MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Nội Dung
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề
2.3.1. Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
2.3.2. Bưỡng giáo viên qua sinh hoạt tổ chuyên môn
2.3.3. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm trang thiết bị đồ
dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu cho giáo viên và trẻ.
2.3.4. Tổ chức tốt các hội thi cấp trường cho giáo viên và trẻ
2.3.5. Bồi dưỡng chuyên môn thông qua lớp điểm
2.3.6. Bồi dưỡng chất lượng đội ngũ, cán bộ giáo viên thông
qua công tác dự giờ kiểm tra nội bộ trường học.
2.3.7. Bồi dưỡng qua viết SKKN
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận
- Kiến nghị
Trang
1
1
2
2
2
2
2
3
4
4
8
10
11
13
15
17
18
19
19
20
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Thực hiện theo lời dạy của (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc
gia, 1996) Tại lớp học chính trị của giáo viên Bác nói : Các cô, các chú đều biết
giáo viên ngày nay không phải là “gõ đầu trẻ kiếm cơm” mà là người phụ trách
đào tạo những công dân tiến bộ, những cán bộ tiến bộ cho dân tộc. Nhiệm vụ ấy
rất là vẻ vang. Các cô, các chú phải ngày càng tiến bộ để dạy cho con em ngày
càng tiến bộ, nếu không thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến con em. Nhưng phải làm
thế nào cho đúng với trách nhiệm vẻ vang ấy.Các cô, các chú đến đây học được
nhiều điều bổ ích, nói chung có tiến bộ. Nhưng xã hội loài người ngày nay tiến
lên nắm lấy nguyên tử. Người ta chinh phục thiên nhiên, chiếm cả cung trăng
nữa. Tất cả tiến bộ rất nhanh. Cán bộ và giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời
đại thì mới làm được nhiệm vụ. Chớ tự túc, tư mãn, cho là người giỏi rồi thì
dừng lại. Mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, tự mình đào thải trước. Cho nên
phải cố gắng học tập để cải tạo mình, cải tạo tư tưởng của mình, cải tạo con em
và giúp vào việc cải tạo xã hội.
Đối với giáo viên mầm non để thực hiện tốt nhiêm vụ của chính mình đó
là chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ . Bởi vậy người giáo viên mầm non cần
phải nắm vững chương trình về năng lực chuyên môn có phẩm chất đạo đức nhà
giáo đúng như lời dạy Bác Hồ đã căn dặn giáo viên mầm non: “Dạy mẫu giáo
tức là làm mẹ thay trẻ, Muốn làm được thì trước hết yêu trẻ, các cháu nhỏ hay
quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng
cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này
các cháu trở thành người tốt, công tác giáo viên và mẫu giáo có khác nhau là
cùng chung một mục đích là đào tạo những người công dân tốt, cán bộ tốt cho
Tổ Quốc…” cho chủ nghĩa xã hội. Điều trước tiên là dạy các cháu về đạo đức.
Anh chi em giáo viên cần luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo (Hồ
Chí Minh về vấn đề Giáo dục, NXB Giáo dục, 1990)
Để đáp ứng những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục Việt Nam trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội hập quốc tế thì công tác bồi dưỡng
nhân lực của ngành giáo dục nói chung và đội ngũ cán bộ quản ký và giáo viên
mầm non nói riêng có vai trò quan trọng, mang tính đột phá trong việc thực hiện
“ đổi mới căn bản toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo” theo tinh
thần của Nghị số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của hội nghị lần thức tám Ban
chấp hành Trung ương khóa XI.
Đội ngũ giáo viên là một nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo
dục và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Do vậy mà đảng nhà nước ta đặc
biệt quan tâm đên công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Một trong
những nội dung được chú trọng trong công tác này là bồ dưỡng thường xuyên
chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên
Xuất phát từ những lý do trên là một cán bộ quản lý tôi đã xác định việc
xây dựng đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mình
không được phép sao lãng, phải bằng mọi cách để xây dựng một đội ngũ có đủ
2
trình độ năng lực, sức khỏe mẫu mực, có đủ khả năng chăm sóc giáo dục trẻ
theo yêu cầu hiện nay. Vậy bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là
điều kiện tiên quyết nhằm khẳng định sự tồn tại của nhà trường nên tôi mạnh
dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Mầm non Nga Tân”.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nhà giáo, năng lực nghiện vụ cho đội ngũ cán
bộ quản lý, giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Năm vững các văn bản pháp quy của nhà nước về thực hiện chương trình
chăm soc, giáo dục trẻ
Nâng cao chất lượng toàn diện về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, hình
thành phát triển nhân cách ban đầu cho trẻ.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên trường mầm non Nga Tân.
Tất cả các cháu nhà trẻ, mẫu giáo trong nhà trường.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài tôi áp dụng một số biện pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm tòi, đọc tham
khảo các tài liệu chuyên đề về bồi dưỡng chuyên môn; các tập san, tạp chí giáo
dục mầm non trong nhiều năm qua…Không những thế tôi còn nghiên cứu các
bài viết trên Intenet, qua học bồi dưỡng thường xuyên.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Kiểm nghiệm,
khảo sát trên giáo viên, nhóm lớp; trò chuyện với trẻ.
+ Phương pháp xây dựng bài kiểm tra, đánh giá kết quả.
+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê rõ xem trẻ đạt các tiêu chí
ở mức độ nào, so với yêu cầu thì cần phấn đấu ra sao?
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò quyết định trong việc chăm sóc giáo
dục trẻ ở trường mầm non, vì vậy bất kỳ người quản lý nào không thể bỏ qua
việc bồi dưỡng lực lượng cán bộ giáo viên. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng là
nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong
công tác giảng dạy, về quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục đồng thời
theo kịp những yêu cầu của xã hội. Để phục vụ cho nhiệm vụ chăm sóc giáo dục
trẻ đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng
lực đề cao lương tâm và nhân cách nhà giáo, lòng nhân ái tận tuỵ thương yêu trẻ,
thể hiện ở tinh thần tự học, tự bồi dưỡng cải tiến nội dung phương pháp chăm
sóc giáo dục trẻ, tham gia tích cực các hoạt động.
“Vậy bộ giáo duc và đào tạo đã ban hành kèm theo thông tư 28/2016/TTBGDĐT ngày 30/12/2016 vế sửa đổi, bổ sung một số nội dung của trương trình
giáo dục mầm non”
3
Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
thông qua đó để giáo dục cho trẻ những kiến thức. Đối với người giáo viên mầm
non được ví như người mẹ hiền thức 2 của trẻ . Vậy giáo viên mầm non phải có
một vốn kiến thức cơ bản để hướng các cháu đi đúng mục tiêu giáo dục đề ra là
chăm sóc trẻ trước 6 tuổi một cách chất lượng để trẻ phát triển toàn diện về thể
chất tình cảm, trí tuệ thẩm mỹ trên cơ sở một chương trình nuôi dạy trẻ khoa
học, một đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề và hiểu biết nghiệp vụ, phải tập
trung làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn mạnh về
công tác quản lý lớp và các hoạt động phong trào, đạo đức lối sống tốt, để hoàn
thành chiến lược giáo dục mầm non năm 2020 mà Đảng ta đã khẳng định đó là “
Đổi mới căn bản, đổi mới toàn diện”. Ở lứa tuổi mầm non ngoài sự chăm sóc
dạy dỗ của ông bà, cha mẹ trẻ ở gia đình thì yếu tố quan trọng quyết định lớn về
sự phát triển toàn diện của trẻ đến trường mầm non là đội ngũ giáo viên mầm
non.
Thực hiện theo tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quảm lý và giáo
viên mầm non năm học 2014 -2015 hướng dẫn việc thực hiện công tác bồi
dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non.
Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính
trị, kinh tế - xã hội , bồi dưỡng phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp, phát
triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và các năng lực khác theo yêu cầu.
Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, năng lực tổ chức, quản lý
hoạt động học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường.
Lê Thị Hương ( chủ biên) – Đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo
dục mầm non theo hướng tích hợp chủ đề – NXB Giáo dục, H. 2008.
Từ nhận thức trên là một cán bộ quản lý tôi đã xác định việc xây dựng đội
ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mình không được
phép sao nhãng, phải bằng mọi cách để xây dựng một đội ngũ có đủ trình độ
năng lực, sức khỏe mẫu mực, có đủ khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
trẻ theo yêu cầu hiện nay. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng
giáo dục.Vì vậy việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là việc làm
hết sức quan trọng và cần thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Thuận lợi:
Trường Mầm non Nga Tân được sự quan tâm của Đảng ủy, Ủy Ban Nhân
dân xã Nga Tân - Phòng Giáo dục và Đào tạo Nga Sơn đã tạo điều kiện cho cán
bộ, giáo viên, nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nuôi dạy trẻ tương đối đầy đủ, môi
trường giáo dục tốt, đáp ứng nhu cầu cho trẻ phát triển toàn diện.
Trường có đội ngũ cán bộ quản, giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên
môn chuẩn và trên chuẩn, trẻ, khỏe, chịu khó học hỏi, nhiệt tình trong công tác,
tâm huyết với nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt.
Tất cả các nhóm, lớp điều học tập trung ở một điểm và phân chia độ tuổi
theo đúng qui định, trẻ đến lớp mạnh dạn tự tin.
4
Nhận thức của các bậc phụ huynh được nâng lên thuận lợi cho việc huy
động trẻ ra lớp và tạo các điều kiện cho trẻ học tập.
* khó khăn.
Trường mầm non Nga Tân chưa đạt chuẩn quốc gia vì vậy còn thiếu các
phòng chức năng, phòng hiệu bộ, đồ dùng đồ chơi, sân vườn chưa được khang
trang, đồ dùng đồ chơi ngoài trời còn thiếu chưa đủ theo quy định, cũng ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Còn một số tuổi, một số giáo viên mới vào ngành chưa có kinh nghiệm
trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ . Vì vậy khi tiếp cận
chương trình giáo dục Mầm non mới và ứng dụng công nghệ thông tin trong quá
trình tổ chức các hoạt động là một trở ngại lớn, từ đó trường cũng gặp rất nhiều
khó khăn trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
Một số giáo viên trẻ mới ra trường chưa có kinh nghiệm, còn hạn chế về
tính sáng tạo, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ, sử dụng đồ dùng trực
quan còn lúng túng, chưa linh hoạt còn hạn chế trong việc trình bày hồ sơ sổ
sách, việc sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn hạn chế,
một số giáo viên còn thụ động, chưa có ý thức cao trong việc tự học tập nâng
cao trình độ chuyên môn của mình. Bên cạnh đó một số giáo viên cao tuổi chưa
tiếp cận được với chương trình mới.
Đối với trẻ thì vẫn còn một số trẻ chưa ra lớp, khi trẻ ra lớp không tự tin,
không mạnh dạn, khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều.
Đối với phụ huynh còn một số phụ huynh đi làm ăn xa, một số phụ huynh
đi làm công ty gửi con ở nhà cho ông bà không có thời gian chăm sóc các cháu
vì vậy cung ảnh hưởng đến việc chăm soc giáo dục trẻ.
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực trạng của nhà trường ngay từ đầu năm học
tôi xây dựng kế hoạch và khảo sát chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân
viên cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, chất lượng chăm sóc nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ ở trường tôi cụ thể như sau.
Phụ lục 1: kết quả thực trạng
* Bảng 1: Kết quả CSVC, trang thết bị đồ dùng, đồ chơi năm 2016 -2017
* Bảng 2: Kết quả số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên năm
2016 – 2017.
*Bảng 3: Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ năm 2016 - 2017
*Bảng 4: Kết quả chất lượng giáo dục trẻ nhà trẻ 4 lĩnh vực, mẫu giáo theo 5
lĩnh vực năm 2016 – 2017.
Từ kết quả khảo sát đầu năm cho thấy chất lượng đội ngũ giáo viên, chất
lượng trên trẻ tại trường tôi đạt kết quả chưa cao, đồ dùng đồ chơi phụ vụ cho
các môn học còn ít. Là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, trong những năm
qua tôi luôn băn khoăn, trăn trở với chất lượng của đội ngũ giáo viên, chất lượng
trên trẻ.
2.3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề:
Xuất phát từ thực tế trên tôi thấy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên là rất quan trọng quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực
5
cho đất nước. Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu
cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường. Do đó, tôi luôn suy nghĩ và tìm
ra những biện pháp để bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên,
nhân viên trong nhà trường.
2.3.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên:
- Đối với giáo viên mầm non để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì phải
tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đó là việc làm quan trọng là việc
làm thường xuyên. Đối với một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi đặt
lên vị trí hàng đầu bởi vì qua việc bồi dưỡng nâng cao được trình độ chuyên
môn cho giáo viên để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên. Thông qua
bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL và GVMN trong nhà trường nhằm nâng cao
phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống để nâng cao tinh thần trách nhiệm với
nghề nghiệp.
- Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới
- Nâng cao kỹ năng sư phạm, năng lực nghiệp vụ, chuẩn nghề nghiệp để
thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- Nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng, thường xuyên cập
nhật, tiếp nhận những phương pháp, hình thức mới để đáp ứng được yêu cầu
thực hiện chương trình GDMN mới có chất lượng.
- Từ mục đích yêu cầu trên vào đầu tháng 8 hàng năm sau khi đi tiếp thu
chuyên đề tại phòng giáo dục, căn cứ vào kết quả đạt được trong năm học 2016
– 2017 tôi tham mưu với Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên
môn cho cán bộ, giáo viên trong cả năm với những nội dung sau:
a. Nội dung bồi dưỡng:
*Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, chính trị.
- Thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”
- 100% CBGV – NV viết cam kết thực hiện cuộc vân động; CBGV chọn
và đăng ký làm việc tốt, phù hợp với nhiệm cụ mình được giao.
- Cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự
học, tự sáng tạo” và không vi phạm đạo đức nhà giáo.
- VËn dung vµ thùc hiÖn cuéc vËn ®éng “ Trêng häc th©n
thiÖn, HSTT ” .
- 100% CBGV-NV tự học, tự cập nhật thông tin, kiến thức theo nhu cầu
để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
-Phát động 100% CBGV-NV không vi phạm nội quy của ngành, của
trường và pháp luật của nhà nước.
- 100% CBGV –NV thực hiện tốt nề nếp, kỷ cương trong nhà trường và
giữ tốt mối quan hệ nơi cư trú.
- Vận động và thực hiện cuộc vận động “ Trường học thân thiện, học sinh
tích cực”
*Triển khai các văn bản mới của PGD&ĐT
6
- Công văn số 05/2017/TT-BNV Hà nội, ngày 15 tháng 8 năm 2017 về
việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09
tháng 10 năm 2014 và thông tư số 13/ 2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm
2010 của Bộ trưởng Bộ nội vụ về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, bổ nhiệm
ngạch và xếplương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và
việc tổ chức thi nâng ngạch công chức.
- Công văn số 15/2017/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2017
về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên
phổ thông ban hành kèm theo thông tư số 28/ 2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng
10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Quyết định số 249/QĐ-UBND Thanh Hóa, ngày 13 tháng 7 năm 2017
về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2017-2018 của giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
- Công văn số 1125/NGCBQL-CSNGCB Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm
2017 về việc hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời
gian nghỉ hè.
- Công văn số 1985/SDGĐT-TTr Thanh Hóa, ngày 28 tháng 8 năm 2017
về việc hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 20172018.
- Công văn số 100/KH/UBND Nga Sơn, ngày 30 tháng 8 năm 2017 kế
hoạch dự và chỉ đạo khai giảng năm học 2017-2018.
Công văn số 06/UBND-GDĐT Nga sơn, ngày 11 tháng 9 năm 2017 về
việc tăng cường công tác giáo dục ATGT năm học 2017-2018.
- Công văn số 16/UBND-GD&ĐT Nga Sơn, ngày 19 tháng 9 năm 2017
về việc hướng dẫn tổ chức hội nghị CBCC, VC năm học 2017-2018.
- Quyết định số 01/QĐ-GD&ĐT Nga sơn, ngày 19 tháng 9 năm 2017
Quyết định về việc ban hành kế hoạch công tác năm học 2017-2018 của Ngành
Giáo dục và Đào tạo Nga Sơn.
*Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chuyên môn về giáo dục mầm non:
- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chuyên môn về thực hiện chương trình
giáo dục mầm non mới.
- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ
trong trường mầm non.
- Bồi dưỡng chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm, giáo dục dinh dưỡng và đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non.
- Bồi dưỡng chuyên đề “Hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng và đánh
giá sức khỏe trẻ mầm non.
- Bồi dưỡng chuyên đề “Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục thực
hiện chương trình giáo dục mầm non.
- Bồi dưỡng chuyên đề: Đạo đức của giáo viên mâm non trong giao tiếp,
ứng sử với trẻ mầm non.
- Bồi dưỡng chuyên đề: Giáo dục cho trẻ mẫu giáo hoạt động trải nghiệm
ở trường mầm non.
7
- Bồi dưỡng chuyên đề: “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm”
- Bồi dưỡng chuyên đề: Hướng dẫn đánh giá sự phát triển của trẻ.
Từ nội dung trên bản thân tôi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn
tham mưu với ban giám hiệu mở lớp bồi dưỡng chuyên môn tại trường cụ thể
như sau:
* Chuyên đề: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Thời gian: (Chiều ngày 09 /10/2017)
- Đối tượng: Toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên
- Địa điểm: Tại văn phòng nhà trường
- Nội dung:
- Phần lý thuyết:
+ Nội dung 1: Giới thiệu tiêu chí thực hành áp dụng lấy trẻ làm trung tâm
trong trường mầm non
+ Phần 2: Các tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
+ Phần 3: Hướng dẫn quy trình thực hiện tiêu chí thực hành áp dụng quan
điểm giáo lấy trẻ làm trung tâm.
+Phần 4: Một số nội dung cơ bản trong môđun xây dựng trường mầm non
lấy trẻ làm trung tâm.
- Người triển khai
Đ/C: Bùi Thị Như Quỳnh - PHT
- Phần thực hành: Thực hành dạy tiết mẫu cho toàn thể cán bộ, giáo viên
trọng trường dự học tập rút kinh nghiệm.
-Người triển khai:
Đ/C: Mai Thị Cúc – Tổ trưởng chuyên môn
* Chuyên đề:.....v.v.v......
b. hình thức và phương pháp bồi dưỡng
- Nhà trường tổ chức lớp học tập trung, triển khai đến toàn thể CBGV, GV
trong nhà trường.
- Kết hợp triển khai tập trung với việc sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức
trao đổi và dự giờ rút kinh nghiệm.
- Nâng cao hiệu quả việc tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân, học qua mạng,
học qua đồng nghiệp, học bồi dưỡng thường xuyên qua 4 modun ưu tiên của cán
bộ quản lý và 6 modun ưu tiên của giáo viên.
Nhà trường tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng của giáo viên đưa
ra tiêu chí chấm điểm, viết phiếu, có bảng tổng hợp đánh giá xếp loại giáo viên
hàng năm.
- Tăng cường sinh hoạt các tổ chuyên môn.
- Tăng cường công tác kiểm tra toàn diện, kiểm tra đột xuất, kiểm tra
chuyên môn, dự giờ CBQL, GV.
- Xây dựng lớp điểm, tổ chức các giờ dạy mẫu thực hiện nội dung các
chuyên đề, CTGDMN mới
8
- Xây dựng lớp điểm chuyên đề các chuyên đề đề trọng tâm trong năm
( chuyên đề: xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; chuyên đề:
Phát triển vận động).
- Tổ chức tốt các hội thi cho giáo viên và trẻ ( hội thi giáo viên giỏi cấp
trường, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cấp trường, hội thi
hội khỏe - Bé mầm non, hội thi bé khéo tay...)
- Từ các kế hoạch tổng thể yêu cầu tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng cho giáo viên trong tổ và có ký duyệt của Ban giám hiệu nhà
trường.
- Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên trên cơ sở những nội dung trên.
Ngoài ra bồi dưỡng thêm những nội dung chương trình mà giáo viên và trẻ còn
hạn chế trong tổ.
- Tổ chức cho giáo viên đi học tập kinh nghiệm của các trường trọng điểm
trong huyên, ngoài huyện.
- Kết quả đạt được: Thông qua việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ
giáo viên.
- 100% CB, giáo viên nắm được kiến thức kỹ năng và áp dụng vào thực
tiễn để thực hiện tại nhóm lớp đạt kết qủa cao.
- 100% cán bộ, giáo viên đã xây dựng được kế hoạch chuyên đề và kế
hoạch cá nhân phù hợp với nhóm lớp và đối tượng trẻ để.
- Có 12/12 nhóm lớp đã xây dựng được môi trường bên trong và môi
trường bên ngoài, bên cạnh đó đã có rất nhiều đồ dùng đồ chơi cô và trẻ cùng
làm bằng các nguyên vật liệu phế thải phù hợp với nội dung chuyên đề “ Xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Thông qua đó đã kích thích
được sự khéo léo và sáng tạo của trẻ tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiêm và
phát triển một cách toàn diện.
2.3.2. Bồi dưỡng giáo viên qua sinh hoạt tổ chuyên môn:
Căn cứ vào điều lệ trường mầm non, căn cứ vào kế hoạch năm học
Căn cứ vào nội dung hoạt động của tổ chuyên môn, căn cứ vào yêu cầu
trọng tâm trọng điểm của chương trình trong từng thời gian, tôi chỉ đạo các tổ đi
sâu vào nội dung cụ thể cho phù hợp, chỉ đạo các tổ sinh hoạt 2 tuần /lân
Để tổ chuyên môn sinh hoạt có chất lượng tôi tham mưu với Hiệu trưởng
căn cứ vào trình độ chuyên môn, năng lực nghieeph vụ sư phạm của đội ngũ
giáo viên đê ra quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn cho phù
hợp.
Chỉ đạo các tổ xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên môn của tổ mình, Ban
giám hiệu duyệt bổ sung góp ý nội dung cho từng tổ.
Ví dụ: Chỉ đạo tổ chuyên môn mẫu giáo xây dựng kế hoạch
STT
1
Nội dung thực hiên
Thời gian thực hiên
- Huy động trẻ ra lớp
Tháng 8 + tháng 9
- Giáo dục trẻ về nề nép
thói quen.
Người thực hiện
Giáo viên chủ
nhiệm
Tổ trưởng chuyên
9
2
3
4
- Tổ chức trang trí nhóm
lớp, làm đồ dùng đồ chơi
theo chủ đề.
- Tiếp tục làm đồ đùng đồ
chơi trang trí nhóm lớp
Tháng 9
- Rèn luyện nề nếp thói
quen trong học tập cho trẻ
- Sinh hoạt tổ chuyên môn Thứ 6 tuần 2 + 4 T9
- Hoàn thiện hệ thống hồ Tháng 10
sơ
- Sinh hoạt tổ chuyên môn Thứ 6 tuần 2 + 4 T9
môn + GV
- Xây dựng bộ giáo án mẫu Tháng 11
( Tiết âm nhạc)
- Sinh hoạt tổ chuyên môn Thứ 6 tuần 2 + 4 T9
-Giáo viên
nhiệm
Cả tổ
chủ
-Giáo viên
nhiệm
Cả tổ
chủ
-Giáo viên
nhiệm
Cả tổ
chủ
……. ………………………..
…………………
……………….
9
……………………..
Tháng 5………..
……………….
Chỉ đạo các tổ họp chuyên môn. Sau khi các tổ đã xây dựng được kế hoạch
Ban giám hiệu phân công để đi dự cùng với các tổ.
Ví dụ: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ mẫu giáo tháng 9
+ Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của tháng trước
- Về huy động trẻ ra lớp: MG: 245 cháu đạt 100%.
- Về chất lượng: 100% trẻ đã có nề nếp thói quen trong sinh hoạt, có ý thức
tham gia vào các hoạt động.
- Làm đồ dùng đồ chơi trang trí nhóm lớp: 12/12 nhóm đã ltrang trí nhóm
lớp phù hợi với từng chủ đề, màu sắc, hình ảnh đẹp mắt song vấn còn một số lớp
đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các môn học còn ít chưa phong phú, đa dạng về
chủng loại.
+ Thảo luận:
- Ý kiến đồng chí Nguyễn Thị Yến: Hoàn toàn nhất trí với các kết quả đánh
giá của đồng chí chủ tọa. Bổ sung thêm còn một sốt lớp đồ dùng đồ chơi còn ít
bổ sung tiếp ở các chủ đề tiếp theo……..
+ Triển khai kế hoạch tháng 10:
Hình ảnh minh họa 1 kèm theo phụ lục 3:
(Hình ảnh sinh hoạt tổ chuyên môn)
Kết quả: Thông qua hình thức chỉ đạo các tổ sinh hoạt chuyên môn đã bồi
dưỡng và nâng cao được năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên.
- 100% cán bộ, giáo viên, trong trường nắm chắc kiến thức, kỹ năng về
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- Qua sinh hoạt tổ chuyên môn giáo viên trong trường đã học hỏi được
nhiều kinh nghiệm từ ban bè đồng nghiệp.
10
- 100% các đồng chí giáo viên đã nắm chắc được những kiến thức kỹ năng
cơ bản của từng hoạt động và đưa vào thực hiện tại nhóm lớp đạt hiệu quả.
2.3.3. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi sáng
tạo từ nguyên vật liệu cho giáo viên và trẻ.
- Đối với trẻ mầm non đồ dùng đồ chơi là người bạn đồng hành thân thiết
của trẻ, là phương tiện cơ bản cho trẻ chơi mà học. Đồ chơi được xem như sách
giáo khoa, dụng cụ học tập đối với trẻ mầm non. Thông qua đồ chơi giúp trẻ
phát triển về các mặt cơ bản sau:
Đồ chơi có tác dụng luyện vận động các cơ tay, của đôi bàn tay, ngón tay
và luyện và luyện các vận động ( đi, chạy, nhay, bật…)
Đồ chơi có tác dụng luyện các giác quan ( thị giác, thính giác, xúc
giác…). Đồ chơi giúp trẻ nhận biết các đồ vật, sự vật, các con vật và tìm hiểu
môi trường xung quanh gần gũi trẻ. Đồ chơi giúp trẻ biết so sánh về màu sắc,
hình dáng , cấu tạo, học đếm, định hướng trong không gian, thời gian giải quyết
vấn đề..
Đồ chơi kích thích trẻ nói từ và câu về những đồ vật con vật, sự việc và
mối quan hệ của các sự vật hiện tượng đươn giản, đồ chơi giúp cho tre làm quen
với thơ, truyện, đóng kịch…
Tóm lại: Đồ chơi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, là
dụng cụ học tập của trẻ. Vậy qua việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm đồ dùng
đồ chơi là để phát huy được khả năng sáng tạo, tìm tòi và làm đồ dùng, đồ chơi,
sự khéo léo của giáo viên đồng thời đánh giá được chất lượng làm đồ dùng, đồ
chơi của giáo viên.
- Thông qua hoạt động với đồ chơi, trẻ biết yêu quý cái đẹp, rèn luyện tính
kiên trì bền bỉ, làm việc có mục đích; biết tìm hiểu và phản ánh thế giới xung
quanh, trẻ được trải nghiệm.
- Để có được đủ nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi tôi huy động giáo
viên tự thu thập nguyên vật liệu, tuyên truyền vận động phụ huynh cùng sưu
tầm, hướng dẫn trẻ cùng thu thập nguyên vật liệu.
- Nguyên vật liệu chủ yếu là từ thiên nhiên ( Tre, nứa, lá, vỏ sò, ốc hến, sọ
dừa, râu ngô, vỏ cây kho, vỏ trứng)…; vật liệu phế thải ( hộp cát tông, vỏ bánh
kẹo, chai, lọ nhựa, len, vải vụn, sách báo cũ, vỏ hộp sữa, ống hút sữa….)
Ví dụ 1: Cách làm con chuồn chuồn
+ Chuẩn bị: Một tấm bìa cứng hình chữ nhật, keo, nhũ tương trắng, hạt đậu
đen, màu nước và lọ vẽ, lá xanh cóa dạng hình dài.
+ Thực hiện: Bước 1: Vẽ phần nền trên tấm giấy bìa cứng theo ý thích
Bước 2: Dán hai hạt đậu dính sát vào nhau
Bước 3: Dán bốn lá ở phân thân
Bước 4: Dùng bút lông đen vẽ đuôi dài
+ Sử dụng: Giáo viên hướng dẫn trẻ đặt bức tranh ở góc triển lãm tranh
hoặc góc học tập.
Ví dụ 2: Cách làm tranh sáng tạo
11
+ Chuẩn bị : Màu nước, cọ, lọ thuốc bằng nhựa có chứa sẵn màu nước,
keo dán, xác cơm dừa đã chộn màu, giấy bìa cứng.
+ Thực hiện: Bước 1: Bóp nhẹ lọ thuốc màu và vẽ phác thảo các hình ảnh
tùy ý trên bìa giấy
Bước 2: Bôi keo dán vào khoảng trống trên các hình ảnh vừa
mới phác thảo
Bước 3: Chọn loại xác cơm dừa có màu phù hợp dán vào các
vùng vừa bôi keo.
+ Sử dụng giáo viên hướng dẫn trẻ cách treo và vị trí treo tranh ở góc
triển lãm hay góc học tập ở nhà.
Ví dụ 3: Cách làm hình các con vật
+ Chuẩn bị: Bìa cứng hoặc các tông, bút màu, que 30 - 40 cm, dây ,
thước,kéo, hồ dán, băng dính.
+ Thực hiện:
Bước 1: Dùng que: vẽ mặt con vật lên bìa cứng hoạc các tông
Bước 2: Cắt con vật rời ra khỏi tấm bìa
Bước 3: gắn mặt con vật vào que dài khoảng 20 -30 cm
+ Sử dụng: Giáo viên hướng dẫn trẻ chơi “ ú òa”, cho trẻ chỉ và nói tên
gọi các bộ phận trên mặt con vật, dùng để kể chuyện, đọc thơ, hát múa, đóng
kịch.
(Hình ảnh minh họa 1 kèm theo phụ lục 4:
(Hình ảnh trưng bày đồ dùng đồ chơi tự tạo của cô và trẻ cùng làm)
Kết quả đạt được:
-100% cán bộ giáo viên tích cực thu gom nguyên vật liệu phế thải để làm
đồ dùng đồ chơi tự tạo.
- 100% Cán bộ giáo viên có kiến thức, kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi.
- 95% trẻ tích cực tham gia hưởng ứng cùng cô
2.3.4. Tổ chức tốt các hội thi cấp trường cho giáo viên và trẻ
Ngoài việc bồi dưỡng giáo viên qua hình thức dự giờ, rút kinh nghiệm;
Bồi dưỡng qua hình thức tổ chức các tiết dạy mẫu để nhân ra diện rộng, thì việc
bồi dưỡng giáo viên qua phong trào thi giáo viên dạy giỏi cũng góp phần nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
Qua hội thi này đối với ban giám hiệu đã gắn được trách nhiệm của mình
trong quá trình quản lý và chỉ đạo.
Đối với giáo viên: Thông qua hội thi giáo viên có nhiều các thủ thuật,
phong cách lên lớp từ đó thu hút, kích thích được sự tham gia tích cực của trẻ.
Hội thi giáo viên dạy giỏi tạo cơ hội và rèn luyện giáo viên tự học và tự
sáng tạo. Qua hội thi phát hiện tuyên dương và nhân rộng những điển hình tiên
tiến, góp phần tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục mầm non của nhà
trường.
Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó
xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn rút
kinh nghiệm cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.
12
Ví dụ 1: Hội thi giáo viên giỏi cấp trường
Để tổ chức tốt hội thi Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch tổng thể, xây dựng
ngân hàng đề thi lý thuyết và thực hành, cho giáo viên, bốc thăm, thành lập ban
giám khảo.
+ Vòng 1: Bài thi năng lực
+ Vòng 2: Bài thi giảng ( mỗi giáo viên thực hiện 2 hoạt động học)
+ Kết thúc hội thi tổng hợp kết quả hội thi, sau đó ban giám hiệu họp toàn
thể cán bộ giáo viên thông báo kết quả thi, trao giải thưởng, học tập những giờ
dạy tốt rút kinh nghiệm những giờ dạy chưa tốt.
Giáo viên tham gia đủ các nội dung hội thi và đạt các yêu cầu theo quy
định về đánh giá kết quả các giáo viên dự thi được công nhận là giáo viên dạy
giỏi và được cấp giấy chứng nhận của Hiệu trưởng nhà trường, cụ thể như sau:
- Bài thi Lý thuyết đạt từ 8 điểm trở lên
- Hoạt động dạy đạt loại: Xếp loại : giỏi.
(Hình ảnh minh họa 1 kèm theo phụ lục 5:
(Hình ảnh hội thi giáo viên giỏi cấp trường)
Kết quả: Có 17/17 giáo viên tham gia dự thi
Trong đó: Loại giỏi: 13; loại Khá 4 Đ/C; Trung bình: 0
Đối với trẻ: Qua hội thi nhằm tuyên truyền sâu rộng tới phụ huynh học
sinh và cộng đồng về việc tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ theo khoa học. Từ đó
nhận thức đúng đắn về GDMN và có sự quan tâm, phối kết hợp giữa gia đình và
nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát
triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, hạn chế tỷ lệ suy dinh
dưỡng tới mức thấp nhất.
Tạo cơ hội cho trẻ mầm non được giao lưu, thể hiện khả năng nhận thức về
môi trường tự nhiên, xã hội, khả năng giao tiếp giúp trẻ mầm non tự tin bước
vào bậc tiểu học một cách vững vàng.
Thu hút sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể, xã hội đối với bậc học
mầm non
Ví dụ 2: Hội thi “Hội khỏe – Bé mầm non”
+ Để tổ chức tốt hội thi Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch tổng thể,
thống nhất nội dung thi, thành lập ban giám khảo.
+ Tổ chức hội thi
+ Kết thúc hội thi tổng hợp kết quả hội thi, sau đó ban giám hiệu họp toàn
thể cán bộ giáo viên thông báo kết quả thi, trao giải thưởng cho tập thể cá nhân
đạt giải.
Kết quả:
Giải cá nhân
Giải đồng đội
+ Giải nhất: 6 giải
+ Giải nhấ: 1 giải
+ Giải nhì: 14 giải
+ Giải nhì: 1 giải
+ Giải ba: 19 giải
+ Giải ba: 3 giải
+ Giải KK: 43 giải
+ Giải KK: 4 giải
13
Kết quả: Thông qua hội thi giáo viên đã có nhiều giáo viên có thủ thuật
hay, nhiều sáng tạo, linh hoạt trong quá trình sử dụng đồ dùng đồ chơi.
Đối với trẻ thông qua hội thi đã cung cấp cho trẻ vốn kiến thức kỹ năng
cơ bản qua đó trẻ mạnh dạnh tự tin hơn.
2.3.5. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua xây dựng các nhóm
lớp điểm:
Việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng hình thức qua xây dựng
lớp điểm để giáo viên trong trường được học tập, từ cách trang trí sắp sếp đồ
dùng đồ chơi các góc, nề nếp học sinh, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. Ngay từ đầu
năm học tôi đã xây dựng lớp điểm, phân công giáo viên đứng lớp, chọn những
giáo viên phải là những giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng
lực chuyên môn giỏi, có uy tín với mọi người. Những lớp điểm là nơi đi đầu
trong việc thực hiện nội dung mới để rút kinh nghiệm trước khi chỉ đạo đại trà.
Thông qua các lớp điểm giáo viên được tham quan, trao đổi kinh nghiệm
với đồng nghiệp, tai nghe, mắt thấy, học tập để áp dụng vào lớp của mình.
Vào đầu năm học tôi cùng tổ trưởng chuyên môn lựa chọn những nhóm
lớp có đủ năng lực, có nhiều thủ thuật sáng tạo, có nhiều đồ dùng, đô chơi phong
phú, để xây dựng lớp điểm và các chuyên đề hàng năm.
Ví dụ 1: Chỉ đạo lớp cô Mai Thị Nguyệt “ xây dựng môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm” lớp Hoa Hồng 5- 6 tuổi.
+ Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường bên trong nhóm lớp cần đảm
bảo các yêu cầu sau:
+ Môi trường bên trong : Môi trường vật chất cho trẻ hoạt động
trong phòng nhóm lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều
kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi phù hợp với điều kiện thực tế - Có
các phòng đảm bảo qui định, sắp xếp, trang trí không gian hợp lí, thẩm mĩ, thân thiện,
an toàn .
- Xây dựng các góc cho trẻ hoạt động và được bố trí thuận tiện, hợp lí, linh
hoạt, dễ thay đổi đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động vui chơi của trẻ
- Có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu rời cho trẻ chơi và hoạt
động thực hành, trải nghiệm, sáng tạo.
+ Môi trường bên ngoài: Môi trường vật chất cho trẻ hoạt động ngoài trời
đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học
bằng chơi:
- Xây dựng các góc/khu vực khác nhau được quy hoạch phù hợp, thân thiện
với trẻ.
- Có đa dạng các đồ chơi, học liệu đảm bảo an toàn, vệ sinh.
+ Môi trường xã hội: Môi trường xã hội hỗ trợ, kích thích hứng thú chơi
của trẻ, giúp trẻ chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm và
giao tiếp:
- Phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được
giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người
xung quanh. Tạo không khí giao tiếp tích cực, kích thích hứng thú hoạt động của
14
trẻ.
- Trẻ luôn được tôn trọng, khuyến khích và hỗ trợ phát triển
+ Thực hành việc khai thác, sử dụng có hiệu quả môi trường giáo dục,
tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện :
- Chuẩn bị môi trường giáo dục phù hợp với nhóm lớp
- Tổ chức sử dụng môi trường giáo dục phù hợp, hiệu quả tại nhóm lớp.
Khi đã có đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ
chơi phục vụ cho chuyên đề tôi chỉ đạo cho giáo viên tổ chức cho trẻ được trải
nghiệm và ứng dụng chuyên đề tại nhóm lớp phù hợp. Để giáo viên trong trường
đến dự, học hỏi rút kinh nghiệm.
(Hình ảnh minh họa 1 kèm theo phụ lục 6:
(Hình hình xây dựng lớp điểm chuyên đề “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm”)
Ví dụ 2: Chỉ đạo lớp cô Nguyễn Thị Hạnh xây dựng lớp điểm thực thiện
chuyên đề “Phát triển vận động” độ tuổi 5- 6 tuổi.
+ Để thực hiện tốt chuyên đề này tôi tham mưu với ban giám hiệu mua
sắm bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất cho lớp điểm, tôi chỉ đạo giáo viên khi
thực hiện cần đảm bảo các nội dung sau:
- Tạo dựng môi trường cơ sở vật chất, thiết bị đồ chơi: Tự làm đồ dùng đồ
chơi và sắp xếp cơ sở vật chất, thiết bị đồ chơi giúp trẻ phát triển vận động đảm
bảo an toàn, phù hợp và hiệu quả.
- Tạo không gian cho trẻ vận động: Đối với trường tôi chưa có phòng vận
động thì tôi chỉ đạo giáo viên khai thác sử dụng khu vui chơi ngoài trời, sảnh,
sân hoặc hành lang, đặc biệt quan tâm đến việc tạo môi trường xanh, thoáng mát
để trẻ có địa điểm vui chơi, luyện tập phát triển vận động, tham mưu với ban
giám hiệu dành phần đất tróng của trường để trồng cỏ, tạo sân cát đường đi đa
dạng ( hàng rào lối đi lại giữa các khu vực...) gò đất, núi đồi, vườn cổ tích ... với
những thiết bị, thể dục dụng cụ chuyên biệt để giúp trẻ làm quen. Bên cạnh đó
chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ, khi sắp xếp các thiết bị đồ chơi cũng cần tuân
theo một số nguyên tắc như: đảm bảo nhiều cơ hội cho trẻ vân động, sáng tạo và
thích thú, trẻ có thể tham gia chơi theo nhóm, lớp, cá nhân, chơi theo ý thích
hoặc chơi theo bài tập.
- Thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong nhóm lớp: Đồ dung, đồ chơi trong nhóm
lớp cần đảm bảo theo danh mục đồ dùng , đồ chơi thiết bị tối thiểu và theo nội
dung phát triển vận động trọng chương trình giáo dục mầm non, bên cạnh đó cần
bổ sung mua sắm hoặc có thể tự làm thêm những thiết bị giúp trẻ thực hiện nội
dung phát triển vận động phù hợp với độ tuổi như: Khi sắp xếp các thiết bị đồ
chơi trong các góc chơi trong nhóm, lớp đảm bảo an toàn, tận dụng mọi điều
khiện phù hợp với từng vận động của trẻ để tạo cơ hội cho trẻ được vận động.
- Đổi mới phương pháp, tăng cường giáo dục phát triển vận động cho trẻ:
hướng dẫn giáo viên chú ý lồng ghép tích hợp các nội dung phát triển vận động
15
vào hoạt động vui chơi và các hoạt động giáo dục khác. Đặc biệt quan tâm đến
góc vận động trong lớp hoặc các góc có liên quan đến việc phát vận động thô và
vân động tinh cho trẻ như: góc âm nhạc, góc đóng vai, góc tạo hình, góc khoa
học, khám phá, .....Khi thực hiện giáo viên cần chú ý đến quy trình thực hiện các
vận động khác nhau ( đi, chạy, nhảy) để khích lệ trẻ tích cực tham gia vào các
vận động.
Khi đã có đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ
chơi phục vụ cho chuyên đề tôi tổ chức cho giáo viên trong trường đến tham
quan, học hỏi rút kinh nghiệm.
Kết quả: Qua kinh nghiệm học hỏi các lớp điểm trên tôi thấy giáo viên đã
có sự thay đổi rõ rệt, đã có nhiều kinh nghiệm trong quá trình lên lớp cũng như
cách bố trí sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp khoa học phù hợp với từng đối
tượng của trẻ.
Các góc trong nhóm, lớp được trang trí mang tính mở kích thích được sự
hướng thú của tham gia hoạt động của trẻ. Thông qua đó trẻ có kỹ năng chơi
cùng cô và có khả năng thực hiện tốt các vận động trong các trò chơi, bài tập...
2.3.6. Bồi dưỡng chất lượng đội ngũ, cán bộ giáo viên thông qua công
tác dự giờ kiểm tra nội bộ trường học.
Đối với một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn để thực hiện tốt
chuyên môn tôi xác định rõ dự giờ, kiểm tra nội bộ là một việc làm rất quan
trọng, từ đó bản thân tôi xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên môn riêng của phó
hiệu trưởng.
Đối với Phó hiệu trưởng tôi tiến hành kiểm tra hồ sơ cá nhân và kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ, vào đầu tuần PHT phải có kế hoạch trình hiệu trưởng,
cuối tuần báo cáo lại kết quả thực hiện.
Ví dụ: Tôi cùng Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch dự giờ kiểm tra nội
bộ trường học cụ thể như sau;
Tháng
Nội dung kiểm tra
Tháng
8/2017
- Kiểm tra trang trí
nhóm lớp, làm đồ dùng
đồ chơi
- Kiểm tra hồ sơ sổ sách
- Kiểm tra việc thực
hiện nội dung chăm sóc
giáo dục trẻ..
Đối tượng được
kiểm tra
- Nhóm trẻ, lớp
MG
- Toàn thể GV
- Nhóm trẻ, lớp
MG
Ngày
Bộ phận
(tuần)
( người)
kiểm tra
KT
- Tuần
- BGH +
3/8
TTCM
- BGH +
- Tuần
TTCM
3/8
16
Tháng
9/2017
Tháng
10/201
7
- Kiểm tra chuyên đề
“ Xây dựng môi trường
GD”.
- Kiểm tra dự giờ
thường xuyên
- Nhóm trẻ, lớp
MG
- Tuần
1/9
- 5 giáo viên
- Trong
tháng
- Kiểm tra thực hiện qui
chế chuyên môn, đổi
mới phương pháp dạy
học
- Nhà trường, tổ
chuyên môn,
giáo viên
- Tuần
1/10
- 4 giáo viên
-Tuần
2/10
- Dự giờ thường xuyên
- Toàn thể GV
- Kiểm tra hồ sơ sổ sách
-Trong
tháng
- 5 giáo viên
- Kiểm trta toàn diện
Tháng
11/201
7
- Kiểm tra toàn diện
- Kiểm tra các bộ phận
- Kiểm tra chuyên đề
GDPTVĐ cho trẻ trong
trường MN
- Dự giờ thường xuyên
Tháng
….
Tháng
5
……………………….
………………………..
- Tuần
4/10
- 4 giáo viên
- Trong
tháng
- Tổ chuyên môn - Tuần
nhà trẻ, mẫu giáo 2/11
- 5 giáo viên
- Tuần
3/11
6 giáo viên
- Trong
tháng
………………
…
……………….
……….
………..
- BGH, tổ
trưởng
CM
- BGH, tổ
trưởng
CM
- BGH, tổ
trưởng
CM
- BGH, tổ
trưởng
CM
- BGH, tổ
trưởng
CM
- BGH, tổ
trưởng
CM
- BGH, tổ
trưởng
CM
- BGH, tổ
trưởng
CM
- BGH, tổ
trưởng
CM
- BGH, tổ
trưởng
CM
………….
.
……….
Sau khi xây dựng xong kế hoạch tôi cùng Ban giám hiệu bám vào kế
hoạch để đi kiểm tra giáo viên, các tổ chuyên môn, các bộ phận.
Hình ảnh minh họa 1 kèm theo phụ lục 7:
(Hình hình minh họa dự giờ đột xuất, dự giờ thường xuyên)
17
+Kết quả dự giờ cuối năm
-Tổng số giáo viên được dự: 17 đ/c.
- Đạt loại giỏi: 11 đ/c
- Loại khá: 6 đ/c.
- Loại TB: 0
+ Kết quả kiểm tra toàn diện cuối năm
- Số giáo viên được kiểm tra toàn diện là 5 đ/c
- Loại xuất sắc: 7 đ/c
- loại khá: 3 đ/c
- Loại TB: 0
+ Kết quả kiểm tra chuyên đề;
- Số giáo viên được kiểm tra toàn diện là 12 đ/c
- Loại xuất sắc: 8 đ/c
- loại khá: 4 đ/c
- Loại TB: 0
Kết quả: Thông qua đi dự giờ, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề
Ban giám hiệu đã góp ý bổ sung kịp thời cho giáo viên từ đó giáo viên đã điều
chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục dục phù hợp với độ tuổi của trẻ và với nhóm
lớp.
2.3.7. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua viết sáng kiến kinh
nghiệm:
- Viết sáng kiến kinh nghiệm cũng là một trong những biện pháp rất quan
trọng nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục mầm non tại nhà trường.
- Sáng kiến kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non, cán bộ quản lý giáo dục
mầm non khắc phục được những hạn chế của những biện pháp, cách thức giáo
dục cũ để nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Sáng kiến kinh nghiệm nhằm cung cấp nhiều thông tin phong phú, bổ
ích về lý luận và thực tiễn nhiều mặt trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm là một nhiệm vụ của giáo viên. Qua viết
sáng kiến kinh nghiệm mà kỹ năng nghiên cứu khoa học của giáo viên được
nâng cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được năng cao.
- Chính vì vậy vào đầu năm học tôi triển khai cho giáo viên đăng ký đề tài
sáng kiến kinh nghiệm.
- Chỉ đạo giáo viên tìm ra những giải pháp để ứng dụng có hiệu quả tại
nhà trường.
- Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm.
- Thống báo thời gian nộp sáng kiến kinh nghiệm về nhà trường vào đầu
tháng 4 hàng năm.
- Bản thân tôi tham mưu với hiệu trưởng lựa chọn cán bộ quản lý, giáo
viên có phẩm chất năng lực tốt tham gia vào hội đồng khoa học để chấm sáng
kiến kinh nghiệm.
- Họp hội đồng thống nhất hình thức chấm, phân bài về cho từng thành
viên, chấm theo 2 vòng.
18
- Sau khi có kết quả của hai vòng chấm ban giám hiệu nhà trường tổ chức
họp thông báo kết quả châm sáng kiến kinh nghiệm đến cho toàn thể cán bộ giáo
viên.
- Lựa chọn những bài đạt giải A gửi lên hội đồng khoa học cấp huyện.
- Sau mỗi năm học tôi cùng Ban giám hiệu nhà trường lựa chọn những bài
đạt được xếp loại A, B cấp huyện để mở lớp hội thảo về sáng kiến kinh nghiệm
trong nhà trường mời tác giả của sáng kiến trình bầy những biện pháp hay để
mọi người tham gia thảo luận sau đó ứng dụng vào trong quá trình chăm sóc,
giáo dục trẻ.
Tổ chức cho giáo viên trong trường đi học tập một số trường bạn có
những bài đạt giải cao cấp tỉnh như trường mâm non Thị Trấn, Nga Giáp…sau
đó phôtô làm tài liệu cho giáo viên trong trường nghiên cứu, tham khảo, bồi
dưỡng cho chị em cách viết, cách trình bầy SKKN.
Kết quả xếp loại cấp trường năm học 2017 - 2018
Hội đồng khoa học trường đã chấm được:
- Có 21/21 cán bộ giáo viên đăng ký đề tài và nộp về hội đồng khoa học
nhà trường.
- Có 10 sáng kiến kinh nghiệm xếp loại B cấp trường
- Có 4 sáng kiến kinh nghiệm xếp loại C cấp trường
- Trong đó có 7 sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại A cấp trường gửi lên
hội đồng khoa học cấp huyện.
Kết quả xếp loại cấp huyện năm học 2017 - 2018
Tổng số: Có 7 SKKN được gửi lên Hội đồng khoa học cấp huyện
Trong đó: Loại A: 2; Loại B: 5.
Kết quả: Qua công tác bồi dưỡng cho các bộ giáo viên thông qua viết
sáng kiến kinh nghiệm. Giáo viên đã nắm chắc kiến thức, cách trình bầy đúng
cấu trúc, đã đưa ra các biện pháp, giải pháp hay để áp dụng tại nhà trường đạt
kết quả cao.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp mà bản thân tôi đã thực hiện
trong quá trình quản lí, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đã đạt
được kết quả như sau:
( Bản khảo sát chất lượng cuối năm kèm theo phụ lục 2:
* Bảng 1: Kết quả CSVC, trang thết bị đồ dùng, đồ chơi năm học 2017 - 2018
* Bảng 2: Kết quả số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên năm
học 2017 - 2018.
*Bảng 3: Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ năm học 2017 - 2018
*Bảng 4: Kết quả chất lượng giáo dục trẻ nhà trẻ theo 4 lĩnh vực, mẫu giáo
theo 5 lĩnh vực năm học 2017 – 2018.
- Đối với bản thân: Để giáo viên có năng lực trình độ chuyên môn vững vàng,
người quản lí phải coi công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là
19
nhiệm vụ hàng đầu, là việc làm thườn xuyên, xuyên suốt quá trình chỉ đạo thực
hiện nhiệm vụ năm học.
Phải là người gương mẫu về mọi mặt, xây dựng cho mình một nề nếp, thói
quen làm việc có khoa học để có sức thuyết phục đôi với giáo viên.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên môn, xây dựng tổ chuyên
môn vững mạnh, sinh hoạt có nề nếp, có chất lượng, tạo được khí thế thi đua
liên tục, thúc đẩy giáo viên luôn có sáng tạo trong chuyên môn.
Bản thân tôi thường xuyên dự giờ thăm lớp, quan tâm bổi dưỡng chuyên
môn cho giáo viên, luôn tạo điều kiện để giáo viên học tập, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ, quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh gia đinh, hoàn cảnh kinh tế
của từng giáo viên nhằm tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Đối với đồng nghiệp: Chia sẻ trao đổi, đúc rút ra kinh nghiệp học hỏi lẫn
nhau. Một số giáo viên trong trường đã áp dụng kinh nghiệm của tôi trong việc
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạt được kết quả tốt.
- Đối với nhà trường: Lưu làm tài liệu hàng năm để giáo viên trong nhà
tham khảo, được nhà trường tổ chức triển khai và ứng dụng trong quá trình
chăm sóc giáo dục trẻ.
- Ứng dụng vào trong công tác chỉ đạo trong nhà trường nhằm nâng cao
chất lượng chăn sóc giáo dục trẻ.
- Mua tài liệu tham khảo, tạo điều kiện cho giáo viên được nghiên cứu tìm
hiểu chia sẻ với đồng nghiệp trong chuyên môn.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài tôi đã rút ra được kết luận sau:
Có thể nói công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đôi ngũ giáo viên là một
trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục. Trong
một nhà trường đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, do
đó tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một việc
làm có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, là một hướng đi đúng đắn và đóng vai
trò thiết thực của người cán bộ quản lý trong tình hình hiện nay nhằm đưa đội
ngũ giáo viên mạnh về số lượng, vững về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đó là
việc làm thường xuyên lâu dài của lãnh đạo nhà trường.
Giáo dục mầm non là giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Muốn đạt được
mục tiêu này không có con đường nào khác là phải bồi dưỡng, nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng dạy học. Giáo viên phải thường xuyên học
hỏi, cập nhập thông tin trình độ để có thể đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ,
chính vì vậy việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đó là cơ hội
để giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Song việc bồi dưỡng
cần phải có kế hoạch cụ thể, sát thực, có như vậy mới mang lại hiệu quả cao.
Bài học kinh nghiệm: Qua sáng kiến kinh nghiệm áp dụng tại nhà trường.
Bản thân tôi nhận thấy rằng, để nâng cao chất lượng đội ngũ thì người cán bộ
quản lý cần:
20
- Phải xây dựng kế hoach bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ các bộ, giáo
viên, nhân viên.
- Xây dựng được bộ giáo án mẫu, tổ chức tốt tiết dạy mẫu để đồng nghiệp
học tâp, nhằm cung cấp cho trẻ được những kiến thức kỹ năng cơ bản.
- Phối hợp với ban giám hiệu chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt tổ
chuyên môn theo đúng quy định, giúp giáo viên giải quyết được những vướng
mắc trong quá trình thực hiện chuyên môn.
- Ngoài trình độ chuyên môn vững vàng cô còn phải có kiến thức, kỹ năng
làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu phế thải áp dụng tại nhà trường
đạt kết quả cao.
- Xây dựng được kế hoạch các hội thi cấp trường hàng năm.
- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng hình thức qua xây dựng lớp
điểm để giáo viên trong trường được học tập.
- Xây dựng được kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học. Thông qua kiểm
tra nhận thấy mặt mạnh, mặt yếu của từng cán bộ, giáo viên.
- Có kế hoạch hướng dẫn giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm để có các
giải pháp hay áp dụng tại trường có hiệu quả cao.
- Kiến nghị:
- Đối với nhà trường : Cần có kế hoạch mua thêm tủ góc, đồ chơi ngoài
trời, trang thiết vị đồ dùng đồ chơi để phụ vụ cho việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo
dục trẻ.
- Cần phải tham khảo thêm sách báo, đi tham quan học hỏi kinh nghiệm
của các trường bạn để nâng cao trình độ chuyên môn.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình quản lý chỉ đạo
biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
của trường Mầm non Nga Tân. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ kinh
nghiệm của lãnh đạo cấp trên và bạn bè đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Mai Thị Phú
Nga Tân, ngày 04 tháng 04 năm2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết SKKN
Bùi Thị Như Quỳnh
21
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng kết quả thực trạng
*Bảng 1: Kết quả CSVC, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi năm học 2016 – 2017
STT
1
Tổng
Tỷ lệ %
Cơ sở vật chất
Phòng Bếp 1 Phòng
học
chiều
chức
năng
12
12
100
1
1
100
Bảng
từ
0
0
0
5
5
41
Thiết bị
Bàn
Bàn
ghế
ghế
GV
học
sinh
5
230
5
230
41
77
Đồ dung đồ chơi
Đồ
Đủ thiết bị
chơi
đồ dùng
ngoài đồ chơi tối
trời
thiểu
1
4
1
4
33
*Bảng 2: Số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên năm học 2016 - 2017
S Đối
Số Trình độ
Xếp loại GV loại theo
Kết quả thi giáo viên
T tượng lượ
chuẩn nghề nghiệp GV
giỏi cấp trường
T
ng
mầm non
1
2
CBQL
Giáo
viên
3 Nhân
viên
Tổng cộng
Tỷ lệ %
CĐ
TC
XS
3
17
Đ
H
3
9
TB
3
6
Kh
á
0
4
0
0
0
4
1
1
0
21
13
62
0
0
Yếu Giỏi
0
4
0
3
0
1
0
0
4
38
10
47,
6
4
19
4
19
Đảng
viên
TB
Yếu
0
8
Kh
á
0
4
0
3
0
2
3
14
0
0
0
0
0
1
3
14,
4
8
47
4
23
3
17
2
13
18
85
*Bảng 3: Kết quả chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ năm 2016 -2017
STT Tổng số trẻ
Theo dõi sức khỏe trẻ
Trẻ mắc các
được cân đo
loại bệnh
Cân nặng
Chiều cao
Kên Kênh SDD Kên Kên Kênh thấp còi Kên Số trẻ Tỷ lệ
h BT (dưới -2 và h cao h BT
h cao
-3)
hơn
hơn
tuổi
Số
Tỷ
Số
Tỷ lệ tuổi
trẻ
lệ
trẻ
1
NT
52
47
5
9,6
0
46
6
11
0
5
9,6
2
MG 245 222
23
9,3
0
221
24
9,7
0
21
8,5
Tổng
297 269
28
9,5
0
267
30
10
0
26
8,7
22
*Bảng 4: Kết quả chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo theo5 lĩnh vực, nhà trẻ 4 lĩnh vực năm
2016 – 2017.
S Số trẻ KS
LVPTTC LVPTNT
T
T
Đạt CĐ Đạt CĐ
NT
1
52
46 6
45 7
2 MG 245 236 9
234 11
Tổng
297 282 15 279 18
PTTC và
PTTM
KNXH
Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ
46
6
45
7
238 7
237 8
237 8
284 13 282 15 237 8
LVPTNN
Kết quả chung
Đạt % CĐ %
45 86 7
14
236 96 9
3
281 94 16 6
Phụ luc 2: Bảng kết quả thực trạng năm học 2017 – 2018.
* Bảng 1: Kết sát CSVC, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi năm học 2017 - 2018
Cơ sở vật chất
Thiết bị
Đồ dung đồ chơi
Bàn
Đồ
Đủ thiết bị
Phòng
STT
Phòng
Bếp 1
Bàn ghế
ghế
chơi
đồ dùng
chức
Bảng từ
học
chiều
GV
học
ngoài đồ chơi tối
năng
sinh
trời
thiểu
1
12
1
0
10
12
298
4
12
Tổng
12
1
0
10
12
298
4
12
Tỷ lệ
100
100
0
83
100
100
100
%
* Bảng 2: Số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên năm học 2017 - 2018.
S
T
T
Đối
tượng
1
2
CBQL
Giáo
viên
3 Nhân
viên
Tổng cộng
Tỷ lệ %
Số
lượ
ng
Xếp loại GV loại theo
chuẩn nghề nghiệp GV
mầm non
Trình độ
CĐ
TC
XS
3
Đ
H
3
0
0
17
13
0
1
1
21
100
17
80
Kết quả thi giáo viên
giỏi cấp trường
Yếu Giỏi
Kh
á
TB
Yếu
Đảng
viên
TB
3
Kh
á
0
4
13
4
0
0
13
4
0
0
14
0
0
1
0
0
0
0
0
0
0
1
0
0
4
20
17
80
4
20
0
0
0
0
13
76
4
24
0
0
0
0
18
85,7
0
3
*Bảng 3: Kết quả chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng năm học 2017 – 2018.
STT
1
2
Tổng số trẻ
được cân đo
NT
MG
Tổng
52
255
307
Kên
h BT
50
242
292
Cân nặng
Kênh SDD
(dưới -2 và
-3)
Số
Tỷ
trẻ
lệ
2
3,8
13
5
15
4,8
Theo dõi sức khỏe trẻ
Chiều cao
Kên
h cao
hơn
tuổi
Kênh
BT
0
0
0
49
241
241
Kênh thấp
còi
Số
trẻ
3
14
17
Tỷ
lệ
5,7
5,4
5,5
Trẻ mắc các
loại bệnh
Kên
h cao
hơn
tuổi
Số
trẻ
Tỷ
lệ
0
0
0
3
9
12
5,7
3,5
3,9
23
*Bảng 4: Kết quả chất lượng giáo dục trẻ nhà trẻ theo 4 lĩnh vực, mẫu giáo theo 5 lĩnh vực
năm học 2017 – 2018.
PTTC và
S
LVPTTC LVPTNT LVPTNN
PTTM
Kết quả chung
KNXH
T Số trẻ KS
Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt % CĐ %
T
NT
1
52
50
2
49
3
50
2 49
3
50 96 2
4
2 MG 255 248 7 245 10 249 6 246 9 246 9 247 97 8
3
Tổng
307 298 9 295 13 299 8 295 12 246 9 297 98 10 2
Phụ lục 3: Bưỡng giáo viên qua sinh hoạt tổ chuyên môn: 2.3.2.
(Hình ảnh sinh hoạt tổ chuyên môn )
Phụ lục 4:. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ
nguyên vật liệu phế thải 2.3.3
Hình ảnh minh họa 1:
24
(Hình ảnh minh họa sản phâm đồ dùng đồ chơi cô và trẻ cùng làm)
(Hình ảnh minh họa sản phâm đồ dùng đồ chơi cô và trẻ cùng làm)
25