Tải bản đầy đủ (.pdf) (468 trang)

Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy các môn khoa học lý luận chính trị Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Đoàn Đức Hiếu, Phùng Thế Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.22 MB, 468 trang )

PGS.TS ĐOÀN ĐỨC HIẾU - ThS PHÙNG THẾ ANH
(Đồng chủ biên)

ĐỔI MỚI
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
CÁC MƠN KHOA HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


PGS.TS ĐOÀN ĐỨC HIẾU
ThS PHÙNG THẾ ANH
(Đồng chủ biên)

ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
GIẢNG DẠY CÁC MÔN KHOA HỌC
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


2


LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Sự phát triển của thực tiễn kinh tế - xã hội, trên tất cả mọi lĩnh vực,
ở Việt Nam hiện nay và của nhận thức lý luận, trong thời kỳ đổi mới, hội
nhập và phát triển, đang là nhân tố tất yếu để các nghiên cứu mới ra đời.
Cuốn sách: “Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy các mơn khoa
học lý luận chính trị - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, là kết quả


những nghiên cứu mới của các giảng viên trong các trường đại học, cao
đẳng và những cán bộ hoạt động thực tiễn. Nội dung cuốn sách tập trung
vào hai chủ đề chính là những vấn đề mới về lý luận và đổi mới phương
pháp giảng dạy các môn khoa học lý luận trong các trường đại học, cao
đẳng hiện nay.
Trong chủ đề những vấn đề mới về lý luận, các tác giả đã trình bày
nhiều nội dung phong phú. Đó là các nghiên cứu về triết học Mác-Lênin,
triết học phương Đông và triết học phương Tây; những vấn đề về lịch sử
Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh; các nghiên cứu về con người, văn hóa và
xã hội. Những nghiên cứu này được đặt trong bối cảnh hiện thực của sự
vận động lịch sử xã hội Việt Nam thời đại tồn cầu hóa, hội nhập, phát
triển và cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4. Nhìn chung, các bài viết
đều thể hiện những cách tiếp cận mới, nội dung phong phú, sâu sắc,
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong các vấn đề nghiên cứu.
Trong chủ đề đổi mới phương pháp giảng dạy các mơn khoa học lý
luận chính trị, nhiều tác giả đã tiếp cận vấn đề từ góc độ lý luận chung về
phương pháp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam;
hoặc từ các mơn học cụ thể trong nội dung chương trình hiện nay: Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Các mơn học này
được tiếp cận từ thực tiễn giảng dạy sinh động trong từng trường cụ thể,
kết nối với môi trường học tập của sinh viên trong nhà trường, làm cơ sở
cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy một cách tích cực và có hiệu
quả nhất.
Với xu thế đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước hiện nay,
những nghiên cứu của các tác giả trong cuốn sách là sự đóng góp nhất
định vào việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập các
mơn khoa học lý luận chính trị trong hệ thống các trường đại học, cao
đẳng, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nhằm mục đích
xây dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện, đáp ứng với u cầu

của cơng cuộc phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
3


Hy vọng rằng, cuốn sách sẽ là tài liệu bổ ích đối với đơng đảo bạn
đọc có nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập các môn khoa học lý
luận chính trị.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Đổi mới nội dung, phương
pháp giảng dạy các môn khoa học lý luận chính trị - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn”, do PGS.TS Đoàn Đức Hiếu và ThS Phùng Thế Anh
đồng chủ biên, với quý bạn đọc.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2018
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

4


LỜI NĨI ĐẦU
Cơng tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên trong
các trường đại học, cao đẳng ln gắn bó thống nhất, khơng tách rời,
hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần đào tạo,
giáo dục con người phát triển toàn diện. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết
đó, cuốn sách: “Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy các môn
khoa học lý luận chính trị - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được
xuất bản, là kết quả nghiên cứu từ nhiều Hội thảo khoa học của các
trường đại học, cao đẳng trên phạm vi cả nước. Có thể xem đây là những
cơng trình nghiên cứu tiêu biểu và đầy tâm huyết của các giảng viên lý
luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng, hoặc cán bộ hoạt động
thực tiễn, qua sự trải nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực cơng tác của

mình, đã sáng tạo nên những nghiên cứu mới, phong phú về chủ đề, sâu
sắc về nội dung, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong cơng cuộc đổi mới
hiện nay.
Nội dung các cơng trình nghiên cứu thể hiện trong hai chủ đề bao
trùm: thứ nhất là những vấn đề mới về nội dung các môn khoa học lý
luận chính trị; thứ hai là vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy trong các
trường đại học, cao đẳng.
Phần thứ nhất, về nội dung lý luận, thể hiện trong bốn chủ đề:
Tiếp cận từ lý luận triết học (bao gồm triết học lịch sử, triết học
nhân sinh và triết học thực tiễn).
Các tác giả đã tiếp cận nhiều hệ thống triết học, từ triết học Mác
đến triết học phương Đông, triết học phương Tây, đồng thời vận dụng tư
tưởng triết học đó vào hoạt động thực tiễn và triết lý nhân sinh. Các bài
viết tiêu biểu, có nội dung sâu sắc có thể kể đến như: “Tư tưởng về con
người trong triết học khai sáng Pháp” của Đoàn Đức Hiếu và Trần Ngọc
Chung; “Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong tác phẩm Biện
chứng của tự nhiên” của Đoàn Đức Hiếu và Trần Văn Vĩ; “Bàn về tính
hai mặt trong hệ thống triết học của Hê-ghen” của Trần Ngọc Chung;
“Giá trị và hạn chế của triết lý nhân sinh của Trang Tử đối với đời sống
xã hội Việt Nam” của Đồn Đức Hiếu và Ngơ Quang Tuệ; “Ảnh hưởng
triết lý nhân sinh của Đạo gia đối với cách xử thế của con người trong
lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV- XVIII” của Ngô Quang Tuệ;
“Những mặt tiêu cực của tôn giáo và đạo đức ngày nay dưới góc nhìn của
phân tâm học” của Nguyễn Thị Bích Hằng.
5


Tiếp cận về lịch sử, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam và sự vận dụng trong thực tiễn hiện nay, có các cơng trình như:
“Đổi mới là một cuộc cách mạng của Đảng ta, được bắt đầu từ thế kỷ

XX” của Nguyễn Đình Cả và Hồng Thị Mỹ Nhân; “Vận dụng những
điểm mới trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của
Đảng vào giảng chuyên đề Đường lối xây dựng kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam” của Trần Văn Hiếu; “Nhận thức về thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” của
Nguyễn Thị Hoa; “Chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gịn đối với
cơng nhân ở các đơ thị miền Nam trong chiến tranh đặc biệt (19611965)” của Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị
Phương.
Tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện trong nhiều cơng
trình nghiên cứu tâm huyết, tư duy có chiều sâu lý luận, với nhiều nội
dung khác nhau. Một số bài viết chủ yếu như: “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về phát huy dân chủ trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” của
Nguyễn Thế Phúc; “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ
biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới xây dựng
đất nước hiện nay” của Thái Ngọc Tăng; “Quan điểm biện chứng về trí
thức trong tư tưởng Hồ Chí Minh” của Đồn Đức Hiếu và Trần Văn Vĩ;
“Những nét đặc sắc trong tư tưởng về đại đồn kết dân tộc của Hồ Chí
Minh” của Trương Thị Mỹ Châu; “Bác Hồ với “thế hệ trí thức vàng”
Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ mới” của Nguyễn
Thị Hiền.
Về vấn đề con người, văn hóa, đạo đức trong đời sống xã hội, được
thể hiện trong các cơng trình nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn,
của nhiều tác giả. “Quan điểm của Đảng về phát triển con người trong
thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay” của Thái Thị Khương; “Vai trò của
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên trong nền kinh tế thị
trường hiện nay” của Phan Thị Hà; “Tầm quan trọng của việc nâng cao
năng lực quản lý cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay”
của Nguyễn Hoàng Hưng; “Mối quan hệ giữa cái đẹp nghệ thuật và giáo
dục thẩm mỹ trong xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện”
của Đặng Thị Minh Tuấn.

Phần thứ hai, tiếp cận từ góc độ phương pháp giảng dạy các
mơn khoa học lý luận chính trị.
Các tác giả đã thể hiện với nhiều bài viết phong phú về nội dung, tư
duy lý luận logic, từ lý luận chung về phương pháp giảng dạy đến
phương pháp cụ thể trong từng mơn học, từng cơ sở đào tạo và từng tình
huống giáo dục riêng biệt. Một số cơng trình tiêu biểu của chủ đề này:
6


“Đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy các mơn lý luận chính
trị trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay” của Đoàn Đức Hiếu và
Phùng Thế Anh; “Vận dụng đa dạng phương pháp giảng dạy để nâng cao
chất lượng bài giảng các mơn lý luận chính trị trong trường đại học hiện
nay” của Phạm Thị Phương Thanh; “Sơ kết 03 năm công tác triển khai
đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hình thức thi tiểu luận đối
với các học phần lý thuyết ở khoa lý luận chính trị” của Phùng Thế Anh;
“Kết hợp dạy học số và phương pháp seminar là giải pháp hiệu quả trong
công tác giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật hiện nay” của Nguyễn Thị Phượng; “Một vài kinh
nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy đối với học phần Đường lối
cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam” của Hoàng Xuân Sơn; “Gắn lý
luận với thực tiễn trong giảng dạy và học tập môn Những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác- Lênin theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của
Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới toàn diện giáo dục” của Tạ Thị
Thùy.
Với số lượng 60 bài viết của các tác giả là những giảng viên có
nhiều năm tham gia giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, cuốn
sách thể hiện nhiều nội dung phong phú, các cách tiếp cận mới, phương
pháp tư duy sâu sắc; nội dung lý luận thống nhất với thực tiễn kinh tế - xã
hội và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong thời đại ngày nay.

Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, trong đó các mơn khoa
học lý luận chính trị có vai trị rất quan trọng để góp phần xây dựng và
phát triển con người Việt Nam với các chuẩn mực giá trị mới, thích ứng
với thời kỳ hội nhập, phát triển, thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Mặc dù các tác giả đã có nhiều cố gắng trong q trình tham gia
thực hiện cuốn sách, nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Mong bạn đọc tiếp nhận và góp ý chân thành để cuốn sách ngày
càng được tốt hơn về nội dung và hình thức.
Trân trọng giới thiệu cuốn sách “Đổi mới nội dung, phương pháp
giảng dạy các mơn khoa học lý luận chính trị - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn” với các Giảng viên, Sinh viên và Bạn đọc.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2018
PGS.TS Đoàn Đức Hiếu

7


PGS.TS ĐOÀN ĐỨC HIẾU
ThS PHÙNG THẾ ANH
(Đồng chủ biên)
Ban Biên tập:
PGS.TS Đoàn Đức Hiếu

-

Trưởng ban

ThS Phùng Thế Anh


-

Uỷ viên, Thư ký

TS Nguyễn Đình Cả

-

Uỷ viên

TS Thái Ngọc Tăng

-

Uỷ viên

ThS Nguyễn Thị Phượng

-

Uỷ viên

ThS Trần Ngọc Chung

-

Uỷ viên

CÁC TÁC GIẢ
1.

2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
8

TS.
ThS.
TS.
TS.
ThS.
ThS.
ThS.
ThS.

ThS.
TS.
TS.
ThS.
PGS.TS.
TS.
ThS.
ThS.
ThS.
ThS.
ThS.
ThS.
ThS.

Phan Thị Phương
Phùng Thế
Phạm Văn
Nguyễn Đình
Trương Thị Mỹ
Trần Ngọc
Lê Quang
Nguyễn Văn
Nguyễn Thị Thu
Phan Thị
Nguyễn Thị Bích
Nguyễn Thị
Đồn Đức
Trần Văn
Nguyễn Thị
Nguyễn Hồng

Hồng Nam
Lê Thị Thuý
Nguyễn Thị Thanh
Dư Thị
Thái Thị

Anh
Anh
Búa
Cả
Châu
Chung
Chung
Đạo


Hằng
Hiền
Hiếu
Hiếu
Hoa
Hưng
Hưng
Hương
Huyền
Huyền
Khương


22.

23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.
41.
42.
43.
44.
45.

ThS.
ThS.
ThS.
ThS.
ThS.
ThS.

TS.
TS.
ThS.
ThS.
ThS.
ThS.
TS.
ThS.
ThS.
ThS.
ThS.
ThS.
ThS.
ThS.
TS.
TS.
TS.
ThS.

Nguyễn Thị Hoa
Nguyễn Văn
Lê Bình Phương
Nguyễn Hồng
Nguyễn Thị Tuyết
Hồng Thị Mỹ
Võ Nguyễn Hoài
Nguyễn Thế
Nguyễn Thị
Nguyễn Thị
Hoàng Xuân

Lê Nhựt
Thái Ngọc
Phạm Thị Phương
Trần Hữu
Nguyễn Thị Như
Đào Thị
Tạ Thị
Đặng Thị Minh

Ngô Quang
Đàm Trọng
Nguyễn Thị
Trần Văn

Kiều
Linh
Luân
Minh
Nga
Nhân
Như
Phúc
Phương
Phượng
Sơn
Tâm
Tăng
Thanh
Thượng
Thuý

Thuý
Thuỳ
Tuấn
Tuấn
Tuệ
Tùng
Tùng


9


10


MỤC LỤC
LỜI NHÀ XUẤT BẢN ............................................................................ 3
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................... 5
MỤC LỤC .............................................................................................. 11
Phần thứ nhất
MỘT SỐ VẤN ĐỀ MỚI VỀ NỘI DUNG
CÁC MƠN KHOA HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ............................. 19
A. TIẾP CẬN TỪ LÝ LUẬN TRIẾT HỌC ........................................ 21
BÀN VỀ TÍNH HAI MẶT TRONG HỆ THỐNG TRIẾT HỌC
CỦA HEGEL ........................................................................................... 23
ThS Trần Ngọc Chung
TỪ LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ VAI TRÒ
CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ ĐẾN VAI TRÒ CỦA ĐẠI
TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TRONG CHIẾN THẮNG ĐIỆN
BIÊN PHỦ 1954 ...................................................................................... 29

ThS Trần Ngọc Chung
PHÂN TÂM HỌC ỨNG DỤNG - MỘT CON ĐƯỜNG ĐANG
RỢNG MỞ............................................................................................... 35
TS Nguyễn Thị Bích Hằng
ThS Đào Thị Th
GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA TRANG
TỬ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM .................................... 45
PGS.TS Đồn Đức Hiếu
TS Ngơ Quang Tuệ
QUAN NIỆM VƠ VI CỦA TRANG TỬ VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY ................................................................... 56
PGS.TS Đồn Đức Hiếu
TS Ngơ Quang Tuệ

11


LUẬN BÀN TRIẾT LÝ “VÔ VI NHI TRỊ” CỦA ĐẠO GIA ................ 66
PGS.TS Đồn Đức Hiếu
TS Ngơ Quang Tuệ
TƯ TƯỞNG VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC KHAI
SÁNG PHÁP ........................................................................................... 75
PGS.TS Đoàn Đức Hiếu
ThS Trần Ngọc Chung
MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN TRONG
TÁC PHẨM “BIỆN CHỨNG CỦA TỰ NHIÊN” .................................. 81
PGS.TS Đoàn Đức Hiếu
ThS Trần Văn Vĩ
TIẾP CẬN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TỪ GĨC ĐỢ QUY
LUẬT MÂU THUẪN ............................................................................. 86

ThS Nguyễn Thị Hoa Kiều
TINH THẦN NHẬP THẾ TỪ “CƯ TRẦN LẠC ĐẠO” CỦA
PHẬT HỒNG TRẦN NHÂN TƠNG ĐẾN “CƯ NHO MỢ
THÍCH” CỦA CHÚA NGUYỄN PHÚC CHU....................................... 91
ThS Lê Bình Phương Luân
QUAN NIỆM VỀ TRỜI VÀ QUỶ THẦN TRONG TRIẾT HỌC
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI......................................................................... 99
ThS Lê Bình Phương Luân
TRIẾT LÝ TRUNG DUNG CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ ....................... 108
ThS Trần Hữu Thượng
ẢNH HƯỞNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA ĐẠO GIA ĐỐI VỚI
CÁCH XỬ THẾ CỦA CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TƯ
TƯỞNG VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XV - XVIII ................................... 117
TS Ngô Quang Tuệ
B. TIẾP CẬN LÝ LUẬN VỀ ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM .......................................... 129
ĐỔI MỚI LÀ MỘT CUỘC CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG TA
ĐƯỢC BẮT ĐẦU TỪ CUỐI THẾ KỶ XX ......................................... 131
TS Nguyễn Đình Cả
ThS Hồng Thị Mỹ Nhân
12


CHÍNH SÁCH CỦA MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GỊN ĐỐI
VỚI CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM TRONG CHIẾN
TRANH ĐẶC BIỆT (1961-1965) ......................................................... 135
ThS Nguyễn Thị Thu Hà
TS Nguyễn Thị Thanh Huyền
ThS Nguyễn Thị Phương
VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỢI

ĐẠI BIỂU TỒN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG VÀO
GIẢNG CHUYÊN ĐỀ ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM ............................... 143
TS Trần Văn Hiếu
NHẬN THỨC VỀ THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ............... 150
ThS Nguyễn Thị Hoa
ThS Dư Thị Huyền
TÌM HIỂU SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................ 155
ThS Dư Thị Huyền
TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN CƯƠNG LĨNH VỀ SỨ
MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN .............................. 168
ThS Nguyễn Thị Phương
C. TIẾP CẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH .................................... 173
SUY NGHĨ VỀ MỘT NHÂN CÁCH LỚN – NHÂN CÁCH LUẬN
CÁCH MẠNG NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH ...................... 175
ThS Trương Thị Mỹ Châu
NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG TƯ TƯỞNG VỀ ĐẠI ĐỒN
KẾT DÂN TỢC CỦA HỒ CHÍ MINH ................................................. 179
ThS Trương Thị Mỹ Châu
VẬN DỤNG TÁC PHẨM “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC” CỦA
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀO BÀI GIẢNG “CHỦ TRƯƠNG
XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY” .............................................................................. 185
ThS Nguyễn Thị Hiền
13


BÁC HỒ VỚI “THẾ HỆ TRÍ THỨC VÀNG” VIỆT NAM TRONG

SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHẾ ĐỘ MỚI ..................... 192
ThS Nguyễn Thị Hiền
QUAN ĐIỂM BIỆN CHỨNG VỀ TRÍ THỨC TRONG TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ....................................................................... 202
PGS.TS Đồn Đức Hiếu
ThS Trần Văn Vĩ
VẬN DỤNG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XII VÀO GIẢNG DẠY MƠN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ................................................................ 209
ThS Lê Thị Thúy Hương
VÀI Ý KIẾN NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIẢNG DẠY, HỌC TẬP MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ....................................................... 213
ThS Nguyễn Hồng Minh
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC GIẢNG
DẠY CHUYÊN ĐỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG .............................................. 218
ThS Nguyễn Thị Tuyết Nga
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT HUY DÂN CHỦ TRONG
SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI .............................. 224
TS Nguyễn Thế Phúc
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỔI MỚI CĂN
BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY Ở NƯỚC TA ......................................................... 232
TS Thái Ngọc Tăng
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ
BIỆN CHỨNG GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG SỰ
NGHIỆP ĐỔI MỚI XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY ............... 238
TS Thái Ngọc Tăng
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC,
LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG

HỒ CHÍ MINH ...................................................................................... 243
TS Nguyễn Thị Tùng
ThS Hồng Nam Hưng
14


D. TIẾP CẬN VỀ CON NGƯỜI, VĂN HÓA, XÃ HỘI .................. 251
VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN
THỐNG CHO SINH VIÊN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG HIỆN NAY .......................................................................... 253
TS Phan Thị Hà
NHỮNG MẶT TIÊU CỰC CỦA TƠN GIÁO VÀ ĐẠO ĐỨC
NGÀY NAY DƯỚI GĨC NHÌN CỦA PHÂN TÂM HỌC .................. 261
TS Nguyễn Thị Bích Hằng
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC
QUẢN LÝ CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY .................................................................................. 271
Nguyễn Hoàng Hưng
MÂU THUẪN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC
NÂNG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC THỰC TIỄN CỦA ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở HÀ GIANG HIỆN NAY ................................................ 279
Nguyễn Hoàng Hưng
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI THEO QUAN ĐIỂM
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM – TỪ LÝ LUẬN ĐẾN
THỰC TIỄN .......................................................................................... 290
ThS Thái Thị Khương
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY .................... 299
ThS Thái Thị Khương*

GIẢNG DẠY NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC THEO HƯỚNG TIẾP
CẬN CDIO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM .. 309
ThS Nguyễn Thị Như Thúy
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁI ĐẸP NGHỆ THUẬT VÀ GIÁO DỤC
THẨM MỸ TRONG XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN ................................................................. 316
ThS Đặng Thị Minh Tuấn

15


Phần thứ hai
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY – LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN ......................................................................................... 325
A. LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ......... 327
VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ XÂY DỰNG VÀ HOÀN
THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG VÀO GIẢNG
DẠY MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM ................................................................................... 329
TS Phan Thị Phương Anh
ĐỂ CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TRỞ NÊN HẤP DẪN HƠN ĐỐI VỚI SINH VIÊN ............................. 337
TS Phạm Văn Búa
MỢT SỐ SUY NGHĨ GĨP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ............... 343
ThS Nguyễn Văn Đạo
ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
CÁC MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................................... 349

PGS.TS Đoàn Đức Hiếu
ThS Phùng Thế Anh
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN ................................................................................................... 356
TS Võ Nguyễn Hoài Như
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ĐƯỜNG LỐI
CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY ................... 364
ThS Nguyễn Văn Linh
VẬN DỤNG ĐA DẠNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐỂ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÀI GIẢNG CÁC MƠN LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY ..................... 372
ThS Phạm Thị Phương Thanh
16


GẮN LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN TRONG GIẢNG DẠY VÀ
HỌC TẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC-LÊNIN THEO NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI LẦN THỨ
XII CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ ĐỔI MỚI TOÀN
DIỆN GIÁO DỤC ................................................................................. 380
ThS Tạ Thị Thùy
MỢT SỐ KINH NGHIỆM TRONG Q TRÌNH ĐỔI MỚI KIỂM
TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HÌNH THỨC TIỂU LUẬN ......................... 386
ThS Tạ Thị Thùy
MỘT SỐ YÊU CẦU DẠY VÀ HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐÁP
ỨNG CHUẨN ĐẦU RA THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KỸ THUẬT HIỆN NAY ........................ 389
ThS Vũ Tuấn
TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, NỢI DUNG, PHƯƠNG

PHÁP CÁC MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN
HIỆN NAY ............................................................................................ 396
TS Đàm Trọng Tùng
B. THỰC TIỄN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Ở
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG ..................................... 403
SƠ KẾT 03 NĂM CÔNG TÁC TRIỂN KHAI ĐỔI MỚI PHƯƠNG
PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ BẰNG HÌNH THỨC THI TIỂU
LUẬN ĐỐI VỚI CÁC HỌC PHẦN LÝ THUYẾT Ở KHOA LÝ
LUẬN CHÍNH TRỊ ............................................................................... 405
ThS Phùng Thế Anh
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HỨNG THÚ CỦA SINH
VIÊN ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH
MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ................................... 409
ThS Lê Quang Chung
ThS Lê Nhựt Tâm
TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP
GIẢNG DẠY PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI HỌC
TRONG VIỆC GIẢNG DẠY MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY .................... 413
ThS Lê Quang Chung
17


THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ ....................................................... 418
ThS Lê Thị Thúy Hương
ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG .................................................................. 424
ThS Nguyễn Thị Tuyết Nga

KẾT HỢP DẠY HỌC SỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP SEMINAR LÀ
GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM KỸ THUẬT HIỆN NAY .................................................... 430
ThS Nguyễn Thị Phượng
MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC ĐỐI VỚI HỌC PHẦN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM .......................................................... 436
ThS Hồng Xn Sơn
THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG TIẾP
CẬN CDIO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP
HCM – GIẢI PHÁP TỐI ƯU ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐÁP ỨNG NHU CẦU CƠNG
NGHIỆP HĨA – HIỆN ĐẠI HÓA ........................................................ 443
ThS Nguyễn Thị Như Thúy
ThS Tạ Thị Thùy
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG
PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG THI CỬ BẰNG HÌNH
THỨC TIỂU LUẬN .............................................................................. 448
ThS Nguyễn Thị Như Thúy
ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG HÌNH THỨC
TIỂU LUẬN TRONG ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ ĐỐI VỚI CÁC
MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ .............................................................. 458
ThS Đặng Thị Minh Tuấn

18


Phần thứ nhất
MỘT SỐ VẤN ĐỀ MỚI VỀ NỘI DUNG

CÁC MƠN KHOA HỌC LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ

19


20


A. TIẾP CẬN TỪ LÝ LUẬN TRIẾT HỌC

21


22


BÀN VỀ TÍNH HAI MẶT
TRONG HỆ THỐNG TRIẾT HỌC CỦA HEGEL
ThS Trần Ngọc Chung*
Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831) là nhà triết học duy
tâm khách quan có vị trí vơ cùng quan trọng trong lịch sử triết học. Ông
sinh tại Stuttgart (Đức) năm 1770 và sống vào thời kỳ tri thức rực rỡ nhất
của nước Đức. Đó là năm L.Beethoven1 sinh ra và I.Kant2 - năm đó 46
tuổi - chưa viết các tác phẩm kinh điển của mình. Từ rất sớm, Hegel đã
có sự say mê về các vấn đề triết học. Bản thân Hegel cũng sớm có những
thành tựu trong lĩnh vực này. Năm 1807, tác phẩm lớn “Hiện tượng học
tinh thần” đánh dấu sự kết thúc quá trình hình thành thế giới quan triết
học của Hegel thời kỳ đầu. Vào những năm 1812-1814, ơng hồn thành
bộ sách “Khoa học Logic”, trong đó trình bày những quy luật và phạm

trù cơ bản của phép biện chứng. Năm 1817, ông cho xuất bản bộ “Bách
khoa toàn thư các khoa học triết học”.
Qua những tác phẩm của mình, Hegel đã thiết lập một hệ thống
siêu hình học tinh vi và phức tạp, để qua đó “cung cấp một cơ sở mới để
tư duy về chính những cơ cấu của thực tại và về những biểu hiện của nó
trong đạo đức học, luật pháp, tôn giáo, nghệ thuật, lịch sử và bản thân
quá trình tư duy”3. Triết học Hegel khơng nói cho ta về cái thiên nhiên
sâu thẳm của tồn tại, nhưng nó lại có thể giúp ta có phương pháp tư duy
hiệu quả.
Trong triết học của mình, Hegel đã phản ánh một cách độc đáo tính
chất mâu thuẫn của sự phát triển nước Đức ngay trước khi có cuộc cách
mạng tư sản, trong đó thể hiện tính hai mặt của giai cấp tư sản Đức, mà
nhà tư tưởng của nó là Hegel. “Một mặt, triết học Hegel có những xu
hướng tiến bộ và thậm chí mang tính chất cách mạng, là biểu hiện cho
sự chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản ở nước Đức.
Mặt khác, nó lại có những tư tưởng bảo thủ và phản động là kết quả
của tính khơng triệt để và tính hèn nhát của giai cấp tư sản Đức”4.

* Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
1. Ludwig van Beethoven (1770 -1827): nhà soạn nhạc người Đức.
2. Immanuel Kant (1724-1804): nhà triết học người Đức.
3. Samuel Enoch Stumpf, Lịch sử triết học và các luận đề, NXB Lao động, Hà Nội,
2007, tr.264.
4. Từ điển triết học, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1986, tr.230.
23


Để làm rõ tính chất trên của triết học Hegel ta cần có cách tiếp cận
phù hợp. Căn cứ để xây dựng phương pháp tiếp cận triết học Hegel trong
khuôn khổ bài viết này đứng trên những điểm sau. Thứ nhất, “Triết học

của Hegel là đa dạng và vạn biến đến mức buộc chúng ta bằng lịng với
việc chỉ có thể bàn về một số nội dung quan trọng nhất”1 chứ khơng thể
giải thích tồn bộ trong một vài trang viết ngắn gọn. Thứ hai, xuất phát từ
đánh giá của K.Mark khi xem “Hiện tượng học tinh thần” là nguồn gốc
và là bí mật của triết học Hegel. Thứ ba, chúng ta sẽ tiếp cận lý luận
Hegel với một tầm nhìn “siêu hình hồnh tráng”2, cái nhìn tồn cảnh
chính là chiếc chìa khóa để nắm bắt phần nào bức tranh triết học Hegel.
Như vậy, cách thức tiếp cận ở đây là nhìn triết học của Hegel từ tầm cao
với sự tập trung hướng vào “Hiện tượng học tinh thần” để qua đó khái
qt được q trình vận động biện chứng của tinh thần, và chỉ ra những
mâu thuẫn cơ bản trong triết học của ông.
Nguyên lý xuất phát của triết học Hegel là sự đồng nhất tồn tại và
tư duy, tức là quan niệm thế giới hiện thực là biểu hiện của “Ý niệm”
hay “Tinh thần” (Geist)3. Hegel dùng chữ này để nói đến phương diện
tinh thần của vũ trụ và trong các tác phẩm của ông, phương diện này xuất
hiện ra như là một loại tinh thần phổ quát. Tinh thần của tôi, tinh thần
của anh, và các tinh thần của tất cả mọi hữu thể có ý thức khác đều là
những biểu hiện đặc thù, hữu hạn của tinh thần phổ quát này.
Nó dường như khá giống với những Ý niệm của Plato (một hệ
thống những cái phổ quát trừu tượng từ đó những sự vật và những sự
kiện trên thế giới có thể được hình dáng và bản chất của chúng). Nhưng
Ý niệm của Hegel khác với Ý niệm của Plato ở hai điểm quan trọng:
 Thứ nhất, nó là một hệ thống được cơ cấu hóa chặt chẽ và cơ
cấu của nó theo một nghĩa nào đó có tính triển khai – phát triển.
Hegel cho rằng những nền tảng của nhận thức thay đổi từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Do đó, khơng có chân lý vĩnh cửu, cũng
khơng có lý tính phi thời gian. Lịch sử tư duy hay lý tính cũng
như một dịng chảy. Nó chứa đựng mọi ý nghĩ mà các thế hệ
trước từng tư duy, cũng như những gì quyết định tư duy của ta
cùng với những điều kiện sống của thời đại mình. Vì vậy ta

khơng thể khẳng định một suy nghĩ nào đó là ln ln đúng
hay sai nếu thiếu đi mối quan hệ với lịch sử.

1. Trần Nhu (chủ biên): Từ các triết gia tự nhiên đến Karl Marx, NXB Đại học Quốc
gia TP HCM, 2001, tr.198.
2. Edward Craig: Triết học, NXB Tri thức, Hà Nội, 2010, tr.131.
3. Trong tiếng Đức, từ Mind (Geist) đơi khi cịn được dịch là Spirit (tinh thần).
24


×