TT-BGD ĐT sửa đổi chương trình giáo dục mầm

non kèm theo thơng tư 17/2009/TT-BGD ĐT đã sửa đổi bởi thông tư
28/TT/2016/TT-BGD ĐT do bộ giáo và đào tạo ban hành.
[4].


Tài liêu tập huấn dành cho cán bộ quản lý, giáo viêm bậc học mầm non

năm học 2020 – 2021.

19

download by :


MỤC LỤC

TT

Nội dung

Trang

20

download by :


21

download by :



×