Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Thực trạng chuyển giá của các công ty đa quốc gia trên lãnh thổ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
-------o0o-------

TIỂU LUẬN
MƠN: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn
Phạm Thị Lệ Thúy
Nguyễn Phương Thảo
Lớp

: TS. Nguyễn Thị Lan
: 1411110605
: 1411110565
: TCH301.2


Hà Nội, 10/2015

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................4
CHƯƠNG I:

LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀ VẤN ĐỀ

CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA...................................5


I.1

TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA:.....................................5

I.1.1

Khái niệm..................................................................................................5

I.1.2

Bản chất, sự phát triển và cấu trúc............................................................5

I.1.3

Đặc trưng cơ bản của các công ty đa quốc gia:........................................6

I.1.4

Đặc điểm phát triển của các công ty đa quốc gia:...................................7

I.2

VẤN ĐỀ CHUYỂN GIÁ.................................................................................8

I.2.1

Khái niệm:.................................................................................................8

I.2.2


Một số dấu hiệu nhận biết chuyển giá:....................................................10

I.2.3

Hình thức chuyển giá...............................................................................11

I.2.4

Động cơ thúc đẩy:...................................................................................12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG
TY ĐA QUỐC GIA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM:...................................15
II.1 Thực trạng hoạt động của Công ty ĐQG trên lãnh thổ Việt Nam...................15
II.2 Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước....................................................................................16
II.2.1 Doanh nghiệp FDI tăng trưởng nhanh cả về số lượng doanh nghiệp, quy
mô và kết quả sản xuất........................................................................................17
II.2.2 Đến nay các doanh nghiệp FDI đã hoạt động khắp ở hầu hết các tỉnh, TP
trực thuộc Trung ương và ngành kinh tế..............................................................19
II.2.3 Khu vực FDI là khu vực sản xuất kinh doanh năng động, ổn định và hiệu
quả

21

II.2.4 Hạn chế của các doanh nghiệp FDI........................................................23
2


II.3 Thực trạng chuyển giá của các công ty ĐGQ hoạt động trên lãnh thổ Việt
Nam 25

II.4 Hậu quả thực tế của tình trạng chuyển giá phổ biến hiện nay của các công ty
ĐGQ hoạt động tại Việt Nam...................................................................................28
II.4.1 Đánh giá hậu quả của chuyển giá tại Việt Nam.......................................28
II.4.2 Một số ví dụ điển hình và hậu quả:.........................................................30
II.4.3 Thực trạng chính sách kiểm sốt chuyển giá - chính sách chống chuyển
giá của Việt Nam.................................................................................................48
II.4.4 Nguyên nhân của tình trạng lợi dụng chuyển giá để trốn thuế phổ biến
hiện nay của các công ty ĐQG hoạt động tại Việt Nam.......................................53
II.4.5 Nguyên nhân những hạn chế tồn tại trong quá trình chống chuyển giá. .54

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ CHUYỂN GIÁ....................56
III.1

Dự báo xu hướng đầu tư của các công ty đa quốc gia vào Việt Nam:.........56

III.1.1

Xu hướng dịch chuyển của dịng vốn FDI tồn cầu năm 2015.............56

III.1.2

Xu hướng ở Việt Nam...........................................................................57

III.2

Một số kiến nghị:........................................................................................59

III.2.1

Giải pháp của chính phủ:.....................................................................59


III.2.2

Biện pháp của các doanh nghiệp:........................................................64

III.2.3

Biện pháp xã hội:.................................................................................66

KẾT LUẬN........................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................69

3


LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi mở cửa hội nhập kinh tế từ năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã nhanh
chóng tăng trưởng và trong những năm gần đây ln được các nhà đầu tư xếp hạng là
một trong những quốc gia đầu tư hấp dẫn nhất tại khu vực Châu Á cũng như trên thế
giới. Việc tham gia vào các tổ chức quốc tế, đặc biệt là việc trở thành thành viên chính
thức của WTO đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển cho Việt Nam, thu hút ngày
càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp của các công ty đa quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên,
song hành với những lợi ích to lớn mà các cơng ty này mang lại thì nhiều vấn đề phức
tạp cũng đã nảy sinh, trong đó phải kể đến việc các công ty đa quốc gia lợi dụng việc
chuyển giá để trốn, tránh thuế với quy mô và mức độ ngày càng trầm trọng. Thực trạng
này đã và đang tiếp tục gây ra thất thu nghiêm trọng cho Ngân sách Nhà nước, làm ảnh
hưởng xấu đến môi trường đầu tư của các doanh nghiệp. Vì vậy, đề tài nghiên cứu : “
Thực trạng chuyển giá của các công ty đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam” là cần thiết
và cấp bách.


4


CHƯƠNG I:

LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀ VẤN ĐỀ

CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
I.1

TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA:

I.1.1 Khái niệm
Các quan hệ kinh doanh quốc tế ra đời từ khi quốc gia mở cửa, hội nhập, giao lưu
kinh tế. Đầu tư nước ngồi là một hình thức đầu tư quốc tế, ra đời tương đối muộn hơn
so với các hình thức kinh doanh quốc tế khác nhưng lại nhanh chóng phát triển, các
công ty đa quốc gia được thành lập. Công ty đa quốc gia (MNC: multinatinal
corporations hoặc MNE: multinational enterprises) được hiểu là công ty sản xuất hay
cung ứng dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các cơng ty đa quốc gia lớn thường có ngân
sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia và có thể gây ảnh hưởng lớn đến các mối
quan hệ quốc tế và nền kinh tế của các quốc gia.
I.1.2 Bản chất, sự phát triển và cấu trúc
Hiện nay, xu hướng đầu tư từ các nước phát triển tới các nước đang phát triển đặc
biệt là giữa các nước đang phát triển ngày càng trở nên phổ biến mà nổi bật nhất là đầu
tư trực tiếp nước ngồi. Nguồn gốc chính của các khoản đầu tư trực tiếp nước ngồi
đến từ các cơng ty đa quốc gia. Các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi từ các cơng
ty đa quốc gia này hiện lên tới gần 95% tổng số đầu tư trực tiếp nước ngồi trên thế
giới. Hầu hết các cơng ty này khởi hành từ các quốc gia giàu có, phát triển, thông
thường, các công ty này mang vốn ra nước ngoài bởi họ sở hữu một số lợi thế đặc biệt
mà học muốn khai thác tối đa, hơn nữa có thể thu được nhiều lợi nhuận từ các hoạt

động ở nước ngồi. Cơng ty đa quốc gia chủ yếu đặt trụ sở chính ở quốc gia gốc và mở
rộng ra nước ngoài bằng cách xây dựng hoặc mua lại các công ty con tại các quốc gia
khác ( quốc gia tiếp nhận). Loại mở rộng này được gọi là đầu tư trục tiếp nước ngồi
(FDI ) bởi vì nó liên quan đến việc tiến hành trực tiếp sản xuất ở nước ngồi. Những
cơng ty này cũng đóng vai trị rất quan trọng trong q trình tồn cầu hóa kinh tế. Sự
xuất hiện của các công ty này không phải là một hiện tượng mới mẻ. Tuy nhiên, bản
chất của chúng đã thay đổi rất nhiều trong những thế kỉ qua. Đặc biệt với q trình
tồn cầu hóa được thúc đẩy mạnh mẽ cùng với sự mở rộng thương mại tự do, các công
ty đa quốc gia đã khuếch đại mạnh mẽ về cả số lượng và quy mô hoạt động. Sau Chiến
5


tranh thế giới lần thứ hai, FDI đã phát triển với tốc độ phi thường: điển hình vào
những 1980, FDI đã tăng trưởng 28,9% mỗi năm, gấp 3 lần mức tăng trưởng của
thương mại thế giới. Mặc dù hiện nay, có khoảng 63000 cơng ty đa quốc gia trên thế
giới quyền sở hữu và nắm giữ tài sản lại được tập trung ở mức độ cao: khoảng 500
công ty đa quốc gia lớn nhất đã kiểm soát hơn 2/3 thương mại thế giới, trong đó, phần
lớn các trao đổi được thực hiện giữa các công ty con, chi nhánh của chúng với nhau.
Bên cạnh đó, khoảng 100 cơng ty đa quốc gia lớn nhất đã chiếm xấp xỉ một phần ba
tổng số đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn cầu. Trong đó, 6 quốc gia là các nền kinh
tế lớn, công với lịch sử thương mại quốc tế lâu đời và có nhiều tổ hợp cơng nghiệp
hung mạnh là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan và Nhật Bản sở hữu tới hơn 60% nguồn
vốn đầu tưu trực tiếp nước ngồi trên thế giới. Hiện nay, các cơng ty đa quốc gia có 3
loại hình:
(1) Cơng ty đa quốc gia “ theo chiều ngang” sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc
tương tự ở các quốc gia khác nhau.
(2) Công ty đa quốc gia theo chiều dọc có các cơ sở sản xuất ở một số nước nào đó,
sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số quốc gia khác.
(3) Cơng ty đa quốc gia theo nhiều chiều có các cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau
mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc.

I.1.3 Đặc trưng cơ bản của các công ty đa quốc gia:
Công ty đa quốc gia có quy mơ, doanh thu và phạm vi hoạt động rộng lớn. Sở
hữu của MNCs là sở hữu có tính chất đa chủ, đa quốc tịch, thể hiện ở sự tham gia của
nhiều chủ sở hữu ở các nước khác nhau đối với tài sản của công ty được phân bố trên
phạm vi tồn cầu. Các cơng ty này đầu tư đến nhiều quốc gia nhằm tranh thủ các thuận
lợi từ q trình quốc tế hóa, các ưu đãi địa phương và sở hữu tài sản trí tuệ. Theo
truyền thống, chúng xuất phát từ các quốc gia phát triển và đầu tư đến các quốc gia
đang phát triển khác nhưng hiện nay ngày càng nhiều công ty lựa chon đầu tư đến các
quốc gia đang phát triển. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong MNC nhằm mục tiêu
quan trọng nhất là giải quyết những khó khăn về vốn phục vụ kinh doanh. Vì vậy sau
khi thành lập MNC, các công ty thành viên phát triển nhanh hơn, tài sản có quyền sở
hữu cũng tăng lên khá nhanh, từ đó tổng tài sản cũng tăng lên đáng kể. MNCs tạo
được khả năng sinh lời lớn và mang tính tiên phong để đạt được lợi thế cạnh tranh
6


vượt trội so với các đối thủ là do học thường sở hữu các yếu tố có tính cốt lõi và quyết
định đối với quy trình sản xuất như: vốn đầu tư, bí quyết cơng nghệ, kĩ năng quản trị
và mạng lưới hoạt động toàn cầu.Về lao động, MNCs thường thu hút một lượng lớn
lao động ở chính quốc và các quốc gia khác.
Các công ty đa quốc gia là các công ty đa ngành. Cùng với sự phát triển của
MNCs, một xu hướng có tính quy luật là chúng hoạt động trong nhiều ngành, nhiều
nghề, nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hang, bảo hiểm, nghiên cứu ứng dụng về
khoa học và cơng nghệ. Một điển hình ở Việt Nam là tập đồn FPT: khơng chỉ hoạt
động trên lĩnh vực viễn thơng và phần mềm, tập đồn này cịn đá chân sang cả lĩnh
vực bất động sản, quảng cáo, ngân hàng, chứng khoán,…Với sự kết hợp ngày càng
chặt chẽ giữa các lĩnh vực có liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự
liên kết giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất đã tăng thêm lợi thế so sánh cho các
công ty đa quốc gia trong việc mở rộng địa bàn hoạt động và gia tăng lợi nhuận.
Các cơng ty đa quốc gia có cơ cấu tổ chức và sở hữu vốn đa dạng. Về cơ cấu

tổ chức, được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện và hiệp thương. Cần nhấn
mạnh các doanh nghiệp là thành viên của MNC đều có pháp nhân độc lập, có cơ
quan quyền lực cao nhất như hội đồng thành viên, đại hội cổ đông. Sở hữu vốn của
MNC cũng rất đa dạng. Trước hết vốn trong công ty là do các công ty thành viên
làm chủ sở hữu, bao gồm cả vốn tư nhân và vốn nhà nước. Quyền sở hữu vốn trong
MNC cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của các công ty thành viên vào công ty
mẹ.
I.1.4 Đặc điểm phát triển của các công ty đa quốc gia:
Trong hoạt động đầu tư các công ty đa quốc gia có xu hướng chuyển dịch từ
cơng nghiệp khai thác tài nguyên sang công nghiệp chế biến sản phẩm, đem lại giá
trị cao hơn; từ công nghiệp sử dụng lao động nhiều chuyển sang đầu tư vào các
ngành sử dụng nhiều kĩ thuật và công nghệ mới và sang các ngành dịch vụ điện tử,
dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục…
Các công ty đa quốc gia ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự phát
triển của kinh tế thế giới. Hiện nay, các công ty đa quốc gia chiếm đến 2/3 trị giá
7


thương mại quốc tế, chiếm 4/5 tổng giá trị đầu tư FDI; 9/10 thành quả nghiên cứu
khoa học và chuyển giao kĩ thuật của thế giới; chiếm 95% hoạt động xuất nhập
khẩu lao động quốc tế… và các công ty đa quốc gia đóng vai trị trọng yếu trong
đẩy nhanh quốc tế hóa đời sống kinh tế tồn cầu, biến mỗi nước trở thành một bộ
phận của kinh tế thế giới.
Các công ty đa quốc gia đồng thời cũng mở rộng các hình thức liên kết kinh tế
để tăng cường khả năng cạnh tranh. Để mở rộng phạm vi thế lực, tăng sức cạnh
tranh phù hợp với bước phát triển mới của kinh tế và kĩ thuật, cùng với chiến lược
sáp nhập, các cơng ty đa quốc gia lớn cịn đẩy mạnh hoạt động liên hợp. Đó là sự
thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai hoặc nhiều công ty đa quốc gia ngang sức cùng
hoặc khác quốc tịch nhằm thực hiện mục tiêu nào đó.
Đa dạng hóa và chuyên mơn hóa cao độ là một xu hướng chiến lược mới của

mỗi công ty đa quốc gia: Các công ty thông qua sản xuất nhiều chủng loại sản phầm
hoặc thỏa mãn nhiều lĩnh vực dịch vụ khác nhau để giảm bớt rủi ro, tìm kiếm cơ hội
kinh doanh mới, đối phó với tình trạng kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, nhu cầu
thị trường giảm sút. Một số khác lại dốc tồn lực phát huy thế mạnh, chun mơn
của mình.
I.2

VẤN ĐỀ CHUYỂN GIÁ

I.2.1 Khái niệm:
Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ
và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đồn qua biên giới khơng
theo giá thị trường nhằm chuyển thu nhập và lời nhuận từ nước có thuế cao sang nước
có thuế thấp, tối thiểu hóa số thuế của các cơng ty đa quốc gia trên tồn cầu.
Khái niệm này được mô tả chung là việc xác định bằng tiền đối với một loại
hàng hóa hay sản phẩm nào đó, tuy nhiên chỉ bao hàm những mặt hàng mà các bên
giao dịch không phải mua từ bên ngoài (hay bên thứ ba), tức là những mặt hàng được
trao đổi giữa các đơn vị thành viên trong phạm vi của một doanh nghiệp với nhau- còn
gọi là các chủ thể có mối quan hệ liên kết. Do đó, khái niệm này chỉ áp dụng cho
MNCs gồm tập hợp nhiều doanh nghiệp (đơn vị) liên kết có tư cách pháp nhân độc
8


lập, hoặc các chủ thể kinh tế theo mơ hình cơng ty mẹ- cơng ty con và có hoạt động
kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, mỗi bộ phận hoặc mỗi đơn vị thành viên khác nhau thực
hiện hoạch toán độc lập và có thẩm quyền riêng trong việc ra quyết định về mức chi
phí và doanh thu. Ta cần hiểu thêm thuật ngữ “ giá chuyển giao nội bộ” hay “ giá liên
kết” (giá chuyển giao giữa các chủ thể/ đơn vị liên kết) tồn tại trong chuyên ngành
hoạch toán chi phí, nhằm định giá việc trao đổi các sản phẩm , bán sản phẩm, dịch vụ
và tài sản (bao gồm cả chi phí sử dụng bản quyển, các khoản vay nợ,..) bên trong nội

bộ các đơn vị doanh nghiệp, giữa các điểm phát sinh chi (chi phí riêng) và qua đó góp
phần vào hạch tốn chính xác và xác định phần chi phí tự phát sinh. Đặc biệt, giá
chuyển giao nội bộ khơng hình thành từ mối quan hệ cung- cầu.
Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm
thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Hành vi
này có đối tượng tác động chính là giá cả. Thêm vào đó, các chủ thể lại có mối quan hệ
gắn bó chung về lợi ích nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ
thể kinh doanh có cùng lợi ích khơng làm thay đổi lợi ích tồn cục nhưng lại khiển
tổng nghĩa vụ về thuế thay đổi. Việc định giá này sẽ điều tiết nghĩa vụ thuế, chuyển từ
nơi cao hơn sang nơi thấp hơn, điều này sẽ khiến lợi nhuận thu được cao hơn. Sở dĩ,
giá cả có thể xác định lại trong những giao dịch liên kết như thế xuất phát từ ba lý do:
Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hồn tồn
có quyền quyết định giá cả của một giao dịch, do đó họ hồn tồn có quyền mua hay
bán hàng hóa, dịch vụ với giá mà họ mong muốn. Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ
gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác biệt về giá cả giao dịch được
thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích khơng làm thay đổi lợi ích tồn
cục. Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm
liên kết khơng làm thay đổi lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ
thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết
cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại. Giá giao kết là cơ sở để xem xét hành
vi chuyển giá. Chúng ta cũng chỉ có thể đánh giá một giao dịch có chuyển giá hay
khơng khi so sánh giá giao kết với giá thị trường. Nếu giá giao kết khơng tương ứng
với giá thị trường thì có nhiều khả năng để kết luận là giao dịch này có biểu hiện
chuyển giá. Để làm được điều này, họ phải thiết lập một chính sách về giá mà ở đó giá
9


chuyển giao có thể được định ở mức cao hay thấp tùy vào lợi ích đạt được từ những
giao dịch như thế. Như thế, vơ hình chung, chuyển giá đã gấy ra sự bất bình đẳng
trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế do xác định khơng chính xác nghĩa vụ thuế, dẫn đến

sự bất bình đẳng về lợi ích,tạo ra sự khác biệt trong ưu thế cạnh tranh.
I.2.2 Một số dấu hiệu nhận biết chuyển giá:
Việc chủ thể có thực hiện chuyển giá hay khơng gặp khó khăn trong việc xác
định. Bởi vì, nếu định giá quá cao hoặc quá thấp mà làm tăng số thu thuế một cách cục
bộ cho một nhà nước thì cơ quan có thẩm quyền nên định lại giá chuyển giao. Ví dụ,
nếu xác định giá mua đầu vào thấp sẽ dẫn đến chi phí thấp và kết quả thu nhập trước
thuế sẽ cao, do đó thuế thu nhập doanh nghiệp có thể tăng; hoặc nếu như giá xuất khẩu
được định cao cũng làm cho doanh thu tăng và kết quả là cũng làm tăng số thuế mà
nhà nước thu được. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc nghĩa vụ thuế của doanh
nghiệp liên kết ở đầu kia có khả năng giảm xuống do đã chuyển một phần nghĩa vụ
thuế của mình qua giá sang doanh nghiệp liên kết này. Điều này khiến tổng thuế sẽ
giảm đáng kể.
Bên cạnh đó, hành vi này cũng có thể được thực hiện thơng qua giao dịch của các
chủ thể có quan hệ liên kết. Cụ thể là biểu hiện trong giao kết về giá. Nhưng giao kết
này cũng chưa đủ để đi đến kết luận chủ thể đã thực hiện chuyển giá. Bởi lẽ, nếu giao
kết đó chưa thực hiện trên thực tế hoặc chưa có sự chuyển dịch quyền đối với đối
tượng giao dịch thì khơng có cơ sở để xác định sự chuyển dịch về mặt lợi ịch. Như
vậy, ta có thể xem chuyển giá hồn thành khi có sự chuyển giao đối tượng giao dịch
cho dù đã hồn thành nghĩa vụ thanh tốn hay chưa. Cơ sở để xem xét hành vi chuyển
giá là giá giao kết. Ta có thể đánh giá một giao dịch có chuyển giá hay khơng khi so
sánh giá giao kết với giá thị trường. Nếu giá giao kết không tương ứng với giá thị
trường thì có nhiều khả năng để kết luận giao dịch này đã thực hiện chuyển giá.
Ngồi ra, ta cịn có thể nhận biết chuyển giá thơng qua một số dấu hiệu. Ví dụ
như doanh nghiệp lỗ liên tục trong nhiều năm nhưng doanh thu tăng, hoạt động sản
xuất được mở rộng. Doanh nghiệp có thể cơng bố lỗ nhiều năm bằng cách biến hóa
như: chủ động để ba năm lỗ liên tục, sau đó 1-2 năm lãi nhưng lãi rất ít để lũy kế ra
vẫn lỗ.. Các giao dịch nội bộ thể hiện bất thường. Hay có các nghiệp vụ chuyển giao từ
các doanh nghiệp liên kết ở các quốc gia có thuế suất thấp hoặc các doanh nghiệp có
10



tình hình lãi và lỗ luân phiên hoặc phát sinh khơng bình thường. Cũng có trường hợp
các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác cùng
trong ngành hoặc các doanh nghiệp có chi phí sản xuất thực tế khá thấp.
I.2.3 Hình thức chuyển giá
I.2.3.1 Chuyển giá thông qua vốn đầu tư:
Khi nươc tiếp nhận khơng đủ năng lực và trình độ (đơi khi không đủ điều kiện)
để thẩm định giá các loại thiết bị, công nghệ chuyền vào khu thực hiện dự án đầu tư,
trong khi đó các nhà đầu tư nước ngồi thơng qua góp vốn bằng cac dây chuyền máy
moc, thiết bị, mang đặc thù và thường định giá cao hơn nhiều so với giá trị thực tế
nhằm nâng cao giá trị vốn góp trong liên doang của các bên đối tác và nắm lấy quyền
quản lý công ty hoặc gia tăng giá trị doanh nghiệp ( đối với doanh nghiệp 100% vốn
nước ngồi). Tình trạng nâng giá trị vốn góp liên doanh theo thủ thuật này của các
công ty đa quốc gia có thể làm thiệt hại đến ba đối tượng là bên liên doanh góp vốn,
chính phủ và người tiêu dung. Bên liên doanh chịu thiệt trong phần vốn góp và dễ bị
các cơng ty xun quốc gia thơn tính để biến doanh nghiệp liên doanh thành doanh
nghiệp 100% đầu tư nước ngồi khi khơng đủ tiềm lực tài chính, chính phủ bị thật thu
thuế cịn người tiêu dung phải sử dụng những sản phẩm với giá đắt hơn.
I.2.3.2 Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ:
Đây là hành vi chuyển giá thông qua việc các công ty nước ngồi chuyển giao
cơng nghệ sản xuất, kinh doanh cho các bên liên kết tại nước tiếp nhận và thu tiền bản
quyền với giá cao trong điều kiện lợi dụng việc định giá của ta cịn gặp nhiều khó
khăn. Do đó, chi phí đầu vào bị đẩy lên cao, dẫn đến hạch tốn thua lỗ, cịn khoản phí
bản quyền được chuyển giao cho bên nước ngồi hưởng.
I.2.3.3 Chuyển giá thơng qua chuyển giao ngun vật liệu, hàng hóa:
Thơng qua cơng ty mẹ ở nước ngồi, cơng ty đa quốc gia đã chi phối đẩy giá đầu
vào lên cao của nguyên vật liệu chuyển giao giữa công ty con ở nước tiếp nhận và các
bên liên kết và chuyển lợi nhuận từ quốc gia này về công ty liên kết tại quốc gia có
thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn. Nhiều doanh nghiệp FDI chủ yếu nhập khẩu các
yếu tố đầu vào cho sản xuất của các công ty mẹ hoặc các công ty khác trong cùng hệ

11


thống các công ty đa quốc gia. Giá mua các hàng hóa, dịch vụ này thường cao hơn giá
thực tế rất nhiều và bán sản phẩm cho công ty mẹ với giá thấp dẫn đến tình trạng “ lỗ
cơng ty con, lãi công ty mẹ.”
I.2.3.4 Chuyển giá thông qua các hình thức cung cấp dịch vụ:
Do việc cung cấp dịch vụ giữa công ty mẹ với các công ty con và giữa các cơng
ty trong tập đồn rất khó xác định giá, một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vốn và cung
cấp dịch vụ quản lý và hỗ trợ quản lý cho cả tập đoàn như dịch vụ kế tốn, tài chính, tư
vấn, quản lý tài sản,…họ tính giá dịch vụ này rất cao để chuyển lợi nhuận từ cơng ty
con sang cơng ty mẹ với mục đích tránh thuế.
I.2.3.5 Chuyển giá thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh:
Thơng qua hình thức vay vốn từ bên liên kết và trả lãi suất vay cao. Mục đích là
chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại nước nhận đầu tư sang bên
liên kết tại nước có thuế suất thuế thấp hơn để tránh nghĩa vụ thuế tại nước đó.
I.2.3.6 Chuyển giá thơng qua chiếm lĩnh thị trường:
Để có thể thâm nhập thị trường và chiếm lĩnh thị phần, các doanh nghiệp FDI
tăng cường các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm làm cho các cơng ty này khai
những chi phí trên với giá cao khiến các công ty này bị lỗ. Đặc biệt, đối với các doanh
nghiệp liên doanh, các công ty đa quốc gia dựa vào tiềm lực tài chính để thực hiện
hành vi chuyển giá bất hợp pháp gây ra thua lỗ kép kéo dài và chiếm lấy phần quản lý
và kiểm sốt cơng ty. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi cho giảm trừ
phần chi phí cho hoạt động quảng cao, khuyến mãi nên đã tìm mọi cách kê khai cả
phần chi phí làm thương hiệu của cơng ty mẹ.
Đây là một số hình thức chuyển giá cơ bản của các công ty đa quốc gia nhưng
chắc chắn, các doanh nghiệp này cịn có nhiều hình thức chuyển giá khác nữa khi mà
mơ hình hoạt động của họ còn qua nhiều khâu trung gian và hoạt động chuyển giá
ngày càng tinh vi.


12


I.2.4 Động cơ thúc đẩy:
I.2.4.1 Động cơ bên ngoài:
Đầu tiên là sự khác biệt về thuế suất thu nhập doanh nghiệp. Khi hai quốc gia có
sự khác biệt lớn trong thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, để tối đa hóa lợi nhuận,
các cơng ty đa quốc gia sẽ tiến hành hành vi chuyển giá nhằm tối thiểu hóa khoản thuế
mà các cơng ty này phải nộp. Khi có chênh lệch về thuế suất thì phương thức chuyển
giá mà các cơng ty đa quốc gia thường sử dụng đó là nâng giá mua đầu vào các
nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa và định giá bán ra hay giá xuất khẩu thấp tại các cơng
ty con đóng trên các quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao. Bằng cách
thực hiện này thì các MNCs đã chuyển một phần lợi nhuận từ quốc gia có thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp cao sang quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp thấp và như vậy mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đã được thực hiện thành cơng.
Thứ hai, với mục địch bảo toàn và phát triển nguồn vốn đầu tư ban đầu, MNCs
sẽ tiên hành đầu tư vào một quốc gia nếu họ dự đoán rằng trong tương lai đông tiền
của quốc gia này sẽ mạnh lên nghĩa là số vốn đầu tư ban đầu của họ được bảo toàn và
phát triển, ngược lại họ sẽ rút đầu tư ra khỏi một quốc gia nếu họ dự đoán rằng trong
tương lai đồng tiền của quốc gia này sẽ bị yếu đi nghĩa là vốn đầu tư ban đầu của họ
bị giảm đi. Dựa trên các dự báo về tình hình tỷ giá mà các MNC có thể thực hiện các
khoản thanh toán nội bộ sớm hơn hay muộn hơn nhằm giảm rủi ro về tỷ giá. Các
khoản cơng nợ có thể được thanh tốn sớm hơn nếu các dự báo cho rằng đồng tiền
của quốc gia mà các cơng ty đa quốc gia có cơng ty con sẽ bị mất giá. Và ngược lại
các khoản thanh toán sẽ bị lùi lại nếu dự báo cho rằng đồng tiền của quốc gia đó
có xu hướng mạnh lên.
Ba là, chi phí cơ hội cũng là một động lực để các các công ty này thực hiện hành
vi chuyển giá. Các công ty nhận ra rằng các khoản lợi nhuận của họ chỉ có thể
chuyển về nước sau khi kết thúc năm tài chính và sau khi được kiểm tra của cơ quan
thuế và chịu sự kiểm soát ngoại tệ của cơ quan quản lý ngoại hối. Vì vậy, các cơ hội

đầu tư có thể sẽ bị bỏ lỡ. Do MNCs sẽ tiến hành thủ thuật chuyển giá nhằm thu hồi
vốn đầu tư và bắt lấy cơ hội đầu tư khác. Trong các hoạt động liên doanh liên kết với
các đối tác trong nước thì các cơng ty này sẽ định giá thật cao các yếu tố đầu vào mua
từ cơng ty mẹ nhằm tăng cường tỷ lệ góp vốn và nắm quyền quản lý.
13


Bốn là, tình hình lạm phát của các quốc gia khác nhau, nếu quốc gia nào có tỷ
lệ lạm phát cao tức đồng tiền nước đó bị mất giá. Do đó sẽ tiến hành hoạt động
chuyển giá nhằm bảo tồn lượng vốn đầu tư và lợi nhuận.
Năm là, yếu tố tình hình kinh tế-chính trị của quốc gia mà MNCs có chi
nhánh hay cơng ty con. Các chính sách kinh tế thay đổi ảnh hưởng đến quyền lợi
của các công ty con của nó thì cơng ty sẽ thực hiện các hành vi chuyển giá nhằm
chống lại các tác động. Hoặc nếu tình hình chính trị bất ổn, để giảm rủi ro và bảo
tồn vốn kinh doanh bằng cách chuyển giá thì các cơng ty này muốn thu hồi vốn đầu
tư sớm. Ngoài ra hoạt động chuyển giá cũng nhằm làm giảm các khoản lãi từ đó giảm
áp lực địi tăng lương của lực lượng lao động, cũng như giảm sự chú ý của các cơ
quan thuế của nước sở tại.
I.2.4.2 Động cơ bên trong:
Khi các hoạt động sản xuất kinh doanh của MNCs tại chính quốc hay
tại các cơng ty thành viên trên các quốc gia khác bị thua lỗ. Để tạo ra một bức tranh
tài chính tươi sáng hơn cho công ty khi đứng trước các cổ đông và các bên hữu quan
khác thì chuyển giá như là một cứu cánh để thực hiện ý đồ trên. Chuyển giá giúp
cho các công ty này san sẻ thua lỗ giữa các thành viên với nhau từ đó làm giảm các
khoản thuế phải nộp và tạo nên kết quả kinh doanh giả tạo vi phạm pháp luật của các
quốc gia. MNCs khi thâm nhập vào một thị trường mới thì điều quan trọng trong giai
đoạn này là phải chiếm lĩnh thị trường, chiếm lĩnh thị phần nhằm xây dựng nền móng
ban đầu cho hoạt động kinh doanh sau này. Vì vậy mà MNCs trong giai đoạn này sẽ
tăng cường các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm làm cho giai đoạn này
chúng sẽ bị lỗ nặng và kéo dài. Trong các mối liên kết kinh doanh hay hợp tác kinh

doanh thì các cơng ty này sẽ dựa vào tiềm lực tài chính hùng hậu của mình mà thực
hiện các hành vi chuyển giá bất hợp pháp để làm cho hoạt động kinh doanh thua lỗ
kéo dài và chiếm lấy quyền quản lý và kiểm sốt cơng ty. Tồi tệ hơn là đẩy các đối
tác ra khỏi hoạt động kinh doanh và chiếm tồn bộ quyền kiểm sốt và chuyển quyền
sở hữu cơng ty. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến tại các quốc gia đang phát
triển như Việt Nam khi mà trình độ quản lý cịn yếu kém. Sau khi đánh bật các các
đối thủ và những bên liên kết kinh doanh ra khỏi thị trường thì các công ty đa quốc
14


gia sẽ chiếm lĩnh thị trường và nâng giá sản phẩm để bù lại phần chi phí trước đây
đã bỏ ra.
Do được hưởng các đặc quyền, đặc lợi trong quá trình kêu gọi đầu tư của nước
chủ nhà và nắm trong tay các quyền về kinh tế chính trị và xã hội mà chúng xem
công ty con đặt trên quốc gia này như là trung tâm lợi nhuận của cả tập đoàn đa quốc
gia và thực hiện hành vi chuyển giá để lại hậu quả đáng kể cho nước tiếp nhận đầu tư.
Ngồi ra chuyển giá cịn được thực hiện do việc chuyển giao các sản phẩm và
dịch vụ có tính đặc thù cao, độc quyền và tính bảo mật cao như trong các ngành công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, y dược… nhằm giảm các rủi ro khi giao
dịch các sản phẩm này thì chuyển giá là phương pháp được các công ty này lựa chọn.

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG

TY ĐA QUỐC GIA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM:
II.1 Thực trạng hoạt động của Công ty ĐQG trên lãnh thổ Việt Nam
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành lần đầu tiên vào tháng 12
năm 1987, trở thành khuôn khổ luật pháp cơ bản đầu tiên cụ thể hóa quan điểm của
Đảng và Nhà nước về mở cửa, hội nhập. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua cơ

bản đã đáp ứng những mục tiêu đề ra về thu hút vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải
quyết việc làm, tăng năng suất lao động, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lí
hiện đại. Điều này khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc
phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt kể từ năm 2000 sau khi Quốc hội
ban hành Luật Doanh nghiệp và Luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2005, hoạt động của
khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tăng lên nhanh chóng. Khu vực này là một bộ phận
quan trọng của nền kinh tế, có vai trò đáng kể quyết định đến tốc độ tăng trưởng của
nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành thuộc công nghiệp chế biến, chế tạo, làm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và góp phần giải quyết có hiệu quả
nhiều vấn đề xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. 1 Đến nay, Việt Nam đã thu hút được
nhiều tập đoàn đa quốc gia (MNCs) và xuyên quốc gia (TNCs) hàng đầu của thế giới

1 “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi giai đoạn 2006-2011” , Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tổng cục thống
kê, NXB Thống Kê, Hà Nội (2014)

15


đến đầu tư và kinh doanh như Intel, Samsung, Canon, Honda, Toyota, BP, Coca-Cola,
Adidas, Unilever…
II.2

Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đóng góp ngày càng lớn cho sự phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước
Đầu tư nước ngoài hiện đang là khu vực phát triển mạnh nhất trong các khu vực
kinh tế với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng GDP của toàn nền kinh tế. Tốc độ
tăng GDP năm 2011 so với năm 2010 của khu vực FDI tăng 6,30% trong khi GDP
toàn nền kinh tế tăng 5,89%. Khu vực FDI tăng nhanh dẫn tới tỉ trọng đóng góp của
khu vực này vào GDP không ngừng tăng lên, cụ thể, tỉ trọng của khu vực FDI đóng

góp vào GDP năm 2010 và 2011 là 18,72% và 18,97%. Tính đến năm 2011, sau hơn
20 năm hoạt động, các doanh nghiệp thuộc khu vực FDI đã trở thành một bộ phận
quan trọng trong toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam, chiếm 16,1% vốn sản xuất kinh
doanh; 18,3 tài sản cố định; 19,7% tổng doanh thu; 31,5% lợi nhuận trước thuế; 32,2%
đóng góp vào ngân sách Nhà nước.1
Đầu tư nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Vốn đầu tư nước ngồi tập trung chủ yếu vào sản xuất cơng nghiệp. Năm
2011 khu vực doanh nghiệp FDI có vốn chiếm trong tồn ngành cơng nghiệp là 46%.
Tốc độ tăng trưởng của khu vực FDI ngành cơng nghiệp đạt bình qn gần 18%/năm,
cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn ngành. Đến năm 2012, khu vực FDI đã tạo ra gần
45% giá trị sản xuất tồn ngành cơng nghiệp, đồng thời góp phần hình thành một số
ngành cơng nghiệp chủ lực của nền kinh tế.
Với chủ trương khuyến khích khu vực FDI hướng về xuất khẩu đã tạo thuận lợi
cho Việt Nam trong việc nâng cao năng lực xuất khẩu, qua đó Việt nam từng bước
tham gia và cả thiện vị trí trong chuỗi giá trị tồn cầu. Khơng những thế khu vực FDI
góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỉ trọng xuất khẩu
sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỉ trọng hàng xuất khẩu của công
nghiệp chế biến, chế tạo.
FDI tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước châu
Âu, đặc biệt là thị trường Mỹ - nơi mà hàng hóa nhập khẩu được kiểm định rất nghiêm
ngặt. Ngồi ra, các doanh nghiệp FDI cịn góp phần ổn định thị trường trong nước, hạn
1 “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi giai đoạn 2006-2011” , Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tổng cục thống
kê, NXB Thống Kê, Hà Nội (2014)

16


chế nhập siêu thông qua việc cung cấp cho trụ trường nội địa các sản phẩm chất lượng
cao do doanh nghiệp trong nước sản xuất.
II.2.1 Doanh nghiệp FDI tăng trưởng nhanh cả về số lượng doanh nghiệp, quy

mô và kết quả sản xuất
Khu vực FDI tăng trưởng ổn định ở hầu hết các lĩnh vực. Tổng số doanh nghiệp
FDI đang hoạt động trên phạm vi tồn quốc tính đến 31/12/2013 là 9093 doanh
nghiệp, gấp 6 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 mỗi năm tăng xấp xỉ
16%. Trong đó, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là 7543 doanh nghiệp (chiếm
83% toàn bộ doanh nghiệp FDI) gấp 8,8 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 20002013 mỗi năm tăng xấp xỉ 20%. Doanh nghiệp liên doanh là 1550 doanh nghiệp
(chiếm 17% toàn bộ doanh nghiệp FDI) gấp 2,3 lần năm 2000, bình quân giai đoạnh
2000-2013 mỗi năm tăng 6,7%.
Lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI tại thời điểm 31/12/2013 trên
3,2 triệu người, gấp gần 8 lần năm 2000, trong đó doanh nghiệp 100% vốn nước
ngồi chiếm 92% (năm 2000 là 70,2%), doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài
chiếm 8% (năm 2000 là 29,8%), bình quân mỗi năm thu hút thêm 216,5 nghìn lao
động, góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm của nền kinh tế. Khu vực công
nghiệp và xây dựng hiện thu hút lao động khu vực FDI đạt tỷ lệ cao nhất với 91%
(riêng ngành công nghiệp 90,2%).
Tổng số vốn của khu vực doanh nghiệp FDI sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh thời điểm 31/12/2013 là 3411 nghìn tỷ đồng, gấp 14,2 lần năm 2000, bình
qn giai đoạn 2000-2013 tăng 22,4%/năm. Trong đó vốn FDI đầu tư vào khu vực
công nghiệp và xây dựng chiếm 55,2% (riêng công nghiệp là 54,1%); tiếp đến là khu
vực dịch vụ 44,5% và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 0,3%.
Giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp FDI thời điểm
31/12/2013 là 1438 nghìn tỉ đồng. Đặc biệt đối với doanh nghiệp FDI thì tài sản cố
định chủ yếu là đầu tư vào dây chuyền, máy móc thiết bị hiện đại với công nghệ tiên
tiến.
Doanh thu thuần năm 2013 của khu vực doanh nghiệp FDI là 3138 nghìn tỷ
đồng, gấp 19,4 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 tăng 25,3%/năm. Theo
khu vực, cơng nghiệp và xây dựng có số doanh thu FDI cao nhất với 81,5%, tiếp đến
17



là khu vực dịch vụ 18,2% và thấp nhất là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
0,3%. Lợi nhuận trước thuế năm 2013 của khu vực FDI đạt 248 nghìn tỷ đồng, gấp
11,5 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 tăng 15,4%/năm. Đóng góp vào
ngân sách Nhà nước của khu vực này năm 2013 là 214,3 nghìn tỷ đồng, gấp 9 lần
năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 tăng 18,1%/năm. 1
Bảng 1: Tỷ trọng một số chỉ tiêu cơ bản của các khu vực doanh nghiệp
năm 2011 và 20132
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Số doanh nghiệp

2011
100,0

2013
100,0

Doanh nghiệp Nhà nước

1,01

2,96

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước

96,22

93,67

Doanh nghiệp FDI

Số lao động

2,77
100,0

3,37
100,0

Doanh nghiệp Nhà nước

15,28

28,93

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước

61,31

49,06

Doanh nghiệp FDI
Vốn SXKD

23,41
100,0

22,02
100,0

Doanh nghiệp Nhà nước


32,68

51,91

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước

51,26

28,63

Doanh nghiệp FDI
Tài sản cố định

16,06
100,0

19,46
100,0

Doanh nghiệp Nhà nước

43,22

55,89

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước

38,48


20,46

Doanh nghiệp FDI
Doanh thu thuần

18,3
100,0

23,65
100,0

Doanh nghiệp Nhà nước

26,46

36,59

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước

53,86

41,15

Doanh nghiệp FDI
Lợi nhuận

19,68
100,0

22,25

100,0

Doanh nghiệp Nhà nước

43,32

36,7

1 “Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoan
2000-2013”, Tổng cục Thống kê (2014)
2 “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi giai đoạn 2006-2011”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tổng cục thống
kê, NXB Thống Kê, Hà Nội (2014)

18


Doanh nghiệp ngoài Nhà nước

25,18

11,57

Doanh nghiệp FDI
Nộp ngân sách

31,49
100,0

51,73
100,0


Doanh nghiệp Nhà nước

34,95

37,83

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước

32,85

17,48

Doanh nghiệp FDI

32,2

44,69

II.2.2 Đến nay các doanh nghiệp FDI đã hoạt động khắp ở hầu hết các tỉnh, TP
trực thuộc Trung ương và ngành kinh tế
Số lượng doanh nghiệp FDI thực tế đang hoạt động ở thời điểm 31/12/2006 là
4220 doanh nghiệp, tập trung chủ yếu ở một số ngành như: điện tử, sản xuất và lắp ráp
ô tô, xe máy, may mặc, sản xuất thực phẩm và đồ uống... thì đến năm 2013 số doanh
nghiệp FDI thực tế đang hoạt động đã tăng lên 9093 doanh nghiệp, hoạt động ở hầu
hết các ngành cấp 2 của nền kinh tế. Trong đó, vốn của các doanh nghiệp FDI tập
trung chủ yếu nhất là vào ngành cơng nghiệp (1845,1 nghìn tỉ đồng), chiếm xấp xỉ
50% vốn của tồn bộ khu vực doanh nghiệp (trong đó khai khoáng chiếm 8,4%; sản
xuất, chế biến thực phẩm 4,8%; dệt 3,5%; sản xuất các sản phẩm điện tử 5,8%; sản
xuất phương tiện vận tải khác 3,1%;...) và một số ngành khác như hoạt động tài chính,

ngân hàng, bảo hiểm 25%; kinh doanh bất động sản 6,9%; hoạt động dịch vụ tài chính
22,6%.1
Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngồi được cấp giấy phép năm 2012
phân theo ngành kinh tế2
Số

Vốn đăng kí

dự

(Triệu đơ la Mỹ)
(*)

án
1287

16348,0

Nơng, lâm nghiệp và thủy sản

17

99,4

Khai khống

7

167,5


Cơng nghiệp chế biến, chế tạo

549

11701,9

15

97,2

Tổng số

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và
điều hịa khơng khí

1 “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi giai đoạn 2006-2011”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tổng cục thống
kê, NXB Thống Kê, Hà Nội (2014)
2 Nguồn: Tổng cục Thống kê

19


Cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải, nước thải

2

0,5

Xây dựng


96

346,0

động cơ khác

220

772,8

Vận tải, kho bãi

32

227,1

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

15

108,2

Thông tin và truyền thông

99

416,9

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm


1

0,1

Hoạt động kinh doanh bất động sản

13

1979,9

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

7

5,3

Giáo dục và đào tạo

11

105,1

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

6

140,2

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí


9

60,6

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có

Hoạt động dịch vụ khác
8
20,5
(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước

Địa bàn hoạt động của doanh nghiệp FDI được phân bố ở hầu hết các vùng, các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước, kể cả các tỉnh thuộc khu vực khó
khăn như miền núi.
Bảng 3: Số lượng doanh nghiệp FDI phân theo vùng1
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Vùng
Tổng số
- Đồng bằng sơng Hồng
- Trung du và miền núi phía Bắc
- Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long

2011
9010
2609
208
414

83
5332
363

2010
7248
1987
172
307
82
4438
262

Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ là hai vùng kinh tế trọng
điểm, lớn nhất cả nước, gồm nhiều tỉnh, thành phố có quy mơ lớn về sản xuất kinh
doanh nói chung và tập trung các doanh nghiệp FDI nói riêng như TP. Hồ Chí Minh,
TP. Hà Nội, TP. Hải Phịng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bảng 4: Tỷ trọng một số chỉ tiêu của doanh nghiệp FDI theo vùng kinh tế năm 2011
1“Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2011” , Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tổng cục thống
kê, NXB Thống Kê, Hà Nội (2014)

20


Đơn vị tính: %
Số

Lao

Vốn


DN

động

SXKD

Doanh

Nộp

thu

ngân

thuần

sách

Đồng bằng sơng Hồng

28,96

24,04

32,06

31,70

24,65


Trung du và miền núi phía Bắc

2,31

3,66

1,14

1,17

0,60

Bắc Trung Bộ và dun hải miền

4,59

5,36

3,46

3,03

1,78

Trung
Tây Ngun

0,92


0,29

0,35

0,77

0,08

Đơng Nam Bộ

59,18

60,20

60,71

60,10

71,47

Đồng bằng sông Cửu Long

4,03

6,46

2,26

3,22


1,43

II.2.3 Khu vực FDI là khu vực sản xuất kinh doanh năng động, ổn định và hiệu
quả
Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tăng rõ rệt qua các năm. Tỷ suất
lợi nhuận của phần lớn các doanh nghiệp đều được cải thiện đáng kể. Tỷ suất lợi
nhuận trên vốn của toàn khu vực FDI tăng nhanh hơn so với các khu vực khác. Năm
2011, tỷ suất lợi nhuận trên vốn của khu vực FDI là 4,4%, trong khi khu vực doanh
nghiệp nhà nước là 3% và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 1,1%. Những
ngành có tỉ suất lợi nhuận trên vốn của khu vực FDI năm 2011 cao gồm: Khai thác dầu
thơ và khí tự nhiên 9,7%; sản xuất chế biến thực phẩm 11,7%; sản xuất đồ uống 13%;
sản xuất thuốc lá 24,5%; sản xuất than cốc 33,6%...
Bảng 5: Thu nhập bình qn của người lao động (Đơn vị tính: triệu đồng/tháng)
20111

20132

5,0

6,6

- DN 100% vốn nước ngoài

4,8

6,2

- DN liên doanh với nước ngồi

6,8


10,7

4,3

5,9

Tổng số
Chia theo hình thức đầu tư

Chia theo khu vực kinh tế
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản

1 “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi giai đoạn 2006-2011” , Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tổng cục thống
kê, NXB Thống Kê, Hà Nội (2014)
2 “Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp FDI giai đoạn 2000-2013”, Tổng cục Thống kê (2014)

21


- Cơng nghiệp và xây dựng

4,4

5,7

- Dịch vụ

12,9


15,0

Thu nhập bình quân một lao động một tháng năm 2013 của các doanh nghiệp
FDI là 6,6 triệu đồng, gấp 1,34 lần năm 2011. Theo hình thức đầu tư, doanh nghiệp
liên doanh có thu nhập cao hơn, đạt 10,7 triệu đồng, gấp xấp xỉ 1,5 lần năm 2011,
trong khi thu nhập bình quân lao động của khu vực 100% vốn nước ngoài là 6,2 triệu
đồng. Theo khu vực kinh tế, khu vực dịch vụ đạt mức thu nhập bình quân cao nhất với
15,0 triệu đồng, gấp 1,16 lần năm 2011. Tiếp đến là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản là 5,9 triệu đồng và thấp nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng 5,7 triệu đồng.
Bảng 6: Tỷ lệ số doanh nghiệp kinh doanh lãi hoặc lỗ năm 20111
Đơn vị tính: %
Lãi

Khơng lãi,

Lỗ

khơng lỗ
Tổng số

53,8

1,2

45,0

- DN 100% vốn nước ngồi

52,6


1,2

46,2

- DN liên doanh với nước ngồi

60,0

1,2

38,8

- Nơng, lâm nghiệp, thủy sản

45,1

0,8

54,1

- Cơng nghiệp và xây dựng

55,7

1,1

43,2

- Dịch vụ


50,8

1,2

48,0

Chia theo hình thức đầu tư

Chia theo khu vực kinh tế

Bảng 7: Hiệu suất sử dụng lao động và chỉ số quay vòng vốn của doanh nghiệp FDI
năm 2011 và 20132 (Đơn vị tính: Lần)
Hiệu suất sử dụng

Chỉ số

lao động

quay vòng vốn

2011

2013

2011

2013

1 “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi giai đoạn 2006-2011” , Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tổng cục thống
kê, NXB Thống Kê, Hà Nội (2014)

2 “Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp FDI giai đoạn 2000-2013”, Tổng cục Thống kê (2014)

22


Tổng số

18

12,4

0,87

0,9

- DN 100% vốn nước ngoài

11,6

11,4

0,86

0,9

- DN liên doanh với nước ngồi

26,3

19,1


0,91

0,8

- Nơng, lâm nghiệp, thủy sản

14,8

13,6

0,9

1,0

- Cơng nghiệp và xây dựng

14,1

12,6

1,3

1,4

- Dịch vụ

11,5

11,3


0,3

0,4

Chia theo hình thức đầu tư

Chia theo khu vực kinh tế

Hiệu suất sử dụng lao động (tính bằng doanh thu bình qn một lao động/thu
nhập bình quân một lao động) năm 2013 chung của các doanh nghiệp FDI đạt 12,4 lần.
Theo hình thức đầu tư, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài đạt hiệu suất sử dụng
lao động cao với 19,1 lần. Theo khu vực kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy
sản có hệ số sử dụng lao động đạt cao nhất với 13,6 lần, tiếp đến là khu vực công
nghiệp và xây dựng đạt 12,6 lần và thấp nhất là khu vực dịch vụ với 11,3 lần.
Chỉ số quay vịng vốn (tính bằng tổng doanh thu/tổng vốn) năm 2013 của doanh
nghiệp FDI đạt 0,9 lần. Theo hình thức đầu tư, doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi có
chỉ số quay vịng vốn đạt cao nhất với 0,9 lần, doanh nghiệp liên doanh với nước ngồi
là 0,8 lần. Theo khu vực kinh tế, cơng nghiệp và xây dựng là khu vực có chỉ số quay
vịng vốn đạt cao nhất với 1,4 lần, tiếp đến là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là
1,0 lần và khu vực dịch vụ đạt thấp với 0,4 lần.
II.2.4 Hạn chế của các doanh nghiệp FDI
Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, khu vực doanh nghiệp FDI thời gian
qua vẫn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, đó là:
Thứ nhất, các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung vào hoạt động gia công, lắp
ráp, nguyên vật liệu chủ yếu nhập ngoại nên giá trị gia tăng chưa cao, điển hình là các
hoạt động lắp ráp ơ tô, xe máy, điện – điện tử, may mặc, da giày, trong khi Việt Nam là
một nước có thế mạnh về nơng nghiệp thì tỷ trọng vốn đầu từ của các doanh nghiệp
FDI vào nơng nghiệp rất thấp và có xu hướng giảm dần, năm 2011 chiếm 0,3% tổng
vốn FDI.

Thứ hai, kì vọng rất lớn của Việt Nam là các doanh nghiệp FDI sẽ góp phần tích
cực vào chuyển giao cơng nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ, kinh nghiệm, kĩ năng quản
23


lí doanh nghiệp của Việt Nam, đồng thời phát triển nhanh chóng các ngành có cơng
nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng, giúp đẩy mạnh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện
đa hóa đất nước. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn hạn chế, bất cập. Tỉ lệ doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài thời điểm 31/12/2013 chiếm 83% (cịn lại 16% là doanh
nghiệp liên doanh với nước ngồi)1, trong khi các doanh nghiệp FDI hiện nay chủ yếu
tập trung vào hoạt động ở các ngành, lĩnh vực cần nhiều lao động phổ thơng có chi phí
nhân cơng thấp. Hầu như cơng nghiệp Việt Nam chưa có được ngành sản xuất, chế
biến nào mang tầm công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động có trình độ, tay nghề cao,
tạo ra nhiều giá trị gia tăng, chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp hoạt động gia công, lắp
ráp với các trang thiết bị, dây chuyền bình thường hoặc đã lạc hậu.
Thứ ba, mặc dù tỉ lệ doanh nghiệp kinh doanh lỗ năm 2011 (45%) có giảm so với
trước nhưng vẫn còn cao, số lượng việc làm tạo ra chưa nhiều, đời sống người lao
động trong các doanh nghiệp FDI chưa tương xứng. Thu nhập bình quân tháng năm
2011 của người lao động ở khu vực FDI là 4,9 triệu đồng/tháng chỉ cao hơn khu vực
doanh nghiệp ngoài Nhà nước (3,8 triệu đồng/tháng) nhưng lại thấp hơn nhiều so với
thu nhập bình quân của người lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước (7,5 triệu
đồng/tháng).2
Thứ tư, một số dự án được cấp phép nhưng chưa bảo đảm tính bền vừng, gây ô
nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng, tài nguyên, chưa chú ý đầy đủ tới an ninh quốc
phịng.
Thứ năm, có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế. Một số doanh nghiệp đầu tư nước
ngồi có biểu hiện áp dụng các thủ thuật chuyển giá tinh vi như nâng khống giá trị góp
vốn (bằng máy móc, thiết bị, bản quyền...), giá trị mua bán nguyên vật liệu đầu vào,
bán thành phẩm, thành phẩm, dịch vụ, phí quản lí, tiền bản quyền, chi phí bảo lãnh,
cho vay, trả lương, đào tạo, quảng cáo, nhà thầu, chuyển nhượng vốn... tạo nên tình

trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách, làm cho đa số bên Việt Nam phải rút khỏi
liên doanh, doanh nghiệp trở thành 100% vốn nước ngoài.

1 “Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoan
2000-2013”, Tổng cục Thống kê (2014)
2 “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2011” , Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tổng cục thống
kê, NXB Thống Kê, Hà Nội (2014)

24


II.3

Thực trạng chuyển giá của các công ty ĐGQ hoạt động trên lãnh thổ Việt

Nam
Dù không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của các doanh nghiệp FDI đối
với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nhưng vẫn có một vấn nạn đang làm đau đầu các
quan chức ngành thuế đó là hành vi chuyển giá. Trong một hội nghị do ngành Thuế tổ
chức vào đầu tháng 3/2012, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hồng Anh Tuấn thừa nhận:
“Cơ quan thuế đang phải đối mặt với tình hình kê khai lỗ của doanh nghiệp FDI ngày
càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng".
Ơng Nguyễn Xn Sơn, Phó ban Cải cách và hiện đại hoá của Tổng cục Thuế
cũng cho rằng: “Các doanh nghiệp có hành vi chuyển giá thường là các doanh nghiệp
đa quốc gia, có đội ngũ chuyên gia tư vấn giỏi và kinh nghiệm trong việc xây dựng kế
hoạch tránh thuế … mà vẫn không phạm luật”.
Để ứng phó với tình trạng này, trong những năm qua, Tổng cục Thuế đã tích cực
trong việc kiểm tra các doanh nghiệp FDI bị nghi ngờ có dấu hiệu chuyển giá, và kết
quả thu được cũng khá tích cực. Chẳng hạn, năm 2010, cơ quan thuế đã tiến hành
thanh tra tại 575 doanh nghiệp FDI, trong đó phát hiện 43 doanh nghiệp có dấu hiệu

chuyển giá và xử lý 37 doanh nghiệp được kết luận là vi phạm, truy thu thuế và phạt
hành chính hơn 27 tỉ đồng. Năm 2011, cơ quan thuế cũng tiếp tục thanh tra tại 921
doanh nghiệp FDI kê khai lỗ và có dấu hiệu chuyển giá. Kết quả đã xử lý giảm lỗ
6.617 tỉ đồng, tiến hành truy thu và phạt hơn 1.669 tỉ đồng, tăng 4 lần so với năm
2010.
Gần đây, đầu năm 2014, Thanh tra Tổng cục Thuế cũng công bố báo cáo thanh
tra chuyên đề về chuyển giá, trong đó trọng tâm là chống chuyển giá đối với các doanh
nghiệp FDI có giao dịch liên kết, có kết quả tài chính thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục có kế
hoạch mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Kết quả thanh tra tại 870 doanh
nghiệp FDI thì có đến 720 doanh nghiệp vi phạm. Đáng chú ý, có một số địa phương
có tỷ lệ vi phạm lên đến 100% doanh nghiệp thuộc mẫu thanh tra như Quảng Ngãi
(27/27 doanh nghiệp thanh tra được kết luận là vi phạm), Hịa Bình (16/16), Bắc Giang
(14/14), Gia Lai (15/15), Đắc Nông (7/7), An Giang (7/7)… Ở TP.HCM, tỷ lệ vi phạm
cũng lên đến 85%, tương đương 164 vi phạm trong số 193 doanh nghiệp bị thanh tra.
Ở Hà Nội thậm chí cịn cao hơn khi có đến 326 doanh nghiệp vi phạm trong số 332
doanh nghiệp bị thanh tra. Kết quả thanh tra và xử phạt vi phạm tại hai thành phố đầu
25


×